Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và đánh giá kết quả điều trị lệch lạc khớp cắn Angle có cắn sâu bằng hệ thống máng chỉnh nha trong suốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.95 MB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƢỢC LÂM SÀNG 108
====***====

PHẠM THU TRANG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, XQUANG
VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LỆCH LẠC
KHỚP CẮN ANGLE CÓ CẮN SÂU BẰNG
HỆ THỐNG MÁNG CHỈNH NHA TRONG SUỐT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƢỢC LÂM SÀNG 108
====***====

PHẠM THU TRANG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, XQUANG
VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LỆCH LẠC
KHỚP CẮN ANGLE CÓ CẮN SÂU BẰNG


HỆ THỐNG MÁNG CHỈNH NHA TRONG SUỐT
Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt
Mã số

: 9720501

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Trịnh Đình Hải
2. PGS.TS. Tạ Anh Tuấn

HÀ NỘI – 2022


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi muốn được bày tỏ là lịng biết ơn sâu sắc tới ThầyGS.TS. Trịnh Đình Hải, nguyên Giám Đốc Bệnh Viện Răng Hàm Mặt trung
ương Hà Nội, là người hướng dẫn khoa học. Thầy là người đã luôn định
hướng cho tôi trong nghiên cứu, trong công việc và cuộc sống. Sự trưởng
thành của tôi trên mỗi bước đường khoa học cũng như trong sự nghiệp đều có
sự giúp đỡ của thầy.
Tơi xin bày tỏ lời cảm ơn vô cùng sâu sắc tới PGS.TS Tạ Anh Tuấn, Giám
đốc Trung tâm Huấn luyện, đào tạo và chỉ đạo tuyến, viện Nghiên cứu khoa
học Y dược Lâm sàng 108, giáo viên đồng hướng dẫn. Thầy đã dìu dắt tôi từ
những ngày đầu tiên thi đầu vào nghiên cứu sinh cho đến mọi bước đường
tiếp theo, ln nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tôi trong q
trình học tập và thực hiện nghiên cứu để tơi có thể hồn thành luận án này.
Tơi xin bày tỏ sâu sắc lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Cao Bính,
Giám Đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương Hà Nội luôn tạo mọi điều
kiện tốt nhất để tôi có thể học tập, nghiên cứu và đã ln động viên và dìu

dắt, cho tơi thêm nghị lực để vượt lên chính mình,vượt lên những khó khăn trở
ngại để hồn thành luận án này.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn trân trọng tới TS Nguyễn Thanh Huyền,
Trưởng khoa Nắn chỉnh răng -Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương Hà Nội,
là người đã tận tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi, để tơi có thể hồn
thành luận án ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các bạn đồng nghiệp tại
khoa Nắn chỉnh răng Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương Hà Nội đã tận
tình giúp tơi trong q trình làm nghiên cứu sinh.


Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Trung tâm Huấn luyện, đào tạo và chỉ đạo
tuyến, Viện nghiên cứu khoa học Y dược Lâm sàng 108.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đối tượng nghiên cứu đã tình nguyện hợp
tác giúp tôi thực hiện được nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin ghi nhớ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng và tình yêu
thương của cha mẹ cùng sự ủng hộ, động viên, thương u chăm sóc, khích lệ
của chồng, con và anh chị em trong gia đình, những người đã luôn ở bên tôi,
là chỗ dựa vững chắc để tôi yên tâm học tập và hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày 4 tháng 07 năm 2022

Phạm Thu Trang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phạm Thu Trang, nghiên cứu sinh khóa 38 chuyên ngành Răng
hàm mặt, Viện Y dược học Lâm sàng 108, xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của GS.TS. Trịnh Đình Hải và PGS.TS. Tạ Anh Tuấn.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã

được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi
nghiên cứu cho phép lấy số liệu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam kết này.

Tác giả luận án

Phạm Thu Trang


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Khớp cắn sâu .......................................................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa ....................................................................................... 3
1.1.2. Dịch tễ học ....................................................................................... 3
1.1.3. Nguyên nhân .................................................................................... 4
1.1.4. Phân loại .......................................................................................... 4
1.1.5. Đặc điểm khớp cắn sâu .................................................................... 4
1.1.6. Ảnh hưởng của khớp cắn sâu lên sức khỏe răng miệng và sức
khỏe chung ...................................................................................... 13
1.2. Điều trị khớp cắn sâu ............................................................................ 13

1.2.1. Điều trị khớp cắn sâu sử dụng hệ thống máng chỉnh nha trong suốt ... 14
1.2.2. So sánh máng trong suốt và mắc cài mặt ngoài khi điều trị khớp
cắn sâu ............................................................................................. 23
1.3. Tình hình các nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, X quang và điều trị
khớp cắn sâu .......................................................................................... 26
1.3.1. Các nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, X quang của bệnh nhân
khớp cắn sâu.................................................................................... 26


1.3.2. Các nghiên cứu về điều trị khớp cắn sâu bằng máng chỉnh nha
trong suốt và mắc cài mặt ngoài ..................................................... 26
1.4. Đánh giá kết quả điều trị chỉnh nha...................................................... 31
1.4.1. Chỉ số PAR ................................................................................... 31
1.4.2. Các yếu tố lâm sàng và chỉ số trên phim sọ nghiêng trước sau điều trị..... 32
1.4.3. Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân .............................................. 33
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 34
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn....................................................................... 34
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ......................................................................... 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 34
2.3. Sơ đồ nghiên cứu .................................................................................. 36
2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 37
2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu ............................................................ 37
2.5.1. Khám chẩn đoán phân loại khớp cắn............................................. 37
2.5.2. Điều trị bệnh nhân nhóm 1: bằng máng chỉnh nha trong suốt ...... 43
2.5.3. Điều trị bệnh nhân nhóm 2: bằng mắc cài mặt ngoài .................... 50
2.5.4. Lập phiếu đánh giá kết quả ............................................................ 53
2.5.5. Phân tích số liệu ............................................................................. 53
2.5.6. Độ tin cậy và chính xác của phương pháp nghiên cứu.................. 53
2.5.7. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................. 54

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 55
3.1. Đặc điểm lâm sàng và X quang của khớp cắn sâu trước điều trị ......... 55
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng......................................................................... 55
3.1.2. Đặc điểm X quang trước điều trị ................................................... 60
3.2. Kết quả điều trị ..................................................................................... 62
3.2.1. Nhóm điều trị bằng máng chỉnh nha trong suốt ........................... 62


3.2.2. Kết quả điều trị trên nhóm bệnh nhân điều trị bằng mắc cài mặt ngoài .. 72
3.2.3. So sánh nhóm điều trị bằng máng chỉnh nha trong suốt và nhóm
điều trị bằng mắc cài mặt ngồi ..................................................... 76
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 82
4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu trước điều trị ...... 82
4.1.1. Tỷ lệ giới trong nhóm bệnh nhân điều trị ...................................... 82
4.1.2. Tuổi bệnh nhân bắt đầu điều trị ..................................................... 82
4.1.3. Đặc điểm lâm sàng trước điều trị .................................................. 85
4.1.4. Đặc điểm X quang ......................................................................... 86
4.2. Đánh giá kết quả điều trị của khớp cắn sâu bằng hệ thống máng chỉnh
nha trong suốt và so sánh với mắc cài mặt ngoài ................................. 91
4.2.1. Kết quả điều trị khớp cắn sâu khi sử dụng máng chỉnh nha trong suốt ..... 91
4.2.2. Kết quả sau điều trị ở nhóm điều trị bằng mắc cài mặt ngoài ..... 103
4.2.3. So sánh giữa 2 nhóm điều trị khớp cắn sâu bằng máng chỉnh nha
trong suốt và mắc cài mặt ngoài ................................................... 104
KẾT LUẬN .................................................................................................. 114
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 117
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Phần viết tắt

Phần viết đầy đủ

AHF

Anterior height facial- Chiều cao tầng mặt trước

GTBT

Giá trị bình thường

GTLN

Giá trị lớn nhất

GTNN

Giá trị nhỏ nhất

GTTB

Giá trị trung bình

LAHF

Lower anterior height facial- Chiều cao tầng mặt

dưới phía trước

SD

Standard Deviation - Độ lệch chuẩn

UFH

Upper facial height -Chiều cao tầng mặt trước trên


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Bảng 1.1.

Tên bảng

Trang

Mô tả một số các chỉ số trên phim mặt nghiêng sử dụng trong
trường khớp cắn sâu ................................................................... 11

Bảng 1.2.

So sánh khí cụ cố định và máng chỉnh nha trong suốt .............. 24

Bảng 1.3.

So sánh ưu nhược điểm của máng trong suốt và mắc cài mặt ngoài ... 25


Bảng 1.4.

Hệ số các thành phần của khớp cắn của chỉ số PAR .................. 32

Bảng 2.1.

Chỉ số PAR ................................................................................. 44

Bảng 2.2.

Đánh giá khấp khểnh răng .......................................................... 46

Bảng 2.3.

Tương quan khớp cắn phía sau ................................................... 46

Bảng 2.4.

Cắn chìa ...................................................................................... 47

Bảng 2.5.

Cắn trùm...................................................................................... 48

Bảng 2.6.

Đường giữa ................................................................................. 48

Bảng 3.1.


Phân bố tuổi trung bình bắt đầu điều trị ..................................... 55

Bảng 3.2.

Đặc điểm lâm sàng trước điều trị................................................ 58

Bảng 3.3.

Độ lệch đường giữa trước điều trị .............................................. 59

Bảng 3.4.

Tương quan răng 6 và răng 3 trước điều trị ................................ 59

Bảng 3.5.

Đặc điểm X quang trước điều trị ................................................ 60

Bảng 3.6.

Sự thay đổi mối tương quang theo Angle trên lâm sàng sau điều
trị ở nhóm 1 ................................................................................. 62

Bảng 3.7.

Đặc điểm trên lâm sàng thay đổi sau điều trị ở nhóm 1 ............. 63

Bảng 3.8.


Tương quan chỉ số PAR W và các biến số ở nhóm 1 ................. 64

Bảng 3.9.

Sự thay đổi các thành phần chỉ số PAR W trước sau điều trị ở
nhóm 1 ........................................................................................ 65


Bảng 3.10. Sự thay đổi độ cắn trùm và cắn chìa trên mẫu 3D sau điều trị ở
nhóm 1 ........................................................................................ 66
Bảng 3.11. Sự thay đổi chỉ số PAR W trước sau điều trị ở nhóm 1 ............. 66
Bảng 3.12. Phân loại PAR W trước và sau điều trị....................................... 67
Bảng 3.13. Phân nhóm mức độ cải thiện của PAR W trước sau điều trị ...... 67
Bảng 3.14. Sự thay đổi các chỉ số cắn sâu sau điều trị ở nhóm 1 ................ 68
Bảng 3.15. Sự thay đổi độ rộng cung răng sau điều trị ở nhóm 1................. 69
Bảng 3.16. Các chỉ số sau điều trị so sánh trước điều trị ở nhóm 1 .............. 70
Bảng 3.17. Sự thay đổi các chỉ số trên lâm sàng trước sau điều trị ở nhóm 2 ...... 72
Bảng 3.18. Sự thay đổi tương quang răng trước sau điều trị trên lâm sàng ở
nhóm 2 ........................................................................................ 73
Bảng 3.19. Sự thay đổi các chỉ số Xquang trước sau điều trị ở nhóm 2 ....... 74
Bảng 3.20. So sánh thời gian điều trị ở 2 nhóm ............................................ 76
Bảng 3.21. Sự thay đổi trên lâm sàng giữa 2 nhóm điều trị.......................... 77
Bảng 3.22. So sánh thay đổi tương quan răng 6 và răng 3 theo Angle sau
điều trị giữa 2 nhóm .................................................................... 78
Bảng 3.23. So sánh thay đổi về các chỉ số X quang giữa 2 nhóm điều trị ... 79
Bảng 3.24. Sự hài lòng của bệnh nhân trong quá trình điều trị .................... 81
Bảng 4.1.

So sánh sự thay đổi các chỉ số sau điều trị của Hennick và chúng tôi ... 103


Bảng 4.2.

So sánh các chỉ số trước sau điều trị bằng 2 phương pháp trong
nghiên cứu của Hennick và chúng tôi....................................... 107


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 3.1.

Phân bố tuổi ............................................................................ 56

Biểu đồ 3.2.

Phân bố giới ............................................................................ 57

Biểu đồ 3.3.

Thời gian điều trị trung bình của nhóm nghiên cứu ............... 58


DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình


Trang

Hình 1.1.

Vùng của cắn trùm ....................................................................... 3

Hình 1.2.

Chiều cao môi trên và chiều cao tầng mặt dưới ........................... 5

Hình 1.3.

Độ cắn chìa, Độ cắn trùm ............................................................ 6

Hình 1.4.

Độ cắn trùm trên mẫu 3D ............................................................. 7

Hình 1.5.

Tương quan giữa môi và đường mũi - cằm Steiner hay đường S .... 8

Hình 1.6.

Tương quan giữa mơi và đường mũi - cằm của Ricketts đường E ... 8

Hình 1.7.

Tam giác Tweed............................................................................ 9


Hình 1.8.

Các chỉ số trên phim mặt nghiêng sử dụng trong trường hợp khớp
cắn sâu ........................................................................................ 10

Hình 1.9.

Chiều cao các tầng mặt .............................................................. 12

Hình 1.10. Răng di chuyển sử dụng máng chỉnh nha trong suốt.................. 15
Hình 1.11. Diện nén trong trường hợp đánh lún .......................................... 17
Hình 1.12. Các attachment tối ưu trong trường hợp cắn sâu ....................... 18
Hình 1.13. Đệm cắn chính xác ..................................................................... 19
Hình 1.14. Dây đàn hồi ln có xu hướng trở lại hình dạng ban đầu vì thế sẽ
kéo răng trở về cung .................................................................. 23
Hình 1.15. Attachment trên răng - dây cung được đặt vào mắc cài ............ 24
Hình 2.1.

Tương quan răng 6 và răng 3 loại I theo Angle .......................... 37

Hình 2.2.

Tương quan răng 6 và răng 3 loại II theo Angle ........................ 37

Hình 2.3.

Tương quan răng 6 và răng3 loại III theo Angle ........................ 37

Hình 2.4.


Độ cắn chìa, Độ cắn trùm .......................................................... 38

Hình 2.5.

Các mặt phẳng trên phim sọ nghiêng ......................................... 40

Hình 2.6.

Các số đo khoảng cách với mặt phẳng tham chiếu x, y.............. 42

Hình 2.7.

Các số đo khoảng cách trên phim sọ nghiêng ............................ 42


Hình 2.8.

Khoảng cách điểm tiếp xúc giữa các răng trên mẫu hàm kỹ thuật
số trước điều trị ........................................................................... 45

Hình 2.9.

Khớp cắn trước điều trị .............................................................. 46

Hình 2.10. Chiều cao thân răng 31-41 trước điều trị .................................... 47
Hình 2.11. Độ cắn chìa và cắn trùm trên mẫu kỹ thuật số được đo bởi phần
mềm Clincheck trước điều trị ..................................................... 48
Hình 2.12. Độ rộng cung răng trên mẫu kỹ thuật số trước điều trị .............. 50



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cắn sâu là sai khớp cắn theo chiều dọc phổ biến nhất liên quan đến trẻ
em và người lớn, chiếm gần 20% ở trẻ em 13% ở người lớn theo một nghiên
cứu được tiến hành bởi Proffit và Fields (2007) [1].
Cắn sâu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các vấn đề về
nha chu, về tuổi thọ của răng, đồng thời cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng
đến chức năng ăn nhai, gây ra các bệnh lí về rối loạn chức năng khớp thái
dương hàm. Cắn sâu là một vấn đề bệnh lí cần được can thiệp điều trị thông
qua nắn chỉnh răng hoặc phẫu thuật chỉnh hình. Trong nắn chỉnh răng, có
nhiều phương pháp để điều trị khớp cắn sâu. Tuy nhiên, bất kỳ điều trị nào
cũng phải được chỉ định cẩn thận cho từng bệnh nhân dựa trên nguyên nhân
của sự kết hợp và phân tích các yếu tố có hiệu quả.
Nhiều năm trước, điều trị khớp cắn sâu khơng có nhiều lựa chọn ngoài
các loại mắc cài mặt ngoài, mắc cài mặt lưỡi. Tuy nhiên, khi điều trị với mắc
cài bệnh nhân thường gặp phải các vấn đề khó khăn khi vệ sinh răng miệng,
tính thẩm mỹ khơng cao. Ngày nay với những tiến bộ vượt bậc của khoa học
kĩ thuật cho ra đời nhiều loại vật liệu, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ
của công nghệ số, giúp cho ngành nha khoa nói chung và đặc biệt nắn chỉnh
răng nói riêng phát triển theo chiều hướng số, tăng cường các ứng dụng hiện
đại vào chẩn đoán và điều trị. Trong đó sự ra đời máng chỉnh răng trong suốt
đã giúp việc điều trị chỉnh nha có thêm những bước tiến mới và lựa chọn mới,
tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân có thể tiếp cận cơng nghệ hiện đại và
thẩm mỹ.
Điều trị nắn chỉnh răng bằng hệ thống máng chỉnh nha trong suốt mới
được du nhập và phát triển trong ít năm trở lại đây. Do vậy, việc thực hành
của các nha sĩ về chỉnh răng bằng hệ thống máng chỉnh nha trong suốt còn



2
hạn chế. Các nghiên cứu, tổng kết, đánh giá, phân tích lâm sàng, Xquang đối
với từng loại lệch lạc khớp cắn còn thiếu, đặc biệt là nghiên cứu, đánh giá về
khớp cắn sâu bằng hệ thống máng chỉnh nha trong suốt cũng như những hiệu
quả điều trị của nó trên hệ thống xương, răng.
Vì vậy chúng tơi thực hiện: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang
và đánh giá kết quả điều trị lệch lạc khớp cắn Angle có cắn sâu bằng hệ
thống máng chỉnh nha trong suốt” với 2 mục tiêu:
1.

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, Xquang của bệnh nhân có khớp
cắn sâu.

2.

Đánh giá kết quả điều trị khớp cắn sâu bằng hệ thống máng chỉnh
nha trong suốt và so sánh với mắc cài mặt ngoài.


3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khớp cắn sâu
1.1.1. Định nghĩa
Cắn sâu định nghĩa là sự trùm quá mức theo chiều dọc của răng cửa hàm
dưới bởi các răng cửa giữa hàm trên ở tư thế cắn khít trung tâm. Thơng thường, rìa
cắn của răng dưới phải tiếp xúc nhẹ nhàng ở vị trí gót răng hoặc trên gót răng của
răng cửa giữa hàm trên, với độ cắn trùm nhỏ hơn 1/3 chiều cao thân răng cửa
dưới. Độ cắn trùm bình thường là khoảng 5-25% hoặc một phần ba chiều cao lâm

sàng của thân răng cửa hàm dưới [2], [3].

Hình 1.1. Vùng của cắn trùm [4]
1.1.2. Dịch tễ học
Theo Profit 2013, cắn sâu chiếm 95,2% các vấn đề sai khớp cắn theo
chiều dọc, chiếm gần 20% ở trẻ em 13% ở người lớn [5].
Cắn sâu cũng là dạng sai khớp cắn khó điều trị nhất theo Nanda 2015 [6].
Trên thế giới: tỉ lệ cắn sâu ở răng vĩnh viễn của người châu Á là 27 %,
châu Âu 14%, châu Phi 31% [7], tỉ lệ cắn sâu người Nam châu Á là 26,6% [8].


4

Tại Nepal tỉ lệ khớp cắn sâu 34,9% ở người Aryan và 24,8% ở người
Mongoloid [9], tỉ lệ cắn sâu trong những bệnh nhân cần điều trị chỉnh nha ở
Ai Cập là 65,6% [10].
Tại Việt Nam theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Sơn và cộng sự 2014
tỉ lệ khớp cắn sâu là 26,3% [11].
Như vậy khớp cắn sâu chiếm tỉ lệ khơng nhỏ trong nhóm các bệnh lí
khớp cắn. Bởi vậy phát hiện và điều trị khớp cắn sâu nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
1.1.3. Nguyên nhân
Khớp cắn sâu có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề như sự sai khác về
xương và về răng. Theo đó cắn sâu khơng nên được tiếp cận như một thực thể
bệnh, mà thay vào đó nên được coi là một biểu hiện lâm sàng của sự sai khác
về xương và răng. Từ quan điểm phát triển, cắn sâu là do [12]:
- Do di truyền: Các yếu tố kế thừa như hình thái răng, mơ hình xương và
sai khớp cắn, hình thái tăng trưởng lồi cầu.
- Do yếu tố mơi trường: Các yếu tố do thay đổi từ bên ngoài như thói
quen cơ, thay đổi vị trí răng, mất răng phía sau, thói quen đẩy lưỡi bên, mút

mơi, mút ngón tay.
- Hoặc kết hợp cả 2 yếu tố trên.
1.1.4. Phân loại
Theo phân loại thông thường [13]
Khớp cắn sâu do xương.
Cắn sâu do răng.
Cắn sâu do răng bởi nguyên nhân mắc phải.
1.1.5. Đặc điểm khớp cắn sâu
Đặc điểm của khớp cắn sâu dựa trên các yếu tố [14], [15]:
- Lâm sàng.


5

- Mẫu nghiên cứu.
- Phim mặt nghiêng cephalometrics.
- Ảnh chụp trong miệng, ngoài mặt.
1.1.5.1. Đặc điểm lâm sàng
a. Ngoài mặt
- Đánh giá tồn bộ khn mặt với đầu ở vị trí tự nhiên.
- Chiều cao tầng mặt dưới giảm.
- Khám tồn diện thường cho thấy bệnh nhân có khn mặt ngắn, vuông
và sắc sảo.
- Khi hai hàm ở tư thế nghỉ, hoặc khi bệnh nhân nói hoặc cười, các răng
cửa hàm trên bị khuất sau môi trên.
- Môi trên cong xuống và khóe miệng nằm dưới đường khớp cắn.
- Khi hàm ở vị trí trung tâm, các nếp da rõ rệt được nhìn thấy ở bên cạnh miệng.
- Phân tích lâm sàng cho thấy 1/3 trên của khuôn mặt trong giới hạn bình thường.

Hình 1.2. Chiều cao mơi trên và chiều cao tầng mặt dưới



6

b. Trong miệng
- Vịm miệng phẳng.
- Thường có viêm lợi của vùng cửa trên và cửa dưới.
- Độ cắn trùm tăng.
- Lún răng sau hàm trên.
- Trồi răng phía trước hàm trên.
1.1.5.2. Phân tích mẫu nghiên cứu
- Độ cắn trùm tăng. Độ cắn trùm là khoảng cách giữa rìa cắn răng cửa
trên và dưới theo chiều đứng khi hai hàm cắn khớp. Trung bình độ cắn trùm
bằng 1/3 chiều cao thân răng cửa dưới. Độ cắn trùm thay đổi tùy theo dân tộc.
Độ cắn trùm trung bình ở người Việt Nam: 2,89 mm [16].
- Độ cắn chìa: Là khoảng cách giữa rìa cắn răng cửa trên và dưới theo
chiều trước sau. Độ cắn chìa trung bình là 1 - 2mm. Ở người Việt Nam, độ
cắn chìa trung bình: 2,79 mm [16].

Hình 1.3. Độ cắn chìa (1), Độ cắn trùm (2) [17].


7

Hình 1.4. Độ cắn trùm trên mẫu 3D
- Đường cong Spee sâu. Đường cong Spee ở cung răng vĩnh viễn người
trẻ là một đường cong lõm hướng lên trên, đi qua đỉnh núm răng nanh và đỉnh
núm ngoài của các răng hàm nhỏ và lớn hàm dưới, với nơi thấp nhất nằm ở
đỉnh múi gần ngoài của răng hàm lớn thứ nhất. Độ sâu trung bình của đường
cong Spee ở người Việt Nam được ghi nhận [16] là: 2,019 mm (nam),

1,792mm (nữ), 1,912 mm (chung cả hai giới).
1.1.5.3. Phân tích phim Xquang cephalometric
a. Phân tích Down
Góc mặt phẳng hàm dưới trung bình 21,9o3,24 . (Go-Me và FH). Trong
trường hợp khớp cắn sâu góc này giảm.
Góc trục Y: trung bình 59,4o3,82 (S-Gn và FH). Trong trường hợp
khớp cắn sâu góc này giảm.
Góc liên răng cửa tăng : 135,4 o5,76.
b. Phân tích Steiner
Góc mặt phẳng hàm dưới: 32 o (Go Gn - SN). Trong trường hợp có cắn
sâu thì thơng thường góc này giảm.


8

Hình 1.5. Tương quan giữa mơi và đường mũi - cằm Steiner hay đường S [18]

Hình 1.6. Tương quan giữa môi và đường mũi - cằm của Ricketts đường E [18]
c. Phân tích Tweed
Phương pháp này cơ bản dựa trên góc nghiêng xương hàm dưới so với
mặt phẳng Frankfort, vị trí răng cửa dưới.
Mục tiêu của phương pháp: Xác định trước vị trí răng cửa dưới cần đạt
được khi điều trị.


9

Hình 1.7. Tam giác Tweed
d. Phân tích Rickets
Góc trục mặt : 90 o3 (Ptm Gn và Ba N). Trong trường hợp cắn sâu góc

này giảm.
Tăng chiều dài cành lên xương hàm dưới.
Góc mặt phẳng hàm dưới: 26 o4 (Go Me và FH plane).
Góc hàm dưới có xu hướng quay ngược chiều kim đồng hồ.


10

Hình 1.8. Các chỉ số trên phim mặt nghiêng sử dụng trong trường hợp
khớp cắn sâu [19]


11

Bảng 1.1. Mô tả một số các chỉ số trên phim mặt nghiêng sử dụng trong
trường khớp cắn sâu [19]
Đo
Độ cắn trùm

Mơ tả
Khoảng cách theo chiều dọc giữa rìa cắn của răng
cửa trên và rìa cắn răng cửa dưới
Khoảng cách theo chiều đứng dọc từ rìa cắn răng

U1-PP

cửa trên đến mặt phẳng khẩu cái
Khoảng cách theo chiều đứng dọc rìa cắn răng cửa

L1-MP


dưới đến mặt phẳng hàm dưới

U1-SN

Góc trục răng cửa trên đến mặt phẳng khẩu cái

IMPA

Góc trục răng cửa dưới và mặt phẳng hàm dưới
Khoảng cách theo chiều đứng dọc từ đỉnh núm ngoài

U6-PP

gần răng 6 trên đến mặt phẳng khẩu cái
Khoảng cách theo chiều đứng dọc từ đỉnh núm ngồi

L6-MP

gần răng 6 dưới đến mặt phẳng hàm dưới

SN-MP

Góc giữa mặt phẳng nền sọ và mặt phẳng hàm dưới

U1-L1

Góc tạo bởi trục răng cửa giữa hàm trên và hàm dưới

1.1.5.4. Ảnh chụp tư thế đầu tự nhiên

a. Ảnh chụp mặt thẳng
- Chiều cao tầng mặt dưới giảm.
- Rãnh mũi má rõ nét, lỗ mũi to.
- Mặt ngắn, vuông.
- Phần sau của mặt rộng hơn vì giảm góc hàm dưới.
- Khi cười, răng cửa trên bị ẩn sau môi trên.
- Đường cong môi trên xuống dưới mặt phẳng cắn.


×