Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Mẫu kế hoạch bài dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.4 KB, 7 trang )

Chương trình Dạy học của Intel®
Khóa học Cơ bản
Mẫu kế hoạch bài dạy
Người soạn
Họ và tên:
NICsH2NO
1. Đoàn Thị Thu Hồng
2. Đào Thị Hoa
3. Ka Nhis
4. Nguyễn Thị Oanh
Quận: 10
Trường: THPT Nguyễn Du
Thành phố: TP. Hồ Chí Minh
Tổng quan về bài dạy
Tiêu đề bài dạy
Sài Gòn ngập nước – Nước chảy về đâu?
Tóm tắt bài dạy
Các đô thị lớn trên Thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đều gặp ít nhiều những vấn đề đặc trưng :
Ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn hay ngập nước.
Vấn đề ngập nước không chỉ bây giờ mới xuất hiện mà đã là vấn đề tồn tại từ rất lâu tại các đô thị lớn, đặc
biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Với mục tiêu cao nhất là giúp nâng cao ý thức mọi người về việc bảo vệ
Trái Đất, bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta thông qua việc thực hiện bảo vệ môi trường trước vấn đề
biến đổi khí hậu. Dự án của chúng tôi sẽ góp phần nào đó vào việc thực hiện mục tiêu này.
Trong vai trò là những nhà quản lý môi trường đô thị Tp HCM, học sinh sẽ tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá
hiện trạng cũng như đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề ngập nước của TpHCM
Kết thúc dự án, các nhóm sẽ báo cáo kết quả thực hiện dự án bằng một bản in, một bài trình chiếu
(PowerPoint) và những thông tin đăng tải trên Website của lớp.
Lĩnh vực bài dạy
Môn Địa Lí, môi trường
Cấp / lớp
Cấp III / lớp 12


Thời gian dự kiến
4 tuần
Chuẩn kiến thức cơ bản
Chuẩn nội dung và quy chuẩn
 Bài 18: Đô Thị Hóa
 Nắm được những kiến thức cơ bản lien quan đến vấn đề Đô Thị Hóa
 Nhìn thấy 2 mặt ưu và nhược của quá trình Đô thị hóa
© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 1 of 7
Chương trình Dạy học của Intel®
Khóa học Cơ bản
Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập
1. về kiến thức
 Nhìn nhận và đánh giá được thực trạng ngập nước ở Tp. Hồ Chí Minh và những nguyên
nhân của thực trạng này.
 Thấy được mối quan hệ và những ảnh hưởng của ngập nước đến KT-XH của TP. Hồ Chí
Minh.Từ đó đưa ra được những biện pháp giải quyết thực trạng này.
 Vấn đề lien quan đến địa phương: Tất cả những vấn đề KT-XH mà vấn đề ngập nước có ảnh
hưởng: giao thông đô thị, những hoạt động kinh tế, du lịch,..
2. Về kĩ năng
 Hình thành được các kĩ năng giao tiếp và giải quyết các tình huống và vấn đề xảy ra.
 Kĩ năng sử dụng các phương tiện thông tin truyền thông và công nghệ để tìm kiếm và truyền
thông tin.
 Tạo được sự năng động, nhạy bén cho từng cá nhân và rèn luyện những kỹ năng làm việc
nhóm
3. Về thái độ
Có ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường và có thái độ đúng đắn trong việc kêu gọi cộng đồng quan
tâm đúng mức đến những vấn đề tác động trực tiếp tới cuộc sống, từ đó nâng cao chất lượng cuộc
sống.
Bộ câu hỏi định hướng
Câu hỏi khái quát

- Cuộc sống đã thực sự
thoải mái và dễ chịu?
………………………………
………………………………
………………..
Câu hỏi bài học
- Vấn đề Đô thị hóa có
ảnh hưởng như thế nào
đến cuộc sống hàng
ngày của con người?
- Làm thế nào để hạn chế
những mặt trái mà vấn
đề Đô thị hóa mang lại?
………………………………
………………………………
……………….
© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 2 of 7
Chương trình Dạy học của Intel®
Khóa học Cơ bản
Câu hỏi nội dung
- Tình trạng ngập nước ở
thành phố Hồ Chí Minh
thường xuất hiện trong
thời điểm nào?
- Những khu vực nào của
Tp HCM thường bị ngập
nước?
- Nguyên nhân cơ bản
gây nên tình trạng ngập
nước của Tp HCM?

- Tác động của vấn đề
ngập nước đến kinh tế -
xã hội Tp HCM?
- Giải quyết vấn đề này
như thế nào để thực sự
có hiệu quả?
Kế hoạch đánh giá
Lịch trình đánh giá
© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 3 of 7
Chương trình Dạy học của Intel®
Khóa học Cơ bản
Trước khi bắt đầu
dự án
Học sinh thực hiện
dự án và hoàn tất
công việc
Sau khi hoàn tất
dự án
∙ Nghiên cứu
bài học, tìm
tài liệu và
thông tin.
∙ Khảo sát
nhu cầu của
học sinh
thông qua
∙ Biểu đồ
K−W−L
∙ Bài kiểm
tra trắc

nghiệm các
vấn đề Đô
thị.
∙ Hướng dẫn
học sinh cách
tìm tư liệu
tham khảo và
trang web.
∙ Theo dõi và
kiểm tra quá
trình hoạt động
nhóm: thực
hiện kế hoạch,
dự án,…phải
có sự cộng tác
và hỗ trợ nhau
hoàn thành dự
án
∙ Bài kiểm tra
ngắn để xem
học sinh đã
tiếp thu và
tiến hành như
thế nào, có
được những
kĩ năng nào.
∙ Học sinh
trình bày sản
phẩm dự án.
∙ Bản đánh

giá của các
nhóm khác.
∙ Đánh giá
của Giáo
viên.
∙ Nhận xét
quá trình để
hoàn thành dự
án và cho
điểm.
∙ Bài kiểm tra
kết thúc.
Tổng hợp đánh giá
- Sau khi thực hiện khảo sát học sinh, giáo viên tổng hợp được mức độ hứng thú cũng như
những kỹ năng và năng lực của học sinh
- Thông qua dự án, học sinh học được gì? (Những vấn đề môi trường đô thị, nguyên nhân,
hiện trạng và giải pháp cho vấn đề ngập nước của TpHCM, con người cần làm gì để cuộc
sống tốt đẹp hơn trong hiện tại và tương lai?...)
- Đối với mỗi loại sản phẩm sẽ đưa ra yêu cầu cụ thể về chuẩn kiến thưc và chuẩn kỹ năng mà
các em cần đạt được.
- Giáo viên đưa ra tiêu chí đánh giá cụ thể để đánh giá việc thực hiện sản phẩm của học sinh.
Chi tiết bài dạy
Các kỹ năng thiết yếu
Là những kĩ năng học trò phải có để hoàn thành dự án : Ứng dụng CNTT, Tìm kiếm tài liệu, Hoạt
© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 4 of 7
Chương trình Dạy học của Intel®
Khóa học Cơ bản
động nhóm, …
Các bước tiến hành bài dạy
Tuần 1:

- Thông báo cho Học sinh chuẩn bị thực hiện dự án.
- Giáo viên khảo sát năng lực học sinh, dựa vào khả năng của Học sinh trong lớp để phân chia
nhóm phù hợp ( trong nhóm phải có thành viên có những kĩ năng và mức độ khác nhau)
- Giáo viên giới thiệu Dự án, đưa ra kịch bản, lịch trình đánh giá quá trình thực hiện Dự án của
Học sinh.
Tuần 2:
- Sau khi có nhóm và kịch bản cụ thể, Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện từng bước của
tiến trình dự án.
- Giáo viên và Học sinh trao đổi những vấn đề liên quan đến đề tài
- Tiến hành phân công công việc cho từng nhóm và thành viên trong nhóm
- Học sinh bắt đầu thực hiện dự án
Tuần 3:
- Giáo viên đưa ra hướng dẫn thực hiện sản phẩm.
- Trong quá trình thực hiện dự án, học sinh sẽ thường xuyên cập nhật quá trình thực hiện dự án
trên trang wiki của lớp cũng như trong nhật ký nhóm.
- Học sinh và Giáo viên sẽ thường xuyên trao đổi về các vấn đề liên quan đến Dự án để đảm
bảo Học sinh thực hiện đúng lịch trình.
- Sau khi kết thúc Dự án, Học sinh sẽ có sản phẩm của nhóm, được thể hiện dưới dạng 1 bài
trình chiếu đa phương tiện, 1 bản cẩm nang, 1 video clip hay nội dung trên trang web của
lớp.
Tuần 4:
- Giáo viên tổ chức đánh giá sản phẩm học sinh.
- Khi báo cáo sản phẩm, học sinh sẽ cùng giáo viên đánh giá kết quả của các nhóm khác, sự
đánh giá được giáo viên định hướng trước.
Điều chỉnh phù hợp với đối tượng
Học sinh
khá
- Giáo viên gợi ý về hướng thực hiện dự án, các tài liệu tham khảo sát với
nhiệm vụ các em phải thực hiện.
- Hỗ trợ các em về mặt kỹ thuật và những ứng dụng CNTT sẽ hỗ trợ các em

thực hiện dự án
- Các em có thể báo cáo dự án theo hình thức một buổi hội thảo
Học sinh
giỏi
- Giáo viên gợi ý hướng thực hiện dự án
- Định hướng cách thực hiện dự án: Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, đưa
ra những yêu cầu cụ thể và những mục tiêu các em cần đạt được (phân tích,
đánh giá, đưa ra giải pháp,…)
© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 5 of 7

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×