Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Khóa luận tốt nghiệp một số biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 109 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON
-----------------------

ĐINH THỊ MỪNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN
THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CHO HỌC SINH LỚP 3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Giáo dục Tiểu học

Phú Thọ, 2022


TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON
-----------------------

ĐINH THỊ MỪNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN
THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CHO HỌC SINH LỚP 3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Giáo dục Tiểu học

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: Th.s NGUYỄN THỊ THU THỦY


Phú Thọ, 2022


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn theo định hƣớng
phát triển năng lực cho học sinh lớp 3” là nội dung mà em đã nghiên cứu
và làm khóa luận tốt nghiệp sau thời gian theo học tại Khoa Giáo dục Tiểu
học và Mầm non, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng. Trong quá trình nghiên cứu
và hồn thiện khóa luận, em đã nhận đƣợc nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ Q
thầy cơ. Để khóa luận thành công nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
với:
Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non, trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã
tạo môi trƣờng học tập và rèn luyện rất tốt, cung cấp cho em những kiến thức
và kỹ năng bổ ích giúp em có thể áp dụng và thuận lợi thực hiện khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hƣớng dẫn Th.s Nguyễn Thị
Thu Thủy – Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non là ngƣời cô tâm
huyết, đã tận tâm hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt q trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài. Cơ đã có những trao đổi và góp ý để em có thể hoàn thành tốt
đề tài nghiên cứu này.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu và thầy, cô giáo Trƣờng
Đại học Hùng Vƣơng đã tạo cơ hội cho em đƣợc học tập tại trƣờng để có
những kiến thức, kinh nghiệm trong thực tế để có thơng tin hữu ích cho khóa
luận.
Do thời gian nghiên cứu đề tài chƣa nhiều, kinh nghiệm và trình độ
hiểu biết có hạn nên đề tài khơng tránh khỏi cịn những mặt hạn chế. Vì thế,
em rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của thầy giáo, cơ giáo, các bạn
sinh viên để đề tài của em đƣợc hồn thiện và có tính thực tế cao hơn.
Phú Thọ, ngày
tháng
năm 2022

Sinh viên thực hiện
Đinh Thị Mừng


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân em và đƣợc sự
hƣớng dẫn khoa học của Th.s Nguyễn Thị Thu Thủy. Các nội dung nghiên
cứu trong đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn theo định
hƣớng phát triển năng lực cho học sinh lớp 3” của em là trung thực và
chƣa cơng bố dƣới bất kỳ hình thức nào trƣớc đây. Những số liệu trong các
bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc cá nhân thu
thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự
gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Phú Thọ, ngày tháng năm 2022
Sinh viên thực hiện

Đinh Thị Mừng


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng biểu

Trang

Bảng 1.1. Thống kê các bài Tập làm văn lớp 3

15

Bảng 1.2. Các giai đoạn của hoạt động lời nói và các kĩ năng làm


29

văn
Bảng 1.3. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của dạy học

32

Tập làm văn theo định hƣớng phát triển năng lực
Bảng 1.4. Mức độ áp dụng các biện pháp dạy học theo định

33

hƣớng phát triển năng lực trong phân môn Tập làm văn
Bảng 1.5. Mức độ sử dụng các phƣơng pháp tổ chức dạy học phân

34

môn Tập làm văn của giáo viên
Bảng 1.6. Những khó khăn của giáo viên khi thiết kế và tổ chức

34

dạy học Tập làm văn theo định hƣớng phát triển năng lực
Bảng 3.1.: Số liệu chất lƣợng học sinh khối lớp 3 trƣớc khi thực

70

nghiệm
Bảng 3.2. phân tích định tính kết quả thực nghiệm


73

Bảng 3.3. Thống kê kết quả kiểm tra đầu ra của nhóm thực

74

nghiệm và nhóm đối chứng


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................... i
Lời cảm ơn .................................................................................................... iii
Lời cam đoan ................................................................................................ iv
Danh mục bảng biểu ..................................................................................... v
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết ........................................................................................... 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................ 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4
5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..................................... 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 4
7. Cấu trúc khóa luận.................................................................................. 5
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ RÈN
KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC ..................................................................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 6
1.1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu .......................................................... 6
1.1.2. Vấn đề năng lực .............................................................................. 9
1.1.3. Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học ............. 12

1.1.4. Nội dung, chƣơng trình Tập làm văn lớp 3................................... 13
1.1.5. Vấn đề rèn kĩ năng viết đoạn văn.................................................. 19
1.1.6. Đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của học sinh Tiểu học ........... 20
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 27
1.2.1. Thực trạng hoạt động dạy học Tập làm văn ở trƣờng tiểu học ..... 27
1.2.2. Thực trạng hoạt động dạy học rèn kĩ năng viết đoạn văn ở lớp 3 29
1.2.3. Thực tiễn dạy học viết đoạn văn ở trƣờng Tiểu học Gia Cẩm,
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. ........................................................... 30
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 37


CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT
ĐOẠN VĂN CHO HỌC SINH LỚP 3 THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC...................................................................................... 38
2.1. Cơ sở và nguyên tắc xây dựng biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn
cho học sinh lớp 3 theo định hƣớng phát triển năng lực ....................... 38
2.1.1. Cơ sở xây dựng biện pháp............................................................. 38
2.1.2. Một số nguyên tắc xây dựng biện pháp ........................................ 40
2.2. Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng tạo lập đoạn văn ................ 44
2.2.1. Định hƣớng cách viết đoạn văn .................................................... 44
2.2.2. Trau dồi vốn từ, lựa chọn từ ngữ, đa dạng kiểu câu và hƣớng dẫn
sử dụng các biện pháp nghệ thuật ........................................................... 46
2.2.3. Tăng cƣờng kĩ năng nghe – nói – viết và biểu đạt nội dung ......... 53
2.2.4. Tăng cƣờng hoạt động trải nghiệm đối tƣợng và mở rộng kiến thức
về đời sống .............................................................................................. 57
2.2.5. Sử dụng sơ đồ tƣ duy trong lập dàn ý và luyện viết ..................... 61
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 69
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................... 70
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm ................................................. 70
3.2. Nội dung thực nghiệm........................................................................ 70

3.3. Đối tƣợng, phạm vi và thời gian thực nghiệm ................................. 71
3.4. Tiến hành thực nghiệm ...................................................................... 73
3.5. Kết quả thực nghiệm.......................................................................... 73
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 79
1. Kết luận .................................................................................................. 79
2. Kiến nghị ................................................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển không ngừng nghỉ của
khoa học công nghệ cũng nhƣ yêu cầu về chất lƣợng nguồn nhân lực địi hỏi
ngày càng cao thì phƣơng pháp dạy học truyền thống của nền giáo dục nƣớc
nhà cần thực hiện “cuộc cách mạng về giáo dục”. Vì vậy, chúng ta phải tích
cực thay đổi phƣơng pháp dạy học truyền thống, cách truyền đạt kiến thức
một chiều sang phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tiếp cận năng lực ngƣời học
- lấy ngƣời học làm trung tâm, tập trung phát triển năng lực ngƣời học; học
phải đi đôi với hành; lí luận phải gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trƣờng gắn
liền với gia đình và xã hội. Đây đƣợc xem là sự cần thiết phải thực hiện ngay
và đồng bộ của nền giáo dục trong nƣớc từ các cấp học tới các bậc học. Và
đứng trƣớc xu hƣớng vận động này, các trƣờng học muốn tồn tại và phát triển
cần “chuyển mình” nhanh chóng để thực hiện Nghị quyết 29 của Ban chấp
hành trung ƣơng Đảng lần thứ 8 (khóa XI) trong đó có đổi mới phƣơng pháp
dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, chất lƣợng nguồn nhân lực cho
quốc gia và nâng tầm thƣơng hiệu nhà trƣờng. Trong những năm qua, đội ngũ
giáo viên đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phƣơng pháp dạy học,
kiểm tra đánh giá và đã đƣợc những thành công nhất định. Đây là điều quan

trọng làm tiền đề để tiến tới việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định
hƣớng phát triển năng lực của ngƣời học. Tuy nhiên từ thực tế giảng dạy sự
sáng tạo trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học phát huy tính tích cực tự
học cúa học sinh chƣa nhiều; dạy học còn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc
rèn luyện về kĩ năng chƣa đƣợc quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chƣa
thật sự khách quan (chủ yếu là tái hiện kiến thức). Tất cả những điều đó dẫn
tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực
tiễn.
Ở bậc tiểu học, trong nhiều môn các em đƣợc học thì tiếng Việt là mơn
học có vai trị quan trọng, đây là mơn học chiếm nhiều tiết học nhất trong


2
tuần. Môn tiếng Việt ở tiểu học giúp học sinh phát triển bốn kĩ năng: đọc,
viết, nói và nghe thơng qua các phân mơn nhƣ: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả,
Luyện từ và câu, Tập làm văn,... trong đó phân mơn Tập làm văn là phân mơn
có tính chất tích hợp các phân môn khác. Qua tiết Tập làm văn, học sinh có
khả năng xây dựng một văn bản, đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những
hình thức giao tiếp rất quan trọng, thơng qua đó con ngƣời thực hiện quá trình
tƣ duy, chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tƣ tƣởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi
ngƣời hiểu nhau, cùng hợp tác với nhau trong cuộc sống lao động.
Tập làm văn dạy các kiến thức và kĩ năng giúp học sinh tạo lập, sản sinh
ra ngôn bản. Phân mơn Tập làm văn có vai trị, vị trí quan trọng trong việc
hình thành, xây dựng các phân mơn khác. Nhờ quá trình vận dụng các kĩ năng
để tạo lập, sản sinh văn bản trong dạy học Tập làm văn, tiếng Việt trở thành
một công cụ sinh động trong quá trình học tập và giao tiếp của học sinh tiểu
học. Trong giờ tập làm văn học sinh đƣợc cung cấp kiến thức về cách làm bài
và làm các bài tập (nói, viết); xây dựng các loại văn bản và các bộ phận cấu
thành văn bản. Bên cạnh đó học sinh còn tập kể lại những mẩu chuyện đƣợc
nghe thầy, cơ kể trên lớp. Bên cạnh đó qua từng nội dung bài dạy, phân mơn

tập làm văn cịn bồi dƣỡng thái độ ứng xử có văn hố, tinh thần trách nhiệm
trong cơng việc, bồi dƣỡng tình cảm lành mạnh tốt đẹp cho học sinh. Nói và
viết là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thơng qua đó con ngƣời thực
hiện quá trình tƣ duy – chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tƣ tƣởng, tình cảm, quan
điểm, giúp mọi ngƣời hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động.
Ngôn ngữ (dƣới dạng nói ngơn bản và dƣới dạng viết - văn bản) giữ vai trò
quan trọng trong sự phát triển xã hội. Việc dạy cho học sinh nắm đƣợc cách
nghe, kể lại đƣợc nội dung câu chuyện và kể hay nói, viết về một chủ đề có
hiệu quả trong phân môn Tập làm văn ở lớp 3 là rất quan trọng. Dạy tốt vấn
đề này giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết một cách linh
hoạt để biết kể lại câu chuyện đã nghe hoặc làm bài văn kể hay nói, viết về


3
một chủ đề cho trƣớc có hiệu quả. Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin và ham
thích học phân mơn Tập làm văn.
Học sinh đƣợc làm quen với môn học này ở lớp 2, viết một đoạn văn ngắn
từ 3 đến 5 câu qua hình thức quan sát tranh ảnh, nghe kể chuyện,... Nhƣng
bƣớc sang lớp 3 yêu cầu cần đạt cao hơn từ 5 đến 7 câu, rồi 7 đến 10 câu.
Nhƣng ở các trƣờng tiểu học hiện nay, nhiều học sinh cảm thấy chƣa thực sự
yêu thích và hứng thú với Tập làm văn, các đoạn văn, bài văn của các em còn
lúng túng khi dùng từ đặt câu, dùng sai từ, lặp từ, sử dụng sau dấu câu, từ ngữ
trong văn bản chƣa đƣợc phù hợp,... Nhiều học sinh chỉ trả lời các câu hỏi ở
phần gợi ý chính vì vậy câu văn cịn rời rạc, chƣa có sự liên kết với nhau.
Xuất phát từ những lý do trên, em đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Một
số biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn theo định hướng phát triển năng lực
cho học sinh lớp 3”.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về biện pháp rèn kĩ năng

viết đoạn văn cho học sinh lớp 3.
Đề xuất một số biện pháp để rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3
theo định hƣớng phát triển năng lực.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Giáo dục
tiểu học và những ai quan tâm đến các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn
cho học sinh lớp 3 theo định hƣớng phát triển năng lực.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cốt lõi trong việc rèn kĩ năng viết
đoạn văn cho học sinh lớp 3 theo định hƣớng phát triển năng lực.
Đề xuất biện pháp giúp các em học sinh rèn kĩ năng viết đoạn văn theo
định hƣớng phát triển năng lực.


4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của các vấn đề dạy học theo định
hƣớng phát triển năng lực trong phân môn Tập làm văn
Nghiên cứu một số biện pháp dạy học tích cực rèn kĩ năng viết đoạn văn
cho học sinh lớp 3.
5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc khóa luận, cần nghiên cứu nội dung mơn Tập làm văn
trong chƣơng trình Tiểu học, đặc biệt là nghiên cứu biện pháp rèn kĩ năng viết
đoạn văn cho học sinh lớp 3 theo hƣớng phát triển năng lực.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn lớp 3 theo định hƣớng phát triển
năng lực.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc, khóa luận đã sử dụng một số biện pháp nghiên cứu

sau:
- Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận đƣợc sử dụng trong suốt quá trình thực hiện
đề tài, nghiên cứu các cơng trình trong và ngồi nƣớc có liên quan đến nội
dung nghiên cứu; nghiên cứu quá trình dạy học môn Tập làm văn theo hƣớng
phát triển năng lực.
- Phƣơng pháp hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp các cơ sở lí luận về dạy học Tập làm văn
theo hƣớng phát triển năng lực.
- Phƣơng pháp điều tra, thống kê: Phƣơng pháp này nhằm khảo sát thực trạng
dạy và học Tập làm văn theo hƣớng tiếp cận năng lực, sau đó thống kê lại các
số liệu đã khảo sát.
- Phƣơng pháp đàm thoại: Trao đổi, trò chuyện với đồng nghiệp, học sinh để
thu thập các thông tin về vấn đề nghiên cứu.


5
- Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến, góp ý của giáo viên các
trƣờng Tiểu học có nhiều kinh nghiệm trong dạy học tiếp cận năng lực, giảng
viên bộ môn Văn, Tiếng Việt, đặc biệt là giảng viên hƣớng dẫn trong q
trình làm khóa luận.
7. Cấu trúc khóa luận
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề rèn kĩ năng viết đoạn văn
theo định hƣớng phát triển năng lực.
Chƣơng 2: Xây dựng các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh
lớp 3 theo định hƣớng phát triển năng lực.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.


6

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ RÈN
KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, giáo dục nƣớc ta đang dần chuyển từ tiếp cận
nội dung sang tiếp cận năng lực của ngƣời học, đề cao việc học sinh vận dụng
kiến thức của bài học vào thực tế hơn là việc học sinh tiếp thu đƣợc những gì
thơng qua mỗi bài học. Quan tâm đến q trình hình thành kiến thức ở học
sinh, chuyển từ phƣơng pháp truyền thụ một chiều sang dạy học hình thành
phẩm chất và năng lực, có nghĩa là sử dụng nhiều phƣơng pháp dạy học tích
cực nhƣ hợp tác nhóm, sử dụng trị chơi học tập, kể chuyện, đóng vai,... kết
hợp với các kĩ thuật dạy học nhƣ kĩ thuật tia chớp, khăn trải bàn, KWL,... và
các phƣơng tiện dạy học đa dạng, phong phú nhằm tăng hứng thú học tập ở
học sinh giúp giờ học đạt hiệu quả cao.
Môn tiếng Việt ở Tiểu học là một trong những môn học đƣợc các nhà
trƣờng ƣu tiên và chú trọng hàng đầu, ngay từ những năm lớp 1 các em đã
đƣợc học tiếng Việt với tổng số là 420 tiết/năm (theo chƣơng trình 2018 của
Bộ Giáo dục và đào Tạo). Đây là mơn học tạo tiền đề để có thể học tốt những
môn học khác. Trong môn tiếng Việt, phân môn Tập làm văn chiếm vị trí
quan trọng, mơn học này giúp học sinh tạo lập văn bản, hình thành, phát triển
năng lực dùng từ đặt câu, khả năng biểu đạt một vấn đề để ngƣời khác hiểu và
học sinh cũng có thể hiểu đƣợc nguồn thông tin mà ngƣời khác đƣa ra.. cịn
rèn luyện cho học sinh kĩ năng tích lũy và sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và
học tập tốt các mơn học khác. Chính vì vậy dạy học mơn Tập làm văn rất khó,
nhất là các em lớp 3. Vì đối tƣợng này các em cịn rất nghèo nàn ngơn ngữ
diễn đạt. Do đó để thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ của mình trong quá trình
dạy học đối với mơn tập làm văn nói riêng của ngƣời giáo viên lớp 3 ngoài



7
những nội dung chƣơng trình yêu cầu thì cần phải có những biện pháp khác
để khắc phục cho học sinh những yếu kém khi học môn học này.
Tác giả Lê Phƣơng Nga đã đƣa ra nhận định trong cuốn giáo trình Phương
pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học 2 của mình rằng: “Dạy học Tập làm văn
khơng phải là bắt đầu từ hoạt động ngôn ngữ, từ sự tổ chức hoạt động ngôn
ngữ mà phải bắt đầu từ những hoạt động khác của học sinh, nói cách khác,
những kích thích nói năng khơng thể tách rời việc hình thành những kĩ năng
khác. Cần phải tổ chức cho học sinh trồng cây, dọn dẹp sân trƣờng trƣớc khi
cho các em kể về một buổi lao động trồng cây, quét dọn sân trƣờng,... Các
hoạt động khác sẽ tạo ra động cơ và nội dung nói năng. Vì vậy. để dạy Tập
làm văn, trƣớc hết phải trau dồi vốn sống của học sinh, phải dạy cho các em
biết suy nghĩ, tạo cho các em có cảm xúc, tình cảm rồi mới dạy cho các em
cách thể hiện suy nghĩ, tình cảm đó bằng ngơn ngữ nói và viết” [12,tr56]. Qua
đây có thể nhận thấy, tác giả đang đề cập đến học qua trải nghiệm trong phân
môn Tập làm văn, liên hệ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để đƣa vào bài học.
Để có một bài văn hay, địi hỏi mỗi học sinh phải có cái nhìn khách quan,
tinh tế về các sự vật xung quanh cùng với đó là trí tƣởng tƣợng phong phú sao
cho mỗi chi tiết nhỏ nhặt đều trở nên sinh động và hấp dẫn. Đề cập đến khả
năng quan sát trong cuốn Văn miêu tả và phương pháp dạy học văn miêu tả
của tác giả Nguyễn Trí, ơng cho rằng “Quan sát là phƣơng pháp chủ yếu để có
tài liệu miêu tả, đây là một khả năng mọi ngƣời có thể luyện tập, trau dồi để
trở nên thành thạo” [15,tr32]. Cịn về trí tƣởng tƣợng, trong cuốn sách Một số
vấn đề dạy học tiếng Việt ở Tiểu học tác giả cho rằng: “Khi quan sát và hồi
tƣởng, ngƣời quan sát thƣờng từ những điều mình quan sát đƣợc nhớ tới hình
ảnh này, hình ảnh khác tƣơng tự. Đó là quá trình tƣởng tƣợng, liên tƣởng
phong phú, táo bạo, mới mẻ, ngƣời quan sát sẽ có những nhận xét cụ thể, tác
động đến ngƣời đọc” [16,tr96].
Trong khóa luận tốt nghiệp Đại học, trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, tác giả

Đàm Thị Hồng Thúy có đƣa ra cách dạy các loại bài văn tả cảnh trong phân


8
môn Tập làm văn thông qua hoạt động trải nghiệm. Theo tác giả muốn tạo lập
một văn bản thì cần thiết phải cho học sinh đƣợc trải nghiệm. Thông qua trải
nghiệm thực tế các em phát triển khả năng quan sát, trí tƣởng tƣợng, giúp
phần làm phong phú vốn từ, từ đó bài văn sẽ trở nên hấp dẫn.
Phân mơn Tập làm văn không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà Giáo
dục, các nhà văn nổi tiếng trong làng văn học Việt Nam cũng thu hút vấn đề
này, nhóm tác giả Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng đã
cùng xuất bản cuốn sách “Văn miểu tả và kể chuyện”. Cuốn sách đó đã đề
cập: “Văn miêu tả rất cần sự quan sát, nhận xét và lựa chọn, cần có sự hiểu
biết càng nhiều, càng sâu sắc, càng tốt về con ngƣời, thiên nhiên và xã hội.
Văn miêu tả cần có sự diễn đạt chính xác, tinh tế, cần có sự hứng thú, tâm hồn
và trí tƣởng tƣợng phong phú”. [12,tr98] Phân môn Tập làm văn góp phần rèn
luyện tƣ duy hình tƣợng, từ óc quan sát đến trí tƣởng tƣợng, từ khả năng tái
hiện các chi tiết đã quan sát đƣợc đến khả năng nhào nặn các chất liệu trong
đời sống thực để xây dựng nhân vật, cốt truyện. Khả năng tƣ duy logic của
học sinh cũng đƣợc phát triển qua q trình phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn,
.
Để giao tiếp phải có thái độ đúng đắn với đối tƣợng giao tiếp. Phân môn
Tập làm văn khi dạy các nghi thức cũng đồng thời dạy cách cƣ xử đối với mọi
ngƣời nhƣ sự lễ phép, lịch sự trong nói năng. Để viết văn cần có những hiểu
biết và tình cảm với đối tƣợng đƣợc viết, vì vậy phân mơn Tập làm văn đã tạo
cho học sinh có sự hiểu biết và tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với
con ngƣời và vạn vật xung quanh: từ một cơn mƣa, một buổi sáng đẹp trời,
một em bé đang tập đi, một phụ nữ đang gặp khó khăn đến một chú gà trống,
một đồ vật đã từng gắn bó. Từ đây tâm hồn và nhân cách của các em sẽ đƣợc
hình thành và phát triển.

Các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập đến hoạt động trải nghiệm đối
với Tập làm văn, các phƣơng pháp dùng trong văn miêu tả, cách học tốt mơn
tập làm văn. Tuy nhiên cịn chƣa làm sáng tỏ các biện pháp rèn kĩ năng viết


9
đoạn văn theo tiếp cận nội dung. Vậy nên ở đề tài này, tôi sẽ đi sâu để nghiên
cứu vấn đề này.
1.1.2. Vấn đề năng lực
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi con ngƣời là trung tâm của
mọi chính sách kinh tế - xã hội. Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội,
nguồn lực con ngƣời đƣợc xem là yếu tố quyết định so với các nguồn lực
khác, nguồn lực con ngƣời vừa là phƣơng tiện, vừa là mục tiêu của sự phát
triển. Do đó, vấn đề đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực,
trong đó có việc phát triển năng lực cá nhân con ngƣời là vấn đề quan trọng,
không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trƣờng, hội nhập quốc
tế mà còn là cơ sở, điều kiện bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất
nƣớc. Trong điều kiện hội nhập quốc tế chúng ta có nhiều cơ hội mới, nhƣng
cũng có khơng ít những thách thức và những yêu cầu mới đối với sự phát
triển của con ngƣời. Hội nhập quốc tế làm cho nền kinh tế Việt Nam phát
triển năng động, nhƣng cũng làm cho thị trƣờng lao động mang tính quốc tế
hóa rất cao; chuyên môn của ngƣời lao động cũng đƣợc nâng lên; tính phức
tạp và u cầu của cơng việc càng cao; mức độ cạnh tranh ở thị trƣờng lao
động, môi trƣờng làm việc ngày càng gay gắt hơn; môi trƣờng xã hội ngày
càng phức tạp,… buộc năng lực con ngƣời Việt Nam phải đƣợc phát triển.
Điều đó càng địi hỏi mỗi cá nhân con ngƣời Việt Nam phải có năng lực tồn
diện mới có thể đáp ứng đƣợc u cầu. Đó khơng chỉ là năng lực về trí tuệ,
năng lực chun mơn, mà cịn là năng lực thích ứng, năng lực sáng tạo, năng
lực tự học, năng lực hòa nhập trong cộng đồng đa văn hóa, ... Do đó, ngày
nay, phát triển tồn diện con ngƣời cũng có nghĩa là phải chú trọng đến phát

triển toàn diện năng lực của từng cá nhân con ngƣời. Phát triển năng lực con
ngƣời Việt Nam hiện nay vừa phải đáp ứng yêu cầu của thời đại vừa phải phù
hợp với các định hƣớng giá trị xã hội và khả năng thực tế của con ngƣời Việt
Nam…


10
Đối với chƣơng trình giáo dục phổ thơng mới hiện nay, các nhà giáo dục
đã và đang chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Phát
triển năng lực cho học sinh là một trong những nội dung quan trọng đối với
các nhà trƣờng tiểu học, nhằm tạo ra một sân chơi mới cho học sinh, phát huy
tối đa năng lực, sở thích, tạo bầu khơng khí sơi nổi hăng say ai kích thích
hứng thú học tập của học sinh. Trong những năm gần đây, giáo dục chú trọng
vào phát triển những khả năng riêng biệt của mỗi học sinh, giúp các em khám
phá định hƣớng ảnh và phát triển tối đa năng lực của bản thân mình. Ngành
giáo dục đã tập trung đổi mới tồn diện công tác quản lý ở các nhà trƣờng,
Kiểm tra công tác giảng dạy của giáo viên, Sử dụng linh hoạt các phƣơng
pháp dạy học sao cho mỗi tiết học học sinh đều cảm thấy hứng thú vui vẻ. Kết
hợp các phƣơng tiện dạy học để phát triển tối đa năng lực của học sinh.
Từ năng lực trong tiếng Anh đƣợc dùng với nhiều thuật ngữ khác nhau
nhƣ là: capability, ability, competency, capacyty,...
Capabitity ở đây đƣợc hiểu là khả năng mà cá nhân thể hiện khi tham gia một
hoạt động nào đó. Ví dụ: khả năng ca hát, khả năng hội họa,...
Competency hay chính là năng lực hành động: khả năng thực hiện hiệu quả
các hành động, các vấn đề liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ
sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động.
Attibute – phẩm chất (tính cách hay nhân cách) cá nhân của mỗi ngƣời. Nhƣ
là khả năng theo đuổi kiên trì và giải quyết vấn đề.
Đã có nhiều khái niệm về năng lực đƣợc các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nƣớc chỉ ra, theo quan điểm của nhà tâm lí học ngƣời Nga. A.

Cruchetxki thì năng lực là: “Một phức hợp các đặc điểm tâm lí cá nhân của
con ngƣời đáp ứng những yêu cầu của một hoạt động nào đó và là điều kiện
để thực hiện thành cơng hoạt động đó”.
Theo tác giả Xavier Roegies thì năng lực là sự tích hợp các kĩ năng tác
động một cách tự nhiên lên các nội dung trong một loại tình huống cho trƣớc,
để giải quyết các vấn đề do tình huống này đặt ra. [5,tr87]


11
Ở Việt Nam, cũng có nhiều tác giả đã đƣa ra quan điểm của mình về năng
lực, với Nguyễn Cơng Khanh ông đƣa ra khái niệm: Năng lực là khả năng làm
chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng
một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả
vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
Tác giả Lê Đức Ngọc lại cho rằng: Năng lực là khả năng vận dụng đồng
bộ các kiến thức, kĩ năng, thái độ và phẩm chất đã tích lũy đƣợc để ứng xử,
xử lí tình huống hay để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả.
Từ những quan niệm trên, có thể thấy rằng: Bản chất của năng lực là khả
năng của mỗi cá nhân có thể huy động, tổng hớp các kiến thức, kĩ năng, thái
độ và phẩm chất đã tích lũy đƣợc để có xử lí hiện thành cơng một công việc
trong bối cảnh nhất định. Năng lực đƣợc biểu hiện qua việc vận dụng các nội
dung và các kĩ thuật trong tình huống có ý nghĩa chứ khơng tiếp thu tri thức
rời rạc. Là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với
thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,nhắm đáp ứng hiệu quả một yêu
cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Nói một cách dễ hiểu
năng lực là khả năng làm chủ và vận dụng hợp lý các kiến thức,kinh nghiệm,
thái độ một cách có hứng thú để hành động một cách có hiệu quả trong các
tình huống đa dạng của cuộc sống
Có thể nhận thấy năng lực có các đặc điểm nhƣ: Tính cá nhân, tính hoạt
động có hiệu quả, tính bối cảnh, tính huy động tổng hớp kiến thức, kĩ năng,

thái độ,...
Ở chƣơng trình giáo dục phổ thơng tổng của Việt Nam, năng lực đƣợc coi
là: “Thuộc tính cá nhân đƣợc hình thành và phát triển nhờ tố chất sẵn có và
q trình học tập, rèn luyện, cho phép ngƣời đọc huy động tổng hợp các kiến
thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác nhƣ: hứng thú, niềm tin, ý chí,...
thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn
trong điều kiện hoạt động cụ thể. [1,tr58]


12
Việc áp dụng các biện pháp phát triển năng lực là điều rất cần thiết đối với
học sinh tiểu học, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn và tích cực tham gia vào
hoạt động của nhà trƣờng, đƣợc bày tỏ ý kiến, tăng cƣờng vận dụng kiến thức
nhằm giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn; đồng thời cũng góp
phần đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy học, nâng cao chất lƣợng giáo dục
toàn diện cho học sinh trong các nhà trƣờng.
1.1.3. Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học
Phát triển năng lực là khả năng mà con ngƣời có thể hồn thành nhiệm vụ
đặt ra, phát triển nhân cách, trong đó yếu tố quyết định là tính tích cực hoạt
động và giao lƣu của cá nhân. Phát triển sự kiên trì học tập, rèn luyện và tích
lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn. Mỗi cá nhân phải
biết huy động các kiến thức, kĩ năng tổng hợp của bản thân, cùng với đó là
các thuộc tính cá nhân nhƣ hứng thú, niềm tin, ý chí,... để thực hiện thành
cơng nhiệm vụ.
Định hƣớng phát triển năng lực là hƣớng tới giúp ngƣời học có thể phát
triển các kiến thức, năng lực, phẩm chất hiện đại và thiết thực, giáo dục hài
hịa đức, trí, thể, mĩ. Quan trọng hơn cả là phải biết vận dụng vào thực tế, chứ
không dừng lại ở lí thuyết. Ngƣời dạy với vai trị tổ chức, hƣớng dẫn phải
khơi gợi đƣợc sự hứng thú, tính tích cực, chủ động ở ngƣời học. Bên cạnh đó
cần tích hợp kiến thức ở nhiều môn học khác nhau, phát triển tối đa tiềm năng

ở từng học sinh để giải quyết hiệu quả vấn đề.
Mỗi học sinh là một cá thể độc lập, bởi thế trình độ, năng lực, nhu cầu,
hứng thú, sở thích,... của mỗi ngƣời là khác nhau, dạy học tiếp cận năng lực
có thể hiểu là tìm ra những phƣơng pháp, cách thức để phù hợp với từng học
sinh để phát triển tối đa phẩm chất và năng lực thay vì chỉ cung cấp những
kiến thức khơ khan, dập khuân, máy móc. Dạy học theo định hƣớng phát triển
năng lực là mơ hình dạy học với mục tiêu phát triển tối đa phẩm chất và năng
lực của ngƣời học thông qua tổ chức các hoạt động học tập tích cực, chủ
động, sáng tạo dƣới sự định hƣớng của giáo viên. Đối với mơ hình này, có thể


13
dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của mỗi học sinh thơng qua q trình, qua các
sản phẩm học sinh làm đƣợc bằng những cách thức khác nhau.
Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực gồm có 4 đặc điểm chính:
Thứ nhất, dựa vào hứng thú, nhu cầu, kiến thức, sở thích cũng nhƣ các thế
mạnh của học sinh để phân hóa các đối tƣợng học sinh. Với cách thức này,
cho phép mỗi cá nhân đa dạng hóa việc học để đáp ứng nhu cầu của bản thân.
Ngồi hình thức học tập trên lớp, học sinh có thể học thêm trên sách, báo,
internet và các phƣơng tiện khác, học sinh là trung tâm của quá trình học tập
vì vậy tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh đƣợc học tập, sáng tạo.
Thứ hai, dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực để học sinh có thể vận
dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế xung quanh các em,
thay vì chú trọng đến việc học sinh đã tiếp thu đƣợc những kiến thức gì thì
giờ đây chú trọng đến việc học sinh làm đƣợc gì dựa vào kiến thức, kĩ năng
đã học.
Thứ ba, việc đánh giá năng lực học sinh dựa trên việc học sinh làm chủ kiến
thức của mình nhƣ thế nào. Không quá đề cao thời gian học tập, kỳ học hay
cấp học mà chú ý đến năng lực của học sinh đến đâu.
Thứ tƣ, dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh có thể thoải mái

lựa chọn cả tài liệu, thời điểm và tốc độ học tập. phát triển tối đa kĩ năng để
đạt đƣợc mục tiêu học tập.
Tóm lại, dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh sẽ là trung
tâm của quá trình giáo dục, giáo viên là ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn, đƣa ra
những phƣơng pháp, hình thức dạy – học phù hợp để tất cả các học sinh đều
phát triển đƣợc phẩm chất, năng lực. Định hƣớng phát triển năng lực này cho
phép giáo viên và học sinh đều linh hoạt trong quá trình dạy-học vì vậy quá
trình học tập đạt hiệu quả, học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
1.1.4. Nội dung, chƣơng trình Tập làm văn lớp 3
a. Mục tiêu


14
Tiếng Việt lớp 3 cũng đƣợc đánh giá là một trong những mơn học quan
trọng nhất của Chƣơng trình đào tạo lớp 3. Bộ môn Tiếng Việt gồm nhiều
phân môn nhƣ: chính tả, tập đọc, tập viết, kể chuyện,... Và một phân mơn
khơng thể thiếu đó là Tập làm văn. Phân môn Tập làm văn lớp 3 tận dụng
những kỹ năng và hiểu biết tiếng Việt, do các môn học khác rèn luyện và
cung cấp, đồng thời góp phần hồn thiện chúng sau khi tích lũy đƣợc các kĩ
năng mơn học này mang lại bài. Để làm đƣợc một bài văn nói hoặc viết
ngƣời làm phải hồn thiện cả 4 kỹ năng: đọc, viết, nói, nghe và phải tận dụng
tốt kiến thức Tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này các kỹ năng và kiến
thức đó đƣợc hồn thiện và nâng cao dần. Phân môn tập làm văn lớp 3 dành
cho học sinh một số kỹ năng sản sinh văn bản (nói và viết). Từ đó tiếng Việt
khơng chỉ là một hệ thống cấu trúc đƣợc xem xét trong từng phần, từng mặt
qua từng phân môn mà trở thành một cơng cụ sinh động trong q trình giao
tiếp, học tập, tƣ duy, sáng tạo. Nói cách khác tập làm văn đã góp phần thực
hiện hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy học tiếng Việt. Học sinh
sử dụng tiếng mẹ đẻ trong đời sống sinh hoạt và trong quá trình lĩnh hội các
tri thức khoa học khác.

Mục tiêu của dạy học Tập làm văn lớp 3 gồm có:
Một là, hình thành ở học sinh các phẩm chất (yêu nƣớc, nhân ái, chăm chỉ,
trung thực, trách nhiệm), nhóm năng lực chung (năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và nhóm
năng lực chuyên biệt (năng lực ngơn ngữ và năng lực văn học). Ngồi ra cịn
hình thành năng lực năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
Hai là, cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về tiếng Việt. Qua
những bài Tập làm văn, học sinh còn đƣợc bổ sung kiến thức về xã hội, văn
hóa, tự nhiên và con ngƣời, đƣợc tiếp xúc với nền văn học lâu đời của Việt
Nam và nƣớc ngoài.
Ba là, hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng để sử dụng tiếng
Việt hiệu quả, để học sinh có thể diễn tả đƣợc những mong muốn, cảm nhận,


15
đề nghị,... của mình cho ngƣời khác một cách dễ dàng, dễ hiểu và có hiệu quả.
Giúp phát triển quá trình học tập và giao tiếp của học sinh.
Bốn là, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân
cách của con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bồi dƣỡng lòng yêu nƣớc,
lòng tự hào dân tộc.
b. Vị trí
Mơn Tập làm văn là mơn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các
kiến thức và kĩ năng đã học của các phân môn tiếng việt; rèn cho học sinh kĩ
năng sản sinh ngôn bản, để đƣa tiếng Việt trở thành công cụ tổng hợp để giao
tiếp; dạy cho học sinh cách sử dụng tiếng Việt để có thể giao tiếp, tƣ duy và
học tập các môn học khác và sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
c, Nhiệm vụ
Giúp học sinh tạo ra đƣợc những ngôn bản nói và viết khác nhau do
chƣơng trình quy định; hình thành, phát triển năng lực tạo lập ngơn bản ở học
sinh: Xác định mục đích nói, lập ý, triển khai ý thành lời, viết thành câu, đoạn

bài,...; rèn kĩ năng nói theo các nghi thức nói, viết của các văn bản thông
thƣờng; rèn kĩ năng quan sát, biểu đạt một cách có hình ảnh, âm thanh; rèn kĩ
năng tƣ duy và hình thành nhân cách cho học sinh.
d, Chƣơng trình dạy học Tập làm văn
Lớp 3: Gồm những nội dung sau:
- Kể chuyện: Những câu chuyện đã nghe, những câu chuyện trong cuộc
sống hằng ngày.
- Nói theo chủ đề: Quê hƣơng, cảnh đẹp của đất nƣớc, giới thiệu về
trƣờng và hoạt động trƣờng...
Bảng 1.1. Thống kê các bài tập làm văn học lớp 3
Tuần/chủ điểm

Tên bài

Tuần 1: Măng non

Nói về Đội Thiếu niên Tiền phong vào tờ
giấy in sẵn

Tuần 2: Măng non

Viết đơn (đơn xin vào đội Thiếu niên tiền


16
phong Hồ Chí Minh)
Tuần 3: Mái ấm

Kể về gia đình, điền vào tờ giấy in sẵn


Tuần 4: Mái ấm

Nghe – kể: Dại gì mà đổi
Điền vào tờ giấy in sẵn

Tuần 5: Tới trƣờng

Tập tổ chức cuộc họp

Tuần 6: tới trƣờng

Kể lại buổi đầu em đi học (5-7 câu)

Tuần 7: Cộng đồng

Nghe – kể: Khơng nỡ nhìn
Tập tổ chức 1 cuộc họp

Tuần 8: Cộng đồng

Kể về ngƣời hàng xóm

Tuần 9:

Ơn tập giữa học kì 1

Tuần 10: Quê hƣơng

Tập viết thƣ và phong bì thƣ


Tuần 11: Q hƣơng

Nghe – kể: Tơi có đọc đâu
Nói về quê hƣơng

Tuần 12: Bắc – Trung- Nam

Nói, viết về cảnh đẹp đất nƣớc

Tuần 13: Bắc – Trung - Nam

Viết thƣ

Tuần 14: Anh em một nhà

Nghe – kể : Tôi cũng nhƣ bác
Giơi thiệu hoạt động

Tuần 15: Anh em một nhà

Nghe – kể : Giấu cày
Giới thiệu về tổ em

Tuần 16: Thành thị và nông Nghe – kể: Kéo cây lúa lên
thơn

Nói về thành thị và nơng thơn

Tuần 17: Thành thị và nông Viết về thành thị, nông thơn
thơn

Tuần 18

Ơn tập học kì 1
HỌC KÌ 2

Tuần 19: Bảo vệ Tổ quốc

Nghe- kể: Chàng trai làng Phù Ủng

Tuần 20: Bảo về Tổ quốc

Báo cáo hoạt động

Tuần 21: Sáng tạo

Nói về trí thức


17
Nghe – kể: Nâng niu từng hạt giống
Tuần 22: Sáng tạo

Nói, viết về một ngƣời lao động trí óc

Tuần 23: Nghệ thuật

Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật (7-10
câu)

Tuần 24: Nghệ thuật


Nghe-kể: Ngƣời bán quạt may mắn

Tuần 25: Lễ hội

Kể về lễ hội

Tuần 26: Lễ hội

Kể , viết về một ngày hội

Tuần 27:

Ơn tập giữa học kì 2

Tuần 28: Thể thao

Kể lại một trận thi đấu thể thao
Viết lại một tin thể thao trên báo, đài

Tuần 29: Thể thao

Viết về một trận thi đấu thể thao

Tuần 30: Ngôi nhà chung

Viết thƣ cho một bạn nƣớc ngoài để làm
quen và bày tỏ tình thân ái (10 câu)

Tuần 31: Ngơi nhà chung


Thảo luận về bảo vệ môi trƣờng

Tuần 32: Ngôi nhà chung

Nói, viết về bảo vệ mơi trƣờng (7-10 câu)

Tuần 33: Bầu trời và mặt đất

Ghi chép sổ tay

Tuần 34: Bầu trời và mặt đất

Nghe kể: Vƣơn tới các vì sao
Ghi chép sổ tay

Tuần 35

Ơn tập học kì 2

e. u cầu cần đạt về kĩ năng viết đoạn văn, văn bản ở lớp 3 theo Chƣơng
trình Giáo dục phổ thơng 2018
* Yêu cầu cần đạt
+ Quy trình viết: Biết viết theo các bƣớc: xác định nội dung viết (viết về cái
gì); hình thành một vài ý lớn; viết thành đoạn văn; chỉnh sửa lỗi (dùng từ, đặt
câu, dấu câu, viết hoa) dựa vào gợi ý.
+ Thực hành viết


18

- Viết đƣợc đoạn văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến, tham gia.
- Viết đƣợc đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật.
- Viết đƣợc đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc về con ngƣời, cảnh vật dựa
vào gợi ý.
- Viết đƣợc đoạn văn ngắn nêu lí do vì sao mình thích hoặc khơng thích một
nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
- Viết đƣợc đoạn văn ngắn giới thiệu về bản thân, nêu đƣợc những thông tin
quan trọng nhƣ: họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, sở thích, ƣớc mơ của bản thân.
- Viết đƣợc thông báo hay bản tin ngắn theo mẫu; điền đƣợc thông tin vào
một số tờ khai in sẵn; viết đƣợc thƣ cho ngƣời thân hay bạn bè (thƣ viết tay
hoặc thƣ điện tử).
* Nội dung
Văn bản văn học
- Cổ tích, ngụ ngôn, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả
- Bài thơ, đồng dao, ca dao, vè
Độ dài của văn bản: truyện khoảng 200 - 250 chữ, bài miêu tả khoảng 180 200 chữ, thơ khoảng 80 - 100 chữ
Văn bản thông tin
- Văn bản giới thiệu một đồ vật, văn bản thuật lại một hiện tƣợng gồm 2 - 3 sự
việc
- Thông báo ngắn, tờ khai in sẵn
Độ dài của văn bản: khoảng 120 - 150 chữ


×