Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Khóa luận tốt nghiệp một số biện pháp rèn luyện knht cho trẻ mấu giáo lớn (5 6 tuổi) thông qua trò chơi đvtcđ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.11 KB, 86 trang )

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hợp tác là một đặc trưng cơ bản trong hoạt động của con người. Con người
không thể sống và hoạt động khám phá thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của
mình nếu khơng có mối quan hệ hợp tác trong mối quan hệ với mọi người xung
quanh. Sức mạnh của con người chính là xã hội mà ở đó con người hợp tác với nhau
để cùng tồn tại và phát triển.
Sự phát triển của mỗi cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào q trình hịa nhập
cuộc sống xã hội của cá nhân đó. Kĩ năng hợp tác (KNHT) giúp cho người học lĩnh
hội những giá trị xã hội trong quá trình tham gia các hoạt động chung. Nó là điều
kiện quan trọng để hình thành và phát triển tồn diện nhân cách như: trí tuệ, tình
cảm, ý chí, ngơn ngữ…khi tham gia vào các hoạt động chung thì các hành vi xã hội
của trẻ cũng được trải nghiệm và thử thách.
KNHT có vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển của con người nói
chung và trẻ em nói riêng. Đối với trẻ nhỏ, khi có KNHT trẻ có thể hiểu được sâu
sắc, toàn diện và biết đánh giá ý tưởng của nhiều người, dễ dàng hòa nhập vào
nhiều hoạt động, nhiều sự kiện khác nhau và trên cơ sở đó, trẻ sẽ có cơ hội được trải
nghiệm, tìm ra nhiều giải pháp dựa trên quá trình học hỏi kinh nghiệm của nhiều cá
nhân.
Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp cho trẻ phát triển tốt về thể chất, trí tuệ,
thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp
một, hướng đến phát triển những kỹ năng sống, kỹ năng xã hội cần thiết cho bản
thân, gia đình và cộng đồng như: Kỹ năng giao tiếp, KNHT, kỹ năng tự lập…Để
phát triển một cách tồn diện việc hình thành KNHT cho trẻ là một trong những
nhiệm vụ mà ngành giáo dục mầm non đang hướng tới.
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo, trong đó
trị chơi đóng vai theo củ đề (ĐVTCĐ) đề giữ vai trị quan trọng trong việc hình
thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Trong quá trình vui chơi, trẻ được tự do thực
hiện ý tưởng của mình, tự tìm kiếm phương tiện để thực hiện trò chơi, tự điều chỉnh
hành vi của mình sao cho phù hợp, biết tự hợp tác cùng nhau.




2
Thực tiễn ở nước ta hiện nay vấn đề phát triển KNHT cho trẻ mẫu giáo chưa
thực sự được quan tâm đúng mức, khi thực hiện hoạt động chơi đóng vai theo chủ
đề cho trẻ, giáo viên còn áp đặt cho trẻ chơi theo ý tưởng của mình, do vậy trẻ
thường rơi vào thế bị động bởi sự tác động không đúng lúc của giáo viên. Nhiều
giáo viên chưa thực sự có những biện pháp hữu hiệu tác động đến kỹ năng của trẻ.
Do đó làm mất đi tính hợp tác, sự tự tin của trẻ trong quá trình hoạt động.
Xuất phát từ những lí do trên, tơi đã mạnh dạn lựa chọn: “Một số biện pháp
rèn luyện KNHT cho trẻ mấu giáo lớn (5-6 tuổi) thơng qua trị chơi ĐVTCĐ” làm
đề tài nghiên cứu.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Về lý luận
- Làm rõ cơ sở lý luận của KNHT và rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi),
vai trò của trò chơi ĐVTCĐ trong việc rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi). Các
yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi).
- Xác định cơ sở khoa học của việc xây dựng một số biện pháp rèn KNHT
thơng qua trị chơi ĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi).
2.2. Về thực tiễn
- Đề xuất được một số biện pháp rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
thơng qua trị chơi ĐVTCĐ với những hướng dẫn hoạt động cụ thể.
- Đề tài là tài liệu tham khảo cần thiết cho sinh viên ngành Giáo dục mầm
non và giáo viên mầm non quan tâm đến vấn đề rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo (5-6
tuổi) thơng qua trị chơi ĐVTCĐ.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm xây dựng một số biện pháp rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo
(5-6 tuổi) thơng trị chơi ĐVTCĐ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận của q trình rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi)

thơng qua trò chơi ĐVTCĐ.
- Điều tra thực trạng việc rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi) thơng qua
trị chơi ĐVTCĐ.
- Xây dựng một số biện pháp rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi) thơng
qua trị chơi ĐVTCĐ.


3
- Thực nghiệm sư phạm một số biện pháp đề ra và kiểm chứng tính khả thi
của đề tài.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi) thông qua trò chơi
ĐVTCĐ.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu mức độ biểu hiện KNHT cho trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi) thơng qua
trị chơi ĐVTCĐ theo các chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non hiện hành (
Chủ đề: Gia đình, nước và các hiện tượng tự nhiên, nghề nghiệp, trường mầm non,
quê hương đất nước,…).
- Nghiên cứu rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi) thơng qua trị chơi
ĐVTCĐ và tổ chức thực nghiệm ở trường Mầm non Hùng Vương - thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu phân tích, hệ thống hóa, khái qt hóa các vấn đề lí luận có liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát
Đây là phương pháp nghiên cứu chủ yếu trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi) chưa biết
đọc, chưa biết chữ, vì vậy cần phải tiến hành quan sát và ghi chép để nhận xét, đánh
giá về mức độ biểu hiện KNHT cho trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi) thơng qua trị chơi

ĐVTCĐ.
Quan sát và đánh giá những biện pháp hình thành KNHT cho trẻ mẫu giáo
(5-6 tuổi) mà giáo viên đã sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho
trẻ.
6.2.2. Phương pháp đàm thoại
Trao đổi với giáo viên về việc sử dụng một số biện pháp hình thành và phát
triển KNHT cho trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi) thơng qua trị chơi ĐVTCĐ để bổ sung và
các số liệu tra cứu bằng anket, tiến hành thực nghiệm sư phạm.


4
Trò chuyện với trẻ để thấy được nhu cầu hợp tác và sự phát triển KNHT cho
trẻ thông qua các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động vui chơi nói riêng, đặc
biệt là thơng qua trị chơi ĐVTCĐ. Đồng thời tìm hiểu thêm các yếu tố ảnh hưởng
đến KNHT của trẻ thông qua các hoạt động giáo dục.
6.2.3. Phương pháp điều tra bằng anket
Tiến hành điều tra thực trạng sử dụng các biện pháp để rèn KNHT cho trẻ
qua trò ĐVTCĐ của đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy lớp mẫu giáo (56 tuổi) ở một số trường Mầm non.
Tiến hành điều tra việc chỉ đạo và cách đánh giá các biện pháp rèn KNHT
cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục ở trường Mầm non nói chung và hoạt
động vui chơi nói riêng, đặc biệt là qua trò chơi ĐVTCĐ của đội ngũ cán bộ quản lý
chuyên môn của một số trường Mầm non ở tỉnh Phú Thọ.
Sử dụng phiếu điều tra để trao đổi với phụ huynh từ đó tìm hiểu mức độ biểu
hiện KNHT của trẻ với mọi người xung quanh cũng như xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến KNHT cho trẻ.
6.2.4. Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng cơng thức toán học để xử lý các số liệu đã thu được từ khảo sát thực
trạng và thực nghiệm.
6.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng thực nghiệm sư phạm để phát hiện vấn đề, áp dụng các biện pháp đã

đề xuất để kiểm chứng tính khoa học của các biện pháp đã đề xuất.


5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
KNHT là một trong những kỹ năng rất cần thiết của mỗi con người trong
thời kì hội nhập. Các chun gia của nước ngồi rất coi trọng con người Việt Nam
bởi sự thông minh và cần cù… Tuy nhiên người Việt Nam lại chưa thực sự thành
cơng bởi lẽ chúng ta cịn hạn chế sự hợp tác trong công việc và cuộc sống, chưa biết
làm việc theo êkip, chưa thực sự biết liên kết với nhau để tạo thành sức mạnh.
Do ảnh hưởng của Nho giáo phong kiến, nên việc hình thành các kĩ năng cho
trẻ ở Việt Nam cịn mang tính áp đặt, khn mẫu, hạn chế. Đối với xã hội hiện nay,
trước xu thế tồn cầu hóa, giao lưu giữa các nước trên thế giới mở rộng, điều đó bắt
buộc con người phải có khả năng hợp tác một cách linh hoạt trên tất cả các lĩnh vực,
phải chủ động đến việc hình thành kĩ năng. KNHT không chỉ dừng lại ở trong dạy
học, giáo dục nhân cách cho người học. Kĩ năng là chất lượng cá nhân ở dạng hiện
thực và dạng tiềm năng đảm bảo cho cuộc sống cá nhân luôn phát triển và khơng
ngừng hồn thiện trong quan hệ cộng đồng. KNHT giúp con người giải quyết mọi
công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả, biết giải quyết các vấn đề theo hướng
tích cực, biết chia sẻ, lắng nghe và chấp nhận người khác. Đồng thời kĩ năng này
được hình thành ngay ở lứa tuổi mầm non nhằm phát triển nhân cách con người một
cách hoàn thiện.
Để tồn tại và phát triển, từ bao đời nay mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng dù
muốn hay không vẫn không ngừng hợp tác với nhau để chinh phục thiên nhiên hay
giải quyết các vấn đề xã hội. Thực tế lịch sử cho thấy có nhiều cộng đồng mặc dù
thiếu tài nguyên nhưng vẫn phát triển rất nhanh và ngược lại nhiều cộng đồng sở
hữu tài nguyên phong phú nhưng vẫn rơi vào tình trạng trì trệ, kém phát triển.

Nguyên nhân dẫn đến thành cơng thì có nhiều nhưng có thể nói rằng, tất cả các
cộng đồng rơi vào tình trạng biệt lập đều kém phát triển, nghèo nàn và lạc hậu, còn
những cộng đồng phát triển đều biết hợp tác và hiện hợp tác ở mức độ rất cao với
các cộng đồng khác.
Điều cần nói là xã hội lồi người hiện đã phát triển đến trình độ cao, với sự
xuất hiện của nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức, con người không thể hợp tác


6
một cách rời rạc và nhiều khi là do tình thế thúc ép không như trước nữa. Ngày nay,
hợp tác không chỉ là nhu cầu tăng thêm sức lực hoặc trí thức để hồn thành những
mục tiêu chung, mà quan trọng hơn là mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng ngày càng trở
nên lệ thuộc vào nhau. Vì vậy nhu cầu hợp tác đã trở nên bức thiết với mọi cá nhân
và cộng đồng. Cự tuyệt hợp tác hoặc thiếu KNHT đồng nghĩa với việc trì trệ và kém
phát triển. Cuộc sống mới đòi hỏi phải nhận thức lại vai trò và khả năng hợp tác như
là một giải pháp chủ yếu để nhân loại chung sống và phát triển.
Ngay từ xưa con người đã biết sống cùng nhau và nương tựa vào nhau để tồn
tại và phát triển, biết giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau hồn thành mọi cơng việc trong
cuộc sống. Vì vậy, KNHT rất cần thiết đối với cuộc sống của con người. Ông cha ta
đã nhấn mạnh sức mạnh của việc gắn kết với nhau cùng nhau làm việc, điển hình
như câu truyện “bó đũa”.
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài xoay quanh
hoặc liên quan đến vấn đề KNHT. Cụ thể:
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới
* Nghiên cứu về ý nghĩa, tầm quan trọng của KNHT
Trong lịch sử đã từng có những triết học về sự sinh tồn, chẳng hạn như
thuyết Darwin xã hội, các tư tưởng cực đoan của Quốc xã, đưa ra luận điểm rằng để
sinh tồn một cá nhân hoặc cộng đồng này phải loại trừ cá nhân hoặc cộng đồng
khác. Thậm chí đã có thời người ta chủ trương rằng để phát triển giai cấp này phải
triệt tiêu giai cấp kia. Thực chất đó là triết học của sự loại trừ và chia rẽ, nó ủng hộ

một thực thể này chống lại một thực thể khác. Triết học này khơng phải gì khác
ngồi sự biện minh cho các cuộc chiến tranh và thực chất là thứ triết học chống lại
con người, triết học sai lầm này đã đưa nhiều cộng đồng vào ngõ cụt và mang lại
những hậu quả bi thảm trong lịch sử nhân loại. Thực tế cho thấy mỗi cá nhân và
mỗi cộng đồng phát triển không phải bằng sự loại trừ cá nhân và cộng đồng (những
đối thủ) mà ngược lại phải hợp tác hiệu quả nhất với cá nhân và cộng đồng khác
(những đối tác). Theo họ, nhân loại cần một triết học mới, triết học về sự hợp tác
nhân loại, bởi bản chất của tự nhiên là hợp tác chứ không phải loại trừ và chia rẽ.
Triết học hợp tác là triết học của sự hịa bình và phát triển, nó giúp cho mỗi cộng
đồng biết cách cùng nhau chung sống và kiến tạo tương lai và vì vậy có thể nói triết
học hợp tác chính là triết học nhân văn, hiện đại. Để lí giải vấn đề quan trọng là tại


7
sao khả năng hợp tác của một cá nhân hay một cộng đồng nào đó lại kém hơn so với
các thực thể khác, chúng ta cần xem xét bản chất của hợp tác dưới góc độ triết học
của nó.
* Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến KNHT
Năm 1990, các tác giả R.Johnson nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
KNHT, các ông đưa ra cốt lõi của KNHT.
- Yếu tố thứ nhất: Sự phụ thuộc tích cực vào nhau: Trong quá trình làm việc
cùng nhau trẻ nhận ra “cùng hội cùng thuyền”. Vì vậy các thành viên trong nhóm
phải gắn kết với nhau theo cá nhân cũng như tồn nhóm. Nhóm chỉ có thể thành
cơng nếu các thành viên cố gắng hết mình. Trong quá trình làm việc cùng nhau, trẻ
có 2 nhiệm vụ chính: Hồn thành nhiệm vụ được giao và giúp đỡ các thành viên
khác hoàn thành nhiệm vụ.
- Yếu tố thứ 2: Sự tương tác mặt đối lập: Làm việc cùng nhau đòi hỏi phải có
sự trao đổi qua lại tích cực giữa các thành viên độc lập trong nhóm. Điều đó được
thực hiện khi các thành viên trong nhóm nhìn thấy nhau trong q trình trao đổi. Sự
tương tác đối mặt có tác dụng tích cực đối với trẻ như tăng cường động cơ học tập,

nảy sinh hứng thú mới, kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tư tưởng, tình cảm, giải quyết
các vấn đề, tăng cường các kĩ năng xã hội, biết bày tỏ thái độ, phản hồi bằng các
hình thức: Lời nói, cử chỉ, nét mặt… Điều này cũng được tác giả Ronald
L.Applbaum, Edward M.Bodaken, Kenneth K.Sereno, Karal W E.Anatol nhấn
mạnh trong tác phẩm “The process of group”
- Yếu tố thứ 3: Trách nhiệm cá nhân cao: Nhóm cần phải được tổ chức sao
cho các thành viên trong nhóm khơng trốn tránh công việc hoặc học tập. Mỗi thành
viên thực hiện một cơng việc nhất định. Các vai trị ấy được ln phiên thường
xuyên trong các nội dung hoạt động khác nhau. Mỗi thành viên phải hiểu rằng
không thể dựa vào công việc của người khác.
-Yếu tố thứ 4: Kĩ năng hợp tác nhóm nhỏ: Trẻ biết tham gia và hoạt động
nhóm, khơng bỏ nhóm, kĩ năng giao tiếp: Biết chờ đợi, luân phiên đến lượt, xử lý
thông tin. Kĩ năng xây dựng niềm tin như bày tỏ sự ủng hộ bằng ánh mắt, nụ cười,
yêu cầu giải thích và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Kĩ năng giải quyết các bất đồng,
xung đột như kiềm chế, không xúc phạm người khác.


8
- Yếu tố thứ 5: Nhận xét nhóm: Yếu tố này giúp cho bản thân trẻ nhận được
những ưu điểm và khuyết điểm của người khác cũng như chính bản thân mình.
* Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc hợp tác
Khi làm việc cùng nhau, Hirokawa cũng đưa ra những lưu ý:
- Quy tắc nhóm khi hợp tác: Nếu khơng có quy tắc sẽ dẫn đến sự căng thẳng,
giận dữ, mâu thuẫn và cuối cùng là xung đột.
- Sự căng thẳng: trong khi làm việc cùng nhau, khi những nhu cầu cá nhân
không được thỏa mãn, chắc chắn sẽ dẫn đến căng thẳng. Chúng ta cần nhận thức rõ
vấn đề này để tránh được những xung đột, căng thẳng ở trẻ. Mặt khác khi làm việc
cùng nhau sẽ là nơi giúp chúng ta có trách nhiệm chia sẻ, an ủi những người khác.
Điều này sẽ giúp thúc đẩy, giải quyết các vấn đề nhưng chỉ khi các thành viên chú
tâm đến cảm xúc của họ. Sự giận dữ sẽ làm hỏng nỗ lực của cả nhóm.

Để giúp các thành viên có thể kiểm sốt được cảm xúc của mình, Carolyn
C.Clark và Richard W.Sline đã chỉ ra hai vấn đề: Một là hiểu được mỗi người có
trạng thái khác nhau, hai là cảm xúc phải rõ ràng.
- Xung đột và tranh luận có thể sảy ra bất cứ lúc nào, mục đích tiêu chuẩn
hay quan điểm giữa các thành viên trong nhóm. Xung đột khơng sâu nhưng chúng
ta khó tránh nó bởi chúng ta ngại bất lợi nếu cuộc tranh luận không ngự được. Nếu
mâu thuẫn không giải quyết được thì nó sẽ theo suốt cuộc thảo luận và cản trở sự
hồn thành mục tiêu của cả nhóm. Larry A.Erbert đưa ra một vài yêu cầu để giải
quyết mâu thuẫn:
+ Trong tương lai cần phải thúc đẩy giáo dục việc giải quyết mâu thuẫn
+ Thúc đẩy sự giao tiếp
+ Kiểm soát tâm trạng trong xung đột
+ Can thiệp của người thứ ba để việc kiểm soát tốt hơn
+ Bản chất của sự xung đột nó mang nhiều màu sắc văn hóa khác nhau, nên
cần tơn trọng sự khác biệt nền văn hóa đó.
Theo Ronaid L.Appbaum, Edward M.Bodaken, Kenneth K.Sereno, Karl
W.E.Anato cho rằng: Giải quyết xung đột như là q trình làm việc theo nhóm mà
trong đó là q trình hợp tác với nhau,
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam
* Nghiên cứu tầm quan trọng KNHT ở Việt Nam


9
Một cộng đồng nào đó muốn hợp tác với chúng ta trước hết vì quyền lợi
riêng của họ, để thu hút được họ chúng ta phải trở nên thực sự hấp đẫn, phải chứng
tỏ được rằng các cộng đồng đối tác sẽ được lợi nếu họ hợp tác với chúng ta. Vậy cái
gì làm nên sự hấp dẫn của một cộng đồng ? Về bản chất sự hấp dẫn của một thực
thể là cái đẹp của chính thực thể ấy. Trong tự nhiên hương sắc của một bông hoa
cũng như vẻ đẹp giới tính của các lồi tạo nên vẻ hấp dẫn với đối tác. Tương tự như
vậy, mỗi cộng đồng cần có vẻ đẹp để hấp dẫn các cộng đồng khác. Thực vậy, các

đối tác sẽ không muốn hợp tác với chúng ta nếu chúng ta thiếu KNHT, tức là chúng
ta thiếu hấp dẫn, KNHT là tiền đề để mỗi cộng đồng chủ động hợp tác với nhau,
cùng tham gia giải quyết các vấn đề chung của nhân loại. Vẻ đẹp của cộng đồng
khơng là cái gì khác mà chính là KNHT của chính cộng đồng đó, nó hấp dẫn các
cộng đồng khác khiến họ xích lại gần nhau, muốn hợp tác và hợp tác có hiệu quả
với nhau. KNHT của cộng đồng chủ yếu nằm trong nền văn hóa mở của nó. Nhiều
quan điểm cực đoan ln nhấn mạnh một cách quá đáng các yếu tố dị biệt về văn
hóa của cộng đồng mình và coi đó là những “bản sắc cao quý”. Theo họ điều làm
cho các cộng đồng tin cậy và hợp tác hiệu quả với nhau chủ yếu là vì nền văn hóa
của họ có cái chung, tức cái phổ biến chứ không phải cái dị biệt. Một nền văn hóa
mở là nền văn hóa sẵn sàng chấp nhận và tiếp thu các yếu tố văn hóa tích cực của
cộng đồng khác. Ngày nay mỗi dân tộc cần phải ý thức và biết cách làm cho nền
văn hóa của dân tộc mình thành nền văn hóa mở. Các nhà văn hóa lớn của dân tộc:
Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về vấn đề này, trong
khi kiên quyết chống xâm lược vẫn cổ vũ xây dựng một nền văn hóa mở. tiếp thu
những tinh hoa văn hóa của các cộng đồng khác. Thực tế là các dân tộc có nền văn
hóa mở đều phát triển thuận lợi và ngược lại những cộng đồng có nền văn hóa kém
tính mở, khu trú và dị biệt đến cực đoan đều xa lầy trong lạc hậu và kém phát triển.
Lịch sử cho thấy các chính sách “bế quan tỏa cảng” của các quốc gia Châu Á Trung
Quốc, Việt Nam trong các thế kỷ trước đã dẫn đến hậu quả thảm hại như thế nào.
Muốn hợp tác thành công đương nhiên mỗi cá nhân và cộng đồng phải biết
cách hợp tác và nâng cao năng lực hợp tác. Nhưng đâu là nguyên nhân cản trở năng
lực hợp tác của các cộng đồng đang phát triển?
Theo họ nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý, lối sống của người sản xuất nhỏ
đi kèm với nó là nền văn hóa kém tính mở của các cộng đồng này. Về mặt bản chất


10
tâm lý của người sản xuất tâm lý nhỏ thường coi nhẹ tính hợp tác, họ chưa thấy
được thời thế đã thay đổi quá nhiều và con người cần hành động khác đi, cần sự

khôn ngoan và thực tế hơn. Nền văn hóa kém tính mở thường làm các cộng đồng
kém phát triển, mặc cảm và dễ dị ứng với đối tác, đồng thời cũng làm chính các
cộng đồng ấy trở nên kém hấp dẫn trước con mắt của đối tác. Muốn hợp tác có hiệu
quả phải có sự hiểu biết sâu sắc và thông cảm giữa các đối tác, nền văn hóa mở là
chìa khóa của vấn đề này. Vì vậy bản chất của vấn đề năng cao năng lực KNHT là
xây dựng một nền văn hóa mở, tức là một nền văn hóa tiếp nhận và chung sống với
một nền văn hóa khác. Để xây dựng nền văn hóa mở, chúng ta phải xây dựng nền
văn hóa của cộng đồng mình hướng tới những giá trị chung của văn hóa nhân loại.,
chúng ta phải thể hiện để các cộng đồng khác cảm nhận rằng: Về bản chất chúng ta
giống họ chứ không phải chúng ta khác họ và đó cũng là tiền đề để các cộng đồng
hợp tác cùng nhau.
Lịch sử đã sang trang mới, các cộng đồng gời gắn bó và phụ thuộc vào nhau
hơn bao giờ hết. Với những thành quả khoa học kỹ thuật, nhân loại có thể vượt qua
những trở ngại về khơng gian và thời gian vốn hàng ngàn đời nay hạn chế chúng ta
để giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau về mọi phương diện. Hợp tác là triết học
quan trọng nhất để kiến tạo hiện tại và tương lai, hay nói khác đi nó trở thành triết
lý để sống và phát triển của toàn nhân loại
* Nghiên cứu các điều kiện để hợp tác
Theo Nguyễn Thị kim Dung trong cuốn “Mối quan hệ giữa các thành viên
trong nhóm”, để hợp tác hiệu quả với nhau đòi hỏi giữa các thành viên phải có mối
quan hệ tương hỗ với nhau, giúp đỡ phối hợp cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chung.
Điều này trước tiên phải có sự phối hợp tích cực giữa các thành viên, mỗi thành
viên phải nhận thức rằng họ có sự phối hợp cùng nhau, vì tất các các thành viên
cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Chính vì vậy hợp tác đòi hỏi mỗi thành viên phải
biết cách phối hợp với nhau, biết cách khuyến khích, huy động sự tham gia của tất
cả các thành viên, biết cách phát biểu lần lượt, lắng nghe tích cực, tức là địi hỏi các
thành viên phải có năng lực hợp tác cùng nhau.
* Nghiên cứu KNHT trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non
Lê Thị Thu Hiền với cuốn “Quá trình làm việc cùng nhau của trẻ mầm non”,
cũng lấy KNHT làm biện pháp để giúp trẻ thảo luận. Theo tác giả: Nhờ việc làm



11
cùng nhau trẻ học được ở nhau những điều mới mẻ, kinh nghiệm của trẻ được tăng
lên nhanh chóng. Hơn nữa trong nhóm bạn bè, trẻ thường xuyên trao đổi với nhau
để giải quyết các tình huống trong khi chơi. Sáng kiến của trẻ được bạn chấp nhận
và bổ sung thêm… Nhóm bạn bè cũng là nơi thuận lợi cho sự phát triển tình cảm
của trẻ nhỏ. Chơi với bạn trẻ có dịp được thơng cảm với nỗi buồn, niềm vui của
nhau, an ủi lẫn nhau, động lực đồng cảm, đạo đức ở mỗi trẻ được nhân lên khi trẻ
làm việc cùng nhau, cùng nhau vui chơi trong nhóm bạn bè.
Nhóm bạn bè cịn là nơi giúp trẻ thể hiện, rèn luyện ý chí. Bản thân đứa trẻ
khơng chỉ phải tự điều chỉnh hành vi của mình mà cịn phải cố gắng thực hiện tốt
những điều đã thỏa thuận, phân cơng trong nhóm.
Trong cuốn “Phương pháo hướng dẫn trẻ học hợp tác cần cú ý hơn trong
chương trình đào tạo giáo viên mầm non”, Hoàng Thị Mai cũng cho rằng làm việc
cùng nhau trong nhóm là mơi trường tốt nhất để hình thành KNHT cho trẻ mẫu
giáo. Phải cho trẻ được hoạt động trong nhóm thì trẻ mới có cơ hội trao đổi, thỏa
thuận, đưa ra ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm và thực hiện hành động của mình
Tác giả T.S Nguyễn Thị Như Mai trong bài viết “ Sử dụng phương pháp thảo
luận trong giảng dạy môn tâm lý học ở khoa Giáo dục Mầm non”, đã khẳng định
vượt trội của phương pháp làm việc theo nhóm mà cụ thể là q trình hợp tác với
nhau. Nó giúp người học học tập một cách chủ động hơn, độc lập hơn, mở rộng về
cách nhìn nhận, mở rộng khả năng tiếp cận quan điểm của bạn bè, biết tiếp nhận
quan điểm trái ngược với mình, rèn luyện khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc
sống, từ đó phát triển ở trẻ tính tự tin và tinh thần hợp tác. Khơng chỉ vậy mà nó cịn
tạo điều kiện cho người học thân thiện, gần gũi nhau hơn, đồng thời đây cũng là nơi
để tình bạn nảy nở.
Hồng Thị Mai với bài viết “Phương pháp hướng dẫn trẻ học tập hợp tác cần
chú ý hơn trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non” (1997), NXBGG, Hà Nội
cho rằng: Học tập hợp tác là hình thức làm việc theo nhóm cùng nhau hiệu quả.

Làm việc theo nhóm được gọi là học tập hợp tác. Đồng thời tác giả chỉ ra một trong
những mục tiêu rõ nhất của việc làm cùng nhau là sự hài lòng về bản thân và dễ
dàng chấp nhận người khác. Tác giả cũng đề cao vai trò của cô giáo khi hướng dẫn
trẻ xác định các kỹ năng cần thiết của trẻ khi tham gia vào nhóm hoạt động.


12
Ngoài những nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục nói trên, những năm
gần đây cũng có rất nhiều nhà giáo dục quan tâm đến vấn đề này như: Luận án tiến
sĩ KHTL của Lê Xuân Hồng với đề tài “Một số đặc điểm giao tiếp trong nhóm chơi
khơng cùng độ tuổi” (1996), PGS.TS Nguyễn Thị Ánh Tuyết với bài “Giáo dục trẻ
trong nhóm bạn bè”, bài viết của Trần Duy Hưng “ Quy trình dạy học cho học sinh
theo nhóm nhỏ”… Một số luận văn thạc sĩ cũng nghiên cứu về vấn đề này, Phạm
Thu Hương với đề tài: “Một số biện pháp hình thành tính hợp tác qua trị chơi đóng
vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi (1998), tác giả Hồ Thị Ngọc Trân nghiên
cứu: “Mối quan hệ liên nhân cách ở nhóm trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Nhìn chung tơi nhận thấy rằng vấn đề hợp tác được rất nhiều nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ ở mức độ như là
một phương pháp dạy học hoặc đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm hợp
tác nhóm. Hơn nữa hầu hết các cơng trình nghiên cứu chỉ đưa ra những điều kiện,
các yếu tố ảnh hưởng cũng như đưa ra những ưu điểm và bất cập của quá trình hợp
tác mà chưa quan tâm đến quá trình hướng dẫn phát triển KNHT cho trẻ. Do vậy
với đề tài này, tôi xác định nghiên cứu “ Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng hợp tác
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề”
1.2. Một số vấn đề về kĩ năng hợp tác
1.2.1. Khái niệm “Hợp tác”
Hợp tác là khi mọi người biết hoạt động, làm việc chung và cùng hướng về
một mục tiêu chung. Mọi người biết hợp tác thì có những lời lẽ tốt đẹp và cảm giác
trong sáng về người khác cũng như đối với nhiệm vụ.
- Thỉnh thoảng có một ý tưởng là cần thiết, cần đưa ra ý tưởng của chúng ta.

Thỉnh thoảng chúng ta cần được chỉ dẫn và cần nghe theo một ý tưởng. Hợp tác
phải được chỉ đạo bởi nguyên tắc về sự tôn trọng lẫn nhau.
- Một người biết hợp tác sẽ nhận được sự hợp tác. Khi nhận thức được những
giá trị của cuộc sống chúng ta có khả năng tạo ra được sự hợp tác.
- Sự can đảm, quan tâm, chăm sóc, sẵn sàng đóng góp là chuẩn bị đầy đủ cho
việc tạo ra sự hợp tác.
1.2.2. Ý nghĩa của sự hợp tác đối với con người
Hợp tác là một trong những kĩ năng vô cùng cần thiết để con người tồn tại và
phát triển. Ngay từ khi còn nhỏ kĩ năng này đã trở nên thực sự cần thiết với trẻ. Nhờ


13
có kĩ năng hợp tác trẻ biết chọn bạn chơi, cùng nhau thỏa thuận, thống nhất nội
dung chơi, phân vai chơi và thực hiện hoạt động chơi.
Không chỉ vậy, KNHT có ý nghĩa rất lớn đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách của con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng. Khi hợp tác con
người đồng thuận thực hiện một mục tiêu nhất định và đạt được hiệu quả cao trong
công việc, biết học hỏi cái hay cái đẹp của tập thể để hoàn thiện nhân cách cách của
mình. Đồng thời, khi có tính hợp tác con người sẽ phát hiện và phát huy được điểm
mạnh, khắc phục kịp thời được những thiếu sót, hạn chế của bản thân.
Như vậy, cũng giống như các kĩ năng khác, KNHT có một ý nghĩa vơ cùng
lớn đối với mọi hoạt động của con người. Nó là một trong những điiều kiện tiên
quyết để con người tồn tại trong tập thể. Do vậy việc rèn KNHT của con người nói
chung và của trẻ mầm non nói riêng cần thiết phải được tiến hành và thực hiện một
cách thường xuyên, để góp phần hình thành, phát triển và hồn thiện nhân cách của
con ngời mới.
1.2.3. Sự phát triển kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi)
Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã có biểu hiện rúc đầu vào vú mẹ.
Hành động đó một mặt là để trẻ tìm vú mẹ để bú và mặt khác là được chạm vào da
thịt của mẹ để được ôm ấp vỗ về. Có thể nói đó là nhu cầu được gắn bó với mọi

người xung quanh. Trong nhiều trường hợp nếu thiếu đi sự gắn bó mẹ con, trẻ sơ
sinh sẽ khơng phát triển bình thường được, ngay cả sự sống cũng gặp những khó
khăn. Tuy nhiên đây chưa phải là hoạt động giao tiếp, bởi nó cịn mang đậm màu
sắc sinh lý. Nhưng cũng chính nhờ nhu cầu này của trẻ mà nhu cầu giao tiếp, nhu
cầu hợp tác của trẻ về sau được nảy sinh.
Sự hợp tác nhóm của trẻ cùng các bạn trong nhóm chơi được thể hiện nét đặc
trưng của từng giai đoạn, lứa tuổi của trẻ. Trẻ ở giai đoạn nhả trẻ và mẫu giáo bé thì
tính hợp tác chưa được thể hiện rõ nét, mà trẻ chỉ là chơi cạnh nhau, đôi khi cịn
tranh dành đồ chơi với bạn nếu đó là đồ mà trẻ thích. Nhưng đến 4-5 tuổi thì tính
hợp tác của trẻ được nâng cao hơn. Đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi, KNHT được thể hiện rất
rõ trong tất cả các hoạt động của trẻ. Trẻ đã biết quan tâm đến hành động của bạn,
bắt đầu biết điều chỉnh các hành động của mình phù hợp với yêu cầu chung của
nhóm. Khi có mâu thuẫn sảy ra trẻ cũng đã biết tìm cách giải quyết để tiếp tục thực
hiện nhiệm vụ nhận thức. Ở tuổi này, ý thức về bản thân của trẻ đã được phát triển,


14
bước đầu có khả năng tự khẳng định mình trong tập thể. Ý thức tập thể của trẻ cũng
đang được hình thành, trẻ đã biết cùng hành động với nhau. Đặc biệt trẻ biết đưa ra
các nhận xét, ý kiến về hành đông cũng như kết quả hoạt động của chính mình và
các bạn trong lớp.
Với những nội dung và nhiệm vụ nhận thức, cách thức tổ chức, cách thức
đánh giá mới là cơ hội để trẻ duy trì hoạt động và thúc đẩy trẻ hợp tác với nhau bền
vững và hiệu quả hơn. Ở lứa tuổi này, sự trao đổi thỏa thuận, thiết lập các mối quan
hệ giữa các thành viên trong nhóm hoạt động đã trở nên thành thục, sự phối hợp
hành động cũng trở nên nhịp nhàng hơn. Trẻ đã biết cùng phân chia nhiệm vụ cho
từng thành viên trong nhóm.
KNHT có ý nghĩa rất lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của
con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng. Khi hợp tác con người đồng thuận
thực hiện một mục tiêu nhất định và đạt được hiệu quả cao trong công việc, biết học

hỏi cái hay cái đẹp của tập thể để hồn thiện nhân cách cách của mình. Đồng thời,
khi có tính hợp tác con người sẽ phát hiện và phát huy được điểm mạnh, khắc phục
kịp thời được những thiếu sót, hạn chế của bản thân.
1.2.4. Khái niệm “Kỹ năng”
Kĩ năng là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và họ đưa ra rất
nhiều khái niệm khác nhau:
- Theo quan điểm thứ nhất : Xem xét các kĩ năng từ kĩ thuật của hành động.
+ Theo quan điểm của Trần Trọng Thủy thì: Kĩ năng được hiểu là mặt kĩ
thuật của hành động, con người nắm được hành động có nghĩa là kĩ thuật của hành
động có kĩ năng”.
+ Theo Hà Nhật Thăng: “Kĩ năng là kĩ thuật của hành động thể hiện các thao
tác của hành động”
+ Theo A.G. Covaliop thì cho rằng: Kĩ năng là phương thức thực hiện hành
động thể hiện các thao tác của hành động thích hợp với mục đích và điều kiện hành
động.
+ V.A.Kruchutxki: “Kĩ năng là thực hiện một hành động hay một hoạt động
nào đó nhờ sử dụng kĩ thuật, những phương thức đúng đắn
Tóm lại, theo quan điểm thứ nhất thì kỹ năng là một phương thức hoạt động
của con người. Người có được kỹ năng hoạt động nào đó là người nắm đực phương


15
thức hành động phù hợp với mục đích, yêu cầu của hành động mà không nhắc đến
kết quả của hành động đó.
- Theo quan điểm thứ 2: Xem xét kĩ năng từ góc độ mặt kĩ thuật của hành
động. Năng lực của con người cũng như kết quả của hành động.
+ Theo từ điển Việt Nam: “Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức
thu được vào thực tế
+ Theo Bùi Văn Huệ “Kĩ năng là khả năng vận dụng tri thức, khái niệm, định
nghĩa, định luật vào thực tế”.

+ Theo Lưu Xuân Mới: “Kĩ năng là biểu hiện kết quả hành động trên cơ sở
kiến thức đã có. Kĩ năng là tri thức trong hành động”.
+ Theo Vũ Dũng: “Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức
về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện nhiệm vụ tương
ứng”.
+ Với A.V.Petrovxky: “Kĩ năng là vận dụng những tri thức, kĩ xảo đã có để
lựa chọn những phương thức hành động tương ứng với mục đích đã đề ra”.
+ H.D. Levitov thì cho rằng: “Kĩ năng là thực hiện có kết quả một tác động
nào đó hay một hành động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng đúng đắn
các hình thức hành động nhằm thực hiện các hành động có kết quả”.
+ Theo P.A.Pudich: “Kĩ năng là tác động mà cơ sở của nó là sự vận dụng
thực tế của kiến thức đã tiếp thu được để đạt được kết quả trong một hoạt động nhận
thức cụ thể”.
+ Các tác giả K.K. Platonop và G.g. Golube quan niệm: “ Kĩ năng là năng
lực của con người thực hiện cơng việc có kết quả là một chất lượng cần thiết trong
những điều kiện mới và khoảng thời gian tương ứng”.
Tóm lại theo quan điểm thứ 2 các nhà nghiên cứu coi trọng cả mặt kĩ thuật,
phương thức hành động lẫn khả năng con người và kết quả của hành động. Theo
quan niệm này thì kỹ năng vừa có tính ổn định vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt, sáng
tạo.
Từ những quan điểm trên trong đề tài này tôi lựa chọn khái niệm kỹ năng
như sau: Kĩ năng là sự vận dụng có hiệu quả những kiến thức đã được tích lũy để
thực hiện một hành động nào đó tương ứng với mục đích, điều kiện của hành động.
Như vậy kĩ năng vừa là hành động vừa là năng lực của cá nhân.


16
Trên cơ sở khái niệm về “kĩ năng” và “hợp tác” chúng ta có thể hiểu KNHT
như sau: KNHT là sự vận dụng có hiệu quả những kiến thức đã được tích lũy của
mình để cùng thực hiện, trao đổi, bàn bạc, chia sẻ ý kiến để cùng một hành động

nào đó tương ứng với mục đích, điều kiện cả hành động.
1.3. Trò chơi ĐVTCĐ của trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi)
1.3.1. Khái niệm trò chơi
- Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu
cầu giải trí đa dạng của con người.
- Trị chơi là một phương pháp giáo dục thực hành hiệu nhiệm nhất đối với
việc hình thành nhân cách, trí tuệ thể lực của trẻ em.
- Trị chơi là một hình thức dưỡng sinh của người lớn tuổi giúp họ hăng hái,
thư giãn, vui vẻ, trẻ tính…
1.3.2. Phân loại trị chơi
1.3.2.1. Trị chơi giả bộ
Trò chơi giả bộ là loại trò chơi mà trẻ mơ phỏng những hành động, việc làm
nào đó của người lớn trong xã hội cũng như thái độ và các mối quan hệ xã hội của
họ bằng những cơng cụ tượng trưng trong hồn cảnh tượng tưởng của trẻ. Nó bao
gồm trị chơi phản ánh sinh hoạt và trị chơi ĐVTCĐ.
Ví dụ: Trong trị chơi “Bác sĩ” trẻ mô phỏng lại mọi hoạt động của bác sĩ:
khám bệnh, kê đơn thuốc, tiêm thuốc, an ủi và động viên bệnh nhân… bằng các
công cụ: kim tiêm, ống nghe,… và đặt mối quan hệ của bác sĩ với người nhà bệnh
nhân, bệnh nhân, tài xế lái xe…
1.3.2.2. Trò chơi xây dựng
Trò chơi xây dựng là loại trò chơi mà trẻ sử dụng đồ dùng, vật liệu chơi để
mô phỏng lại dưới dạng mơ hình hiện thực xung quanh (đặc biệt là thế giới đồ vật)
trong các cơng trình xây dựng, lắp ghép của mình nhờ trí tưởng tượng và sáng tạo
của trẻ.
Ví dụ: Từ những mẩu gỗ, khối nhựa, hộp nhựa… với những hình dạng và
kích thước, màu sắc khác nhau, trẻ lắp ghép, xây dựng nên những cơng trình khác
nhau như nhà cửa, cầu cống, công viên, ô tô, tàu hỏa…
1.3.2.3. Trị chơi đóng kịch



17
Trị chơi đóng kịch là loại trị chơi đóng vai theo các tác phẩm văn học
(truyện ngụ ngơn, cổ tích, thần thoại,…) nhờ trí tưởng tượng, sáng tạo và cảm xúc
của mình trẻ tái hiện lại tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học. Để tham gia trò
chơi này trước hết trẻ phải cảm thụ được tác phẩm văn học, nắm được cốt truyện,
tính cách nhân vật. Trên cơ sở đó tái hiện lại tính cách nhân vật theo một kịch bản.
Do vậy, trò chơi này phù hợp với tuổi mẫu giáo, khi mà vốn sống, ngôn ngữ của trẻ
đã khá phát triển.
Ví dụ: Trong truyện ngụ ngơn “Thầy bói xem voi”, cơ sẽ viết kịch bản và
cho trẻ đóng theo vai các nhân vật. Để thực hiện được nhiệm vụ này đòi hỏi trẻ cần
phải nắm được các nhân vật, tính cách nhân vật, cốt truyện và phải cảm nhận được
tác phẩm này.
1.3.2.4. Trò chơi học tập
Trò chơi học tập là loại trị chơi có luật, thường do người lớn nghĩ ra cho trẻ
chơi. Đó là loại trị chơi địi hỏi trẻ phải thực hiện một q trình trí tuệ để giải quyết
nhiệm vụ học tập được đặt ra như nhiệm vụ chơi, qua đó mà trí tuệ của trẻ được
phát triển.
Ví dụ: Trong trị chơi “Chiếc túi kì diệu” có chứa các loại quả khác nhau và
nhiệm vụ của trẻ là đưa một tay vào trong túi (khơng được nhìn), dùng tay sờ và nói
tên đó là loại quả gì. Bạn nào đốn đúng nhiều loại quả nhất sẽ là người thắng cuộc.
1.3.2.5. Trò chơi vận động
Trò chơi vận động là loại trị chơi có luật, thường do người lớn nghĩ ra cho
trẻ chơi. Đó là loại trò chơi yêu cầu trẻ phải phối hợp các thao tác vận động đẻ giải
quyết các thao tác vận động được đặt ra như là nhiệm vụ chơi, qua đó thể chất của
trẻ được phát triển.
Ví dụ: Trong trị chơi “Ai nhanh hơn”, nhiệm vụ của trẻ là vượt qua các
chướng ngại vật lên rổ lấy cờ và chạy về cắm vào rổ của mình. Trong thời gian là
một bản nhạc, đội nào chơi đúng luật và lấy được nhiều cờ hơn sẽ là đội thắng cuộc.
1.3.2.6. Trò chơi dân gian
Trị chơi dân gian là một hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc của mỗi dân

tộc. Khơng có dân tộc nào lại khơng có những trị chơi riêng cho con em mình.


18
Trò chơi dân gian trẻ em là một hoạt động văn hóa dân gian dành cho trẻ em
được lưu truyền từ đời này sang đời khác, ở vùng này sang vùng khác nhằm thỏa
mãn nhu cầu vui chơi giải trí và giáo dục trẻ em một cách tinh tế, nhẹ nhàng.
Ví dụ: Trị chơi “Stop” giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu vui chơi và giáo dục
trẻ kĩ năng chú ý, lắng nghe.
1.3.2.7. Trò chơi điện tử
Trò chơi điện tử là loại trị chơi đươc lập trình sẵn, người chơi sử dụng bàn
phím, chuột… để giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong trị chơi.
Ví dụ: Các trị chơi trên máy tính: pikachu, nối hoa quả, người dùng phải sử
dụng chuột để chọn ra những con vật hay các loại hoa quả giống nhau để hồn
thành trị chơi.
1.3.3. Khái niệm trị chơi ĐVTCĐ
Trị chơi ĐVTCĐ có bản chất, chính thức nhất, nó là loại trị chơi trung tâm
của các loại trị chơi. Chính trị chơi ĐVTCĐ đã tạo ra những nét đặc trưng trong
đời sống tâm lý của trẻ. Là một phần của trò chơi giả bộ ra đời sau giai đoạn trò
chơi phản ánh sinh hoạt.
Trò chơi ĐVTCĐ là loại trị chơi trong đó trẻ đóng một vai cụ thể để tái
tạo lại những ấn tượng, những xúc cảm mà trẻ thu nhận được từ một môi
trường xã hội của người lớn nhờ sự tham gia tích cực của trí tưởng tượng.
Có thể nói cách khác, trị chơi ĐVTCĐ là loại trị chơi mà khi chơi trẻ mơ
phỏng một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc nhập vào
(hay cịn gọi là đóng vai) một nhân vật nào đó để thực hiện chức năng xã hội của họ
bằng những hành động mang tính tượng trưng.
Vậy chúng ta có thể hiểu: Trị chơi ĐVTCĐ là dạng trò chơi sáng tạo, đặc
trưng của lứa tuổi mẫu giáo, phản ánh một mảng hiện thực của cuộc sống xã hội,
lao động, mối quan hệ giữa con người với con người thơng qua việc đóng vai người

lớn mà trẻ thực hiện hành động theo chức năng xã hội mà họ đảm nhận.
1.3.4. Đặc điểm trò chơi ĐVTCĐ
Trò chơi ĐVTCĐ là loại trò chơi giả bộ đã phát triển đến mức hồn chỉnh,
nó có một số đặc điểm đặc trưng sau:
- Trị chơi ĐVTCĐ là trị chơi bao giờ cũng có chủ đề. Trong khi chơi trẻ
phản ánh cuộc sống của người lớn rất đa dạng, với những mảng hiện thực phong


19
phú của xã hội. Các mảng hiện thực được phản ánh trong trò chơi được gọi là chủ
đề của trò chơi. Do đó chủ đề của trị chơi cũng mang tính mn màu, mn vẻ, ta
có thể kể đến như: Chủ đề sinh hoạt gia đình (Trị chơi Mẹ con, Nấu ăn…), chủ đề
bán hàng (trò chơi Cửa hàng bách hóa), chủ đề giao thơng (trị chơi Chú lái xe), chủ
đề trường học (trò chơi Dạy học), chủ đề bệnh viện (trò chơi Bác sĩ, Phòng khám
răng)… Phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng mở rộng bao nhiêu thì chủ để của
trị chơi càng phong phú bấy nhiêu. Trong khi chơi mọi hành động của trẻ đều xoay
quanh chủ đề, nhờ vào biểu tượng sinh động của chính trẻ về cuộc sống đang diễn
ra hàng ngày. Trẻ càng lớn thì chủ đề chơi của trẻ càng sâu rộng.
- Để trò chơi ĐVTCĐ được thực hiện, trẻ cần phải đóng vai, trẻ phải ướm
mình vào vị trí nào đó của người lớn nào đó và bắt trước hành động của họ như là
để thực hiện chức năng xã hội. Vai chơi là yêu tố quan trọng để tạo nên trị chơi.
Trong vai chơi trẻ thường thực hiện một cơng việc nào đó mang tính chất nghề
nghiệp như dạy học, bán hàng, chữa bệnh, lái xe, xây dựng… Đóng vai là một con
đường để trẻ thâm nhập vào cuộc sống xung quanh. Trị chơi ĐVTCĐ có thành
cơng hay khơng, điều đó phần lớn phụ thuộc vào trẻ có đóng được vai hay khơng.
Do đó có thể coi đóng vai là hành động chủ yếu của trò chơi này. Khi tham gia vào
trị chơi, trẻ nhập vào vai mình đóng: Trẻ khơng chỉ mơ phỏng hành động của vai
chơi, mà cịn thể thiện thái độ, tình cảm phù hợp với vai. Khả năng nhập vai khi
đóng vai của trẻ ngày một tốt hơn qua mỗi lần chơi.
- Trò chơi ĐVTCĐ là loại trị chơi mơ phỏng cuộc sống xung quanh của

người lớn mà hoạt động của họ trong xã hội lại khơng mang tính chất riêng lẻ, đơn
độc. Trong xã hội hoạt động của mỗi người bao giờ cũng liên quan đến hoạt động
của nhiều người khác, nghĩa là hoạt động của con người bao giờ cũng mang tính
hợp tác. Do vậy để tiến hành hoạt động cho trẻ thì cần phải có nhiều trẻ tham gia, từ
đó “xã hội trẻ em” được hình thành. Tính hợp tác là một nét tiêu biểu trong hoạt
động của trẻ mẫu giáo. Bản chất của trị chơi ĐVTCĐ là mơ hình hóa những quan
hệ xã hội mà trẻ chịu sự chi phối. Đó là mối quan hệ giữa những người lớn với nhau
được trẻ em quan tâm trong xã hội và trở thành đối tượng hành động của chúng.
Điều quan trọng trong trò chơi ĐVTCĐ là ý nghĩa xã hội của nó được thể hiện trong
các quy tắc mà ai cũng phải tuân theo (những quy tắc này được trẻ mơ phỏng trong
trị chơi) như mua hàng thì phải trả tiền, đi đường thì phải đi bên phải,… Khi chơi


20
trẻ tự nguyện chấp nhận những chuẩn mực của đời sống xã hội trong những mối
quan hệ của người lớn với nhau, giữa trẻ em với người lớn. Dần dần trẻ chuyển
những quan hệ xã hội khách quan vào trong nhân cách của mình, tạo ra sự trải
nghiệm, tạo ra đời sống nội tâm. Kết quả là tạo ra một cách nhìn nhận bản thân
mình, tức là hình thành ý thức cá nhân – cái cốt lõi trong nhân cách của mỗi người.
- Trị chơi ĐVTCĐ mang tính biểu trưng cao, đó là chức năng kí hiệu –
tượng trưng của trò chơi này. Trong khi chơi mỗi trẻ tự nhận cho mình một vai và
hành động theo vai của mình. Nhưng tất cả những gì diễn ra trong trị chơi chỉ là
ngụ ý (giả vờ) , từ vai chơi, hành động chơi đến những đồ chơi đều là giả vờ, đều
mang ý nghĩa tượng trưng, nhưng lại rất thực đối với trẻ vì nó phản ánh một điều rất
thực như vậy trong cuộc sống. Sự kiện đó đã cho ra đời một chức năng mới của ý
thức: đó là chức năng kí hiệu tượng trưng, từ đó trẻ nhận thức được hiện thực thơng
qua hệ thống kí hiệu. Có ba chức năng kí hiệu được trẻ sử dụng khi tham gia trị
chơi ĐVTCĐ là:
+ Kí hiệu về vai chơi: Mỗi trẻ nhận đóng một vai – tượng trưng cho một
nhân vật cụ thể trong xã hội (Minh là bác sĩ, Hà là bệnh nhân, Lan là mẹ của bệnh

nhân…). Kí hiệu vai chơi được trẻ thỏa thuận trước khi chơi và sử dụng trong suốt
q trình chơi, vai chơi có thể thay đổi trong quá trình chơi, điều này tùy thuộc vào
hứng thú chơi của trẻ. Trong thực tế có những trẻ chỉ thích đóng một vai. Cơ giáo
cần gợi ý để trẻ thay đổi vai chơi trong các lần chơi, thay đổi chủ đề chơi.
+ Hệ thống kí hiệu về hành động theo vai: Đó là những hành động mô phỏng
tượng trưng cho những việc làm của vai (giả vờ dạy học, giả vờ khám bệnh, giả vờ
bán hàng,…). Hành động này mang tính ước lệ cho những hành động thực vai.
Ví dụ: Khám bệnh thì phải đeo ống nghe, đặt ống nghe lên bụng người
bệnh…
+ Kí hiệu về đồ chơi: Đó là khả năng sử dụng vật thay thế thay cho vật thật
khi tham gia trò chơi. Chức năng kí hiệu – tượng trưng cho phép trẻ tách hành động
ra khỏi vật thật, mà hành động với những vật thay thế.
Ví dụ: khi trẻ cưỡi ngựa bằng cây gậy. Thì cây gậy chính là vật thay thế cho
con ngựa.


21
- Trị chơi của trẻ mang tính hồn nhiên vơ tư. Có nghĩa là trong khi chơi trẻ
khơng chủ tâm chú ý đến một lợi ích nhất định nào cả, động cơ lơi kéo trẻ vào trị
chơi nằm chính trong sự hấp dẫn của trị chơi.
Ví dụ: Trẻ chơi trị chơi “Bác sĩ” là do trẻ muốn được cầm ống nghe và khám
bệnh cho người bệnh, chứ không phải là bắt buộc trẻ phải chuẩn đoán đúng bệnh, kê
đúng đơn thuốc cho bệnh nhân.
- Trị chơi của trẻ khơng mang tính bắt buộc, mà mang tính tự do, tự nguyện.
Trị chơi của trẻ mang tính tự do, tự nguyện, tính tự lập cao bởi trò chơi hấp dẫn
trẻ, trẻ tự tạo ra nó, làm chủ được nó. Sẽ khơng là trị chơi nếu như nó phụ thuộc
nghiêm ngặt vào thế giới hiện thực. Hơn nữa, trong hoạt động vui chơi của trẻ, xuất
hiện từ nguyện vọng và hứng thú cá nhân, chứ khơng do sự áp đặt máy móc của
người lớn.
Ví dụ: Trẻ chơi trị “Cơ giáo” khi thích thì trẻ chơi, thấy chán thì chuyển

nhóm chơi khác, cơ giáo có ép trẻ thì cuộc chơi của trẻ cũng khơng vui và diễn ra
không hiệu quả.
- Hoạt động vui chơi, đặc biệt là trò chơi ĐVTCĐ mang màu sắc xúc cảm
mạnh mẽ. Trẻ tham gia vào trò chơi với tất cả niềm đam mê và lịng nhiệt tình vốn
có của nó. Trị chơi tác động mạnh mẽ và tồn diện đến trẻ chính là vì nó thâm nhập
dễ dàng hơn cả vào thế giới tình cảm của trẻ, mà tình cảm với đứa trẻ là động cơ
mạnh mẽ nhất. Dẫu biết rằng mọi thứ trong trò chơi của trẻ chỉ là tượng trưng, giả
vờ, nhưng tình cảm mà trẻ thể hiện trong trị chơi là tình cảm chân thực, hồn nhiên
mà thẳng thắn, khơng mang tính giả tạo.
Ví dụ: Trẻ chơi trị chơi “Bán hàng”, các trẻ nhận cho mình vai chơi và hoạt
động với vai chơi đó như thực hiện chức năng xã hội. Trẻ đóng vai người bán hàng
biết vui vẻ, cởi mở với người mua hàng. Những cảm xúc đó là tình cảm thật của trẻ
khi nhập vai chơi chứ khơng mang tính giả tạo.
- Trị chơi của trẻ thay đổi theo lứa tuổi. Nếu ở tuổi hài nhi, hành động chơi
của trẻ chưa thể hiện rõ và thường xuất hiện sau những hành động mang tính ngẫu
nhiên, tình cờ, thì sang tuổi ấu nhi, những hành động chơi của trẻ được thể hiện rõ
hơn khi xuất hiện những hành động mang tính chủ động, trẻ hành động nhằm khám
phá thế giới đồ vật, bắt chước hành động của người lớn… Sau đó là mơ phỏng
những hành động ấy trong khi chơi. Cuối tuổi ấu nhi, trò chơi thao tác, giả bộ xuất


22
hiện, thu hút tâm trí của trẻ. Đến tuổi mẫu giáo trị chơi của trẻ cang phong phú và
hồn thiện hơn. Sự thay đổi của hoạt động vui chơi của trẻ thể hiện ở chủ đề chơi,
nội dung chơi, hành động chơi, luật chơi và bạn chơi. Điều này rõ nét nhất trong trị
chơi của trẻ mẫu giáo.
Ví dụ: Trong trò chơi “Bác sĩ” ở trẻ mẫu giáo bé chỉ có vai bác sĩ và bệnh
nhân, cùng là trị chơi đó ở trẻ mẫu giáo lớn thì có thêm người nhà của bệnh nhân,
tài xế lái xe, bác sĩ…
1.3.5. Vai trò của trò chơi ĐVTCĐ đối với trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)

Đối với trẻ mẫu giáo giáo 5-6 tuổi trị chơi ĐVTCĐ giữ vị trí trung tâm trong
mọi hoạt động. Trẻ đều có khả năng tham gia các trị chơi theo chủ đề dưới sự
hướng dẫn của giáo viên.
Ví dụ: Trong góc xây dựng trẻ có thể chơi trị “ Kĩ sư tí hon”, hay trong góc
nấu ăn trẻ có thể chơi trị chơi “Đầu bếp”, trẻ tham gia nhận vai chơi và thực hiện
các vai chơi ấy như thực hiện một chức năng xã hội.
Tham gia trò chơi ĐVTCĐ lần đầu tiên trẻ được tham gia vào xã hội người
lớn và thể hiện mối quan hệ của người lớn trong xã hội ấy theo cách nghĩ, cách thể
hiện của riêng mình.
Ví dụ: Trẻ chơi trị chơi “Bác sĩ” trẻ đóng vai bác sĩ biết nói những lời ân cần
để động viên bệnh nhân, cịn bệnh nhân thì lễ phép và nghe lời dặn của bác sĩ. Tất
cả đều do trẻ tự nói tự thể hiện bằng hiểu biết của mình mà khơng phải do ai sắp
đặt.
Trị chơi ĐVTCĐ là nơi để trẻ thỏa sức sáng tạo, giúp trẻ mô phỏng được
công việc của người lớn - công việc tạo ấn tượng cho trẻ - và thực hiện công việc ấy
như một chức năng xã hội.
Ví dụ: Trẻ chơi trị “Tài xế tài năng”, trẻ đóng vai người lái xe có thể lấy ghế
hay mẩu gỗ để làm ơ tơ và chơi. Đồng thời lái xe nhiệt tình hết sức mình để các bạn
được vui.
Đặc biệt trị chơi ĐVTCĐ còn là con đường, phương tiện giúp trẻ phát triển
về trí tuệ, thể chất, lao động, thẩm mĩ… và mang lại cảm giác thoải mái cho trẻ khi
tham gia chơi.


23
Do vậy, giáo viên mầm non cần tích cực tổ chức các hoạt đơng nhận thức
đưới dạng trị chơi, nhất là trị chơi ĐVTCĐ để giúp trẻ tích cực tham gia và đạt
hiệu quả cao. Bởi trị chơi ĐVTCĐ chính là con đường giúp trẻ phát triển toàn diện.
1.4. Rèn luyện KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ
KNHT là một trong những kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách

của trẻ. Do vậy việc phát triển và rèn luyện kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo, đặc
biệt là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là một việc làm vô cùng cần thiết.
1.4.1. Tầm quan trọng của việc rèn KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Hợp tác là yêu cầu cần thiết đối với mỗi con người. Hợp tác sẽ có tác dụng
thiết thực cho bản thân và cho mọi người, làm tăng cường tình đồn kết, sự thơng
cảm và giúp đỡ lẫn nhau. Năng lực hợp tác đã trở thành vẻ đẹp, thành đạo đức, lối
sống của con người trong xã hội hiện đại. Năng lực hợp tác nằm trong tính văn hố
mở của cộng đồng, đặc trưng của thời đại. Khả năng hợp tác được coi như thước đo
phẩm chất văn hoá cá nhân và cộng đồng, năng lực hợp tác là cái đẹp lớn nhất của
con người.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, giáo dục mầm non (MN) giữ một vị trí hết
sức quan trọng: “Giáo dục MN góp phần đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành
những phẩm chất mới của con người Việt Nam trong giai đoạn Công nghiệp hố –
Hiện đại hố đất nước: Chủ động, thích ứng, sáng tạo, hợp tác”.
Lứa tuổi mẫu giáo (MG) là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất và tâm
lý, do đó mọi tác động đến trẻ lúc này đều có những ảnh hưởng nhất định tới sự phát
triển nhân cách về sau của chính đứa trẻ. Hơn trẻ em ở lứa tuổi nhỏ, trẻ MG rất thèm
khát được quan hệ với bạn bè. Chính trong nhóm bạn bè những mối quan hệ xã hội
của trẻ thực sự được thiết lập, trong đó trẻ hoạt động với tư cách là một chủ thể độc
lập. Nỗi đau khổ đối với trẻ MG khơng chỉ là vì trẻ bị thiếu thốn về vật chất hay đồ
chơi mà là thiếu bạn để cùng chơi với nhau. Vậy nên khơng ai có thể thay thế được
bạn bè của trẻ kể cả người mẹ – người mà đứa trẻ thường yêu quý nhất.
Tất cả các hoạt động hàng ngày của trẻ đều phải có sự hợp tác, hợp tác là
yêu cầu cần thiết đối với mỗi con người. Khi trẻ có được ý thức và kỹ năng cùng
hoà nhập vào cộng đồng người và nhận ra được chính mình ở trong đó là cả một
bước phát triển vô cùng quan trọng đối với trẻ. Cho nên việc phát triển KNHT cho
trẻ cần phải được quan tâm thích đáng bởi ý nghĩa quan trọng của nó đối với sự phát


24

triển toàn diện của trẻ. Mặc dù những nghiên cứu về KNHT của trẻ cịn rất ít, nhưng
thơng qua các nghiên cứu của một số nhà tâm lý - giáo dục học thì chúng ta đã phần
nào thấy được ý nghĩa của việc rèn KNHT đối với sự phát triển nhân cách trẻ.
Phát triển KNHT cho trẻ là tạo cơ hội để trẻ chơi và làm việc với các trẻ khác.
Chơi là nhu cầu, là cuộc sống của trẻ. Trẻ cần chơi như cần cơm ăn nước uống, cần
khơng khí để thở. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà khoa học trong và ngoài nước
đã chỉ ra rằng: Đối với trẻ nhỏ, chơi là nhu cầu của một cơ thể đang phát triển, là
“trường học của cuộc sống”. Khi chơi, trẻ trở nên cao hơn chính mình và chúng có
thể làm được nhiều việc mà trong thực tế không thể làm được. Khi tham gia vào trò
chơi do được thoả mãn nhu cầu nên mang lại niềm vui cho trẻ, làm cho tinh thần của
trẻ sảng khối, phấn khởi...đó là những yếu tố quan trọng để tăng cường sức khoẻ cho
trẻ. Mặt khác khi chơi trẻ thực hiện các hành động của vai chơi, thể hiện các mối
quan hệ chơi khơng chỉ trong nhóm bạn bè cùng chơi mà cả với các nhóm chơi khác.
Có thể thấy, trẻ chơi trong nhóm bạn bè là một hiện tượng rất thơng thường và ở đâu
ta cũng có thể bắt gặp. Rõ ràng đây là một xã hội, nhưng là một xã hội đặc biệt một “xã hội trẻ em”. Phần lớn các nét tính cách của trẻ lại được nhen nhóm trong
nhóm bạn bè. Có thể coi nhóm bạn bè là một môi trường để trẻ lớn lên khiến cho
KNHT của trẻ cũng được phát triển một cách mạnh mẽ. Đây là một điều vô cùng
quan trọng đối với trẻ.
Việc rèn và phát triển KNHT cho trẻ là giúp hình thành và phát triển nhân cách
cho trẻ. Các mối quan hệ xã hội mà trẻ tham gia càng phong phú đa dạng, càng góp
phần vào việc hồn thiện nhân cách của trẻ. Sự kết hợp và phối hợp các hoạt động
giữa các trẻ trong nhóm chơi đã tạo ra những mối quan hệ xã hội hết sức độc đáo và
điển hình. Vì vậy khi tham gia vào các hoạt động chung, mỗi trẻ bằng hoạt động giao
tiếp của mình đã tích cực chiếm lĩnh các mối quan hệ xã hội. Về thực chất, đây là nền
tảng của quá trình phát triển nhân cách. Có thể nói rằng, phát triển KNHT hàm chứa
một tiềm năng to lớn cho nhà giáo dục trong việc xây dựng ý thức tập thể, xây dựng
tình bạn, phát triển động cơ chơi cho trẻ.
Phát triển KNHT cho trẻ là giúp trẻ bước vào cuộc sống xã hội. Thông qua
thảo luận với các bạn trong nhóm chơi, trẻ tự tìm kiếm sự hồn thiện của những quan
hệ giữa con người với con người. Vì vậy cũng khơng nên cho rằng chơi theo nhóm

chỉ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức hay một tiêu chuẩn ứng xử nào đó, mà cịn là cơ sở ban


25
đầu để các em xây dựng cách ứng xử của mình để bước vào thế giới mai sau. Vì vậy,
có thể nói phát triển KNHT cho trẻ là tạo ra cho trẻ các kinh nghiệm về quan hệ đạo
đức, quan hệ trách nhiệm và giúp đỡ lẫn nhau, làm nảy sinh rung cảm về nhau, gây
ảnh hưởng tới việc hình thành động cơ chung của tập thể. Tất cả đều đem lại sự thoả
mãn và nâng cao hứng thú chơi cho trẻ.
1.4.2. Ý nghĩa của trò chơi ĐVTCĐ đối với sự phát triển KNHT cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi
Trò chơi ĐVTCĐ đóng vai trị là vị trí trung tâm trong hoạt động vui chơi
của trẻ mẫu giáo, bởi trò chơi này mơ phỏng một mảng nào đó sinh hoạt của người
lớn. Trong đó trẻ nhập vào vai các mối quan hệ trong xã hội, nhờ đó nó tạo ra cái
mới trong tâm lý của trẻ: nhân cách bắt đầu được hình thành, có nghĩa là hành vi
của trẻ ( trong đó có hành vi chơi) đã bắt đầu mang tính nhân cách. Điều này ảnh
hưởng đến hoạt động vui chơi của trẻ. Trong trò chơi ĐVTCĐ, lần đầu tiên trẻ được
gia nhập vào các mối quan hệ xã hội của người lớn dưới hình thức mơ phỏng. Đặc
điểm này ảnh hưởng lớn đến việc chơi của trẻ trong các trò chơi khác, làm cho
chúng cũng mang dáng dấp của kiểu trị chơi ĐVTCĐ.
Ví dụ: Trong trị chơi xây dựng, trẻ thường hình dung mình là những bác thợ
xây đang xây dựng những “cơng trình” như thật. Trong q trình xây dựng các bác
thợ xây trao đổi giao tiếp với nhau y như trên công trường xây dựng. Hơn thế nữa
khi xây dựng xong còn long trọng tổ chức “khánh thành”, mời nhiều người đến dự
rất vui vẻ.
Nó giữ vị trí trung tâm cịn vì là nó mang đầy đủ nhất những đặc điểm của sự
chơi (tính tự do,tự nguyện, tự chủ, tính hợp tác, tính tượng trưng…) mà trị chơi nào
cũng cần phải có. Do vậy nếu các trị chơi khác cũng được tổ chức dưới dạng trị
chơi ĐVTCĐ thì khi đó trẻ chơi sẽ vui hơn.
Ví dụ: Trị chơi vận động vốn là các trị chơi mà trong đó bao gồm những

động tác thể dục, thể thao, nhưng nếu biến những động tác đó thành hành động của
các vai như trong trị chơi: “Mèo đuổi chuột”, “Tìm đúng số nhà”, “Bịt mắt bắt
dê”… thì cuộc chơi của trẻ mẫu giáo sẽ hấp dẫn hơn nhiều.
Trong tất cả các loại trị chơi mà trẻ MG tham gia, có thể thấy trò chơi
ĐVTCĐ là con đường thuận lợi nhất để phát triển và rèn KNHT cho trẻ, bởi vì


×