Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững: Nghiên cứu trường hợp xã Cẩm Kim và Cẩm Thanh, thành phố Hội An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 37 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
*******

HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Đề tài:
Vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch
bền vững: Nghiên cứu trường hợp xã Cẩm Kim và Cẩm
Thanh, thành phố Hội An

Đà Nẵng, tháng 6 năm 2023
1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................5
NỘI DUNG............................................................................................................................................7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG VÀ VAI TRÒ CỦA
CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG................................7
1.1 Phát triển du lịch bền vững................................................................................................................7
1.1.1 Khái niệm phát triển du lịch bền vững........................................................................................7
1.1.2 So sánh du lịch thông thường và du lịch bền vững.....................................................................8
1.1.3 Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững................................................................................8
1.1.4 Mối quan hệ giữa du lịch và phát triển bền vững......................................................................12
1.2 Vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững..............................................13
1.2.1 Khái niệm cộng đồng................................................................................................................13
1.2.2 Vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững.......................................13
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI XÃ CẨM KIM VÀ CẨM
THANH, THÀNH PHỐ HỘI AN.......................................................................................................16


2.1 Tổng quan chung về xã Cẩm Kim, Cẩm Thanh...............................................................................16
2.2 Thực trạng phát triển du lịch bền vững tại xã Cẩm Kim và Cẩm Thanh..........................................22
CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
VỮNG TẠI XÃ CẨM KIM VÀ CẨM THANH, THÀNH PHỐ HỘI AN.........................................28
3.1 Vai trò cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững.....................................................28
3.1.1 Giới thiệu các di tích.................................................................................................................28
3.1.2 Cung cấp các dịch vụ................................................................................................................30
3.1.3 Khơi phục và bảo tồn làng nghề truyền thống...........................................................................31
3.1.4 Đóng góp vào bảo vệ mơi trường..............................................................................................32
3.1.5 Tham gia vào q trình ra quyết định.......................................................................................33
3.2 Giải pháp nâng cao vai trò của cộng đồng địa phương....................................................................34
3.2.1 Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng................................................................................34
3.2.2 Nâng cao năng lực cho người dân địa phương..........................................................................34
3.2.3 Xây dựng mối quan hệ giữa các đối tác....................................................................................35
3.2.4 Xây dựng các dự án và hoạt động kinh doanh du lịch...............................................................35
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................37

2


MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì cùng với đó du lịch đã trở
thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhiều người. Hiện nay du
lịch là một xu hướng phát triển mạnh ở các quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam. Trong
đó du lịch bền vững đang ngày càng được quan tâm và phát triển trong ngành du lịch.
Đây là một hình thức du lịch với sự tập trung vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực của
hoạt động du lịch đến mơi trường, văn hóa và kinh tế địa phương.
Hội An là một thành phố di sản văn hóa thế giới nổi bật với các cơng trình kiến
trúc cổ và những giá trị văn hóa truyền thống phong phú, hấp dẫn còn được bảo tồn

nguyên vẹn cho đến ngày nay. Bên cạnh thương hiệu là một “phố cổ”, Hội An còn được
biết đến là thành phố phát triển du lịch bền vững. Các địa điểm du lịch Hội An đang dần
được mở rộng, có các giải pháp đầu tư phát triển phù hợp. Từ không gian du lịch phố cổ,
làng nghề đa dạng đến các loại hình du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, homestay đều
rất được chú trọng, hướng tới phát triển du lịch bền vững ở Hội An. Nổi bật trong đó là
hai xã Cẩm Kim và Cẩm Thanh, đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng, hịa mình vào
cảnh sơng nước nên thơ, hữu tình như một “miền Tây” đúng nghĩa
Thế nhưng du lịch bền vững chỉ được thực hiện khi và chỉ khi tất cả mọi cá nhân,
tổ chức tham gia vào hoạt động du lịch nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình
trong sự phát triển chung. Có rất nhiều đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch như các
tổ chức kinh doanh du lịch, khách du lịch, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong đó
cộng đồng địa phương đóng vai trị rất quan trọng trong phát triển du lịch, họ là những
người cung cấp thông tin, trải nghiệm du lịch độc đáo, và cũng là người bảo vệ tài
nguyên và môi trường sống của khu vực đó.
Thơng qua chuyến đi thực tế hai ngày một đêm ở hai xã Cẩm Kim và Cẩm Thanh,
được hịa mình học tập cùng cộng đồng, chúng em càng hiểu rõ hơn vai trò của họ giúp
phát triển du lịch bền vững nơi đây. Và để làm rõ hơn điều đó, thì nghiên cứu “Vai trị
của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững: Nghiên cứu trường hợp xã
Cẩm Kim và Cẩm Thanh, thành phố Hội An” là rất cần thiết.

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG VÀ VAI
TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
VỮNG
1.1 Phát triển du lịch bền vững
1.1.1 Khái niệm phát triển du lịch bền vững
Có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch bền vững. Theo WTO: “Du lịch bền

vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du
khách và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến công tác bảo tồn và tôn tạo các
nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động động du lịch trong tương lai”
Theo World conservation union (1996): “Việc di chuyển và tham quan đến các
vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với mơi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự
nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại)
theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích
cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương”
Tại điều 1 Hiến chương Phát triển du lịch bền vững, Lanzarote-Canary, Tây Ban
Nha (1995): “Du lịch bền vững là đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch
trên cơ sở đảm bảo hài hòa các phúc lợi kinh tế - xã hội và môi trường (phát triển du lịch
cần dựa trên các tiêu chuẩn của tính bền vững: chịu đựng được về mặt sinh thái; chấp
nhận được về mặt kinh tế; bình đẳng về mặt đạo đức và văn hóa đối với cộng đồng địa
phương)”
Vì thế, phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo và thỏa mãn 3 yếu tố sau:
- Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế, xã
hội, văn hóa.
- Q trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài.
- Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của các
thế hệ tiếp theo.
4


1.1.2 So sánh du lịch thông thường và du lịch bền vững
Du lịch thơng thường
Mục đích duy nhất là lợi nhuận
Khơng có kế hoạch
Hướng tới du khách là chính
Do bên ngồi khảo sát
Tập trung chủ yếu vào giải trí

Bảo tồn khơng được chú trọng
Cộng đồng khơng được ưu tiên
Rị rỉ lợi nhuận

Du lịch bền vững
Mục đích gồm lợi nhuận mơi trường và
cộng đồng
Được lập kế hoạch với sự tham gia của các
bên liên quan
Hướng tới cộng đồng
Địa phương có thể tham gia quản lý
Tập trung vào giáo dục
Chú trọng bảo tồn
Cộng đồng được ưu tiên
Lợi nhuận để lại cho địa phương

Như vậy giữa du lịch thông thường và du lịch bền vững có nhiều điểm khác nhau.
Du lịch thơng thường không được lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng cao công tác bảo
tồn hoặc giáo dục, không mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương và có thể phá
hủy nhanh chóng các mơi trường nhạy cảm. Ngược lại, du lịch bền vững thì được lập kế
hoạch một cách cẩn thận từ lúc bắt đầu để mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa
phương, tơn trọng văn hóa, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, giáo dục du khách và cả cộng
đồng địa phương.
1.1.3 Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
 Khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc
gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường… ở cả trong nước và ngồi
nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch.
Để khai thác và sử dụng nguồn lực một cách hợp lí đầu tiên mỗi đơn vị làm du lịch
cần có ý thức vừa tạo ra lợi nhuận vừa bảo tồn, gìn giữ những nguồn lực sẵn có của du

lịch để tiếp tục duy trì và phát triển chúng trong tương lai. Ngành du lịch trước hết cần
truyền thông về phát triển du lịch bền vững dựa trên nguyên tắc khai thác và sử dụng
nguồn lực, tài nguyên một cách hợp lí. Từ đó, có những hành động cụ thể ngăn chặn sự
phá hoại tài nguyên thiên nhiên và những cơng trình, di sản, di tích văn hóa, lịch sử; thực
5


thi các chính sách về bảo vệ mơi trường; truyền thông cho khách du lịch và người dân địa
phương về ý thức cùng nhau gìn giữ các địa điểm du lịch; lắp đặt các hệ thống làm giảm
thiểu ô nhiễm nước, đất đai, khơng khí; thường xun tu bổ, tơn tạo các cơng trình, di
tích, di sản có giá trị về văn hóa lịch sử; thực hiện các khóa đào tạo về bảo vệ môi trường
du lịch và phát triển du lịch bền vững. Ngoài ra cũng cần thể hiện sự tôn trọng, trân trọng,
biết cách khai thác du lịch một cách hợp lí, góp phần bảo tồn văn hóa, các phong tục tập
quán, nghi thức của người dân địa phương. Phát triển du lịch bền vững là một xu hướng
phát triển du lịch thơng minh và có tầm nhìn, đi từ gốc rễ của nó chính là việc biết cách
khai thác các nguồn lực sẵn có một cách hợp lí để cho các thế hệ tương lai cũng có thể
được thụ hưởng một lượng tài nguyên giống như chúng ta bây giờ.
 Giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên
Như chúng ta đều biết, tài nguyên là khan hiếm, chính vì thế việc khai thác và sử
dụng quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của tồn
nhân loại, góp phần hủy hoại môi trường sống xung quanh. Điều này đi ngược lại hoàn
toàn với việc phát triển du lịch. Khai thác và sử dụng tài nguyên một cách không hợp lí
dẫn đến nguy cơ cạn kiệt là tình trạng chung và đáng báo động của các quốc gia có nền
cơng nghiệp phát triển. Những cơng trình, dự án được tạo ra đem lại nguồn lợi nhuận lớn
nhưng lại không được đánh giá về những tác động. Điều này thể hiện sự vô trách nhiệm,
thờ ơ đối với môi trường sống của một bộ phận con người, gây suy thối, ơ nhiễm mơi
trường, biến đổi khí hậu, phá hủy các tài nguyên thiên nhiên mà tạo hóa đã ban tặng.
Việc tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ở mức vừa đủ một mặt giúp cho việc phục hồi tài
nguyên thiên nhiên, mặt khác giảm chất thải ra môi trường. Các tài nguyên thiên nhiên
cần được quy hoạch, quản lý tránh sự khai thác một cách ồ ạt hoặc phát triển nóng.

 Duy trì bảo tồn sự đa dạng về thiên nhiên, xã hội và văn hóa
Sự đa dạng về thiên nhiên, văn hóa vùng miền chính là thế mạnh của các quốc gia,
vùng miền đó trong du lịch. Tính đa dạng cũng đóng vai trị quan trọng trong việc tránh
được những rủi ro do quá phụ thuộc vào một hoặc một vài nguồn lực. Phát triển du lịch
bền vững chính là ủng hộ việc phát triển du lịch đi song hành với bảo tồn nguồn tài
nguyên để trong tương lai, thế hệ sau có thể hưởng thụ được nguồn lực, tài nguyên không
thua kém chúng ta bây giờ. Chủ yếu nhấn mạnh vào sự cần thiết của việc bảo tồn sự đa
dạng của nguồn gen chính là chiến lược bảo tồn mà thế giới nhấn mạnh, từ đó được mở
6


rộng ra bao gồm sự đa dạng về văn hóa, chính trị, kinh tế xã hội. Ở mỗi quốc gia sẽ có
những chủ trương bảo tồn khác nhau phù hợp với tốc độ phát triển và tinh hình văn hóa
xã hội.
 Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch tổng thể của kinh tế xã hội
Sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch phải nằm trong khuôn khổ chiến lược của quốc
gia, vùng, địa phương về kinh tế - xã hội. Để đảm bảo sự phát triển, ngành du lịch cần
phải tính tới nhu cầu trước mắt của cả người dân và du khách, trong quy hoạch cần phải
thống nhất các mặt kinh tế - xã hội, môi trường, tôn trọng chiến lược của quốc gia, vùng,
lãnh thổ, địa phương. Sự tơn trọng đối với tình hình kinh tế xã hội tổng thể của một địa
phương, một vùng miền hay một quốc gia chính là “chìa khóa” cho sự tồn tại và phát
triển lâu dài của ngành du lịch.
 Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển bền vững du lịch
Như chúng ta đều biết. dân cư địa phương với những nét độc đáo rất riêng trong cách
sống cách sinh hoạt, phong tục tập quán trở thành những yếu tố thu hút du khách. Người
dân địa phương chính là những người có tình cảm sâu nặng và hiểu rõ về nơi mình sinh
sống nhất nên nếu như chúng ta biết cách khuyến khích. Cổ động người dân tham gia vào
các hoạt động phát triển du lịch thì những đóng góp của họ đối với du lịch là vơ cùng ý
nghĩa. Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào phát triển du lịch bền vững
khơng chỉ giúp cho dân cư có một nguồn thu nhập ổn định mà cịn góp phần nâng cao ý

thức bảo vệ mơi trường thiên nhiên và văn hóa của người dân địa phương lẫn những
người làm du lịch.
Hơn thế nữa nếu như cộng đồng cư dân địa phương tham gia đóng góp vào việc phát
triển du lịch thì sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất định cho du lịch vì chính họ là
những người chủ nhân và là người có trách nhiệm chính đối với nguồn tài ngun mơi
trường của khu vực. Việc khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào phát triển du
lịch thể hiện qua việc khuyến khích họ sử dụng những nguồn lực vốn có của mình để
phục vụ khách du lịch, tạo ra các dịch vụ tốt, đặc trưng và đem lại lợi nhuận như các dịch
vụ vận chuyển, các làng nghề truyền thống, sản xuất và buôn bán các sản phẩm truyền
thống, … Điều này làm vận hành sự phát triển du lịch theo hướng bền vững của tại các
địa phương, vùng miền.
7


 Lấy ý kiến của người dân và các bên liên quan
Phát triển du lịch đem đến những tác động tích cực nhưng cũng đồng thời có những
tác động tiêu cực đối với sự phát triển của kinh tế xã hội và văn hóa của một địa phương.
Bởi vì mang đến cho dân cư địa phương sự giao lưu trực tiếp với các luồng văn hóa khác
nhau từ khách du lịch dẫn đến những sự biến động tiềm ẩn nên du lịch cần phải cẩn trọng
trong việc dung hòa giữa phát triển du lịch và văn hóa xã hội của địa phương bằng cách
thường xuyên lắng nghe, trao đổi và tiếp thu ý kiến của nhân dân địa phương và các đối
tượng có liên quan.
Nếu khơng có sự tham khảo ý kiến người dân thì các đơn vị làm du lịch sẽ khơng thể
nhìn nhận được những mặt tiêu cực đối với việc khai thác và sử dụng nguồn lực tại địa
phương, dễ gây ra những suy thối về mơi trường, văn hóa và xã hội của địa phương đó.
Như vậy, khó có thể thực hiện mục tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững. Chính vì
thế, lắng nghe và tham khảo ý kiến của người dân địa phương là một điều cần thiết trong
định hướng phát triển du lịch bền vững, cũng phù hợp với nguyên tắc khuyến khích cộng
đồng địa phương tham gia vào phát triển du lịch bền vững.
 Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực

Lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch đang thiếu hụt một lượng rất lớn, lao động
được đào tạo có trình độ chun mơn chưa đáp ứng được nhu cầu chung của ngành. Một
lực lượng lao động đào tạo kỹ năng thành thạo, không những mang lại lợi ích về kinh tế
cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
Đây là một trong những nguyên tắc quyết định sự phát triển bền vững của du lịch.
Việc triển khai đào tạo một cách phù hợp nhất cho những người làm du lịch về tính chất
phức tạp và tầm quan trọng của ngành du lịch không chỉ giúp người học có thêm những
kiến thức và kĩ năng cần thiết về chun mơn mà cịn nâng cao ý thức và lòng tự hào về
nghề nghiệp, giúp những người học du lịch ln có ý thức nâng cao chất lượng sản phẩm
dịch vụ để phục vụ cho du khách.
 Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học ngành du lịch
Để du lịch trở thành ngành kinh tế chuyên nghiệp, hiện đại và bền vững, hoạt động
nghiên cứu khoa học đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, đào tạo và thực hiện hoạt động phát triển du lịch. Các thành tựu khoa học công
8


nghệ về du lịch trong các lĩnh vực thời gian qua đã trở thành những nền tảng khoa học
quan trọng với tính ứng dụng thực tiễn cao, góp phần vào sự phát triển của ngành công
nghiệp du lịch.
1.1.4 Mối quan hệ giữa du lịch và phát triển bền vững
Du lịch và phát triển bền vững có một mối quan hệ đặc biệt bởi du lịch ở một vị trí
đặc biệt trong việc đóng góp để tạo ra sự phát triển bền vững.
Thứ nhất, điều này có được là do sự năng động và tăng trưởng của lĩnh vực du lịch
cũng như những đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế của nhiều quốc gia, nhiều
địa phương trên thế giới.
Thứ hai, đó là vì du lịch là một hoạt động trong đó bao gồm một mối quan hệ đặc
biệt giữa du khách, ngành công nghiệp, môi trường và cộng đồng địa phương. Mối quan
hệ đặc biệt này phát sinh bởi vì, khơng giống như hầu hết các lĩnh vực khác, du khách
phải đi đến nhà sản xuất và sản phẩm, điều này đã dẫn đến ba khía cạnh quan trọng và

đặc biệt của mối quan hệ giữa du lịch và phát triển bền vững đó là tương tác, nâng cao
nhận thức, phụ thuộc.
Du lịch có thể gây nguy hại nhưng cũng có nhiều điểm lợi cho phát triển bền vững.
Về mặt tích cực:
• Cung cấp một nguồn cơ hội phát triển cho sự phát triển của doanh nghiệp và tạo cơ hội
việc làm cũng như kích thích việc đầu tư và hỗ trợ cho các dịch vụ cộng đồng ngay cả ở
các cộng đồng xa xơi, hẻo lánh.
• Mang lại giá trị kinh tế rõ rệt cho tài nguyên thiên nhiên và văn hóa. Điều này có thể
mang lại kết quả là thu nhập trực tiếp từ sự chi tiêu của du khách sẽ được dùng cho việc
bảo tồn tài nguyên của cộng đồng địa phương.
• Là một lực lượng cho sự hiểu biết liên văn hóa và hịa bình trên thế giới
Về mặt tiêu cực:
• Gây áp lực trực tiếp lên hệ sinh thái mỏng manh, gây ra sự xuống cấp của môi trường tự
nhiên và đe dọa mơi trường sống của các lồi động vật hoang dã.

9


• Cạnh tranh trong việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm, đặc biệt là đất và nước.
• Góp phần đáng kể trong việc gây ô nhiễm địa phương và tồn cầu.
• Là một nguồn thu nhập khơng ổn định và dễ bị tổn thương, vì nó rất nhạy cảm với sự
thay đổi của điều kiện môi trường và xã hội của điểm đến.
1.2 Vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững
1.2.1 Khái niệm cộng đồng
“Cộng đồng” (Community) là một trong những khái niệm xã hội học được hiểu
theo nhiều tuyến nghĩa. Vì vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về cộng đồng, tùy theo
góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu.
Theo Midgley (1986): “Cộng đồng là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một
khu vực địa lý nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản”.
Theo J.H.Fichter (1974): “Cộng đồng là một tập thể người nhất định trên một lãnh

thổ kinh tế và văn hóa, bao gồm các yếu tố: Tương quan cá nhân mật thiết với những
người khác, tương quan này đôi khi được gọi là tương quan mặt đối mặt, tương quan thân
mật; có sự liên hệ về tình cảm và cảm xúc; có sự tình nguyện hy sinh đối với những giá
trị được tập thể coi là cao cả, có ý nghĩa; có ý thức đối với mọi thành viên trong tập thể”.
Ở Việt Nam, khái niệm “cộng đồng” thường được hiểu theo nghĩa “cộng đồng dân
cư” hoặc “cộng đồng địa phương” tức là tập hợp những cá nhân trên một địa bàn cư trú ở
vùng nơng thơn, có quy mơ nhỏ như làng, bản, bn… Về cơ bản, cộng đồng có sự tương
tác và chia sẻ lẫn nhau giữa các thành viên, tạo thành những đặc điểm chung, kết nối với
nhau trong cộng đồng. Các điểm chung đó là: niềm tin, tín ngưỡng, nguồn lực, nhu cầu,
sở thích,..
1.2.2 Vai trị của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững
Thứ nhất, trực tiếp cung cấp các dịch vụ cho du khách. Cộng đồng có thể cung cấp
sản phẩm và dịch vụ địa phương như đặc sản, nông sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ để
thu hút khách du lịch khi đến tham quan đồng thời người dân có thể trở thành hướng dẫn
viên du lịch, lái xe, nhân viên khách sạn hoặc nhà hàng để cung cấp thêm các dịch vụ cho
khách du lịch và được trả lương từ đó tăng thêm thu nhập của cộng đồng

10


Thứ hai, nâng cao hình ảnh điểm đến trong mắt du khách. Cộng đồng giúp du
khách có những trải nghiệm tốt nhất với giá cả hợp lý. Luôn sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ như
dẫn đường, giới thiệu các dịch vụ tiện ích cho du khách như taxi, xe buýt, thuê xe, chỗ ở,
ăn uống... Sự chia sẻ của cộng đồng về những trải nghiệm của mình sẽ giúp khách du lịch
cảm thấy yên tâm, tin tưởng vào dịch vụ và các hoạt động du lịch địa phương.
Thứ ba, giới thiệu và bảo vệ di sản văn hóa. Cộng đồng địa phương đóng vai trị là
những hướng dẫn viên giới thiệu các di sản văn hóa của mình đến khách du lịch bởi
chẳng có ai hiểu rõ địa điểm đó bằng chính người dân sinh sống tại đó. Bên cạnh đó cộng
đồng địa phương có trách nhiệm đảm bảo đối với di sản văn hóa của mình, bao gồm việc
duy trì các tài liệu kiến trúc, miêu tả và giải thích các truyền thống và phong tục của họ

gắn liền với di sản. Cộng đồng đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì và phát triển các
giá trị văn hóa đặc sắc của vùng, giới thiệu chúng đến du khách.
Thứ tư, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Cộng đồng địa phương có thể
giúp đỡ lực lượng chức năng như cảnh sát địa phương thông qua việc trao đổi thông tin,
tạm giữ tội phạm, giúp lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự.
Hoặc họ cũng là người đầu tiên nhận biết các tình huống nguy hiểm hoặc khẩn cấp trong
khu vực của mình. Họ có thể cung cấp thơng tin kịp thời về các điểm đến du lịch địa
phương, các hoạt động, cảnh báo nguy hiểm và lưu ý cần thiết cho khách du lịch. Giúp đỡ
khách du lịch tìm đường, giải quyết các vấn đề khác như mất đồ, mất giấy tờ tùy thân, bị
lạc, bị mất liên lạc với đoàn du lịch...
Thứ năm, tạo ra các hoạt động giải trí, giáo dục. Cộng đồng có thể tổ chức các
hoạt động giải trí, giáo dục thơng qua các sự kiện như lễ hội, triển lãm, các chương trình
văn hóa để thu hút du khách đến vùng miền địa phương. Những hoạt động này đồng thời
còn giúp cho du khách hiểu rõ hơn về địa phương, văn hoá và lịch sử của vùng.
Thứ sáu, tham gia vào quy trình ra quyết định. Cộng đồng có thể tham gia vào quy
trình ra quyết định về việc phát triển du lịch, bằng cách tham gia vào các cuộc họp, đàm
phán, đóng góp ý kiến để giúp quy trình phát triển du lịch được công bằng, hợp lý và đáp
ứng nhu cầu của cả cộng đồng và khách du lịch.
Thứ bảy, góp phần bảo vệ mơi trường. Cộng đồng có thể đóng góp vào bảo vệ môi
trường thông qua việc tham gia các hoạt động như dọn vệ sinh môi trường, tái chế và sử
dụng các nguồn tài nguyên tái tạo, hạn chế ô nhiễm và phát triển các hình thức du lịch
11


bền vững. Họ cũng có thể giúp quản lý các khu vực du lịch để bảo vệ các vùng đất địa
phương, các địa danh và khu vực sinh thái.
Như vậy vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững rất
quan trọng, là “chìa khóa” quyết định sự thành cơng của mơ hình du lịch hướng đến mục
tiêu phát triển bền vững. Họ là người hiểu rõ về văn hóa, lịch sử và các tài nguyên tự
nhiên của địa phương đó. Việc đưa họ vào cơng tác quản lý và phát triển du lịch bền

vững là cách để đảm bảo rằng các hoạt động du lịch được thực hiện một cách có trách
nhiệm và bảo vệ được những giá trị văn hóa, tài ngun và mơi trường của địa phương.

12


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI XÃ CẨM
KIM VÀ CẨM THANH, THÀNH PHỐ HỘI AN
2.1 Tổng quan chung về xã Cẩm Kim, Cẩm Thanh
* Cẩm Kim
Cẩm Kim được mệnh danh là vùng đất của các làng nghề, là vùng đất lưu giữ
nhiều giá trị văn hóa, ngành nghề truyền thống, đây sẽ là những lợi thế tốt để xây dựng
nên những sản phẩm du lịch đặc thù, đáp ứng nhu cầu của khách tham quan. Hiện nay, tại
Cẩm Kim các đặc trưng của mơ hình làng q sơng nước như cồn bãi, những cơng trình
kiến trúc cổ, đường làng, rặng tre, đồng lúa… vẫn còn tương đối khá nguyên vẹn. Cẩm
Kim nằm kề cận khu đơ thị cổ Hội An – di sản văn hóa thế giới, vừa là hành lang kết nối
vừa là vành đai mở rộng không gian phát triển du lịch của Hội An.
 Điều kiện tự nhiên
Xã Cẩm Kim có diện tích 4,12 km² nằm về phía bờ nam sơng Thu Bồn cách trung
tâm thành phố Hội An khoảng 3 km. Phía đơng giáp phường Cẩm Nam, phía tây và phía
nam giáp huyện Duy Xuyên, phía bắc giáp thị xã Điện Bàn và xã Cẩm Hà. Cẩm Kim
thuộc vùng đệm của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An chính vì thế
nó có hệ động thực vật, sinh thái vơ cùng phong phú. Cẩm Kim có dạng địa hình đồng
bằng nằm ở vùng cửa sơng Thu Bồn chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chế
độ thủy văn của xã có tác động mạnh mẽ đến quá trình quản lý, sử dụng đất đai nhất là
sảm xuất nông nghiệp
 Lịch sử
Qua một số tư liệu cho biết địa danh hành chính của Cẩm Kim có những thay đổi
trong lịch sử. Địa danh xã Cẩm Kim được sử dụng từ tháng 7/1956 khi chính quyền Sài
Gịn đặt lại tên hành chính ở Hội An. Trước đó, Cẩm Kim được gọi là làng/xã Kim Bồng.

Căn cứ vào gia phả và truyền khẩu của các tộc họ tiền hiền Nguyễn, Huỳnh, Phan,
Trương, vùng đất Kim Bồng được người Việt khai khẩn vào khoảng thế kỷ XVI. Tuy
nhiên, đến nay chưa tìm thấy tư liệu nhắc đến địa danh Kim Bồng vào thế kỷ XVI đến
nửa đầu thế kỷ XVIII. Kim Bồng với tư cách là địa danh hành chính được nhắc đến sớm
nhất trong tập “Long Thơ Tịnh Độ”. Lúc này, địa danh hành chính của Cẩm Kim là Kim
13


Bồng châu, gồm có giáp Đơng và giáp Nam. Chữ châu trong Kim Bồng châu là từ chỉ
cồn đất, cù lao, bãi bồi ở giữa sông. Những tư liệu Hán Nôm sưu tầm được ở Cẩm Kim
trong thời gian qua cho thấy địa danh hành chính Kim Bồng châu được sử dụng liên tục
dưới thời triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại bát niên. Kim Bồng châu thuộc tổng
Mỹ Khê, phủ/huyện Duy Xuyên. Trong thời gian này, Kim Bồng châu có hai giáp gồm
giáp Đơng và giáp Tây. Tuy nhiên, theo Đồng Khánh Dư địa chí, dưới thời vua Đồng
Khánh (tức từ năm 1885 đến 1889), Kim Bồng châu có 2 giáp là giáp Đơng và giáp
Trung. Từ năm Bảo Đại thứ 11 (tức năm 1935), đơn vị hành chính Kim Bồng châu được
chia thành Bồng Đơng xã và Bồng Tây xã.
 Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội
Xã gồm có 5 thơn, 1.035 hộ với 4.410 nhân khẩu; trong đó hộ nơng nghiệp chiếm
42,8%. Tổng số lao động trong độ tuổi là 2.750 người.
Giai đoạn 2010 - 2016 kinh tế của xã đạt mức tăng trưởng khá giá trị sản xuất tăng
bình quân 15,87% /năm. Năm 2016 thu nhập bình quân đầu người mức 25, 91 triệu đồng.
Nông nghiệp là mặt trận sản xuất tạo ra giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng xấp xỉ 60%
trên tổng giá trị sản xuất hàng đầu tạo ra giá trị sản xuất tồn xã. Diện tích gieo trồng
hàng năm 420,41ha, năng suất bình qn đạt 55 tạ/ha. Ngồi sản xuất nông nghiệp, chăn
nuôi cũng là một mặt trận kinh tế chủ yếu đem lại thu nhập khá cho hộ gia đình, cá nhân;
con vật ni chủ yếu là gà, vịt, trâu, bò. Ngư nghiệp cũng là thế mạnh của địa phương,
tổng sản lượng khai thác hàng năm đạt khoảng 650 tấn/ha, góp phần ổn định thu nhập của
hộ dân.
Năm 2011 phát huy lợi thế có làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng thành phố

đã đầu tư cơ sở hạ tầng gắn với khai thác tuyến tham quan du lịch làng nghề nhờ đó cơ
cấu kinh tế cơ cấu lao động có sự chuyển dịch mạnh trong những năm gần đây. Phát huy
tiềm năng sẵn có của địa phương về vấn đề du lịch, hiện nay xã thực hiện chương trình
xóa đói giảm nghèo, cùng sự nỗ lực phấn đấu đồng bộ của các ban ngành, đoàn thể và sự
cho vay vốn cả ngân hàng nơng nghiệp, ngân hàng chính sách xã hội, nhiều hộ gia đình
đã thốt nghèo, đời sống nhân dân được cải thiện, ổn định và ngày càng phát triển.
Những năm qua, xã Cẩm Kim đã cố gắng phát huy nội lực vượt qua khó khăn đẩy
mạnh phát triển sản xuất, chính trị xã hội ln ổn định. Cẩm Kim tiếp tục phát huy nội
14


lực nhất là tiềm năng đất đai, lao động để đạt yêu cầu cho quá trình phát triển sản xuất
đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, xã hội hóa đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Trong 5 năm tổng vốn đầu tư ước đạt 40 tỷ đồng chủ yếu là vốn từ ngân sách Nhà
nước cấp trên tập trung đầu tư và nâng cấp các cơng trình phục vụ phát triển kinh tế và
dân sinh như giao thông, điện chiếu sáng, hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất, cơ sở vật
chất, trường học, làng nghề…
Đến nay hệ thống giao thông nội bộ với khoảng 23,5km cơ bản đáp ứng yêu cầu đi
lại của nhân dân. Đặc biệt cầu dân sinh Cẩm Kim hoàn thành năm 2015 kết nối với trung
tâm thành phố đã tạo sự đột phá cho sự phát triển của địa phương. Hệ thống thủy lợi đáp
ứng yêu cầu sản xuất với 60% kênh mương được kiên cố hóa hồ chứa nước đã được nạo
vét đảm bảo cung cấp nước tưới cho gần 50 ha lúa hai vụ. Có 100% hộ sử dụng điện;
69% hộ sử dụng nguồn nước. Chợ Cẩm Kim hàng hóa đảm bảo hoạt động ổn định với 39
hộ kinh doanh.
Mạng lưới giao thơng của xã được hình thành tương đối hợp lý, được bê tơng hóa
100% rất thuận tiện cho việc đi lại. Bảo đảm giao lưu đối ngoại đối nội thuận lợi, đường
chính liên xã được bê tơng hóa rộng 4 m kéo dài từ đầu thôn Phước Thắng đến giáp thơn
Trà Nam của xã Duy Vinh.
Với 08 di tích lịch sử - văn hóa (trong đó có 01 di tích cấp quốc gia 01 di tích cấp
tỉnh) và 21 di tích kiến trúc nghệ thuật và đặc biệt Nghề Mộc Kim Bồng vừa được vinh

danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tạo cơ hội cho địa phương đẩy mạnh phát triển
du lịch.
Tồn xã có 3 bậc học đó là Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở, cả ba đều đạt
chuẩn quốc gia giai đoạn 1 và trường Tiểu học Cẩm Kim đã đạt chuẩn giai đoạn 2 vào
giữa năm 2015. Xã có đủ trường lớp đảm bảo tiêu chuẩn, đảm bảo 100% trẻ em trong độ
tuổi đi học được đến trường, làm tốt công tác xóa mù chữ, thực hiện tốt cơng tác phổ cập
giáo dục từ tiểu học đúng độ tuổi đến trung học cơ sở, xây dựng phong trào xã hội hóa
giáo dục và quỹ khuyến học ở các địa bàn dân cư, các tộc họ và các tổ chức chính trị xã
hội. Trong những năm qua công tác giáo dục của xã được Đảng bộ chính quyền quan tâm
chỉ đạo để các trường dạy và học tốt hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu đề ra.

15


Xã Cẩm Kim có một trạm y tế được xây dựng từ năm 2004 tại khu trung tâm của
xã, trên khu đất với diện tích 500 m². Trạm y tế xã được xây dựng kiên cố có 04 y sĩ 01
bác sĩ, cơ sở vật chất ban đầu đã phục vụ cho việc khám chữa bệnh cơ bản cho nhân dân
Như vậy trong điều kiện khơng có nhiều thuận lợi về tiềm năng phát triển quy mô
dân số đất đai lao động song Đảng bộ chính quyền và nhân dân Cẩm Kim đã nỗ lực phấn
đấu phát huy nội lực đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của thành phố tỉnh trung ương và
những nguồn lực từ bên ngoài để tập trung xây dựng quê hương.
* Cẩm Thanh
 Điều kiện tự nhiên
Xã Cẩm Thanh có diện tích 9,46 km² nằm về hướng Đơng Nam của Thành phố
Hội An, trong đó diện tích mặt nước chiếm đến nửa (348,69 ha). Bốn bề nơi đây là sơng,
phía bắc giáp phường Cửa Đại bởi sơng Ba Chươm, phía tây giáp phường Cẩm Châu bởi
sơng Đị, phía nam giáp huyện Duy Xun bởi hạ lưu sơng Thu Bồn, phía đơng giáp Cửa
Đại. Sơng Đình và sơng Đị nối sơng Thu Bồn và sơng Ba Chươm chia cắt Cẩm Thanh
thành nhiều mảnh nhỏ tạo nên hệ thống sơng rạch chằng chịt, với nhiều cồn/gị rất nên
thơ như: Thuận Tình (cồn Kiện), cồn Ơng Hơi, cồn Tiến, cồn Ba Xã, gị Hí…

Xã có địa hình tương đối bằng phẳng, chỗ cao nhất từ 2 đến 2,5m , địa hình cao về
phía Tây và thấp dần về phía Đơng thường ngập úng, lũ vào mùa mưa ảnh hưởng rất lớn
đến phát triển kinh tế nhất là kinh tế nơng nghiệp.
Khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, các chỉ số khí
hậu thời tiết khá thuận lợi cho các loại cây trồng, con vật nuôi sinh trưởng và phát triển
tốt, tuy nhiên lượng mưa tập trung vào các tháng 10, 11, 12 các tháng còn lại nắng hạn
gay gắt.
Đặc biệt, xã nổi tiếng có rừng dừa Bảy Mẫu. Nơi đây khơng chỉ là khu di tích có
giá trị lịch sử đặc biệt, đây còn là vùng sinh thái độc đáo với hệ rừng ngập nước có thắng
cảnh hữu tình. Đây cịn là nơi cư trú, sinh sống của nhiều loài động vật biển giá trị, nhất
là các lồi tơm, cua, ghẹ và động vật thân mềm. Các thảm cỏ biển là nơi sinh sống và bắt
mồi của nhiều loài hải sản. Các hệ sinh thái ngập mặn này cịn đóng vai trị như một máy
lọc sinh học, tích tụ và phân hủy chất thải, làm trong sạch nguồn nước trước khi về với
biển.
16


Cẩm Thanh nằm gần Cửa Đại, hạ lưu sông Thu Bồn, có hệ sinh thái vùng ngập
mặn cửa sơng ven biển, là địa bàn quan trọng trên trục kết nối giữa phố cổ Hội An - Cù
Lao Chàm. Đây còn là vùng đệm khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, có vai trị
rất quan trọng trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn
 Lịch sử
Mảnh đất này từ xa xưa đã là cửa ngõ tiền tiêu quan trọng của người Chàm trước khi
vào cửa biển tiến sâu vào đất liền, hay nói một cách khác từ biển Đơng vào cửa Đại
Chiêm trước hết phải qua mảnh đất Thanh Châu rồi ngược theo dịng sơng tiến vào các
trung tâm kinh tế, văn hố, chính trị nằm sâu trong đất liền. Qua nhiều nguồn tư liệu cho
biết, nguyên xưa kia vùng đất này - Làng Thanh Châu thuộc đất Chiêm Động của Chiêm
Thành.
Vào năm 1602 cư dân Thanh Châu đã tiến hành khai thác các nguồn sơng biển, gắn bó
với sơng nước để đảm bảo nguồn sống của con người. Vì thế, nghề đánh cá đã trở thành

nghề thu nhập lớn thứ hai sau nơng nghiệp thời đó. Bên cạnh đó, để đáp ứng cho cuộc
sống ngày càng cao, họ sẵn sàng làm tất cả những gì có thể làm được trên mơi trường
sống sẵn có mà thiên nhiên đã ưu đãi. Cho nên trước đây khi mà thương cảng Hội An
phồn thịnh, cư dân Thanh Châu còn chọn nghề đi ghe bầu chở hàng hoá đi khắp nơi. Đặc
biệt, nghề khai thác yến sào đã đóng góp một phần khơng nhỏ cho cuộc sống người dân ở
đây, giúp tăng thêm nguồn hàng xuất khẩu giá trị cho Hội An. Và thực tế, yến sào đã trở
thành nguồn hàng xuất khẩu có giá trị nổi tiếng trên thương trường quốc tế.
Đến cuối thế kỷ XIX, dân cư ngày càng đông đúc, phát triển, làng Thanh Châu ngày
càng được khai phá, mở rộng, tên làng Thanh Châu được nâng thành tổng Thanh Châu,
thuộc huyện Hoà Vang (Hoà Vinh), phủ Điện Bàn, Quảng Nam trấn hay tỉnh của nước
Đại Nam. Diện tích và dân cư gốc Thanh Châu được gọi là làng Thanh Đông, và phát
triển thêm các làng mới dân cư cơ bản là gốc người làng Thanh Châu đến khai cơ lập
nghiệp đó là làng Thanh Tây và làng Thanh Nam. Đến đầu thế kỷ XX làng Thanh Đông
lại tách ra thành Thanh Đơng, Thanh Nhứt, Thanh Nhì, Thanh Tam. Thời kỳ kháng chiến
chống pháp (1946-1954), xã Thanh Châu lúc đầu được đặt là khu 6 (Thanh Hiệp), sau là
khu Đông, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Từ sau 1954, các làng Thanh Đơng, Thanh
Nhứt, Thanh Nhì, Thanh Tam lập thành xã Cẩm Thanh, thuộc quận Hiếu Nhơn, tỉnh
Quảng Nam. Các làng Thanh Tây, Thanh Nam thuộc về xã Cẩm Châu. Từ sau năm 1975
đến nay, xã Cẩm Thanh thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam.
17


Tên làng gốc Thanh Châu xưa, Cẩm Thanh ngày nay, nhìn từ góc độ lịch sử - văn hóa
- nhân văn, tuy đã phải trải qua nhiều năm tháng chiến tranh tàn phá ác liệt của cả 2 thời
kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhưng chúng ta vẫn dễ
dàng nhận biết được nơi đây quả là vùng đất có bề dày, giàu truyền thống lịch sử văn hóa
- nhân văn. Đặc biệt trong giai đoạn chống Pháp, chống Mỹ xâm lược, thống nhất tổ
quốc, Cẩm Thanh từng là vùng căn cứ địa cách mạng của thị xã Hội An, và tỉnh Quảng
Nam - Đà Nẵng. Cẩm Thanh là địa phương sớm nhất ở Hội An, Quảng Nam được nhà
nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân bởi có những đóng

góp vơ cùng to lớn cho sự nghiệp cách mạng, với hơn 90% gia đình có cơng cách mạng
và là địa phương có nhiều cá nhân nhất ở Hội An được nhà nước phong tặng danh hiệu
Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
 Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội
Trước đây, xã Cẩm Thanh có 8 thơn tên lần lượt là thôn 1 đến thôn 8. Đây là những
địa danh cũ của các làng, ấp ngày xưa, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của
các thơn. UBND xã Cẩm Thanh đã tổ chức lấy ý kiến của cử tri từng thôn và các cơ quan
chuyên môn thành phố. Sau đó đến năm 2012, UBND thành phố Hội An ra quyết định
thay đổi tên gọi 8 thôn này. Theo đó, thơn 1 được đổi tên thành Thanh Tam Tây, thôn 2 là
Thanh Tam Đông, thôn 3 là Thanh Nhứt, thơn 4 là Thanh Nhì, thơn 5 là Thanh Đông,
thôn 6 là Võng Nhi, thôn 7 là Vạn Lăng, thôn 8 là Cồn Nhàn.
Theo thống kê, dân số đang sinh sống tại xã Cẩm Thanh năm 2019 là 9.452 người,
mật độ dân số đạt 999 người/km². Cơ cấu kinh tế của địa phương hiện nay được xác định
là nông nghiệp - ngư nghiệp, thương mại - dịch vụ và tiểu thủ cơng nghiệp. Trong đó tập
trung chủ yếu vào các ngành nghề như nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp và khai
thác hải sản. Sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp chủ yếu trong các nhóm nghề: mộc, tre dừa,
xay xát lương thực, bún, may mặc,..
Tồn xã có 3 trường học cho các cấp học mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở, cơ
bản phục vụ được việc học hành của con em trong xã.
Có 1 trạm y tế với đội ngũ nhân viên và trang thiết bị cơ bản đáp ứng được nhu
cầu khám, chữa bệnh thông thường cho nhân dân trong xã.

18


2.2 Thực trạng phát triển du lịch bền vững tại xã Cẩm Kim và Cẩm Thanh
* Cẩm Kim
 Chính sách phát triển du lịch địa phương
Xã Cẩm Kim có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển du lịch. Xã thuộc vùng đệm
(vùng cửa sông Thu Bồn) của khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, Hội An, với

hệ động thực vật, hệ sinh thái phong phú; hệ thống sông rạch, mặt tiếp xúc sông khá lớn,
cộng với các đặc trưng của mơ hình làng q sơng nước như cồn bãi, cơng trình kiến trúc
cổ đường làng, rặng tre, cánh đồng lúa... còn tương đối nguyên vẹn - là giá trị tài nguyên
vô cùng lớn để Cẩm Kim có thể khai thác, phát triển du lịch sinh thái, phát triển nơng
nghiệp theo hướng bền vững. Cẩm Kim có Làng mộc truyền thống Kim Bồng vốn nổi
tiếng từ lâu tích hợp nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể; đặc biệt Cẩm Kim nằm
kế cận khu đơ thị cổ Hội An - Di sản văn hóa thế giới vừa là hành lang kết nối vừa là
vành đai mở rộng không gian phát triển du lịch của Hội An. Đây là những lợi thế cơ bản
để lựa chọn định hướng phát triển, khai thác mơ hình du lịch làng nghề du lịch cộng đồng
trải nghiệm văn hóa bản địa
Với đề án xây dựng Làng quê - Làng nghề Cẩm Kim giai đoạn 2017-2020, định
hướng đến năm 2025 với phương châm “giữ là chính”. Mơi trường tự nhiên cảnh quan
thiên nhiên phải được gìn giữ cải tạo hài hịa và bền vững; các giá trị văn hóa làng nghề
phải được bảo tồn và phát huy không làm mất đi tính đặc trưng của làng q sơng nước
miền Trung vốn có. Xây dựng làng quê phải phù hợp với xu hướng phát triển chung của
thành phố Hội An. Đặc biệt lưu ý đến việc Cẩm Kim là khu vực kết nối trục chính tuyến
tham quan hai Di sản văn hóa: phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn đồng thời là vùng
đệm tạo động lực cho sự phát triển của thành phố Hội An.
Định hướng xây dựng phát triển Cẩm Kim là một là một xã nông thôn truyền thống,
văn minh mang sắc thái làng quê sông nước gắn với làng nghề truyền thống trên cơ sở
bảo tồn và phát huy môi trường sinh thái - nhân văn. Phát triển bền vững theo tiêu chí
làng q văn hóa sinh thái và du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới làm cơ sở để nâng
cao chất lượng sống của nhân dân.
 Tình hình khai thác khách du lịch trong những năm qua

19


Cẩm Kim những năm gần đây trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách khi
đến với Hội An, trong đó, nổi bật nhất là làng mộc Kim Bồng. Khách đến đây có cả

khách nội địa và khách quốc tế.
Đối với thị trường khách đến Kim Bồng, chủ yếu là các nước thuộc khu vực Châu Âu.
Các nước thuộc khu vực Châu Úc, Châu Á như Nhật Bản, Malaysia,…lượng khách tương
đối ít hơn. Khách đến từ Hàn Quốc cũng chiếm số lượng tương đối đáng kể. Về khách
Trung Quốc, thời gian trước đây, lượng khách này tham quan làng mộc Kim Bồng nói
riêng và phố cổ Hội An nói chung rất đơng. Tuy nhiên, do tình hình căng thẳng trên Biển
Đông nên lượng khách này đã giảm đi đáng kể.
Đa phần khách đến tham quan xã Cẩm Kim là lần đầu. Khách biết đến thông tin xã
Cẩm Kim do bởi xã có làng mộc Kim Bồng là điểm đến nổi tiếng, xuất hiện trong các
tour du lịch. Ngoài ra, thông tin từ hướng dẫn viên, nhân viên khách sạn, các hình thức
truyền miệng, internet cũng được khách quan tâm
 Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tại các điểm du lịch
Từ nhà Cổ, nhà thờ tộc Phan Xuân cho đến làng Ngư nghiệp, làng chiếu Kim Bồng,
làng mộc Kim Bồng đều có một nét chung là cơ sở vật chất, hạ tầng rất cũ kỹ
Về nhà Cổ, nhà thờ tộc Phan Xuân có nét tương đồng đều là các di tích cổ, có từ rất
lâu đời. Chính vì thế, hiện nay cơ sở vật chất vẫn chưa được phát triển rộng mở. Cụ thể
như Cẩm Kim là một vùng đất của lịch sử, của các làng nghề truyền thống, ít ai biết được
rằng các nhà thờ tộc cũng mang lại những giá trị lịch sử to lớn. Do lượng khách du lịch
đến thăm quan Cẩm Kim còn khá ít, nên đây là một trong số các lí do mà nhà thờ Cổ hay
nhà thờ tộc Phan Xuân vẫn chưa được trùng tu. Bụi bẩn bám tầng tầng lớp lớp lên bề mặt
các vật dụng cổ xưa và hiện nay.
Thời tiết ở Cẩm Kim nói riêng và Quảng Nam nói chung vơ cùng nóng bức, khơ hạn
và có thể lên đến 38-39 độ. Nhưng trong các nhà cổ, nhà thờ tộc chỉ có duy nhất 1-2 cái
quạt và chưa kể là do lâu ngày không sử dụng nên quạt cũng bị bám bụi hay bị hư. Đây là
những bất lợi khiến nhà cổ, nhà thờ tộc Phan Xuân chưa đến gần hơn với du khách
Bên cạnh đó, các làng nghề như mộc Kim Bồng, Chiếu, hay Ngư Nghiệp cũng còn
khá nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng. Tuy có điểm chung đều là các làng nghề thủ cơng
truyền thống song đây cũng là các ngành nghề có từ rất lâu đời và góp phần tạo cơng ăn
20




×