Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp vùng ven biển tỉnh nam định bằng mô hình clumondo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.14 MB, 164 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG VEN BIỂN
TỈNH NAM ĐỊNH BẰNG MƠ HÌNH CLUMONDO

Ngành:
Quản lý đất đai
Mã số:
9 85 01 03
Người hướng dẫn: PGS. TS. Ngô Thế Ân
PGS. TS. Lê Thị Giang

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…...tháng….. năm 2023
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Phương Hoa

i




LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án, tơi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các thầy, cơ giáo của Bộ môn Hệ thống Thông tin Tài nguyên Môi
trường, Khoa Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý đào tạo - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam, các chuyên gia và các nhà khoa học thuộc lĩnh vực quản lý đất đai, lĩnh vực
viễn thám và GIS.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các tập thể, cá nhân:
- PGS. TS. Ngô Thế Ân và PGS. TS. Lê Thị Giang, thầy cơ đã tận tình, tận tâm, tận
lực hướng dẫn tôi suốt chặng đường nghiên cứu để tôi hoàn thành luận án.
- Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Hệ thống Thông tin Tài nguyên Môi
trường, Khoa Tài nguyên và Môi trường - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận án.
- Lãnh đạo Cục Viễn thám quốc gia và toàn thể các anh chị em đồng nghiệp Cục
Viễn thám quốc gia, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, UBND các huyện
Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
- PGS. TS. Đào Châu Thu - Hội Khoa học Đất Việt Nam, ThS. Lê Ngọc Xuyên và
ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình - Cục Viễn thám quốc gia đã hỗ trợ tôi về chun mơn
trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi vượt
qua mọi khó khăn để hồn thành luận án./.
Hà Nội, ngày….. tháng… năm 2023
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Phương Hoa

ii



MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị, hình, sơ đồ ........................................................................................... ix
Tên đồ thị, hình, sơ đồ ..................................................................................................... ix
Trích yếu luận án .............................................................................................................. x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 3

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài .......................................................................... 3


1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 4

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận nghiên cứu về biến động sử dụng đất nông nghiệp bằng mơ
hình CLUMondo.................................................................................................. 5

2.1.1.

Tổng quan về đất nơng nghiệp và biến động sử dụng đất nông nghiệp .............. 5

2.1.2.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp ................... 11

2.1.3.

Các phương pháp nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp ................... 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn nghiên cứu về biến động sử dụng đất nông nghiệp bằng
mô hình CLUMondo ......................................................................................... 28

2.2.1.

Các nghiên cứu trên thế giới .............................................................................. 28


2.2.2.

Các nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................................. 32

2.3.

Tóm tắt tổng quan và định hướng nghiên cứu ................................................... 36

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 38
3.1.

Vật liệu nghiên cứu............................................................................................ 38

iii


3.2.

Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 38

3.3.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 40

3.3.1.

Phương pháp điều tra thu thập số liệu ................................................................ 40

3.3.2.


Phương pháp giải đốn ảnh viễn thám và phân tích khơng gian ....................... 42

3.3.3.

Phương pháp mơ hình CLUMondo dự báo biến động sử dụng đất ................... 46

3.3.4.

Phương pháp thống kê và xử lý số liệu .............................................................. 52

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 54
4.1.

Đặc điểm khu vực nghiên cứu ........................................................................... 54

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ............................................................. 54

4.1.2.

Điều kiện kinh tế- xã hội khu vực nghiên cứu ................................................... 58

4.1.3.

Tình hình sử dụng và quản lý sử dụng đất khu vực nghiên cứu ........................ 63

4.2.


Biến động sử dụng đất nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Nam Định .................. 70

4.2.1.

Thực trạng sử dụng đất qua các năm 2005, 2010, 2015 và 2019 ....................... 70

4.2.2.

Biến động sử dụng đất khu vực nghiên cứu qua các giai đoạn 2005 - 2010
- 2015 - 2019 ...................................................................................................... 78

4.3.

Các yếu tố Ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp vùng ven
biển tỉnh Nam Định ............................................................................................ 89

4.3.1.

Yếu tố kinh tế xã hội và môi trường ảnh hưởng đến biến động SDĐ
nông nghiệp ........................................................................................................ 89

4.3.2.

Yếu tố không gian ảnh hưởng đến biến động SDĐ nông nghiệp ...................... 92

4.4.

Dự báo xu thế biến động sử dụng đất nông nghiệp vùng ven biển tỉnh
Nam Định ........................................................................................................... 93


4.4.1.

Thiết lập số liệu đầu vào cho mơ hình biến động sử dụng đất CLUMondo ...... 93

4.4.2.

Đánh giá độ chính xác của bản đồ dự báo từ mơ hình CLUMondo ................ 101

4.4.3.

Các kịch bản phát triển KTXH và quản lý đất đai vùng ven biển tỉnh Nam
Định đến năm 2030 .......................................................................................... 102

4.4.4.

Kết quả dự báo thay đổi sử dụng đất theo các kịch bản đến năm 2030 tại
vùng ven biển tỉnh Nam Định .......................................................................... 104

4.5.

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý biến động sử dụng đất nông nghiệp
vùng ven biển tỉnh Nam Định .......................................................................... 110

4.5.1.

Cơ sở xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý biến động sử
dụng đất nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Nam Định ...................................... 110

iv



4.5.2.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý biến động sử dụng đất nông
nghiệp vùng ven biển tỉnh Nam Định .............................................................. 116

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................... 120
5.1.

Kết luận............................................................................................................ 120

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 121

Danh mục các cơng trình cơng bố ............................................................................. 123
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 124
Phụ lục ......................................................................................................................... 137

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ABM
BĐKH
BTNMT
CSD
CLUE
GIS

GLOBIO3
GTAP
ĐBSCL
DEM
FAOLCC
HTSDĐ
IMAGE
LCM
LUT
MSA
NCS
NTTS
QLĐĐ
RNM
SDĐ
TB
TNDN
XD

Nghĩa tiếng Việt
Agent-Based Modeling, Mơ hình tác tố
Biến đổi khí hậu
Bộ Tài ngun và Môi trường
Chưa sử dụng
Conversion of Land Use and its Effect, Chuyển đổi mục đích
sử dụng đất và tác động của nó
Geographic Information System, Hệ thống thơng tin địa lý
Global biodiversity model, Mơ hình đa dạng sinh học tồn cầu
Global Trade Analysis Project , Mơ hình kinh tế tồn cầu
Đồng bằng sơng Cửu Long

Digital Elevation Model, Mơ hình số độ cao
Food and Agriculture Organization Land Cover Classification,
Phân loại lớp phủ của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Hiện trạng sử dụng đất
Integrated Model to Assess the Global Environment, Mơ hình
tổng hợp đánh giá mơi trường tồn cầu
Land-Cover Modeling, Mơ hình lớp phủ đất
Land Use Type, Loại sử dụng đất
Measurement System Analysis, phân tích hệ thống đo lường
Nghiên cứu sinh
Ni trồng thủy sản
Quản lý đất đai
Rừng ngập mặn
Sử dụng đất
Trung bình
Thu nhập doanh nghiệp
Xây dựng

vi


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

2.1.


Các yếu tố tự nhiên cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động sử dụng đất/lớp
phủ mặt đất .......................................................................................................... 14

2.2.

Bảng các yếu tố về thể chế và chính sách ........................................................... 15

2.3.

Các yếu tố kinh tế cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động sử dụng đất/lớp
phủ mặt đất .......................................................................................................... 17

2.4.

Các yếu tố xã hội cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động sử dụng đất/lớp phủ
mặt đất ................................................................................................................. 18

2.5.

Danh mục một số mơ hình dự báo biến động sử dụng đất/lớp phủ mặt đất
trên thế giới và khả năng áp dụng........................................................................ 26

3.1.

Đặc điểm nguồn ảnh viễn thám sử dụng trong luận án ....................................... 38

3.2.

Khung logic thực hiện đề tài ............................................................................... 53


4.1.

Dân số trung bình các huyện ven biển tỉnh Nam Định........................................ 61

4.1a. Diện tích lúa cả năm các huyện ven biển tỉnh Nam Định ................................... 61
4.1b. Diện tích ni trồng thủy sản các huyện ven biển tỉnh Nam Định...................... 62
4.1c. Diện tích rừng mới trồng các huyện ven biển tỉnh Nam Định ............................ 62
4.2.

Diện tích, cơ cấu các loại đất năm 2019 .............................................................. 65

4.3.

Độ chính xác phân loại ảnh Landsat năm 2019 ................................................... 75

4.4.

Diện tích đất nơng nghiệp phân tích từ ảnh vệ tinh qua các giai đoạn
khác nhau ............................................................................................................. 76

4.5.

So sánh diện tích đất nơng nghiệp phân tích từ ảnh vệ tinh và bản đồ hiện
trạng sử dụng đất qua các giai đoạn khác nhau ................................................... 77

4.6.

Ma trận biến động các loại đất giai đoạn 2005 - 2010 (ha) ................................. 84

4.7.


Ma trận biến động các loại đất giai đoạn 2010 – 2015 (ha) ................................ 84

4.8.

Ma trận biến động các loại đất giai đoạn 2015- 2019 (ha) .................................. 86

4.9.

Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội và môi
trường đến biến động sử dụng đất tại 3 huyện .................................................... 90

4.10. Yếu tố không gian và phạm vi ảnh hưởng ảnh hưởng tới biến động sử
dụng đất ............................................................................................................... 93
4.11. Các lớp dữ liệu đầu vào cho mơ hình CLUMondo ............................................. 94

vii


4.12. Ma trận chuyển đổi sử dụng đất ........................................................................... 98
4.13. Hệ số hồi quy của các yếu tố vị trí theo từng loại sử dụng đất ............................ 99
4.14. Kết quả so sánh giữa bản đồ giải đoán từ ảnh vệ tinh và kết quả chạy mơ
hình tại năm 2019............................................................................................... 102
4.15. Tỷ lệ chuyển đổi theo kịch bản quản lý sử dụng đất cho năm 2030 (%) ........... 103
4.16. Diện tích (ha) và biến động các loại sử dụng đất nông nghiệp năm 2019 2030.................................................................................................................... 105
4.17. Ma trận biến động các loại đất từ 2019-2030 theo kịch bản 1 (ha) ................... 105
4.18. Ma trận biến động các loại đất từ 2019-2030 theo kịch bản 2 (ha) ................... 106

viii



DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

2.1. Mơ hình quan niệm về mối tương tác trong sử dụng đất ...................................... 21
3.1. Quy trình giải đoán ảnh vệ tinh thành lập bản đồ hiện trạng và biến động sử
dụng đất nông nghiệp ............................................................................................ 45
3.2. Ngun lý tương tác thơng tin trong mơ hình CLUMondo................................... 46
3.3. Sơ đồ phương pháp GIS để tổng hợp bản đồ đầu vào cho mơ hình
CLUMondo ........................................................................................................... 47
3.4. Các bước vận hành của mơ hình CLUMondo ....................................................... 48
3.5. Quy trình ứng dụng mơ hình CLUMondo trong dự báo biến động và phân
tích kịch bản sử dụng đất nơng nghiệp .................................................................. 52
4.1. Ranh giới vùng ven biển tỉnh Nam Định............................................................... 55
4.2. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất các huyện ven biển Nam Định năm 2019 ................ 63
4.3a. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Nam Định 2005 ..... 71
4.3b. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Nam Định 2010 ..... 72
4.3c. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Nam Định 2015 ..... 73
4.3d. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Nam Định
2019(d) .................................................................................................................. 74
4.4. Bản đồ biến động SDĐ nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn
2005 – 2010 ........................................................................................................... 79
4.5. Bản đồ biến động SDĐ nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn
2010 – 2015 ........................................................................................................... 80
4.6. Bản đồ biến động SDĐ nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn
2015 – 2019 ........................................................................................................... 81

4.7. Bản đồ biến động SDĐ nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn
2005 – 2019 ........................................................................................................... 82
4.8. Biểu đồ so sánh diện tích các loại đất qua một số năm ......................................... 88
4.9. So sánh giữa kết quả chạy mơ hình và kết quả giải đoán ảnh vệ tinh cho
vùng ven biển tỉnh Nam Định năm 2019 ............................................................ 101
4.10. Kết quả mô phỏng sử dụng đất vùng ven biển tỉnh Nam Định bằng mô hình
CLUMondo theo kịch bản 1 ................................................................................ 107
4.11. Kết quả mơ phỏng sử dụng đất vùng ven biển tỉnh Nam Định bằng mơ hình
CLUMondo theo kịch bản 2 ................................................................................ 108
4.12. Sự khác biệt giữa kết kết quả dự báo SDĐ năm 2030 theo 2 kịch bản .............. 109

ix


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Phương Hoa
Tên luận án: Nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Nam
Định bằng mơ hình CLUMondo
Chun ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 9 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Xác định biến động sử dụng đất nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến biến
động sử dụng đất nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Nam Định.
- Dự báo xu hướng biến động sử dụng đất nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Nam
Định đến năm 2030 bằng mơ hình CLUMondo.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý biến động sử dụng đất nông nghiệp
vùng ven biển tỉnh Nam Định.

Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
- Vật liệu
Dữ liệu viễn thám: Ảnh Landsat 5, Landsat 8 chụp cho vùng ven biển Nam Định năm
2005, 2010, 2015 và 2019. Ảnh 2005 và 2010 có độ phân giải 30m; ảnh năm 2015 và 2019
có độ phân giải 15m. Nguồn ảnh này được tải về từ trang mạng của Hội khảo sát địa chất
Hoa kỳ (USGS, 2019)với độ mây phủ < 1%.
Phần mềm sử dụng là eCognition Developer (để giải đốn ảnh) và ArcGIS 10.3
(để phân tích biến động).
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp điều tra thu thập số liệu;
+ Phương pháp giải đoán ảnh viễn thám và phân tích khơng gian thành lập bản đồ;
+ Phương pháp mơ hình CLUMondo dự báo biến động sử dụng đất.
+ Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Kết quả chính và kết luận
- Luận án đã xây dựng được bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp cho các thời
điểm 2005, 2010, 2015 và 2019; bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2010,
2010-2015 và 2015-2019. Xu thế biến động chung trong thời gian gần đây là tăng nhanh
diện tích đất ni trồng thủy sản và giảm diện tích đất trồng lúa, phù hợp với định hướng
quy hoạch và thực trạng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, xu thế

x


này cũng cần kiểm soát để đảm bảo sự cân đối giữa các mục tiêu sản xuất một cách bền
vững trong tương lai.
- Các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến biến động sử dụng đất nông nghiệp vùng
ven biển tỉnh Nam Định được cán bộ và người dân địa phương xác định bao gồm chính
sách sử dụng đất của địa phương, công nghệ - kỹ thuật, điều kiện kinh tế của hộ dân, giá
cả thị trường, và biến đổi khí hậu. Ngồi ra một số yếu tố khác như chế độ thủy văn thủy lợi, tăng dân số tình trạng ô nhiễm nước, và phát triển du lịch cũng được chỉ ra
nhưng mức độ tác động là không đáng kể và mang tính cục bộ.

- Mơ hình CLUMondo được ứng dụng để dự báo xu thế biến động sử dụng đất
(SDĐ) theo hai kịch bản giả định. Mơ hình vận hành theo kịch bản 1 (giả thiết chính
sách quản lý và xu thế chuyển đổi như hiện tại) cho kết quả dự báo đến năm 2030 diện
tích lúa nước giảm tới 38%, nuôi trồng thủy sản (NTS) tăng lên 19,81% và diện tích đất
lâm nghiệp chỉ cịn 1,45%. Trong khi đó, kết quả mơ hình theo kịch bản 2 (giả thiết
chính sách quản lý và sự chuyển đổi diễn ra theo định hướng quy hoạch của tỉnh) cho
thấy các loại đất lâm nghiệp và cây hàng năm khác tăng lên đáng kể so với kịch bản 1.
Về mặt phân bố khơng gian, sự thay đổi cịn thể hiện ở sự khác biệt đáng kể với kịch
bản 2 khi khu NTS được mở rộng vào phía trong đất trồng lúa và phần lớn diện tích
NTS nước lợ (thuộc Giao Thủy và Nghĩa Hưng) lại chuyển sang đất lâm nghiệp.
Kết quả phân tích kịch bản cho thấy chính sách quản lý đất đai (QLĐĐ) tổng hợp
với mục tiêu tăng diện tích đất rừng phòng hộ là một nguyên nhân quan trọng làm thay
đổi sự phân bố của những khu vực NTS hiện nay. Chính sách thúc đẩy sản xuất nơng
nghiệp giá trị cao cũng là nhân tố chính dẫn tới thay đổi diện tích đất trồng lúa, NTS
nước ngọt và canh tác rau màu. Diện tích rừng tăng lên mang lại nhiều giá trị sinh thái
quan trọng nhưng hậu quả sẽ đẩy các khu NTS vào phía trong nội đồng, chiếm diện tích
đất trồng lúa và dẫn tới tình trạng tăng tải lượng rửa trơi nitơ tổng số (TN) mang tính
cục bộ. Vì vậy, chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất thâm canh cần thiết phải được
xây dựng một cách tổng hợp với các giải pháp bảo vệ tài nguyên và các hệ sinh thái một
cách đồng bộ.

xi


THESIS ABSTRACT
Ph.D. candidate: Nguyen Thi Phuong Hoa
Thesis title: Exploring Agriculture Land Use Change in the Coastal Area of Nam Dinh
Province Using the CLUMondo Model.
Major: Land Management


Code: 9 85 01 03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Determining agriculture land-use change and its driving forces in the coastal area
of Nam Dinh province.
- Predicting trends of agriculture land-use change to 2030 in the coastal area of Nam
Dinh province using the CLUMondo model.
- Proposing solutions for improving the efficiency of agricultural land-use change
management in the coastal area of Nam Dinh province.
Materials and Methods
- Materials
Remote sensing data: Landsat 5, Landsat 8 images covered the coastal area in
Nam Dinh province in 2005, 2010, 2015, 2019. The 2005 and 2010 images were
acquired at the 30m resolution, and the 2015 and 2019 images were at the 15m
resolution. The images were downloaded from the website of the United States
Geological Survey (USGS, 2019) with cloud cover < 1%.
Software: eCognition Developer and ArcGIS 10.3
- Methods
+ Household survey and field data collection;
+ Remote sensing image interpretation and spatial analysis for mapping;
+ Land-use change prediction using the CLUMondo model;
+ Statistical methods and data processing.
Main findings and conclusions
- The thesis has produced agricultural land use maps in 2005, 2010, 2015, and
2019; land-use change maps in three periods of 2005-2010, 2010-2015, and 2015-2019.
The general land use trend shows a rapid increase in aquaculture land and a decrease in
cultivated land, which fit the planning orientation and the status of socio-economic

xii



development of Nam Dinh province. However, the trend needs to be controlled to
guarantee a balance between sustainable production goals in the future.
The driving forces of the changes determined by the representatives of local
officers and farmers include land-use policies, technology – technique, economic
conditions of households, market price, and climate change. The other factors such as
hydrological - irrigation, population growth, water pollution, and tourism development
were also indicated, but their impacts were insignificant and local.
The CLUMondo model was applied to predict trends of land-use change
according to two hypothetical scenarios. The model operated by scenario 1 (assuming
the policy management and the transformation trends as usual) showed a decrease of
38% in the paddy area and an increase of 19,81% and 1,45% in the freshwater
aquaculture and the forest land, respectively. Meanwhile, the model results from
scenario 2 (assuming the policy management and the transformation trend as in the
provincial planning) showed that forest land and annual crops increased significantly
compared to scenario 1. Regarding the spatial pattern, the change was also significantly
different from scenario 2, in which the freshwater aquaculture tends to continue
expanding to paddies, and a portion of the brackish water aquacultures (in Giao Thuy
and Nghia Hung) was converted to the forest lands.
The scenario analysis results suggested that the integrated land use policy
management, which targeted the increase of the forest land, was an important factor
affecting the spatial expansion of current freshwater aquaculture. Furthermore,
promoting high-value agricultural production was the main factor leading to the change
in rice cultivated land, freshwater aquaculture, and vegetable cultivation. The increase
in forest land brought many critical ecological values. However, the consequences
would push the freshwater aquaculture toward paddies, occupying the rice cultivation
and increasing the local nitrogen leaching. Therefore, the policy promoting intensive
farming development needs to be established synchronously with resources and
ecosystem preservation approaches.


xiii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá và quan trọng của quốc gia, có ý
nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và q trình đơ thị hóa cùng với sự gia tăng
dân số và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất nói
chung và đất nơng nghiệp nói riêng, điều đó khiến cho diện tích đất nông nghiệp
ngày càng bị thu hẹp làm ảnh hưởng mạnh mẽ tới môi trường, sự phát triển kinh
tế - xã hội. Vì vậy, cần thiết phải có những thơng tin kịp thời, phản ảnh đầy đủ sự
thay đổi biến động sử dụng đất nông nghiệp cũng như hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp để các nhà quản lý nắm bắt và xác định được quỹ đất hiện có nhằm đưa ra
các quyết sách để sử dụng hợp lý tài nguyên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp
nhằm ổn định xã hội, phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phịng (Lê Đức
Hạnh & cs., 2013).
Đặc tính tổng hợp và phức tạp của đất đai gây thách thức rất lớn đối với
công tác quản lý và sử dụng đất nông nghiệp. Sự phức tạp của sử dụng đất đai là
kết quả tương tác của các điều kiện tự nhiên và yếu tố kinh tế xã hội ở các mức
độ tổ chức khác nhau, từ trung ương đến địa phương. Vì thế, yêu cầu tiếp cận
nghiên cứu về biến động sử dụng đất nơng nghiệp địi hỏi phải có sự hỗ trợ của
các cơng cụ kỹ thuật hiện đại, có độ chính xác và hiệu quả cao. Hiện nay với sự
phát triển của khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thơng tin, mơ hình hóa
và việc kết hợp cơng nghệ viễn thám, GIS rất thuận lợi cho việc giám sát biến
động sử dụng đất theo thời gian và trên diện rộng mang lại hiệu quả kinh tế so
với phương pháp truyền thống, hỗ trợ tốt hơn về công tác quản lý thơng tin đất
đai. Mơ hình CLUMondo (Van Asselen & Verburg, 2013) đã được xây dựng với

mục đích mơ phỏng thay đổi sử dụng đất trong mối liên hệ với quá trình thâm
canh và những yêu cầu trong sản xuất, đặc biệt phù hợp cho các nước đang phát
triển và được ứng dụng ở nhiều tỷ lệ khác nhau, từ cấp tỉnh đến cấp quốc gia và
cấp vùng.
Ở Việt Nam, những cơng trình nghiên cứu về đất đai mơi trường cũng đã sử
dụng nhiều cơng cụ (mơ hình). Hầu hết các cơng trình chỉ tập trung sử dụng mơ
hình tích hợp cho lĩnh vực kinh tế, xã hội mà chưa có những mơ hình hiệu quả
trong dự báo về biến động môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Nguyễn Sỹ

1


Linh, 2010). Một số mơ hình nghiên cứu về sử dụng đất đã được áp dụng nhưng
lại chưa được kiểm chứng đầy đủ để đảm bảo độ tin cậy trong ứng dụng tại các
địa phương (Ngo & See, 2012).
Nam Định là tỉnh ven biển nằm ở phía Nam Đồng bằng sơng Hồng với hơn
72km ven biển. Diện tích tự nhiên 165.142km2 bằng 0,5% diện tích cả nước và
11,12% đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó, khu vực ven biển gồm 3 huyện Nghĩa
Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy là nơi có hoạt động sản xuất nơng nghiệp năng động,
đóng góp nguồn thu quan trọng cho tỉnh. Đây cũng là nơi sản xuất nơng nghiệp
tập trung cao với 2 loại hình chính là trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Chuyển
đổi trong sản xuất diễn ra mạnh mẽ ở khu vực này, đặc biệt là trong một vài thập
kỷ gần đây (Nguyen Tuyet Lan & cs., 2017). Sự chuyển đổi diễn ra giữa các loại
hình sử dụng đất (từ đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản) và từ phương
thức sản xuất này sang phương thức khác (theo hướng tăng thâm canh). Theo
đánh giá gần đây (Ngô Thế Ân & Trần Nguyên Bằng, 2014), vấn đề lớn nhất
được người dân địa phương ghi nhận là xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường và
sự không ổn định của giá cả thị trường. Việc chuyển đổi loại sử dụng đất nông
nghiệp của người dân vẫn cịn diễn ra có tính tự phát, chưa đồng bộ làm ảnh
hưởng đến mục tiêu đặt ra của chính quyền địa phương, khó khăn trong kiểm

sốt gây ra những tác động tiêu cực đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp vùng
ven biển tỉnh Nam Định. Vấn đề chuyển đổi tự phát này trở nên nghiêm trọng
hơn khi thực trạng suy giảm diện tích đất nơng nghiệp diễn ra một cách nhanh
chóng. Số liệu thống kê (Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định, 2020) cho thấy năm
2015 diện tích đất nơng nghiệp ba huyện ven biển là 49.111,20ha nhưng đến năm
2019 diện tích loại đất này chỉ cịn 48.901,54ha. Như vậy, chỉ sau 4 năm diện tích
đất nơng nghiệp giảm trên 200ha trong khi đó phần giảm đi chủ yếu là đất lúa.
Thực trạng này đặt ra một áp lực khá lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội vùng
ven biển cũng như khó khăn trong giám sát biến động sử dụng đất nông nghiệp
của địa phương.
Như vậy, vấn đề về biến động sử dụng đất ở Nam Định không phải là chủ
đề nghiên cứu mới. Việc sử dụng các cơng cụ mơ hình hóa trong nghiên cứu sử
dụng đất cũng tương đối phổ cập. Tuy nhiên, sự phức tạp của các yếu tố ảnh
hưởng đến biến động sử dụng đất thì lại thay đổi liên tục qua quá trình phát triển

2


kinh tế xã hội. Do đó, việc kết hợp ứng dụng cơng nghệ viễn thám, GIS và cơng
cụ mơ hình hóa như mơ hình CLUMondo để mơ phỏng được những biểu hiện và
sự tương tác của các thành phần đất đai trong q trình sử dụng có ý nghĩa rất lớn
trong hỗ trợ quản lý thông tin đất đai. Những mơ hình mơ phỏng nếu được kiểm
chứng tốt sẽ đưa ra các kịch bản đồng bộ theo không gian và thời gian, giúp dự
báo xu hướng biến động sử dụng đất trong tương lai. Kết quả dự báo có thể được
sử dụng để hỗ trợ lập kế hoạch khả thi và giúp cho người sử dụng đất thích ứng
tốt hơn với những biến động về tự nhiên và kinh tế xã hội.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định biến động sử dụng đất nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến
biến động sử dụng đất nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Nam Định.
- Dự báo xu hướng biến động sử dụng đất nông nghiệp vùng ven biển tỉnh

Nam Định đến năm 2030 bằng mơ hình CLUMondo.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý biến động sử dụng đất nông
nghiệp vùng ven biển tỉnh Nam Định.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự biến động các loại sử dụng đất (land
use types - LUTs) nông nghiệp, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp (đất lúa, đất
trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm); đất lâm nghiệp (đất rừng phòng
hộ, đất rừng đặc dụng); đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; và các loại đất khác.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại khu vực vùng ven biển tỉnh Nam
Định, bao gồm các huyện Nghĩa Hưng, Giao Thủy và Hải Hậu.
- Biến động sử dụng đất được nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2019 (gồm
xác định hiện trạng sử dụng đất 04 thời kỳ 2005, 2010, 2015, 2019 và biến động
sử dụng đất các thời kỳ 2005 - 2010, 2010 - 2015, 2015 - 2019 và 2005 – 2019).
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Luận án xác định được các yếu tố tác động đến biến động sử dụng đất
nông nghiệp tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định (huyện Nghĩa Hưng, Giao
Thủy và Hải Hậu), bao gồm 9 yếu tố chính: chính sách sử dụng đất của địa

3


phương (quy hoạch, hỗ trợ...); công nghệ, kỹ thuật; điều kiện kinh tế; giá cả thị
trường; biến đổi khí hậu; chế độ thủy văn, thủy lợi; tăng dân số; ô nhiễm đất,
nước; phát triển du lịch.
- Sử dụng mơ hình CLUMondo để dự báo biến động sử dụng đất nông
nghiệp vùng ven biển Nam Định đến năm 2030. Kết quả dự báo cho thấy diện
tích đất ni trồng thủy sản và đất rừng phòng hộ tiếp tục tăng lên, trong khi đó
diện tích đất lúa giảm xuống. Đặc biệt, đất ni trồng thủy sản có xu thế xâm

lấn rải rác ở một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả trên toàn địa bàn
nghiên cứu.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Về mặt khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã luận giải và góp phần làm sáng tỏ những
tác động hay các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp vùng
ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2005 - 2019 và dự báo biến động sử dụng đất
nông nghiệp theo kịch bản sử dụng đất của địa phương đến năm 2030. Luận án
góp phần hồn thiện cơ sở phương pháp luận trong tích hợp cơng nghệ viễn
thám, phân tích khơng gian và ứng dụng mơ hình CLUMondo để mô phỏng biến
động SDĐ nông nghiệp từ các nguồn số liệu thống kê, định hướng quy hoạch và
số liệu điều tra, khảo sát thực tế.
- Làm rõ cơ sở khoa học về mối tác động đa chiều giữa những yếu tố ảnh
hưởng đến sự biến động SDĐ trong hệ thống sản xuất nông nghiệp ở vùng ven biển.
1.5.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hỗ trợ chính quyền địa phương và
các cơ quan chức năng trong giám sát biến động sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh
Nam Định nói chung và vùng ven biển tỉnh Nam Định nói riêng.
Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở để đề xuất các giải pháp hợp lý trong
cơng tác quản lý đất đai phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP BẰNG MƠ HÌNH CLUMONDO
2.1.1. Tổng quan về đất nơng nghiệp và biến động sử dụng đất nông nghiệp
2.1.1.1. Đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp
a. Đất nông nghiệp

- Khái niệm:
Đất nơng nghiệp được hiểu là diện tích đất canh tác, trồng cây lâu năm hoặc
là những đồng cỏ lâu dài. Đất canh tác bao gồm đất trồng cây hàng năm; đất
trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây lâu dài và không cần trồng lại sau mỗi
vụ thu hoạch; đồng cỏ lâu dài là đất được sử dụng từ 5 năm trở lên để làm thức
ăn gia súc, bao gồm cả cây tự nhiên và cây trồng (OECD, 2022).
Theo Luật Đất đai 2013, đất đai được phân thành 3 loại riêng biệt tương ứng
với mục đích sử dụng: nhóm đất nơng nghiệp, nhóm đất phi nơng nghiệp và nhóm
đất chưa sử dụng (chưa xác định được mục đích sử dụng). Trong đó, nhóm đất
nơng nghiệp được hiểu là nhóm đất được sử dụng cho mục đích trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, nghiên cứu thí nghiệm (Quốc hội, 2013).
Theo Thơng tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất, khái niệm về nhóm đất nơng nghiệp được định nghĩa như sau:
Nhóm đất nơng nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy sản, làm muối và mục đích
bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất
nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
- Phân loại đất nông nghiệp:
Theo Thông tư số 27 của Bộ Tài ngun và Mơi trường nhóm đất nơng
nghiệp được phân chia bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng
năm và đất trồng cây lâu năm), đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, đất rừng phòng
hộ, đất rừng đặc dụng), đất nuôi trồng thủy sản (sử dụng chun vào mục đích
ni, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt), đất làm muối và đất nơng
nghiệp khác (đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ

5


mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây

dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp
luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, ni trồng thủy sản cho mục đích học
tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa,
cây cảnh).
b. Sử dụng đất nông nghiệp
- Khái niệm:
Sử dụng đất nông nghiệp là các hoạt động của con người với công cụ sản
xuất tác động vào đất đai nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho
mục đích của mình. Kết quả sử dụng đất nơng nghiệp tùy thuộc vào trình độ của
con người, cơng nghệ áp dụng và cơ chế chính sách (Nguyễn Thị Kim Yến,
2016). Việc sử dụng đất nói chung và sử dụng đất nơng nghiệp nói riêng phải
đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ mơi trường và
khơng làm tổn hại đến lợi ích của người sử dụng đất xung quanh; người sử dụng
đất phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo
quy định của pháp luật (Quốc hội, 2013).
- Nguyên tắc trong sử dụng đất nông nghiệp:
+ Bảo vệ, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013). Luật Đất đai 2013 đã ghi nhận nguyên tắc
bảo vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia như
“Hạn chế tối đa việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các
mục đích phi nơng nghiệp”; “Đất chun trồng lúa nước phải được bảo vệ
nghiêm ngặt trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chỉ được điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất chuyên trồng lúa nước trong trường hợp phải
chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích phi nơng
nghiệp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép”.
+ Sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và bền vững, sử dụng đất đúng mục
đích, thực hiện các biện pháp bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, áp dụng khoa học
kỹ thuật vào nông nghiệp.
- Loại sử dụng đất nông nghiệp:
Theo FAO, loại sử dụng đất (Land Use Type – LUT) là loại sử dụng đất

được xác định chi tiết theo một tập hợp các mô tả kỹ thuật trong một bối cảnh

6


kinh tế cụ thể và xã hội cụ thể. LUT được mơ tả chi tiết, chính xác theo mục đích
u cầu. FAO phân chia các LUT khác nhau như: Một loại sử dụng đất (chỉ xác
định một loại sử dụng đất được thực hiện trên một diện tích đất), ví dụ như lúa
nước; Nhiều loại sử dụng đất (nhiều hơn một loại sử dụng đất được thực hiện
trên cùng một diện tích đất, mỗi loại sử dụng có các u cầu đầu vào và sản xuất
riêng); Loại sử dụng đất hỗn hợp (nhiều hơn một loại sử dụng đất được thực hiện
trên cùng một diện tích đất). Một số loại sử dụng đất nơng nghiệp chính được xác
định như sau: Đất trồng lúa (1 vụ hay 2 vụ), đất trồng cây hàng năm khác, đất
trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối,...
2.1.1.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp
a. Biến động sử dụng đất và biến động sử dụng đất nông nghiệp
- Biến động sử dụng đất:
Biến động sử dụng đất là quá trình các hoạt động của con người làm biến
đổi cảnh quan tự nhiên, liên quan đến cách thức sử dụng đất, vai trò chức năng
của đất đối với các hoạt động kinh tế (Paul & Rashid, 2017). Biến động sử dụng
đất thường được chia thành hai loại chính là chuyển đổi và sửa đổi (Baulies &
Szejwach (1997); Clark & Jones (1998); Stott & Haines-Young (1998) trong
đó: Chuyển đổi đề cập đến một thay đổi từ một loại sử dụng đất này sang một
loại hình sử dụng đất khác (ví dụ: từ rừng sang đồng cỏ); Sửa đổi thể hiện sự
thay đổi trong một loại sử dụng đất (ví dụ: từ khu vực canh tác mưa sang khu
vực canh tác được tưới tiêu) do thay đổi thuộc tính vật lý hoặc chức năng của nó.
Theo báo cáo lần thứ 4 của IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí
hậu) đã khái niệm biến động sử dụng đất là những sự thay đổi trong việc sử dụng
hoặc quản lý đất đai của con người. Sự phát triển của kinh tế - xã hội, sự gia tăng
dân số đã tác động lớn đến đất đai khiến tình hình sử dụng đất đai biến động lớn

và thay đổi theo thời gian. Biến động sử dụng đất khơng chỉ bao gồm các thay
đổi về diện tích, hình dạng mà cịn bao gồm cả những thay đổi về đa dạng sinh
học, chất lượng đất, dòng chảy và tốc độ bồi tụ cùng các thuộc tính khác trên mặt
đất của trái đất. Nghiên cứu của Muller (2003) chia biến động sử dụng đất thành
hai nhóm. Nhóm thứ nhất là sự thay đổi từ loại hình sử dụng đất hiện tại sang loại
hình sử dụng đất khác. Nhóm thứ hai là sự thay đổi về cường độ sử dụng đất trong
cùng một loại hình sử dụng.

7


Biến động sử dụng đất xảy ra khi đất được chuyển từ mục đích sử dụng này
sang mục đích sử dụng khác, ví dụ từ đất rừng sang đất nơng nghiệp hoặc khu
vực thành thị… hoặc sự thay đổi trong một loại hình sử dụng đất. Biến động sử
dụng đất gián tiếp liên quan đến những thay đổi của chính sách hoặc thị trường
trung gian về sử dụng đất mà không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các quyết định về
quản lý sử dụng đất của từng cá nhân hoặc của tập thể (IPCC, 2012).
Biến động sử dụng đất liên quan đến hiệu quả kinh tế và môi trường, biến
đổi khí hậu tồn cầu và các chính sách khác (Lubowski & cs., 2008). Biến động
sử dụng đất xảy ra liên tục với nhiều quy mơ, có ảnh hưởng rõ rệt đến chất
lượng nước và khơng khí, lưu vực sơng, phát sinh chất thải, mức độ và chất
lượng môi trường sống của động vật hoang dã, khí hậu và sức khỏe con người
(EPA). Biến động sử dụng đất là kết quả trực tiếp và gián tiếp của các hoạt
động của con người.
Biến động sử dụng đất có những đặc trưng cơ bản như Phạm Vũ Chung
(2017). Biến động theo quy mô: biến động về diện tích đất đai nói chung, về
diện tích từng loại hình sử dụng đất và về đặc điểm các loại đất chính; Biến
động theo mức độ: thơng qua số lượng diện tích tăng hoặc giảm của các loại
hình sử dụng đất giữa các thời kỳ từ khi bắt đầu giám sát/nghiên cứu đến khi
kết thức giám sát/nghiên cứu; Xu hướng của biến động: theo hướng tăng hoặc

giảm của các loại hình sử dụng đất, theo hướng tích cực có lợi hay khơng có lợi
cho việc sử dụng đất.
- Biến động sử dụng đất nông nghiệp:
Biến động sử dụng đất nơng nghiệp được hiểu là q trình các hoạt động
của con người làm thay đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp được thúc đẩy
bởi các khuyến khích kinh tế nhằm đảm bảo sự tồn tại của con người (Jonas &
cs., 2022).
Biến động sử dụng đất nông nghiệp diễn biến theo chiều hướng từ đơn giản
đến phức tạp nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu của con người, ban đầu có thể bắt
nguồn từ việc đốt rừng khai hoang để mở rộng đất nông nghiệp. Cùng với sự tiến
hóa của con người và sự ra tăng dân số đất nông nghiệp bắt đầu chuyển đổi thành
các loại đất khác cũng như cường độ sử dụng đất nông nghiệp cũng thay đổi đó
là sự khai thác quá tải trên khu vực màu mỡ và bỏ hoang các khu vực khơng
thích hợp.

8


b. Xu hướng nghiên cứu về biến động sử dụng đất nơng nghiệp
Có ba xu hướng nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp trên thế
giới hiện nay là:
- Xu hướng nghiên cứu biến động sử dụng đất do các yếu tố tự nhiên:
Yếu tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, địa hình,… đóng vai trị quan
trọng trong sự phân bố sử dụng đất nơng nghiệp. Các nghiên cứu tiêu biểu:
Trong nghiên cứu của Ren Guoyu & cs. (2012), bằng cách theo dõi sự biến
đổi nhiệt độ bề mặt trung bình và các biến đổi khí hậu khác như: lượng mưa, lũ
lụt, hạn hán,… trong phần lục địa Trung Quốc qua nhiều năm (50 đến 100 năm),
các nhà nghiên cứu cho rằng biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người là
những nguyên nhân chính gây ra biến động sử dụng đất. Martha & cs. (2005) cho
rằng, xói mịn là một động lực của sự thay đổi sử dụng đất nơng nghiệp. Nhóm

nghiên cứu đã lựa chọn phần phía tây của Lesvos, Hy Lạp làm khu vực nghiên
cứu điển hình. Một mơ hình hồi quy logistic được thực hiện với độ sâu đất, xói
mịn và độ dốc, các biến giải thích và thay đổi sử dụng đất làm biến số phản hồi.
Việc loại bỏ/phân bổ lại các loại ngũ cốc được phát hiện khá tốt do độ dốc và độ
sâu của đất. Các phân tích cho thấy xói lở là một động lực quan trọng cho sự loại
bỏ và phân bổ lại khu vực trồng ngũ cốc. Dựa trên mơ hình, người ta dự đoán
rằng việc trồng ngũ cốc ở miền tây Lesvos có lẽ sẽ bị bỏ hoang trong tương lai
gần. Ye & cs. (2001) đã dựa trên ảnh Landsat 5 và Landsat 7 TM để phát hiện sự
thay đổi sử dụng đất ở thượng nguồn sông Nenjiang (Trung Quốc) từ năm 1995
đến năm 2000. Với các kỹ thuật phân tích khơng gian GIS, thành lập bản đồ mức
độ sử dụng đất và biến động sử dụng đất. Nhóm nghiên cứu đưa ra mơ hình hồi
quy khơng gian tuyến tính đa biến của sự thay đổi mức độ sử dụng đất. Kết quả
là nhóm nghiên cứu đã chỉ ra độ cao và độ dốc có liên quan chặt chẽ với sự thay
đổi sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu.
- Xu hướng nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp do các yếu tố
kinh tế- xã hội:
Các yếu tố kinh tế xã hội như các yếu tố kinh tế thị trường, các chủ trương
chính sách của chính phủ,… có vai trị quan trọng trong biến động sử dụng đất
nơng nghiệp. Một số nghiên cứu tiêu biểu:
Trong nghiên cứu của Tukahirwa (2002) tập trung vào một tập các biến
trung gian mà qua đó các thay đổi nhân khẩu học có thể làm thay đổi môi

9


×