Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Khóa luận tốt nghiệp ảnh hưởng của liều lượng phân bón và mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất giống lúa dcg66 trong vụ xuân 2021 tại lạng giang, bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 90 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN BÓN VÀ MẬT ĐỘ CẤY
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA DCG66
TRONG VỤ XUÂN 2021 TẠI LẠNG GIANG, BẮC GIANG”

Người thực hiện

: Đặng Việt Hoàng

Mã sinh viên

: 621677

Lớp

: K62 – KHCTA

Người hướng dẫn

: PGS.TS. Tăng Thị Hạnh

Bộ môn

: Cây lương thực

Hà Nội - 2021




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của
tơi. Tất cả nội dung và số liệu trong đề tài này do tơi tự tìm hiểu, nghiên cứu và
xây dựng, các số liệu thu thập được trong báo cáo là đúng kết quả thí nghiệm tơi
thực hiện và các tài liệu nghiên cứu và hồn tồn trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng. Những kết quả của báo cáo chưa từng được cơng bố trong bất kì cơng trình
khoa học nào.

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện bài báo cáo này ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, em
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè và người thân.
Đầu tiên em xin bày tỏ lời cảm ơn trân thành và sâu sắc đến PGS.TS Tăng
Thị Hạnh đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài để em hồn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo Bộ môn cây lương thực,
các cán bộ tại Trung tâm Nghiên cứu cây trồng Việt Nam và Nhật Bản – Khoa
Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cán bộ tại Công ty Cổ phần Giống
cây trồng Bắc Giang – xã Tân Dĩnh – Lạng Giang – Bắc Giang đã chỉ bảo tận tình
và hướng dẫn em để em hoàn thành bài báo cáo này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn trân thành đến người thân, gia đình và bạn
bè đã ln bên cạnh giúp đỡ và động viên em trong quá trình thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả

Đặng Việt Hoàng


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ......................................................................... v
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................... vi
TÓM TẮT ......................................................................................................... vii
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
1.1.

Mở đầu .................................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu đề tài....................................................................................... 3

1.3.

Yêu cầu của đề tài ................................................................................. 3

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
2.1

Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa gạo Việt Nam và tỉnh Bắc Giang ... 4

2.1.1


Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa gạo Việt Nam ........................... 4

2.1.2

Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa gạo tại Bắc Giang ..................... 7

2.2

Các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến năng suất
cây lúa ................................................................................................. 11

2.2.1

Các kết quả nghiên cứu về phân đạm đối với cây lúa ........................ 12

2.2.2

Các kết quả nghiên cứu về phân lân đối với cây lúa .......................... 16

2.2.3

Các kết quả nghiên cứu về phân kali đối với cây lúa ......................... 17

2.3

Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến năng suất cây lúa ..... 20

PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 27
3.1


Vật liệu nghiên cứu ............................................................................. 27

3.2

Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 27

3.3

Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 27

3.4

Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 27

3.4.1

Cơng thức thí nghiệm và phương pháp bố trí thí nghiệm ................... 27

3.4.2

Các biện pháp kĩ thuật áp dụng ........................................................... 29
iii


3.4.3

Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................... 30

3.5


Phương pháp xử lý thống kê sinh học................................................. 32

PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 33
4.1

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến thời gian sinh
trưởng của giống DCG66 .................................................................... 33

4.2

Ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến khả năng tăng
trưởng chiều cao cây giống lúa DCG66 ............................................. 35

4.3

Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến khả năng đẻ nhánh
của giống lúa DCG66.......................................................................... 39

4.4

Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến chỉ số diện tích lá
LAI và khối lượng chất khơ của giống DCG66.................................. 41

4.5

Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến sự xuất hiện sâu bệnh
hại trong suốt quá trình sinh trưởng của giống lúa DCG66................ 45

4.6


Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất thực thu của giống lúa DCG66 ...................... 46

4.7

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến một số chỉ tiêu
chất lượng gạo của giống lúa DCG66................................................. 50

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 55
5.1

Kết luận ............................................................................................... 55

5.2

Đề nghị ................................................................................................ 56

PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................... 62
PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................... 66

iv


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Bắc Giang ........................................... 9
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến thời gian sinh
trưởng của giống lúa DCG66 .......................................................... 34
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của mật dộ và lượng phân bón đến tăng trưởng chiều
cao cây của giống lúa DCG66 (cm) ................................................ 37

Bảng 4.3 Ảnh hưởng mật độ cấy và lượng phân bón đến số nhánh/khóm
của giống lúa DCG66 qua các tuần theo dõi .................................. 40
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến chỉ số diện tích lá
(LAI) và khối lượng chất khô (KLCK) của giống lúa DCG66 ...... 43
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất thực thu của giống lúa DCG66 ........ 48
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón một số chỉ tiêu chất
lượng gạo của giống DCG66 .......................................................... 52
Biểu đồ 1. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam ............................................. 5

v


DANH MỤC VIẾT TẮT

CCCC

: Chiều cao cây cuối cùng

CT

: Công thức

IPM

: Quản lí dịch hại tổng hợp

KLCK

: Khối lượng chất khơ


LAI

: Chỉ số diện tích lá

NSLT

: Năng suất lí thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

TGST

: Thời gian sinh trưởng

TSC

: Tuần sau cấy

vi


TĨM TẮT
Thí nghiệm đồng ruộng được bố trí trong vụ Xn năm 2021 tại khu thí
nghiệm Cơng ty Cổ phần Giống cây trồng Bắc Giang, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng
Giang, tỉnh Bắc Giang nhằm xác định lượng phân bón và mật độ cấy cho năng
suất cao và phù hợp điều kiện để sản xuất thương phẩm giống lúa DCG66 tại tỉnh
Bắc Giang. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ơ lớn ô nhỏ với 3 lần nhắc lại bao

gồm 3 mức phân bón là 90 kg N + 68 kg P2O5 + 68 kg K2O/ha, 110 kg N + 83 kg
P2O5 + 83 kg K2O/ha, 130 kg N + 98 kg P2O5 + 98 kg K2O/ha, và 2 mật độ cấy là
35, 45 khóm/m2, số dảnh cấy là 2-3 dảnh/khóm. Kết quả đánh giá cho thấy lượng
phân bón khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến số nhánh, khối lượng chất khơ tích
lũy, số bơng/m2 và năng suất thực thu của giống lúa nhưng không ảnh hưởng đến
chiều cao cây, số hạt/bông, khối lượng 1000 hạt. Mật độ thay đổi ảnh hưởng đến
số nhánh, khối lượng chất khơ tích lũy, số bông/m2, và số hạt/bông nhưng lại
không ảnh hưởng đến khối lượng 1000 hạt và năng suất thực thu. Lượng phân bón
và mật độ cấy phù hợp cho giống lúa DCG66 để sản xuất thương phẩm là 110 kg
N + 83 kg P2O5 + 83 kg K2O/ha và 35 khóm/m2.

vii


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Mở đầu
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực chính và gắn liền với q trình
phát triển của lịch sử lồi người. Lúa gạo có vai trị quan trọng trong đảm bảo an
ninh lương thực và ổn định xã hội, là cây lương thực chính của hơn một nửa dân
số thế giới. Đối với mỗi người dân Việt Nam, cây lúa không đơn thuần là cây
lương thực không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người dân Việt Nam,
lúa là một nhân tố quan trọng trong việc hình thành phát triển, văn hố truyền
thống Việt Nam. Lúa là cây lương thực quan trọng cho sinh kế của người dân Việt
Nam và cho an ninh lương thực quốc gia. Theo thống kê sản lượng lúa của Việt
Nam năm 2017 đạt 42,7 triệu tấn (GSO, 2017). Năm 2018, Việt Nam tiếp tục là
nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới sau Ấn Độ và Thái Lan. Theo thống kê
của Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) 11 tháng của
năm 2020, lượng gạo xuất khẩu của cả nước ước đạt trên 5,35 triệu tấn, thu về gần
2,64 tỷ USD; giá gạo xuất khẩu trung bình đạt gần 494 USD/tấn, tăng gần 13% so
với cùng kỳ năm ngối.

Phân bón là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất
cây trồng, các giống có thời gian sinh trưởng khác nhau sẽ yêu cầu lượng phân
bón khác nhau.
Mật độ và khoảng cách cấy hợp lí là những kĩ thuật tăng khả năng quang hợp
do tăng khả năng tiếp nhận ánh sáng, tạo diện tích lá và chỉ số diện tích lá thích
hợp. Mật độ cấy phù hợp làm tăng khả năng đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu trên
khóm tăng, góp phần làm tăng năng suất cây trồng.
Mặt khác, việc sử dụng quá nhiều phân bón và mật độ cao còn làm tăng áp
lực sâu bệnh trên đồng ruộng, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gia tăng
dẫn đến gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ con người.
Hiện nay, người dân đang quá lạm dụng phân hoá học để tăng năng suất. Lượng

1


phân bón mà bà con thường bón cho lúa đang nhiều so với khuyến cáo dẫn đến
lãng phí dinh dưỡng và chi phí của bà con.
Giống lúa thuần DCG66 là kết quả nghiên cứu của dự án JICA-DCGV của
Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. DCG66 được chọn lọc từ các dòng lai xa giữa
IR24 (indica) với giống lúa Asominori (japonica). Giống đã qua khảo nghiệm cơ
bản, khảo nghiệm sản xuất và đã được công nhận cho phép sản xuất thử (Quyết
định số 328/QĐ-TT-CLT của Cục Trồng Trọt- Bộ NN&PTNT 15/10/2018) tại
các tỉnh phía Bắc và Duyên hải Nam Trung bộ.
Giống lúa DCG66 có - thời gian sinh trưởng trung bình tại Đồng bằng Bắc
Bộ trong vụ xuân là 115 ngày, vụ mùa là 100 ngày; lúa sinh trưởng mạnh, cứng
cây, chống đổ ngã tốt, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất trung bình trên 67 tạ/ha, chất
lượng gạo phù hợp để chế biến làm bánh, bún… (Tạp chí Khoa Học Cơng Nghệ
Việt Nam, 2019).
Tại Bắc Giang, lúa là cây đã gắn bó lâu đời với người dân, lúa có vai trị quan
trọng trong nền nông nghiệp của tỉnh. Giúp đảm bảo về lương thực cho mỗi con

người, là thức ăn chăn nuôi gia cầm, là nguyên liệu sản xuất chủ yếu cho một số
ngành nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, cơ cấu lúa thuần chiếm khoảng 93%, (trong đó, lúa thuần chất
lượng khoảng 40%), lúa lai khoảng 3%. Các giống lúa thuần chất lượng đang
được gieo cấy chủ yếu là Khang dân 18, BC15, TBR225, Thiên ưu 8, P6ĐB…;
các giống lúa lai chủ yếu BTE-1, CL270, LC25, Kim ưu 18…Để đáp ứng nhu cầu
sản xuất và sử dụng của người nông dân, cần phải đa dạng thêm về nhiều giống
lúa mới phù hợp với địa phương.
Để giống DCG66 được người dân áp dụng vào sản xuất đại trà cần nghiên
cứu thêm về khả năng sinh trưởng phát triển, ảnh hưởng của điều kiện thời tiết,
khả năng kháng sâu bệnh, kĩ thuật canh tác phù hợp cũng như nhu cầu dinh dưỡng
của giống, khả năng thích nghi của giống với nhiều loại đất trên tồn tỉnh. Xác
định lượng phân bón và mật độ cấy phù hợp của giống để cho năng suất tốt nhất.
2


Trong điều kiện canh tác phù hợp thì giống có khả năng cho năng suất tối đa đạt
bao nhiêu.
Nghiên cứu về năng suất và chất lượng gạo có thể đạt được của giống DCG66
để phù hợp với nghề sản xuất bánh đa, miến và bún ở một số vùng tại tỉnh Bắc
Giang.
Xuất phát từ thực tế trên để có năng suất cao, sản lượng lúa đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng và nâng cao hiệu quả sản xuất chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến sinh trưởng và năng
suất của giống lúa DCG66 trong vụ xuân 2021 tại Lạng Giang, Bắc Giang “.
1.2. Mục tiêu đề tài
- Xác định được lượng phân bón và mật dộ cấy phù hợp cho giống lúa
DCG66 trong vụ xuân tại Lạng Giang, Bắc Giang.
1.3. Yêu cầu của đề tài
Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy tới các chỉ tiêu sinh

trưởng, phát triển, mức độ nhiễm sâu bệnh hại, năng suất và cấu thành năng suất
giống lúa DCG66 trong vụ xuân tại Lạng Giang, Bắc Giang.

3


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa gạo Việt Nam và tỉnh Bắc Giang
2.1.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa gạo Việt Nam
Nghề trơng lúa ở Việt Nam có lịch sử lâu đời nhất so với nghề trồng lúa ở
các nước Châu Á. Theo các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam cây
lúa đã có mặt từ 3000 năm trước công nguyên. Tổ tiên chúng ta đã thuần hóa cây
lúa dại thành cây lúa trồng và phát triển nghề trồng lúa đạt được những tiến bộ
như ngày nay.
Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là 1,8
triệu và 2,7 triệu ha với năng suất trung bình 13 tạ/ha, sản lượng khoảng 2,4-3,0
triệu tấn. Trong thời gian này, giống lúa được nông dân sử dụng chủ yếu là giống
lúa địa phương. Ở miền Bắc sử dụng giống lúa cao cây, ít chịu thâm canh, dễ đổ,
năng suất thấp. Sau năm 1975, diện tích trồng lúa tăng khá nhanh và ổn định,
nhưng năng suất bình quân giảm sút khá nghiêm trọng do đất đai mới khai hoang
chưa được cải tạo, thiên tai và sâu bệnh, cơ chế quản lý nơng nghiệp trì trệ không
phù hợp (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam).
Bước sang 1980, năng suất lúa tăng dần do khắc phục được những nguyên
nhân trên như: thay đổi cơ chế quản lý nơng nghiệp bằng chủ trương khốn sản
phẩm trong sản xuất, cải thiện hệ thống kênh mương...Sau những nỗ lực khắc
phục khó khăn nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Từ một nước phải
nhập khẩu gạo hàng năm chúng ta đã tự túc được lương thực và dần dần tái hòa
nhập vào thị trường lương thực thế giới, chiếm lĩnh ngay vị trí quan trọng là nước
xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 3 rồi thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan.
Từ năm 1997 đến nay, hằng năm nước ta xuất khẩu trung bình trên dưới 4 triệu

tấn gạo, đem về một nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể. Hiện nay, Việt Nam đứng
hàng thứ 6 về diện tích gieo trồng và đứng hàng thứ 5 về sản lượng lúa. Hạt gạo VN
chẳng những đảm bảo yêu cầu về an ninh lương thực trong nước mà còn góp phần
quan trọng trong thị trường lúa gạo thế giới (Tổng cục Thống kê Việt Nam).

4


Năm 2019 khép lại, ngành hàng lúa gạo Việt Nam tạo được nhiều ấn tượng
khi xuất khẩu trên 6,3 triệu tấn, trị giá 2,7 tỷ USD. Điểm nhấn quan trọng là gạo
ST25 được bình chọn là gạo ngon nhất thế giới. Cơn sốt gạo ngon nhất thế giới
ST25 đã thổi luồng gió mới vào thị trường lúa gạo trong và ngoài nước. Diễn biến
Covid-19 chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam, nhưng tác động
sẽ không lớn, vì số lượng xuất khẩu vào Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 400.000
tấn (chỉ khoảng 7% lượng gạo xuất khẩu).
Có một tín hiệu lạc quan của xuất khẩu gạo Việt Nam trong vài năm gần đây
là tỷ lệ gạo thơm, đặc sản, chất lượng cao của Việt Nam chiếm trên 80% số lượng
xuất khẩu. Nhiều viện nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiệp xuất khẩu
gạo hiện đang tập trung nghiên cứu, lai tạo các giống lúa chất lượng cao theo nhu

8

59

7,9

58

7,8


57

7,7

56

7,6

55

7,5

54

7,4

53

7,3

52

7,2

Năng suất (tạ/ha)

diện tích (triệu ha)

cầu của thị trường.


51
2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Axis Title
diện tích (triệu ha)

năng suất(tạ/ha)

Biểu đồ 1. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2019)

5



Theo Tổng cục thống kê năm 2019, sản lượng lúa của Việt Nam năm 2019
đạt 43,44 triệu tấn, giảm 1,3% so với năm 2018. Nguyên nhân là do diện tích gieo
trồng giảm, thiếu nước, xâm nhập mặn kéo dài nghiêm trọng, biến đổi khí hậu
ngày càng diễn biến thất thường. Tại Đồng Bằng Sơng Cửu Long, tình trạng xâm
nhập mặn ngày càng sâu thêm cả tình trạng thiếu nước ngọt ở các con sông lớn
phục vụ sản xuất. Tại các địa phương phía Nam, nắng nóng gây khơ hạn cũng là
ngun nhân chính làm giảm 5,9 nghìn ha lúa mùa tại các địa phương thuộc khu
vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây nguyên; ngoài ra, việc chuyển đổi cơ cấu
mùa vụ từ lúa mùa sang lúa Đông xuân tại Cà Mau cũng làm giảm diện tích lúa
mùa chung tồn miền. Bên cạnh nguyên nhân do ảnh hưởng bởi các đợt nắng nóng
kéo dài, thiếu nước tưới hoặc bị nhiễm mặn phải bỏ hoang thì việc chuyển đổi
mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thiếu lao động nơng nghiệp thì
diện tích lúa mùa giảm nhiều. Tình hình sản xuất lúa ở Đồng bằng sơng Hồng thì
tốt hơn là do điều kiện thời tiết thuận lợi hơn xâm nhập mặn, hạn hán không xảy
ra.
Do chuyển đổi cơ cấu thâm canh, tăng năng suất và chất lượng gạo nên việc
sản xuất lúa gạo để xuất khẩu gạo cũng tăng cả về số lượng, chất lượng và giá.
Năm 1989, Việt Nam xuất khẩu những lô hàng gạo đầu tiên. Ngày 7/11/2006,
Việt Nam được kết nạp vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), lúc ấy có nhiều
người tỏ ra lo lắng khi các doanh nghiệp trong nước đang "chập chững" bước vào
sân chơi quá lớn, quá lạ lẫm của thế giới, nhất là đối với các mặt hàng nông sản
xuất khẩu. Xuất khẩu gạo của Việt Nam đang chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo
xuất khẩu của thế giới. Hạt gạo Việt Nam có mặt tại trên 150 nước và vùng lãnh
thổ. Thị trường xuất khẩu chính là châu Á, trong đó: Trung Quốc và Philippines
là 2 thị trường chính của xuất khẩu gạo. Việt Nam sản xuất trung bình khoảng 26
- 28 triệu tấn gạo/năm, sau khi dành cho tiêu thụ trong nước, khối lượng gạo xuất
khẩu khoảng 6 - 6,5 triệu tấn gạo/năm, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long
chiếm hơn 50% sản lượng và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

6


Cao điểm năm 2012, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã thật sự bứt
phá mạnh mẽ với kỷ lục xuất khẩu đạt 7,72 triệu tấn gạo. Tính đến 31/10/2012
Việt Nam đã là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, mặc dù năm 2012 được dự
báo là năm xuất khẩu gạo đầy khó khăn, bởi sự cạnh tranh rất gay gắt của Ấn Độ,
Pakistan, Myanmar.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, khối lượng gạo xuất khẩu tháng
4/2019, ước đạt 618 ngàn tấn với giá trị đạt 255 triệu USD, đưa khối lượng xuất
khẩu 4 tháng đầu năm 2019 ước đạt 2,017 triệu tấn và 862,2 triệu USD, giảm
7,76% về lượng và giảm 25,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Chính phủ đã và đặng nỗ lực dùng nhiều giải pháp hỗ trợ thị trường lúa gạo.
Nhưng các chuyên gia ngành lúa gạo cho rằng muốn phát huy thế mạnh tiềm năng
nông nghiệp, trong đó có trồng lúa gạo, điều quan trọng là phải tái cơ cấu ngành
xuất khẩu gạo theo hướng tập trung vào loại gạo có chất lượng, xây dựng thương
hiệu cho ngành lúa gạo. Tại Việt Nam, gạo Việt đang gặp khó khăn trên con đường
xuất ngoại, thì tại thị trường nội địa người dân đang dần ưa chuộng gạo ngoại hơn,
dù giá thành cao hơn gạo nội, nhưng bù lại nó có chất lượng tốt hơn. Nếu giá trị
hạt gạo Việt ngày càng cải thiện thì cho dù khối lượng có suy giảm sẽ được bù
đắp và sự bù đắp này sẽ là cốt lõi của sự phát triển bền vững.
2.1.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa gạo tại Bắc Giang
Qua thời gian triển khai thực hiện Quyết định của UBND tỉnh về đề án tái
cơ cấu ngành nông nghiệp Bắc Giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững giai đoạn 2015-2020, tỉnh Bắc Giang đã ban hành nhiều chính sách
hỗ trợ phát triển sản xuất lúa, khuyến khích dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh
đồng mẫu…tạo điều kiện cho nông dân thâm canh đầu tư sản xuất.
Sau nhiều năm nỗ lực thực hiện tái cơ cấu ngành lúa gạo, đến nay cơ cấu
giống lúa có sự thay đổi mạnh mẽ, các giống lúa cũ có năng suất thấp, chất lượng
thấp được thay thế bằng các giống lúa lai, lúa chất lượng có năng suất cao, phù

hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Lợi nhuận của người trồng lúa đạt khoảng 42
7


triệu đồng/ha/vụ, sau khi trừ mọi chi phí vật tư, cơng lao động thì người trồng cịn
lãi khoảng 15-17 triệu đồng/ha/vụ, bằng 35-40% so với tổng thu. Tỷ lệ sử dụng
giống lúa có chất lượng đạt 100%; lượng giống gieo cấy bình quân từ 25-30 kg/ha
tùy điều kiện cụ thể của từng vùng. Tỷ lệ áp dụng quy trình canh tác bền vững
IPM, 3 giảm, 3 tăng, nông lộ phơi, SRI… đạt 55% diện tích gieo cấy. Bình qn
tổn thất sau thu hoạch lúa trong sản xuất lúa gạo trên địa bàn tỉnh ước 9-10%.
Những kết quả trên đã góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, tuy
nhiên, tái cơ cấu vẫn chưa tạo được chuyển biến rõ rệt. Tại nhiều vùng, ruộng đất
sản xuất nông nghiệp cịn manh mún, nhỏ lẻ, gây khó khăn cho đầu tư sản xuất
tập trung với quy mô lớn cũng như đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Việc liên kết
giữa các doanh nghiệp và người nông dân thông qua hợp đồng sản xuất và bao
tiêu sản phẩm lúa, gạo sau thu hoạch vẫn còn hạn chế. Thu nhập từ sản xuất lúa
gạo vẫn còn thấp so với các ngành nghề khác.
Do vậy, đối với tái cơ cấu ngành lúa gạo của tỉnh đã đề giải pháp: Hàng năm
duy trì diện tích lúa khoảng 130 nghìn ha, trong đó vụ Xuân trên 49 nghìn ha, vụ
Mùa trên 53 nghìn ha. Bảo vệ chặt chẽ diện tích lúa hai vụ, đồng thời chuyển đổi
những diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu, thực phẩm, cây ăn quả,
thủy sản để nâng cao hiệu quả sản xuất. Quy hoạch sản xuất lúa theo vùng, khuyến
khích dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu, trong đó: hỗ trợ kinh phí chỉnh
trang lại đồng ruộng và cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn
đổi, hỗ trợ mua máy cơ giới hóa, đầu tư xây dựng hạ tầng khu vực sản xuất.
Đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện dồn đổi được 17 nghìn ha, xây dựng 163 mơ
hình cánh đồng mẫu. Từ đó, hình thành các vùng sản xuất tập trung với quy mô
trên 20 ha/vùng, đồng bộ giống, quy trình chăm sóc, cơ giới hóa làm đất và thu
hoạch, góp phần giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất, nâng cao hiệu quả sản xuất
lúa.

Đối với cơ cấu giống, mở rộng diện tích lúa thuần chất lượng có năng suất
cao, chất lượng tốt; ổn định diện tích lúa lai tại các chân đất phụ hợp theo điều
8


kiện cụ thể của từng địa phương. Hiện nay, cơ cấu lúa thuần chiếm khoảng 93%,
(trong đó, lúa thuần chất lượng khoảng 40%), lúa lai khoảng 3%. Các giống lúa
thuần chất lượng đang được gieo cấy chủ yếu là Khang dân 18, BC15, TBR225,
Thiên ưu 8, P6ĐB…; các giống lúa lai chủ yếu BTE-1, CL270, LC25, Kim ưu
18…
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Bắc Giang
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Năm

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2010

112,2

53,3


597,8

2011

112,5

55,8

627,8

2012

112,1

56,1

629,1

2013

111,6

52,7

588,6

2014

112,8


55,5

626,6

2015

111,5

55,5

619,1

2016

109,5

57,4

628,5

2017

106,8

57

609,2

2018


104

57,6

599,5

2019

102,9

57,7

593,3

(Nguồn : Tổng cục thống kê, 2019)
Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, tồn tỉnh Bắc Giang có 102,9 nghìn ha
trồng lúa (năm 2019) giảm 9,3 nghìn ha so với năm 2010. Lí do, việc chuyển đổi
đất nơng nghiệp để mở rộng các khu công nghiệp ngày càng phát triển dẫn đến
diện tích đất sản xuất nơng nghiệp ngày một giảm. Việc dân số tăng cũng ảnh
hưởng đến đất sản xuất nông nghiệp. Hiện trạng bỏ hoang ruộng ở những nơi
trũng và xấu dẫn đến lãng phí đất gây sự suy giảm về diện tích đất trồng lúa.
Năm 2019, năng suất lúa đạt 57,7 tạ/ha tăng 4,4 tạ/ha so với năm 2010 do
tỉnh có biện pháp thay đổi giống lúa mới làm nâng cao năng suất cho người nông

9


dân. Việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật chăm sóc mới cũng làm năng suất lúa
tăng lên.

Năng suất lúa tăng dẫn đến sản lượng lúa tăng, năm 2019 sản lượng lúa đạt
593,3 nghìn tấn. Tuy có giảm so với các năm trước nhưng do diện tích sản xuất
lúa gạo giảm đi qua các năm bù lại việc thay đổi các giống lúa mới có năng suất
cao hơn nên sản lượng lúa gạo vẫn giữ mức ổn định.
Khi khảo nghiệm thành cơng các giống lúa mới, huyện n Dũng có chính
sách khuyến khích nơng dân sản xuất như trợ giá giống, hỗ trợ công làm đất, thu
hoạch. Nhờ vậy đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa lúa thơm, lúa chất lượng
với diện tích gần 4 nghìn ha. Bộ giống chủ lực được đưa vào gieo cấy gồm BC15,
RVT, Hương thơm số 1, Nàng xuân, Bắc thơm số 7.
Là đơn vị duy nhất của tỉnh được Bộ NN-PTNT giao đánh giá giá trị canh
tác và giá trị sử dụng của giống cây trồng mới, mỗi năm Cty CP Giống cây trồng
Bắc Giang khảo nghiệm, trình diễn hơn 200 lượt giống lúa trong và ngồi tỉnh.
Theo đó, tất cả các giống đều phải đánh giá qua ba vụ sản xuất liên tiếp, kết quả
khả quan mới được nhân rộng. Để làm tốt vai trị này, Cơng ty đã đầu tư trang
thiết bị, nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên đáp ứng
yêu cầu. Ba năm gần đây, Cty đã nghiên cứu, chọn tạo được thêm hai giống lúa
thuần là BG1, BG6 bổ sung vào cơ cấu giống lúa của tỉnh với diện tích sản xuất
mỗi vụ khoảng 400 ha; đánh giá, khuyến cáo nhân rộng nhiều giống lúa của các
đơn vị được khảo nghiệm.
Một số nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:
Dương Xuân Tú, & Cs., (2017), Sử dụng chỉ thị phân tử trong chọn lọc
(MAS) để chọn các giống lúa thơm, kháng bệnh bạc lá: Kết quả chọn tạo đã đưa
ra được giống lúa HDT10 cho sản xuất. Qua kết quả khảo nghiệm quốc gia và
khảo nghiệm sản xuất cho thấy, giống lúa HDT10 có thời gian sinh trưởng ngắn
(105 ngày trong vụ mùa), thích ứng tốt cho sản xuất tại các tỉnh phía Bắc, năng
suất trung bình đạt 6,0-6,5 tấn/ha, kháng khá với bệnh bạc lá và các sâu bệnh hại
10


khác, chất lượng khá (15,5 điểm), gạo trắng đẹp, cơm mềm, có mùi thơm. Giống

lúa HDT10 đã đáp ứng được mục tiêu chọn tạo, được người sản xuất đánh giá cao
và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận cho sản xuất thử
từ tháng 7/2017.
TS. Trần Văn Đạt, (2014), Lúa thâm canh theo các phương pháp khác nhau
sẽ cho năng suất nước khác nhau. Về tổng thể, lúa chiêm xuân thâm canh theo
phương pháp thông thường, năng suất nước tính theo lượng nước cấp tồn vụ cao
hơn so với thực hành thâm canh SRI hiện tại (1,547 kg/m3 so với 1,399 kg/m3 ).
Lúa mùa thâm canh theo phương pháp thơng thường, năng suất nước tính theo
lượng nước cấp toàn vụ cũng cao hơn so với thâm canh theo SRI trong vùng
nghiên cứu (0,876 kg/m3 so với 0,857 kg/m3 ). Kết quả so sánh cũng tương tự khi
tính năng suất nước theo bốc thốt hơi nước của cây trồng. Trong từng giai đoạn
sinh trưởng, lượng nước cấp hay bốc thoát hơi nước cũng ảnh hưởng đến năng
suất lúa theo các mức độ khác nhau. Đối với vụ chiêm xuân, thâm canh lúa theo
phương pháp SRI sẽ hạn chế được suy giảm năng suất nếu xảy ra thiếu nước ở
các thời kỳ sinh trưởng thứ 1, 2 và 3 (λ tương ứng các thời kỳ này của lúa thâm
canh theo SRI nhỏ hơn so với lúa thâm canh thông thường). Tương tự như vậy,
ảnh hưởng của thiếu nước ở các thời kỳ 1 và 2 của lúa mùa được thâm canh thơng
thường ít hơn so với lúa mùa được thâm canh theo SRI trong cùng thời kỳ. Nếu
thiếu nước ở các thời kỳ 3 và 4 của lúa mùa được thâm canh theo phương pháp
SRI sẽ ít bị ảnh hưởng hơn so với lúa mùa thâm canh thông thường.
2.2 Các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến năng suất cây
lúa
Cây trồng cần có các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Các chất
dinh dưỡng này, một phần cây hút từ đất qua rễ cây, nhưng phần lớn chất dinh
dưỡng được cây lấy từ phân bón do nơng dân bón cho cây.

11


Để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao, chất lượng

nơng sản tốt cần bón phân cân đối và hợp lý. Cây trồng có yêu cầu đối với các
chất dinh dưỡng ở những lượng nhất định với những tỷ lệ xác định giữa các chất.
Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, thí dụ thiếu dạm (N) hoặc thiếu lân (P) cây
sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức
thừa thãi. Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối
các yếu tố dinh dưỡng. Tỷ lệ cân đối này còn thay dổi tùy thuộc vào lượng phân
bón được sử dụng. Điều cần lưu ý là khơng được bón phân một chiều, chỉ sử dụng
một loại phân mà không chú ý đến việc sử dụng các loại phân bón khác.
Trong sản xuất lúa, năng suất và chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố
như giống, điều kiện ngoại cảnh, chế độ dinh dưỡng… Việc nghiên cứu chế độ
dinh dưỡng, ảnh hưởng của liều lượng bón, thời kì bón đến sinh trưởng phát triển
và năng suất lúa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và cùng với đó là rất nhiều
cơng trình nghiên cứu. Trên cơ sở dựa vào điều kiện thổ nhưỡng cũng như nhu
cầu dinh dưỡng cây hấp thụ qua các thời kì, các điều kiện ngoại cảnh tác động
vào, từ đó ta tính được lượng dinh dưỡng cây cần qua các thời kì sinh trưởng, tác
động của dinh dưỡng ảnh hưởng đến năng suất nhằm mục đích xem cây cần bao
nhiêu dinh dưỡng để phát triển tốt nhất, cho hiệu quả cao nhất. Dưới dây là một
số kết quả nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về dinh dưỡng đối với cây lúa.
2.2.1 Các kết quả nghiên cứu về phân đạm đối với cây lúa
Đạm tham gia vào thành phần cấu tạo lên axit amin, ADN, protein, là yếu tố
quan trọng cơ bản của cây trồng để phát triển tế bào, các bộ phận chính của cây.
Đạm tham gia vào thành phần cấu tạo của diệp lục và enzyme Rubisco, một
enzyme chủ yếu tham gia vào quá trình chuyển hóa cacbon trong cả hai q trình
quang hợp, quang hơ hấp và quyết định sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
Trong thành phần chất khơ của cây có chứa 0,5 - 6% đạm tổng số (Hoàng Minh
Tấn, 2006), hàm lượng đạm trong lá liên quan chặt chẽ với cường độ quang hợp
12


và sản lượng sinh khối. Đối với cây lúa, đạm có tác dụng trong việc hình thành

bộ rễ, thúc đẩy quá trình đẻ nhánh và sự phát triển thân là của lúa dẫn đến làm
tăng năng suất lúa. Do vậy đạm góp phần thúc đẩy sinh trưởng nhanh (chiều cao,
số dảnh) và tăng kích thước lá, số hạt, tỷ lệ hạt chắc, tăng hàm lượng protein trong
hạt. Đạm ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển các yếu tố cấu
thành năng suất, năng suất lúa, ảnh hưởng lớn đến hình thành động và bơng lúa
sau này, sự hình thành số hạt trên bơng, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng nghìn hạt.
Yoshida (1980) đã nói: Đạm là nguyên tố quan trọng đối với lúa, nếu như
không bón đạm thì ở đâu cũng thiếu đạm. Điều này rất phù hợp với thực tiễn ở
Việt Nam.
Theo Yoshida (1985), lượng đạm cây hút ở thời kỳ đẻ nhánh quyết định, tới
74% năng suất. Bón nhiều đạm làm cây lúa đẻ nhánh khoẻ và tập trung, tăng số
bông/m2; số hạt/bông, nhưng trọng lượng nghìn hạt (P1000) ít thay đổi. Ở các
nước nhiệt đới lượng các chất dinh dưỡng (N, P, K) cần để tạo ra một tấn thóc
trung bình là: 20,5 kg N; 5,1 kg P2O5, và 44 kg K2O . Trên nền phối hợp 90 P2O560 K2O hiệu suất phân đạm và năng suất lúa tăng nhanh ở các mức bón từ 40 120 kg N ha. Nếu bón đạm với liều lượng cao thì hiệu suất cao nhất là bón vào
lúa đẻ nhánh và sau đó giảm dần.
Theo Bùi Huy Đáp (1980) thì đạm là dinh dưỡng chủ yếu của lúa, nó ảnh
hưởng nhiều đến chỉ số năng suất vì chỉ khi có đủ đạm thì các chất khác mới phát
huy tác dụng.
Tìm hiểu hiệu suất phân đạm đối với lúa Iruka (1963) cho thấy: Bón đạm với
liều lượng cao thì hiệu suất cao nhất là lúc bón vào lúc đẻ nhánh, sau đó giảm dần,
với liều lượng thấp thì bón vào lúc lúa đẻ và trước trỗ 10 ngày có hiệu quả cao
(Yang et al. 1999). Theo Schunutz and Hartman (1994) tại Đức, nếu giảm một
nửa lượng phân đạm trong trồng trọt thì năng suất cây trồng sẽ giảm 22%, trong
thời gian ngắn: 25-30% trong thời gian dài, thu nhập trang trại giảm 12%, lợi
nhuận của các trang trại giảm 40%, tổng sản lượng hoa màu giảm 10%
13


(Doberman, 2005, Koyama,1981). Kết quả nghiên cứu của Sinclair (1989) cũng
chia ra rằng hiệu suất phân đạm cho lúa rất khác nhau, 1kg N cho từ 3,1-23kg

thóc.
Theo Kawasaki et al., (2011), kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của đạm đến
năng suất của giống lúa nếp RD6 tại tỉnh Khon Kean, Thái Lan cho thấy với lượng
75kg N/ha cho năng suất cao nhất trong cả mùa khô và mùa mưa.
Theo Chandel et al., (2010) hàm lượng protein và ion kim loại (Fe, Zn) trong
gạo chịu ảnh hưởng của môi trường rất lớn. Khi phân tích ảnh hưởng của đạm đến
hàm lượng Protein Fe và Zn của 32 giống lúa được trồng ở 3 địa phương khác
nhau và bón phân ở lượng 80kg và 120kg N/ha. Kết quả cho thấy hàm lượng
Protein tăng từ 1,1 đến 7% ở mức đạm 120kg N/ha nhưng hàm lượng sắt và kẽm
không thay đổi nhiều ở các mức đạm khác nhau.
Lê Văn Khánh & Cs., (2016), Tăng lượng đạm bón từ N0 lên N1 làm tăng
khối lượng chất khô và cường độ quang hợp ở cả 2 dịng/giống. Tuy nhiên, khi
tăng từ N1 lên N2 thì hàm lượng đạm và diệp lục trong lá của dòng DCG72 giảm
mạnh từ giai đoạn trỗ đến chín sáp nên khả năng quang hợp và tích lũy chất khơ
của dịng lúa cực ngắn ngày thấp hơn so với giống đối chứng ở thời kỳ chín sáp.
Năng suất cá thể của dòng DCG72 tương đương với giống KD18 ở mức N0, cao
hơn so với giống KD18 ở mức N1 nhưng thấp hơn giống KD18 ở mức N2 là do
tỷ lệ hạt chắc thấp. Vì vậy, ở điều kiện vụ Xuân với nền bón 0,5 g P 2O5+ 0,5 g
K2O trong chậu 5 lít thì mức đạm bón thấp (N1: 0,5 g/chậu) là phù hợp cho dòng
lúa cực ngắn ngày DCG72.
Theo Nguyễn Văn Bộ và Cs., (2003), Nguyễn Vũ (1982), kết luận rằng: Hiệu
suất sử dụng đạm phụ thuộc vào giống lúa, thường các giống lúa lai có hiệu suất
sử dụng đạm cao hơn, đạt từ 10 - 14 kg thóc/kg N được bón, trong khi lúa thuần
chỉ đạt 7-8 kg thóc/kg N. Trên đất phù sa sơng Hồng bón đạm làm tăng năng suất
lúa lại tăng 22,3 - 40,1%. Cây lúa yêu cầu dinh dưỡng đạm trong suốt quá trình
sinh trưởng phát triển của chúng. Tỷ lệ đạm trong cây so với lượng chất khô ở các
14


thời kỳ như sau: Thời kỳ mạ 1,54%, đẻ nhánh 3,65%, làm địng 3,06%, cuối làm

địng 1,95%, trỗ bơng 1,17%,và chín 0,4% (Phạm Văn Cường và CS., 2005).
Theo Nguyễn Như Hà (2006), lượng đạm bón giao động từ 60-160kg N/ha.
Tuy nhiên trên đất có độ phì trung bình, để đạt được năng suất 6 tấn/ha cần bón
160kg. Trên đất phù sa sông Hồng, để đạt năng suất 7 tấn/ha cần bón 180-200kg
N/ha.
Khi sử dụng nguồn đạm 0,1 g N/chậu (tương đương 40 kg N/ha) đạm hạt
vàng Đầu Trâu 46A+ + phân vi sinh Dasvila làm gia tăng chiều cao, số chồi, các
thành phần năng suất. Ngoài ra, nguồn đạm này đạt năng suất cao nhất (24,63
g/chậu). Nên thực hiện thí nghiệm sử dụng nguồn đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A +
với liều lượng 0,1 g N/chậu (tương đương 40 kg N/ha) kết hợp phân vi sinh
Dasvila ở ngoài đồng để kiểm tra tính chính xác của thí nghiệm (Nguyễn Thành
Hối & Cs., 2013).
Nguyễn Hữu Hiệp & Cs., (2012), Việc chủng vi khuẩn Azospirillum
lipoferum R29b1 bón bổ sung lượng phân đạm có tác dụng đáng kể đến q trình
tăng trưởng và phát triển của cây lúa. Với lượng bón bổ sung là 50N cho kết quả
không khác biệt so với không chủng vi khuẩn bón 100N. Như vậy, chủng vi khuẩn
có khả năng cung cấp 50% nhu cầu đạm cho cây trồng.
Nguyễn Quốc Khương & Cs., (2017), Gia tăng lượng đạm làm tăng chiều
cao cây và số chồi lúa trong khi các phương pháp bón thấm chı̉ gia tăng số chồi.
Khơng có sự khác biệt số bơng m2, tỷ lê ̣hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt giữa hai
mức bón đạm 80 và 120 kg N ha, dẫn đến năng suất giữa hai mức đạm cũng không
khác biệt ý nghĩa thống kê với đạt năng suất 7,05 tấn ha khi bón 80 kg N. Tuy
nhiên, khơng bón đạm đưa đến năng suất lúa thấp (4,75 tấn ha) trên đất phù sa tại
xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Phương pháp bón thấm urê khi đất “nứt chân chim”, sau đó cho nước thấm
vào ruộng và giữ ở mực nước khoảng 5 cm hoặc phương pháp bón thấm ure khi
đất “nứt chân chim” sau 1 ngày cho nước vào ruộng và giữ ở mực nước khoảng 5
15



cm không khác biệt về năng suất, nhưng hai phương pháp này tăng năng suất so
với phương pháp bón đạm theo truyền thống. Hiệu quả nông học trung bı̀nh là 28
- 32 kg hạt lúa/kg phân đạm bón vào và chı̉ số thu hoạch trung bıǹ h là 0,43.
Theo Nguyễn Minh Chơn & Cs., (2010) cho thấy:
- Ở các mức đạm bón 90, 120 và 150 kg/ha, có xử lý prohexadione-Ca (10 g
ai/ha) ở 65 ngày hoặc 2 lần ở 50 ngày và 65 ngày sau khi sạ cho thấy giảm được
đổ ngã trên lúa hoặc đổ ngã xảy ra trễ hơn. Nghiệm thức bón 90 kg N/ha và xử lý
prohexadione-Ca ở 65 ngày hoặc xử lý 2 lần ở 50 và 65 ngày sau khi sạ (5 ngày
trước tượng đồng và 5 – 10 ngày trước trỗ) cho thấy có hiệu quả giảm đổ ngã (cấp
đổ ngã cấp 1) và năng suất lúa tăng 16% so với không xử lý.
2.2.2 Các kết quả nghiên cứu về phân lân đối với cây lúa
Lân (P) là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng thứ hai sau đạm, tham gia cấu
tạo nên nucleoproteit - là thành phần của nhân tế bào. Lân còn tham gia vào thành
phần của phosphatit, cấu tạo nên các enzim tham gia vào quá trình trao đổi chất,
là thành phần của các hợp chất giàu năng lượng: ATP, NADP... P có mối quan hệ
chặt chẽ với sự hình thành diệp lục, protein và sự di chuyển tinh bột. Theo Võ
Đình Quang (1999), trong vật chất khơ của cây chứa hàm lượng lân từ 0,1 - 0,5%.
Khi thiếu lân, lá lúa có màu xanh đậm, bản lá nhỏ hẹp và mềm yếu, mép lá có
màu vàng tía, đẻ nhánh kém, kéo dài thời kỳ trỗ, chín. Nếu thiếu lân ở thời kỳ làm
đòng sẽ ảnh hưởng rất rõ đến năng suất lúa, cụ thể là làm giảm năng suất. Khi cây
lúa được cung cấp lân thoả đáng sẽ tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt tăng khả
năng chống hạn, tạo điều kiện cho sinh trưởng phát triển, thúc đẩy sự chín và tăng
năng suất lúa. Lân cịn tăng khả năng tích lũy hydrate cacbon vào hạt làm tăng
chất lượng gạo. Tùy thuộc vào giống mà lượng lân cần bón khác nhau.
Theo nhận xét của Tanaka: Bón lân xúc tiến quá trình sinh trưởng của cây
trong thời kỳ đầu đồng thời có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng mà đặc biệt là
những vùng lạnh thì hiệu quả đó càng rõ (Cuong Pham Van et al., 2004).

16



Cây hút lên mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ làm địng, Võ Đình
Quang (1999), trong điều kiện chất dinh dưỡng được cung cấp liên tục thì cây lúa
hút đạm, lân, kali nhiều nhất vào thời kỳ làm địng. Nếu nhìn về cường độ hút chất
dinh dưỡng thì cây lúa hút lân mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh. Nhiều tác giả đều
nhận thấy: Hàm lượng lớn trong cây lúa cao nhất vào lúc để nhánh rồi giảm dần
ở các thời kì sau.
Theo Vũ Hữu Yêm (1995), cây con rất mẫn cảm với việc thiếu lân. Thiếu
lân trong thời kỳ cây con cho hiệu quả rất xấu, sau này dù bón nhiều lần thì cây
trỗ khơng đều hoặc khơng thốt, tỷ lệ lép nhiều. Do vậy cần bón đủ lân ngay từ
giai đoạn đầu và đặc biệt là bón lót phân lân cho hiệu quả cao nhất.
Trung bình để tạo ra 1 tấn thóc, thì cây lúa hút khoảng 7,1 kg P2O5,. Lân
trong đất là rất ít, hệ số sử dụng lân của lúa lai thấp, do đó cần phải bón lân với
liều lượng tương đối. Để nâng cao hiệu quả của việc bón lân cho cây lúa ngắn
ngày trong điều kiện thâm canh trung bình (10 tấn phân chuồng, 90-120 kg N/ha
và 60 kg K2O/ha) nên bón lân với lượng 80 - 90kg P2O5/ha và tập trung bón lót
(Nguyễn Văn Bộ & cs... 2003).
Đào Thế Tuấn (1970) cho rằng: Trong điều kiện dinh dưỡng được cung cấp
liên tục thì cây lúa hút đạm, lân và kali với liều lượng nhiều nhất vào lúc làm
địng. Nếu nhìn vào cường độ hút dinh dưỡng thì cây lúa hút lân mạnh nhất vào
thời kì đẻ nhánh, vì lúc này sự sinh trưởng của thân, lá, rễ tương đối mạnh. Tuy
nhiên, hàm lượng lân tổng số trong cây cao nhất ở thời kì mạ rồi giảm dần, đến
thời kì đẻ nhánh lại tăng lên và đạt đỉnh cao thứ hai ở thời kì làm địng rồi sau đó
giảm dần ở giai đoạn về sau.
2.2.3 Các kết quả nghiên cứu về phân kali đối với cây lúa
Kali có ảnh hưởng rõ đến sự phân chia tế bào và phát triển của bộ rễ lúa trong
điều kiện ngập nước nên có ảnh hưởng rõ đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa.
Kali có vai trị quan trọng trong hoạt động sinh lý của cây như đóng, mở khí
khổng, làm tăng độ linh động của chất nguyên sinh vì thế kali làm tăng khả năng
17



×