Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Thực trạng mắc trầm cảm và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người trưởng thành tại xã văn lang, huyện hưng hà, tỉnh thái bình năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

------

ĐỖ HUY HỒNG

THỰC TRẠNG MẮC TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN TRẦM CẢM Ở NGƢỜI TRƢỞNG THÀNH
TẠI XÃ VĂN LANG, HUYỆN HƢNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH
NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHỊNG

THÁI BÌNH – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

------

ĐỖ HUY HỒNG

THỰC TRẠNG MẮC TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ


LIÊN QUAN ĐẾN TRẦM CẢM Ở NGƢỜI TRƢỞNG THÀNH
TẠI XÃ VĂN LANG, HUYỆN HƢNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH
NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHỊNG
Mã số: 8720163

Hƣớng dẫn khoa học:

1: PGS.TS. Phạm Văn Trọng
2: TS. Nguyễn Thị Hiên

THÁI BÌNH - 2021


LỜI CẢM ƠN

Trong q trình học tập và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp này,
tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo
Sau đại học, Khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược Thái Bình cùng
các thầy cơ giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Phạm Văn
Trọng và TS. Nguyễn Thị Hiên - những người Thầy/ Cô đã giành nhiều tâm
huyết, trách nhiệm của mình giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu
để tơi hồn thành luận văn một cách tốt nhất.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Bệnh viện Tâm
Thần tỉnh, các bác sĩ, cán bộ nhân viên công tác tại các Khoa Phòng thuộc
Bệnh viện Tâm Thần tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho

tơi trong q trình thu thập thơng tin, xử lý số liệu và hồn thành bản luận
văn.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn tới gia đình và bạn bè, đồng nghiệp
của tôi - những người đã luôn động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học
tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn./.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi là: Đỗ Huy Hồng, học viên khóa đào tạo trình độ thạc sĩ. Chuyên
nghành Y học dự phịng, của Trường Đại học Y Dược Thái Bình xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của:
PGS.TS. Phạm Văn Trọng
TS. Nguyễn Thị Hiên
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Các kết
quả trong luận văn do tơi tự tìm hiểu phân tích một cách tỷ mỷ, trung thực.
Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật với những điều cam đoan trên./.
Thái Bình, ngày 09 tháng 09 năm 2021
NGƯỜI CAM ĐOAN

Đỗ Huy Hoàng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ICD – 10


International Classification of Diseases 10th edition
(Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10)

N/A

Không xác định

RLTC

Rối loạn trầm cảm

TC

Trầm cảm

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Uỷ ban nhân dân

WHO


World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................ 3
1.1. Thực trạng mắc trầm cảm hiện nay....................................................... 3
1.1.1. Tổng quan về bệnh trầm cảm........................................................ 3
1.1.2. Các phương pháp trắc nghiệm tâm lý để phát hiện rối loạn trầm cảm .. 9
1.1.3. Chẩn đoán và điều trị rối loạn trầm cảm..................................... 10
1.1.4. Tình hình trầm cảm hiện nay ...................................................... 13
1.2. Các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ....................................... 15
1.2.1. Các sự kiện trong cuộc sống và các stress từ môi trường........... 15
1.2.2. Nhân cách tiền bệnh lý................................................................ 16
1.2.3. Lý thuyết nhận thức và hành vi .................................................. 17
1.2.4. Giới tính ...................................................................................... 17
1.2.5. Tuổi ............................................................................................. 18
1.2.6. Tình trạng hơn nhân .................................................................... 18
1.2.7. Tình trạng kinh tế văn hố .......................................................... 18
1.2.8. Yếu tố di truyền .......................................................................... 19
1.2.9. Các bệnh mạn tính ...................................................................... 19
1.2.10. Nghề nghiệp ............................................................................... 20
1.3. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu ............................................................ 20
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 22
2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu ..................................... 22
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................... 22
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 22
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................. 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................... 22

2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu......................................... 23


2.3. Các biến số trong nghiên cứu.............................................................. 25
2.4. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 27
2.4.1. Tổ chức nghiên cứu..................................................................... 28
2.4.2. Mơ hình nghiên cứu .................................................................... 30
2.5. Phương pháp xử lý số liệu. ................................................................. 31
2.6. Hạn chế sai số trong nghiên cứu ......................................................... 31
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ....................................................... 32
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 33
3.1. Thực trạng mắc rối loạn trầm cảm ở người trưởng thành tại Xã Văn
Lang, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình ............................................. 33
3.1.1. Đặc điểm chung về mắc trầm cảm ở người trưởng thành tại Xã
Văn Lang ....................................................................................... 33
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trầm cảm tại xã Văn Lang...... 39
3.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm của người trưởng thành. .. 46
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 56
4.1. Thực trạng trầm cảm của người trưởng thành tại xã Văn Lang, Huyện
Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình. .................................................................. 56
4.1.1. Tỷ lệ mắc trầm cảm theo tuổi ..................................................... 56
4.1.2. Tỷ lệ mắc trầm cảm theo giới tính .............................................. 57
4.1.3. Tỷ lệ mắc trầm cảm theo tình trạng hôn nhân ............................ 58
4.1.4. Tỷ lệ mắc trầm cảm theo trình độ học vấn ................................. 59
4.1.5. Tỷ lệ mắc trầm cảm theo nghề nghiệp ........................................ 61
4.2. Đặc điểm lâm sàng trầm cảm của người trưởng thành tại xã Văn Lang,
Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình. ...................................................... 62
4.2.1. Các triệu chứng của trầm cảm .................................................... 62
4.2.2. Tỷ lệ mức độ rối loạn trầm cảm .................................................. 65
4.2.3. Yếu tố nhân cách tiền bệnh lý mắc trầm cảm ............................. 67

4.2.4. Yếu tố tiền sử gia đình liên quan đến mắc trầm cảm.................. 68


4.2.5. Yếu tố mãn kinh và tiền mãn kinh ở phụ nữ liên quan đến mắc
trầm cảm........................................................................................ 69
4.3. Một số yếu tố liên quan đối với mắc trầm cảm .................................. 70
4.3.1. Các yếu tố nguy cơ stress từ con cái, vợ chồng và gia đình với tỷ
lệ rối loạn trầm cảm. ..................................................................... 70
4.3.2. Các yếu tố nguy cơ từ xã hội với tỷ lệ rối loạn trầm cảm .......... 71
4.3.3. Yếu tố các mối quan hệ xã hội với tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm 72
4.3.4. Yếu tố nguy cơ từ các bệnh mãn tính với rối loạn trầm cảm ..... 72
4.3.5. Yếu tố nguy cơ từ các phụ nữ có thai với rối loạn trầm cảm ..... 73
4.3.6. Các yếu tố về thói quen ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm ........ 75
4.3.7. Yếu tố thu nhập gia đình với rối loạn trầm cảm ......................... 76
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tỷ lệ mắc trầm cảm theo thể và giới tính ....................................... 33
Bảng 3.2: Tỷ lệ mắc trầm cảm theo tuổi, giới................................................. 34
Bảng 3.3: Tỷ lệ mắc trầm cảm theo tình trạng hơn nhân ................................ 35
Bảng 3.4: Tỷ lệ mắc trầm cảm theo trình độ học vấn ..................................... 36
Bảng 3.5: Tỷ lệ mắc trầm cảm theo nghề nghiệp ........................................... 37
Bảng 3.6: Tỷ lệ mắc trầm cảm ở nhóm các đối tượng mắc các bệnh mãn tính .. 38
Bảng 3.7: Các triệu chứng phổ biến khác ở bệnh nhân trầm cảm .................. 43
Bảng 3.8: Biểu hiện chung ở bệnh nhân trầm cảm ......................................... 46

Bảng 3.9: Yếu tố điều kiện kinh tế hộ gia đình với mắc trầm cảm ................ 46
Bảng 3.10: Yếu tố mắc các bệnh mãn tính mắc trầm cảm.............................. 47
Bảng 3.11: Yếu tố nhân cách tiền bệnh lý mắc trầm cảm............................... 48
Bảng 3.12: Yếu tố con cái làm ăn, học tập xa nhà mắc trầm cảm .................. 49
Bảng 3.13: Yếu tố con cái chưa lập gia đình dù đã đủ tuổi với mắc trầm cảm ... 49
Bảng 3.14: Yếu tố vấn đề học hành ở trường của con với mắc trầm cảm ...... 50
Bảng 3.15: Yếu tố công việc, xin việc của con với mắc trầm cảm ................. 50
Bảng 3.16: Yếu tố vấn đề vợ/ chồng làm ăn ở xa với mắc bệnh trầm cảm .... 51
Bảng 3.17: Yếu tố cha mẹ mất trong khoảng 6 tháng nay với mắc bệnh trầm cảm . 51
Bảng 3.18: Yếu tố áp lực, quá tải trong công việc với mắc bệnh trầm cảm ... 52
Bảng 3.19: Một số yếu tố khác với mắc bệnh trầm cảm................................. 53
Bảng 3.20: Phân tích hồi quy lơgic các yếu tố nguy cơ với trầm cảm ........... 54


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ mắc trầm cảm chung ......................................................... 33
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ mắc trầm cảm theo tình trạng hơn nhân ............................ 35
Biểu đồ 3.3: Mức độ trầm cảm ở bệnh nhân theo ICD – 10 .......................... 39
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ mắc trầm cảm theo giới tính ............................................. 40
Biểu đồ 3.5: Các triệu chứng chính của bệnh nhân trầm cảm ........................ 41
Biểu đồ 3.6: Các triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân trầm cảm ....................... 42
Biểu đồ 3.7: Các triệu chứng cơ thể ở bệnh nhân trầm cảm ........................... 44
Biểu đồ 3.8: Nhân cách bệnh lý ở bệnh nhân trầm cảm ................................. 45


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trầm cảm là một bệnh lý của cảm xúc, khi bị trầm cảm người bệnh
cảm thấy nặng trĩu một nỗi buồn vơ cớ, khơng gì làm cho họ khuây khoả và
vui lên được. Tất cả cảm xúc của họ đều mang dấu tích của tình trạng khơng

lối thốt, không thể nào hàn gắn được. Những cảm xúc và lời nói của người
bệnh đều kèm theo cảm giác bản thân hèn kém, mắc một tội nào đó [1].
Theo đánh giá mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2017 về
trầm cảm thì số người mắc bệnh trầm cảm tăng lên 18% từ năm 2005 đến năm
2015. Ngoài ra trầm cảm là nguyên nhân lớn nhất của khuyết tật trên toàn thế
giới. Hơn 80% gánh nặng bệnh tật này là những người sống ở những nước có
thu nhập thấp và trung bình [2]. Ước tính của WHO năm 2015 thì trên tồn
thế giới có khoảng 322 triệu người có rối loạn trầm cảm, trong đó khu vực
Đơng Nam Á chiếm cao nhất tới 27% trong tổng số các bệnh nhân trầm cảm
[3]. Theo Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, tỷ lệ mắc 10 chứng rối loạn tâm
thần phổ biến trong năm 2014 là 14,2%, trong đó riêng rối loạn trầm cảm
chiếm 2,45% [4]. Tại lễ mít tinh và hội thảo trực tuyến hưởng ứng Ngày Sức
khỏe tâm thần thế giới (10/10/2021) được Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
tổ chức sáng 10-10, PGS-TS Nguyễn Tuấn Hưng, Giám đốc Bệnh viện, cho
biết kết quả phân tích 66 nghiên cứu trên thế giới về tỉ lệ mắc các rối loạn tâm
thần trong đại dịch Covid-19 cho thấy, tỉ lệ mắc rối loạn trầm cảm là 31,4%,
rối loạn lo âu là 31,9%, căng thẳng là 41,9%, rối loạn giấc ngủ là 37,9%.
Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần
và hành vi (ICD-10, 2015), trầm cảm là một hội chứng bệnh lý của rối loạn
cảm xúc tồn tại trong một khoảng thời gian kéo dài ít nhất là 2 tuần[5]. Có tới
75% số trường hợp tự sát liên quan đến trầm cảm, trong đó 2/3 là trầm cảm có
loạn thần và 10-15% bệnh nhân đã tự sát thành công [6],[7]. Phần lớn các rối
loạn trầm cảm mức độ nhẹ và vừa nằm ở cộng đồng chưa được phát hiện. Và
đây là nguồn nguy cơ dẫn đến rối loạn trầm cảm nặng nếu không được phát


2
hiện và điều trị sẽ gây nhiều nguy hiểm cho bản thân người bệnh, gia đình và
cộng đồng.
Tại Việt Nam, Chương trình Quốc gia phịng chống về chăm sóc sức

khoẻ tâm thần cộng đồng đã được triển khai trên cả nước nhằm phát hiện,
điều trị và quản lý các rối loạn tâm thần tại cộng đồng nhưng chưa được phủ
kín tồn bộ. Tại địa bàn Tỉnh Thái Bình có một số nghiên cứu về dịch tễ trầm
cảm, tuy nhiên những nghiên cứu này đã có từ lâu và chưa đầy đủ. Câu hỏi
đặt ra là thực trạng mắc rối loạn trầm cảm ở người trưởng thành hiện nay tại
Thái Bình như thế nào, những yếu tố nào liên quan đến rối loạn trầm cảm
đang được đặt ra và cần phải giải quyết. Vì vậy để góp phần tăng cường cơng
tác chăm sóc sức khỏe tâm thần tại tỉnh Thái Bình, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu “Thực trạng mắc rối loạn trầm cảm và một số yếu tố liên quan đến trầm
cảm ở người trưởng thành tại xã Văn Lang, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình
năm 2020”.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Mơ tả thực trạng mắc rối loạn trầm cảm ở người trưởng thành tại xã
Văn Lang, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình năm 2020.
- Xác định một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở các đối
tượng trên.


3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Thực trạng mắc trầm cảm hiện nay
1.1.1. Tổng quan về bệnh trầm cảm
1.1.1.1. Khái niệm trầm cảm
Trầm cảm là một tình trạng bệnh lý mà người bệnh cảm thấy mệt mỏi,
buồn bã chán nản, thấy cuộc sống vơ nghĩa, khơng có hứng thú, khơng thiết
sống, khơng có hy vọng, họ mất tự tin, cảm thấy mình thấp kém và bất lực.
Theo Nguyễn Việt (1984), cơn trầm cảm thường xuất hiện sau một sang chấn
tâm thần, một hoàn cảnh xung đột, sau những nhân tố làm suy yếu cơ thể.
Cũng có thể tự phát xảy ra. Cơn thường hình thành từ từ trong nhiều tuần với

hội chứng suy nhược và khi sắc ngày càng giảm. Cuối cùng hội chứng trầm
cảm xuất hiện đầy đủ với bộ ba triệu chứng sau: Cảm xúc bị ức chế; tư duy bị
ức chế; hoạt động bị ức chế[8].
1.1.1.2. Bệnh nguyên, bệnh sinh
- Các amin sinh học
Các amin sinh học bao gồm các chất hệ cathecholamin (noradrenalin,
adrenalin, dopamin, serotonin, acetylcholin). Những thay đổi nhỏ các amin
cũng có thể gây ra những biến đổi đáng kể về cảm xúc hành vi. Trong trạng
thái trầm cảm có liên quan đến sự suy giảm một phần hay toàn bộ năng lượng
cathecholamin tại các synap chức năng trong não[9].
+ Serotonin: đây là chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trị lớn nhất
trong trầm cảm. Người ta nhận thấy trong bệnh trầm cảm, nồng độ serotonin
tại khe synap thần kinh ở vỏ não giảm sút rõ rệt so với người bình thường (có
trường hợp chỉ cịn bằng 30% ở người bình thường). Bên cạnh đó, nồng độ
các sản phẩm chuyển hoá của serotonin trong máu, trong dịch não tuỷ cũng
giảm rõ rệt. Khi sử dụng các thuốc chống trầm cảm loại ức chế tái hấp thu
chọn lọc serotonin, người ta nhận thấy nồng độ serotonin ở khe synap tăng


4
lên, cùng với hiệu quả chống trầm cảm cũng xuất hiện rõ rệt. Theo Vương
Văn Tịnh (2011), nồng độ serotonin huyết tương của 32 bệnh nhân trầm cảm
nặng ở giai đoạn lâm sàng cấp tính có sự suy giảm rõ rệt (x/ = 4,45 ±
2,33mg/ml). Sự suy giảm nồng độ serotonin huyết tương ở bệnh nhân trầm
cảm nặng có liên quan rõ ràng với tiến triển lâm sàng của trầm cảm nặng[10].
+ Noradrenalin: Trong bệnh trầm cảm, mật độ thụ cảm thể beta
adrenergic giảm sút đáng kể so với người bình thường. Thuốc chống trầm
cảm loại tác dụng trên thụ cảm thể beta adrenergic như venlafaxine có hiệu
quả chống trầm cảm rõ rệt. Đó là bằng chứng gián tiếp cho thấy vai trò của
noradrenalin trong bệnh sinh của trầm cảm[9].

+ Dopamin: chất truyền đạt thần kinh dopamine khơng đóng vai trị lớn
trong trầm cảm như serotonin và noradrenalin, nhưng có nhiều bằng chứng
cho thấy hoạt tính của dopamine giảm trong bệnh trầm cảm và tăng trong
hưng cảm[9].
- Vai trò của trục dƣới đồi – tuyến yên – tuyến thƣợng thận
Vùng dưới đồi (hypothalamus) là một cấu trúc thuộc não giữa, nằm
quanh não thất III và nằm chính giữa hệ thống viền (limbic), có liên quan mật
thiết với tuyến yên qua đường mạch máu và thần kinh tạo nên trục dưới đồi tuyến n -tuyến đích điều hịa các chức năng nội tiết của cơ thể. Các nơron
của vùng dưới đồi ngồi chức năng dẫn truyền xung động thần kinh cịn có
chức năng tổng hợp và bài tiết các hormon. Các hormon do vùng dưới đồi bài
tiết sẽ theo con đường mạch máu và thần kinh đến dự trữ hay tác động (kích
thích hoặc ức chế) lên chức năng tuyến yên.
Hoạt động của hệ limbic có vai trị trung gian liên quan đến các trạng
thái cảm xúc điều khiển giải phóng các hormone tuyến yên – một chất quan
trọng trong hệ thống nội tiết các hệ trục: “Dưới đồi – Tuyến yên – Thượng
thận”; “Dưới đồi – Tuyến yên – Tuyến giáp”, “Dưới đồi – Tuyến yên – Tuyến
sinh dục”[9].


5
Cortisol: Là hormone do tuyến vỏ thượng thân bài tiết và được coi là
chỉ số Index stress. Mối liên quan giữa tăng tiết cortisol và trầm cảm đã
được biết đến từ lâu. Khoảng 50% số bệnh nhân trầm cảm có sự tăng nồng
độ cortisol trong máu. Vùng dưới đồi tiết ra CRH, chất này tác động lên
tuyến tiền yên gây giải phóng ACTH. Đến lượt mình, ACTH lại kích thích
tuyến thượng thận tiết ra cortisol và cortisol lại tác động lên vùng dưới đồi
theo cơ chế feed back. Trong điều kiện bình thường, khi nồng độ cortisol
tăng thì sẽ gây giảm tiết CRH và ACTH. Khi cơ thể bị stress, định lượng
nồng độ hormon thấy nồng độ cortisol tăng cao đồng thời nồng độ ACTH
cũng tăng cao. Khi cơ chế này bị rối loạn (trường hợp bệnh nhân điều trị

bằng corticoid kéo dài) sẽ gây giảm CRH và ACTH, từ đó gây ra trầm cảm.
Test dexamethason: khoảng 50% số bệnh nhân trầm cảm có sự giảm
tiết cortisol khi được tiêm một liều duy nhất dexamethason. Tuy nhiên trong
nhiều bệnh tâm thần khác, bệnh nhân cũng có sự giảm tiết cortisol sau khi
được tiêm dexamethason. Như vậy test dexamethason không đặc hiệu cho
bệnh nhân trầm cảm.
- Hình ảnh của não
Trên hình ảnh chụp X – quang cắt lớp vi tính (CT. Scan), một số bệnh
nhân trầm cảm (chủ yếu là nam giới) có sự giãn rộng các não thất, đặc biệt là
các bệnh nhân trầm cảm có loạn thần thì hình ảnh giãn não thất càng rõ ràng
hơn. Nghiên cứu bằng chụp cộng hưởng từ cho thấy có hình ảnh teo nhân
đi và thuỳ trán và có sự bất thường ở thể trai so với nhóm chứng. Bằng
phương pháp chụp cắt lớp phát điện tử dương (PET), người ta phát hiện ra có
sự giảm dịng máu đến ni vỏ não nói chung và thuỳ trán nói riêng[9].
1.1.1.3. Triệu chứng lâm sàng giai đoạn trầm cảm chủ yếu.
Giai đoạn trầm cảm chủ yếu phải kéo dài ít nhất 2 tuần, trong đó có ít
nhất 1 trong 3 triệu chứng chính sau:


6
- Khí sắc trầm cảm: Khí sắc trầm cảm (khí sắc giảm) là nét mặt của
bệnh nhân rất đơn điệu, ln buồn bã, các nếp nhăn giảm nhiều thậm chí mất
hết nếp nhăn. Tình trạng khí sắc giảm rất bền vững do bệnh nhân buồn, bi
quan, mất hi vọng. Trong một số trường hợp, giai đoạn đầu buồn có thể bị
phủ nhận, nhưng có thể biểu hiện khi khám bệnh. Một số bệnh nhân than
phiền rằng họ khơng cịn nhiệt tình, khơng cịn cảm giác gì, họ ln trong tình
trạng lo âu. Khí sắc trầm cảm có thể biểu hiện trên nét mặt và trên hành vi của
bệnh nhân. Một số người bệnh than phiền các biểu hiện cơ thể gần đây như
khó chịu trong người, đau đầu, đau vùng thượng vị, đau cơ, khớp…diễn ra
nhiều hơn là cảm giác buồn. Nhiều bệnh lại có trạng thái tăng kích thích

(bệnh nhân hay cáu gắt, dễ nổi khùng với một lỗi lầm nhỏ của người khác. Ở
trẻ em và vị thành niên hay gặp khí sắc kích thích hoặc thất thường, hiếm khi
biểu hiện khí sắc buồn.
- Mất hứng thú hoặc sở thích cho hầu hết các hoạt động: mất hứng thú
hoặc sở thích gần như ln biểu hiện trong một mức độ. Các bệnh nhân cho
rằng đã mất hết các sở thích vốn có. Tất cả các sở thích trước đây của bệnh
nhân đều bị ảnh hưởng nặng nề, kể cả ham muốn tình dục. Đối với họ, quan
hệ tình dục với vợ (chồng) là một cực hình, họ tìm mọi cách để lẩn tránh vấn
đề này, họ viện ra mọi lý do để bào chữa cho sự từ chối đó.
- Giảm năng lượng, tăng mệt mỏi: Họ rất khó khăn để khởi động một
cơng việc nào đó, dù những cơng việc nhỏ nhất. Ví dụ buổi sáng ngủ dậy việc
vệ sinh cá nhân như đánh răng, rửa mặt đối với họ cũng trở nên nặng nhọc.
Ngoài ra, bệnh nhân phải có ít nhất 4 triệu chứng trong 7 triệu chứng
phổ biến sau:
- Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc sút cân: Sự ngon miệng thường
bị giảm sút, nhiều bệnh nhân có cảm giác rằng họ ép bị ăn. Họ ăn rất ít, thậm
chí trong một số trường hợp nặng bệnh nhân nhịn ăn hồn tồn. Vì vậy, bệnh
nhân thường sút cân nhanh chóng (có thể vài ki-lơ-gam một tháng). Ngược


7
lại, khoảng 5% số bệnh nhân trầm cảm lại có thể tăng cảm giác ngon miệng
và có thể muốn ăn một số thức ăn nhiều hơn, khi đó họ dễ dàng tăng cân và
trở thành béo phì.
- Mất ngủ, nhưng cũng có thể bệnh nhân ngủ quá nhiều: Rối loạn giấc
ngủ hay gặp nhất trong giai đoạn trầm cảm chủ yếu là mất ngủ (chiếm 95%
trường hợp). Các bệnh nhân thường mất ngủ giữa giấc hoặc mất ngủ cuối
giấc, mất ngủ đầu giấc cũng có thể xuất hiện. Mất ngủ là triệu chứng gây khó
chịu nhất cho bệnh nhân, nhiều bệnh nhân tỏ ra khó chịu với bản thân và
những người xung quanh vì lý do rất vơ lý là mọi mọi người thì ngủ được cịn

bệnh nhân thì khơng.
- Rối loạn hoạt động tâm thần vận động: Thay đổi hoạt động tâm thần
vận động bao gồm kích động, vận động chậm chạp, tăng khoảng nghỉ trước
khi trả lời, giọng nói nhỏ, nói ít, nội dung nghèo nàn, thậm chí câm. Các triệu
chứng ức chế vận động hay gặp trong trầm cảm cổ điển và hay xuất hiện ở
người cao tuổi, họ có thể nằm lỳ cả ngày mà khơng hoạt động gì.
- Giảm sút năng lượng: Năng lượng giảm sút, kiệt sức và mệt mỏi là rất
hay gặp. Một người có thể than phiền mệt mỏi mà khơng có một nguyên nhân
cơ thể nào, thậm chí chỉ với một công việc rất nhẹ nhàng họ cũng cần một sự
tập trung lớn, hiệu quả cơng việc có thể bị giảm sút. Cảm giác mệt mỏi tăng
lên vào buổi sáng và giảm đi một chút vào buổi chiều. Khi triệu chứng giảm
sút năng lượng xuất hiện rõ ràng thì bệnh nhân hầu như khơng thể làm được
việc gì. Theo Nguyễn Văn Dũng, qua theo dõi 155 bệnh nhân ở lứa tuổi 60 trở
lên, các biểu hiện cơ thể là khá đa dạng và phổ biến. Ở giai đoạn sớm có đến
140 bệnh nhân rối loạn thần kinh thực vật (chiếm 90,3%). Có đến 138 bệnh
nhân có biểu hiện mệt mỏi (chiếm 89,0%) các biểu hiện mệt mỏi của người
bệnh xuất hiện nhiều về các buổi sáng và giảm đi vào các buổi chiều, mệt khi
phải làm một việc gì đó, mệt khi phải suy nghĩ. Đây cũng là lý do để người
bệnh uống rất nhiều loại thuốc bổ. Kết hợp với các biểu hiện mệt mỏi đó thì


8
có 135 bệnh nhân có biểu hiện sút cân (chiếm 87,1%), rối loạn giấc ngủ có
120 bệnh nhân (chiếm 77,4%). Có 112 bệnh nhân (72,3%) có các triệu chứng
giảm tập trung chú ý, có 75 bệnh nhân (48,4%) có triệu chứng giảm tính tự
trọng, tự tin. Chỉ có 44 bệnh nhân (28,4%) có ý tưởng bị tội, khơng xứng
đáng. Có 42 bệnh nhân (27,1%) nhìn tương lai ảm đạm[11].
- Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi: Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi là rất
hay gặp trong giai đoạn trầm cảm chủ yếu. Bệnh nhân cho rằng mình là kẻ vơ
dụng, khơng làm nên trị trống gì. Họ ln nghĩ mình làm hỏng mọi việc và

trở thành gánh nặng cho gia đình, cơ quan và xã hội. Cảm giác vơ dụng hoặc
tội lỗi có thể mạnh lên thành hoang tưởng, khi đó niềm tin của bệnh nhân là
sai lầm nhưng rất mãnh liệt. Chính cảm giác vơ dụng và tội lỗi của bệnh nhân
khiến bệnh nhân muốn nhanh chóng kết thúc cuộc sống bằng tự sát và từ chối
điều trị. Tự sát gặp nhiều nhất ở rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn
trầm cảm nặng có loạn thần (chiếm tỷ lệ 100%) tiếp theo là rối loạn trầm cảm
tái diễn có loạn thần (88,9%). Các triệu chứng đặc trưng cho trầm cảm nặng
có vai trị thúc đẩy tự sát như cảm xúc buồn rầu, bi quan, chán nản, mất hy
vọng gặp ở 100% các bệnh nhân.
- Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định: Đây là triệu chứng rất hay
gặp khiến bệnh nhân rất khó chịu và phải đi khám bệnh. Bệnh nhân than
phiền rằng họ khó suy nghĩ, khó tập trung vào một việc gì đó. Bệnh nhân
cũng rất khó khăn khi cần đưa ra quyết định, họ thường phải cân nhắc mất rất
nhiều thời gian với một việc thơng thường. Sự khó tập trung chú ý của bệnh
nhân thể hiện ở những việc đơn giản như không thể đọc xong một bài báo
ngắn, không thể nghe hết một bài hát mà bệnh nhân vốn u thích, khơng thể
xem hết một chương trình ti vi mà trước đây bệnh nhân quan tâm.
- Rối loạn trí nhớ ở bệnh nhân là thường giảm trí nhớ, bệnh nhân có thể
qn mình vừa làm gì trong khi trí nhớ xa thì có thể duy trì tương đối tốt ở
một thời gian dài. Ý nghĩ muốn chết hoặc có hành vi tự sát: hầu hết bệnh nhân


9
trầm cảm chủ yếu đều có ý nghĩ về cái chết, nặng hơn thì họ có ý định tự sát
hoặc hành vi tự sát. Tự sát gặp nhiều nhất ở giai đoạn trầm cảm nặng có loạn
thần (chiếm tỷ lệ 100%) tiếp theo là rối loạn trầm cảm tái diễn có loạn thần
(88,9%). Các triệu chứng đặc trưng cho trầm cảm nặng có vai trị thúc đẩy tự
sát như cảm xúc buồn rầu, bi quan, chán nản, mất hy vọng gặp ở 100% các
bệnh nhân. Nguy cơ của tự sát liên quan đến các yếu tố như bệnh trầm cảm,
yếu tố về tâm lý xã hội và các yếu tố ngăn ngừa tự sát[12].

1.1.2. Các phương pháp trắc nghiệm tâm lý để phát hiện rối loạn trầm cảm
1.1.2.1. Thang đánh giá trầm cảm của BECK
Đây là thang đánh giá để khảo sát các rối loạn trầm cảm (Beck
Depression Inventory – BDI). Thang đánh giá này do A.T.BECK và cộng sự
giới thiệu năm 1974 từ những quan sát lâm sàng bệnh nhân trầm cảm, được
Tổ chức Y tế Thế giới thừa nhận để đánh giá trạng thái trầm cảm và hiệu quả
của các phương pháp điều trị[13] .
Trắc nghiệm có 21 mục, bao gồm 95 mục nhỏ thể hiện trạng thái cảm
xúc của đối tượng với 4 mức độ được ghi điểm từ 0 đến 3. Tổng số điểm 21 x
3 = 63 điểm
Phân tích kết quả theo tổng số điểm:
≤ 13 điểm: Khơng có trầm cảm
14 – 19 điểm: Trầm cảm nhẹ
20 – 29 điểm: Trầm cảm vừa
≥ 30 điểm: Trầm cảm nặng
1.1.2.2. Thang đánh giá lo âu Zung (SAS)
Nhằm lượng hố triệu chứng lo âu từ người bệnh, có giá trị đánh giá
trạng thái lo âu, cũng như đánh giá hiệu quả các phương pháp điều trị lo âu.
Ngoài ra test này cùng với test BECK giúp chẩn đoán phân định các rối loạn
lo âu trầm cảm trên bệnh nhân. Thang bao gồm 20 đề mục từ 1-20, cho điểm
theo 4 mức độ, biểu hiện thời gian xuất hiện triệu chứng từ 1-4; mức độ 1:


10
khơng hoặc có biểu hiện triệu chứng khơng đáng kể; mức độ 2: đơi khi có
triệu chứng; mức độ 3: phần lớn thời gian có triệu chứng. Điểm tối đa là 80.
Kết quả tính được (α) chia cho 80 x100%: α < 50% khơng có lo âu bệnh lý, α
> 50% có lo âu bệnh lý[13].
1.1.2.3. Thang đánh giá trầm cảm của Hamilton
Thang ra đời năm 1960, viết tắt là HDRS (Hamilton Depression Rating

Scale) hoặc HAMD (Hamilton Depression). Thang được cấu tạo một mặt bởi
những triệu chứng rất hay quan sát thấy trong bệnh nhân trầm cảm, mặt khác
bởi những triệu chứng tuy ít xảy ra hơn, nhưng khi xuất hiện thì chúng cho
phép xác định được mỗi thể lâm sàng riêng biệt của rối loạn trầm cảm[13].
Thang đánh giá trầm cảm Hamilton có 21 đề mục đại diện cho triệu
chứng lâm sàng của người bệnh rối loạn trầm cảm. Cuộc phỏng vấn bệnh
nhân phải dựa vào cấu trúc của thang 21 đề mục. Cách cho điểm dựa trên
những dữ liệu của cuộc tiếp xúc, cũng như các triệu chứng bệnh nhân trình
bày chi tiết hiện tại xảy ra trong quá trình một tuần lễ vừa qua.
Những điểm mốc đối với trầm cảm như sau:
- Điểm tổng cộng đến dưới 14: Khơng có trầm cảm
- Điểm tổng cộng từ 14 đến 18: Trầm cảm nhẹ
- Điểm tổng cộng từ 19 đến 25: Trầm cảm vừa
- Điểm tổng cộng từ 25 trở lên: Trầm cảm nặng
1.1.3. Chẩn đoán và điều trị rối loạn trầm cảm
1.1.3.1. Chẩn đoán rối loạn trầm cảm
Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (1992) trong các giai đoạn
trầm cảm điển hình thuộc 3 loại được mô tả là nhẹ, vừa và nặng, bệnh nhân
thường có khí sắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến
sự tặng mệt mỏi và giảm hoạt động[5]. Phổ biến là mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một
cố gắng nhỏ. Những triệu chứng phổ biến khác là:
a. Giảm sút sự tập trung và sự chú ý


11
b. Giảm sút tính tự trọng và lịng tự tin
c. Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng (kể cả ở trong giai đoạn nhẹ)
d. Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan
e. Ý tưởng và hành vi huỷ hoại hoặc tự sát
f. Rối loạn giấc ngủ

g. Ăn ít ngon miệng
- Giai đoạn trầm cảm nhẹ (F32.0):
+ Ít nhất phải có 2 trong những triệu chứng điển hình
+ Ít nhất là 2 trong số những triệu chứng khác được mơ tả ở trên để
chẩn đốn xác định.
+ Khơng có triệu chứng nào trong số đó ở mức độ nặng.
+ Thời gian tối thiểu của cả các giai đoạn khoảng 2 tuần.
+ Bệnh nhân trầm cảm nhẹ thường buồn chán bởi các triệu chứng đó,
khó tiếp tục cơng việc thường ngày và hoạt động xã hội, nhưng có khả năng
khơng dừng hoạt động hồn tồn.
- Giai đoạn trầm cảm vừa (F32.1):
+ Có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng điển hình nhất đặc trưng cho giai
đoạn trầm cảm nhẹ.
+ Ít nhất 3 (và tốt hơn 4) những triệu chứng phổ biến khác. Nhiều triệu
chứng có thể biểu hiện rõ rệt, nhưng điều này khơng nhất thiết nếu có rất
nhiều loại triệu chứng khác nhau.
+ Thời gian tối thiểu của cả giai đoạn này khoảng 2 tuần.
+ Bệnh nhân với giai đoạn trầm cảm vừa sẽ thường có nhiều khó khăn
để tiếp tục hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc cơng việc gia đình.
- Giai đoạn trầm cảm nặng, khơng có các triệu chứng loạn thần
(F32.2):
+ Có 3 trong số những triệu chứng điển hình để khẳng định giai đoạn
trầm cảm nhẹ và vừa.


12
+ Ít nhất 4 triệu chứng khác, và một số phải đặc biệt nặng.
+ Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng quan trọng như kích động hoặc
chậm chạp rõ nét bệnh nhân có thể khơng muốn hoặc khơng thể mơ tả nhiều
triệu chứng một cách chi tiết.

+ Giai đoạn trầm cảm thường kéo dài ít nhất 2 tuần, nhưng nếu các
triệu chứng đặc biệt nặng và khởi phát rất nhanh thì có thể làm chẩn đốn này
trước 2 tuần.
+ Trong giai đoạn trầm cảm nặng, người bệnh có thể ít khả năng tiếp
tục được công việc xã hội, nghề nghiệp hoặc cơng việc gia đình, trừ phi ở
phạm vi rất hạn chế.
- Giai đoạn trầm cảm nặng kèm theo các triệu chứng loạn thần
(F32.3):
+ Một giai đoạn trầm cảm nặng thoả mãn các tiêu chuẩn ở trên.
+ Có các hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ trầm cảm.
+ Các hoang tưởng bao gồm những ý tưởng tội lỗi, thấp hèn, hoặc
những tai hoạ sắp xảy ra, trách nhiệm bệnh nhân phải gánh chịu. Những ảo
thanh hoặc ảo khứu thường là giọng kết tội hoặc phỉ báng hoặc mùi rác mục
hoặc thịt thối rữa.
+ Sự chậm chạp tâm thần vận động nặng có thể dẫn đến sững sờ.
1.1.3.2. Điều trị rối loạn trầm cảm.
Trầm cảm, thậm chí cả những trường hợp nặng nhất, có thể được điều trị.
Việc điều trị bắt đầu sớm hơn, hiệu quả càng cao. Trầm cảm thường được điều
trị bằng hoá dược, liệu pháp tâm lý, hoặc kết hợp cả hai. Nếu những phương
pháp điều trị này không làm giảm các triệu chứng, liệu pháp sốc điện (ECT) và
các liệu pháp kích thích não khác có thể là những lựa chọn để điều trị [14],[15].
- Nguyên tắc điều trị trầm cảm:
+ Phối hợp các liệu pháp với nhau: Liệu pháp hoá dược, liệu pháp tâm
lý, nâng đỡ của gia đình, thư giãn luyện tập.


13
+ Tìm nguyên nhân để điều trị tận gốc
+ Điều trị tiếp tục tối thiểu 6 tháng sau khi bệnh ổn định
- Những điều chú ý khi sử dụng thuốc điều trị trầm cảm

+ Ngay lần điều trị đầu tiên khó có thể chọn được loại thuốc và liều
thuốc chống trầm cảm phù hợp với từng người.
+ Thuốc chống trầm cảm có tác dụng sau 1-2 tuần sử dụng
+ Lần đầu dùng thuốc thường có tác dụng khơng mong muốn như: đau
đầu, căng thẳng, chóng mặt, khơ miệng, bồn chồn.
+ Dùng thuốc đúng theo đúng chỉ định của bác sỹ
+ Khơng dùng các chất kích thích
+ Tránh các xung đột
+ Nghỉ ngơi, làm việc hợp lý.
1.1.4. Tình hình trầm cảm hiện nay
1.1.4.1. Trên thế giới
Trầm cảm là một căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới, với hơn 264
triệu người bị ảnh hưởng. Trầm cảm khác với dao động tâm trạng thông
thường và phản ứng cảm xúc ngắn ngủi trước những thách thức trong cuộc
sống hàng ngày. Đặc biệt là khi kéo dài và với cường độ vừa phải hoặc nặng,
trầm cảm có thể trở thành một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Nó có thể
khiến người bị ảnh hưởng rất nhiều và hoạt động kém trong công việc, ở
trường và trong gia đình. Ở mức tồi tệ nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự
tử. Gần 800 000 người chết vì tự tử hàng năm. Tự tử là nguyên nhân hàng đầu
thứ hai gây tử vong ở trẻ 15-29 tuổi[16]. Trầm cảm là bệnh khá phổ biến,
nhiều khi bị bỏ sót, khơng được chẩn đốn ra. Ước tính có 17 triệu người Mỹ
bị trầm cảm, con số này cũng bằng số người bị tiểu đường. Trầm cảm xảy ra ở
mọi người, mọi lứa tuổi.
Các nghiên cứu về rối loạn trầm cảm chủ yếu đã cho thấy những sự
khác biệt lớn về tỷ lệ bệnh này ở người lớn. Nguy cơ trong toàn bộ cuộc đời


14
bị rối loạn trầm cảm chủ yếu được xác lập từ 10-25% cho phụ nữ và 5-12%
cho nam giới. Tỷ lệ tối đa của rối loạn trầm cảm chủ yếu ở người lớn dao

động từ 5-9% cho nữ và 2-3% cho nam. Năm 1961, Moller cho rằng tỷ lệ
bệnh trầm cảm nói chung là 6-7% dân số, trong đó chỉ có 1% dân số là bị
trầm cảm điển hình. Đến năm 1992, Romansky trong nghiên cứu của mình
cho rằng, trầm cảm ở phụ nữ là 8,3% dân số và tỷ lệ này ở nam giới chỉ 2,9%.
Mới đây, năm 1997, Greenfield đã xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm là 10-13%
dân số, trong đó 55% số bệnh nhân đã có một cơn trầm cảm trong vịng 12
tháng trở lại đây[9].
Theo Sadock (2004), trầm cảm chủ yếu là một rối loạn rất phổ biến, tỷ
lệ bệnh trong suốt cuộc đời là khoảng 15% riêng phụ nữ thì tỷ lệ này là 25%.
Rối loạn trầm cảm gặp ở 10% số bệnh nhân đi khám bệnh và chiếm 15% tổng
số các bệnh nhân phải nằm viện điều trị[9].
Một nghiên cứu về tỷ lệ trầm cảm và các triệu chứng trầm cảm ở Trung
Quốc năm 2012 cho thấy số người mắc trầm cảm là 23,2% và 24,79% là
những người thường xuyên gặp các triệu chứng trầm cảm. Tỷ lệ mắc trầm
cảm phân bố không đều giữa các vùng miền và giữa các quần thể khác nhau.
Cũng theo nghiên cứu này, những người có mức thu nhập thấp, có trình độ
văn hố thấp và người già thì có yếu tố nguy cơ cao hơn những đối tượng
khác[17].
1.1.4.2. Tình hình trầm cảm tại Việt Nam
Tại Việt Nam, đã có một vài nghiên cứu về dịch tễ bệnh trầm cảm và
các thể bệnh, đặc điểm của bệnh trầm cảm cũng như các yếu tố liên quan đến
bệnh trầm cảm. Nghiên cứu của Trần Viết Nghị, Nguyễn Văn Siêm (2002) tại
một số quần thể cộng đồng trong cả nước cho tỷ lệ trầm cảm mắc điểm là
8,35% dân số 15 tuổi và trên 15 tuổi ở xã nơng thơn; 4,2% ở phường đơ thị
[18]. Tại Hải Phịng, nghiên cứu của Phạm Tú Dương và cộng sự (2000) cho


15
thấy tỷ lệ mắc trầm cảm là 5,8%; và tỷ lệ mắc ở nữ nhiều hơn nam (nữ/nam =
2,1/1)[19]. Năm 2013, một nghiên cứu điều tra dịch tễ lâm sàng 10 rối loạn

tâm thần thường gặp ở cộng đồng thuộc 8 vùng kinh tế - xã hội khác nhau
trên cả nước cho thấy tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm là 2,45% dân số. Nghiên cứu
của Nguyễn Thanh Cao tại thị xã Sông Cầu – Bắc Cạn cho thấy tỷ lệ trầm
cảm là 4,3%[20]. Tỷ lệ trầm cảm tại thành phố Hồ Chí Minh là 6,6%. Tỷ lệ
bệnh nhân bị trầm cảm tái diễn là 22%[21]. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở người
cao tuổi tại xã Thuỷ Xuân – TP Huế là 27,76%[22].
Qua đây ta có thể thấy, tỷ lệ mắc trầm cảm ở Việt Nam là khá cao dao
động từ 3-5% tương đương với các nước trên thế giới. Tại tỉnh Thái Bình
chưa có nghiên cứu cụ thể được cộng bố về tỷ lệ mắc trầm cảm.
1.2. Các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm
1.2.1. Các sự kiện trong cuộc sống và các stress từ môi trường
Các nghiên cứu hiện nay cho rằng rối loạn trầm cảm có liên quan đến
các sự kiện gây stress. Những yếu tố gây stress chủ yếu là sự mất mát, những
biến cố bất lợi liên quan đến các điều kiện sống và hành vi của cá nhân, gia
đình cũng như các bệnh cơ thể mạn tính khác nhau. Ví dụ như trong cuộc
sống nghề nghiệp bị sa thải, mất việc, về hưu, mâu thuẫn, xung đột trong công
việc…Trong cuộc sống xã hội như thay đổi chỗ ở, làm ăn thất bát, đổ bể, lụt
lội, đói kém, lạm phát, bị truy bức về chính trị, bất hồ với hàng xóm,…Trong
cuộc sống gia đình như sự bội bạc của người chồng hoặc vợ, vợ chồng bất
hoà, ly thân, ly dị, kinh tế thấp…Trong cuộc sống lứa đơi như một tình u
khơng được đáp lại, người yêu ruồng bỏ, hạnh phúc tan vỡ...
Các yếu tố liên quan đến tình trạng sức khoẻ như bệnh cơ thể mạn tính,
nghiện rượu, có thai, sảy thai, sinh đẻ, mất kinh...Những cảm xúc nặng nề kéo
dài liên quan đến những điều kiện sống làm việc của cá nhân, làm việc lâu dài


×