Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Khóa luận tốt nghiệp đánh giá kết quả thực hện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 116 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐINH KHẮC TUẤN ANH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8 31 01 10

Người hướng dẫn:

PGS.TS Phạm Văn Hùng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2021
Tác giả luận văn



Đinh Khắc Tuấn Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều
tập thể và cá nhân. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể và
cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Trước hết, với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm
ơn tới thầy giáo – PGS.TS. Phạm Văn hùng – người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp
đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Phân tích định lượng;
các thầy cơ giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn; Ban Quản lý Đào tạo; Học viên
Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đơ tơi mọi mặt trong q trình học tập và
hồn thành luận văn.
Qua đây tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, cán bộ Trung tâm Dịch vụ
việc làm Hà Nội, Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Đức, Ủy ban nhân dân và các phòng ban
đã tạo điều kiện, cung cấp tài liệu nghiên cứu để tơi hồn thành luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2021
Tác giả luận văn

Đinh Khắc Tuấn Anh

ii


MỤC LỤC


Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ .......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4.

Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm

thất nghiệp........................................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 5

2.1.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................... 5
2.1.2. Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp ........................................................................ 14
2.1.3. Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ............... 15
2.1.4. Nội dung đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ............. 17
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ............. 19
2.2.

Cơ sở thực tiễn.................................................................................................... 21

2.2.1. Quy định về chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại việt nam ................................ 21
2.2.2. Tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại việt nam .................... 23
2.2.3. Thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại một số địa phương ..................................... 25

iii


2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra ................................................................................. 28
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 29

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................................. 29
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của hoài đức .............................................................. 30
3.1.3


Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu .............................................................. 36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 37

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu, tài liệu, thông tin ................................... 37
3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................................. 38
3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................. 39
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 41
4.1.

Thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện
hồi đức .............................................................................................................. 41

4.1.1. Công tác tuyên truyền ......................................................................................... 42
4.1.2. Trợ cấp thất nghiệp ............................................................................................. 43
4.1.3. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm....................................................................... 50
4.1.4. Hỗ trợ học nghề .................................................................................................. 54
4.2.

Đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn
huyện hoài đức ................................................................................................... 57

4.2.1. Đánh giá kết quả cơng tác tun truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp ......... 58
4.2.2. Đánh giá kết quả thực hiện trợ cấp thất nghiệp .................................................. 66
4.2.3. Đánh giá kết quả hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm ........................................... 72
4.2.4. Đánh giá kết quả hỗ trợ học nghề ....................................................................... 76
4.3.


Các yếu tố ảnh hưởng đến đến thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
trên địa bàn huyện hoài đức................................................................................ 78

4.3.1. Nội dung chính sách bảo hiểm thất nghiệp ........................................................ 78
4.3.2. Sự phối hợp giữa các cơ quan ............................................................................ 80
4.3.3. Đội ngũ thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp .......................................... 81
4.3.4. Nhận thức của doanh nghiệp, người lao động .................................................... 82
4.4.

Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa
bàn huyện hoài đức ............................................................................................. 84

4.4.1. Hoàn thiện nội dung chính sách bảo hiểm thất nghiệp....................................... 84

iv


4.4.2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện bảo hiểm thất nghiệp .......... 85
4.4.3. Nâng cao trình độ kỹ năng đối với cán bộ thực hiện chính sách bảo hiểm
thất nghiệp .......................................................................................................... 85
4.4.4. Tăng cường công tác tuyên truyền ..................................................................... 86
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 87
5.1.

Kết luận .............................................................................................................. 87

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................ 88


Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 90
Phụ lục ........................................................................................................................... 93

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHYT

Bảo hiểm y tế

DN

Doanh nghiệp

LĐ TB&XH


Lao động Thương binh và Xã hội

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

TCTN

Trợ cấp thất nghiệp

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Một số văn bản quy định về bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam ................... 22
Bảng 3.1. Tình hình dân số của huyện Hồi Đức giai đoạn 2018-2020 ......................... 31
Bảng 3.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Hoài Đức qua 3 năm (2018-2020)....... 34
Bảng 4.1. Thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Hoài Đức ............ 44
Bảng 4.2. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp thấp nhất, trung bình, cao nhất trên địa
bàn huyện Hoài Đức ........................................................................................... 47
Bảng 4.3. Danh sách các cơ sở và khóa học nghề .......................................................... 56
Bảng 4.4. Tổng quan về người lao động điều tra ............................................................ 57
Bảng 4.5. Tổng quan về doanh nghiệp điều tra .............................................................. 58
Bảng 4.6. Tỷ lệ người lao động biết về bảo hiểm thất nghiệp ........................................ 59
Bảng 4.7. Tỷ lệ người lao động biết qua các hình thức tuyên truyền ............................. 60
Bảng 4.8. Tỷ lệ người lao động biết về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp ...................... 61

Bảng 4.9. Mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp ...... 63
Bảng 4.10. Tỷ lệ người lao động biết về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện
hưởng, hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp ............................................................. 65
Bảng 4.11. Lý do nghỉ việc ............................................................................................. 67
Bảng 4.12. Đánh giá của người lao động về tư vấn về thủ tục bảo hiểm thất nghiệp .... 68
Bảng 4.13. Bảng đánh giá của người lao động về hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp .............. 69
Bảng 4.14. Đánh giá của người lao động về thời gian giải quyết hồ sơ hưởng bảo
hiểm thất nghiệp.................................................................................................. 70
Bảng 4.15. Đánh giá của người lao động về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp đáp
ứng chi phí hàng ngày tối thiểu .......................................................................... 71
Bảng 4.16. Đánh giá của người lao động về nhận chế độ bảo hiểm thất nghiệp
đúng hạn .............................................................................................................. 72
Bảng 4.17. Đánh giá nhu cầu tìm kiếm việc làm mới của người lao động ..................... 74
Bảng 4.18. Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm tại Hoài Đức ....................................... 75
Bảng 4.19. Đánh giá về việc làm được giới thiệu ........................................................... 76
Bảng 4.20. Kết quả thực hiện hỗ trợ học nghề tại Hoài Đức .......................................... 77
Bảng 4.21. Lý do không đăng ký học nghề .................................................................... 78

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam qua các
năm ............................................................................................................ 23
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo vùng
tại Việt Nam năm 2020 ............................................................................. 24
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo trình
độ chun mơn tại Việt Nam năm 2020 ................................................... 24
Biểu đồ 4.1. Số người lao động có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp tại
Hoài Đức năm 2019, 2020 ........................................................................ 45

Biểu đồ 4.2. Số lượng người hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo độ tuổi .............. 46
Biểu đồ 4.3. Số lượng người hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo giới tính ............ 46
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ theo mức hưởng trợ cấp thất nghiệp....................................... 48
Biểu đồ 4.5. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2020 của Hoài Đức ....... 49

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đinh Khắc Tuấn Anh
Tên Luận văn: “Đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa
bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”
Ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 8 31 01 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Với mục tiêu chung là đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
(BHTN) trên địa bàn huyện Hồi Đức, từ đó nghiên cứu này đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức trong
thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả đã thu thập thông tin từ Trung tâm dịch vụ việc làm Hà
Nội, các phòng ban liên quan, tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra và từ sách, báo, tạp chí,
internet... Bên cạnh đó, tác giả thực hiện điều tra 10 doanh nghiệp, 120 người lao động
và 03 cán bộ thực thi chính sách trên địa bàn huyện Hồi Đức.
Kết quả chính và kết luận
Nội dung của chính sách BHTN ngày càng được hồn thiện để đáp ứng với yêu
cầu của thực tiễn đảm bảo an sinh xã hội. Mặc dù vậy, vẫn còn những bất cập nhất định

trong công tác triển khai để tiếp cận gần hơn đến người lao động. Công tác tuyên truyền
chính sách BHTN được các cơ quan, ban ngành đặc biệt quan tâm thực hiện bằng nhiều
phương thức khác nhau. Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy: vẫn còn 17,5% người lao
động (NLĐ) được điều tra chưa biết về chính sách BHTN; có 82,5% biết về BHTN
nhưng mức độ cịn hạn chế; đa số chỉ biết về trợ cấp thất nghiệp (TCTN) trong khi các
chế độ khác như tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề… thì chưa nắm rõ. Chỉ
có 19,2% NLĐ là biết về tỷ lệ đóng BHTN, 12,1% NLĐ biết về điều kiện hưởng
BHTN. Có 100% doanh nghiệp biết về BHTN tuy nhiên mức độ nắm rõ còn hạn chế
nên khi NLĐ nghỉ việc mới chỉ 73,7% là biết về hồ sơ, thủ tục hưởng BHTN. Do đó,
một số NLĐ khơng đủ điều kiện hưởng BHTN.
Đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách BHTN tại huyện Hồi Đức có sự trẻ trung
năng động tuy nhiên còn thiếu kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện chính sách
BHTN. Có 75% NLĐ đánh giá về cơng tác tư vấn hồ sơ thủ tục của cán bộ là dễ hiểu,
74% NLĐ đánh giá về hồ sơ đề nghị hưởng TCTN là đơn giản. Điều đó cho thấy cơng
tác cải cách hành chính đã có những kết quả đáng ghi nhận, những vẫn phải cố gắng cải

ix


thiện hơn nữa. Có 53% NLĐ cho rằng mức hưởng TCTN chưa đáp ứng được nhu cầu
hàng ngày của họ. Có thể thấy do mức tham gia BHTN của NLĐ thấp nên mức hưởng
TCTN cũng thấp nên chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu cơ bản của NLĐ. Hiệu quả của
tư vấn giới thiệu việc làm cũng chưa cao: có 66% NLĐ có nhu cầu tìm kiếm việc làm
mới và 57% được cán bộ tư vấn, tuy nhiên chỉ có 37% NLĐ được giới thiệu việc làm và
7% NLĐ tìm được việc làm mới. Chính sách hỗ trợ học nghề chưa phát huy được hiệu
quả khi mới chỉ có 1% NLĐ đăng ký học nghề.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn huyện
Hồi Đức bao gồm: nội dung chính sách BHTN, sự phối hợp giữa các cơ quan, đội ngũ
cán bộ thực thi và nhận thức của DN và NLĐ.
Vì vậy, đề tài này khuyến nghị trong thời gian tới Ủy ban nhân dân huyện Hoài

Đức, Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Hoài Đức, Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Đức cần
có những giải pháp thiết thực tăng cường sự tham gia BHTN của NLĐ, nâng cao hiệu
quả thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn như:
- Tăng cường tuyên truyền BHTN đến các doanh nghiệp và người lao động
bằng nhiều hình thức, cần đưa ra các biện pháp tuyên truyền mang tính chủ động
để NLĐ và doanh nghiệp nắm rõ quyền lợi cũng như nghĩa vụ khi tham gia BHT N.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách BHTN trên địa
bàn; Nghiên cứu, rà sốt đề nghị sửa đổi các quy định về BHTN cho phù hợp với tình
hình thực tế.
- Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện BHTN của cơ quan bảo
hiểm và của doanh nghiệp để ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
- Tăng cường cơng tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc thực
hiện chính sách BHTN để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho NLĐ khi tham gia và thụ
hưởng chính sách BHTN.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dinh Khac Tuan Anh
Thesis title: Assessing the results of implementing unemployment insurance policy in
Hoai Duc District, Hanoi city
Major: Economic management

Code: 8 31 01 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Researching objectives
The general objective was to assess the results of implementing unemployment
insurance (UI) in Hoai Duc district, then the study proposed some solutions to complete

UI policies in Hoai Duc Province in the near future.
Research methods
To conduct the research, the author collected information from the Hanoi
Employment Service Center, relevant departments, synthesized data from survey forms,
books, newspapers, magazines, the internet, etc. Besides, the author surveyed 10
enterprises, 120 employees, and 3 policy enforcement officers in Hoai Duc district.
Main findings and conclusions
The content of the UI policy has increasingly improved to meet the current
requirements to ensure social security. However, there are still some shortcomings in
the implementation to have better access to employees. Agencies and departments have
paid special attention to propaganda of UI in different methods. However, the survey
showed that 17.5% of employees did not know about the UI policy; 82.5% of them
knew about UI yet at limited levels; most of them knew about unemployment subsidy
while they did not know about job placement counselling, vocational training supports...
19.2% of employees knew about the rate of UI contributions, 12.1% knew about the
conditions for getting UI. 100% of enterprises knew about UI but at limited levels, so
when employees quit their jobs, only 73.7% knew about the dossiers, procedures to get
UI. Thus, some employees were not eligible for UI.
The staff implementing UI policy in Hoai Duc district were dynamic but lacking
experience in the implementation. 75% of employees rated the consulting work on
documents and procedures were easy to understand, 74% of them evaluated the
applications for UI as simple. It showed that administrative reform has gained
remarkable results, but still needed further improvements. 53% of employees stated that

xi


the rates of unemployment subsidy had not met their daily needs. It can be seen that due
to the low rate of UI contribution of employees, the level of unemployment subsidy
benefits was also low, so it could not meet all the basic needs of employees. The

effectiveness of job placement counselling is also not high: 66% of employees had a
demand of looking for a new job. The policy to support vocational training has not been
effective when only 1% of employees registered for vocational training.
Affecting factors to the implementation of UI policy in Hoai Duc district
include: the content of UI policy, the coordination between agencies, enforcement staff
and awareness of enterprises and employees.
Therefore, the study suggested that, in the future, Hoai Duc district People’s
Committee, Hoai Duc district’s satellite job transaction point, Social Insurance branch
of Hoai Duc district need to have practical solutions to increase the participation of
employees in UI and to improve the efficiency of implementing UI policies in the area
such as:
- To strengthen the propaganda of UI to enterprises and employees in many
methods. It is necessary to introduce proactive propaganda methods to employees and
enterprises to understand their rights and obligations when participating in UI.
- To improve the quality of staff to implement UI policies in the local area; To
research, review and propose amendments of UI regulations to suit the actual situation.
- To strengthen the inspection and examination of the implementation of UI by
insurance agencies and enterprises to prevent and strictly handle violations.
- To strengthen the coordination between relevant agencies in implementing UI
policies to create more favourable conditions for employees when participating in and
befiniting from the UI policy

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội mà bất kỳ quốc gia nào trên
thế giới cũng phải đương đầu. Thất nghiệp có ảnh hưởng và tác động lớn đến sự
phát triển, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia. Thất nghiệp đẩy

người lao động (NLĐ) vào tình cảnh bần cùng, túng quẫn, trật tự xã hội không ổn
định, phát sinh tiêu cực và lãng phí nguồn lực xã hội, là một trong những nguyên
nhân cơ bản khiến nền kinh tế bị đình trệ.
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ra đời hướng đến chính là NLĐ với mục
đích giúp họ có được sự bù đắp về kinh tế nếu xảy ra tình trạng thất nghiệp, yên
tâm ổn định cuộc sống và tiếp tục tìm việc làm mới. Chính sách BHTN cũng
giúp người sử dụng lao động khơng mất chi phí trả thêm cho NLĐ khi họ mất
việc làm. Chính sách BHTN giúp giảm gánh nặng cho ngân sách quốc gia đối với
việc hỗ trợ chi phí cho NLĐ khi họ thất nghiệp. Trước tình hình đó ngày
01/01/2009, tại Việt Nam một loại hình bảo hiểm mới đã bắt đầu có hiệu lực
nhằm bảo vệ, hỗ trợ những đối tượng lao động thất nghiệp, đó là BHTN. Sự ra
đời của loại bảo hiểm này thật sự là một bước tiến lớn trong con đường phát triển
của ngành bảo hiểm Việt Nam nói riêng và nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội của
Đảng và Nhà nước ta nói chung.
Sau hơn 11 năm thực hiện chính sách BHTN, nhất là sau khi chính sách
BHTN được thực hiện theo Luật Việc làm, BHTN đã đạt được các kết quả đáng
khích lệ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch
Covid-19 ở Việt Nam thời gian qua, khi nhiều lao động thất nghiệp hoặc thiếu
việc làm, chính sách BHTN đã đóng vai trị nổi bật, giúp lao động có khả năng
cũng như cơ hội quay lại thị trường lao động nhanh hơn nhờ tư vấn giới thiệu
việc làm, hỗ trợ học nghề miễn phí...Nếu năm 2009 mới chỉ có 5,9 triệu người
tham gia BHTN thì đến 2020, cả nước có hơn 13 triệu người tham gia BHTN,
chiếm khoảng 27,4% lực lượng lao động trong độ tuổi, hơn 5,2 triệu lượt người
hưởng trợ cấp thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí với hơn 230
nghìn người được hỗ trợ học nghề (Cục Việc làm, 2020).
Tuy nhiên, kết quả thực hiện BHTN cịn bộc lộ nhiều hạn chế: Chính sách
BHTN chưa thực sự gắn bó với thị trường lao động, mới tập trung cho khu vực
1



chính thức, chưa có chính sách phù hợp cho khu vực phi chính thức, cịn nặng về
giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thỏa đáng đến các giải pháp phịng
ngừa theo thơng lệ quốc tế. Cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức bộ máy
thực hiện BHTN còn nhiều điểm bất cập (Ban Chấp hành Trung ương, 2018).
Đối với huyện Hoài Đức là huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, trong
những năm qua đã chú trọng đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công
nghiệp- xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Hoạt động sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề tiếp tục được duy trì hiệu quả, tốc
độ tăng trưởng tốt. Tạo thu nhập, giải quyết việc làm, góp phần ổn định, nâng cao
đời sống của nhân dân.
Trong thời gian qua huyện Hồi Đức đã thực hiện khá tốt cơng tác BHTN,
góp phần mang lại cuộc sống ổn định cho NLĐ, giúp NLĐ an tâm hơn lao động,
sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện chính sách BHTN trên địa
bàn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ và bám sát với thực tế tại địa phương. Chủ
yếu tập trung vào TCTN, chưa chú ý đến các chế độ tư vấn, giới thiệu việc làm,
hỗ trợ học nghề. Thực trạng trên cho thấy việc nghiên cứu kết quả thực hiện
chính sách BHTN là rất cần thiết nhằm có cái nhìn tổng quan về tình hình thực
thi cũng như kêt quả đạt được của chính sách BHTN trên địa bàn đối với NLĐ.
Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất
nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” được nghiên cứu
với mong muốn góp phần giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong q trình
thực hiện chính sách BHTN ở huyện Hồi Đức nói riêng và của nước ta nói
chung.
Để thực hiện nghiên cứu này, đề tài cần trả lời các câu hỏi sau:
- Tìm hiểu tổng quan về BHTN hiện nay. Mục tiêu, nguyên tắc và vai trò
của BHTN như thế nào?
- Chính sách BHTN hỗ trợ cho NLĐ, doanh nghiệp như thế nào?
- Thực trạng thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn huyện Hồi Đức?
Tích cực? Hạn chế?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách BHTN?
- Giải pháp thúc đẩy hiệu quả chính sách BHTN trên địa bàn huyện Hoài
Đức trong thời gian tới.
2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng kết quả thực hiện chính
sách BHTN trên địa bàn huyện Hồi Đức, thành phố Hà Nội, và đề xuất một số
giải pháp nhằm phát huy tăng cường thực hiện chính sách BHTN tại Hoài Đức
trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kêt quả thực hiện
chính sách BHTN.
- Đánh giá kết quả thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn huyện Hồi Đức,
thành phố Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách BHTN trên
địa bàn huyện Hoài Đức.
- Đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp thúc đẩy việc thực hiện chính
sách BHTN trên địa bàn huyện Hồi Đức trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn của chính
sách BHTN và kết quả thực hiện đối với NLĐ trên địa bàn huyện Hoài Đức.
Đối tượng khảo sát là NLĐ trên địa bàn huyện Hoài Đức, cán bộ Điểm giao
dịch việc làm vệ tinh Hồi Đức, cán bộ phịng Lao động – Thương binh và Xã
hội huyện (LĐ TB&XH).
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Kết quả thực hiện chính sách BHTN và vai trị đối

với NLĐ: đời sống, việc làm, kỹ năng nghề của NLĐ. Các giải pháp và khuyến
nghị nâng cao chất lượng thực hiện chính sách BHTN.
- Phạm vi khơng gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu phạm vi trong huyện
Hoài Đức, Thành phố Hà Nội
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thu thập từ 2018 đến 2020. Đề tài được thực
hiện từ tháng 5 năm 2020.
3


1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Về lý luận, luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về
thực hiện chính sách BHTN, đây là căn cứ khoa học để thực hiện luận văn.
Về thực tiễn, luận văn phân tích, đánh giá kết quả thực hiện của các chính sách
BHTN trên địa bàn huyện Hồi Đức. Kết quả cho thấy BHTN có vai trị rất lớn đối
với đời sống, việc làm, kỹ năng nghề nghiệp của NLĐ cũng như hoạt động các DN
và sự phát triển của huyện Hồi Đức. Tuy nhiên, cơng tác triển khai thực hiện còn
nhiều bất cập làm giảm hiệu quả của BHTN. Luận văn cũng phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách BHTN. Từ kết quả nghiên cứu đó đưa ra
khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn
huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KẾT QUẢ THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Thất nghiệp
a. Khái niệm thất nghiệp

Theo Tổ chức lao động quốc tế (1952), Công ước số 102, tại Điều 20 chỉ ra
rằng thất nghiệp là hiện tượng NLĐ bị ngừng thu nhập do khơng tìm được một
việc làm thích hợp trong trường hợp người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng
làm việc.
Đinh nghĩa này của Tổ chức lao động quốc tế dựa trên một tiêu chí quan
trọng “sự ngừng thu nhập” của NLĐ để xác định hiện tượng thất nghiệp. Và “sự
ngừng thu nhập” do khơng tìm được việc làm thích hợp trong khi có khả năng và
sẵn sàng làm việc. Điều này được bổ sung thêm điều kiện NLĐ “tích cực tìm
kiếm việc làm” ở Cơng ước 168 năm 1988.
Lê Thị Hoài Thu (2005) nêu rõ: “Thất nghiệp là hiện tượng xã hội phản ánh
tình trạng tồn bộ số người có khả năng lao động, ở độ tuổi do pháp luật qui định
mà khơng có việc làm hoặc đang tìm việc làm mà khơng có thu nhập nên Nhà
nước phải có chính sách hỗ trợ”.
Theo Quốc hội (2006), nếu rõ: “Người thất nghiệp là người đang đóng
BHTN mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc
nhưng chưa tìm được việc làm”. Theo đó khái niệm “người thất nghiệp” đã được
luật hóa và trở thành thuật ngữ pháp lý, theo đó người thất nghiệp phải là người
đang đóng BHTN mà bị mất việc làm và chưa tìm được việc làm.
Cịn theo Hội nghị thống kê lao động quốc tế lần thứ 19 (2013), tại Nghị
quyết I, định nghĩa người thất nghiệp là tất cả những người trong độ tuổi lao
động khơng có việc làm, đã thực hiện các hoạt động tìm kiếm việc làm trong một
khoảng thời gian cụ thể gần đây và hiện đang sẵn sàng để làm việc khi có cơ hội
việc làm.

5


Tại Việt Nam, để thống nhất trong điều tra lao động – việc làm được tiến
hành hàng năm, Chính phủ (2016b) đã quy định tại Nghị định 97/2016/NĐ-CP
về người có việc làm, người thiếu việc làm và người thất nghiệp như sau:

- Lao động có việc làm là tất cả những người từ đủ 15 tuổi trở lên, trong
thời gian tham chiếu có làm bất cứ việc gì (khơng bị pháp luật cấm) từ 01 giờ trở
lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích
tạo thu nhập cho bản thân và gia đình.
- Người thiếu việc làm gồm những người có việc làm mà trong thời gian
tham chiếu thỏa mãn 3 tiêu chuẩn: muốn làm thêm hay thay thế công việc để
tăng thêm giờ, muốn tăng thêm giờ của một trong các công việc đang làm hoặc
kết hợ cả 3 loại mong muốn trên; sẵn sàng làm việc thêm giờ nếu có cơ hội; thực
tế đã làm việc dưới 35 giờ/tuần.
- Người thất nghiệp là những người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ
tham chiếu hội đủ các yếu tố sau: Hiện khơng làm việc; đang tìm kiếm việc làm;
sẵn sàng làm việc.
Như vậy, không phải tất cả những người khơng có việc làm đều là người
thất nghiệp. Chỉ những người từ 15 tuổi trở lên khơng có việc làm và có nhu cầu
tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc mới được coi là thất nghiệp.
b. Phân loại thất nghiệp
Theo Nguyễn Văn Ngọc (2016), để phân loại thất nghiệp, chúng ta có thể
sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau:
 Căn cứ vào lý do thất nghiệp:
- Thất nghiệp do bỏ việc, là những người từ ý thơi việc vì những lý do khác
nhau như: tiền cơng thấp, điều kiện, thời gian, địa điểm làm việc không phù
hợp...
Thất nghiệp do mất việc, là những người khơng có việc làm do NSDLĐ cho
thơi việc vì lý do nào đó.
- Thất nghiệp do mới vào thị trường lao động, họ là những người lần đầu
tiên tham gia vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm
- Thất nghiệp do quay trở lại, họ là những NLĐ đã rời khỏi thị trường lao
động, nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
 Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp:
6



- Thất nghiệp tạm thời: xảy ra khi có một số NLĐ đang trong thời gian tìm
kiếm cơng việc, hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp với nhu cầu, mong muốn của
NLĐ. Hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang tìm kiếm việc
làm hoặc chờ đợi đi làm,... mọi xã hội trong bất kỳ thời điểm nào đều tồn tại loại
thất nghiệp này.
- Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối cung, cầu giữa các loại
lao động giữa các ngành nghề, khu vực,.. Loại này gắn liền với cơ cấu kinh tế và
khả năng điều chỉnh cung cầu của thị trường lao động. Khi sự biến động này
mạnh, kéo dài thị nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp
dài hạn.
- Thất nghiệp do thiếu cầu: loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung
về lao động giảm xuống. Nguồn gốc chính là sự suy giảm tổng cầu. Loại này cịn
được gọi là thất nghiệp chu kỳ vì các nền kinh tế thị trường ln gắn với tính chu
kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là tình trạng thất
nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi và mọi ngành nghề trong nền kinh tế.
- Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: nó xảy ra khi tiền cơng tiền
lương được ấn định không vởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức cân
bầng thực tế của thị trường lao động. Vì tiền cơng khơng chỉ có quan hệ tới sự
phân phối thu nhập gắn với kết quả lao động và gắn với mức sống tối thiểu của
dân cư, nên Chính phủ nhiều quốc gia có quy định cứng nhắc về mức tiền công
tiền lương tối thiểu. Sự không linh hoạt của tiền công tiền lương dẫn đến một
bộ phận lao động mất việc làm hoặc khó tìm kiếm được việc làm.
c. Ảnh hưởng của thất nghiệp
Theo Mạc Văn Tiến (2018), thất nghiệp được coi là bạn đồng hành của nền
kinh tế thị trường. Thát nghiệp và lạm phát là hai vấn đề nan giải nhất của các
quốc gia trong nền kinh tế thị trường, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và
sự ổn định kinh tế - chính trị - xã hội của từng nước. Vì vậy, chính phủ các nước
thường xuyên có các đối sách để giải quyết hai vấn đề này tùy thuộc vào điều

kiện của minh trong từng giai đoạn. Do thất nghiệp xảy ra đối với từng người nên
có ảnh hưởng rất lớn đối với cá nhân và xã hội:
- Đối với cá nhân, thất nghiệp đã cắt đứt nguồn thu nhập chủ yếu hoặc duy
nhất của NLĐ (nhất là ở các nước thị trường phát triển, tiền lương là nguồn thu
nhập chủ yếu của họ), đồng thời cắt đứt phương tiện sinh sống của NLĐ và gia
đình họ, đẩy những người này vào cảnh túng quẫn khơng có khả năng thanh tốn
7


cho các chi phí thường ngày, như: tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn, tiền học
cho con cái... Hậu quả là họ từng bước bị rơi sâu vào tình trạng dưới mức sống
chung của xã hội, sau đó nếu khơng có sự trợ giúp nào khác thì họ phải đi vay nợ
và nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng nợ nần chồng chất. Kết quả là họ có thể sa
vào tệ nạn xã hội. Ngoài những ảnh hưởng về kinh tế, thất nghiệp còn gây ra
những tổn hại về mặt tinh thần và sức khỏe cho NLĐ cũng như khả năng nghề
nghiệp của họ. Thất nghiệp kéo dài cũng sẽ ngăn cản họ trở lại làm việc, khi mà
trình đồ nghề nghiệp của họ khơng được duy trì và nâng cao.
- Đối với quốc gia, thất nghiệp là sự phí phạm nguồn nhân lực, khơng thúc
đẩy sự phát triển kinh tế, đồng thời dễ dẫn đến những xáo trộn về xã hội, bãi
cơng, biểu tình chống chính phủ, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị. Về mặt
kinh tế, thất nghiệp dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng về sản lượng. Là một
trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đống, chậm phát
triển. Vì khi đó có một bộ phận NLĐ trong độ tuổi lao động, có khả năng lao
động nhưng vì lý do khách quan khơng có việc làm.
2.1.1.2. Bảo hiểm thất nghiệp
a. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp
Theo Tổ chức lao động quốc tế (1952), Công ước 102 quy định tối thiểu về
an tồn xã hội, trong đó bảo hiểm xã hội làm trụ cột gồm các chế độ:
- Chăm sóc y tế
- Trợ cấp ốm đau

- Trợ cấp thất nghiệp
- Trợ cấp tuổi già
- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Trợ cấp gia đình
- Trợ cấp thai sản
- Trợ cấp tàn tật
- Trợ cấp tiền tuất
Theo đó trợ cấp thất nghiệp đóng vai trị là 1 trong 9 nhánh của bảo hiểm xã
hội. Và Tổ chức lao động quốc tế cũng khuyến nghị thông qua việc tổ chức một
quỹ để chi trả trợ cấp xã hội với nguyên tắc chia sẻ rủi ro, lấy số đông bù số ít.
Quỹ này được tài trợ bằng đóng góp hay bằng thuế, hoặc bằng cả 2 cách đó.
8


Công ước 102 cũng khuyến nghị các nước căn cứ vào điều kiện kinh tế, chính trị,
xã hội để triển khai thực hiện các nội dung của chương trình an toàn xã hội.
Nhiều nước đã xếp BHTN là một phần của BHXH.
Quốc hội (2006), Luật BHXH nêu rõ: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay
thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập
do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao
động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
Một trong các giải pháp để bảo vệ NLĐ tránh được những hụt hẫng khi bị
mất việc làm là xã hội cần tạo cho họ một khoản thu nhập bù đắp khoản thu nhập
bị mất, đó là BHTN. Đây là một trong những biện pháp được nhiều quốc gia
quan tâm, vì nó khơng chỉ đảm bảo cuộc sống cho cá nhân người bị thất nghiệp
mà cịn góp phần ổn định xã hội. BHTN là quá trình hình thành và sử dụng quỹ
tài chính thơng qua việc đóng góp của NLĐ, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ
của nhà nước, nhằm hỗ trợ về mặt thu nhập cho NLĐ trong thời kỳ họ bị mất
việc làm, tạo điều kiện cho họ tìm kiếm việc làm mới trong thị trường lao động.
Như vậy, có thể thấy BHTN vừa là cơng cụ góp phần giải quyết thất nghiệp vừa

là một chính sách xã hội rất quan trọng (Mạc Văn Tiến, 2018).
Theo Antonia & Clemente (2019), các chương trình BHTN được triển khai
ở cả các nền kinh tế mới nổi và tiên tiến để bảo vệ các cá nhân có việc làm trước
nguy cơ mất việc làm. Về bản chất, BHTN cung cấp sự hỗ về tài chính nhằm giải
quyết khó khăn của người thất nghiệp với điều kiện NLĐ phải tìm kiếm việc làm,
đồng thời tạo ra các khuyến khích cho các cá nhân tích cực tham gia thị trường
lao động.
Tại Việt Nam, theo Quốc hội (2013) tại Luật việc làm nêu rõ: “BHTN là
chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất việc làm, hỗ trợ
NLĐhọc nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN”.
Cùng với đó nguyên tắc của BHTN gồm:
- Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHTN.
- Mức đóng BHTN được tính trên cơ sở tiền lương của NLĐ.
- Mức hưởng BHTN được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo
hiểm thất nghiệp.
- Việc thực hiện BHTN phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp
thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia.
9


- Quỹ BHTN được quản lý tập trung, thống nhất, cơng khai, minh bạch, bảo
đảm an tồn và được Nhà nước bảo hộ.
Như vậy, cần phải nhấn mạnh một số đặc điểm của BHTN:
 Thứ nhất, BHTN được hình thành và sử dụng như một quỹ tài chính dựa
trên sự đóng góp của NLĐ, người sử dụng lao động và Nhà nước.
 Thứ hai, BHTN cung cấp sự hỗ trợ có điều kiện. Như vậy, muốn được
hưởng sự hỗ trợ từ BHTN, NLĐ phải đáp ứng điều kiện nhất định như: tuân thủ
pháp luật, có sự đóng góp tối thiểu vào quỹ BHTN, tích cực tìm việc làm mới...
 Thứ ba, bên cạnh sự hỗ trợ tài chính nhằm giải quyết khó khăn của người
thất nghiệp thì mục đích của BHTN cịn thơng qua các hỗ trợ khác để khuyến

khích NLĐ tìm được việc làm thích hợp và ổn định như: hỗ trợ tư vấn, giới thiệu
việc làm; hỗ trợ đào tạo nghề...
b. Một số nội dung cơ bản của chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Theo Chính phủ (2016a), tại Nghị định 34/2016/NĐ-CP nêu rõ “Chính sách
là định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm
đạt được mục tiêu nhất định.”
Theo Đỗ Kim Chung (2018), chính sách cơng là hệ thống luật pháp, các giải
pháp và hành động của chính phủ nhằm thay đổi môi trường cho nền kinh tế và
xã hội phát triển.
Qua đó, ta có thể thấy chính sách BHTN là sự tác động của Nhà nước tới
các đối tượng tham gia BHTN thơng qua các biện pháp, cơng cụ chính sách
nhằm mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, ổn định và phát triển kinh tế.
Theo Quốc hội (2013), một số nội dung cơ bản của chính sách BHTN như
sau:
 Thứ nhất, về đối tượng của BHTN. Đối tượng bắt buộc tham gia BHTN
bao gồm: NLĐ làm việc theo HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, NSDLĐ bao gồm
cả cơ quan nhà nước, cơ quan quốc tế, đơn vị tổ chức xã hội. Trong đó, mức
đóng BHTN là 3% tiền lương tháng của những NLĐ đang tham gia BHTN, trong
đó NLĐ đóng 1%, NSDLĐ đóng 1%, Nhà nước hỗ trợ 1%.
 Thứ hai, các chế độ BHTN bao gồm: TCTN; tư vấn, giới thiệu việc làm;
hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để
duy trì việc làm cho NLĐ:
10


- Trợ cấp thất nghiệp:
+ Điều kiện hưởng TCTN, có quy định 04 điều kiện hưởng TCTN:
 NLĐ chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp: NLĐ
đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc trái pháp luật, NLĐ hưởng
lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

 NLĐ đang tham gia BHTN, là NLĐ có tham gia BHTN tháng liền kề
trước khi nghỉ việc.
 Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm
việc, NLĐ nộp hồ sơ hưởng TCTN tại Trung tâm Dịch vụ việc làm trực thuộc Sở
LĐTB&XH các tỉnh, thành phố.
 NLĐ chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng
TCTN.
Trung tâm Dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở LĐ
TB&XH ra Quyết định về việc hưởng TCTN trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ theo quy định. Thời điểm hưởng TCTN của NLĐ được tính từ
ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN
+ Mức hưởng, thời gian hưởng TCTN được quy định tại Điều 50, Luật việc
làm 2013.
 Mức hưởng TCTN hằng tháng được quy định bằng 60% mức bình quân
tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Tuy nhiên
mức hưởng TCTN bị giới hạn tối đa với NLĐ tùy theo họ thuộc đối tượng thực
hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hay theo người sử dụng lao động
quy định. Đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước
quy định thì mức hưởng TCTN tối đa khơng q 05 lần mức lương cơ sở, cịn đối
với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động
quy định thì mức hưởng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng.
 Thời gian hưởng TCTN được tính theo số tháng đóng BHTN. NLĐ đóng
đủ từ 12 đến 36 tháng sẽ hưởng 03 tháng TCTN, sau đó cứ đóng thêm 12 tháng
sẽ được hưởng thêm 01 tháng TCTN nhưng tối đa khơng q 12 tháng.
 Bên cạnh đó, người đang hưởng TCTN được hưởng chế độ BHYT theo
quy định của pháp luật về BHYT. Tổ chức BHXH đóng BHYT cho người đang
hưởng TCTN từ quỹ BHTN. Điều này đảm bảo an sinh xã hội, ổn định cuộc sống
NLĐ, trợ giúp NLĐ khi bị rủi ro. BHYT sẽ tạo điều kiện cho NLĐ giảm bớt
gánh nặng chi phí khi khám chữa bệnh do ốm đau, tai nạn.


11


+ Thơng báo tìm kiếm việc làm hàng tháng: Trong thời gian hưởng TCTN,
hằng tháng NLĐ phải trực tiếp thông báo với trung tâm Dịch vụ việc làm nơi
đang hưởng TCTN về việc tìm kiếm việc làm. Người đang hưởng TCTN bị tạm
dừng hưởng TCTN khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng
theo quy định. Nếu vẫn cịn thời gian hưởng TCTN thì sẽ được tiếp tục hưởng
TCTN khi thực hiện thơng báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy
định. Nếu ba tháng liên tiếp khơng thực hiện thống báo tìm kiếm việc làm
theo quy định thì NLĐ sẽ bị chấm dứt hưởng TCTN.
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm: Từ khi bắt đầu thực hiện các chính sách
BHTN, để hỗ trợ lao động hưởng TCTN có khả năng tìm kiếm được việc làm
Chính phủ đã ban hành Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008, kèm theo
đó là Thơng tư 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 của Bộ LĐTB&XH
hướng dẫn một số điều của Nghị định 127/2008/NĐ-CP. Qua đó quy định Trung
tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động TB&XH tỉnh, thành phố sẽ tư vấn,
giới thiệu việc làm cho NLĐ hưởng TCTN. Việc hỗ trợ, tìm việc làm phải phù
hợp với trình độ đào tạo, kinh nghiệm làm việc của NLĐ.
Đến nay, việc hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm được quy định tại Điều 54,
Luật việc làm 2013 và được hướng dẫn thực hiện theo Nghị định 28/2013/NĐ-CP
ngày 12/03/2015 và được hướng dẫn bới Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày
31/07/2015 của Bộ LĐ TB&XH. Trong đó quy định rõ trình tự thủ tục tư vấn, giới
thiệu việc làm. Trung tâm Dịch vụ việc làm sẽ chịu trách nhiệm tư vấn, giới thiệu
việc làm, hướng dẫn NLĐ điền phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm và căn cứ vào nhu
cầu, khả năng của NLĐ cũng như nhu cầu tuyển của doanh nghiệp để kết nối việc
làm vụ hợp với NLĐ. Trung tâm Dịch vụ việc làm cũng có trách nhiệm theo dõi
kết quả dự tuyển lao động để kịp thời hỗ trợ NLĐ. Không chỉ lao động hưởng
BHTN mà tất cả NLĐ có nhu cầu tìm kiếm việc làm sẽ được tư vấn, giới thiệu
việc làm miễn phí tại các Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động –

Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Quốc hội, 2013).
- Hỗ trợ học nghề: NLĐ đã đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên trong thời
gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc theo quy định
của pháp luật sẽ được hỗ trợ một lần để học một nghề tại cơ sở đào tạo theo quy
định của pháp luật về dạy nghề (Quốc hội, 2013).
+ Như vậy, NLĐ có thể chưa đủ điều kiện hưởng TCTN nhưng tham gia
BHTN từ đủ 09 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ
hoặc hợp đồng làm việc thì vẫn được hỗ trợ học nghề.
12


×