Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Nghiên cứu kiến thức bản địa về sử dụng các loài cây thuốc của cộng đồng dân cư sống tại vùng đệm vườn quốc gia bù gia mập, tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HUỲNH PHÚC ĐA

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VỀ SỬ DỤNG CÁC LOÀI CÂY
THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ SỐNG TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN
QUỐC GIA BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Đồng Nai, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HUỲNH PHÚC ĐA

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VỀ SỬ DỤNG CÁC LOÀI CÂY
THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ SỐNG TẠI VÙNG ĐỆM
VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 862 02 11

LUẬN VĂN THẠC SỸ


QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ HÀ


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ
kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Đồng Nai, ngày 14 tháng 06 năm 2022
Người cam đoan

Huỳnh Phúc Đa


ii

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian cố gắng học tập và tiến hành triển khai nghiên cứu,
tơi cũng đã hồn thành nội dung luận văn “Nghiên cứu kiến thức bản địa về
sử dụng các loài cây thuốc của cộng đồng dân cư sống tại vùng đệm Vườn
quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước”. Luận văn đến nay đã được hồn
thành khơng chỉ là cơng sức của bản thân tác giả mà cịn có sự giúp đỡ, hỗ trợ

tích cực của những bạn học cùng chung lớp, các đồng nghiệp trong và ngồi
cơ quan, những người dân nhiệt tình trao đổi những kiến thức hiểu biết của
mình để tơi hồn thành tốt bài luận văn cá nhân.
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS.
Nguyễn Thị Hà, người trực tiếp hướng dẫn luận văn cho tôi. Cô đã dành nhiều
thời gian, tâm sức, cho tôi nhiều ý kiến, nhận xét quý báu, chỉnh sửa những
chi tiết nhỏ trong luận văn, giúp luận văn của tơi được hồn thiện hơn về mặt
nội dung và hình thức. Cơ cũng ln quan tâm, động viên, nhắc nhở kịp thời
để tơi có thể hồn thành luận văn đúng tiến độ. Sự quan tâm, động viên, tận
tình của Cơ giúp tơi có được sự khích lệ, tự tin vào bản thân, vừa tạo động lực
nhắc nhở tơi có trách nhiệm với đề tài của mình, giúp tơi hồn chỉnh luận văn
tốt hơn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến TS. Đặng Việt Hùng đã dành nhiều
thời gian đi thực địa, nghiên cứu tìm hiểu các lồi thực vật ở Vườn quốc gia
Bù Gia Mập để viết bài báo đăng lên tập chí khoa học và tơi được đứng tên
đồng tác giả bài báo “Tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại Vườn quốc gia Bù Gia
Mập tỉnh Bình Phước”.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Bộ phận sau Đại học,
Phòng đào tạo và tập thể giảng viên khoa Quản lý Tài nguyên rừng Phân hiệu


iii

Trường Đai học Lâm nghiệp… đã tạo điều kiện cho chúng tơi được học tập,
hồn thành khóa luận một cách thuận lợi.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Ban lãnh đạo Vườn quốc
gia Bù Gia Mập luôn quan tâm, động viên, tạo mọi thời gian và điều kiện
thuận lợi nhất giúp tôi trong việc học tập thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, ngày 12 tháng 6 năm 2022

Học viên

Huỳnh Phúc Đa


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU MẪU ................................................................ viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
Chương 1 ........................................................................................................... 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................... 3
1.1. Một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu .............................................. 3
1.2. Tình hình nghiên cứu về cây thuốc ............................................................ 4
Chương 2 ......................................................................................................... 12
ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 12
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 12
2.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 12
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 13
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 14
Chương 3 ......................................................................................................... 21
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................ 21
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 21
3.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu .......................................................... 21
3.1.2. Địa hình ................................................................................................. 22

3.1.3. Khí hậu, thủy văn .................................................................................. 22
3.1.4.Giao thông .............................................................................................. 23
3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội .......................................................................... 24


v

3.3. Những thuận lợi, khó khăn ....................................................................... 26
3.3.1. Thuận lợi ............................................................................................... 26
3.3.2. Khó khăn ............................................................................................... 26
Chương 4 ......................................................................................................... 28
KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................. 28
4.1. Danh lục cá loài thực vật có giá trị làm thuốc tại KVNC. ....................... 28
4.1.1. Các loài cây thuốc phát hiện được ở cộng đồng dân tộc S’tiêng M’nông,
Dao, Tày, Cao Lan tại khu vực nghiên cứu. ................................................... 28
4.1.2. Đa dạng bậc taxon loài cây thuốc ......................................................... 47
4.1.3. Dạng sống của cây thuốc....................................................................... 51
4.1.4. Các loài cây thuốc nguy cấp, quý hiếm. ............................................... 52
4.1.5. Thành phần loài cây thuốc phân bố theo sinh cảnh. ............................. 53
4.1.6. Một số loài cây thuốc tiêu biểu được người dân tộc 02 xã Đắk Ơ và xã
Bù Gia Mập sử dụng ....................................................................................... 56
4.2. Kiến thức bản địa của dân tộc S’tiêng, M’nông, Tày, Dao, Cao Lan về sử
dụng cây thuốc tại KVNC. .............................................................................. 79
4.2.1. Kiến thức về sử dụng bộ phận cây thuốc. ............................................. 79
4.2.2. Kiến thức thức về thời vụ thu hái cây thuốc. ........................................ 80
4.2.3. Kiến thức về phương thức sử dụng cây thuốc. ..................................... 81
4.3. Một giải pháp bảo tồn và phát triển kiến thức bản địa của dân tộc S’tiêng,
M’nông, Tày, Dao, Cao Lan về sử dụng cây thuốc tại KVNC. ...................... 92
4.3.1.Thuận lợi và khó khăn đối với dân tộc trong việc sử dụng cây thuốc tại
KVNC.............................................................................................................. 92

4.3.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển kiến thức bản địa của của dân tộc
S’tiêng, M’nông, Tày, Dao, Cao Lan tại KVNC. ........................................... 93
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 95
1. Kết luận ....................................................................................................... 95


vi

2. Tồn tại ......................................................................................................... 96
3. Kiến nghị ..................................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii

DANH LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ, thuật ngữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ của từ, thật ngữ

VQG

Vườn quốc gia

TCN

Trước công nguyên


IUCN

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

BVR

Bảo vệ rừng

PCCCR

Phòng cháy chứa cháy rừng

ILO

Tổ chức Lao động Thế giới

QLBVR

Quản lí bảo vệ rừng

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

KVNC

Khu vực nghiên cứu

ĐDSH


Đa dạng sinh học

GPS

Máy định vị toàn cầu

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


viii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU MẪU
Biểu 01. Biểu điều tra theo tuyến .................................................................... 15
Biểu 2.1. Biểu điều tra phỏng vấn người dân tại KVNC ................................ 19
Bảng 2.1. Danh mục các tuyến điều tra .......................................................... 16
Bảng 3.1: Trạng thái rừng ............................................................................... 23
Bảng 4.1: Các loài thực vật được cộng đồng cộng đồng dân tộc S’tiêng
M’nông, Dao, Tày, Cao Lan khai thác và sử dụng. ........................................ 28
Bảng 4.2. Sự đa dạng thành phần loài cây thuốc ............................................ 47
Bảng 4.3. Các họ thực vật đa dạng nhất.......................................................... 48
Bảng 4.4. Đa dạng về dạng sống cây thuốc ở KVNC ..................................... 51
Bảng 4.5. Những cây thuốc cần bảo tồn tại KVNC ........................................ 52
Bảng 4.6. Thành phần loài cây thuốc phân bố theo sinh cảnh ........................ 53
Bảng 4.7. Một số loài cây thuốc được sử dụng nhiều ..................................... 56

Bảng 4.8. Sự đa dạng bộ phận cây thuốc được dân tộc S’tiêng, M’nông, Tày,
Dao, Cao Lan sử dụng. .................................................................................... 79
Bảng 4.9. Thành phần loài thu hái theo mùa vụ tại KVNC. ........................... 81
Bảng 4.10. Phương thức bảo quản cây thuốc.................................................. 81
Bảng 4.11. Các phương thức sử dụng cây thuốc của người dân..................... 82
Bảng 4.12. Các nhóm bệnh được dân tộc Tày, Cao Lan, Dao, S’tiêng, M’nông
chữa trị bằng cây thuốc ................................................................................... 84
Bảng 4.13: Các bài thuốc của cộng đồng dân tộc S’tiêng, M’nông, Tày, Dao,
Cao Lan tại KVNC. ......................................................................................... 86
Bảng 4.14: Bảng tổng hợp bảng theo từng dân tộc sử dung cây thuốc .......... 91


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ Trạm kiểm lâm số 1 và Vườn sưu tập thực vật .................. 21


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là nước nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiều điều kiện cho các
sinh vật phát triển và tạo ra sự phong phú của nhiều loài thực vật và nhiều hệ
sinh thái khác nhau. Trong đó có rất nhiều lồi thực vật có giá trị làm thuốc như:
Tam thất, sa nhân, bá bệnh, sâm, gừng…Mỗi lồi có một tác dụng chữa trị các
loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên, diện tích rừng đang ngày càng bị suy giảm
nghiêm trọng kéo theo sự suy giảm tính đa dạng sinh học. Chính sự suy giảm
này đã làm cho một số lồi cây thuốc đang có nguy cơ bị đe dọa và có thể bị
tuyệt chủng trong tương lai nếu khơng có một biện pháp bảo tồn hợp lý. Nếu các

lồi cây có giá trị làm thuốc bị mất đi sẽ dẫn đến một số cách thức sử dụng thuốc
gắn liền với bản sắc văn hóa của từng dân tộc cũng dần dần bị mất đi. Vì vậy
việc bảo tồn tài ngun cây thuốc khơng những bảo tồn tính đa dạng sinh học mà
còn bảo tồn kiến thức bản địa hay bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Vườn quốc gia (VQG) Bù Gia Mập là khu vực chuyển tiếp giữa cao
nguyên và vùng đồng bằng trong đoạn cuối dãy Nam Trường Sơn, với các kiểu
rừng đặc trưng của Hệ sinh thái bán thường xanh và rừng thường xanh trên núi
thấp, phân bố trên địa hình núi thấp có cao độ trung bình từ 300 – 750 m so với
mực nước biển. VQG Bù Gia Mập là nơi có diện tích rừng lớn nhất cịn sót lại
của tỉnh Bình Phước. Với diện tích 25.788,8 ha, VQG Bù Gia Mập được chuyển
hạng từ Khu bảo tồn thiên nhiên thành Vườn quốc gia theo Quyết định số
170/2002/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm
mục đích bảo tồn hệ sinh thái nhiệt đới ẩm thường xanh, rụng lá tiêu biểu cho hệ
sinh thái chuyển tiếp từ Nam Tây Nguyên xuống vùng Đông Nam Bộ, bảo vệ
các đập thuỷ điện Thác Mơ, Sóc Phu Miêng, Hồ thuỷ lợi Phước Hoà. Đây là nơi
bảo tồn và phát triển các tài nguyên sinh vật, bảo vệ các quần xã động thực vật,
các cảnh quan sinh thái đặc trưng của rừng thường xanh và bán rụng lá, bảo vệ
nguồn gen các lồi động thực vật q hiếm.


2

Các báo cáo của Phân Viện Điều tra và qui hoạch rừng Nam Bộ
(SubFIPI 1994, 2004) và Viện Sinh học nhiệt đới (1997, 2007, 2009) cho thấy
VQG Bù Gia Mập có tính đa dạng sinh học khá cao ,trong đó có hệ thực vật.
Các báo cáo trước năm 2011 đã ghi nhận có 808 lồi thực vật, đến năm 2012
thì hệ thực vật lên tới 1114 loài (Báo cáo điều tra tổng thể ĐDSH, 2012).
Trong tổng thể các loài thực vật thì có khoảng 285 lồi cây có giá trị làm
thuốc. Tuy nhiên đây cũng là con số thống kê chưa phải là số liệu được
nghiên cứu cụ thể. Đầu năm 2011 VQG Bù Gia Mập đã triển khai công trình

quy tập và trồng một số lồi cây có giá trị làm thuốc, đến năm 2012 đã trồng
được 50 loài. Kết quả này cịn rất ít so với tiềm năng sẵn có trong rừng VQG
Bù Gia Mập. Năm 2013 Ban quản lý VQG Bù Gia Mập cũng đã đề xuất cơng
trình “Chăm sóc và trồng bổ sung các lồi cây có giá trị làm thuốc trong
VQG Bù Gia Mập năm 2013” (Báo cáo VQG năm 2013).
VQG Bù Gia Mập là một khu vực có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống
xung quanh vùng đệm như: S’tiêng, M’nông, Dao, Tày, Cao Lan … Từ lâu,
đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực này đã có truyền thống chữa bệnh từ
nguồn tài nguyên cây thuốc, mỗi dân tộc nơi đây lại mang bản sắc và kinh
nghiệm chữa bệnh bằng thực vật làm thuốc rất đa dạng. Trong đó, cộng đồng
dân tộc S’tiêng, M’nơng, Dao, Tày, Cao Lan cũng có nhiều kinh nghiệm độc
đáo và phong phú về việc chữa bệnh bằng cây thuốc. Tuy nhiên, hiện nay, tình
trạng khai thác và mua bán các sản phẩm từ rừng diễn ra một cách phức tạp,
điều này dẫn đến nguồn tài nguyên cây thuốc ngày càng bị suy giảm. Mặt khác
những bài thuốc được cộng đồng các dân tộc ở đây sử dụng từ lâu trong việc
phòng và chữa trị một số nhóm bệnh nhưng chưa được tư liệu hóa để duy trì,
bảo tồn và phát triển. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu kiến thức bản địa về sử dụng các loài cây thuốc của cộng
đồng dân cư sống tại vùng đệm Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu
Khái niệm cây cỏ làm thuốc
Cây cỏ làm thuốc được lựa chọn dựa trên màu sắc, mùi, vị, hình dạng hay
sự hiếm có của chúng. Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc là quá trình mò mẫm
học tập trải qua nhiều thế hệ.

Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy người Neanderthal cổ ở Iraq từ 60.000 năm
trước đã biết sử dụng một số cây cỏ mà ngày nay vẫn thấy sử dụng trong Y học cổ
truyền như Cỏ thi (Achillea millefolium), Cúc bạc… Người dân bản xứ Mexico từ
nhiều nghìn năm trước đã biết sử dụng Xương rồng Mexico mà ngày nay được
biết là chứa chất gây ảo giác, kháng sinh. Các tài liệu cổ xưa nhất về sử dụng cây
thuốc đã được người Ai Cập cổ đại ghi chép trong khoảng thời gian 3.600 năm
trước đây với 800 bài thuốc và trên 700 cây thuốc trong đó có Lơ hội (Aloe vera),
Gai dầu (Cannabis sativa)…; người Trung Quốc cổ đại ghi chép trong bộ Thần
nông Bản thảo trong khoảng thời gian gần 5.0 năm trước đây với 365 vị thuốc;
người Ấn Độ cổ đại đã ghi chép nền y học của người Hindu khoảng 2.000 năm
trước, trong đó có các lồi cây cỏ gây ngủ, ảo giác, chữa rắn cắn…[3]
Khái niệm tài nguyên cây thuốc
Tài nguyên cây thuốc là một dạng đặc biệt của tài nguyên sinh vật, thuộc
tài nguyên có thể tái sinh (hồi phục), bao gồm hai yếu tố cấu thành là cây cỏ –
là yếu tố vật thể và tri thức sử dụng chúng – là yếu tố phi vật thể – để làm
thuốc và chăm sóc sức khỏe.
Bộ phận cấu thành thứ nhất (cây cỏ) là kết quả của quá trình tiến hóa lâu
dài dưới tác động của các yếu tố tự nhiên. Do đó liên quan đến các mơn khoa
học tự nhiên như sinh học, nông học, lâm học, dược học, v.v…
Bộ phận cấu thành thứ hai (kiến thức) là kết quả của quá trình đấu tranh


4

sinh tồn của lồi người, có từ khi lồi người xuất hiện trên trái đất; được đúc
rút, tích lũy và lưu truyền trải qua nhiều thế hệ, chịu tác động của các quy luật
kinh tế – xã hội, quản lý, do đó liên quan đến các mơn học xã hội như dân tộc
học, xã hội học, kinh tế học…
Khái niệm tri thức bản địa
D.M.Warren định nghĩa: “Tri thức bản địa là những hệ thống tri thức

và thực nghiệm được phát triển qua nhiều thế hệ trong một lĩnh vực cụ thể tới
một nền văn hóa chuyên biệt” (dẫn theo Phạm Quang Hoan, 2005).
Tri thức bản địa đã được tiếp cận và nghiên cứu không những chỉ ở
Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới, mỗi nghiên cứu ứng với mỗi lĩnh
vực khác nhau như: văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống, kinh nghiệp về
nguồn tài nguyên thiên nhiên, dự đoán diễn biến thời tiết, sử dụng đất đai
trong canh tác...v.v..
1.2. Tình hình nghiên cứu về cây thuốc
1.2.1. Tình hình nghiên cứu sinh trên thế giới
Ở giai đoạn khởi đầu của xã hội. con người đã giành nhiều thời gian để
học cách nhận biết và phân loại thực vật phù hợp để sử dụng trong việc đáp
ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Trong số những thứ cần thiết này, việc
sử dụng thảo mộc và chiết xuất từ thảo dược cho khả năng chữa bệnh của các
loại cây thuốc có thể con người phải trải qua q trình ngộ độc và dẫn đến
chết… Qua nhiều thời gian họ dần dần có kinh nghiệm và nhận thức phân biệt
được các loài cây khác nhau để sử dụng ăn được và làm thuốc trong sinh hoạt
đời sống của họ ngày một tốt hơn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 70% dân số thế giới dựa vào
cây trồng để chăm sóc sức khoẻ ban đầu của họ và khoảng 35.000 đến 70.000
loài đã được sử dụng làm thuốc trị liệu, tương ứng với 14-28% trong số 250.000


5

lồi thực vật được ước tính có khả năng chữa bệnh trên khắp thế giới và tương
đương với 35-70% của tất cả các loài được sử dụng trên toàn thế giới [10-12],
Nền y học phương Đông, đặc biệt là nền y học Trung Quốc, đã sử dụng
cây thuốc từ rất lâu. Năm 2637 TCN, đã có cuốn “Hồng đế nội kinh” nói về
các phương pháp chữa bệnh theo y học Đông phương. “Bản thảo cương mục”
(1596) do Lý Thời Trân (1518-1593) biên soạn vào triều đại nhà Minh được

công nhận thực sự có giá trị y học, và đến nay vẫn được xem là cuốn sách
giáo khoa về y học cổ truyền đầu tiên của Trung Quốc.
Ấn Độ cũng được tự hào về nền y học dân tộc Ayurveda (có nghĩa là
“Kiến thức trường thọ”) của họ. Nền y học này đã tồn tại hàng nghìn năm trên
cơ sở các phương pháp điều trị dựa vào dược liệu tự nhiên và hiện nay vẫn
được bảo tồn và phát triển. Các dân tộc khác trên thến giới, đặc biệt các dân
tộc Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia… đều có nền y
học dân tộc riêng của mình và chủ yếu dựa vào nguồn dược liệu tự nhiên.
Louise Grenier (1998) [21] “Làm việc với kiến thức bản địa”. Cuốn sách
hướng dẫn này giúp tìm hiểu kiến thức bản địa, góp phần vào chiến lược phát
triển bền vững, giải thích được tiềm năng của môi trường địa phương, kinh
nghiệm và sự khôn ngoan của người bản địa. Thông qua việc xem xét lại các ví
dụ hiện trường cũng như lý thuyết và thực tiễn hiện tại, nó cũng cấp một tổng
quan ngắn gọn nhưng toàn diện về nghiên cứu và đánh giá tri thức bản địa.
“Nghiên cứu dân tộc học về các loài ăn được của người Kara và Kwem ở
Thùng lũng LowerOmo, khu Debub Omo, SNNPR, Eetiôpia”. Nghiên cứu cho
thấy 38 loài thực vật hoang dã được báo cáo là nguồn thực phẩm, thuộc 23 họ
và 33 chi, có 29% là cây bụi, 16% là thảo dược và 5% là cây leo núi. Bộ phận
có 40 bộ phận của cây được chỉ định là ăn được: ăn quả 58,97%, ăn lá 33,33%,
ăn rễ 7,69% và ăn hạt 2,56%. Teklehaymanot và Giday (2010) [22]


6

1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Với những tầm quan trọng của cây thuốc trong đời sống hàng ngày của
người dân cũng như trong nghành y học, các nhà nghiên cứu về cây thuốc
Việt Nam đã tìm hiểu, nghiên cứu các kinh nghiệm, kiến thức từ các cộng
đồng để ngày càng hoàn thiện danh lục các loài cây thuốc Việt Nam. Từ trên
3.200 loài thuộc gần 1.200 chi và trên 300 họ năm 1997 (Võ Văn Chi,

1997)[4] đến năm 2000, Việt Nam đã có đến 3.830 lồi cây làm thuốc (Viện
dược liệu 2000). Trong số các loài cây làm thuốc thì có tới 90% là các lồi
cây mọc trong rừng tự nhiên, tập trung chủ yếu ở rừng có trữ lượng lớn, đa
dạng và có giá trị sử dụng cao. Ngoài việc sử dụng các loài thực vật làm thuốc
một cách đơn giản và trực tiếp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì hàng
năm tài nguyên cây thuốc đã cung cấp đến vài chục tấn dược liệu khác nhau
cho nhu cầu sử dụng trong y học cổ truyền và làm nguyên liệu cho ngành
công nghiệp chiết xuất các hợp chất là thuốc, đồng thời xuất khẩu với số
lượng lớn. Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa họ (Nguyễn Tập và
cộng sự, 2005) ở Viện dược liệu đã tiến hành khảo sát các loài cây thốc được
ưu tiên bảo tồn thì trong 134 lồi được coi là có nguy cơ bị tuyệt chủng ở
nước ta. Nhóm nghiên cứu đã phân các mức độ ưu tiên theo ba nhóm:
- Nhóm cực kỳ nguy cấp (CR) có 18 lồi như: Ba gạc hoa đỏ, Sâm vũ
điệp, Bình vơi, Hồng liên…
- Nhóm nguy cấp (EN) có 42 lồi. Đa số các loài như Sâm ngọc linh,
Mã đâu linh, Hoàng tinh vịng… vốn khơng thật hiếm nhưng đã bị khai thác
kiệt quệ. Nếu khơng có biện pháp can thiệp kịp thời cũng sẽ chuyển sang
nhóm cực kì nguy cấp.
- Có 47 lồi cịn lại thuộc nhóm sẽ bị nguy cấp (VU). Các loài này vốn
phân bố phổ biến nhưng bị khai thác tàn phá đến mức nghiêm trọng như: Hà
thủ ô đỏ, Đẵng sâm…


7

Khơng những thế cây thuốc cịn được các nhà nghiên cứu cịn xây dựng
các mơ hình trồng cây thuốc để phục vụ công tác bảo tồn. Trong nhiều năm
qua Viện dược liệu đã đưa hơn 500 loài cây thuốc về trồng. Hiện nay có 65
lồi cây thuốc có nguy cơ cao đã được trồng để bảo tồn ở nhiều nơi như:
Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Sa Pa (Lào Cai), Trạm nghiên cứu trồng cây

thuốc Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến thuốc
Hà Nội (Thanh Trì), Trung tâm nghiên cứu dược liệu Bắc Trung Bộ (Thanh
Hóa) và Vườn bảo tồn cây thuốc vùng cao Phó Bảng (Đồng Văn – Hà Giang).
Trần Văn Hải và cộng sự (2011) nghiên cứu “Các loài thực vật được đồng
bào dân tộc H’Mơng Tại khu bảo tồn thiên nhiên Hồng Liên – Văn Bàn sử
dụng làm thuốc trị bện Gan” đã xác định được 31 loài thực vật được đồng
bào dân tộc H’Mông tại Khu BTTN Văn Bàn sử dụng làm thuốc chữa các
bệnh về gan (viêm gan, bổ gan, giải độc gan và xơ gan). Các bộ phận khác
nhau của các lồi nói trên (lá, thân, rễ, quả, hoa và có thể tồn cây) đều có thể
được sử dụng làm thuốc. Các lồi nói trên thường được sử dụng tươi hay phơi
khô để sắc lấy nước uống, đôi khi được nấu thành cao. Có 25 lồi được dùng
riêng và 6 loài được sử dụng kết hợp với một số loài thực vật khác trong các
bài thuốc chữa bệnh gan …
Đỗ Văn Trường và Phạm Thành Trang (2011) nghiên cứu “Kinh
nghiệm sử dụng cây cỏ làm men lá của cộng đồng người Tày tại Hà Giang”
đã xác định được 20 loài thực vật được sử dụng làm men rượu thuộc 19 chi,
17 họ thực vật tại khu vực nghiên cứu, trong đó có 15 lồi được coi là chủ yếu
trong quá trình làm men lá (Riềng nếp, Kinh giới núi, Sài đất giả, Cà, Thiên
niên kiện, Hoa sói, Nhân trần, Tu hú lá to, Lưỡi đắng bầu, Trầu không rừng,
Gié bụi, Bạch tu lá quế, Găng, Xuyên tiêu, Dây mật) và mỗi quả men được sử
dụng ít nhất là 8-10 lồi cây trong tổng số những cây chính.
Nguyễn Thị Thu Hà (2013) đã thực hiện “Nghiên cứu tri thức bản địa của


8

người Bahnar trong khai thác và sử dụng tài nguyên rừng ở vùng đệm vườn
quốc gia Gia Kon Ka Kinh, Tỉnh Gia Lai”. Kết quả cho thấy người Bahnar vùng
đệm VQG Kon Ka Kinh đã tích lũy được nhiều tri thức trong khai thác, sử dụng
tài nguyên rừng, đã khai thác 18 loài thực vật lấy gỗ, 82 loại LSNG dùng làm

lương thực, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất vật dụng, công cụ lao động, chữa
bệnh và trao đổi tăng thêm thu nhập.
Nguyễn Phương Hạnh (2013) nghiên cứu “Kinh nghiệm sử dụng cây
thuốc của dân tộc M’Nông, Tỉnh Đắk Lắk” đã điều tra được 244 loài thực vật
được đồng bào M’Nông sử dụng làm thuốc thuộc 84 họ và 179 chi. Trong đó, có
tới 82 họ thuộc ngành Magnoliophyta và họ Fabaceae chiếm số loài nhiều nhất
(35 loài), tiếp đến là họ Euphorbiaceae (19 loài) và họ Rubiaceae (17 loài),....
Đồng bào dân tộc M’Nơng có kinh nghiệm độc đáo trong lĩnh vực sử dụng cây
thuốc. Rễ là bộ phận được sử dụng nhiều nhất chiếm 30,7%, tiếp theo là lá
(21,4%), thân và vỏ thân (15,5%), toàn cây (12,8%), quả (8,6%),...; sử dụng ít
nhất là hoa (1,04%). Cây thuốc được sử dụng điều trị 21 nhóm bệnh khác nhau.
Nguyễn Thượng Hải và cộng sự (2013) nghiên cứu “Đa dạng cây thuốc
được đồng bào dân tộc Thái sử dụng chữa bệnh dạ dày tại Huyện Quế Phong
thuộc khu bao tồn thiên nhiên Pù Hoạt Tỉnh Nghệ An” đã đưa ra các thông tin chi
tiết và thu thập được 18 loài thực vật chữa bệnh dạ dày thuộc 15 họ khác nhau. Về
dạng thân: Thân thảo chiếm ưu thế gồm 7 loài, thân gỗ chiếm 5 lồi, cây bụi có 4
lồi, dạng dây leo 2 loài. Về cách thức sử dụng: Các bộ phận được sử dụng rất đa
dạng nhưng tập trung là bộ phận thân chiếm 11 loài, cả toàn cây 3 loài, sử dụng củ
3 loài, sử dụng vỏ và rễ 1 loài và cách thức chế biến thường là nấu uống.
Nguyễn Văn Hợp, Kiều Mạnh Hưởng, Nguyễn Thị Lương (2017)
nghiên cứu kinh nghiệm của cộng đồng dân tộc Chăm và K’Ho về sử dụng
cây thuốc tại khu bảo tồn Thiên Nhiên Núi Ơng Tỉnh Bình Thuận đã ghi nhận
158 lồi cây thuốc được dân tộc Chăm và K’Ho sử dụng, thuộc 139 chi, 61 họ
và 3 ngành thực vật bậc cao có mạch.Dân tộc Chăm đã sử dụng 116 lồi cây


9

thuốc, 105 chi, 55 họ thuộc 3 ngành (Polypodiophyta, Pinophyta,
Magnoliophyta), dân tộc K’Ho sử dụng 71 loài cây thuốc, 67 chi, 37 họ thuộc

2 ngành (Polypodiophyta và Magnoliophyta) để chữa trị bệnh. Dân tộc Chăm
sử dụng cây thuốc để chữa trị 20 nhóm bệnh khác nhau, bệnh về phụ nữ có số
lồi nhiều nhất (20 lồi), tiếp đến là bệnh ngồi da (15 lồi), bệnh về khớp và
tiêu hóa (có cùng 13 lồi). Dân tộc K’Ho có 11 nhóm bệnh được chữa trị bằng
cây thuốc, bệnh về tiêu hóa có nhiều nhất (14 loài), tiếp đến là bệnh về khớp
(11 loài), bệnh về phụ nữ (9 loài) và bệnh ngoài da (8 lồi).

1.2.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc tại VQG Bù Gia Mập.
VQG Bù Gia Mập được chuyển hạng từ KBTTN thành Vườn Quốc gia
theo Quyết định số 170/2002/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2002 của Thủ
tướng Chính phủ. Trong những năm qua, Vườn đã có những cơng trình
nghiên cứu nhằm phục vụ cho cơng tác bảo tồn thiên nhiên và nghiên cứu
khoa học như: Dự án VCF, Dự án điều tra tổng thể đa dạng sinh học 2012, Dự
án trồng rừng, Dự án Vượn đen má vàng…Các dự án này đã mang lại những
kết quả quan trọng cho cơng tác bảo tồn ĐDSH nói chung và bảo tồn động,
thực vật nói riêng. Trong đó, cây có tác dụng làm dược liệu là một trong
những nội dung được các nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên do nghiên cứu
một cách tổng thể, kết hợp với các cơng trình khác nên chưa đi sâu nghiên
cứu về cây thuốc. Cho đến năm 2012 VQG Bù Gia Mập đã xây dựng cơng
trình “Điều tra, quy tập và gây trồng một số lồi cây có giá trị làm thuốc tại
Vườn quốc gia Bù Gia Mập”.[5,6]. Tuy nhiên cơng trình cũng chỉ dừng lại ở
giai đoạn thu thập dựa trên kết quả tìm hiểu những bài thuốc thường dùng
hàng ngày của người dân trong các xã sống xung quanh rừng. Kết quả thu tập
được 50 lồi cây có giá trị làm thuốc phổ biến như: Rau bép, Ba kích, Kỳ nam
kiến, Hà thủ ô, Bá bệnh, Lạc tiên, Chiêu liêu…
Trong năm 2012, song song với công việc điều tra, sưu tập cây thuốc


10


vườn đã thực hiện phỏng vấn một số người dân thường sử dụng các lồi thực
vật làm thuốc ở thơn Đắk Côn, Bù Lư xã Bù Gia Mập. Kết quả cho thấy
người dân nơi đây thường sử dụng các loài cây để chữa một số bệnh thường
gặp như: Kiết lị, au bụng, mụt nhọt, dị ứng, viêm da, ho hen, cảm hàn, sốt rét,
hạ nhiệt, đau thận, bí tiểu, bó xường, phụ sản… Các lồi cây có giá trị làm
thuốc được khai thác và sử dụng phổ với số lượng nhiều ở VQG gồm: Bá
bệnh (Eurycoma longifolia), Bí kì nam (Hydnophytum formicarum), Hà thủ ô
nam (Stretocaulon juventas), Sâm cau (Curculigo sp), Ba gạc (Rauvolfia sp),
Thiên niên kiện (Homalomena occulata), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria),
Lạc tiên (Pasiflora foetida),... Đây là những loài phổ biến ở VQG, có số
lượng nhiều và dễ thu hái. Tuy nhiên cách chữa trị chỉ dựa trên kinh nghiệm
của người dân lâu năm với cách pha chế đơn giản như: Nấu nước uống,
tắm…Để sử dụng cây thuốc một cách khoa học, có hiệu quả hơn cần phải
được nghiên cứu cụ thể từ đó có cơng thức riêng cho từng bài thuốc thì người
sử dụng khơng sợ dùng q liều hay thiếu thành phần.
Tại KVNC người đồng bào dân tộc thiểu số khá nhiều họ sống tập trung ở
ven rừng và phụ thuộc vào rừng để sống, điển hình là đồng bào dân tộc S’Tiêng,
M’Nông, Cao Lan, Tày, Dao. Với kinh nghiệm sống phụ thuộc vào rừng bao đời
nay của dân tộc S’Tiêng, M’Nông đã đúc kết kinh nghiệm sử dụng cây thuốc khá
đa dạng, chữa nhiều nhóm bệnh khác nhau trong đời sống hằng ngày.
Tuy nhiên mấy năm gần đây nạn phá rừng khai thác gỗ, săn bắt trái phép
của người dân sống ven rừng đã làm cho đa dạng sinh học nơi đây suy giảm
nghiêm trọng từ đó cũng làm cho tài nguyên cây thuốc suy giảm theo. Tính cho
đến thời điểm hiện tại VQG Bù Gia Mập chưa có cơng trình nghiêm cứu cụ thể
nào về thành phần loài cũng như cảnh quan các quần xã động thực vật nói
chung và bảo vệ, phát huy kiến thức bản địa nói riêng. Do đó việc nghiên cứu
tài nguyên LSNG, đặc biệt là nguồn tài nguyên cây thuốc tại đây nhằm phục vụ


11


con người, cơng tác quản lí, bảo tồn đa dạng sinh học tại đây là cần thiết.
1.3. Nhận xét chung
Từ lâu nguồn lâm sản ngồi gỗ đã đóng vai trị vơ cùng to lớn đối với đời
sống người dân nói chung và người đồng bào dân tộc thiểu số sống ven rừng nói
riêng, đặc biệt là nguồn lâm sản về dược liệu rừng là nhân tố quan trọng đối với
cộng đồng dân tộc khi mà họ khơng có điều kiện để đáp ứng nhu cầu về y tế.
Trên thế giới và Việt Nam cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về
thực vật làm thuốc góp phần quan trọng trong việc nhận biết các loài dược
liệu, cách thức thu hái, cách sử dụng cũng như là cách bảo quản được nhiều
chuyên gia đề cập tới một cách rõ ràng và khoa học.
Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng và tiếp thu những kiến thức dược liệu
mang đậm bản sắc dân tộc ngày nay cịn gặp nhiều bất lợi, khó khăn bởi nhiều
nguyên nhân như: Ngày nay với xu thế hiện đại hóa con người chủ yếu sử
dụng nguồn thuốc Tây Y, bởi tính tiện lợi khơng cầu kì và dễ sử dụng; Ông
Lang bà Mế coi các bài thuốc dân tộc như là một bí mật khó có thể tiết lộ với
người khác; Diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp do nhiều vấn nạn
như: phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ quá mức,
cháy rừng... Điều này đồng nghĩa với viêc tài nguyên cây thuốc ngày một
khan hiếm, nhiều loài dẫn đến tuyệt chủng; Mỗi bài thuốc là sự kết hợp của
những lồi cây khác nhau chính vì thế mỗi vùng mỗi dân tộc lại có sự khác
nhau về q trình khai thác phương thức sử dụng; Công tác bảo vệ nguồn tài
nguyên cây thuốc chưa được chú trọng bảo vệ tại nhiều địa phương.
Vì vậy các cơng trình nghiên cứu đến tài ngun cây thuốc nói chung và
cơng trình nghiên cứu tri thức bản địa của người S’Tiêng, M’Nông, Dao, Tày,
Cao Lan sống tại vùng đệm VQG về sử dụng cây thuốc nói riêng là vơ cùng
cần thiết, nhằm cung cấp hiểu biết dược liệu và những bài thuốc hay để phục
vụ nhu cầu của con người.



12

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Các loài cây thuốc và kiến thức bản địa sử dụng cây thuốc của cộng
đồng dân tộc thiểu số S’tiêng, M’nông, Dao, Tày, Cao Lan sống tại vùng đệm
Vườn quốc gia Bù Gia Mập.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Vườn sưu tập thực
vật, khu vực trạm Kiểm lâm số 1 (giáp khu vực các cộng đồng sinh sống) và
khu vực cộng đồng các dân tộc thiểu số S’tiêng, M’nông, Dao, Tày, Cao Lan
sống tại vùng đệm Vườn quốc gia Bù Gia Mập.
Thời gian: Thu thập số liệu từ tháng 3 đến 5/2022.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
2.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu nhằm duy trì kiến thức, bảo tồn, phát triển các lồi cây dược
liệu tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập và việc sử dụng tài nguyên cây thuốc của
cộng đồng dân tộc S’Tiêng, M’Nông, Dao, Tày, Cao Lan sống tại vùng đệm
Bù Gia Mập, thuộc huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
2.2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định được danh lục các loài cây thuốc và đa đạng của chúng về bậc,
sinh cảnh, bộ phân sử dụng.
Khảo sát được một số bài thuốc gia truyền và những kinh nghiệm chữa
bệnh từ nhóm cây làm thuốc của đồng bào dân tộc S’tiêng, M’nông, Dao, Tày
và Cao Lan.
Tư liệu hóa được kiến thức khai thác và chế biến cây thuốc của các cộng



13

đồng ở khu vực nghiên cứu.
Đề xuất được một số giải pháp bảo tồn kiến thức bản địa về cây thuốc và
phát triển các loài cây thuốc tại KVNC.
3.2.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
2.2.3.1. Ý nghĩa khoa học
Cách thức sử dụng cây thuốc trong tự nhiên của người đồng bào dân tộc
S’tiêng, M’nông, Dao. Tày, Cao Lan trong việc chữa các loại bệnh thông
thường hàng ngày. Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ việc sử dụng dược
liệu thực vật có cơng dụng chữa bệnh truyền thống và hiện đại.
2.2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các cộng đồng dân tộc S’tiêng, M’nông,
Dao. Tày, Cao Lan quan tâm hơn đến việc dùng cây thuốc trong tự nhiên
chữa bệnh và có thể nhân giống trồng tại nhà để phục vụ trong đời sống hàng
ngày nhằm nâng cao chất lượng điều trị bệnh bằng dược liệu. Việc xác định
được các loại dược thảo giúp cho cộng đồng dân tộc điều trị các loại bệnh
thông thường, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm chi phí cho việc khám
chữa bệnh Tây y… hướng đến những căn bệnh thông thường để điều trị tại
nhà.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Danh lục các lồi thực vật có giá trị làm thuốc tại KVNC
- Kiến thức bản địa của cộng đồng dân tộc (chủ yếu người Tày, Dao, Cao
Lan, người S’tiêng, M’nông sử dụng thuốc đơn giản chỉ dã đấp và uống trực
tiếp) về sử dụng cây thuốc tại khu vực nghiên cứu.
+ Kiến thức bản địa về sử dụng bộ phận cây thuốc
+ Kiến thức bản địa về thời vụ thu hái cây thuốc
+ Kiến thức bản địa về phương thức bảo quản và sử dụng cây thuốc
+ Kiến thức bản địa về các nhóm bệnh sử dụng cây thuốc để chữa bệnh



14

theo kinh nghiệm.
- Những điểm thuận lợi và khó khăn đối với cộng đồng dân tộc S’tiêng,
M’nông, Dao. Tày, Cao Lan trong việc khai thác và sử dụng cây thuốc tại khu
vực nghiên cứu.
- Một số giải pháp bảo tồn và phát triển kiến thức bản địa trong sử dụng
cây thuốc của các cộng đồng dân tộc S’tiêng, M’nông, Dao. Tày, Cao Lan tại
khu vực nghiên cứu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập, kế thừa, số liệu, tài liệu
Thu thập các tài liệu có liên quan đến các báo cáo trước đây tại khu vực
nghiên cứu bao gồm:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội khu vực nghiên cứu như: số liệu về dân
số, lao động, thu nhập...
- Đặc điểm tài nguyên rừng tại vùng nghiên cứu, đặc biệt các tài liệu điều
tra về tài nguyên rừng, tài liệu các thực vật làm thuốc trên địa bàn, phân bố, công
tác quản lý bảo vệ rừng.
- Các tài liệu nghiên cứu đã có về lồi thực vật làm thuốc điều trị, biện pháp
kỹ thuật gây trồng, giá trị sử dụng...
2.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp
2.4.2.1. Phương pháp điều tra theo tuyến
Xác định địa điểm và tuyến lấy mẫu: dựa trên cơ sở bản đồ hiện trạng và
bản đồ địa hình. Trình tự lập như sau:
- Lập 5 tuyến điều tra khác nhau chiều dài trung bình từ 1,8 – 3,2 km,
chiều rộng tuyến điều tra khoảng 15 m.
- Lập các tuyến theo các hướng khác nhau, nghĩa là các tuyến phải cắt
ngang các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu.



×