Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 77 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

LÊ THỊ HỒNG MINH

GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CHO TRẺ
5-6 TUỔI THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG NGỒI TRỜI
CHO TRẺ Ở TRƢỜNG MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON

GVHD: Th.S HỒ SỸ HÙNG
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

THANH HÓA, THÁNG 5 NĂM 2018
i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện khóa luận
này, tơi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình từ các thầy, cơ giáo bộ môn trong
Khoa Giáo dục Mầm non trƣờng Đại học Hồng Đức.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân
thành nhất tới Ban giám hiệu, các giáo viên cùng các cháu trƣờng mầm non 272, trƣờng mầm non Quảng Thành, trƣờng mầm non An Hoạch đã cùng hợp tác
và giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu đề tài này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo – Th.S Hồ Sỹ Hùng,
ngƣời đã hƣớng dẫn tôi, định hƣớng cho tôi con đƣờng đi đúng đắn nhất để tơi
có thể hồn thành thật tốt trong suốt q trình thực hiện đề tài này
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu trƣờng Đại học Hồng


Đức, Khoa giáo dục Mầm non đã tạo điều kiện để cho sinh viên có cơ hội trau
dồi thêm kiến thức và đƣợc trải nghiệm thực tế với những gì đã đƣợc học.
Mặc dù đã rất cố gắng, tuy nhiên vì kiến thức chun mơn cịn hạn chế và
bản thân cịn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của khóa luận
trơng tránh khỏi những thiếu xót. Chính vì vậy, em rất mong nhận đƣợc sự góp
ý, bổ sung thêm của các q thầy cơ trong Hội đồng khóa luận này đƣợc hoàn
thiện hơn.
Một lần nữa, em xin gửi đến các thầy cô lời cảm ơn chân thành nhất và
chúc thầy cô luôn mạnh khỏe và thành công.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, tháng 5 năm 2018
Ngƣời thực hiện

Lê Thị Hồng Minh

i


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ....................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT .......................................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài: .............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................................... 2

3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2
4. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
5.1. Nhómphƣơng pháp nghiên cứu lý luận .......................................................... 3
5.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn ...................................................... 3
5.2.1 Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu (Anket): ................................................. 3
5.2.2 Phƣơng pháp quan sát: ................................................................................ 3
5.2.3 Phƣơng pháp đàm thoại: .............................................................................. 3
5.2.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm:........................................................... 3
5.3 Phƣơng pháp thống kê toán học ...................................................................... 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC BVMT CHO TRẺ 5-6 TUỔI
THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HẰNG NGÀY CỦA TRẺ Ở TRƢỜNG
MẦM NON. .......................................................................................................... 4
1.1 Lịch sử nghiên cứu: ......................................................................................... 4
1.1.1 Trên thế giới ................................................................................................. 4
1.2.2 Ở Việt Nam .................................................................................................. 6
1.2 Một số vấn đề lí luận về giáo dục BVMT ....................................................... 8
ii


1.2.1 Khái niệm “Môi trƣờng” .............................................................................. 8
1.2.2 Khái niệm “Bảo vệ môi trƣờng” ................................................................. 9
1.2.3 Giáo dục BVMT cho trẻ mầm non.............................................................. 9
1.3 Hoạt động ngoài trời..................................................................................... 13
1.3.1 Khái niệm “Hoạt động ngoài trời” ............................................................ 13
1.3.2 Đặc điểm hoạt động ngoài trời của trẻ ở trƣờng mầm non ....................... 13
1.4 Ý nghĩa hoạt động ngoài trời trong trƣờng mầm non đối với việc giáo dục
BVMT cho trẻ 5-6 tuổi ........................................................................................ 14
1.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc giáo dục BVMT cho trẻ 5-6 tuổi ............... 15
Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................... 16

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BVMT CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG
QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HẰNG NGÀY Ở TRƢỜNG MN ....................... 17
2.1 Khái quát khảo sát thực trạng........................................................................ 17
2.1.1 Mục đích khảo sát: .................................................................................... 17
2.1.2 Đối tƣợng khảo sát: .................................................................................... 17
2.1.3 Địa bàn khảo sát: ........................................................................................ 17
2.1.4 Nội dung khảo sát:...................................................................................... 17
2.1.5 Phƣơng pháp khảo sát: ............................................................................... 18
2.2 Phân tích kết quả khảo sát thực trạng............................................................ 19
2.2.1 Mẫu khảo sát ............................................................................................. 19
2.2.2 Kết quả khảo sát ...................................................................................... 19
2.2.3 Thực trạng mức độ BVMT của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời
ở trƣờng mầm non ............................................................................................... 25
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................... 29
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM ĐỂ KIỂM
CHỨNG HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ĐỀ RA .............................. 31
3.1 Các nguyên tắc xây dựng các biện pháp giáo dục BVMT cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời ở trƣờng mầm non: .............................. 31
3.1.1

Giáo dục BVMT phải xuất phát từ cuộc sống thực của trẻ và sử dụng

chính cuộc sống thực để giáo dục trẻ em. ........................................................... 31
iii


3.1.2 Giáo dục BVMT phải đƣợc thực hiện theo quan điểm tích hợp............... 32
3.1.3

Giáo dục BVMT phải đƣợc thực hiện theo quan điểm hoạt động. ..... 33


3.2 Đề xuất một số biện pháp giáo dục HVBVMT cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua
hoạt động ngồi trời ở trƣờng mầm non. ............................................................ 34
3.2.1 Tích hợp các nội dung giáo dục BVMT cho trẻ thông qua các chủ đề..... 34
3.2.2 Xây dựng môi trƣờng thuận lợi, hấp dẫn kích thích trẻ tích cực hƣớng vào
mẫu hành vi BVMT............................................................................................. 39
3.2.3 Tạo tình huống cho trẻ tích cực luyện tập nội dung BVMT trong hoạt
động ngồi trời .................................................................................................... 42
3.2.4 Hình thành ý thức BVMT cho trẻ thông qua việc đánh giá và tự đánh giá
nội dung BVMT của trẻ cuối hoạt động. ............................................................ 45
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục BVMT cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua
hoạt động ngồi trời ở trƣờng mầm non. ............................................................ 48
3.4 Thực nghiệm một số biện pháp giáo dục BVMT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua
hoạt động ngồi trời ở trƣờng mầm non. ............................................................ 49
3.4.1 Mục đích thực nghiệm................................................................................ 49
3.4.2 Mẫu thực nghiệm ....................................................................................... 49
3.4.3 Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 49
3.4.4 Tiêu chí đánh giá thực nghiệm .................................................................. 51
3.4.5 Tiến hành thực nghiệm và kết quả ............................................................. 51
Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................... 61
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 63
1. Kết luận ........................................................................................................... 63
2. Kiến nghị sƣ phạm .......................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 65
PHỤ LỤC I .......................................................................................................... 66
PHỤ LỤC II ........................................................................................................ 69

iv



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Tầm quan trọng của việc giáo dục BVMT cho trẻ thơng qua hoạt động
ngồi trời ............................................................................................................. 19
Bảng 1.2: Đánh giá của giáo viên về mức độ xuất hiện các hành vi BVMT của
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ........................................................................................... 20
Bảng 1.3: Thực trang sử dụng một số biện pháp của giáo viên trong quá trình
giáo dục BVMT cho trẻ 5-6 tuổi ......................................................................... 21
Bảng 1.4: Những khó khăn mà giáo viên thƣờng gặp trong q trình giáo dục
HVBVMT cho trẻ 5-6 tuổi .................................................................................. 23
Bảng 1.5: Mức độ BVMT của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ở
trƣờng mầm non .................................................................................................. 26
Bảng 1.6: Mức độ thực hiện các nội dung BVMT của trẻ 5-6 tuổi trên từng tiêu chí...27
Cách tiến hành.........................................................................................................................39
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát thực hiện nội dung BVMT của trẻ nhóm ĐC và
nhóm TN trƣờng MN Quảng Thành trƣớc TN (tính theo %) ............................. 52
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát nội dung BVMT của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN
trƣờng MN Quảng Thành trƣớc TN ( tính theo tiêu chí) .................................... 54
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát thực hiện nội dung BVMT của trẻ nhóm ĐC và TN
sau TN (tính theo %) ........................................................................................... 56
Bảng 3.4 Kết quả khảo sát thực hiện nội dung BVMT của trẻ nhóm ĐC.......................58
và TN sau TN (tính theo TC) ................................................................................................58
Bảng 3.5 So sánh hiệu qủa giáo dục BVMT của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN trƣớc
và sau khi TN ...................................................................................................... 59

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo sát thực hiện nội dung BVMT của trẻ nhóm ĐC và
nhóm TN trƣờng MN Quảng Thành trƣớc TN (tính theo %) ............................. 53
Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo sát nội dung BVMT của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN
trƣờng MN Quảng Thành trƣớc TN ( tính theo tiêu chí) .................................... 55
Biểu đồ 3.3 Kết quả khảo sát hành vi BVMT của trẻ nhóm ĐC và TN trƣờng
MN Quảng Thành sau TN (tính theo %)............................................................. 57
Biểu đồ 3.4 Kết quả khảo sát thực hiện nội dung BVMT của trẻ nhóm ĐC và
TN sau TN (tính theo TC) ................................................................................... 58
Biểu đồ 3.5 So sánh hiệu qủa giáo dục BVMT của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN
trƣớc và sau khi TN ............................................................................................. 60

vi


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT

MT

Mơi trƣờng

GDMT

Giáo dục mơi trƣờng

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

MTXQ


Môi trƣờng xung quanh

GV

Giáo viên

HVTKN

Hành vi tiết kiệm nƣớc

HVNN

Hành vi ngăn nắp

HVBVCX

Hành vi bảo vệ cây xanh

HVGVSST

Hành vi giữ vệ sinh sân trƣờng

ĐC

Đối chứng

TN

Thực nghiệm


TC

Tiêu chí

vii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ở nƣớc ta, giáo dục bảo vệ môi trƣờng (GDBVMT) đang là mối quan tâm
sâu sắc của Đảng, Nhà nƣớc. Trong chỉ thị 36 CT/TW nhấn mạnh đến việc công
tác giáo dục tuyên truyền bảo vệ MT cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là
những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trƣờng. Ngày 17/10/2001 Thủ tƣớng
chính phủ đã phê duyệt dự án “Đưa các nội dung bảo vệ MT vào hệ thống giáo
dục quốc dân”. Dự án bao gồm những nội dung nhƣ xác định mục tiêu GDMT ở
tất cả các bậc học, nội dung phƣơng thức giáo dục bảo vệ môi trƣờng.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là mắt xích quan
trọng, có vai trị và vị trí tƣơng đƣơng với các bậc học khác trong hệ thống giáo
dục quốc dân. Do vậy, trƣờng mầm non là MT thuận lợi nhất để tạo ra những
tiền đề đầu tiên cho việc hình thành nhân cách con ngƣời mới. Trong đó, việc
phát triển ở trẻ những hiểu biết và quan tâm đến MT phù hợp với lứa tuổi là một
trong những nhiệm vụ cấp thiết ở bậc học này. Việc đƣa GDMT vào trƣờng
mầm non là vô cùng cần thiết, đó là một q trình nhằm phát triển ở trẻ ở trẻ
những hiểu biết sơ đẳng về MT, quan tâm đến các vấn đề về MT phù hợp với
lứa tuổi đƣợc thể hiện qua kiến thức, kỹ năng, hành vi và trách nhiệm của trẻ đối
với MT xung quanh. GDMT ở trƣờng mầm non sẽ giúp trẻ tạo ra những phản
xạ, thói quen đầu tiên và bảo vệ MT sống của mỗi cá thể, từ đó xây dựng quan
niệm, nhận thức, kiến thức và kỹ năng cho các bậc học sau. GDMT cho trẻ
nhằm bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự tăng trƣởng lành mạnh cho cơ thể. Ngồi
ra, GDMT cịn giúp trẻ hiểu biết về MT của bản thân nói riêng, con ngƣời và các

sự vật nói chung. Qua đó làm cho trẻ biết cách sống tích cực trong MT và thân
thiện với MT.
GDMT cho trẻ ở trƣờng mầm non đƣợc thực hiện thông qua nhiều hình
thức khác nhau nhƣ: hoạt động học tập có chủ đích, hoạt động vui chơi, hoạt
động ngồi trời, thăm quan, chế độ sinh hoạt hàng ngày. Trong đó việc tổ chức
hoạt động ngoài trời cho trẻ ở trƣờng mầm non có ý nghĩa to lớn đối với việc
giáo dục bảo về mơi trƣờng cho trẻ. Vì vậy, nếu chúng ta biết cách tổ chức hoạt
1


động ngồi trời thì mục tiêu GDMT sẽ dễ dàng thực hiện đƣợc. Hoạt động ngồi
trời là mơi trƣờng cung cấp cho trẻ những tình huống thực tế để trẻ trải nghiệm,
từ đó làm thay đổi thái độ, hành vi của trẻ đối với MT một cách tích cực.Tuy
nhiên, trong thực tế hiệu quả hoạt động này là chƣa cao, xuất phát từ nhiều lí do
khác nhau và nhiều giáo viên còn chƣa hiểu rõ bản chất của hoạt động này, đặc
biệt một số GVMN còn lúng túng trong việc đề xuất ra các biện pháp để giáo
dục BVMT cho trẻ mầm non. Xuất phát từ những lý do trên, chúng em đã lựa
chọn đề tài: “Giáo dục bảo vệ mơi trường cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động
ngồi trời cho trẻ ở trường MN”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vấn đề, chúng tôi đề xuất một
số biện pháp giáo dục BVMT cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục BVMT cho trẻ ở trƣờng mầm non.
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Một số biện pháp giáo dục BVMT cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động
ngồi trời ở trƣờng mầm non.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tập trung nghiên cứu biện pháp giáo dục BVMT cho trẻ 5-6
tuổi thơng qua việc tổ chức hoạt động ngồi trời cho trẻ ở 3 trƣờng mầm

non. Trƣờng MN 27-2; trƣờng MN Quảng Thành; trƣờng MN An Hoạch;
Trên 40 giáo viên và trẻ ở 120 trẻ.
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của giáo dục BVMT cho trẻ 5-6 tuổi thơng
qua hoạt động ngồi trời cho trẻ ở trƣờng MN
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn giáo dục BVMT cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động ngoài trời ở trƣờng MN.
- Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp để kiểm chứng hiệu quả
của các biện pháp đã đề ra.

2


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nhómphƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái qt hóa, hệ thống hóa những tài liệu có liên quan
đến giáo dục BVMT để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
5.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
5.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu (Anket):
Thu thập ý kiến của giáo viên bằng phiếu nhằm tìm hiểu thực trạng giáo
dục BVMT cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trƣờng mầm non trên địa bàn TP Thanh
Hóa.
5.2.2 Phƣơng pháp quan sát:
Dự giờ, quan sát quá trình giáo viên tổ chức giáo dục BVMT cho trẻ 5-6
tuổi thông qua hoạt động ngoài trời.
Quan sát mức độ BVMT của trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời.
5.2.3 Phƣơng pháp đàm thoại:
Sử dụng hệ thống câu hỏi, trao đổi trò chuyện với giáo viên, với trẻ về
những vấn đề liên quan đến biện pháp mà giáo viên đã sử dụng trong quá trình
giáo dục BVMT cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non.

5.2.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm:
Sử dụng phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm nhằm kiểm nghiệm hiệu quả
của các biện pháp giáo dục BVMT cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi
trời ở trƣờng mầm non.
5.3 Phƣơng pháp thống kê toán học
Thu thập và phân tích số liệu nghiên cứu thơng qua các tham số thống kê:
Tỉ lệ %, trung bình (X), độ lệch chuẩn (S), đại lƣợng kiểm định (T).

3


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC BVMT CHO TRẺ 5-6
TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HẰNG NGÀY CỦA TRẺ Ở
TRƢỜNG MẦM NON.
1.1 Lịch sử nghiên cứu:
1.1.1 Trên thế giới
Năm 1948, lần đầu tiên trong lịch sử, tại cuộc họp Liên hợp Quốc về bảo
vệ MT và tài nguyên thiên nhiên ở Paris, thuật ngữ “GDMT” (GDMT) đƣợc sử
dụng. Tuy nhiên, ngành khoa học MT chỉ đƣợc phát triển khi mà hiểm họa về sự
tồn vong của loài ngƣời đã quá “nhẵn tiền” và Trái đất bị suy thối nghiêm trọng
với những hậu quả vơ cùng nặng nề mà con ngƣời phải gánh chịu
Nhận thức rõ tình trạng MT bị biến đổi ngày càng xấu đi, ngày 5/6/1972
Liên hợp quốc đã tổ chức “Hội nghị Quốc tế về con ngƣời và MT” tại Stockolm
(Thụy Điển). Tại hội nghị này, ngƣời ta đã nhất trí nhận định: Việc bảo vệ tài
nguyên và MT là một trong hai nhiệm vụ hàng đầu của toàn nhân loại. Sau hội
nghị Stockholm, vào năm 1973, GDMT đã đƣợc đƣa vào dạy. Có khoảng hơn
1000 chƣơng trình MT và BVMT đƣợc giảng dạy trong 750 trƣờng thuộc 70
nƣớc khác nhau. Tuy nhiên, về mục đích, nội dung và phƣơng pháp GDMT phải
đợi đến nhiều hội nghị quốc tế sau đó mới đƣợc giải quyết và hoàn thiện dần.
Tháng 10 năm 1975, tại Belgrade ( Nam Tƣ) đã diễn ra Hội nghị toàn thế

giới đầu tiên về GDMT. Hội nghị đã công bố Hiến trương về giáo dục BVMT.
Hiến chƣơng nêu lên nhu cầu mang tính cấp thiết của vấn đề GDMT; xác lập vai
trò nhận thức tổng quan của mỗi ngƣời dân, của toàn xã hội về phƣơng diện sinh
thái, kinh tế và đạo đức. Hiến chƣơng cũng gợi ý về phƣơng hƣớng xây dựng
chƣơng trình GDMT xuất phát từ nhu cầu của từng vùng, từng địa phƣơng. Môt
số khu vực cũng tổchức hội thảo khoa học về GDMT:
Hội thảo khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng tại Băng Cốc ( Thái Lan) vào
tháng 10/1976 đã đƣa ra 15 kiến nghị thuộc 4 vấn đề nhƣ chƣơng trình GDMT,
đào tạo – bồi dƣỡng giáo viên, GDMT phi chính qui và vấn đề soạn thảo tài liệu,
xây dựng các phƣơng tiện giảng dạy GDMT.

4


Tháng 10/1977, Hội nghị liên Chính phủ về GDMT họp tại Tbilixi ( Cộng
hịa Grudia) đã đƣa ra tun ngơn về GDMT trong đó có 41 khuyến nghị về
chiến lƣợc GDMT đối với các quốc gia. Hội nghị đã khuyến cáo mỗi nƣớc ƣu
tiên thành lập một tổ chức có hiệu quả để chịu trách nhiệm triển khai GDMT.
Hội nghị này là đỉnh cao của giai đoạn xây dựng chƣơng trình và đặt cơ sở cho
sự phát triển GDMT trên bình diện quốc tế.
Tháng 9/1980, hội thảo khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng lần thứ 2 tổ
chức tại Băng Cốc ( Thái Lan) có 17 nƣớc tham gia. Mục đích của hội thảo này là
nhằm trao đổi kinh nghiệm giáo dục của các nƣớc và phân tích sự cần thiết phải
đƣa GDMT vào các trƣờng Đại học và GDMT cho các đối tƣợng khác nhau. Năm
1982, UNESCO kiến nghị một chƣơng trình ngắn về BVMT và tài nguyên thiên
nhiên trong 5 bài học: mối quan hệ tƣơng hỗ trong thiên nhiên, sự cân bằng trong
thiên nhiên, sự cần thiết phải bảo tồn MT và những phƣơng thức bảo tồn MT.
Năm 1983, tổ chức UNESCO cũng đã hoàn thành một số công cụ sƣ phạm cho
việc hƣớng dẫn GDMT nhƣ sách hƣớng dẫn, tranh ảnh, phim tài liệu.
Năm 1987 đánh dấu 10 năm kỷ niệm hội nghị Tbilisi đầu tiên, tại hội nghị

này một loạt các vấn đề cơ bản đƣợc đƣa ra thảo luận, trong đó đề cập tới tầm
quan trọng đặc biệt của GDMT. Cũng trong năm 1987, Uỷ ban thế giới về MT
và sự phát triển đã có báo cáo “Tƣơng lai chung của chúng ta” (WCED 1987).
Bản báo cáo đã đƣa ra công bố “Chƣơng trình nghị sự tồn cầu” để nhất trí về
vấn đề MT với sự phát triển và vì thế đã tăng cƣờng và mở rộng thực chất việc
bảo tồn thế giới năm 1980. Giáo dục đƣợc coi là phần trọng tâm của chƣơng
trình này: “Sự thay đổi trong trạng thái mà chúng ta cố gắng làm phụ thuộc vào
các chiến dịch giáo dục lớn, các cuộc thảo luận và sự tham gia của quần chúng”
(WCED 1987). Tranh luận xuất phát từ báo cáo trên đã đƣa tới một hội nghị
quan trọng thứ hai, sau hội nghị Stockhom 20 năm, đó là hội nghị Liên hợp
Quốc về MT và sự phát triển Hội nghị Thƣợng đỉnh (Brazil – 1992)
Tháng 6 năm 1992, hội nghị thƣợng đỉnh toàn cầu về “MT và phát triển” đã
diễn ra tại Rio de Janeiro (Brazil). Có 120 vị đứng đầu nhà nƣớc, chính phủ,
cùng các đồn đại biểu của hơn 170 nƣớc tham dự. Theo sau là các cuộc hội
5


thảo GDMT tổ chức tại Brazavin cho các nƣớc Châu Phi; tổ chức tại Helsinki
cho các nƣớc Châu Âu.
Nhìn chung, các nƣớc trên thế giới đều coi giáo dục là công cụ thay đổi xa
hội và GDMT đã đƣợc sử dụng chung nguyên lý sau đây:
+ Tiếp cận với thực tế
+ Tăng cƣờng tri thức hiểu biết
+ Kiểm nghiệm cách ứng xử và các giá trị
+ Hình thành trách nhiệm
+ Cung cấp những kỹ năng và kinh nghiệm
+ Khuyến khích các hoạt động
1.1.2 Ở Việt Nam
Việt Nam là một nƣớc đang phát triển, thuộc các nhóm nƣớc nghèo trên thế
giới, có nguồn tài nguyên đa dạng về chủng loại nhƣng có giới hạn, vốn đầu tƣ

và phƣơng tiện khoa học kỹ thuật hạn chế, MT suy thoái sau nhiều năm chiến
tranh kéo dài, đang chịu sức ép do dân số tăng nhanh mà đại bộ phận dân cƣ
phải sinh sống dựa vào việc khai thác các nguồn tài nguyên của đất nƣớc (nông
nghiệp, ngƣ nghiệp…).
Bởi vậy, việc BVMT và phát triển bền vững phải có một kế hoạch hành
động thích hợp ở quy mô quốc gia để giải quyết những thách thức do suy thoái
MT đặt ra. Bác Hồ đã nhìn thấy tầm quan trọng và ý nghĩa có tính kinh tế - xã
hội của cây xanh từ trƣớc Hội nghị thế giới đầu tiên về MT. Năm 1996, Bác Hồ
đã khai sinh Tết trồng cây, đã có một giai đoạn tìm tịi, định hƣớng về GDMT ở
trƣờng phổ thơng.
* Các cơng trình nghiên cứu khoa học về GDMT cho trẻ lứa tuổi mầm
non trong nƣớc
Trƣớc khi thực hiện dự án tổng thể đƣa GDMT vào các trƣờng mầm non,
các cơ sở đào tạo và nghiên cứu giáo dục BVMT đã tiến hành một số các cơng
trình nhỏ chuẩn bị cơ sở nhƣ:
- Dự án thiết kế thử nghiệm nội dung GDMT ở mẫu giáo và tiểu học (Viện
khoa học giáo dục – 1996).
6


- Dự án thử nghiệm đƣa GDMT vào trƣờng mầm non – Nội dung: Thời tiết
và cuộc sống của chúng ta (Trƣờng CĐSPNT – MGTW1
- Đề tài “Xây dựng nội dung bảo vệ MT cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong
trƣờng mầm non” (Trung tâm nghiên cứu GDMN – Viện KHGD 1998-2000)
- Dự án thiết kế thử nghiệm chƣơng trình bồi dƣỡng nâng cao kiến thức cho
cán bộ giáo viên ngành học mầm non về MT (Trƣờng CĐSP NT – MGTW 1,
1998-1999).
- Biên soạn một số tài liệu nâng cao nhận thức cho giáo viên mầm non về
bảo vệ MT ( Trƣờng CĐSP NT – MGTW 1, 2001-2002)
- Nâng cao năng lực GDMT của sinh viên trƣờng CĐSP mầm non (Trƣờng

CĐSPNT MGTW, 2001-2003)
- Nâng cáo nhận thức về MT và bảo vệ MT cho cộng đồng (Trung tâm
nghiên cứu GDMN – Viện KHGD, 1999-2001)
- Giáo dục nhận thức về MT cho trẻ từ 3-6 tuổi trong trƣờng mầm non theo
quan điểm tích hợp (Đề tài nghiên cứu cấp Bộ - TS. Lê Thanh Vân – Khoa
GDMN – Trƣờng ĐHSP Hà Nội, 2003-2004).
- Ngồi ra cũng có rất nhiều tài liệu viết về các trị chơi giúp trẻ tìm hiểu
mơi trƣờng xung quanh, trong đó có đề cập đến GDMT nhƣ:
- Trị chơi ngón tay (TS. Hồ Lam Hồng): các trị chơi đƣợc sắp xếp theo
các chủ điểm.
- Bé đến với khoa học qua trò chơi (TS. Trần Thị Ngọc Trâm) bao gồm các
trò chơi với nƣớc, với ánh sáng, với gió, với khơng khí.
- 101 trị chơi khám phá về chủ đề bản thân (TS. Hồ Lam Hồng) giới thiệu
những trị chơi mang tính tích hợp giúp trẻ tìm hiể khám phá bản thân.
- Những trò chơi phát triển biểu tƣợng về thực vật cho trẻ mẫu giáo (Lê
Bích Ngọc)
- Những trò chơi phát triển biểu tƣợng về động vật cho trẻ mẫu giáo ( Nhật
Minh)
Nhƣ chúng tơi đã tìm hiểu, từ trƣớc đến nay của cả trong và ngoài nƣớc đã
có rất nhiều cơng trình nghiên cứu vấn đề về GDMT ở các cấp học cũng nhƣ
7


GDMT cho trẻ mầm non có rất nhiều tài liệu về GDMT và tài liệu về các trò
chơi nhằm giúp trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh. Tuy nhiên, chƣa có tài
liệu nào viết về nội dung giáo dục BVMT cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động
ngồi trời ở trƣờng mầm non. Do đó, việc tơi chọn đề tài “ Giáo dục BVMT cho
trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ở trƣờng mầm non” là hoàn toàn phù
hợp.
1.2Một số vấn đề lí luận về giáo dục BVMT

1.2.1 Khái niệm “Môi trường”
Môi trường bao gồm các yếu tố thiên nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Môi trƣờng sống của con ngƣời theo chức năng đƣợc chia thành các loại:
Môi trƣờng tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên nhƣ vật lý, hóa học,
sinh học, tồn tại ngồi ý muốn của con ngƣời, nhƣng cũng ít nhiều tác động của
con ngƣời. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sơng, biển cả, khơng khí, động, thực vật,
đất, nƣớc… Mơi trƣờng tự nhiên cho ta khơng khí để thở, đất để xây dựng nhà
cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con ngƣời các loại tài nguyên khoáng sản
cần thiết cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung
cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con ngƣời thêm phong phú .
Môi trƣờng xã hội là tổng thể các quan hệ giữa ngƣời với ngƣời. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ƣớc định… ở các cấp khác nhau nhƣ:
Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nƣớc, quốc gia, tỉnh huyện, cơ quan, làng xã, họ
tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tơn giáo, tổ chức đồn thể,… Môi trƣờng xã
hội định hƣớng hoạt động của con ngƣời theo một khuôn khổ nhất định , tạo nên
sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con ngƣời
khác với các sinh vật khác.
Ngoài ra, ngƣời ta cịn phân biệt khái niệm mơi trƣờng nhân tạo, bao gồm
tất cả các nhân tố do con ngƣời tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc
sống, nhƣ ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo

8


Môi trƣờng theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con ngƣời, nhƣ tài nguyên thiên nhiên,
khơng khí, đất, nƣớc, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội …
Môi trƣờng theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên , mà chỉ

bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan đến chất lƣợng cuộc
sống con ngƣời .
Tóm lại, mơi trƣờng là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để
sống và phát triển .
1.2.2 Khái niệm “Bảo vệ môi trường”
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp,cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc
phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác,
sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên .
Nhà nƣớc bảo vệ lợi ích quốc gia về mơi trƣờng , thống nhất quản lý bảo vệ
mơi trƣờng trong cả nƣớc, có chính sách đầu tƣ, bảo vệ mơi trƣờng, có trách
nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công
nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Luật bảo
vệ môi trƣờng của Việt Nam ghi rõ trong điều 6: “Bảo vệ mơi trƣờng là sự
nghiệp của tồn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ mơi trƣờng,
thi hành pháp luật về bảo vệ mơi trƣờng, có quyền và trách nhiệm phát hiện, tố
cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng”.
Bồi dƣỡng, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng cho tất cả các lứa
tuổi, trong các hoạt động hằng ngày và mọi thời điểm,thực hiện giáo dục bảo vệ
môt trƣờng bằng phƣơng pháp hiện đại, đặt trọng tâm ở trẻ và cách tiếp cận học
bằng việc làm cụ thể: lúc nào cũng chú ý tạo ra thái độ đúng và tinh thần trách
nhiệm.
1.2.3 Giáo dục BVMT cho trẻ mầm non
1.2.3.1 Khái niệm “giáo dục BVMT cho trẻ mầm non”
Nhƣ chúng ta đã biết, vai trò của giáo dục đặc biệt quan trọng . Khi con
ngƣời ta vì sự vơ ý thức đã tàn phá mơi trƣờng họ đang sống thì việc thức tỉnh
9


họ là điều cần thiết. Khi con ngƣời đã có ý thứ tự giác thì việc giáo dục bảo vệ

mơi trƣờng sẽ rất đễ dàng đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả .
Giáo dục bảo vệ mơi trƣờng: là q trình thơng qua các hoạt động chính quy
và khơng chính quy, nhằm giúp con ngƣời có đƣợc sự hiểu biết về kỹ năng, tạo
điều kiện cho họ tham gia vào phát triển của một xã hội bền vững về sinh thái.
Giáo dục bảo vệ mơi trƣờng là q trình giáo dục có mục đích, nhằm làm
cho con ngƣời trong cộng đồng quan tâm đến các vấn đề về môi trƣờng, có thái
độ, kỹ năng, có hành vi tốt trong bảo vệ môi trƣờng.
Giáo dục trẻ bảo vệ môi trƣờng, nhằm tìm ra những biện pháp tốt nhất để
truyền tải cho trẻ biết cách bảo vệ môi trƣờng, cung cấp cho trẻ những kiến thức
sơ đẳng về môi trƣờng phù hợp với khả năng nhặn thức của trẻ nhằm tạo thái độ,
hành vi đúng của trẻ đối với môi trƣờng xung quanh. Mơi trƣờng có tầm quan
trọng đặc biệt đối với đời sống con ngƣời.
Để đảm bảo con ngƣời đƣợc sống trong một mơi trƣờng lành mạnh thì việc
giáo dục ý thức bảo vệ mơi trƣờng đƣợc hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ
lứa tuổi mầm non giúp trẻ có những khái niệm ban đầu về mơi trƣờng sống của
bản thân mình nói riêng và con ngƣời nói chung là cần thiết. Từ đó biết cách
sống tích cực với môi trƣờng nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể
và trí tuệ.
Nhƣ vậy, giáo dục mơi trường cho trẻ mầm non cịn được hiểu: Là q
trình cung cấp những kiến thức nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng
về môi trường, quan tâm đến các vấn đề liên quan đến môi trường phù hợp với
lứa tuổi của trẻ thể hiện qua những kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi ứng xử
của mỗi trẻ đối với môi trường xung quanh chúng.
1.2.3.2 Nội dung giáo dục BVMT cho trẻ mầm non
Trong giáo dục mầm non, nội dung giáo dục BVMT đƣợc các nhà tâm lý,
giáo dục mầm non xác định trên nhiều cơ sở khác nhau.
Tác giả Trần Lan Hƣơng [7], đã chỉ ra một số nội dung GDMT mà bậc học
mầm non cần quan tâm nhƣ sau: giáo dục sự tơn trọng, tình yêu đối với thiên
nhiên và MTXQ. Hình thành ý thức tôn trọng thế giới tự nhiên tức là tôn trọng
10



chính mình. Giúp trẻ học cách tiếp cận với thiên nhiên một cách khiêm tốn, thận
trọng và nhân hậu. Giáo dục trẻ quý trọng sự phong phú của thiên nhiên, nhận ra
vai trò và giá trị của các loại cây, các con vật đối với đời sống của con ngƣời và
thiên nhiên, cách sống thân thiện với môi trƣờng, sự tôn trọng, thông cảm với
bạn bè, ngƣời lớn, biết giữ gìn sạch sẽ nơi ở của mình và cộng đồng. Giáo dục
trẻ về giá trị tài sản trong môi trƣờng, sống tiết kiệm và có trách nhiệm với mơi
trƣờng.
Theo các tác giả Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân [9] việc giáo dục thái
độ ứng xử đúng đắn với môi trƣờng bao gồm những nội dung sau: Khơi gợi ở trẻ
sự hứng thứ và sẵn sàng khám phá tất cả các sự vật, hiện tƣợng kể cả các sự vật,
hiện tƣợng không quen thuộc, giáo dục ở trẻ sự tôn trọng và thiện cảm, quan tâm
tới bạn bè, ngƣời lớn, giáo dục ý thức tự giác giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên và thế
giới đồ vật.
Các tác giả Hoàng Thị Thu Hƣơng, Trần Thị Thu Hoà [6] nêu lên 4 nội
dung chủ yếu trong giáo dục môi trƣờng cho trẻ nhƣ sau: Cung cấp biểu tƣợng
về môi trƣờng sống, môi quan hệ giữa con ngƣời với môi trƣờng, ô nhiễm môi
trƣờng, bảo vệ mơi trƣờng.
Các tác giả trên đều có một quan điểm riêng và nhấn mạnh và các khía
cạnh khác nhau khi nói đến nội dung GDMT. Tuy nhiên, các tác giả đều cho
rằng, giáo dục BVMT là một nội dung quan trọng trong nội dung GDMT
Căn cứ vào khái niệm BVMT và nội dung giáo môi trƣờng đã đƣợc tác giả
đề cập tới, chúng tôi xác định nội dung giáo dục BVMT nhƣ sau:
- Hành vi giữ gìn MT sạch sẽ, gọn gằng, ngăn nắp ( không vứt rác bừa bãi ra
môi trƣờng, sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp gọn gàng sau khi chơi , khi học và
sinh hoạt, tích cực tham gia dọn dẹp lau chùi, quét dọn phòng học, sân vƣờn)
- Hành vi sử dụng nguyên vật liệu, thực phẩm tiết kiệm, tránh lãng phí (sử
dụng nƣớc, các loại thực phẩm, đồ dùng học tập, đồ dùng sinh hoạt, đồ chơi và
các vật liệu)


11


- Hành vi chăm sóc, bảo vệ vật ni, cây trồng.( Tích cực tham gia các hoạt
động chăm sóc và bảo vệ vây cối, không ngắt lá bẻ cành, tham gia nhổ cỏ, tƣới
nƣớc cho cây cối vƣờn trƣờng).
1.2.3.3 Vai trò của giáo dục BVMT đối với việc giáo dục Đạo đức, thẩm
mỹ, trí tuệ, ngơn ngữ và thể lực cho trẻ mầm non
Giáo dục BVMT góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ
Q trình lĩnh hội tri thức về tự nhiên vô sinh, động vật, thực vật, con
ngƣời và mối quan hệ đơn giản giữa các sự vật hiện tƣợng tự nhiên phù hợp với
đặc điểm nhận thức của trẻ sẽ hồn thiện các giác quan, tích lũy kinh nghiệm
cảm tính ở trẻ, hình thành các khái niệm đơn giản. Việc lĩnh hội tri thức về MT
có liên quan trực tiếp đến sự phát triển ở trẻ và khả năng nhận thức, tƣ duy logic,
chú ý, ngôn ngữ,… để phát triển tƣ duy và hình thành thế giới quan duy vật, cần
cho trẻ tiếp xúc sự vật, hiện tƣợng xung quanh, dạy chúng tím cách giải thích
những hiện tƣợng quan sát đƣợc và có ý thức về mối quan hệ giữa chúng. Dạy
trẻ là phát triển ở trẻ sự chú ý. Đây là phẩm chất tâm lý có liên quan chặt chẽ với
sự phát triển trí tuệ, là điều kiện không thể thiếu đƣợc để chuẩn bị cho trẻ sẵn
sàng học ở trƣờng phổ thơng. Trong q trình giáo dục BVMT trẻ không chỉ
lĩnh hội tri thức về tự nhiên mà tình cảm trí tuệ ở trẻ cũng đƣợc hình thành. Việc
làm thỏa mãn tính ham hiểu biết của trẻ cần phải thực hiện ở bất kỳ nơi nào đó
có thể làm đƣợc, lơi cuốn trẻ tham gia vào giải quyết các vấn đề khác nhau.
Giáo dục BVMT góp phần phát triển thể chất và lao động
Trong quá trình trẻ lao động tự phục vụ để giữ môi trƣờng gọn gàng ngăn
nắp, lao động trực nhật, chăm sóc vật ni cây trồng sẽ hình thành ở trẻ tình u
lao động, thái độ bảo vệ tự nhiên và một số kỹ năng trồng cây và chăm sóc động
vật. Điều quan trọng là trẻ phải cảm thấy thích thú trong quá trình lao động, kết
quả lao động. Sự tiếp xúc và lao động trong tự nhiên cần thiết để củng cố sức

khỏe của trẻ và phát triển thể chất cho chúng. Việc cho trẻ làm quen với lao
động của ngƣời lớn trong tự nhiên, giáo dục sự tôn trọng lao động của ngƣời lớn
cũng góp phần hình thành ở chúng tình yêu lao động.

12


Giáo dục BVMT góp phần phát triển tình cảm đạo đức ở trẻ
Trong q trình giáo dục BVMT trẻ có tình u đối với thiên nhiên, có thái
độ u q bảo vệ động, thực vật. Trong quá trình trẻ tự làm những việc để
BVMT trẻ sẽ thích thú hơn, gắn bó và coi trọng những thành quả của mình. Sự
đa dạng của thiên nhiên cũng với các nội dung BVMT giúp trẻ hình thành những
phẩm chất nhân cách quan trọng nhƣ thái độ coi trọng lao động, biết yêu lao
động, có thói quen lao động, có trách nhiệm với MT sống xung quanh.
Giáo dục BVMT góp phần phát triển thẩm mỹ
Cái đẹp của tự nhiên có thể ảnh hƣởng đến mọi trẻ. Khi cho trẻ làm quen
với tự nhiên. Có những hành vi tích cực bảo vệ tự nhiên, trẻ dễ dàng cảm nhận
đƣợc vẻ đẹp của các loài cây, các lồi động vật, thực vật,….và cảm nhận đƣợc
nét kì diệu của sự vận động các con vật. Từ đó chúng biết cảm nhận thế giới và
mọi sự hấp dẫn, đa dạng của nó.
1.3 Hoạt động ngồi trời
1.3.1 Khái niệm “Hoạt động ngoài trời”
Hoạt động ngoài trời rất tốt đối với sức khỏe và việc học tập vui chơi của
trẻ. Là nhu cầu không thể thiếu được đối với trẻ mẫu giáo trong trường mầm
non. Nó mang lại khơng khi trong lành, trẻ được tắm trong nắng ban mai, thỏa
mãn nhu cầu vận động, tiếp cận thông tin, khám phá sự vật, hiện tượng thiên
nhiên, xã hội dưới sự hướng dẫn của cơ giáo và do sự tìm tịi, khám phá của
trẻ.[10]
1.3.2 Đặc điểm hoạt động ngoài trời của trẻ ở trường mầm non
Khi tham gia hoạt động ngƣời trời, trẻ đƣợc thay đổi môi trƣờng hoạt động,

trẻ đƣợc tiếp xúc với thiên nhiên, đƣợc trực tiếp quan sát những hoạt động của
xã hội, khám phá những điều mới lạ qua các hoạt động nhƣ: Quan sát các
HTTN, môi trƣờng sống của các sự vật, tiếp xúc với nƣớc, cát, sỏi, nhặt lá cây
cùng cô và làm những đồ chơi đơn giản từ các phế liệu, chăm sóc vật ni, cây
trồng của lớp, của trƣờng.
Những điều này đƣợc thể hiện qua nhận thức của trẻ, trẻ ln có sự tị mị,
ham hiểu biết, mạnh dạn nêu lên những gì trẻ đã đƣợc trải nghiệm, trẻ thƣờng
13


nêu lên những câu hỏi phức tạp dần, số lƣợng câu hỏi nhiều hơn về các sự vật,
hiện tƣợng theo từng chủ đề mà trẻ cần khám phá.
Hoạt động ngoài trời tạo cho trẻ nhiều cơ hội vận động toàn thân, phát triển
các kỹ năng vận động thô nhƣ đi, chạy, nhảy, leo trèo, giữ thăng bằng, khả năng
phối hợp các giác quan linh hoạt, khéo léo,…Trẻ thể hiện đƣợc tính tự do tự
nguyện, tính tập thể, biết thành lập nhóm chơi, phối hợp cungf nhau chơi các trị
chơi vận động tập thể, trò chơi dân gian, cùng nhau làm các thí nghiệm đơn
giản,… đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển ngày càng hoàn thiện hơn.
1.4 Ý nghĩa hoạt động ngoài trời trong trƣờng mầm non đối với việc giáo
dục BVMT cho trẻ 5-6 tuổi
Thông qua việc tổ chức các hoạt động trong trƣờng mầmnon, nhân cách
của trẻ cũng đƣợc hình thành và phát triển.
Hoạt động ngồi trời là hình thức trẻ đƣợc trải nghiệm thực tế với các sự
vật, hiện tƣợng một cách trực tiếp từ đó trẻ có những kiến thức, kĩ năng, năng
lực và những kinh nghiệm thơng qua hoạt động ngồi trời.
Giờ hoạt động ngồi trời, có thể giáo dục trẻ tinh thần tập thể, yêu lao động
, hay giáo dục trẻ biết nhƣờng nhịn em nhỏ khi chơi cùng dƣới sân… Trẻ cũng
có thể thực hiện một số việc làm để giúp môi trƣờng trong lớp trong trƣờng trở
nên sạch sẽ hơn nhƣ nhặt lá, rác bỏ vào đúng nơi quy định, chăm sóc, nhổ cỏ
tƣới nƣớc cho cây….

Thơng qua hoạt động ngồi trời, các hoạt động khám phá khoa học với nội
dung BVMT giáo viên lơi cuốn trẻ vào các cuộc trị chuyện bằng những câu hỏi
ngắn về kinh nghiệm của trẻ, tạo hứng thú cho trẻ đối với những nội dung đặt ra
về bảo vệ môi trƣờng. VD: Tại sao chúng ta phải trồng cây? Cây sống đƣợc nhờ
đâu? Muốn cây xanh tốt chúng ta cần phải làm gì? …
Qua hoạt động ngoài trời, sự hỗ trợ của giáo viên và các bạn trong lớp, trẻ
đƣợc thể hiện những hành động của mình đối với mơi trƣờng, từ đó mở rộng
phạm vi kiến thức, hình thành các kĩ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến
môi trƣờng.

14


1.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc giáo dục BVMT cho trẻ 5-6 tuổi
Trong quá trình trẻ phát triển, có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả
của công tác giáo dục BVMT cho trẻ.
Đối với bản thân trẻ
Khả năng của trẻ mẫu giáo lớn bao gồm năng lực hoạt động của não bộ, sự
phối hợp linh hoạt của hệ thống chỉ đạo giúp cho các phẩm chất tâm lý ở trẻ
nhƣ: cảm giác, tri giác, trí nhớ, tƣ duy, tƣởng tƣợng,… của trẻ đƣợc phát triển và
rèn luyện. Từ đó, có thể giúp trẻ có những hành vi tích cực trong việc giải quyết
những vấn đề liên quan đến môi trƣờng.
Đối với giáo viên
Năng lực chuyên môn, kỹ năng sƣ phạm,… của giáo viên cũng chính là
nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lƣợng việc giáo dục BVMT
cho trẻ mầm non. Đối với những hành vi trẻ thực hiện với môi trƣờng, trẻ đều
nhận đƣợc sự đánh giá đúng về mặt mạnh, mặt yếu của mình từ giáo viên
chun mơn. Những nhận xét đánh giá của giáo viên sẽ là những tiêu chuẩn để
trẻ có thể thực hiện hoạt động BVMT một cách tích cực nhất.
Ở lớp, trẻ sẽ bắt chƣớc những hành vi của cơ giáo hoặc của bạn bè. Cơ giáo

chính là tấm gƣơng của trẻ để trẻ dựa vào đó mà thực hiện các hành vi. Nếu giáo
viên khơng có trình độ chun mơn cao hoặc phạm vi kiến thức về mơi trƣờng
hạn hẹp thì sẽ rất khó khăn trong việc tổ chức giáo dục BVMT cho trẻ. Chính vì
vậy, giáo viên cần phải tăng cƣờng trau dồi kiến thức về mơi trƣờng, tích cực
tham gia các lớp bồi dƣỡng về các hoạt động giáo dục môi trƣờng cho trẻ để
nâng cao năng lực chuyên môn cũng nhƣ các kỹ năng xử lý tình huống khi trẻ
tham gia các hoạt động nhằm BVMT.
Đối với gia đình
Gia đình là mơi trƣờng để hình thành và phát triển những kĩ năng, những
hành vi về BVMT. Trong các mối quan hệ giữa trẻ với những ngƣời xung
quanh, trẻ sẽ nhận ra những sự liên quan giữa con ngƣời với môi trƣờng xung
quanh. Ngƣời thân trong gia đình, đặc biệt là phụ huynh của trẻ sẽ là ngƣời trực
tiếp hình thành nên cho trẻ những hành vi tích cực đối với mơi trƣờng thơng qua
15


những việc làm đơn giản hằng ngày mỗi khi trẻ ở nhà nhƣ việc giúp mẹ quét dọn
nhà cửa, tƣới cây,… Những hành vi tích cực đối với mơi trƣờng của ngƣời lớn
mang lại sẽ góp phần hình thành trong trẻ những ý thức về BVMT.
Kết luận chƣơng 1
1. Môi trƣờng bao gồm các yếu tố thiên nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đới sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và thiên nhiên .
2. Hiện nay, MT đang có những diễn biến phức tạp ở khắp mọi nơi trên thế
giới. BVMT và phát triển bền vững có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vấn đề
giáo dục môi trƣờng đang là một vấn đề nóng bỏng mang tính cấp thiết rất cao.
3. Hoạt động giáo dục môi trƣờng cho trẻ mầm non khơng tách bộ phận
riêng biệt mà đƣợc tích hợp trong tất cả các hoạt động của trẻ ở trƣờng mầm
non.
4. Việc giáo dục BVMT góp phần quan trọng trong phát triển tồn diện ở

trẻ mầm non về trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ,thể chất và lao động. Hoạt động ngoài
trời rất tốt đối với sức khỏe và việc học tập vui chơi của trẻ. Là nhu cầu không
thể thiếu đƣợc đối với trẻ mẫu giáo trong trƣờng mầm non. Nó mang lại khơng
khi trong lành, trẻ đƣợc tắm trong nắng ban mai, thỏa mãn nhu cầu vận động,
tiếp cận thông tin, khám phá sự vật, hiện tƣợng thiên nhiên, xã hội dƣới sự
hƣớng dẫn của cô giáo và do sự tìm tịi, khám phá của trẻ.
Có thể nói, hoạt động ngoài trời là một trong những phƣơng tiện chứa rất
nhiều tiềm năng giúp cho quá trình GDMT đạt hiệu quả cao hơn.

16


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BVMT CHO TRẺ 5-6 TUỔI
THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HẰNG NGÀY Ở TRƢỜNG MN

2.1 Khái quát khảo sát thực trạng
2.1.1 Mục đích khảo sát:
Xác định nguyên nhân của thực trạng việc tổ chức và thực hiện giáo dục
BVMT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngồi trời ở trƣờng mầm non,từ đó
đề xuất một số biện pháp giáo dục BVMT cho trẻ nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả giáo dục BVMT cho trẻ ở trƣờng mầm non.
2.1.2 Đối tượng khảo sát:
Việc tổ chức và thƣc hiện giáo dục BVMT cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt
động ngồi trời ở trƣờng mầm non thuộc khu vực Thành phố Thanh Hóa.
2.1.3 Địa bàn khảo sát:
Do một số hạn chế về thời gian và điều kiện thời tiết nên ở đề tài này chúng
tôi chỉ tiến hành điều tra đƣợc một số trƣờng mầm non thuộc khu vục Thành phố
Thanh Hóa.
Các trƣờng Mầm non đƣợc điều tra:
- Trƣờng Mầm non 27-2, Phƣờng Đông Vệ, Thành phố Thanh hóa

- Trƣờng Mầm non Quảng Thành , Phƣờng Quảng Thành, Thành phố
Thanh Hóa
- Trƣờng Mầm non An Hoạch, Phƣờng An Hoạch, Thành phố Thanh Hóa
2.1.4 Nội dung khảo sát:
Thực trạng giáo dục BVMT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời
ở trường mầm non
- Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục BVMT cho
trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời ở trƣờng mầm non.
- Những hình thức giáo viên tổ chức giáo dục BVMT cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động ngoài trời.
- Những nội dung giáo dục BVMT cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động
ngồi trời ở trƣờng mầm non.
17


×