SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN
MỤC LỤC
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 1
Người nghiên cứu : Lê Thị Mỹ Hợp
Tổ:Hóa
Đơn vị : Trường THPT Trần Suyền
NĂM HỌC: 2012-2013
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI ………………………………………………………3
II.GIỚI THIỆU 3
2.1. Thông tin cơ sở 3
2.2. Vấn đề nghiên cứu 5
2. 3. Giả thuyết nghiên cứu 5
III.PHƯƠNG PHÁP 6
3.1. Khách thể nghiên cứu 6
3.2. Thiết kế 6
3.3. Qui Trình nghiên Cứu 7
3.4. Đo lường 7
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ 7
V. BÀN LUẬN 8
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 8
6.1. Kết luận 8
6.2. Khuyến nghị 8
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
VIII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI 9
DANH MỤC VIẾT TẮT
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 2
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
a.a : Aminoaxit
AS : Ánh sáng
CT : Chỉ thị
DX : Dẫn xuất
DD : Dung dịch
ĐH : Đại học
GV : Giáo viên
HCB : Hiđrocacbon
HCHC : Hợp chất hữu cơ
HH : Hóa học
HS : Học sinh
LK(lk) : Liên kết
MM(mm) : Mất màu
PƯ : Phản ứng
Ql : Qui luật
Qt : Quì tím
sđtd : Sơ đồ tư duy
STT : Số thứ tự
TBC : Trung bình cộng
T/C : Tính chất
TCHH : Tính chất hóa học
T/D : Tác dụng
TS : Tiến Sĩ
VT : Vị trí
XT(xt) : Xúc tác
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 3
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
Trong quá trình giảng dạy hóa học hữu cơ. Sau mỗi bài học và mỗi chương, mỗi
học kỳ, để đánh giá kiến thức của học sinh cần có các câu hỏi kiểm tra dưới nhiều hình
thức. Đối với những câu hỏi mang tính chất liệt kê, hệ thống, tổng hợp, so sánh thì
học sinh thường chọn sai đáp án (đối với câu hỏi trắc nghiệm) và liệt kê chưa đúng (đối
với câu hỏi tự luận).
Qua một thời gian tìm hiểu. Nhiều học sinh học tập chăm chỉ nhưng việc ghi
nhớ và hệ thống kiến thức chưa hiệu quả. Điều đó nói lên vấn đề: học sinh chưa biết
cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, học một cách
máy móc theo từng bài và đặc biệt không có sự hệ thống, liên hệ, kết nối, so sánh các
kiến thức giữa các bài, các chương với nhau. Vì vậy chưa phát triển tư duy logic và tư
duy hệ thống. Trong quá trình tìm chọn các phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu
quả học tập môn hóa học hữu cơ cho học sinh. Cụ thể để giúp học sinh trả lời tốt các
câu hỏi mang tính chất tổng hợp kiến thức, thì được biết đến sơ đồ tư duy có những ưu
việt trong việc giải quyết vấn đề đã nêu.
Giải pháp thay thế của tôi là hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy để hệ
thống đầy đủ kiến thức cần nhớ và dưới tác dụng đường nét, màu sắc trong sơ đồ giúp
khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ cho học sinh khối 12 nâng cao.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Bốn mươi học sinh lớp
12A
2
và bốn mươi học sinh lớp 12A
3
đang học chương trình hóa học nâng cao của
trường THPT Trần Suyền. Nhóm học sinh lớp 12A
2
là nhóm thực nghiệm, nhóm học
sinh lớp 12A
3
là nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm thực hiện giải pháp thay thế. Kết
quả cho thấy điểm kiểm tra trung bình của nhóm thực nghiệm là: 7,5. Nhóm đối chứng:
5,9. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p<0,05 có nghĩa là đã có sự khác biệt giữa
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Các số liệu đó minh chứng rằng: việc sử dụng
sơ đồ tư duy trong dạy học có thể hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ cho học
sinh, giúp nâng cao kết quả học tập.
II. GIỚI THIỆU
2.1. Thông tin cơ sở
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay và do yêu cầu phát triển xã hội.
Cần phải đào tạo ra những con người vừa tri thức vừa có năng lực tự hành động, năng
lực cộng tác làm việc, năng động, sáng tạo. Để đạt mục tiêu đó thì đòi hỏi cần phải đổi
mới phương pháp dạy và học. Đối với giáo viên cần tổ chức các phương pháp dạy phù
hợp để truyền đạt kiến thức một cách đầy đủ và hiệu quả. Hơn thế nữa phải dạy cho
các em các kĩ năng sống từ những kiến thức đó. Đối với học sinh cũng cần thay đổi
cách học và cách ghi của mình để tiếp thu và nhớ lâu, một lượng kiến thức ngày càng
tăng một cách tự lực và sáng tạo.
Qua quá trình nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực tôi rất tâm đắc với
việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học vì những ưu việt của nó: Sơ đồ tư duy còn
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 4
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
gọi là bản đồ tư duy hay lược đồ tư duy do giáo sư Tony Buzan trong quá trình nghiên
cứu qui luật hoạt động của não bộ đã phát minh ra: là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi,
đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ
đề bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết.
Cụ thể cách tạo sơ đồ tư duy:
• Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
• Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái
niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và chữ
viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung
tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.
• Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc
nhánh chính đó.
• Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
Một số lưu ý khi tạo sơ đồ tư duy:
• Bảo đảm tính chính xác khoa học.
• Không ghi chữ nhiều có thể dùng kí hiệu, viết tắt và sử dụng hình ảnh minh họa.
• Cần vẽ nét cong và chọn màu hài hòa gây được sự ấn tượng.
• Cần có đường nét liên hệ kết nối các kiến thức trong sơ đồ.
Như vậy sơ đồ tư duy kết nối ý lớn với chủ đề trung tâm. Kết nối những ý nhỏ
hơn nữa với ý lớn. Ý nhỏ hơn nhằm mục đích đào sâu kiến thức .Ghi chép bằng sơ đồ
tư duy cụ thể, ngắn gọn và logic. Kết hợp đường nét, màu sắc kích thích sự hứng thú,
làm cho người học dễ nhớ. Nếu ghi chép theo cách thông thường thì chỉ tận dụng được
chức năng bán cầu não trái. Sử dụng ghi chép theo sơ đồ tư duy tận dụng tối ưu sức
mạnh của hai bán cầu não. Thiết kế sơ đồ tư duy theo mạng tư duy của từng người,
không yêu cầu tỉ lệ, khắt khe, có thể thêm bớt nhánh và mỗi người vẽ một kiểu khác
nhau, theo một cách riêng do đó việc lập sơ đồ tư duy phát huy tối đa khả năng sáng
tạo của cá nhân và tập thể.
Các bài viết các phóng sự đề cập đến vấn đề sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học
đã đem lại thành công trong việc tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học
sinh kể cả những học sinh thụ động trước đó. Cụ thể là Adam Khoo.“Thiên tài được
tìm thấy thông qua cơ hội chứ không phải bằng sự áp đặt” trích trong “Tôi tài giỏi,
bạn cũng thế” của Adam Khoo. Adam Khoo là một người mà trong rất nhiều năm của
cuộc đời anh, không ai cho anh là người tài giỏi cả. Nhưng hiện nay, Adam Khoo là
một nhà doanh nhân tự mình vươn lên thành một trong những triệu phú trẻ nhất và giàu
nhất Singapore. Những thành tích của anh được đăng tải trên các phương tiện truyền
thông. Thành công hiện nay là nhờ sự khám phá bản thân và đặc biệt là về phương
pháp học. Một trong những phương pháp học siêu đẳng, phương pháp tối ưu hóa sức
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 5
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
mạnh của não bộ giúp Adam Khoo thành công là phương pháp ghi chép và học tập
bằng bản đồ tư duy.
Với sự chia sẻ kinh nghiệm học tập của thủ khoa ĐH ngoại thương năm 2009:
Lê Minh Thông đó là: việc sử dụng sđtd để ôn tập kiến thức, đã đem lại hiệu quả cao
trong kì thi. Qua nhiều bài viết, các sáng kiến kinh nghiệm, qua các phóng sự đã được
trình bày trên các phương tiện truyền thông:
- Bài sử dụng sơ đồ tư duy góp phần tích cực hoạt động học tập của học sinh
đăng trên tạp chí khoa học giáo dục, 2009 của tác giả Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu
Thủy.
- Bài viết sơ đồ tư duy –phương pháp dạy học hiệu quả của Ngô Mã Thiên được
đăng trên trang web: www.baodaklak.vn.
- Dạy học bằng bản đồ tư duy-phát huy khả năng sáng tạo của học sinh của tác
giả Anh-Ngọc đăng : www.baobacgiang.com.vn
Các bài viết các phóng sự đã nêu lên: việc sử dụng sơ đồ tư duy đem lại hiệu quả
cho việc dạy và học theo xu hướng đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay. Bản đồ tư
duy là phương pháp hỗ trợ tích cực cho tiết dạy, ôn tập kiến thức cho học sinh một
cách khoa học. Qua đó học sinh ghi nhớ sâu sắc kiến thức, tránh được kiểu học vẹt, học
thuộc lòng một cách máy móc. Với phương pháp này không chỉ phát triển được trí tuệ
của học sinh qua khả năng vẽ và viết ngắn gọn, cô đọng nội dung bài học trên bản đồ
tư duy, mà các em học sinh còn hệ thống được kiến thức khi tổng hợp và chọn lọc ý để
trình bày trên bản đồ. Đối với các giáo viên, dạy học bằng bản đồ tư duy hạn chế được
chữ viết, chuyển sang hình thức kênh màu, kênh hình.
Vì vậy giải pháp thay thế của tôi là sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống, khắc sâu
kiến thức hóa học hữu cơ cho học sinh khối 12 nâng cao.
2.2. Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống củng cố kiến
thức có nâng cao kết quả học tập môn hóa học hữu cơ cho học sinh khối 12 nâng cao
không?
2.3. Giả thuyết nghiên cứu : Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống, củng cố kiến
thức nâng cao kết quả học tập hóa học hữu cơ cho học sinh khối 12 nâng cao.
III. PHƯƠNG PHÁP
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Tôi thực hiện nghiên cứu trên hai nhóm học sinh của hai lớp:
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 6
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
- Bốn mươi học sinh lớp 12A
2
do tôi giảng dạy.
- Bốn mươi học sinh lớp 12A
3
do cô Võ Thị Thanh Hà giảng dạy.
• Tuổi đời và tuổi nghề của tôi và cô Võ Thị Thanh Hà tương đương nhau: Rất
nhiệt tình trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
• Hai nhóm được chọn tương đương nhau về điểm số các môn học năm trước. Đều
tích cực trong học tập.
3.2. Thiết kế
• Chọn hai nhóm: Bốn mươi học sinh lớp 12A
2
là nhóm thực nghiệm . Bốn mươi
học sinh lớp 12A
3
là nhóm đối chứng.
• Thiết kế 1
Tôi dùng bài kiểm tra hóa học hữu cơ học kì hai năm học 2011-2012 làm bài
kiểm tra trước tác động. Kết quả hai nhóm điểm số trung bình khác nhau, do đó tôi
dùng phép kiểm chứng t-test để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung bình của hai
nhóm trước tác động.
Bảng 1:Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Nhóm Đối chứng Thực nghiệm
TBC 5,5 5,8
p 0,29
P= 0,29 >0,05: từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
• Thiết kế 2
Bảng 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm tương đương
Nhóm Kiểm tra trước
tác động
Tác động Kiểm tra sau tác
động
Thực nghiệm 01 Dạy tiết luyện tập, ôn
tập bằng sơ đồ tư duy.
03
Đối chứng 02 Dạy tiết luyện tập, ôn
tập không sử dụng sơ
đồ tư duy.
04
3.3. Quy trình nghiên cứu:
• Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Cô Võ Thị Thanh Hà dạy lớp đối chứng thiết kế giáo án không sử dụng sơ đồ
tư duy trong tiết luyện tập, ôn tập.
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 7
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
- Tôi dạy lớp thực nghiệm thiết kế giáo án sử dụng sơ đồ tư duy trong tiết luyện
tập, ôn tập.
• Tiến hành thực nghiệm: Hệ thống, củng cố kiến thức của bài học, của chương
bằng sơ đồ tư duy.
3.4. Đo lường
- Bài kiểm tra trước tác động do các giáo viên trong tổ thống nhất ra đề.
- Bài kiểm tra sau tác động là kiểm tra một tiết hóa học hữu cơ lần hai học kì I
năm 2012-2013 (xem phần phụ lục)
- Chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Bảng 3: So sánh điểm trung bình các bài kiểm tra sau tác động
Nhóm Đối chứng Thực nghiệm
Điểm trung bình 5,9 7,5
Độ lệch chuẩn 1,27 0,84
Giá trị p của T-test 0,000000003
Chênh lệch giá trị trung
bình chuẩn
1,26
Từ kết quả trên chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương
đương. Sau tác động: kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả
là: 0,000000003, cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng là có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm trung bình của nhóm thực nghiệm
cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là không phải ngẫu nhiên mà do tác
động .
SMD=(7,5-5,9)/1,27=1,26 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học sử dụng sơ
đồ tư duy trong việc hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ trong tiết luyện tập,
ôn tập đến kết quả là rất lớn.
Kết quả của đề tài sử dụng sơ dồ tư duy để hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học
hữu cơ cho học sinh khối 12 nâng cao đã được kiểm chứng.
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 8
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
V. BÀN LUẬN
Để tiết dạy đạt hiệu quả cần phải hướng dẫn và tập cho các em cách vẽ sơ đồ tư
duy như thế nào để dễ đọc và dễ nhớ nhất.
Đây là phương pháp giảng dạy hiệu quả và rất cần được nhân rộng, phổ biến
rộng rãi tại các trường học trên địa bàn toàn tỉnh.
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
6.1. Kết luận:
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: việc sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy để
hệ thống lại kiến thức của một bài học hay một chương hoặc nhiều chương mang lại
kết quả cao cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh.
Việc đưa sơ đồ tư duy vào giảng dạy đã đem lại thành công cho tiết dạy của
giáo viên vì đã khơi dậy sự hứng thú cho học sinh từ đó phát huy tính tự giác, chủ
động, sáng tạo trong học tập của học sinh .
Qua quá trình theo dõi thái độ học tập của học sinh : đa số đều tỏ ra thích thú và
tập trung hơn trong tiết học.
Sau một thời gian giảng dạy bằng sơ đồ tư duy. Đa số các em đã thấy đây là
phương pháp học hiệu quả. Chính vì vậy các em đã sử dụng nó không những hệ thống
kiến thức đối với chương trình hóa học hữu cơ mà còn hệ thống kiến thức những
chương khác và môn học khác làm tài liệu học tập, ôn tập trong thi cử .
6.2. Khuyến nghị:
Đối với giáo viên : sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học là phương pháp dạy học
tích cực đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện
nay. Chính vì vậy các giáo viên cần phải thường xuyên hơn nữa trong việc sử sơ đồ tư
duy trong dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy của mình góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục.
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 9
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
Thường thì việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học theo tôi nhận thấy chỉ có ở
tiết thao giảng .Vì việc tạo sơ đồ tư duy mất nhiều thời gian. Nên các tổ chuyên môn
cần phải khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học: thiết kế sơ đồ tư duy của các
bài, các chương hay một số chủ đề quan trọng về kiến thức cơ bản cần nhớ …để làm tư
liệu trong quá trình giảng dạy cho bản thân và cho các thành viên trong tổ sau này.
Cần giới thiệu rộng rãi cách vẽ và ý nghĩa sơ đồ tư duy trong học sinh thông qua
các buổi ngoại khóa dưới cờ để tất cả các em có thể vận dụng nó trong quá trình học
tập của mình .
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo: Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm
ứng dụng. Dự án Việt- Bỉ, .
2- TS Trần Đình Châu, TS Đặng Thị Thu Thủy: sử dụng sơ đồ tư duy góp phần
dạy học tích cực và hổ trợ công tác quản lí nhà trường, 2009. Đăng trên tạp
chí khoa học giáo dục, .
3- Nguyễn Quốc Phong: Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần
ôn tập, luyện tập hóa học cơ sở lớp 10 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học hóa học ở trường Trung học phổ thông. Trường THPT Tân Phú
Hậu Giang.
4- Nguyễn Chí Thuận. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường
THPT Dĩ An.
5- Adam Khoo. Dịch giả: Trần Đăng Khoa và Uông Xuân Vy. Sách “Tôi tài giỏi,
bạn cũng thế” nhà xuất bản phụ nữ, 2009.
6- Tony Buzan. Bản đồ tư duy trong công việc, nhà xuất bản lao động - xã hội.
7- Mạng Internet: baodaklak.com.vn; gdtd.vn; mindmap.com; ngocbinh. Day
hoahoc.com.
VIII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
* KẾ HOẠCH BÀI HỌC
1. Cho học sinh làm quen với một vài sơ đồ tư duy qua tiết ôn tập đầu năm: Hệ
thống lại kiến thức hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao.
a. Mục tiêu :
- Cho học sinh nhớ lại cách gọi tên các hợp chất hữu cơ đã học.
- Củng cố, hệ thống hóa kiến thức về tính chất hóa học của hợp chất hiđrocacbon, dẫn
xuất hiđrocacbon.
b. Cách tiến hành:
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 10
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
• GV: - Tổ chức chia lớp thành 4 nhóm học tập.
- Phân công nhiệm vụ và phát phiếu học tập cho từng nhóm.
• HS: Các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập giáo viên đã
chuẩn bị sẵn.
• GV: - Cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm của mình sau
đó các tổ khác bổ sung, góp ý.
- Giáo viên chỉnh sửa và kết luận những kiến thức cần nhớ dưới dạng sơ
đồ tư duy.
.
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 11
DANH PHÁP HỢP CHẤT HỮU CƠ
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 12
GV: Mời lần lượt học sinh các nhóm viết các phương
trình phản ứng (cần khắc sâu hệ số cân bằng để giải
nhanh bài tập trắc nghiệm)
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 13
GV: Mời lần lượt học sinh các nhóm viết các phương
trình phản ứng (cần khắc sâu hệ số cân bằng để giải
nhanh bài tập trắc nghiệm)
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
2. Hướng dẫn học sinh thuyết trình kiến thức trên sơ đồ tư duy đã có sẵn thông
qua phần củng cố của tiết 3, Bài 1: ESTE
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 14
CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ ESTE
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
3. Tập học sinh vẽ sơ đồ tư duy qua các tiết luyện tập chương: Cacbohiđrat;
Amin aminoaxit và protein.
• GV: - Cho học sinh tự thiết kế sơ đồ tư duy theo mạch kiến thức giáo viên
yêu cầu học sinh trong phần chuẩn bị bài mới trong tiết trước.
- Gọi một vài học sinh lên trình bày sơ đồ tư duy của mình đã chuẩn bị
về kiến thức tổng hợp chương.Cho các học sinh khác nhận xét sau
đó góp ý về hình thức và nội dung của từng em.
- Giáo viên hệ thống lại kiến thức trọng tâm bằng sơ đồ tư duy đã
chuẩn bị sẵn để học sinh có cách nhìn hệ thống hơn.
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 15
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 16
GV:Mời lần lượt học sinh các nhóm viết các phương
trình phản ứng (cần khắc sâu hệ số cân bằng để giải
nhanh bài tập trắc nghiệm)
CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT HH CỦA
AMIN AMINOAXIT VÀ PROTEIN
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
4. Sau khi học sinh đã nắm được cách vẽ sơ đồ tư duy .Giáo viên có thể tiến
hành một tiết thao giảng cấp trường chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20
tháng 11.
Thiết kế giáo án giảng dạy tiết: sử dụng sơ đồ tư duy củng cố kiến thức đã
học.
Tiết:30 Bài:18 LUYỆN TẬP: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
A.Mục tiêu:
Kiến thức:
- Củng cố kiến thức cho học sinh: Khái niệm, phân loại, cấu trúc và
tính chất của polime.
Kĩ năng:
- So sánh các loại vật liệu: chất dẻo, cao su, tơ và keo dán.
- Viết phương trình tổng hợp các loại vật liệu.
- Giải các bài tập liên quan polime: Tính số mắc xích, bài tập về hiệu
suất phản ứng.
B.Chuẩn bị:
GV: Bài giảng điện tử có thiết kế sơ đồ tư duy, có trò chơi đi tìm ẩn số
cho bức tranh.
HS: Giấy A
2
, bút chì,bút màu.
C. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1:
-Giáo viên cho câu hỏi kiểm tra
HOẠT ĐỘNG 2: Vào bài
Polime là hợp chất cao phân tử có rất
nhiều ứng dụng trong đời sống .Tuy nhiên
nó còn có nhiều hạn chế .Đó là những ứng
dụng nào và hạn chế nào qua bài học mới
ta củng cố lại kiến thức đó.
-Trả lời câu hỏi sau đây:
Câu1:Viết phương trình phản ứng
polime hoá các monome sau:
a) CH
2
= CH
2
b) H
2
N - [CH
2
]
5
- COOH
Câu2:Tên gọi từng phản ứng
trên.So sánh sự giống và khác nhau
giữa hai loại phản ứng đó?
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 17
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
HOẠT ĐỘNG 3:
Qua bài học này mục đích: Cần nhớ gì
về đại cương polime và cần khắc sâu hơn
nữa kiến thức gì về vật liệu polime.
1. Đại cương polime:
- Giáo viên cho học nhắc lại kiến thức cần
nhớ và bổ sung sơ đồ tư duy đã chuẩn bị
sẵn .
- Cho bài tập kiểm tra.
HOẠT ĐỘNG 4:
2. Vật liệu polime:
- Giáo viên phân chia lớp thành 4 nhóm
học tập và giao nhiệm vụ: Hệ thống kiến
thức cần khắc sâu về vật liệu polime dưới
dạng sơ đồ tư duy.
- Mời đại diện một nhóm bất kì lên trình
bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các tổ khác nhận xét về hình thức và nội
dung sau đó giáo viên kết luận và khắc sâu
bằng sơ đồ tư duy.
- Học sinh trình bày.
- Học sinh củng cố kiến thức về đại
cương polime qua bài tập:
• Điền vào ô trống chữ Đ(nếu
phát biểu đó đúng) chữ S (nếu
phát biểu đó là sai):
a. Phản ứng lưu hoá cao su thuộc
phản ứng tăng mạch polime.
b. Theo nguồn gốc bông, len cùng
loại với tơ visco.
c. Các polime là chất rắn không
tan trong bất cứ dung môi nào.
d. Amilopectin và glicogen có cấu
tạo mạch phân nhánh
- Học sinh thảo luận nhóm:
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 18
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
HOẠT ĐỘNG 5:
• Tổ chức trò chơi: Trò chơi
là một bức tranh được che
bỡi 6 mảnh ghép tương ứng
6 câu hỏi .Trả lời đúng câu
hởi mảnh ghép sẽ được
mở.Đoán đúng nội dung
bức tranh sẽ được phần
thưởng.
• Cho biết nội dung bức
tranh và hãy nêu cảm nghĩ
của mình về hình ảnh đó?
Câu 1 : Thủy tinh hữu cơ là sản phẩm trùng
hợp của monome nào sau đây?
A. Etyl acrylat B. Metyl metacrylat
C. Metyl acrylat D. Vinyl axetat
Câu 2 : Chất nào sau đây là nguyên liệu sản
xuất tơ Visco?
A. Xenlulozơ B. Caprolactam
C. Vinyl axetat D. Alalin
Câu 3:Tơ lapsan thuộc tơ :
A. Tơ axetat B. Tơ polieste
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 19
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
HOẠT ĐỘNG 6: Củng cố
Câu 1:Phân tử khối trung
bình của một đoạn tơ capron
là 17176 . Số lượng mắt xích
trong đoạn mạch capron là:
Câu 2 : Trùng hợp hoàn toàn
16,8 gam etilen được m g PE.
Số mắt xích có trong m gam
PE nói trên là :
Bài 3 : Da nhân tạo(PVC)
được điều chế từ khí thiên
nhiên (chứa 100% CH
4
) .Nếu
hiệu suất của toàn bộ quá
trình là 20%.Tính thể tích khí
CH
4
(đktc) để điều chế 1 tấn
PVC.
C. tơ poliamit D. Tơ visco
Câu 4: Cao su buna-S được tạo thành từ
phản ứng :
A.Trùng hợp B. Trùng ngưng
C. Đồng trùng hợp D.Đồng trùng ngưng
Câu 5: Nhóm vật liệu được chế tạo từ polime
trùng ngưng là:
A. Tơ axetat,Tơ nilon-6,nhựa PVC
B.Cao su ,nilon-7,tơ nitron
C. Tơ lapsan,tơ nitron,nhựa PE
D. Tơ nilon-6,Tơ nilon-6,6,nhựa PPF
Câu 6: Túi nilon dùng trong sinh hoạt hằng
ngày được chế tạo chủ yếu từ chất nào?
A. Poli(Vinyl axetat) B. Polistiren
C. Polietilen D.Poli(metyl metacrylat)
Do thời gian trên lớp có hạn nên tôi chỉ cho các em hệ thống lại kiến thức
cần nhớ các chương hữu cơ chủ yếu: Cấu tạo và TCHH. Để có cách nhìn tổng
quát và trả lời các câu hỏi mang tính chất tổng hợp và rộng ở các đề thi trắc
nghiệm như hiện nay thì đòi hỏi học sinh cần phải nhớ đúng và nhớ lâu, nhớ sâu
kiến thức. Vì vậy để dễ dàng cho việc ôn tập môn hóa học hữu cơ của học sinh
khối 12 nâng cao, giáo viên có thể hướng dẫn các em học và hệ thống kiến thức
theo các từ khóa(chủ đề):
1. Phương trình điều chế các HCHC thường gặp ở các bài học dựa trên
kiến thức tổng hợp về TCHH và điều chế: vd: CH
3
COOH, CH
3
CHO,
C
2
H
5
OH….
2. Chất tác dụng nhiều chất:
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 20
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
• HCHC tác dụng NaOH
• HCHC tác dụng Axit
• HCHC tác dụng Na và NaOH
• HCHC tác dụng AgNO
3
/NH
3
• HCHC tác dụng Cu(OH)
2
• HCHC tác dụng dung dịch Brom
• HCHC tác dụng dung dịch KMnO
4
3. Hợp chất Lưỡng tính(tác dụng axit mạnh và bazơ mạnh).
4. Hợp chất hữu cơ tham gia phản ứng thủy phân.
ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN SAU TÁC ĐỘNG
TRƯỜNG THPT TRẦN SUYỀN KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 (2012-
2013)
TỔ HÓA MÔN:HÓA – 12 NÂNG CAO
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Họ và tên học sinh: Lớp:
(Cho H = 1, C = 12, O = 16, N =14, Na = 23, Cl = 35,5)
Câu 1. Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C
3
H
7
O
2
N .Cho 17,8 gam X phản
ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, đun nóng thu được 18,8 gam muối khan.
Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. NH
2
COOCH
2
CH
3
. B. CH
2
=CHCOONH
4
.
C. NH
2
CH
2
COOCH
3
. D. NH
2
C
2
H
4
COOH.
Câu 2. Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A. Các dung dịch glyxin, alanin, anilin đều không làm đổi màu quì tím.
B. Các loại tơ poliamit thường kém bền với nhiệt, axit và với kiềm.
C. Kết tủa Cu(OH)
2
tan trong dung dịch lòng trắng trứng tạo dung dịch màu
tím.
D. Trong cấu tạo phân tử tripeptit luôn chứa ba liên kết peptit.
Câu 3. Phân tử khối trung bình của cao su thiên nhiên là 103360 (đvC). Số mắc
xích gần đúng trong công thức phân tử của cao su thiên nhiên là :
A. 1520. B. 1500. C. 1544. D. 1454.
Câu 4. Có các phát biểu sau đây:
1.Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
2.Glucozơ bị khử bỡi dung dịch AgNO
3
trong NH
3
3.Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
4.Saccarozơ làm mất màu nước brom.
5.Glucozơ tồn tại dạng mạch hở và dạng mạch vòng
6.Ở dạng mạch hở,glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau.
7.Glucozơ tác dụng được với nước brom.
8.Khi glucozơ ở dạng vòng thì tất cả nhóm OH đều tạo ete với CH
3
OH.
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 21
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
Số nhận định đúng là:
A.6 B.4 C.5 D.7
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không hoàn toàn đúng ?
A. Tơ axetat, tơ visco là những vật liệu được chế tạo từ polime thiên nhiên.
B. Tơ nitron, tơ nilon-6,6, cao su buna–S, cao su buna-N đều được tổng hợp
bằng phản ứng trùng hợp.
C. Bằng thực nghiệm đã chứng minh cao su thiên nhiên là polime của
isopren.
D. Khi cho cao su thiên thiên tác dụng với lưu huỳnh trong điều kiện thích
hợp thu được cao su lưu hóa.
Câu 6. Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. Dung dịch NaCl. B. Dung dịch NaOH.
C. Cu(OH)
2
/OH
-
. D. Dung dịch HCl.
Câu 7. Cho quì tím vào mỗi dung dịch dưới đây , dung dịch nào làm quì tím hóa
xanh
A.CH
3
COOH B.NH
2
-(CH
2
)
4
-CH(NH
2
)COOH
C.C
6
H
5
NH
2
D. HOOC-CH(NH
2
)-CH
2
-CH
2
-COOH.
Câu 8. Trong bốn polime cho dưới đây, polime nào cùng loại (theo cách tổng
hợp ) với cao su Buna ?
A. polietilen. B. tơ lapsan. C. tơ visco. D. tơ nilon-6,6.
Câu 9. Kết luận nào sau đây không hoàn toàn đúng?
A. Thành phần chính của chất dẻo, cao su và tơ là polime .
B. Cao su buna, cao su buna–S và cao su buna–N thuộc loại cao su tổng hợp.
C. Vật liệu compozit có thành phần chính là polime .
D.Trong tơ,những polime có mạch không phân nhánh, sắp xếp song song với
nhau.
Câu 10. Chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt, dùng làm
thủy tinh hữu cơ (plexiglas) là:
A. polietilen (PE). B. poli(metyl metacrylat).
C. poli(phenol–fomandehit ) (PPF). D. poli(vinyl clorua) (PVC).
Câu 11. Khi đun nóng hoặc cho axit, bazơ hay một số muối vào dung dịch
protein, protein sẽ bị kết tủa tách ra khỏi dung dịch. Ta gọi đó là
A. sự hóa ôi protein. B. sự đông tụ protein.
C. sự thủy phân protein. D. sự ngưng tụ protein.
Câu 12. Số đồng phân đipeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 1 phân tử alanin
là:
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 13. Cho dãy các chất: NH
2
CH
2
COOH, CH
3
NH
3
Cl, CH
3
NH
2
, CH
3
COOCH
3
.
Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là:
A. 4 B. 2 C . 3 D. 1
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 22
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
Câu 14.Lượng mùn cưa (chứa 50% xenlulozơ) cần để sản xuất 1 tấn ancol
etylic,biết hiệu suất cả quá trình đạt 70%.
A.1,000 tấn B.2,000 tấn C.5,032 tấn D.6,454 tấn
Câu 15. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: CH
3
COONa
→
NaOH
A
→
nhlamlanhnhaC,1500
0
B
→
4
ddHgSO
D
→
0
33
,/ tNHddAgNO
E
→
+
ddHCl
F
→
+
xtHC ,
22
G
→
+
2
ddBr
H
→
+
0
,tddNaOH
I . G và Icó thể là :
A.C
2
H
5
COOCH=CH
2
,C
2
H
5
COONa B.CH
2
=CH-COOCH=CH
2
,CH
3
COONa.
C. CH
2
=CH-COOH , CH
3
COONa. D. CH
3
COOCH=CH
2
, CH
2
(OH)CHO
Câu 16. Phát biểu không đúng là:
A. Trong dung dịch, H
2
N-CH
2
-COOH tồn tại ở dạng ion lưỡng cực
H
3
N
+
-CH
2
-COO
-
.
B. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino
và nhóm cacboxyl.
C. Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
D. Hợp chất H
2
N-CH
2
-CH
2
-CO-NH-CH
2
-COOH là một đipeptit.
Câu 17.Cho các polime sau: (-CH
2
-CH
2
-)
n
; (-CH
2
-CH=CH-CH
2
-)
n
;
(-NH-[CH
2
]
5
-CO-)
n
. Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng
ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là
A. CH
2
=CHCl, CH
3
-CH=CH-CH
3
, HOOC-[CH
2
]
5
-COOH.
B. CH
2
=CH
2
, CH
3
-CH=C=CH
2
, H
2
N-[CH
2
]
6
-COOH.
C. CH
2
=CH
2
, CH
2
=CH-CH=CH
2
, H
2
N-[CH
2
]
5
-COOH.
D. CH
2
=CH
2
, CH
3
-CH=CH-CH
3
, H
2
N-[CH
2
]
5
-NH
2
.
Câu 18. Cho 21,9 gam đipeptit Gly-Ala phản ứng vừa đủ với V(ml) dung dịch
HCl 1,5M. Giá trị V(ml) của dung dịch HCl đã dùng là :
A. 100 ml. B. 150 ml C. 200 ml. D. 250 ml.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được
gọi là liên kết peptit.
B. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được hỗn hợp các α -amino axit.
C. Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở
(gọi là mắc xích) liên kết với nhau tạo nên .
D. Khi thay thế hết các nguyên tử H trong phân tử amoniac bằng các gốc
hidrocacbon ta được amin bậc hai.
Câu 20. Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H
2
N-CH
2
-COOH) phản ứng hết với
dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là :
A. 11,05 gam. B. 9,8 gam. C. 7,5 gam. D. 9,7 gam.
Câu 21. Nilon-6,6 là một loại :
A. tơ poliamit. B. tơ visco C. tơ axetat. D. polieste.
Câu 22. Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl
0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với
40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 23
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
A. H
2
NC
2
H
3
(COOH)
2
. B. (H
2
N)
2
C
3
H
5
COOH.
C.H
2
NC
3
H
6
COOH. D. H
2
NC
3
H
5
(COOH)
2
.
Câu 23. Sắp xếp các hợp chất sau theo thứ tự giảm dần tính bazơ:
(1) C
6
H
5
NH
2
;
(2) C
2
H
5
NH
2
; (3) (C
6
H
5
)
2
NH ; (4) (C
2
H
5
)
2
NH ; (5) NaOH ;
(6) NH
3
A . (5) > (4) > (2) > (6) > (1) > (3) B. (5) > (4) > (2) > (1) > (3) > (6)
C. (1) > (3) > (5) > (4) > (2) > (6) D. (6) > (4) > (3) > (5) > (1) > (2)
Câu 24. Khi clo hoá PVC thu được một loại tơ clorin chứa 73,2% clo về khối
lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá
trị của k là :
A. 3 B. 2 C. 5 D. 1
Câu 25. .Trong số các polime sau:
[- NH-(CH
2
)
6
- NH-CO - (CH
2
)
4
- CO-]
n
(1); [-NH-(CH
2
)
5
-CO -]
n
(2) ;
[-NH-(CH
2
)
6
-CO-]
n
(3);C
6
H
7
O
2
(OOCCH
3
)
3
]
n
(4);
(-CH
2
-CH
2
-)
n
(5);(-CH
2
-CH=CH-CH
2
-)
n
(6)
Số lượng Polime được dùng để sản xuất tơ là:
A. 4 B. 3 C. 6 D. 5
Câu 26. Có các dung dịch riêng biệt sau: C
6
H
5
-NH
3
Cl (phenylamoni clorua),
H
2
N-CH
2
-CH
2
-CH(NH
2
)-COOH, ClH
3
N-CH
2
COOH, H
2
N-CH
2
-COONa
HOOC-CH
2
-CH
2
-CH(NH
2
)-COOH. Số lượng các dung dịch có pH < 7 là:
A. 4. B. 3 C. 5. D. 2.
Câu 27. Hãy cho biết glyxin (kí hiệu trong thương mại và khoa học là Gly) có
thể tác dụng được với những chất nào trong số các chất sau: HCl; Cu; NaCl;
NaOH; C
2
H
5
OH; BaSO
4
, HNO
2
.
A. HCl; NaCl; C
2
H
5
OH; B. HCl; NaOH; C
2
H
5
OH
C. HCl; Cu; NaOH; C
2
H
5
OH D. HCl, HNO
2
; NaOH; C
2
H
5
OH;
Câu 28. Có 4 chất cùng CTPT C
3
H
7
O
2
N. Chất nào là hợp chất lưỡng tính và tác
dụng được với H
2
?
A. CH
2
= CH - COONH
4
; B. NH
2
- CH
2
- CH
2
- COOH
C. CH
3
- CH
2
- CH
2
- NO
2
D. CH
3
- CH(NH
2
) - COOH
Câu 29. Hãy sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần:
H
2
N-CH
2
COOH(1), CH
3
COOH(2), CH
3
-O-CH
3
(3)
, C
2
H
5
OH(4).
A. (3) < (4) < (2) < (1). B. (4) < (3) < (2) < (1).
C. (1) < (2) < (4) < (3). D. (3) < (4) < (1) < (2).
Câu 30. Tìm CTPT của chất X, biết rằng khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu
được
1,12 lít N
2
, 6,72 lít CO
2
và 6,3 g H
2
O.
A. C
4
H
9
O
2
N B. C
3
H
7
O
2
N
2
C. C
3
H
5
O
2
N D. C
3
H
7
O
2
N,
Hết
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 24
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC HỮU CƠ
BẢNG ĐIỂM
NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ MỸ HỢP 25