Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã đồng thắng, huyện đình lập, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Cơng tác xã hội trong phịng chống bạo lực gia đình đối với
phụ nữ tại xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

Giáo viên hướng dẫn

: Ths. Phạm Duy Lâm

Họ tên

: Nguyễn văn Thắng

Lớp

: k63 CTXH

Msv

: 1854060497

Hà Nội, 2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ CƠNG TÁC XÃ HỘI
TRONG PHỊNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ ............. 6
1.1. Cơ sở lý luận về phịng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ .................... 6
1.1.1. Một số khái niệm ......................................................................................... 6
1.1.2. Các hình thức của bạo lực gia đình đối với phụ nữ .................................... 9
1.1.3. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ...................... 11
1.1.4. Các biện pháp cơ bản ngăn chặn hành vi bạo lực và bảo vệ nạn nhân trong
việc bạo lực gia đình đối với phụ nữ ................................................................... 14
1.1.5. Các hoạt động công tác xã hội trong phịng chống bạo lực gia đình đối với
phụ nữ .................................................................................................................. 25
1.2. Cơ sở thực tiễn về phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ............... 29
1.2.1. Các chính sách của nhà nước trong việc phịng chống bạo lực gia đình đối
với phụ nữ............................................................................................................ 29
1.2.2. Một số nghiên cứu về phịng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở
trong nước ........................................................................................................... 30
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CƠNG TÁC XÃ HỘI TRONG
PHỊNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI XÃ ĐỒNG
THẮNG, HUYỆN ĐÌNH LẬP,TỈNH LẠNG SƠN ........................................... 34
2.1. Đặc điểm địa bàn và khách thể nghiên cứu.................................................. 34
2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................... 34
2.1.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu ................................................................ 35
2.2. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ xã Đồng Thắng, Huyện Đình
Lập, Tỉnh Lạng Sơn............................................................................................. 36
2.3. Thực trạng hoạt động công tác xã hội trong phịng chống bạo lực gia đình
đối với phụ nữ xã Đồng Thắng, Huyện Đình Lập, Tỉnh Lạng Sơn .................... 39
2.4. các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong phịng chống bạo
lực gia đình đối với phụ nữ xã Đồng Thắng, Huyện Đình Lập, Tỉnh Lạng Sơn 44
i



2.4.1. Trình độ, năng lực và chuyên ngành đào tạo của cán bộ, nhân viên làm
công tác xã hội..................................................................................................... 44
2.4.2. Nhận thức về bạo lực gia đình và cơng tác xã hội với phụ nữ bị bạo lực
gia đình của người dân và cán bộ các ngành, đoàn thể ....................................... 45
2.5 Một số nhận định về hoạt động công tác xã hội trong phịng, chống bạo lực gia
đình đối với phụ nữ xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, Tỉnh Lạng Sơn ................ 46
2.5.1. Những thành tựu đạt được........................................................................ 46
2.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế công tác xã hội trong phịng chống bạo lực
gia đình đối với phụ nữ xã Đồng Thắng, Huyện Đình Lập, Tỉnh Lạng Sơn ...... 50
2.3.1. Nguyên nhân khách quan .......................................................................... 50
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan .............................................................................. 53
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG BẠO LỰC GIA
ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI XÃ ĐỒNG THẮNG, HUYỆN ĐÌNH LẬP,
TỈNH LẠNG SƠN .............................................................................................. 56
3.1. Giải pháp dành cho nạn nhân và người có hành vi bạo lực gia đình đối với
phụ nữ .................................................................................................................. 56
3.1.1. Giải pháp người phụ nữ có thể làm khi có bạo hành xảy ra với mình .......... 56
3.2. Những giải pháp cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc nâng
cao hiệu quả PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Đồng Thắng................................. 58
3.2.2. Truyền thông vận động nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về
PCBLGĐ đối với phụ nữ..................................................................................... 59
3.2.3. Nâng cao năng lực về PCBLGĐ đối với phụ nữ cho cán bộ phịng Văn hóa
thơng tin xã Đồng thắng và các ban ngành, đồn thể có liên quan .......................... 61
3.2.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến nội dung PCBLGĐ đối với phụ nữ
xã Đồng Thắng .................................................................................................... 61
3.2.5. Xây dựng mạng lưới trợ giúp nạn nhân BLGĐ ....................................... 63
3.2.6. Xây dựng, lồng ghép nội dung PCBLGĐ đối với phụ nữ vào phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ............................................... 64
3.2.7. Tăng cường pháp chế trong lĩnh vực PCBLGĐ đối với phụ nữ ............... 65

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ bị trên địa bàn ....................... 37
Bảng 2.2 :Bảng số liệu về tình hình bạo lực gia đình đối với phụ nữ thơng qua
khảo sát tại xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn............................ 38
Bảng 2.3: Bảng số liệu về thực trạng tuyên truyền pháp luật PCBLGĐ đối với
phụ nữ xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn thông qua khảo sát ... 39
Bảng 2.4: Sự quan tâm của người dân đối với vấn đề PCBLGĐ đối với phụ nữ ... 40
Bảng 2.5: Hình thức tuyên truyền pháp luật PCBLGĐ đối với phụ nữ xã Đồng
Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn .............................................................. 41
Bảng 2.6: Những khó khăn trong cơng tác PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Đồng
Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn .............................................................. 42
Bảng 2.7: Trách nhiệm PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Đồng Thắng, huyện Đình
Lập, tỉnh Lạng Sơn. ............................................................................................. 43
Bảng 2.8: Các biện pháp xử lý phổ biến nhất được áp dụng khi xảy ra bạo lực gia
đình đối với phụ nữ tại xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn ............. 43

iii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện thực trạng tuyên truyền pháp luật PCBLGĐ đối
với phụ nữ tại xã Đồng Thắng, huyện Đình lập, tỉnh Lạng Sơn ........................ 39
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện sự quan tâm của người dân đối với vấn đề
PCBLGĐ đối với phụ nữ.................................................................................... 40

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện hình thức tuyên truyền pháp luật PCBLGĐ đối với
phụ nữ tại xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn .............................. 41
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện các biện pháp xử lý phổ biến nhất được áp dụng
khi xảy ra BLGĐ đối với phụ nữ tại xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng
Sơn ....................................................................................................................... 44

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLGĐ:

Bạo lực gia đình

PCBLGĐ:

Phịng chống bạo lực gia đình

HNGĐ:

Hơn nhân gia đình

LHQ:

Liên hợp quốc

UBND:

Ủy ban nhân dân


HĐND:

Hội đồng nhân dân

HLHPN:

Hội liên hiệp phụ nữ

HPN:

Hội phụ nữ

BĐG:

Bình đẳng giới

CEDAW:
PN:

Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ
Phụ nữ

v


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào xã hội, là tổ ấm thân yêu của mỗi con người, như Bác
Hồ đã từng nói: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã
hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.

Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nịi giống, là mơi trường quan
trọng hình thành, ni dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát
huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân
lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đọc Tun ngơn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa, trong Tuyên ngôn Người đã đặt ra vấn đề quan tâm hàng đầu là “Nam nữ
bình quyền”.
Tuy nhiên, vấn đề hiện nay tiềm ẩn trong mọi gia đình là vấn nạn vi phạm
pháp luật phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và việc phịng, chống bạo
lực gia đình đối với phụ nữ là hết sức cần thiết. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là
vấn đề mang tính lịch sử tồn cầu, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu
quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ. Bước sang thế kỷ XXI,
phòng, chống bạo lực giới đang là một trong những mục tiêu của thiên niên kỷ.
Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon đã tuyên bố: "Bạo lực đối với phụ nữ
là không bao giờ được chấp nhận, không bao giờ được khoan dung, tha thứ ." .
Chúng ta những con người của thế kỷ 21 cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề
bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và lên án nạn bạo lực với phụ nữ góp phần vào
nâng cao địa vị và quyền con người chính đáng của phụ nữ ở trong gia đình và
ngồi xã hội.
Chúng ta đều biết bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một hiện tượng xã
hội không mới, nhưng lại nổi lên như một căn bệnh xã hội hết sức nan giải trong
giai đoạn hiện nay. Qua các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ
bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp 3 lần so với khả năng bị người khác lạm

1


dụng. Bạo lực gia đình đình đối với phụ nữ đã gây hậu quả hết sức nghiêm trọng
đối với thể chất và tinh thần của người phụ nữ.
Tại xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn nơi em sinh ra và lớn

lên cũng đã từng chứng kiến rất nhiều người đan ơng vũ phu bạo lục gia đình,
người tổn thương nhất vẫn chính là người phụ nữ và con cái.
Với những lí do nêu trên, mà em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Cơng tác xã
hội trong phịng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Đồng Thắng,
Huyện Đình Lập, Tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
ỹ nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
ý nghĩa lý luận của đề tài
Nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần vào việc hệ thống hóa cơ sở lí luận
về đề tài cơng tác xã hội trong phịng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
2. ý nghĩa thực tiến của đề tài
Kết quả nghiên cứu là một trong những tài liệu tham khảo hữu ích giúp
các nhà lãnh đạo xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn trong việc đưa
ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã
Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Kết quả được nghiên cứu cũng là
tài liệu tham khảo hữu ích đối với sinh viên theo nghành công tác xã hội.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở khảo sát thực trạng hoạt động cơng tác xã hội trong phịng
chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh
Lạng Sơn. Qua đó đề xuất giải pháp để giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình
đối với phụ nữ tại xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiến về cơng tác xã hội trong phịng
chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
- Đánh giá thực trạng hoạt động cơng tác xã hội trong phịng chống bạo
lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn
2


- Trên cơ sở khảo sát thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ qua đó đề

xuất giải pháp nâng cao hoạt động công tác xã hội trong bạo lực gia đình đối với
phụ nữ tại xã Đồng Thắng, huyện đình Lập, tỉnh Lạng Sơn
4. Nội dung nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận và thực tiến về công tác xã hội trong phịng chống bạo lực
gia đình đối với phụ nữ
- Thực trạng hoạt động công tác xã hội trong phịng chống bạo lực gia
đình đối với phụ nữ tại xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn
- Giải pháp để giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã
Đồng Thắng, huyện đình Lập, tỉnh Lạng Sơn
5.Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Cơng tác xã hội trong phịng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã
Đồng Thắng, Huyện Đình Lập, Tỉnh Lạng Sơn
5. 2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn
- phạm vi thời gian: được thu thập trong giai đoạn 04/04/2022 đến ngày
12/06/2022
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
6.1. Phương pháp thu thập số liệu
6.1.1. phương pháp tổng quan tài liệu
Nghiên cứu, sử dụng những tài liệu có sắn nhằm phân tích những tài liệu
sắn có liên quan đến nội dung nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận, khung
nghiên cứu, góp phần bổ sung làm rõ những nội dung nghiên cứu của đề tài
Phân tích các văn bản chính sách, chủ trương của đảng và nhà nước về
công tác xã hội với phịng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Các báo cáo tổng kết, hội thảo, hội nghị về vẫn đề liên quan của đề tài
Các tài liệu trong và ngoài nước về vẫn đề liên quan đến đề tài

3



6.1.2. Phương pháp phỏng vẫn sâu
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thăm dò trực tiếp vấn đề
phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Tiến hành phỏng vấn sâu với số lượng là 10 mẫu trong đó có: 7 phụ nữ, 3
cán bộ địa phương. Trong đó phỏng vấn sâu một số nội dung về thực trạng bạo
lực gia đình đối với phụ nữ, giải pháp phịng chống bạo lực gia đình đối với phụ
nữ tại địa phương...
6.1.3. Phương pháp điều tra bảng hỏi
Sử dụng bảng hỏi điều tra được soạn sắn với các tiêu chí được cụ thể hóa
thành các câu hỏi để thu nhập ý kiến của người trả lời làm sáng tỏ những nội
dung nghiên cứu của đề tài. Lập những câu hỏi trắc nghiệm sát thực trong việc
phịng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi
6.2. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng phương pháp thống kê mô tả để
nêu lên mức độ của hiện tượng, phận tích biến động của các hiện tượng và mỗi
qua hệ giữa các hiện tượng với nhau. Phương pháp này sử dụng để mô tả đặc
điểm kinh tế, xã hội, chính trị của xã. Mơ tả thực thực tế Cơng tác xã hội trong
phịng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Đồng Thắng, Huyện Đình
Lập, Tỉnh Lạng Sơn
Phương pháp sử lý số liệu: dựa vào các số liệu đá được công bố, tổng hợp,
đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với nghiên cữu của đề tài. Toàn
bộ số liệu điều tra được sử lý theo chương chình Microsoft Excel.
7. Cơ cấu của đề tài.
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì khóa
luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiến về cơng tác xã hội trong phịng
chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ


4


Chương 2: Thực trạng hoạt động công tác xã hội trong phịng chống bạo
lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Đồng Thắng, Huyện Đình Lập, Tỉnh Lạng Sơn
Chương 3: Giải pháp để nâng cao hoạt động công tác xã hội trong giảm
thiểu tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Đồng Thắng, huyện Đình
Lập, tỉnh Lạng Sơn

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG
PHỊNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
1.1. Cơ sở lý luận về phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm gia đình
Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là tế bào xã hội. Khơng giống
bất cứ nhóm xã hội nào khác, gia đình đan xen các yếu tố sinh học, kinh tế, tâm
lý, văn hóa…những mối liên hệ cơ bản của gia đình bao gồm vợ chồng, cha mẹ
và con, ông bà và cháu, những mối liên hệ khác: cơ, dì, chú, bác với cháu, cha
mẹ chồng và con dâu, cha mẹ vợ và con rễ…Mối quan hệ gia đình được thể hiện
ở khía cạnh như: có đời sống tình dục, sinh con và nuôi dạy con cái, lao động
tạo ra của cái vật chất để duy trì đời sống gia đình và đóng góp cho xã hội. Mối
liên hệ này có thể dựa trên những căn cứ pháp lý hoặc có thể dựa trên những căn
cứ thực tế một cách tự nhiên, tự phát.
Theo đó gia đình được định nghĩa “là một thiết chế xã hội đặc thù, một
nhóm xã hội thu nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn
nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con người bởi tính cộng đồng về sinh

hoạt trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của thành viên
cũng như để thể hiện tính tất yếu của xã hội về phát triển sản xuất con người”.
Dưới góc độ pháp lý, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau
hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh nghĩa vụ
và quyền giữa họ với nhau theo quy định của luật này (Điều 8, Luật Hơn nhân
và gia đình năm 2000).
Tuy nhiên, trong thực tế đời sống cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về
khái niệm gia đình: gia đình là tập hợp những người cùng có tên trong sổ hộ
khẩu; gia đình là tập hợp những người cùng chung sống với nhau dưới một
mái nhà…

6


Từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, gia đình được chia tách thành
nhiều dạng thức khác nhau: gia đình hiện đại và gia đình truyền thống, gia đình
hạt nhân và gia đình đa thế hệ; gia đình khuyết thiếu và gia đình đầy đủ.
1.1.1.2. Khái niệm bạo lực gia đình
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là “sức mạnh dùng để cưỡng bức, lấn
áp hoặc lật đổ ”[1]. Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động
chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức hành xử
trong quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất phức tạp nên
hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành nhiều dạng khác nhau, tùy
theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực khơng nhìn thấy được;
bạo lực với trẻ em…
Cịn theo chủ nghĩa cộng sản khoa học: “Bạo lực là một giai cấp (các
nhóm chính trị- xã hội) nào đó áp dụng những hình thức cưỡng bức khác nhau,
kể cả sự tác động bằng vũ trang, đối với giai cấp (các nhóm chính trị- xã hội)
khác nhau nhằm mục đích giành lấy hoặc duy trì sự thống trị về kinh tế, chính trị
những quyền hay đặc quyền khác nhau” [3].

Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của
các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại với các thành viên
khác trong gia đình” (Điều 1, Luật Phịng, chống bạo lực gia đình). Nói cách khác,
đó là việc “ các thành viên trong gia đình vân dụng sức mạnh để giải quyết các vấn
đề gia đình”.
Theo định nghĩa của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1993
được các tổ chức cũng như các nhà khoa học trên thế giới chấp nhận rộng rãi. Theo
đó, bạo lực gia đình bao gồm bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở một giới
nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm
lý, hay những đau khổ của phụ nữ bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như
vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tỳ tiện sự tự do, dù xảy ra nơi công cộng
hay cuộc sống riêng tư.

7


Như vậy, bạo lực gia đình bao gồm các yếu tố bạo hành về thể chất, bạo
hành về tinh thần, bạo hành tình dục và cả bạo hành về kinh tế. Những hành vi
bạo lực gia đình gây ra để lại nhiều tổn hại đối với cộng đồng xã hội, đối với con
người, đặc biệt đối với phụ nữ- đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bạo lực
gia đình.
1.1.1.3. Khái niệm bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Tuyên bố của Liên hợp quốc về việc loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ, ngày
20/12/1993, đã định nghĩa: “Bạo lực đối với phụ nữ là bất kỳ hành động bạo lực
nào dựa trên cơ sở giới gây ra hậu quả hoặc có thể gây ra hậu quả, làm tổn hại
hoặc gây đau khổ cho phụ nữ về thân thể, tình dục hay tâm lý, kể cả những lời
đe doạ hay độc đoán tước quyền tự do, dù xảy ra ở nơi công cộng hay trong đời
sống riêng tư”. Theo định nghĩa trên, bạo lực gia đình đối với phụ nữ bao gồm:
các hành vi bạo lực trên cơ sở giới gây ra hậu quả hoặc có thể gây ra hậu quả,
làm tổn hại hoặc gây đau khổ cho phụ nữ về thân thể, tình dục và tâm lý xảy

ra trong gia đình.
"Bạo lực trên cơ sở giới là bạo lực giữa nam giới và phụ nữ, trong đó phụ
nữ thường là nạn nhân và điều này bắt nguồn từ các mối quan hệ quyền lực bất
bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ. Bạo lực thường nhằm vào phụ nữ vì họ là
phái yếu hoặc ảnh hưởng lớn đến phụ nữ. Bạo lực trên cơ sở giới bao gồm,
những tổn hại về thân thể, tình dục và tâm lý (bao gồm cả sự đe doạ, gây đau
khổ, cưỡng bức, hoặc tước đoạt sự tự do xảy ra trong gia đình hoặc trong cộng
đồng, nhưng nó khơng hạn chế chỉ ở những dạng này. Bạo lực trên cơ sở giới
bao gồm cả bạo lực do Nhà nước gây ra hoặc bỏ qua " [7].
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ngồi những đặc điểm của bạo lực gia đình
nói chung còn mang một đặc điểm rất quan trọng để chúng ta nhận biết và phân
biệt với bạo lực gia đình nói chung, đó là, nạn nhân của bạo lực gia đình đối với
phụ nữ chỉ là nữ giới (nạn nhân của bạo lực gia đình có thể là tất cả đối tượng: nữ
giới, nam giới, trẻ em, người già, người tàn tật...). Chủ thể thực hiện hành vi bạo
lực gia đình đối với phụ nữ thường là nam giới và thường là người chồng trong hôn
nhân, chồng cũ hay bạn tình.
8


1.1.1.4. Khái niệm phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là việc thực hiện các biện
pháp nhằm ngăn chặn và đẩy lùi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình, giúp
cho người phụ nữ tránh được bạo lực gia đình, bảo đảm các quyền con người và
có cuộc sống hạnh phúc.
PCBLGĐ đối với phụ nữ là phòng ngừa các hành vi bạo hành gia đình
đối với phụ nữ mà trong đó nạn nhân là người phụ nữ, người gây ra bạo hành
chủ yếu là nam giới. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, trong xu thế gia đình
ở Việt Nam là gia đình mở, người phụ nữ khơng chỉ bị bạo hành từ phía người
chồng mà cịn bị bạo hành từ phía gia đình nhà chồng, bố, mẹ chồng, anh em
của chồng. Mặt khác, trong thực tế cũng có nhiều người chồng cũng phải chịu

bạo lực gia đình như phụ nữ nhưng trong khn khổ khóa luận này, tác giả
nghiên cứu việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vụ bạo lực gia
đình đối với phụ nữ trái với pháp luật PCBLGĐ và là nội dung cơ bản tác giả
đề cập tới việc PCBLGĐ đối với phụ nữ.
1.1.2. Các hình thức của bạo lực gia đình đối với phụ nữ
1.1.2.1. Bạo lực thể xác
Bạo lực gia đình là loại bạo lực nhìn thấy được như : tát, đấm, cấu, véo,
kéo tóc, bóp cổ, xơ đẩy, dùng roi, vọt, đe dọa hoặc tấn công bằng vũ khí hoặc
bằng vật khác, thậm chí có tính hành hung và gây thương tích cho các nạn nhân.
Đây là hình thức bạo lực chủ yếu do dùng sức mạnh của cơ bắp để dạy bảo các
thành viên trong gia đình.
1.1.2.2. Bạo lực tinh thần
Bạo lực về tinh thần đối với phụ nữ là loại hình bạo lực khơng sử dụng
đến vũ lực để tác động lên thể xác của nạn nhân mà chỉ tác động lên tinh thần
của nạn nhân như: chì chiết, mắng chửi, lăng mạ, xỉ nhục, tỏ thái độ lạnh lùng,
khơng nói chuyện, khơng quan tâm.
Bạo lực về tình thần là bạo lực khơng nhìn thấy, diễn ra một cách âm
thầm, chủ yếu dùng ngôn ngữ thậm tệ để chiết dạy, dày vò tinh thần (đây là loại
9


hình thức bạo lực gây ra sự sa sút nghiêm trọng về tinh thần trong chị em phụ
nữ, đây được coi là hình thức bạo lực tinh vi nhất hiện nay). Bao gồm các hành
vi lăng mạ hoặc hành vi lăng mạ hoặc hành vi cố ý xúc phạm danh dự, nhân
phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia
đình ơng, bà và cháu, giữa cha, mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em
với nhau, hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi gia đình ra khỏi
chỗ ở, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiên bộ.
1.1.2.3. Bạo lực tình dục

Bạo lực gia đình về tình dục gồm có hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục,
đánh đập để bắt quan hệ tình dục, sờ vào chỗ kín mà khơng được cho phép, dùng
những lời tục tĩu, thô bạo để bắt người khác quan hệ tình dục với người khác, từ
chối khơng sử dụng biện pháp tránh thai hoặc bao cao su khi quan hệ tình dục.
Ở việt nam, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động
và trái ngược với truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Bạo lực gia đình
khơng cịn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, tinh thần,
bạo hành trong tình dục, bạo lực kinh tế… mà cịn là hành vi phạm tội nghiêm
trọng. Bạo lực không chỉ phát sinh ở các gia đình học vấn cao, khơng chỉ ở
những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn mà cịn nảy sinh ở những gia đình
điều kiện kinh tế tốt và không chỉ ở những đôi vợ chồng mới kết hơn mà cịn có
cả những đơi vợ chồng chung sống cùng nhau hàng chục năm.
1.1.2.4. Bạo lực kinh tế
Bạo lực kinh tế là hành vi kiểm soát tài chính, bắt phụ thuộc vào tài
chính đối với thành viên trong gia đình.Theo nghị định 110/2009/NĐ-CP ngày
10-12-2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phịng, chống bạo lực gia đình có quy định một số hành vi về bạo lực kinh tế
trong gia đình như sau:
- Khơng cho thành viên trong gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích
chính đáng;
10


- Kiểm sốt chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia đình hoặc nguồn
tài chính chung của gia đình nhằm tạo cho thành viên gia đình sự phụ thuộc về
tài chính;
- Buộc thành viên gia đình đóng góp tài chính vượt quá khả năng của họ;
- Đập phá tài sản riêng của mình nhằm gây áp lực về tâm lý đối với thành
viên gia đình;
- Có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên gia đình hoặc

tài sản chung của gia đình;
- Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;
- Chiếm đoạt tài sản chung của gia đình để sử dụng vào mục đích cá nhân;
- Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng
nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái
với quy định của pháp luật về lao động;
- Ép buộc thành viên trong gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống;
Bạo lực về kinh tế cũng là một trong những loại hình bạo lực gây nhiều
sức ép cho phụ nữ, đặc biệt là sức ép về mặt tinh thần, khiến cho họ luôn luôn
rơi vào tình trạng căng thẳng và mệt mỏi. Như vậy, chúng ta có thể thấy bạo
hành gia đình là con sóng ngầm có sức tàn phá rất lớn hạnh phúc của mỗi gia
đình, nó để lại rất nhiều hậu quả, mà dễ thấy nhất là hạnh phúc gia đình bị đổ
vỡ, con cái thiếu sự quan tâm dễ xa ngã vào các tệ nạn xã hội...Qua những hình
thức bạo lực gia đình nói trên chúng ta đã có những cách nhìn khách quan về
đặc điểm cũng như tính nguy hiểm của từng loại hình. Từ đó cần phải có những
giải pháp nhằm đấu tranh chống lại nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ đang
ngày một phát triển trong giai đoạn hiện nay.
1.1.3. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Theo quy định của Luật Phịng, chống bạo lực gia đình, ngun tắc của
phịng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phịng, chống bạo lực gia
đình, lấy phịng ngừa là chính, chú trọng cơng tác tun truyền, giáo dục về gia
11


đình, tư vấn, hồ giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam.
Đây là nguyên tắc chủ đạo trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với
phụ nữ bởi nhiều lý do. Xuất phát từ thực tế quan hệ trong gia đình thường mang
tính khép kín, với các thành viên gia đình cũng như những người xung quanh,

việc trong gia đình thì người ngồi ít có cơ hội xen vào. Vì thế, những vụ việc
bạo hành gia đình đối với phụ nữ thường khó phát hiện, khi bị phát hiện cũng
khó xử lý bởi tâm lý e ngại của nạn nhân là phụ nữ và cả những người biết
chuyện, và thậm chí nếu xử lý rồi thì khả năng tái diễn cũng rất cao vì để tìm ra
biện pháp ngăn chặn phù hợp là không dễ. Các quy định pháp luật khó vươn tới
từng gia đình, bởi nhận thức của người dân về vấn đề này còn hạn chế, sự can
thiệp thơ bạo của pháp luật có thể dẫn tới phá hủy các mối quan hệ giữa các
thành viên gia đình. Chính vì vậy, cơng tác tun truyền, giáo dục về gia đình,
tư vấn, hồ giải trong vấn đề này là rất quan trọng, góp phần định hướng hành vi
của mỗi người: nạn nhân được trang bị kiến thức để tự bảo vệ; người có thể có
hành vi bạo lực thì nhận thức được tính chất, hậu quả của hành vi để tự kiềm chế
tốt hơn; những người xung quanh biết được trách nhiệm tham gia PCBLGĐ và
có ứng xử phù hợp.
Việc tuyên truyền giáo dục nếu kết hợp với truyền thống văn hoá, phong
tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc thì sẽ càng được phát huy tốt hơn nữa, bởi vì
người Việt Nam nói chung chịu tác động khá lớn từ những tư tưởng này. Đặc
biệt, ở những nơi mà quan niệm "phép vua thua lệ làng", trình độ dân trí thấp thì
việc giáo dục người dân thơng qua các phong tục, tập quán mói có thể phát huy
hiệu quả tốt nhất.
Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo
quy định của pháp luật.
Đây là một trong những nguyên tắc chung của pháp luật. Riêng trong lĩnh
vực bạo lực gia đình đối với phụ nữ, việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời
các hành vi càng có ý nghĩa quan trọng, nếu khơng thì có thể trở thành "thói
12


quen", được chấp nhận với cả nạn nhân, người vi phạm và những người xung
quanh. Thực tế cho thấy: nếp sống, nếp nghĩ của người Việt Nam nói chung vẫn
cho rằng những hành vi bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ là bình thường,

thậm chí đơi khi là cần thiết. Vì thế, những hành vi bạo lực mà luật quy định
thường khơng được nhìn nhận, từ đó khó phát hiện, và càng khó ngăn chặn, xử
lý. Do đó, quy định về nguyên tắc này là cần thiết nhằm nâng cao ý thức, trách
nhiệm của mọi công dân trong lĩnh vực này.
Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.
Giúp đỡ các nạn nhân, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của họ là điều cần
thiết và đã được pháp luật ghi nhận như một nguyên tắc quan trọng, mọi người
đều phải tuân theo. Như đã phân tích ở trên, những vấn đề về gia đình, trong đó
có bạo lực gia đình thường khơng nhận được sự quan tâm sâu sắc và đúng đắn
của những người xung quanh, bởi vì họ coi đấy là chuyện riêng, chuyện nội bộ
của mỗi nhà. Từ đó, việc giúp đỡ nạn nhân trở nên hạn chế, nhất là khi họ cịn
phải lo sợ sự trả thù của người có hành vi bạo lực. Ngoài ra, việc giúp nạn nhân
như thế nào, bằng những phương tiện gì cũng gây cho họ những lúng túng nhất
định, do đó pháp luật cho phép họ tùy khả năng, tình hình mà đưa ra những xử
sự hợp lý nhất, ưu tiên những đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ,
người già…
Phát huy vai trị, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan,
tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình. [Điều 3]
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ từ lâu đã khơng cịn là vấn đề của mỗi gia
đình mà cịn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định xã hội, do đó việc PCBLGĐ
đối với phụ nữ là trách nhiệm chung của cộng đồng chứ không chỉ là của nhà
nước và những người có liên quan. Bên cạnh đó, cơng tác PCBLGĐ đối với phụ
nữ vốn gặp nhiều khó khăn khi triển khai trên thực tế, nên rất cần sự quan tâm
phối hợp của tất cả các thành viên trong xã hội. Tuy nhiên, hiện nay khơng có
13


nhiều chủ thể tích cực tham gia cơng tác này do nhận thức không đúng tầm quan

trọng, ý nghĩa của nó. Việc quy định nguyên tắc này một lần nữa khẳng định
tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc phát huy vai trò, trách nhiệm của
cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong PCBLGĐ đối với phụ nữ.
1.1.4. Các biện pháp cơ bản ngăn chặn hành vi bạo lực và bảo vệ nạn nhân
trong việc bạo lực gia đình đối với phụ nữ
1.1.4.1. Buộc chấm dứt hành vi bạo lực và cấp cứu nạn nhân
Đây là một trong những biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được quy định tại
Điều 19, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình với mục đích bảo vệ nạn nhân, chấm
dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra.
Buộc chấm dứt hành vi bạo lực là hành động hướng tới người có hành vi
bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng, u cầu
họ thực hiện nghĩa vụ của mình để giải thốt nạn nhân là phụ nữ khỏi tình trạng
bạo lực. Đây là nguyên tắc không thể thay đổi để bảo vệ người phụ, bởi vì
PCBLGĐ nói chung và PCBLGĐ đối với phụ nữ nói riêng trước hết phải là
ngăn chặn khơng để cho hành vi bạo lực xảy ra. Tuy nhiên, việc thực hiện quy
định này khơng phải là dễ: người có hành vi bạo lực rất ít khi tự nguyện chấm
dứt hành vi vì nghĩ đến lợi ích của người phụ nữ; cịn những người có mặt tại
nơi xảy ra bạo lực cũng khơng thường có hành động cụ thể để buộc chấm dứt
hành vi bạo lực, bởi vì điều này khơng đem lại lợi ích gì cho họ mà cịn khiến họ
đứng trước nguy cơ bị trả thù, bị cho là “xen vào chuyện nhà người khác”, có
khi cịn bị hiểu lầm là có ý đồ xấu… , chỉ khi những hành động bạo lực quá dã
man, gây ra quá nhiều bức xúc thì mới có người can thiệp.
Tương tự, cấp cứu người phụ nữ cũng là việc rất cần thiết khi mà họ đang
lâm vào tình trạng sức khỏe nguy kịch do hành vi bạo lực gây nên. Tuy nhiên,
người thực hiện hành vi cũng rất ít khi thực hiện nghĩa vụ này; cịn những người
xung quanh nếu khơng phải có quan hệ thân thiết với nạn nhân thì khơng có lý
do gì can thiệp vào “chuyện gia đình” người khác, đưa nạn nhân đi cấp cứu. Dù
đó là việc làm tốt thì họ cũng sẽ phải gánh chịu những lời dị nghị của dư luận xã
14



hội, gặp phải sự phản đối của gia đình nạn nhân cũng như gia đình mình, thậm
chí có thể chính người thực hiện hành vi bạo lực ngăn chặn, trả thù.
Tuy nhiên, nếu chỉ quy định chung chung như vậy thì việc triển khai trên
thực tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, pháp luật đã có những quy định
chặt chẽ hơn về vấn đề này. Cụ thể: Điều 20, Nghị định số 110/2009/NĐ-CP
ngày 10-12-2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực PCBLGĐ (sau đây gọi là Nghị định 110) đã quy định mức xử phạt với
hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin và cản trở việc ngăn chặn, báo tin, xử lý
hành vi bạo lực gia đình như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối
với với một trong các hành vi sau:
a) Biết hành vi bạo lực gia đình, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn
chặn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng;
b) Biết hành vi bạo lực gia đình mà khơng báo tin cho cơ quan, tổ chức,
người có thẩm quyền;
c) Có hành vi cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia
đình.
Ngược lại, những người trực tiếp tham gia phịng, chống bạo lực gia đình
sẽ được hưởng các chế độ quy định tại Điều 5, Nghị định số 08/2009/NĐ-CP
ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Phịng, chống bạo lực gia đình (sau đây gọi là Nghị định 08) như
sau:
1. Người trực tiếp tham gia phịng, chống bạo lực gia đình mà có thành
tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
2. Người có hành vi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và
nhân dân khi trực tiếp thực hiện việc ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, nếu bị
chết thì được xem xét để công nhận là liệt sĩ, nếu bị thương làm suy giảm khả
năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để được hưởng chính sách như
thương binh theo quy định của pháp luật;

15


3. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại
về tài sản thì được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra bạo lực gia đình hồn
trả thiệt hại trong trường hợp người gây thiệt hại khơng có khả năng bồi thường
thiệt hại; kinh phí hồn trả được lấy từ ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
dành cho thực hiện nhiệm vụ phịng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Như vậy, những quy định này một mặt đã đưa ra những hình thức khen
thưởng, kỷ luật phù hợp, có tác dụng động viên, khuyến khích, nâng cao trách
nhiệm của mỗi cơng dân trong PCBLGĐ nói chung và PCBLGĐ đối với phụ nữ
nói riêng. Tuy nhiên, mức xử phạt với hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin và
cản trở việc ngăn chặn, báo tin, xử lý hành vi bạo lực gia đình nói chung và bạo
lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng cịn thấp, chưa có tính răn đe, giáo dục,
nhất là với những trường hợp tái phạm nhiều lần.
1.1.4.2. Cấm tiếp xúc
Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là việc khơng cho phép người
có hành vi bạo lực gia đình thực hiện các hành vi sau đây: Đến gần nạn nhân
trong khoảng cách dưới 30m, trừ trường hợp giữa người có hành vi bạo lực gia
đình và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn cách
khác, bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân; Sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử
hoặc các phương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân
(Điều 8, Nghị định 08)
Thẩm quyền áp dụng biện pháp này thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với phụ nữ
nói riêng và Toà án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo
lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng và người có
hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực
ngay sau khi ký.
Điều kiện để áp dụng biện pháp này bao gồm: Có đơn yêu cầu của nạn

nhân bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng,
người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm
16


quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn u cầu thì phải có sự
đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình; Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc
đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của người phụ nữ là nạn
nhân của hành vi bạo lực gia đình; Người có hành vi bạo lực gia đình nói chung
và bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi
ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc (Nơi ở này bao gồm nhà của người
thân, bạn bè, địa chỉ tin cậy hoặc nơi ở khác mà nạn nhân bạo lực gia đình tự
nguyện chuyển đến ở).
Người có hành vi bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với
phụ nữ nói riêng vi phạm quyết định cấm tiếp xúc có thể bị áp dụng biện pháp
tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong các trường hợp: Có đơn đề nghị của
nạn nhân bạo lực gia đình; Người vi phạm quyết định cấm tiếp xúc đã bị cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhắc nhở nhưng vẫn cố tình vi phạm.
Biện pháp cấm tiếp xúc được hủy bỏ trong các trường hợp sau đây: Có
đơn u cầu của nạn nhân bạo lực gia đình; Biện pháp này khơng cịn cần thiết;
Phát hiện những thơng tin sai lệch làm căn cứ ra quyết định. Quyết định hủy bỏ
biện pháp cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký.
Việc quy định về việc cấm tiếp xúc trong một thời gian giữa nạn nhân và
người có hành vi bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với phụ nữ
nói riêng có thể coi là quy định mang tính đột phá để đảm bảo sự an toàn cho
nạn nhân, nhất là trong trường hợp người có hành vi bạo lực có thái độ ngoan
cố, hung bạo, cố tình tiếp tục hành vi, gây ra nhiều hoang mang, bức xúc cho
nạn nhân và cả xã hội. Hơn nữa, đây là cơ hội để hai bên có thời gian cân nhắc,
xem xét lại hành động của mình và cũng là để giáo dục người có hành vi bạo lực
về tội lỗi của họ. Hiện nay, pháp luật quy định về vấn đề này cũng khá đầy đủ và

rõ ràng, mang đến nhiều sự thuận lợi cho người áp dụng pháp luật. Tuy nhiên,
một số quy định của pháp luật về vấn đề này chưa thực sự hợp lý như: quy định
về việc nạn nhân phải tìm được nơi ở khác là điều kiện để thực hiện việc cấm
tiếp xúc; khơng có cơ chế hỗ trợ nạn nhân trong thời gian cấm tiếp xúc; việc
17


cấm tiếp xúc trường hợp phải có yêu cầu hoặc chấp nhận của nạn nhân hoặc
người giám hộ.
1.1.4.3. Xử lý vi phạm pháp luật về PCBLGĐ đối với phụ nữ
Điều 42, Luật Phịng, chống bạo lực gia đình quy định về xử lý người có
hành vi vi phạm pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình như sau:
“1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình
tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo
quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân
dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định
của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.
3. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phịng,
chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với
người có hành vi vi phạm pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình.”
Như vậy, người có hành vi vi phạm pháp luật về PCBLGĐ nói chung và
vi phạm pháp luật về PCBLGĐ đối với phụ nữ nói riêng có thể bị xử lý bằng các
biện pháp khác nhau, bao gồm:
1.1.4.3.1. Xử lý kỷ luật
Hình thức xử lý kỷ luật được áp dụng với những người là cán bộ, công
chức theo quy định tại Điều 4, Luật Cán bộ, cơng chức năm 2008, đã có hành vi
vi phạm Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Các hình

thức kỷ luật đối với cán bộ bao gồm: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Bãi
nhiệm. Các hình thức kỷ luật đối với cơng chức bao gồm: Khiển trách; Cảnh
cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thơi việc.
Việc áp dụng các hình thức kỷ luật với cán bộ, công chức tuân thủ theo
những quy định của pháp luật. Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào hướng
dẫn việc xử lý kỷ luật với cán bộ, cơng chức có hành vi bạo lực gia đình nói
18


chung và bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng; tuy nhiên các cơ quan, đơn
vị có thẩm quyền có thể căn cứ vào Điều 42, Luật Phịng, chống bạo lực gia đình
và Điều 78, Điều 79, Luật Cán bộ cơng chức để đưa ra hình thức kỷ luật hợp lý.
Cán bộ, công chức không chỉ chiếm số lượng lớn mà cịn là đối tượng có
khả năng gây ảnh hưởng tới đời sống xã hội. Việc pháp luật quy định về việc kỷ
luật cán bộ, cơng chức có hành vi bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình
đối với phụ nữ nói riêng là cơ sở để thực thi cơng tác phịng, chống bạo lực gia
đình một cách có hiệu quả. Q trình triển khai cơng tác Kế hoạch hóa gia đình
là một minh chứng rõ ràng cho thấy: trong lĩnh vực liên quan đến gia đình, chế
tài xử lý kỷ luật có tác động rất tích cực tới ý thức của cán bộ, cơng chức, và từ
đó có sức lan tỏa ra tồn xã hội.
1.1.4.3.2. Xử lý hành chính
Nghị định của Chính phủ số 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình là văn bản pháp lý quy định các hình
thức xử phạt về mặt hành chính đối với các hành vi bạo lực đối với phụ nữ. Sự ra
đời của Nghị định đã thể hiện thái độ kiên quyết của Chính phủ Việt Nam trong
việc ngăn chặn bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói
riêng. Các quy định về xử phạt hành chính đối với các hành vi cưỡng ép kết hôn,
ly hôn, vi phạm chế độ một vợ một chồng, vi phạm quy định về quan hệ giữa
cha mẹ và con, vi phạm quy định về cấp dưỡng, đặc biệt quy định xử phạt các
hành vi ngược đãi, hành hạ các thành viên trong gia đình đã khảng định quan

điểm của Nhà nước không coi bạo lực gia đình là việc riêng của các gia đình.
Những quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
PCBLGĐ đã được ghi nhận tại Nghị định 110. Nghị định này quy định rất chi
tiết về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, thẩm quyền, nguyên tắc, hình
thức xử phạt, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ… Theo đó:
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCBLGĐ là hành vi bạo lực gia đình
và các hành vi khác do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý vi

19


×