Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Nâng cao hứng thú học tập thể loại kí trong chương trình Ngữ văn 12 bằng Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.49 KB, 18 trang )

Phần I: MỞ ĐẦU...............................................................................................2
Phần II: NỘI DUNG ........................................................................................3
1. Đánh giá thực trạng của việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT hiện nay..........................................3
1.1. Về phía giáo viên.........................................................................................3
1.2. Về phía học sinh..........................................................................................3
2. Trình bày giải pháp.......................................................................................4
2.1. Khái niệm Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.............................................4
2.2. Một số hình thức và cách thức tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm
sáng tạo cho học sinh 12 trong dạy học thể loại kí. .......................................5
2.2.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm bằng hình thức xem video, hình ảnh tư liệu
về dịng sơng (Hành trình về miền di sản) (Thay vì đi tham quan thực tế danh
lam thắng cảnh) ..................................................................................................5
2.2.2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua trò chơi vẽ tranh, làm thơ, hát về hình
tượng những dịng sông. .....................................................................................6
2.2.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng hình thức sáng tác, viết sáng
tạo (Dựa vào thể loại kí đã học, sáng tác, viết văn về một đối tượng bằng cách sử
dụng thể loại kí) ..................................................................................................7
2.2.4. Trải nghiệm tình cảm, ý thức (Từ bài học, trải nghiệm ý thức bảo vệ mơi
trường hình thành tình u q hương, đất nước) ..............................................7
2.3. Tính mới của sáng kiến..............................................................................8
2.4. Tính thực tiễn và hiệu quả của sáng kiến.................................................9
2.4.1. Tính thực tiễn của sáng kiến...................................................................9
2.4.2. Tính hiệu quả của sáng kiến...................................................................9
Phần IV: KẾT LUẬN......................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................14
PHỤ LỤC.........................................................................................................15

1



Phần I: MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn vấn đề
William A. Warrd từng viết: “Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người
thầy giỏi biết giải thích. Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại
biết cách truyền cảm hứng”. Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức
mà đó là cơng việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn, hướng dẫn những
học sinh thân yêu đến ngưỡng cửa của tư duy và ngôi nhà tri thức. Với những
trăn trở suy tư như thế, nên để đạt được sự thành công trong nghề trồng cây,
gieo hạt cần sự nỗ lực đổi mới hết mình của giáo viên trong các giờ học. Làm
thế nào để đó là những giờ dạy hứng thú, những giờ dạy bổ ích, gặt hái được
nhiều trải nghiệm mà cả học sinh và giáo viên mong chờ. Ngồi lịng u nghề,
sự tâm huyết, giáo viên đứng lớp cần phải thực sự sáng tạo, không ngừng thể
nghiệm những phương pháp mới trong giảng dạy và giáo dục để nâng cao hứng
thú và chất lượng bộ mơn.
Trong q trình giảng dạy bộ mơn Ngữ văn ở trường
THCS&THPT ............... việc thay đổi phương pháp dạy học luôn được giáo viên
quan tâm. Đây là một việc làm quan trọng, có ý nghĩa thúc đẩy sự tiến bộ của
học sinh trong quá trình học tập. Để đáp ứng nhu cầu thiết thực đó, đồng thời để
làm mới và khắc phục sự nhàm chán trong các giờ Ngữ văn, phương pháp dạy
học Ngữ văn gắn với Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những biện
pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học tạo được sự hứng thú, tính tích cực,
hình thành được các năng lực, phẩm chất, kĩ năng cần thiết. Mang lại những giá
trị thiết thực cho người học chẳng hạn như giúp học sinh khám phá bản thân và
thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước
cái đẹp của thiên nhiên và tình người để rồi viết, khám phá cảm nhận.
Trường THCS&THPT ............... là một ngôi trường đặc biệt bởi số lượng
học sinh ít, cũng vì lẽ đó việc giảng dạy của giáo viên và học sinh đứng trước rất
nhiều thách thức và trăn trở. Năm học 2020-2021 may mắn ngơi trường có hai
lớp 12, với mong muốn thường trực là làm thế nào để giờ dạy đạt được sự hấp
dẫn lý thú, tôi đã thay đổi phương pháp giảng dạy bằng việc sử dụng Hoạt động

trải nghiệm sáng tạo trong dạy học thể loại kí ở chương trình Ngữ văn lớp 12.
Áp dụng vào hai tác phẩm Người lái đị sơng Đà của Nguyễn Tn và Ai đã đặt
tên cho dịng sơng của Hồng Phủ Ngọc Tường. Cả hai tác phẩm đã thể hiện
được những cá tính riêng của người viết: Lối hành văn mê đắm và tài hoa, giàu
xúc cảm lắng sâu với những hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lý, thi
ca, âm nhạc, võ thuật, điêu khắc... Bởi vậy, nếu học trên bề mặt của sách vở sẽ ít
nhiều chưa chạm đến sự mới mẻ, chưa mang đến sự hứng thú, mà cần có trải
nghiệm thực tế để khắc sâu và cảm nhận đối tượng thẩm mĩ. Xuất phát từ thực
tiễn đó, tơi đã lựa chọn và mạnh dạn đưa ra vấn đề “Nâng cao hứng thú học
tập thể loại kí trong chương trình Ngữ văn 12 bằng Hoạt động trải nghiệm
sáng tạo”.

2


Phần II: NỘI DUNG
1. Đánh giá thực trạng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT hiện nay
1.1. Về phía giáo viên
Giáo viên còn ngại tâm lý đổi mới, dạy học còn nặng về truyền thụ kiến
thức, các giờ học thường chỉ phát vấn, học sinh trả lời sau đó ghi chép trên bảng.
Điều này vơ tình dẫn đến khiến giờ dạy không được hấp dẫn, tiết học trở nên
nặng nề, nhàm chán kém sinh động. Nhiều phương pháp giáo dục mới đang
được áp dụng, tuy nhiên trên thực tế nó vẫn chưa mang lại những kết quả như
mong đợi. Một giờ dạy học Văn trải nghiệm hấp dẫn vẫn còn là một thử thách
với rất nhiều trăn trở suy tư của giáo viên.
Việc đổi mới phương pháp làm giáo viên phải tốn nhiều thời gian, công
sức, đối mặt với nhiều thử thách. Thực tế, giáo viên vẫn còn đi vào “lối mòn”
trong giảng dạy, chưa cập nhật và áp dụng các phương pháp dạy học mới. Hơn
nữa, các tài liệu hướng dẫn về các phương pháp dạy học hiện đại trong đó có

hướng dẫn tổ chức các Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng chưa cụ thể. Vì vậy,
việc tiếp cận và vận dụng các phương pháp này trong dạy học của giáo viên cịn
gặp nhiều khó khăn.
Những năm qua Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã được nhiều giáo viên áp
dụng vào quá trình dạy học như một hoạt động bổ trợ của quá trình dạy học. Tuy
nhiên số lượng các giờ dạy Hoạt động trải nghiệm sáng tạo vẫn cịn ít, trong dạy
học kí hiện đại và các thể loại văn học khác vẫn chưa thực hiện nhiều. Trong
chương trình Ngữ văn THPT của trường THCS & THPT ............... có hai hoạt
động trải nghiệm sáng tạo đã được áp dụng: Chủ đề: Văn học dân gian, Hát mãi
khúc quân hành.
Các tiết dạy học trải nghiệm sáng tạo trong bộ mơn Ngữ văn, đặc biệt trong
dạy học kí hiện đại ở chương trình Ngữ văn 12, chỉ thực sự được thực hiện công
phu trong các tiết dự giờ thao giảng, chuyên đề, thanh tra, kiểm tra…Trong lớp
dạy truyền thống: Nhiều tiết dạy vẫn còn nặng về kiến thức, chưa chuyển giao
nhiệm vụ cho học sinh; chưa đặt ra những câu hỏi, tình huống để học sinh giải
quyết nên tính trải nghiệm cịn hạn chế.
Các hình thức tổ chức sân khấu hóa địi hỏi cơng phu và tốn nhiều thời
gian; một số giáo viên năng lực tổ chức còn hạn chế; Tổ chức hoạt động trải
nghiệm dưới hình thức tham quan dã ngoại: Tham quan sông Đà, sông Hương
tốn thời gian, kinh phí và tiềm ẩn nguy cơ khơng đảm bảo an tồn nếu như thiếu
các giải pháp; có một số cơ sở giáo dục, sau mỗi chuyến đi, kết quả thu lại chỉ
dừng lại ở một vài hình ảnh đăng trên trang Web của trường và trên facebook
của một số cá nhân...
Việc hướng dẫn học sinh ở một số giáo viên cịn mang tính chủ quan, một
chiều – tức là giáo viên giao nhiệm vụ và học sinh thực hiện và báo cáo kết quả,
làm như vậy chưa phát huy được tiềm năng sáng tạo của học sinh.
1.2. Về phía học sinh
3



Đa phần học sinh không mấy hứng thú với bộ mơn Ngữ văn, thậm chí có
thái độ học tập tiêu cực, học một cách đối phó, học chay, khơng đọc văn bản
trong sách giáo khoa mà chỉ đọc các sách học tốt để đối phó với giáo viên trong
các giờ dạy trên lớp. Kết quả cho thấy chỉ có một số lượng ít học sinh u thích
mơn Ngữ văn cịn lại phần lớn học sinh tỏ ra thờ ơ, không u thích mơn học
này.
Học sinh cịn lười trong việc tìm tịi tài liệu bởi nghĩ rằng nó khơng mang
lại hiệu quả gì cho việc học, thường có tâm lý ỷ lại, phụ thuộc vào giáo viên,
tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Điều đó khiến giờ dạy Ngữ văn trở nên
khơ cứng, thiếu sinh khí, giáo viên tương tác nhưng ít phản hồi, sáng tạo từ học
sinh.
Học sinh trên địa bàn trường THCS & THPT ............... chủ yếu là sống ở
các vùng nông thôn, vùng núi, điều kiện học tập còn hạn chế về cơ sở vật chất.
Hơn nữa, một số em ở xa nên cịn gặp khó khăn trong việc chuẩn bị các bài tập
nhóm, các chủ đề dự án. Điều kiện tham quan dã ngoại của cơ sở giáo dục còn
hạn chế và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khơng an tồn nên việc trải nghiệm cịn nhiều
bất cập.
Một số học sinh chưa nhận thức được đầy đủ những yêu cầu của Hoạt động trải
nghiệm sáng tạo: Hoạt động này để làm gì? Cần phải đạt được gì? Vì vậy một số
em khơng hào hứng tham gia, nhiều khi khơng hồn thành nhiệm vụ của cá
nhân.
2. Trình bày giải pháp
2.1. Khái niệm Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Trong Từ điển Tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê định nghĩa: Trải nghiệm
được hiểu đơn giản nhất là những gì con người từng kinh qua thực tế, từng biết,
từng chịu. Trải nghiệm mang lại cho con người kinh nghiệm phong phú bởi khi
trải nghiệm, ta đã trải qua con đường “thử” và “sai”. Người trải nghiệm nhiều sẽ
có nhiều kiến thức, kinh nghiệm sống cho bản thân, giúp con người hình thành
năng lực, phẩm chất sống. Học tập thông qua trải nghiệm là học tập thông qua
sự phản ánh về việc làm, thường tương phản với học vẹt, giáo khoa. Học tập trải

nghiệm có liên quan nhưng khơng đồng nhất với giáo dục thực nghiệm, học tập
hành động, học tập khám phá hay học tập dịch vụ.
Sáng tạo: Sáng tạo là năng lực cần thiết với mỗi người. Đặc biệt là trong
thời kì kinh tế tri thức, tồn cầu hóa như hiện nay, địi hỏi người lao động phải
có sức sáng tạo cao. Sáng tạo là sự nảy sinh ra ý tưởng mới, dựa trên những cái
đã có, đã biết, mang lại những thành quả phục vụ được cho đời sống con người.
Sáng tạo được diễn ra ở các độ tuổi với những đặc trưng khác nhau và các cấp
độ khác nhau.
Thế nào là Hoạt động trải nghiệm sáng tạo? Có thể hiểu như sau: Một hoạt
động giáo dục có mục đích, được tổ chức nhằm hình thành phẩm chất, năng lực
cho người học, dành cho học sinh và phải đảm bảo 3 yếu tố: Hoạt động – Trải
nghiệm – Sáng tạo, mới được gọi là Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trong Dự
thảo, thuật ngữ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được định nghĩa: là hoạt động
giáo dục trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà
4


trường hoặc xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát
triển tình cảm, đạo đức, các kĩ năng và tích lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân.
Khái niệm này khẳng định vai trò định hướng, chỉ đạo, hướng dẫn của nhà giáo
dục; thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, người phụ trách…
2.2. Một số hình thức và cách thức tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm
sáng tạo cho học sinh 12 trong dạy học thể loại kí.
2.2.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm bằng hình thức xem video, hình ảnh
tư liệu về dịng sơng (Hành trình về miền di sản) (Thay vì đi tham quan
thực tế danh lam thắng cảnh)
Trải nghiệm thông qua hình ảnh, các kênh video: Khi dạy hai bài tùy
bút “Người lái đị sơng Đà” của Nguyễn Tn và “Ai đã đặt tên cho dịng sơng”
của Hồng Phủ Ngọc Tường” giáo viên cho học sinh xem video về dòng sơng
Đà, sơng Thạch Hãn, sơng Hương…Đặc biệt có video dựng lại cảnh thác đá ở

sông Đà được các bạn học sinh làm từ game 3D, tái hiện lại cảnh thác ghềnh dữ
dội, hiểm trở, hùng vĩ cuồng bạo ở dòng sơng Đà (Youtube Học văn thời 4.0:
Người lái đị sơng Đà hóa game 3D, “quét” sách ra kiến thức). Những yếu tố
công nghệ đã phá tan lớp băng của sự khuôn mẫu, nhàm chán trong các môn học
truyền thống, giúp học sinh thêm yêu thích và sáng tạo hơn trong việc học,
khuyến khích học sinh tự học, tự khám phá tri thức. Hoặc các video về lịch sử
hình thành, phát triển của dịng sơng Hương. Từ việc xem video, học sinh cảm
nhận, trình bày suy nghĩ, cảm xúc quan điểm của bản thân từ những điều vừa
nhìn thấy, từ đó khái qt vẻ đẹp của dịng sơng Đà và sơng Hương.
Ví dụ: Tổ chức bằng hình thức: Du lịch qua màn ảnh nhỏ
Cách thức: Học sinh sẽ theo lời dẫn dắt của giáo viên để trải nghiệm du lịch
qua video về khoảnh khắc hùng vĩ của sóng thác sơng Đà, khoảnh khắc vượt
thác dũng cảm, khéo léo của người lái đị và vẻ đẹp nữ tính, chung tình của
người con gái sơng Hương. Sau đó trả lời những câu hỏi do giáo viên đặt ra. Lưu
ý, trong quá trình xem video học sinh lấy giấy để ghi lại nội dung video, nói về
cái gì, chú ý các hình ảnh, lời bình.
Nội dung: Xem video thứ nhất và trả lời câu hỏi:
+ Đoạn video gợi em liên tưởng đến quãng sông nào trong tùy bút Người lái
đị sơng Đà? (Mặt ghềnh Hát Lóong, dài hàng cây số, nước xơ đá, đá xơ sóng,
sóng xơ gió…)
Xem video thứ 2 (một đoạn quay về Sông Hương- tùy Giáo viên chọn) và trả
lời theo câu hỏi của giáo viên:
+ Em hãy cho biết đoạn phim quay vị trí nào của thủy trình sơng Hương? Khúc
sông này được HPNT miêu tả độc đáo như thế nào? (Tùy theo đoạn phim Giáo
viên chọn để đưa chốt câu trả lời. Ví dụ: Sơng Hương đoạn thị trấn Bao Vinh
xưa cổ; miêu tả vẻ đẹp chung tình của dịng sơng- người con gái Huế, tính cách
Huế)
Trải nghiệm bằng việc xem clip để tìm thơng tin: GV chuẩn bị những
clip thơng tin (Phóng sự, bản tin, đoạn nhạc, đoạn phim…). HS xem Clip và
phát hiện các thông tin theo u cầu của GV. Ngồi ra, Gv có thể cho HS tự

chuẩn bị các Clip theo chủ đề, theo nhóm sau đó trao đổi thơng tin chéo, trình
5


bày thảo luận hình thành kiến thức bài học. Ví dụ khi học bài kí “Ai đã đặt tên
cho dịng sơng” GV cho Hs lắng nghe điệu Hị mái nhì (Nam Bình) (Youtube Ca
Huế: Hị mái nhì, Nam Bình – Dạ Lê). Bài hát đã gợi cho em những cảm nhận gì
về nét đẹp tâm hồn con người Huế? Hãy tìm những nét đẹp đất và người nơi đây
trong bút kí Ai đã đặt tên cho dịng sơng của Hồng Phủ Ngọc Tường?
Bài tập ô chữ: Khi dạy về tác giả tác phẩm của hai bài ký, Gv có thể cho
học sinh giải các ô chữ, trong các ô chữ này sẽ là những thông tin cơ bản về hai
nhà văn, phong cách sáng tác, đối tượng và khuynh hướng sáng tác. Bài tập ô
chữ cũng là một dạng trải nghiệm để lại ấn tượng mạnh làm xuất hiện các động
lực tích cực để hồn thành nhiệm vụ học tập.

2.2.2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua trò chơi vẽ tranh, làm thơ, hát về
hình tượng những dịng sơng.
Trải nghiệm sáng tạo qua trị chơi vẽ tranh về hình tượng những dịng sơng
Gv chia lớp thành hai đội sau đó giao nhiệm vụ cho các em về nhà hoàn
thành những bức vẽ về dịng sơng, dịng sơng Đà và sơng Hương trong cảm
nhận của em sau khi đã tìm hiểu về hình tượng hai dịng sơng này. Các thiết bị
trực quan như video, máy tính, hình ảnh đến các thơng tin đơn vị ngôn ngữ trong
bài sẽ là cơ sở để học sinh tái hiện lại thông qua bức vẽ. Giáo viên chuyển giao
nhiệm vụ, sau đó học sinh thực hiện bằng chính sự trải nghiệm của bản thân.
Tiến hành trưng bày các tác phẩm, phát hiện những bức vẽ có hồn, bức vẽ sáng
tạo của học sinh từ đó đánh giá năng lực và cổ vũ tinh thần học tập của các em
bằng cách cho điểm thường xuyên. Sau khi các bức vẽ đã được hoàn thành, học
sinh sẽ thuyết trình hình ảnh mà mình tái hiện trong bức vẽ.
Ví dụ: Em hãy tái hiện vẻ đẹp của sơng Đà và sơng Hương bằng tranh,
thơng qua hai bài kí “Người lái đị sơng Đà và Ai đã đặt tên cho dịng sơng”.

Làm thơ, đọc những bài thơ, hát về hình tượng những dịng sơng
Dịng sơng q hương đã đi vào thơ ca và trở thành một đề tài bất tận trong
sáng tác văn chương. Cả Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng vì u
mến dịng sơng q hương mà xúc cảm sâu nặng để rồi kết tinh viết lên tác
phẩm thể hiện niềm trân quý đặc biệt của mình. Với hình thức trị chơi này, giáo
viên có thể cho học sinh làm thơ về dịng sơng sau đó chấm điểm trải nghiệm
6


trong học tập, bài nào làm hay, độc đáo sẽ ghi điểm để khích lệ các em. Hoặc
giáo viên tổ chức trò chơi ai nhanh hơn, đọc những bài thơ về hình tượng những
dịng sơng, tổ nào nhanh hơn sẽ được phát thưởng.
Trò chơi ca sĩ, cho HS về nhà chuẩn bị những bài hát về dịng sơng, những
bài hát có chủ để gần gũi với bài học, hoặc những bài hát về dịng sơng q
hương, ví dụ như bài hát Dịng sơng ai đã đặt tên, tiếng gọi sơng Đà, Quảng Trị
dịng sơng thương nhớ, Xi dịng Thạch Hãn,...đến tiết học hát trước lớp. Bạn
nào hát hay sẽ được cộng điểm trao quà. Đây là những hình thức, hoạt động học
tập tích cực, tiến bộ sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc tạo ra hứng thú trong học
tập.
Trải nghiệm qua hình thức quay video làm phóng sự
Ở trải nghiệm này, giáo viên giao việc cho từng nhóm về nhà quay các
video clip làm phóng sự về hình tượng những dịng sơng ở địa phương mình ở.
Học sinh có thể sử dụng các thiết bị cần thiết như máy điện thoại, máy ảnh để
ghi hình, sau đó lồng tiếng thuyết minh về hình ảnh những dịng sơng ở q
hương, đặc điểm, những vẻ đẹp riêng của dịng sơng q hương…Học sinh
thơng qua các hình ảnh đã quay được có thể làm phóng sự, thuyết minh. Sau đó
trình bày sản phẩm trước tập thể lớp, bài phóng sự nào hay, độc đáo sẽ được ghi
điểm, được trao quà để động viên khích lệ tinh thần học tập của các em.
2.2.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng hình thức sáng tác, viết
sáng tạo (Dựa vào thể loại kí đã học, sáng tác, viết văn về một đối tượng

bằng cách sử dụng thể loại kí)
Học sinh dựa vào những hiểu biết về thể loại kí, những đặc trưng cơ bản,
đặc biệt dựa vào cách viết của các nhà văn trên trang văn, những rung cảm sâu
sắc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, từ đó học tập, nhận thức và hình
thành cho mình một con đường sáng tác. Chẳng hạn, kí là thể loại cho phép
người viết tung tẩy trên trang văn, khơng có bất kì sự gị bó gượng ép nào, đặc
biệt kí u cầu sự trung thành với hiện thực, ghi chép những sự việc và hình
tượng có thật, từ đó bày tỏ cảm xúc của bản thân. Vậy thì học sinh cũng dựa trên
nền kiến thức đó, sáng tác những bài kí thơng qua những sự việc ở xung quanh,
giúp bản thân bồi dưỡng năng lực ngơn ngữ.
Ngồi ra học sinh có thể viết sáng tạo, cảm nhận về đối tượng thẩm mĩ.
Viết sáng tạo là khả năng trình bày, thể hiện những cảm nhận, suy nghĩ của cá
nhân về đối tượng, vấn đề được đặt ra…viết sáng tạo được thể hiện ở nhiều
phương diện khác nhau, với các mức độ khác nhau, vì vậy cần tạo ra được
những cơ hội để học sinh thể hiện ngay trong quá trình đọc hiểu, đồng thời phát
triển các năng lực khác trong học tập. Hoặc GV có thể u cầu học sinh tìm đọc
tồn văn bản hoặc giáo viên gọi học sinh đọc diễn cảm một số đoạn mà các em
yêu thích. Ví dụ đoạn “phải nhiều thế kỷ đi qua…bát ngát tiếng gà”. Sau mỗi bài
học giáo viên cho học sinh viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của dịng sơng q
hương mình, để giáo dục cho các em tình yêu quê hương cũng bắt nguồn từ
những cái giản dị và đời thường gần gũi nhất với mỗi con người: Dịng sơng q
hương.
7


2.2.4. Trải nghiệm tình cảm, ý thức (Từ bài học, trải nghiệm ý thức bảo vệ
mơi trường hình thành tình u q hương, đất nước)
Từ việc tìm hiểu về Sơng Đà, vẻ đẹp và sự giàu có của thiên nhiên Tây
Bắc, đến sông Hương và cố đô Huế. Học sinh phần nào đã nắm được những tài
sản vô giá mà cảnh sắc và con người nơi đây đang sở hữu, từ đó giáo viên nên

liên hệ:
Sơng Đà: Kì vĩ và huyền ảo, khiến người ta ngây ngất trước kiệt tác thiên
nhiên. Cùng với đó là những sản vật tự nhiên phong phú, đa dạng. Lưu vực sơng
có tiềm năng tài nguyên to lớn với nhiều loại khoáng sản quý hiếm, các hệ sinh
thái đặc trưng bao gồm các nguồn sinh vật với mức cao. Quý giá nhất là tài
nguyên nước. Sơng đã có thể ví như con “sơng mẹ” vì tất cả các sông suối khu
vực Tây Bắc đều đổ về dịng sơng Đà, tạo lưu lượng nước rất lớn, thuận lợi cho
việc phát triển nền công nghiệp sạch không khói, đó là sản xuất thủy điện. Vì
vậy, sơng Đà được coi như “nguồn vàng trắng” của đất nước. Sự hung bạo của
Sông Đà như một thử thách của thiên nhiên mà con người cần biết để chung
sống và chế ngự nó. Các cơng trình thủy điện của Việt Nam, nhất là cơng trình
thủy điện Hịa Bình chính là thành công của con người trong việc chinh phục,
chế ngự thiên nhiên. Cơng trình thủy điện Hịa Bình góp phần quan trọng vào
việc phòng chống lũ lụt cho vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng trong đó có
thủ đơ Hà Nội. Rõ ràng, bằng bàn tay và khối óc của mình, chúng ta đã chế ngự
được sự hung bạo của Sông Đà.
Sông Hương: Với khối lượng nước mưa rơi trên lưu bồn và tác động đào
xới của nước đã bồi đắp cho đồng bằng Thừa Thiên - Huế. Hằng năm có khoảng
30 tỉ mét khối nước được đưa về đầm phá, trong mỗi mét khối nước có khoảng
150 gram phù sa được đưa về vùng hạ lưu, phù sa bồi đắp thêm sự màu mỡ cho
ruộng vườn xứ Huế. Cùng với vẻ đẹp tự nhiên nên thơ dịng sơng cịn trầm lắng,
tích đọng vẻ đẹp lịch sử - văn hóa trong đó có những di sản văn hóa thế giới.
Sơng Hương là khơng gian sinh thành của nền văn hóa Huế, là người mẹ phù sa
của một vùng văn hóa xứ sở, những điệu hị, mái nhì mái đẩy…Những câu hát
chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó được hát trên sơng nước, hoặc vang lên trong một
khoang thuyền nào đó. Vừa bồng bềnh, vừa trữ tình sâu lắng.
Qua bài học giáo viên giáo dục học sinh ý thức trân trọng vẻ đẹp thiên
nhiên con người, ý thức gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên, những giá trị từ môi
trường lịch sử - văn hóa. Từ đó hình thành trong trái tim tình yêu quê hương đất
nước, gìn giữ, bảo vệ, tôn tạo và phát triển những giá trị tốt đẹp.

2.3. Tính mới của sáng kiến
Hệ thống giải pháp được trình bày có những điểm mới như sau:
Tiết dạy học về thể loại kí hồn tồn mới so với trước đây khi chủ yếu giáo
viên bình giảng, cung cấp kiến thức, thiếu trải nghiệm thực tế. Học sinh mới chỉ
dừng lại ở việc thăm thú qua sách vở. Còn với cách học Hoạt động trải nghiệm
này, học sinh có điều kiện trải nghiệm một cách chủ động, chủ động trong việc
chiếm lĩnh tri thức. Thông qua những việc được giao, học sinh tìm kiếm để hồn
thành nhiệm vụ học tập, điều này tránh được sự gị bó, gượng ép trong q trình
học. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn ở học sinh.
8


Đa dạng các hình thức trong trải nghiệm sáng tạo ví dụ như tổ chức các trị
chơi, thi hát, thi vẽ…Điều này sẽ kích thích trí sáng tạo, các em có điều kiện tự
tay thực hiện những suy nghĩ, ý tưởng của mình về sản phẩm. Góp phần tạo sự
hứng thú, tránh sự nhàm chán, quy chụp như cách dạy truyền thống trước đây.
Học sinh sẽ được tự do suy nghĩ, trình bày cảm xúc, tranh biện thơng qua ý
tưởng của cả nhóm. Việc định hình về vẻ đẹp của hai dịng sơng cũng dễ hiểu và
rõ ràng hơn.
Điểm tích cực và mới khi áp dụng Hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo
trong dạy học thể loại kí nói riêng và Ngữ văn nói chung cịn ở chỗ, góp phần
giúp các em có cách nhìn khác về mơn Văn, khơi gợi niềm yêu thích, sự hứng
thú khi học tập bộ mơn. Chẳng hạn, khi các em hóa thân vào một nhân vật văn
học, các em sống và trải nghiệm với vai về nhân vật, điều đó sẽ tạo cho học sinh
cách nhìn mới về bộ mơn, về nhân vật, hiểu được cái hay, cái đẹp của văn
chương thông qua những trích đoạn cụ thể, những nhân vật cụ thể.
Đa dạng hóa cách thức trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn sẽ tạo nên sự linh
hoạt, sáng tạo cho Giáo viên và HS. Qua đó, giảm bớt áp lực và sự căng thẳng
cho HS khi đến tiết Ngữ văn, HS được tăng cường thời gian hoạt động, vui chơi,
giao lưu và thể hiện năng lực của bản thân.

Học sinh được làm quen với việc: Chuẩn bị, phản biện, hoàn thành sản phẩm,
chấm điểm, sân khấu hóa, HS có nhiều cơ hội trải nghiệm trong thế giới vô biên
của văn học. Từ đó, giờ học Văn sẽ trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn hơn.
2.4. Tính thực tiễn và hiệu quả của sáng kiến
2.4.1. Tính thực tiễn của sáng kiến
Nâng cao hứng thú học tập thể loại kí trong chương trình Ngữ văn lớp 12
bằng Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là biện pháp có thể áp dụng trong mọi điều
kiện về cơ sở vật chất (máy chiếu, ti vi, tranh ảnh, biểu đồ, giấy Ao, trong phịng
học, ngồi trời…). Ngồi ra, biện pháp có thể tận dụng được nguồn tư liệu có
sẵn trên các trang mạng Internet.
Mặt khác, biện pháp có thể áp dụng đối với mọi thể loại văn học, tùy vào nội
dung của văn bản mà chúng ta sẽ đưa ra các hình thức trải nghiệm sáng tạo phù
hợp. Từ đó, hiệu quả trong dạy học Ngữ văn sẽ có những chuyển biến tích cực.
Hình thức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo này cũng có thể áp dụng và nhân rộng
ở hầu hết các trường THPT khi dạy học bộ môn Ngữ văn để đạt hiệu quả cao.
Sử dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ lôi cuốn được nhiều đối tượng học
sinh tham gia, hình thành cho học sinh tính tích cực chủ động, sáng tạo và tư
duy phản biện. Đồng thời đây cũng là phương pháp học tập góp phần khắc phục
tình trạng nặng về lý thuyết hàn lâm và thiếu thực tế.
2.4.2. Tính hiệu quả của sáng kiến
Việc áp dụng Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học thể loại kí để
nâng cao hứng thú trong giờ dạy Ngữ văn sẽ giúp học sinh tiếp nhận tri thức một
cách dễ dàng, góp phần phát triển tư duy, hình thành được những kĩ năng cần
thiết cho học sinh. Đặc biệt thay đổi suy nghĩ của học sinh rằng giờ học Ngữ văn
nhàm chán, kém sinh động, khơng hấp dẫn, gị bó gượng ép. Để đánh giá về
9


mức độ khơng thích hay rất thích học bộ mơn một cách cụ thể. Tôi đã tiến hành
khảo sát khối lớp như sau:

- Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 12B1 (lớp đối chứng), lớp 12B2 (lớp
thực nghiệm) năm học 2020-2021 khi chưa sử dụng Hoạt động trải nghiệm sáng
tạo trong dạy học Ngữ văn.
- Số lượng khảo sát: 50 em
Kết quả khảo sát trước khi sử dụng Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Đối
tượng
khảo sát
Lớp 12B1
(Lớp đối
chứng)

Số học
sinh

Rất
thích

Thích
học

24

5
(20,83
%)

6
(25%)


Khơng
thích học
8
(33,33%)

Khơng
rõ quan
điểm

Quan
điểm
khác

5
(20,83%)

0

Lớp 12B2
5
7
8
6
(Lớp thực
26
(19,23 (26,92
0
(30,77%) (23,08%)
nghiệm)
%)

%)
Qua bảng khảo sát ta thấy, mức độ học sinh khơng thích học bộ mơn Ngữ
văn của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có tỉ lệ tương đương (54,17% và
53,85%). Mức độ rất thích, hứng thú còn ở mức thấp (lớp đối chứng: 45,83%,
lớp thực nghiệm 46,15%). Phần lớn các em đều cảm thấy nhàm chán là bởi giờ
dạy của giáo viên còn nặng về truyền thụ kiến thức, chưa đổi mới sáng tạo, ghi
chép nhiều, chưa coi học sinh là đối tượng trung tâm. Một bộ phận khơng nhỏ
học sinh cịn thờ ơ, lãnh cảm, khơng quan tâm, thiếu thiện chí trong học tập, có
tâm lý ỷ lại, lười nhác. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến giờ dạy
chưa hiệu quả.
Sự tương tác giữa học sinh, giáo viên cịn ít ỏi. Học sinh khơng có điều
kiện được rèn luyện các kĩ năng cần thiết khác, khơng có điều kiện tìm tịi theo ý
mình, khơng hoạt động, khơng được mở miệng. Các em có tâm lý cho rằng mình
đang bị nhồi nhét kiến thức... Chính vì những lý do cơ bản đó, việc đổi mới
trong dạy học Ngữ văn cần được thực hiện tích cực, để khắc phục tình trạng
ngày càng có nhiều học sinh không hứng thú trong các tiết Ngữ văn ở trường
THCS & THPT ............... nói riêng, và các trường Phổ Thơng khác nói chung.
Kết quả khảo sát sau khi sử dụng Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Tôi đã tiến hành khảo sát lần thứ hai, đối với lớp không sử dụng Hoạt động
trải nghiệm sáng tạo trong dạy học thể loại kí (lớp 12b1 – Lớp đối chứng) và
một lớp có sử dụng Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (lớp 12b2 – Lớp thực
nghiệm). Tất cả cho kết quả khảo sát như sau:
Số
Khơng rõ Quan
Đối tượng
Rất
Thích
Khơng
học
quan

điểm
khảo sát
thích
học
thích học
sinh
điểm
khác
Lớp 12B1
24
8
6
7
0
(Lớp đối
(33,33
(25%) (29,17%)
3
10


chứng)

(12,50)

%)

Lớp 12B2
12
9

0
4
1
(Lớp thực
26
(46,15 (34,62
(15,38%)
(3,85%)
nghiệm)
%)
%)
Qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ hứng thú, yêu thích của học
sinh về môn Ngữ văn ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự thay đổi, ta có
thể thấy số học sinh rất thích và thích học tăng lên ở lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng (lớp đối chứng từ 45,83 đến 58,33. Lớp thực nghiệm từ 46,15% tăng lên
80,77%). Tuy nhiên ở lớp thực nghiệm số học sinh rất thích và thích có tỉ lệ cao
hơn so với lớp đối chứng. Số học sinh khơng thích học và khơng rõ quan điểm
giảm đáng kể (lớp đối chứng từ 54,17% xuống còn 41,67. Lớp thực nghiệm từ
53,85% xuống còn 19,23%). Việc áp dụng Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
học thể loại kí ở chương trình Ngữ văn 12 đem lại hiệu quả cao, có tính khả thi,
gây hứng thú đối với học sinh.
Việc định hướng gợi mở và tôn trọng những tìm tịi sáng tạo của học sinh
là cách hữu hiệu nhất tạo ra cho các em niềm say mê với thế giới văn chương
nhiều màu sắc. Phần lớn các em cảm thấy hứng thú khi giáo viên tổ chức giờ
dạy trở thành một không gian đối thoại, các em được tự do đắm mình trong thế
giới của văn chương mà không sợ bất cứ quy tắc nào. Các em được đối diện với
một khung trời rộng mở, mọi cá tính, sở thích, mọi hình dung, tưởng tượng của
cá nhân đều có chỗ để phát huy. Với giờ học trải nghiệm sáng tạo như thế này,
giáo viên một lần nữa được tham gia vào trị chơi đi tìm ý nghĩa của văn bản,
với đầy đủ những cung bậc, cảm xúc khác nhau giống như thuở ban đầu khi mới

tìm đến nó. Và như thế, cả giáo viên và học sinh cùng nhau có những giờ học
trải nghiệm bổ ích, hiệu quả, lý thú, và không nhàm chán.
Mức độ hứng thú, khơng hứng thú, khơng thích học, rất thích học thể hiện
rõ qua bảng so sánh biểu đồ dưới đây. Tiến hành khảo sát bằng các mức độ câu
hỏi giữa một bên không sử dụng phương pháp Hoạt động trải nghiệm (Trước tác
động) và một bên sử dụng phương pháp Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (Sau tác
động) trong dạy học thể loại kí.

11


BẢNG SO SÁNH TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG VỀ MỨC ĐỘ HỨNG THÚ
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

1. Trước tác động

Chú thích:

2. Sau tác động

0


0

Mức độ rất thích, hứng thú của lớp đối chứng
Mức độ rất thích, hứng thú ở lớp thực nghiệm
Phần IV: KẾT LUẬN

1. Ý nghĩa của biện pháp
Sử dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giờ dạy Ngữ văn nói chung và
áp dụng trong dạy học thể loại kí ở chương trình Ngữ văn lớp 12 nói riêng thực sự
đem lại những hiệu quả tích cực. Cả người dạy và người học đã trải nghiệm những
tiết học một cách thú vị, hứng khởi, khắc phục được sự nhàm chán, uể oải trong việc
đọc hiểu văn bản. Hơn nữa, sử dụng hoạt động này trong dạy học đã góp phần khơi
gợi những đam mê, những cảm xúc tốt đẹp trong lòng các em, các em có điều kiện
được bày tỏ, tranh luận, được khám phá theo Bản Ngã riêng của mình, được làm chủ
và phát huy năng lực sáng tạo. Đây thực sự dấu hiệu khả quan trong dạy và học Ngữ
văn ở nhà trường phổ thông.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học thể loại kí góp phần giúp học
sinh hình dung một cách đầy đủ, thiết thực hơn về đối tượng thẩm mĩ. Nó khơng đơn
thuần tồn tại trong sách vở mà còn lan tỏa trong thực tế, kiến thức được trải nghiệm
sẽ là viên gạch đầu tiên vững chắc giúp các em chủ động hơn trong mọi tình huống.
Đặc biệt, trải nghiệm để sáng tạo, việc này sẽ là chìa khóa hữu ích khai mở và phát
huy cá tính và năng lực tiềm ẩn của người học.
Những kết quả đạt được đã mang lại những động lực to lớn để người thầy
tự tin thể nghiệm nhiều hình thức dạy học mới, phát huy được khả năng tự học
của học sinh. Bên cạnh đó, chúng tơi cảm thấy phấn khởi và hi vọng vì mơn Văn
12


vẫn được các em quan tâm, chú trọng và tự phát hiện nhiều bài học bổ ích, quý

giá.
2. Kiến nghị, đề xuất.
Trong quá trình áp dụng Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học thể
loại kí ở bộ mơn Ngữ văn 12, chúng tơi có những kiến nghị, đề xuất như sau:
2.1. Về phía nhà trường
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học tiên tiến để phục vụ
nhiệm vụ dạy và học, thúc đẩy đạt kết quả cao.
- Khuyến khích, khen thưởng giáo viên có tinh thần đổi mới PP trong dạy
học, tổ chức nhiều cuộc thi để nâng cao tinh thần tự học, tự sáng tạo, sử dụng đa
dạng các Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn.
2.2. Về phía tổ chuyên môn
- Linh hoạt hơn trong đánh giá giờ dạy của giáo viên (khơng q câu nệ vào
chương trình, thời gian, nội dung thừa – thiếu…), cần đánh giá những mặt được mà
tiết dạy và PP dạy học mới mang lại cho học sinh (những kĩ năng sống và những vấn
đề học sinh lĩnh hội được cho bản thân) để giáo viên mạnh dạn, tự tin thử nghiệm
phương pháp dạy học mới vào bộ mơn.
- Có kế hoạch bồi dưỡng, trao đổi sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh
nghiệm, kịp thời đón đầu những PP mới để áp dụng vào dạy học.
2.3. Đối với giáo viên
- Thay đổi tư duy, chủ động, tích cực và mạnh dạn áp dụng PP dạy học mới
vào bộ môn đặc biệt là Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn.
Tăng cường quá trình tự học, lĩnh hội tri thức để làm mới bản thân, bắt nhịp xu
thế giáo dục chung của đất nước.
- Nhiệt huyết và có tinh thần sáng tạo trong công tác chuyên môn. GV phải
là người linh hoạt, sáng tạo, luôn lắng nghe HS và tạo điều kiện cho các em thể
hiện mình thơng qua những giờ học mở.

13



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trọng Luận, Bùi Minh Đức, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Bùi Minh Toán
(2009), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng NXB Đại học Sư phạm, trang
153-166
2. Đỗ Ngọc Thống (2002), Đổi mới việc dạy và học môn Ngữ Văn ở THCS,
NXBGD.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008) Sách giáo khoa Ngữ văn 10,11,12, Tập 1 và
tập 2, NXB Giáo dục, trang 186-197.
4. Lê Khánh Tùng (2021), Các dạng thức của Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong dạy học Ngữ văn THPT, xem tại
/>5. Học văn thời 4.0: Người lái đị sơng Đà hố game 3D, “quét” sách ra kiến
thức xem tại />
14


PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH
ĐỐI VỚI MƠN NGỮ VĂN
Khoanh trịn vào câu trả lời em lựa chọn
1. Em có thích học mơn Ngữ Văn khơng?
a. Rất thích
b. Bình thường
c. Khơng bao giờ d. Ý kiến khác
2. Em có thường xun chuẩn bị bài mơn Ngữ văn trước khi đến lớp
không?
a. Thường xuyên và rất kĩ lưỡng
b. Thỉnh thoảng, chép sách học tốt
c. Một vài lần
d. Khơng bao giờ
3. Em có thích một tiết học Văn cơ đọc, trị chép, khơng sử dụng các

phương pháp dạy học như trị chơi, tình huống, sáng tác?
a. Rất ấn tượng và thú vị
b. Bình thường
c. Nhàm chán
4. Em đã từng tham gia vào một trị chơi/tình huống của giáo viên môn Văn
đưa ra ở đầu tiết học chưa?
a. Luôn luôn
b. Thỉnh thoảng c. Chỉ mới 1 lần d. Chưa bao giờ
5. Giáo viên mơn Ngữ văn có đầu tư công phu vào các tiết học không?
a. Đầu tư rất cơng phu
b. Thỉnh thoảng có chuẩn bị
c. Có nhưng khơng thú vị
d. Hầu như khơng
6. Em thấy những tình huống/trò chơi/bài tập/video trực quan học khi học
về 2 bài kí “Ai đã đạt tên cho dịng sơng và Người lái đị sơng Đà như thế
nào?
a. Rất thú vị, phù hợp bài học
b. Cũng bình thường
c. Khơng có tác dụng gì cả
7. Em thấy các bạn trong lớp có thái độ như thế nào khi các tiết học sử
dụng Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đặc biệt trong thể loại kí?
a. Rất nhiệt tình
b. Một số nhiệt tình, một số không c. Rất thờ ơ
15


8. Sau mỗi trị chơi/tình huống/bài tập/sáng tác, em mong muốn nhận được
phần thưởng gì?
a. Quà
b. Điểm số

c. Phần thưởng tinh thần
d. Khơng cần phần thưởng
9. Em có mong muốn một tiết học GV sử dụng nhiều phương pháp dạy học
tích cực, đặc biệt là Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong bộ mơn Ngữ văn.
a. Rất thích và rất hào hứng tham gia
b. Có cũng được, khơng có cũng được
c. Không cần thiết
10. So với cách dạy thông thường, cách thức tổ chức hoạt động TNST trong
dạy học thể loại kí có mang lại hiệu quả cho bản thân em trong q trình
học tập khơng?
a. Khơng
b. Kết quả như nhau
c. Q trình học tập sơi nổi, hứng thú, tích cực
11. Sử dụng Hoạt động TNST trong dạy học thể loại kí có mang lại hứng
thú và ấn tượng sâu sắc cho bản thân em trong q trình học khơng?
a. Rất ấn tượng và hứng thú
b. Nhàm chán, kém sinh động
c. Bình thường.

16


SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH

Bức tranh: Hương Giang trong mắt em
Tác giả: Hồng Diệp Anh- lớp 12B niên khóa (2021-2022)

17



MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRỰC QUAN VỀ DỊNG SƠNG ĐÀ
VÀ SƠNG HƯƠNG

Sơng Đà: Những vách đá cao khiến cho mặt sơng đúng Ngọ mới có mặt trời

Sơng Hương: Chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như
những vành trăng non.

18



×