Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phân tích báo cáo tài chính công ty CP vimeco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.21 KB, 20 trang )

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO
I. Khái quát chung về Công ty :
Công ty Cổ phần Vimeco tên giao dịch là Vimeco Joint Stock
Company, tiền thân là Công ty Cơ giới và Lắp máy được thành lập theo quyết
định số179/BXD-TCLĐ ngày 24/03/1997 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Từ
ngày 06/12/2002 Công ty Cơ giới và Lắp máy được chuyển thành Công ty Cổ
phần Cơ giới lắp máy và Xây dựng theo quyết định số 1485/QĐ-BXD ngày
07/11/2002 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh công ty cổ phần số 0103001651 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố
Hà Nội cấp. Công ty có 8 lần thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Vimeco là Doanh nghiệp Hạng I, thành viên thuộc Tổng Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam – Vinaconex. Công ty chuyển
sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần từ ngày 01/01/2003 . Việc sớm
chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần đã mang đến cho
Vimeco nguồn động lực để phát triển mạnh mẽ. Từ chỗ chỉ có 10 tỷ vốn điều
lệ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thi công cơ giới và cung cấp bê tông
thương phẩm, đến năm 2006, Vimeco đã điều chỉnh tăng vốn lên thành 35 tỷ
đồng, năm 2007 và 2008 là 65 tỷ đồng với nhiều ngành nghề kinh doanh phù
hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường. Vimeco đã và đang có
mặt tại nhiều công trình lớn trên cả nước như: Nhà máy xi măng Nghi Sơn,
Nhà máy xi măng Cẩm Phả - Quảng Ninh, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Trung
tâm hội nghị Quốc Gia, Thủy điện Buôn Kuôp, Thủy điện Buôn Tua Srah,
Thủy điện Cửa Đạt, Khu đô thị Trung Hòa- Nhân Chính, Nhà máy xi măng
Bỉm Sơn, Cầu vượt Láng - Hoà Lạc…
Ngày 11/12/2006, Cổ phiếu của Công ty chính thức được niêm yết tại
Trung tâm chứng khoán Hà nội, với mã chứng khoán là VMC, đánh dấu một
bước tiến mới trong quá trình hội nhập vào thị trường tài chính trong nước
cũng như quốc tế.
1
Ngày 29 tháng 5 năm 2008 Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần
Vimeco .


Cơ cấu cổ đông của Công ty như sau: Nhà nước nắm 51%,các bên còn
lại nắm 49%
Ngành nghề kinh doanh của Công ty
- Kinh doanh giáo dục đào tạo công nhân các nghề cơ khí, sửa chữa
thiết bị, xây dựng, điện dân dụng, điện công nghiệp, thiết bị điều hòa thông
gió, thang máy; hệ thống điện nhẹ; đào tạo ngoại ngữ; giáo dục mầm non (chỉ
hoạt động khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép).
- Hoạt động kinh doanh bất động sản: Kinh doanh bất động sản và dịch
vụ bất động sản; cho thuê văn phòng, khách sạn nhà chung cư. Quản lý, duy
tu và khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật, khu đô thị, chung cư, văn
phòng.
- Thi công xây lắp: san nền, xử lý nền đất yếu, thi công hạ tầng kỹ thuật
các khu đô thị, khu công nghiệp, các công trình cấp thoát nước, xử lý nước và
nước thải, đường dây và trạm điện có cấp điện áp tới 220K; thi công các hệ
thống phòng cháy và chữa cháy; Xây dựng các công trình dân dụng, công
nghiệp, giao thông (đường bộ các cấp, sân bay, cảng, bến cảng, cầu), bưu
điện, các công trình đê kè, đập thuỷ lợi, thuỷ điện.
- Khai thác sản xuất, chế biến và kinh doanh vật liệu xây dựng: cát, đá,
sỏi gạch, ngói xi măng, kính, tấm lợp, nhựa đường và các vật liệu xây dựng
khác dùng trong xây dựng và trang trí nội ngoại thất; Kết cấu bê tông đúc sẵn,
bê tông thương phẩm, vật tư, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ,
phương tiện vận tải.
- Gia công, lắp đặt, bảo dưỡng lắp đặt, sửa chữa, cho thuê các dây
chuyền thiết bị công nghệ, kết cấu thép phục vụ cho các công trình dân dụng,
công nghiệp, đường dây và trạm.
2
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu: Vật liệu xây dựng các loại, vật tư
máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, phương tiện vận tải.
- Kinh doanh dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hoá.
- Tư vấn đầu tư xây dựng: lập, quản lý các dự án đầu tư xây dựng; khảo

sát xây dựng; giám sát thi công xây lắp, kiểm định chất lượng công trình; thí
nghiệm. Tư vấn đấu thầu; tư vấn chuyển giao thiết bị công nghệ mới; thiết bị
tự động hóa.

Chiến lược kinh doanh của Vimeco là: kinh doanh xây lắp vẫn là
nhiệm vụ trọng tâm; duy trì và mở rộng thị trường cung cấp vật liệu xây dựng
và tiếp tục khẳng định trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
3
II.Phân tích cơ cấu :
1. Cơ cấu bảng cân đối kế toán :
Đơn vị tính : %
2008 2007 2006 2005 2004
TÀI SẢN 100 100 100 100 100
A Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 82.77 77.89 71.04 61.45 58.43
I Tiền và các khoản tương đương tiền 7.20 4.41 3.87 7.18 7.84
1 Tiền 7.20 4.41 3.87 7.18 7.84
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
III Các khoản phải thu ngắn hạn 21.87 16.67 15.70 10.67 16.04
1 Phải thu của khách hàng 17.75 13.54 13.45 - -
2 Trả trước cho người bán 3.64 3.08 1.65 - -
3 Các khoản phải thu khác 0.55 0.05 0.60 - -
4 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -0.06 0.00 0.00 - -
IV Hàng tồn kho 52.20 53.20 47.93 40.38 32.32
V Tài sản ngắn hạn khác 1.50 3.61 3.54 3.22 2.24
1 Thuế GTGT được khấu trừ 1.01 2.77 2.88 - -
2 Tài sản ngắn hạn khác 0.49 0.84 0.66 - -
B Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 17.23 22.11 28.96 38.55 41.57
I Tài sản cố định 14.69 20.56 27.34 34.22 40.20
1 Tài sản cố định hữu hình 12.28 18.97 26.32 33.58 -
2 Tài sản cố định vô hình 0.37 0.51 0.46 0.64 -

3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2.05 1.08 0.56 1.38 -
II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1.70 0.72 0.42 0.08 0.11
1 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 0.84 0.00 0.00 - -
2 Đầu tư dài hạn khác 0.86 0.72 0.42 - -
III Tài sản dài hạn khác 0.83 0.84 1.20 2.87 -
1 Chi phí trả trước dài hạn 0.83 0.84 1.20 2.87 -
4
NGUỒN VỐN 100 100 100 100 100
A Nợ phải trả 87.09 86.35 92.89 91.29 91.81
I Nợ ngắn hạn 77.69 71.84 70.70 77.82 71.64
1 Vay và nợ ngắn hạn 6.48 9.04 18.96 - -
2 Phải trả người bán 18.37 13.59 12.94 - -
3 Người mua trả tiền trước 49.46 46.62 35.54 - -
4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 0.41 0.59 0.19 - -
5 Phải trả người lao động 0.84 0.97 0.98 - -
6 Chi phí phải trả 0.03 0.05 0.24 - -
7 Các khoản phải trả, phải nộp khác 2.10 0.98 1.85 - -
II Nợ dài hạn 9.40 14.51 22.19 13.47 20.17
1 Phải trả dài hạn khác 0.04 0.04 22.10 - -
2 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 0.04 0.06 0.09 - -
B Vốn chủ sở hữu 12.91 13.65 7.11 8.71 8.19
I Vốn chủ sở hữu 12.38 12.98 6.58 8.13 8.01
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.57 6.98 4.58 6.98 8.01
2 Thặng dư vốn cổ phần 2.57 3.22 0.00 0.00 0.00
3 Quỹ đầu tư phát triển 3.48 2.35 1.80 0.96 0.00
4 Quỹ dự phòng tài chính 0.76 0.42 0.19 0.18 0.00
II Nguồn kinh phí và quỹ khác 0.52 0.67 0.54 0.58 0.18
1 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0.52 0.67 0.54 - -
5
Nhìn trên bảng cân đối kế toán ta thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng

lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Vimeco, tỷ trọng này cũng tăng lên qua
các năm, trong đó chủ yếu là sự gia tăng của hàng tồn kho và khoản phải thu,
tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm. Tỷ trọng hàng tồn kho
tăng là do thời gian qua, khối lượng các công trình mà Vimeco đảm nhận
ngày càng tăng lên ở tất cả các lĩnh vực: từ thi công gia cố nền móng, xây
dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng và khu công nghiệp, xây dựng các công
trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, thủy điện đến sản xuất, chế
biến và kinh doanh vật liệu xây dựng. Do đó công ty cấn một lượng hàng tồn
kho lớn để có thể đảm bảo yêu cầu kinh doanh.
Tỷ trọng các khoản phải thu khá lớn chứng tỏ công ty đang bị chiếm
dụng vốn . Công ty cần phải có những biện pháp thu nợ hợp lý. Mặt khác tiền
và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm,
trong khi các khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu. Điều này sẽ
làm giảm khả năng thanh toán của công ty.
Tỷ trọng tài sản cố định giảm mạnh qua các năm, nguyên nhân chủ yếu
là do thời gian đầu sau khi cổ phần hóa, Vimeco phải đầu tư một lượng máy
móc, thiết bị mới để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong
lĩnh vực thi công thủy điện, là lĩnh vực thi công mới của công ty nhưng đã thu
được những kết quả đáng khích lệ.
Giá tri đầu tư dài hạn của Vimeco ngày càng tăng. Điều này hợp với xu
hướng chung của các công ty hiện nay là đa dạng hóa vào những lĩnh vực,
ngành nghề khác. Tỷ trọng đầu tư dài hạn của công ty năm 2008 tăng lên vượt
bậc so với những năm trước, do công ty đã mở rộng liên kết, liên doanh với
các công ty khác. Điển hình là việc kết hợp với công ty Hanel xây dựng tòa
nhà Vimeco – Hanel với tổng mức đầu tư khoảng 700 tỷ đồng…
Trong cơ cấu nợ, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với nợ
dài hạn. Như thế, sự đảm bảo tài trợ của tài sản bằng nợ dài hạn là không cao.
Tỷ trọng nợ ngắn hạn của công ty là khá cao so với nợ dài hạn. Như thế, có
6
thể công ty sẽ tiết kiệm được chi phí vốn vì chi phí huy động nợ ngắn hạn

thấp hơn nợ dài hạn. Nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán
của công ty: nguồn dài hạn không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn, mà phải
dùng một phần nợ ngắn hạn là nguồn có tính ổn định thấp để tài trợ cho tài
sản dài hạn là tài sản có tính thanh khoản thấ Thông thường các khoản vay dài
hạn sẽ ý nghĩa cao hơn về mặt hiệu quả đầu tư cho doanh nghiệp, công ty nên
điều chỉnh lại cơ cấu nợ hợp lý hơn.
Vốn chủ sở hữu của Vimeco tăng lên qua các năm, chủ yếu là do nguồn
vốn giữ lại để đầu tư vào các dự án mới, đặc biệt là quỹ đầu tư phát triển ngày
càng tăng. Tỷ trọng nợ so với vốn chủ sở hữu của công ty là khá cao chứng tỏ
công ty đã sử dụng tốt đòn cân nợ để tận dụng được ưu đãi thuế từ lãi vay.
Mặt khác, khi tăng nợ tức là giảm chi phí chi ra trên một đồng tiền mặt và vì
thế sẽ tăng cao lợi nhuận, cũng như gía trị của công ty . Tuy vậy tỷ trọng nợ
của công ty quá cao so với chủ sỡ hữu, bình quân 8.9 lần . Dẫn đến nguy cơ
rủi ro cao như nguy cơ phá sản, nguy cơ mất khách hàng, nhân viên và nhà
cung cấp…Do đó công ty đã điều chỉnh lại việc sử dung cán cân nợ, bằng
cách tăng sử dụng vốn chủ sở hữu, giảm sử dụng nợ để giữ cho công ty ở
trong tình trạnh tài chính lành mạnh.
2. Phân tích cơ cấu báo cáo kết quả kinh doanh :
Đơn vị tinh : %
Chỉ tiêu 2008 2007 2006 2005 2004
DDT bán hàng và cung cấp dịch vụ
100 100 100 100 100
Giá vốn hàng bán
93.19 90.01 91.29 89.49 88.77
LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6.81 9.99 8.71 10.51 11.23
Doanh thu hoạt động tài chính
0.56 0.39 0.43 2.53 0.16
Chi phí tài chính
2.10 4.29 4.88 6.80 5.30

Trong đó: Chi phí lãi vay
2.07 4.29 4.88 6.80 3.91
Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính
-1.54 -3.90 -4.46 -4.27 -0.05
Chi phí bán hàng
0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.35 1.98 1.84 3.09 2.23
LN/(lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh
3.92 4.11 2.42 3.15 3.85
Thu nhập khác
0.50 0.35 0.17 0.00 0.03
7
Chi phí khác
0.26 0.07 0.03 0.00 0.48
Lợi nhuận khác
0.23 0.28 0.14 0.00 -0.45
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
4.15 4.39 2.56 3.15 3.40
Chi phí thuế TNDN hiện hành
0.72 1.01 0.36 0.44 0.00
LN sau thuế thu nhập doanh nghiệp
3.43 3.39 2.20 2.71 3.4
Lợi nhuận sau thuế của Vimeco có xu hướng tăng lên, thấp nhất là năm
2006, do giá vốn hàng bán và chi phí tài chính của công ty đều ở mức cao. Từ
bảng cân đối kế toán ta có thể thấy năm 2006 là năm mà tỷ trọng nợ vay của
doanh nghiệp ở mức cao nhất, chiếm 92.89% tổng nguồn vốn, làm tăng lãi
vay phải trả, tăng chi phí tài chính của công ty.
Lợi nhuận sau thuế của công ty cao nhất là vào năm 2008. Năm 2008 là
một năm đầy khó khăn cho toàn nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói

riêng. Trong nước, tình hình lạm phát gia tăng, chi phí xây dựng tại thời điểm
tháng 5/2008 đã tăng hơn 40% so với cuối năm 2007. Khiến cho giá vốn hàng
bán năm 2008 tăng vọt so với những năm trước. Mặt khác cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới cũng đã ít nhiều ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh
trong nước. Trước những khó khăn chung đó, lợi nhuận thuần của công ty
không những không giảm đi mà còn tăng lên. Nguyên nhân chính là do công
ty đã cắt giảm được các chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp một
cách đáng kể. Thể hiện khả năng quản lý chi phí của công ty đã tăng lên rõ
rệt.
III. Phân tích tỷ số :
1. Phân tích tỷ số thanh khoản :
Các chỉ tiêu 2008 2007 2006 2005
Hệ số thanh toán hiện hành (lần) 1.07 1.08 1.00 0.79
Hệ số thanh toán nhanh (lần) 0.37 0.29 0.28 0.23
Hệ số thanh toán tức thời (lần) 0.09 0.06 0.05 0.09
Hệ số thanh toán lãi vay (lần) 3 2 1 1
Khả năng thanh toán hiện hành trung bình đạt 0.985, tức nợ ngắn hạn
được đảm bảo bằng 0.985 lần tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân chính khiến tỷ
số này thấp là do năm 2005, tỷ trọng tài sản lưu động ở mức thấp nhất trong
8
khi nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ lệ cao nhất, dẫn đến hệ số thanh toán hiện hành
của công ty rất thấp. Tuy nhiên trong giai đoạn 2006-2008 tỷ số này đã tăng
lên so với giai đoạn trước và vượt mức 1, đạt giá trị cao nhất vào năm 2007 và
giảm nhẹ trong năm 2008. Sở dĩ có sự giảm xuống này là do năm 2008 nợ
ngắn hạn tăng lên đáng kể, bằng 108% so với năm 2007, trong khi tài sản
ngắn hạn chỉ bằng 106% . Năm 2008 hệ số thanh toán hiện hành của Vimeco
thấp hơn hệ số bình quân của toàn ngành là 1.26. Mặt khác quan sát các khoản
mục trên Bảng cân đối kế toán ta thấy lý do khả năng thanh toán hiện hành
cao chủ yếu là do hàng tồn kho và các khoản phải thu của công ty có giá trị
lớn. Do đó trong trường hợp này khả năng thanh toán hiện hành của công ty

cao chưa hẳn là tốt. Nhìn chung công ty đáp ứng khả năng thanh toán hiện
hành nhưng chưa thật sự tốt
Khả năng thanh toán nhanh đạt trung bình 0.3 lần, cho thấy tài sản lưu
động có tính thanh khoản nhanh của công ty nhỏ hơn nhiều so với giá trị nợ
ngắn hạn. Hay nói cách khác là tài sản lưu động có thể sử dụng ngay của công
ty không đủ đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn, nếu
các chủ nợ đòi tiền cùng một lúc. Như vậy, nói chung tình hình thanh toán
nhanh của công ty không tốt lắm.
Một vấn đề đáng quan tâm đó là hệ số thanh toán nhanh của công ty
quá thấp so với hệ số thanh toán ngắn hạn. Nguyên nhân là do hàng tồn kho
của công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị tài sản lưu động. Điều này
cũng do đặc điểm của các công ty xây dựng, tuy nhiên công ty cũng cần phải
có những biện pháp để cắt giảm lượng hàng tồn kho, như việc thu mua và sử
dụng hợp lý nguồn nguyên vật liệu, công cụ xây dựng…
Khả năng thanh toán tức thời của công ty rất thấp, thể hiện Tiền và các
khoản tương đương tiền của công ty là rất nhỏ so với Nợ ngắn hạn, công ty
thiếu vốn bằng tiền để thanh toán nợ tức thời. Như thế khả năng thanh toán
ngay các khoản nợ của công ty là rất kém.
9
Cũng cần chú ý rằng, các con số này đều có xu hướng tăng lên. Đây là
một dấu hiệu tốt chứng tỏ khả năng thanh khoản của công ty ngày càng tăng
lên, song cũng có thể phản ánh rằng việc sử dụng tài sản lưu động cũng như
các tài sản có tính thanh khoản cao nhưng suất sinh lợi thấp không hiệu quả.
Khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ đảm bảo thanh toán lãi
vay bằng Lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Hệ số này của công ty đều lớn hơn
1 chứng tỏ công ty có khả năng sử dụng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh
doanh để trang trải lãi vay. Khả năng thanh toán lãi vay năm 2008 tăng 3 lần
so với năm 2005. Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới khiến cho lãi vay tăng cao, trên 20%. Tuy nhiên khả năng thanh toán lãi
vay của công ty vẫn tăng lên, một lần nữa chứng tỏ công ty công ty thể điều

chỉnh thích ứng tốt với thay đổi của nền kinh tế.
2. Phân tích khả năng hoạt động:
Theo như tính toán ta thấy :
Bình quân cứ 1 đồng tài sản của Vimeco đem lại 0.62 đồng doanh thu
thuần cho công ty, bình quân cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra 1.08 đồng
doanh thu thuần và bình quân cứ 1 đồng tài sản cố định đem lại 3.19 đồng
doanh thu thuần. Năm 2008, vòng quay tài sản của công ty là 1.03 lớn hơn
mức bình quân ngành là 0.6. Các tỷ số này có xu hướng tăng lên qua các năm
chứng tỏ việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh
Các chỉ tiêu 2008 2007 2006 2005
Vòng quay tổng tài sản(vòng) 1.03 0.66 0.73 0.64
Vòng quay tài sản ngắn hạn(vòng) 1.28 0.89 1.09 1.07
Vòng quay tài sản cố định(vòng) 5.96 2.81 2.22 1.76
Mức độ đảm nhiệm tổng tài sản 0.97 1.50 1.36 1.55
Vòng quay hàng tồn kho(vòng) 1.83 1.18 1.50 1.55
Số ngày tồn kho(ngày) 197 305 204 232
Vòng quay các khoản phải thu 5.27 4.09 5.40 5.02
Kỳ thu tiền bình quân(ngày) 68 88 67 72
Vòng quay các khoản phải trả 5.92 4.50
Số ngày nợ bình quân(ngày) 61 80
10
doanh ngày càng hiệu quả. Đặc biệt là sự tăng lên rõ rệt của vòng quay tài
sản cố định hay hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Như đã phân tích ở trên, do
thời gian đầu công ty phải đầu tư nhiều vào tài sản cố định, chẳng hạn như chỉ
tính riêng năm 2005, giá trị đầu tư xe máy thiết bị của Vimeco là 70 tỷ đồng,
tương đương 23% tổng doanh thu. Thời gian về sau công ty có thể tiết kiệm
được phần chi phí cố định và sử dụng nhiều hơn chi phí biến đổi.
Ngoài ra ta cũng thấy bình quân cần 1.35 đồng tài sản được đầu tư để
có thể tạo ra 1 đồng doanh thu.
Vòng quay hàng tồn kho bình quân của công ty là 1.52 vòng, như vậy

bình quân hàng tồn kho của công ty quay được 1.52 vòng một năm để tạo ra
doanh thu, bình quân hàng tồn kho là 235 ngày. Vòng quay hàng tồn kho có
xu hướng tăng lên, số ngày tồn kho có xu hướng giảm xuồng, thể hiện công ty
đã sử dụng ngày càng hiệu quả lượng hàng tồn kho để tạo ra doanh thu. Tuy
nhiên ta thấy năm 2007, vòng quay tài sản ngắn hạn, vòng quay hàng tồn kho
của công ty giảm so với các năm còn lại. Nguyên nhân là do năm 2007,
Vimeco đã thực hiện thi công rất nhiều công trình có giá trị lớn như: công
trình thủy điện Srepok, trụ sở Bộ Công an, cầu vượt Lê Thanh Nghị, đường
cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, nhà máy bao bì Vinaconex…khiến cho giá trị
nguyên vật liệu, giá trị xây dựng cơ bản dở dang tăng lên, làm tăng giá trị
hàng tồn kho.Và việc công ty giữ lượng hàng tồn kho lớn đã làm số ngày tồn
kho năm 2007 tăng mạnh.
Bình quân công ty mất 74 ngày để có thể thu hồi được khoản phải thu,
tức thời gian bình quân từ lúc công ty bán hàng hàng hay hoàn thành bàn giao
công trình cho đến khi thu được tiền là 74 ngày. Số ngày nợ bình quân của
công ty là 71 ngày, tức thời gian bình quân từ lúc công ty mua hàng cho đến
khi phải thanh toán tiền hàng là 71 ngày. Con số này không chênh lệch so với
số ngày thu tiền bình quân là mấy, chứng tỏ công ty không đi chiếm dụng vốn
và cũng không để tình trạng công ty bị chiếm dụng vôn.
3.Phân tích khả năng sinh lời :
11
Các chỉ tiêu 2008 2007 2006 2005
Thu nhập trên tổng tài sản (ROA) 3.54% 2.25% 1.61% 1.74%
Thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) 26.73% 21.03% 21.93% 20.51%
Thu nhập trên một cổ phiếu EPS(đ/cp) 5712 2935 3054 2342
Giá trên thu nhập của CP thường (P/E) 4.5 17.8 45.5
Cổ tức trên một cổ phiếu DPS (đ/cp) 1500 1500 1500 1500
Thu nhập trên tổng tài sản là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để
đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Chỉ tiêu thu nhập trên
vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Đứng trên

góc độ cổ đông thì đây là chỉ tiêu được quan tâm nhất khi họ quyết định bỏ
vốn đầu tư vào công ty.Theo tính toán ta thấy bình quân 100 đồng tài sản của
công ty tạo ra 2.29 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông và bình quân 100 đồng
vốn chủ sở hữu tạo ra 22.56 đồng lợi nhuân dành cho cổ đông. Các tỷ số ROA
và ROE mặc dù có tăng qua các năm nhưng con số đạt được lại không phải là
cao. ROA ở mức thấp so với ROA chung của toàn ngành là 16.39%. ROE
bình quân của ngành năm 2008 là 27.93% cao hơn ROE của công ty. Điều đó
cho thấy lợi nhuận tạo được tính trên hiệu suất sử dụng tài sản và nguồn vốn
chủ sở hữu của Vimeco chưa thực sự tốt.
Bình quân cứ một cổ phiếu của Vimeco tạo ra 3511 đồng thu nhập. EPS của
công ty tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2008, EPS tăng mạnh và cao hơn
mức bình quân ngành là 2.484 đồng/cổ phiếu.
Các tỷ số thể hiện khả năng sinh lợi ở trên khá ổn định và có xu hướng
tăng qua các năm. Điều đó chứng tỏ khả năng tạo ra lợi nhuận của Vimeco
ngày càng tăng lên.
Cổ tức trên một cổ phiếu của Vimeco ổn định và hợp lý. Điều này vừa
đảm bảo quyền lợi cho cổ đông, vừa phù hợp với mục tiêu tích tụ lợi nhuận
nhằm mở rộng hoạt động của công ty.
Do không có được con số chính xác về giá cổ phiếu Vimeco qua các
năm nên ta tạm lấy tỷ số P/E do công ty Sascombank tính toán. Năm 2005 và
2006 P/E của công ty rất cao, chứng tỏ công ty rất được thị trường kỳ vọng và
đánh giá cao triển vọng của công ty . Năm 2008, do khó khăn chung của thị
12
trường cũng như của ngành xây dựng, lạm phát tăng cao, một phần cũng là do
sự tăng lên của EPS đã khiến P/E của công ty giảm mạnh, thấp hơn cả mức
bình quân ngành là 4.8. Tuy nhiên để đánh giá được một cách chính xác nhất
hay đê quyết đinh có nên mua cổ phiếu của công ty hay không cần theo dõi xu
hướng dài hạn dựa trên con số P/E trong một thời gian dài.
4. Phân tích triển vọng và rủi ro của ngành mà công ty đang hoạt động.
Năm 2008 là một năm đầy khó khăn và biến động đối với toàn nền kinh

tế nói chung và đối với ngành xây dựng nói riêng. Đây là một năm mà hoạt
động kinh doanh của ngành xây dựng liên tục phải đối diện với nhiều trở ngại.
Có thể nói chưa bao giờ trong suốt những năm đổi mới, doanh nghiệp ngành
xây dựng lại phải trải qua những thử thách ở cường độ cao và trên diện rộng
như năm 2008.
Những khó khăn do lạm phát và khủng hoảng kinh tế tác động mạnh
lên cả ba lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng là xây lắp, vật
liệu xây dựng (VLXD) và địa ốc. Khiến các doanh nghiệp cảm thấy chới với
trước một thực tế biến đổi khôn lường khi mà năm trước đó (năm 2007) các
doanh nghiệp xây dựng làm không hết việc và luôn đạt tốc độ tăng trưởng
bình quân hơn 30%/năm .
Một trong những khó khăn lớn nhất của năm 2008 là giá cả trên thị
trường VLXD tăng cao trong sáu tháng đầu năm: sắt thép tăng 90%, gạch
tăng 300% khiến chi phí VLXD chiếm đến 60-70% giá thành xây lắp. Song
song đó, chi phí nhân công cũng tăng 30-55% và đặc biệt là lãi suất cho vay
tăng mạnh (cao nhất là 21%/năm) càng khiến cho chi phí đầu vào vượt quá
sức chịu đựng của phần lớn doanh nghiệp. Các chủ công trình buộc phải trì
hoãn tiến độ dự án để tránh bị lỗ. Mới bước vào đầu quí 2, tình hình thi công
dự án đã rơi vào đình trệ, cộng đồng doanh nghiệp xây dựng teo tóp lại. Phần
lớn những doanh nghiệp nhỏ yếu vốn, yếu công nghệ hầu như không có doanh
thu, phải quay trở lại hình thức các đội nhóm nhận thầu khoán một số phần
việc ở các công trình nhà tư nhân hoặc nghỉ việc. Số doanh nghiệp loại này
13
ước tính chiếm đến 40% trong tổng số hơn 2.000 doanh nghiệp tại TPHCM
(số thực sự có làm nghề thi công tại TPHCM). Bên cạnh đó, đến cuối quí 1,
giá nhà đất bắt đầu giảm từ 20% đến 60-70% khiến những nhà thầu có tên
tuổi cũng phải lao đao bởi các chủ dự án mất thị trường.
Bên cạnh đó khả năng đàm phán lại với chủ đầu tư ở những dự án vốn
tư nhân và vốn nước ngoài để điều chỉnh mức trượt giá là không nhiều, nhiều
nhà thầu cầm chắc chữ “lỗ”, nhiều trường hợp chấp nhận phạt hoặc mất khoản

bảo lãnh thực hiện hợp đồng, nhiều doanh nghiệp đã trúng thầu nhưng không
ký được hợp đồng, nhiều dự án lên kế hoạch đấu thầu nhưng không gọi được
nhà thầu nào tham gia.
Thị trường chứng khoán sụt giảm và tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính diễn ra khiến các chủ đầu tư càng cạn kiệt nguồn vốn triển khai dự án,
kể cả những dự án đang thi công dở dang. Hàng loạt công trình nhà xưởng,
công nghiệp, dự án căn hộ hoặc ngưng hẳn hoặc chỉ thi công cầm chừng. Có
việc làm nhưng phải chấp nhận việc thanh toán bị chậm, đôi khi không có thời
hạn, cũng là vấn đề nan giải cho nhiều doanh nghiệp đang cố gắng cầm cự.
Những khó khăn trên được phản ánh trong kết quả kinh doanh năm
2008 của các công ty niêm yết. Thống kê cho thấy, tăng trưởng doanh số của
ngành là 32.3% nhưng do giá vốn hàng bán tăng 36.3%; chi phí tài chính tăng
1.1 lần khiến lợi nhuận sau thuế giảm 14.11% so với năm 2007.
Giá cổ phiếu của ngành xây dựng sụt giảm mạnh trong năm 2008 và
hiện nay giá trị giao dịch thị trường đã lớn hơn so với giá trị sổ sách (P/B<1).
Theo thống kê, 82% cổ phiếu trong ngành xây dựng đang giao dịch dưới giá
trị sổ sách. Với mức giá giảm thấp như hiện nay, chỉ số P/E bình quân của
ngành chỉ bằng 4.8 lần, với EPS tương ứng là 2,484 đồng/cổ phiếu
Mặt khác, trong khi hoạt động kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn, ta
lại thấy rủi ro tài chính của ngành xây dựng khá cao do tỷ số tổng nợ/vốn chủ
sở hữu là 2.9 lần, cao hơn mức 1.35 của toàn thị trường. Thậm chí một số
công ty có tỷ mức độ đòn bẩy rất cao như: SDS (11.1 lần); VCG (11.1 lần); SDJ
14
(6.7 lần); VMC (7.8); STL (6.3 lần); SC5 (5.72 lần). Việc sử dụng nhiều nợ cộng
thêm tỷ số thanh toán giảm từ 1.36 lần vào năm 2007 xuống còn 1.26 lần vào
năm 2008 có thể gây nên những lo ngại về khả năng thanh toán của ngành.
Theo nhận định của tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện Nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương (CIEM): Từ quý IV-2008, Việt Nam từ một “ngôi sao
đang lên ở châu Á” về tăng trưởng kinh tế đã suy thoái nghiêm trọng. Những
năm trước đây, ngành xây dựng thường tăng trưởng hơn 10%/ năm, nhưng

đến năm 2008, tỷ lệ tăng trưởng của ngành này chỉ còn 0,2%/năm, thấp nhất
trong lịch sử hơn 20 năm tiến hành đổi mới.
Các chuyên gia cho rằng, dù chưa biết thời gian nào mới chấm dứt suy
giảm kinh tế nhưng khả năng nền kinh tế Việt Nam phục hồi vào cuối năm
2009 hoặc đầu năm 2010 là rất lớn và do ngành xây dựng thường đi trước một
bước nên thị trường cũng hồi phục trước. Có thể thấy thị trường xây dựng
đang có bước chuyển mình trong nửa cuối quý 1-2009 nhờ sức tiêu thụ vật
liệu xây dựng tăng đáng kể so với những tháng trước đó. Khủng hoảng đã
giúp sắp xếp lại “bản đồ” doanh nghiệp xây dựng và “chính trong những hoàn
cảnh khó khăn nhất, năng lực và tư cách của mỗi nhà thầu được bộc lộ rõ”.
Do vậy, lợi thế hiện đang có phần nghiêng về những nhà thầu đã thể hiện
được tính thích ứng cao trong năm 2008 đầy khó khăn. Ngoài ra, nhu cầu xây
dựng, sửa chữa nhà tư nhân cũng sôi động trở lại.
Một nguyên nhân cộng hưởng hết sức quan trọng khác là do giá các
mặt hàng vật liệu xây dựng cơ bản giảm mạnh, nhiều chủ đầu tư có điều kiện
trả được phần lớn nợ vay nên đã mạnh dạn vay tiếp với lãi suất thấp để thúc
đẩy dự án. Phân khúc nhà tư nhân cũng tranh thủ lợi thế này mà trở nên sôi
động hơn
Một tín hiệu đáng mừng nữa là hôm 5/5 vừa đây Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã
đưa ra nhận định : “Ngành xây dựng dẫn đầu trong tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam” . Theo IMF, ngành xây dựng ở Việt Nam đã tăng 6,9% trong quý
I/2009 và các số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tổng mức bán lẻ hàng
15
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 4 tháng đầu năm 2009 đã tăng
21,5% so với cùng kỳ
Theo các chuyên gia của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định kinh tế
Việt Nam đang thể hiện sức mạnh trong các lĩnh vực như xây dựng và tiêu thụ
nội địa và dự kiến sẽ là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao
nhất châu Á trong năm nay.
Vậy với góc nhìn lạc quan, chúng ta có thể tin tưởng bức tranh ngành

xây dựng sẽ trở nên sáng sủa hơn trong thời gian tới, đặc biệt khi mà các
chính sách kích cầu của Chính phủ bắt đầu phát huy tác dụng.
5. Một số nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của công ty
Phân tích nhân tố ( DU POINT) 2008 2007 2006 2005
ROE (%) 26.73 21.03 21.93 20.51
Gánh nặng thuế = LNR/LN trước thuế 0.83 0.77 0.86 0.86
Gánh năng lãi vay = LN trước thuế/EBIT 0.76 0.55 0.37 0.42
Vòng quay TTS = DT/ TTS bình quân 1.03 0.66 0.73 0.64
Tỷ suất lợi nhuận biên = EBIT/Doanh thu 0.05 0.08 0.07 0.07
Hệ số nợ = Tài sản/Vốn chủ sỡ hữu 7.75 7.33 14 11
Việc xem xét các nhân tố ở trên sẽ góp phần cho ta thấy được những
nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh (ROE) của doanh nghiệp.
- Gánh nặng thuế: Sau khi cổ phần hóa vào năm 2003 công ty được
miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm và giảm 50% trong 2
năm tiếp theo. Tháng 12/2006 khi công ty niêm yết cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán lại được giảm tiếp 50% trong 2 năm tiếp theo.Do đó công ty
phải đóng một khoản thuế nhỏ. Vì thế gánh nặng thuế là không lớn lắm. Điều
này đã ảnh hưởng làm tăng ROE của doanh nghiệp.
- Gánh nặng lãi vay: tỷ số này tăng lên trong các năm vừa qua do doanh
nghiệp đã hạn chế việc sử dụng vốn vay hơn. Do đó hệ số nợ cũng giảm đi.
Những yếu tố tác động đến hai chỉ số trên đã được khai thác tốt nên đã tác
động làm tăng ROE
16
- Vòng quay tổng tài sản có xu hướng ngày càng tăng chứng tỏ tài sản
được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. Đây cũng chính là một trong những
chỉ tiêu làm tăng ROE.
- Tỷ suất lợi nhuận biên năm 2008 giảm so với 2006 và năm 2007 ,tuy
nhiên trong tương lai tương lai tỷ số này có khả năng gia tăng do có nhiều dự
án mới đang được đầu tư,hiện các dự án mới đi vào hoạt động trong một thời
gian nên chưa phát huy được hết công suất,doanh thu chưa cao.

- Tổng hợp tất cả các yếu tố trên sẽ cho ta kết quả của hệ số ROE có xu
hướng tăng cao hơn trong những năm trở lại đây. Phân tích nhân tố cho thấy
nhìn chung hiệu quả kinh doanh của Vimeco là tốt.
III. Kết luận và khuyến nghị :
Kết quả phân tích tài chính của Vimeco cho thấy:
- Nhìn chung việc quản lí thanh khoản, quản lí tài sản của Vimeco
tương đối tốt. Các tài sản cũng như các nguồn thu nhập đảm bảo cho các
khoản nợ đến hạn là khá tốt,tuy nhiên việc dữ trữ quá nhiều tài sản ngắn hạn
sẽ làm giảm suất sinh lời của chúng. Đồng thời với tỷ trọng nợ vay quá cao so
với nguồn vốn chủ sở hữu sẽ tạo nguy cơ rủi ro cao cho công ty. Do đó
Vimeco cần phải điều chỉnh lại cơ cấu nợ và vốn hợp lý hơn.
- Các tỷ số sinh lời của công ty khá ổn định và có mức tăng trưởng tốt.
Song các con số này còn thấp so với các công ty khác trong ngành. Điều đó
đặt ra yêu cầu công ty cần tăng cường hiệu quả sử dụng các yếu tố trong hoạt
động để giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận cho công ty.
- Vimeco cần có biện pháp thu mua và sử dụng hợp lý lượng hàng tồn
kho, tránh tình trạng vốn bi ứ đọng dưới hình thức hàng tồn kho, gây giảm
khả năng thanh khoản cũng như gia tăng chi phí của công ty.
- Vimeco tiến hành đầu tư và tham gia vào nhiều dự án và lĩnh vực hoạt
động khác. Tuy vậy cần phải xem xét kĩ lĩnh vực nào công ty có thể thu được
lợi nhuận, tránh đầu tư tràn lan, không hiệu quả, gây lãng phí. Đặc biệt trong
điều kiện nền kinh tế còn chưa thật sự thoát khỏi khủng hoảng như hiện nay.
17
18
Các chỉ tiêu 2008 2007 2006 2005
I.PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ CHUNG
1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số thạnh toán hiện hành (lần) 1.07 1.08 1.00 0.79
Tài sản lưu động 966,519 725,150 542,749 343,716
Nợ ngắn hạn 907,123 668,809 540,133 435,271

Hệ số thạnh toán nhanh (lần) 0.37 0.29 0.28 0.23
Tiền mặt+ ĐTTC ngắn hạn+Các khoản phải thu 339,416 196,263 149,490 99,843
Nợ ngắn hạn 907,123 668,809 540,133 435,271
Hệ số thanh toán tức thời 0.09 0.06 0.05 0.09
Tiền và các khoản tương đương tiền 84,031 41,064 29,545 40,179
Nợ ngắn hạn 907,123 668,809 540,133 435,271
Hệ số thanh toán lãi vay (lần) 3 2 1 1
EBIT 59,087 45,128 33,403 22,465
Chi phí trả lãi 22,392 24,177 23,726 20,590
2.Phân tích khả năng hoạt động
Vòng quay tổng tài sản (vòng) 1.03 0.66 0.73 0.64
Doanh thu thuần 1,082,486 563,319 485,218 302,940
Giá trị tổng tài sản bình quân 1,049,324 847,500 661,673 470,104
Vòng quay tài sản ngắn hạn 1.28 0.89 1.09 1.07
Doanh thu thuần 1,082,486 563,319 485,218 302,940
Tài sản ngắn hạn bình quân 845,834 633,949 443,232 283,130
Vòng quay tài sản cố định (vòng) 5.96 2.81 2.22 1.76
Doanh thu thuần 1,082,486 563,319 485,218 302,940
Tài sản cố định ròng bình quân 181,487 200,122 218,441 172,257
Mức độ đảm nhiệm tổng tài sản 0.97 1.50 1.36 1.55
Giá trị tổng tài sản bình quân 1,049,324 847,500 661,673 470,104
Doanh thu thuần 1,082,486 563,319 485,218 302,940
Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 1.83 1.18 1.50 1.55
Giá vốn hàng bán 1,008,764 507,035 442,926 271,108
Hàng tồn kho bình quân 552,390 430,736 296,033 174,463
Số ngày tồn kho (ngày) 197 305 240 232
Số ngày trong năm 360 360 360 360
Vòng quay hàng tồn kho 1.83 1.18 1.50 1.55
Vòng quay các khoản phải thu 5.27 4.09 5.40 5.02
Doanh thu thuần 1,082,486 563,319 485,218 302,940

Các khoản phải thu bình quân 205,292 137,572 89,805 60,379
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 68 88 67 72
Số ngày trong năm 360 360 360 360
Vòng quay các khoản phải thu 5.27 4.09 5.4 5.02
Vòng quay các khoản phải trả 5.92 4.50
Giá vốn hàng bán 1,008,764 507,035 442,926 271,108
Các khoản phải trả bình quân 170,484 112,702
Số ngày nợ bình quân (ngày) 61 80
19
Số ngày trong năm 360 360 360 360
Vòng quay các khoản phải trả 5.92 4.50
3.Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Tỷ số thu nhập trên tổng tài sản ROA (%) 3.54% 2.25% 1.61% 1.74%
Lợi nhuận sau thuế 37,127 19,076 10,683 8,197
Tổng tài sản bình quân 1,049,324 847,500 661,673 470,104
Tỷ số thu nhập trên vốn chủ sỡ hữu ROE (%) 26.73% 21.03% 21.92% 20.51%
Lợi nhuận sau thuế 37,127 19,076 10,683 8,197
Vốn chủ sỡ hữu bình quân 138,908 90,709 48,745 39,969
Thu nhập trên 1 cổ phiếu EPS (đ/cổ phiếu) 5,712 2,935 3,052 2,342
Lợi nhuận ròng 37,127 19,076 10,683 8,197
Số cổ phiếu thường bình quân lưu hành 6,500,000 6,500,000 3,500,000 3,500,000
Tỷ số P/E (lần) 4.5 17.8 45.5
Cổ tức trên 1 cổ phiếu (DPS) 1,500 1,500 1,500 1,500
II.Phân tích nhân tố ( DU POINT)
ROE(%) 26.73% 21.03% 21.92% 20.51%
Gánh nặng thuế= LNR/LN trước thuế 0.83 0.77 0.86 0.86
Gánh năng lãi vay=LN trước thuế/EBIT 0.76 0.55 0.37 0.42
Tỷ suất lợi nhuận biên = EBIT/doanh thu 0.05 0.08 0.07 0.07
Vòng quay tổng tài sản=Doanh thu/TS bìnhquân 1.03 0.66 0.73 0.64
Hệ số nợ=Tài sản/Vốn chủ sỡ hữu 7.75 7.33 14 11


20

×