§Ò tµi: RÌn kü n¨ng sèng cho häc sinh tiÓu häc
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện
có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc” (Luật Giáo dục - 2005). Việc giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh là rất cần thiết phù hợp với mục tiêu giáo dục, nhằm góp phần đào tạo “con
người mới” với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ” để học sinh được phát triển
toàn diện đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội.
Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng tạo cơ sở cho HS phát triển học tiếp
các bậc học tiếp theo, vì vậy bên cạnh việc trang bị cho học sinh những vốn
kiến thức kỹ năng cơ bản trong học tập, lao động còn cần phải chú ý đến việc
rèn kỹ năng sống cho học sinh, dạy học sinh cách “làm người”, để học sinh có
thêm vốn kinh nghiệm thích ứng với môi trường mới, yêu cầu mới.
Năm học 2009 -2010 là năm học tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Rèn kỹ năng sống cho học sinh
chính là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”, vì vậy các trường học cần quan tâm chú trọng
đến nội dung này.
Rèn kỹ năng sống cho học sinh giúp cho học sinh thích ứng được với môi
trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như
vấn đề sức khoẻ, môi trường, tệ nạn xã hội, để các em có thể tự tin, chủ động
không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại
lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập
phấn đấu vươn lên.
1
§Ò tµi: RÌn kü n¨ng sèng cho häc sinh tiÓu häc
Trong thực tế hiện nay việc rèn kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường
đã được chú ý đến, song nhiều trường nhất là các trường tiểu học còn lúng túng
trong việc tổ chức, thực hiện các chương trình hoạt động rèn kỹ năng sống cho
học sinh.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho học sinh, tôi
đã chọn nghiên cứu đề tài: “Rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học” .
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Quá trình nghiên cứu đề nhằm tìm hiểu tình hình thực tế thực hiện phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đặc biệt tìm hiểu
thực tế rèn kỹ năng sống cho học sinh trong trường Tiểu học. Đề xuất biện pháp
nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng sống cho học sinh, góp phần thực hiện tốt phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần
nâng cao chất luợng giáo dục toàn diện.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
1. Nghiên cứu lý luận:
- Tìm đọc tài liệu về tâm sinh lý trẻ lứa tuổi tiểu học.
- Tìm đọc tài liệu có liên quan đến việc rèn kỹ năng sống cho học sinh.
2. Nghiên cứu thực tế:
- Khảo sát thực tế GV, HS.
- Thực hiện phương pháp phỏng vấn, hỏi đáp, điều tra
- Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp
- Sử dụng phương pháp thực nghiệm, đối chiếu, so sánh.
2
§Ò tµi: RÌn kü n¨ng sèng cho häc sinh tiÓu häc
PHẦN NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TẾ:
1. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ:
- Đặc điểm về thể chất của trẻ: Cơ thể trẻ em là nền tảng vật chất của trí tuệ và
tâm hồn. Nền tảng có vững thì trí tuệ và tình cảm mới có khả năng phát triển
tốt. “Thân thể khoẻ mạnh thì chứa đựng một tinh thần sáng suốt”, ngược lại
“tinh thần sáng suốt thì cơ thể có điều kiện phát triển”. Trong cuộc sống thực tế
cho thấy những trẻ có thể lực yếu thường hay ỷ lại, phụ thuộc nhiều vào những
người thân trong gia đình những việc làm tự phục vụ mà lẽ ra chính trẻ phải tự
làm tự lập dần: rửa chân tay, mặc quần áo,
- Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến việc tự lập của HS là hệ thần kinh của trẻ. Hệ
thần kinh của trẻ tiểu học đang trong thời kì phát triển mạnh. Bộ óc của các em
phát triển về khối lượng, trọng lượng và cấu tạo. Đến 9, 10 tuổi hệ thần kinh
của trẻ căn bản được hoàn thiện và chất lượng của nó sẽ được giữ lại trong suốt
cuộc đời. Khả năng kìm hãm(khả năng ức chế) của hệ thần kinh còn yếu. Trong
khi đó bộ óc và hệ thần kinh của các em đang phát triển đi dần đến hoàn thiện
nên các em dễ bị kích thích. Thầy cô giáo và cha mẹ, người thân của các em cần
chú ý đến đặc điểm này để giúp trẻ hình thành tính tự chủ, lòng kiên trì, sự kìm
hãm của bản thân trước những kích thích của hoàn cảnh xung quanh, biết giữ
gìn trật tự nơi công cộng và trong lớp học. Mặt khác không được mắng, doạ
dẫm, nạt nộ các em vì làm như thế không những bị tổn thương đến tình cảm mà
còn gây tác hại đến sự phát triển thần kinh và bộ óc của các em.
3
§Ò tµi: RÌn kü n¨ng sèng cho häc sinh tiÓu häc
- Khi trẻ bắt đầu gia nhập cuộc sống nhà trường - đi học tiểu học, các em được
học thêm những điều chưa hề có trong 6 năm đầu đời; khi gia nhập cuộc sống
nhà trường các em phải tiến hành hoạt động học – hoạt động nghiêm chỉnh có
kỉ cương, nề nếp với những yêu cầu nghiêm ngặt. Chuyển từ hoạt động chủ đạo
là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập; chắc chắn trẻ không tránh khỏi
sự bỡ ngỡ vì thế phải chuẩn bị cho các em tâm lí chuẩn bị sẵn sàng đi học.Việc
rèn kĩ năng sống cho HS tiểu học cũng được bắt đầu ngay từ những buổi đầu
các em đến trường. Nếu không chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lí cho trẻ trước khi
đi học sẽ dẫn đến những tình huống như: đòi theo bố mẹ về nhà, không dám nói
chuyện với bạn bè, không dám chào hỏi thầy cô, không dám xin phép cô khi ra
vào lớp, không ít những tình huống dở cười dở mếu vì trẻ lớp 1 không dám
xin đi vệ sinh rồi bậy ra quần ngay tại trong lớp, hoặc có trẻ xin ra ngoài đi vệ
sinh nhưng lại tranh thủ đi chơi để GV phải đi tìm,
- Đặc điểm quá trình nhận thức của trẻ bao gồm quá trình tri giác, chú ý,trí nhớ,
tưởng tượng, tư duy. Đặc điểm nhân cách của trẻ tiểu học gồm có: tính cách,
nhu cầu nhận thức, tình cảm, sự phát triển của năng khiếu. Sự nhận thức của trẻ
ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nhân cách, ảnh hưởng đến việc hình thành và
rèn luyện kĩ năng sống của trẻ. Sự nhận thức đúng đắn sẽ giúp trẻ có được kiến
thức vận dụng trong cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử phù hợp với yêu cầu
chuẩn mực xã hội. Một đặc điểm quan trọng trong lứa tuổi tiểu học là tính hay
bắt chước. HS tiểu học thích bắt chước hành vi, cử chỉ, lời nói, của các nhân
vật trong phim, của các thầy cô giáo, của những người thân trong gia đình. tính
bắt chước là con dao “hai lưỡi”, vì trẻ em bắt chước cái tốt cũng nhiều, cái xấu
cũng lắm. Chính vì vậy những tính cách hành vi của những người xung quanh
là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, hành vi, ứng xử của trẻ.
Các dạng hoạt động của trẻ emđược thực hiện trong các quan hệ:
Trẻ em – Gia đình
4
§Ò tµi: RÌn kü n¨ng sèng cho häc sinh tiÓu häc
Trẻ em - Đồ vật
Trẻ em – Nhà trường
Trẻ em – Xã hội
Trong các mối quan hệ, quan hệ thầy trò là mối quan hệ đặc biệt của mối quan
hệ người – người. Ở tiểu học, do uy tín của người thầy giáo các quan điểm,
niềm tin, toàn bộ những hành vi cử chỉ chủa người thầy thường là những mẫu
mực cho hành vi của học sinh nói chung. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ và
cách ứng xử của các em trong quan hệ với người khác và với xã hội. Các em
thường tin tưởng tuyệt đối ở nơi thày cô giáo nên chúng thường bắt chước
những cử chỉ tác phong của thầy cô giáo mình. ở trường các em còn được tiếp
xúc với bạn bè, với tập thể nhóm bạn, tổ, lớp; những hoạt động tập thể cũng ảnh
hưởng không ít đến việc hình thành, phát triển nhân cách, rèn luyện kĩ năng
sống cho trẻ.
* Đặc điểm sinh lý trẻ:
Trong quá trình giáo dục học sinh, rèn kĩ năng sống cho học sinh, người giáo
viên không những cần am hiểu về tâm lý trẻ em mà còn phải có kiến thức về
sinh lý trẻ em.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phân loại hoạt động thần kinh ở trẻ em làm
4 loại:
• Loại hình thần kinh mạnh, cân bằng, hưng phấn tối ưu, nhanh: đặc điểm của
loại hình thần kinh này là các phản xạ có điều kiện được hình thành bền
vững; ngôn ngữ trẻ phát triển rất tốt với khối lượng từ lớn.
• Loại hình thần kinh mạnh, không cần bằng, hưng phấn tăng, kém kiềm chế:
Đặc điểm của trẻ em thuộc nhóm này là quá trình hưng phấn mạnh, ức chế
yếu. Các em rất dễ bị xúc động. Cũng do hưng phấn mạnh nên chúng nóng
nảy hay cáu gắt. Trẻ em thuộc nhóm này thường hay nói nhanh và hét trong
khi nói.
5
§Ò tµi: RÌn kü n¨ng sèng cho häc sinh tiÓu häc
• Loại hình thần kinh mạnh, cân bằng, chậm: Đặc điểm trẻ em thuộc nhóm
này là chậm chạp. Chúng nhanh biết nói nhưng thường hay nói chậm. Đây là
những đứa trẻ tích cực và kiên trì khi thực hiện bất kì một nhiệm vụ khó
khăn nào.
• Loại hình thần kinh yếu với quá trình hưng phấn giảm: Quá trình hình thành
phản xạ có điều kiện ở trẻ em thuộc nhóm này rất khó khăn. Trẻ chóng bị
mệt mỏi, không chịu được tác động của các kích thích mạnh và kéo dài.
Việc xác định loại hình thần kinh có tầm quan trong đặc biệt đối với giáo dục,
việc tạo ra môi trường giáo dục cho học sinh sẽ giúp cho việc cải tạo, làm xuát
hiện những tính chất mới trong hoạt động thần kinh.
Trên cơ sở những hiểu biết về tâm sinh lý trẻ, người giáo viên có thể phân loại
nhóm học sinh và tìm các biện pháp phù hợp với các đối tượng học sinh để giáo
dục rèn luyện, rèn kỹ năng sống cho học sinh.
2. Cơ sở thực tế:
- Môi trường ảnh hưởng đến kỹ năng sống của trẻ: Thời gian trong 6 năm đầu
đời và giai đoạn học tiểu học của trẻ, các em sống trong gia đình, nhà trẻ và lớp
mẫu giáo, trường tiểu học, các em bước đầu tích luỹ được một số ít những kinh
nghiệm, kĩ năng, tri thức, kinh nghiệm, các thói quen đạo đức để các em dùng
trong cuộc sống hàng ngày bằng cách học lỏm, học mót, học tại chỗ, học trực
tiếp nhờ phương pháp kèm cặp, truyền tay, thầy cô hướng dẫn,
- Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang hội nhập với các nước trên thế giới
từng bước phát triển vươn lên, những mặt tốt của xã hội được phát triển mạnh
song những vấn đề mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều ảnh hưởng đến sự
tồn tại, phát triển của mỗi tập thể, cá nhân trong đó có một bộ phận là trẻ em.
Theo guồng quay của xã hội, một số gia đình bố mẹ chỉ quan tâm, mải lo đến
6
Đề tài: Rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
vic lm kinh t m quờn mt gia ỡnh l chic nụi ca tr, quờn i vic cn to
mt mụi trng gia ỡnh m m, ngi ln gng mu, quan tõm dy d tr;
Khụng nhng th cũn cú nhng gia ỡnh cha m nghin ngp, c bc, ru
chố, nh hng vụ cựng ln ti tõm hn tr, ti s phỏt trin nhõn cỏch ca tr.
Mt s gia ỡnh hon ton phú mc vic dy d tr cho nh trng. Cng cú
nhng gia ỡnh cú iu kin kinh t, quỏ chiu chung con dn n tr thiu s
sỏng to, luụn li, ph thuc vo ngi ln; mi khi gp cỏc tỡnh hung trong
thc t lỳng tỳng khụng bit x lý th no, hn ch trong vic t bo v bn
thõn mỡnh; hoc cú tr c chiu ch lm theo ý ca mỡnh ch khụng lm theo
ý ngi khỏc. Bờn cnh vic hc cỏc mụn vn hoỏ nu tr c chỳ ý giỏo dc
o c, c rốn k nng sng bit phõn bit cỏi tt, cỏi xu, bit t chi cỏm
d, bit ng x, bit t quyt nh ỳng trong mt s tỡnh hung thỡ chớnh tr s
l ngi tỏc ng tt n gia ỡnh, xó hi.
- Trong cỏc nh trng ớt nhiu vn cũn cú hin tng hc sinh cói nhau, chi
nhau, ỏnh nhau, cha l phộp, gõy mt on kt trong tp th lp, trn hc i
chi,
- Trong thc t hin nay vic nhn thc tm quan trng, cn thit rốn k nng
sng cho hc sinh mt s giỏo viờn cũn hn ch. Qua dựng phiu thm dũ,
kho sỏt thc t cho thy mt s giỏo viờn lỳng tỳng c v ni dung, bin phỏp
rốn k nng sng cho hc sinh. Nhn thc ca nhiu giỏo viờn cũn m h, cha
rừ, cha y rốn k nng sng cho hc sinh l rốn nhng k nng gỡ; vỡ nhn
thc cha , cha rừ nờn khụng th tỡm ra c bin phỏp, hỡnh thc t chc
hu hiu rốn k nng sng cho hc sinh. Cỏc nh trng ó cú t chc mt
7
§Ò tµi: RÌn kü n¨ng sèng cho häc sinh tiÓu häc
số hoạt động nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh nhưng còn chung chung,
chưa đi sâu, chưa thể hiện thường xuyên rõ nét.
- Khảo sát: HS lớp 1B :
TSHS Tự mặc quần áo Tự giác ngồi học bài ở nhà
Tự mình mặc
quần áo
Cần người lớn
giúp mặc quần
áo
Tự giác không
cần nhắc nhở
Chưa tự giác,
bố mẹ phải
nhắc nhở nhiều
SL % SL % SL % SL %
32 8 25 24 75 10 31,3 22 68,7
- Khảo sát lớp 3A: Nội dung khảo sát: Thảo luận nhóm . Khảo sát qua quan
sát HS thực hành thảo luận nhóm trong một số tiết TNXH.
TSHS Thực hành thảo luận nhóm
Biết cách lắng nghe, hợp tác Chưa biết cách lắng nghe, hay
tách ra khỏi nhóm
SL % SL %
31 15 48,4 16 51,6
- Khảo sát lớp 5A: Nội dung khảo sát: ứng xử với bạn khi chơi các trò chơi dân
gian tập thể. Khảo sát qua quan sát thực tế, kết hợp với GVCN, TPTĐ đánh giá
HS:
TSHS Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể
Biết cách ứng xử hài hoà khá phù
hợp
Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi
chơi
SL % SL %
30 16 53,3 14 46,7
8
§Ò tµi: RÌn kü n¨ng sèng cho häc sinh tiÓu häc
II. NỘI DUNG CHÍNH
1.Một số quan niệm về kỹ năng sống:
- Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại
và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho mỗi người vững vàng trước cuộc sống
có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại. Kỹ năng sống đơn
giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích
ứng với những thay đổi diễn ra hàng ngày trong cuộc sống.
- “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những
yêu cầu thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy
trì một trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua những hành vi phù
hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hoá và môi trường
xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy
sức khoẻ theo nghĩa rộng về thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả
năng thể hiện thực thi năng lực tâm lý xã hội này”(WHO-1993).
- “Giáo dục dựa trên kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi hành vi hay một sự
phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ, hành vi. Ngắn
gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang
nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm
gì và làm như thế nào)”(UNICEF).
- Kỹ năng sống được thể hiện trong kỹ năng đánh giá, quyết định, hành động,
ứng xử, trong các mối quan hệ đa dạng:
+ Mối quan hệ với bản thân (sức khoẻ, thật thà, trung thực, kiên nhẫn, tự
kiềm chế, )
+ Mối quan hệ của các em với những người xung quanh (ông, bà, cha, mẹ,
anh chị em, thầy cô giáo, những người lớn tuổi, bạn bè, )
9
§Ò tµi: RÌn kü n¨ng sèng cho häc sinh tiÓu häc
+ Mối quan hệ của các em với công việc(học tập, hoạt động của lớp, của
trường, công việc giúp đỡ gia đình, hoạt động xã hội, )
+ Mối quan hệ của các em với thiên nhiên (môi trường, động vật, thực
vật, )
+ Mối quan hệ của các em với tài sản riêng, tài sản chung(tài sản riêng: đồ
dùng học tập, sách vở, quần áo, ; tài sản chung: bàn ghế, đồ vật trong lớp,
trong trường, các di sản văn hoá, di tích lịch sử, )
+ Mối quan hệ của các em với xã hội (quê hương, Tổ quốc, Bác Hồ, bộ đội,
thương binh, gia đình liệt sĩ, )
2.Những kĩ năng sống cần rèn cho học sinh tiểu học:
a.Có thể phân loại kỹ năng sống rèn cho học sinh tiểu học theo nội dung
hoạt động:
+ Kỹ năng học tập: kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá năng lực của bản thân, xác
định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng
hợp, kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng hệ thống hoá, kỹ năng trình bày một
vấn đề.
+ Kĩ năng lao động, lao động tự phục vụ: kỹ năng thao tác những hoạt động tự
phục vụ như: tự lấy nước uống, tự xúc cơm ăn, tự mặc quần áo, tự đi giầy, tất
(lớp 1, 2); tắm gội (lớp 3, 4, 5), , kỹ năng sử dụng có hiệu quả một số dụng cụ
chăm sóc cây xanh, chăm sóc vật nuôi trong gia đình, lao động vệ sinh trường
lớp,
+ Kĩ năng vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ: trẻ tự thực hiện được một số hoạt động
như: chải đầu, đánh răng rửa mặt, tắm giặt, , chơi trò chơi lành mạnh, ăn uống
sạch sẽ hợp vệ sinh, thực hiện giờ giấc vui chơi, học tập lao động vừa sức hợp
lý tránh được sự căng thẳng,
+ Kĩ năng về hành vi, ứng xử: kỹ năng giao tiếp ( nói lời cảm ơn, xin lỗi phù
hợp tình huống, biết cách chào thầy cô giáo, cách xưng hô nói năng đúng mực
với những người lớn tuổi, ), kỹ năng từ chối, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng
10
§Ò tµi: RÌn kü n¨ng sèng cho häc sinh tiÓu häc
hợp tác, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng vận động, kỹ năng kiềm chế sự
tức giận, kỹ năng biểu lộ cảm xúc,
b.Trong lĩnh vực tâm lý có thể phân loại kỹ năng sống cần rèn cho học sinh
tiểu học như sau:
+ Nhóm kỹ năng nhận thức: Kỹ năng nhận thức bản thân, tự xác định được
điểm mạnh, điểm yêú của bản thân, kỹ năng đặt ra mục tiêu, kỹ năng xây dựng
kế hoạch, thời gian biểu, kỹ năng khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu, kỹ năng
phân tích tổng hợp, tư duy sáng tạo.
+ Nhóm kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiép
không lời, kỹ năng thuyết trình trước tập thể, kỹ năng từ chối, kỹ năng hợp tác,
kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng biểu lộ, diến đạt cảm xúc, kỹ năng ra
quyết định, kỹ năng vận động và gây ảnh hưởng.
+ Nhóm kỹ năng quản lý bản thân: Kỹ năng làm chủ cảm xúc, vượt qua lo lắng,
sợ hãi, khắc phục sự tức giận, kỹ năng thực hiện tốt thời gian biểu, kỹ năng bảo
vệ sức khoẻ.
2.Một số hình thức và biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh:
1. Thường xuyên tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi tập thể lành mạnh,
chơi các trò chơi dân gian, tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao, qua các
hoạt động rèn cho học sinh kĩ năng ứng xử với bạn bè, xây dựng tinh thần đoàn
kết tốt, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng hợp tác, kỹ năng quyết định, biết kiềm chế
bản thân trong khi xử lí các tình huống với bạn bè.
2. Rèn kỹ năng sống cho học sinh lồng ghép trong nội dung các tiết học phù
hợp.VD: Môn đạo đức: giáo viên giáo dục, rèn cho học sinh kỹ năng giao tiếp
ứng xử: kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi, đoàn kết hoà nhã với bạn bè, tôn
trọng không tự ý mở xem đồ đạc của người khác, giữ gìn vệ sinh môi trường,
nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, kỹ
năng nhận lời, kỹ năng từ chối, kỹ năng quyết định, kỹ năng kiềm chế xúc cảm,
kỹ năng vận động, kỹ năng xử lý một số tình huống cụ thể, ; trong các tiết tự
nhiên và xã hội, khoa học, học sinh được rèn kỹ năng sử dụng có hiệu quả đồ
dùng dụng cụ chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ năng giữ gìn vệ sinh các nhân,
11
§Ò tµi: RÌn kü n¨ng sèng cho häc sinh tiÓu häc
giữ gìn vệ sinh môi trường, v v ; tuỳ từng bài, tuỳ từng nội dung giáo viên
có thể lồng ghép rèn kỹ năng sống cho học sinh cho hợp lý.
3. Tổ chức hoạt động ngoại khoá chuyên đề “Rèn kỹ năng sống cho HS”, tạo
cho HS một sân chơi để HS được thực hành kỹ năng sống, được giao lưu, được
tư vấn về kỹ năng sống để hiệu quả rèn kỹ năng sống cho học sinh được nâng
lên gắn liền với thực tế cuộc sống.(VD: Hoạt động ngoại khoá rèn kỹ năng sống
cho học sinh – tr 14)
4. Giáo viên không chỉ nhằm hình thành những khái niệm khoa học, cách
làm việc trí óc mà còn hướng dẫn tới sự tạo dựng phát triển các nhân cách của
học sinh. Đặc biệt trẻ tiểu học thường hay bắt chước người lớn và rất tin tưởng
ở các thầy giáo, cô giáo. Vì vậy, mỗi giáo viên cũng phải luôn thường xuyên tự
rèn kỹ năng sống, luôn thể hiện là tấm gương trong sáng, mẫu mực cho học sinh
noi theo.
5. Giáo viên cần thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính
tích cực chủ động sáng tạo của học sinh (VD: sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm, phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phương pháp đóng vai, ; biết lựa
chọn phối kết hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.);
qua các hoạt động học tập học sinh được rèn các kỹ năng phân tích, tổng hợp,
tư duy sáng tạo, hợp tác theo nhóm, kỹ năng đánh giá, kỹ năng hợp tác trong
hóm, kỹ năng xử lý tình huống,
6. Rèn kỹ năng cho học sinh kết hợp với rèn học sinh thực hiện các nề nếp
hàng ngày: VD: Yêu cầu đi học đúng giờ: buộc học sinh phải có thói quen dậy
sớm, có tác phong nhanh nhẹn ( rèn kỹ năng khắc phục khó khăn để đạt mục
tiêu); Yêu cầu xếp hàng ra vào lớp thẳng hàng, ngay ngắn, không xô đẩy nhau
trong hàng (rèn cho học sinh kỹ năng kiềm chế bản thân, kỹ năng vận động, gây
ảnh hưởng); Yêu cầu học sinh đến lớp phải có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập
( rèn cho học sinh kỹ năng tự kiểm tra, xây dựng kế hoạch).
7.Tổ chức các hoạt động lao động vừa sức với học sinh: vệ sinh sân trường,
lớp học, trồng chăm sóc cây trên sân trường, bồn hoa, vườn trường, ; học sinh
12
§Ò tµi: RÌn kü n¨ng sèng cho häc sinh tiÓu häc
được rèn một số kỹ năng như: cầm chổi quét, hót rác, tưới cây, tỉa lá, ; thông
qua đó HS biết sử dụng có hiệu quả đồ dùng lao động.
8. Xây dựng các nhóm bạn cùng tiến: nhóm bạn giúp nhau học tập, nhóm
bạn ATGT, nhóm phòng chống ma tuý, trong qua trình hoạt động của các
nhóm, học sinh được rèn kỹ năng hợp tác, chia sẻ, biết đối xử, ứng xử với bạn
hài hoà phù hợp,
9.Tổ tư vấn của nhà trường cần có kiến thức hiểu biết về tâm sinh lý trẻ,
nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của rèn kỹ năng sống cho học sinh, có kế
hoạch cụ thể, biết cách và thường xuyên quan sát, gần gũi, thân thiện với trẻ,
phát hiện khó khăn, giúp đỡ tư vấn giúp học sinh biết cách tự giải quyết đúng
được những vấn đề khúc mắc trong cuộc sống đa dạng.
10. Quan tâm chú ý đến việc tuyên truyền phổ biến pháp luật trong nhà
trường. Khi học sinh biết những điều luật cho phép làm hay những điều luật
cấm (Một số nội dung trong Luật giáo dục, Luật giao thông, Luật bảo vệ và
chăm sóc trẻ em, v.v ), học sinh sẽ hiểu rõ nhiệm vụ quyền hạn của mình để
học tập, rèn luyện tốt hơn, biết ra những quyết định đúng đắn, biết tự kiềm chế
mình không mắc sai lầm, biết xử lý tình huống đúng hướng, biết tự bảo vệ
mình,
11. Nhà trường phối kết hợp các tổ chức, đoàn thể để thực hiện rèn kỹ năng
sống cho học sinh: Phối kết hợp với gia đình học sinh, Hội cha mẹ học sinh:
liên lạc trao đổi thông tin về sự tiến bộ của học sinh, có thể được tư vấn thêm về
cách rèn luyện, giáo dục trẻ, tạo sự thống nhất giữa gia đình - nhà trường trong
cách giáo dục trẻ. Công đoàn tham gia trong tổ tư vấn của nhà trường giúp trẻ
13
Đề tài: Rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
bit thỏo g vng mc, x lý mt s tỡnh hung m tr khú t mỡnh gii quyt
ỳng n.
on thanh niờn thng xuyờn t chc cỏc hot ng tp th vui chi lnh
mnh, b ớch tr c thc hnh rốn k nng sng. Cỏc GV thng xuyờn
lng ghộp rốn k nng sng cho HS trong cỏc gi hc. Cỏc on th ca xó,
thụn cng phi tỡm hiu v tham gia t vn cho cỏc gia ỡnh v kin thc phỏp
lut, kin thc khoa hc, kinh nghim thc t nuụi con kho, dy con ngoan,
to cho tr mt mụi trng lnh mnh, an ton; cỏch dy cho tr mt s kin
thc tr bit t bo v mỡnh (Vớ d: cỏch t chi, trỏnh xa cỏc t nn xó
hi, )
HOT NG NGOI KHO
Rốn k nng sng cho hc sinh
- Thi gian: 1 bui
- a im: Sõn trng
Chun b:
- Tng õm, loa i
- Phụng ch: (cú th lm chng trỡnh nhõn dp Hi vui rm thỏng 8, nhõn
dp k nim ngy l 22/12 hoc 26/3, , hoc rỳt ngn chng trỡnh, lng ghộp
trong gi cho c, )
- Bn gh cho T t vn, gh cho GV, HS
- Chun b cho HS mt s tỡnh hung úng vai.
- Cõy hoa hỏi hoa dõn ch (Hoc cỏc hp nhiu mu: tỡnh hung nh,
tỡnh hung gia ỡnh, tỡnh hung trờn ng i, tỡnh hung vi bn bố, )
- Chun b dựng cho trũ chi phn thi nng khiu v phn thng.( Nu
thi v tranh thỡ chun b giy v, mu, v trớ cho nhúm v, Nu thi xp mõm
14
§Ò tµi: RÌn kü n¨ng sèng cho häc sinh tiÓu häc
hoa quả thi cần chuẩn bị mâm, một số hoa quả, vị trí đặt mâm cho nhóm thi thể
hiện, )
Nội dung:
- Người dẫn chương trình giới thiệu về chương trình, giới thiệu tổ tư vấn
I.Chương trình:
A.Hái hoa dân chủ:
- HS xung phong lên hái hoa dân chủ:
+ Tự giới thiệu về mình ( họ và tên, lớp, sở thích, )
+ Hái hoa, thực hiện theo nội dung yêu cầu xử lý tình huống. Tuỳ lượng thời
gian có thể đưa ra số lượng câu hỏi.
Hệ thống câu hỏi hoặc yêu cầu:
1. Trong giờ ra chơi, em đang ngồi đọc sách ở ghế đá, bạn Nam đi qua giật
lấy quyển sách của em, rồi chuyền quyển sách cho bạn khác. Khi đó em sẽ làm
gì?
2. Trong khi xếp hàng tập thể dục, Hùng cứ giật đuôi áo của Hải. Hải liền
quay lại kéo áo Hùng rồi quay lên xếp hàng. Nếu em là Hải, em có làm như Hải
không?
3. Ở nhà, cả ngày em giúp mẹ dỡ lạc, buổi tối em đang ngồi học bài để
chuẩn bị cho ngày hôm sau đi học, mẹ bảo em ra ngồi vặt lạc cùng mẹ cho
nhanh. Khi đó em sẽ làm gì?
4. Cô giáo dặn về nhà sưu tầm côn trùng để làm đồ dùng học tập, em ra
ngoài ruộng bắt châu chấu, bắt dế; vậy mà em bị bố mắng bắt đi về nhà. Khi đó
em sẽ làm thế nào?
5. Một lần, không may do tính kết quả nhầm, Hà bị điểm 4 trong vở. Mẹ
kiểm tra thấy điểm kém liền giận dữ xé tan quyển vở và mắng Hà một trận. Nếu
em là Hà khi đó em làm thế nào?
15
Đề tài: Rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
6. Gi ra chi, Hng c phỏ trũ chi nhy dõy chun ca nhúm bn gỏi, th l
cỏc bn gỏi ui theo, mi ngi ỏnh cho Hng mt cỏi. trong thc t em cú
thy tỡnh hung ny xy ra khụng. Em cú nhn xột gỡ khụng?
7. Khi lp Nga mỏch cụ giỏo l bn Nam ly ca bn khỏc, th l Nam
b cụ giỏo khin trỏch, phờ bỡnh. Trờn ng i hc v Nga b Nam chn li
ỏnh. Nu em l Nga em s lm nh th no, nu em l ngi chng kin vic
ú em s lm nh th no?
8. trng Ngc b Hoi git uụi túc au quỏ, Ngc phụ vi anh l
Nguyờn ang hc lp 5 bo anh Nguyờn lỳc v ỏnh cho Hoi mt trn. Em cú
nhn xột gỡ v Ngc, Hoi, anh Nguyờn ? Nu em l Hoi, khi bit Ngc phụ
vi anh Nguyờn thỡ em lm th no?
9. Trong gi ra chi, em ang ng trờn sõn, lin b bn Dng m cho mt
qu vo vai. Em chn cỏch x lý nh th no:
a. Quay li m tr li bn mt qu
b. Quay li du cho bn mt cỏi.
c. Chi bn my cõu cho bừ tc.
d. Khụng chn cỏc cỏch trờn ( nu chn phng ỏn ny thỡ t nờu cỏch x lý
ca mỡnh)
10. Trờn ng i hc v, qua quỏn in t, Ho r Quõn vo xem, Quõn
chn ch cha vo, Ho bo ch vo xem thụi nh mỡnh xem ti vi nh ch
mỡnh cú chi õu cú nhiu trũ hay lm. Nu em l Quõn em s lm gỡ?
11. Trong dp tt, Liờn c cỏc bỏc mng tui hn hai trm ngn. Liờn a
cho m ct i mt na, cũn mt na Liờn gi li khụng cho m bit. Em th
oỏn xem Liờn gi tin li lm gỡ. Em cú lm nh Liờn khụng?
12. Trờn ng i hc v, on ng vng, Hoa thy mt bỏc i m
ci, i xe mỏy chn Hoa li hi ng. Nu l Hoa em s lm gỡ?
16
§Ò tµi: RÌn kü n¨ng sèng cho häc sinh tiÓu häc
13. Trên đường đi học về, Hùng và Cường gặp một nhóm 3-4 thanh niên
đang gây gổ cãi nhau, thế là Hùng và Cường đứng lại xem một lúc, Hùng còn
can các anh đừng cãi nhau nữa. Hùng và Cường làm thế có đúng không? Vì
sao?
14. Trên đường đi học về, Nguyệt gặt một chị lạ mặt bế con nhỏ nhờ cầm hộ
chiếc túi chị bảo một lúc nữa nhìn thấy cô mặc áo xanh, quần trắng là em gái
chị sẽ đến lấy chiếc túi và sẽ cho Nguyệt tiền, chị phải đi ngay vì có việc bận.
Nếu em là Nguyệt, em có giúp chị đó không? Vì sao?
15. Ở cạnh nhà Hà có một quán làm tóc, chị Uyên làm thuê ở đó. Thỉnh
thoảng chị cho Hà kẹo, lúc rỗi rãi thường rủ Hà sang chơi. Một hôm nhà Hà
không có ai ở nhà, chị Uyên rủ Hà đi xuống thành phố chơi với chị. Nếu em là
Hà em có đi chơi cùng chị Uyên không ? Vì sao?
16. Anh Sinh rủ An đi chơi bi-a, anh nói anh sẽ trả tiền cho An chơi cùng.
Nếu em là An em có đi chơi cùng anh Sinh không? Vì sao?
17. Mọi người nói anh Hoạt hay đi chơi cùng với đám thanh niên hư, nhưng
Hùng thấy anh Hoạt lại rất tốt với Hùng vì anh hay cho Hùng quà, bánh kẹo.
Nếu em là Hùng em có nhận quà, bánh kẹo của anh Hoạt không? Vì sao?
18. Trong lớp Huyền và Anh đều học giỏi, nhưng cứ hôm nào bạn này được
điểm cao hơn bạn kia thì hai bạn lại lườm nguýt nhau. Có cách nào để cho hai
bạn luôn hoà thuận vui vẻ cùng nhau không nhỉ?
19. Bé năm nay học lớp 2, từ nhà Bé đến trường phải đi qua đoạn đường
quốc lộ nhiều xe qua lại. Mỗi lần qua đường Bé phải làm thế nào nhỉ?
20. Nghe lời cô giáo, giờ ra chơi các bạn chơi trò chơi tập thể, Huy đang mệt
không muốn chơi nhưng các bạn cứ kéo Huy vào cùng chơi, thế là Huy cãi
nhau với bạn. Nếu em cũng là người trong nhóm chơi em sẽ làm thế nào? Nếu
em là Huy, khi bị mệt không muốn chơi cùng các bạn em sẽ làm thế nào?
17
§Ò tµi: RÌn kü n¨ng sèng cho häc sinh tiÓu häc
(Tuỳ theo từng địa phương có thể thiết kế lựa chọn câu hỏi, tình huống có nội
dung phù hợp. Trong quá trình HS xử lý tình huống, tổ tư vấn có thể giúp HS
tìm thêm những cách giải quyết phù hợp thực tế)
B. Đóng vai xử lý tình huống: Nhóm HS đóng vai (có chuẩn bị trước) xử lý
tình huống có liên quan đến rèn kỹ năng sống.
VD: Trong giờ ra chơi Minh và Khánh chơi trò chơi đuổi bắt, Minh đang
chạy không may va phải Tuấn, có xảy ra du nhau, cãi nhau, (HS tự diễn tiếp
và giải quyết tình huống)
C. Phần thi tài năng:(Phần thi này yêu cầu có sự kết hợp hài hoà của các thành
viên trong nhóm, vì thế HS cần biết cách phân công nhau cùng làm, biết lắng
nghe, biết lựa nhau cùng hợp tác trong công viêc chung )
VD: 3 nhóm thi, mỗi nhóm vẽ chung một bức tranh.
VD: 3-4 nhóm thi, mỗi nhóm xếp một mâm cỗ hoa quả.
VD: Đôi dép kỷ lục, mỗi nhóm đi trên một đôi dép có nhiều quai, thi đi
nhanh về đích.
- Tổ tư vấn là giám khảo chấm phần thi này.
D. Kết thúc: Trao quà, nhắc nhở HS về việc học tập và rèn luyện
18
§Ò tµi: RÌn kü n¨ng sèng cho häc sinh tiÓu häc
KẾT QUẢ, TRIỂN VỌNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
- Trong thời gian công tác tại trường TH Tân Dĩnh tôi đã điều tra nghiên cứu và
thử áp dụng thực tế đã được các động nghiệp trong trường đồng tình ủng hộ.
Kết quả cho thấy HS ngoan hơn, tự giác chủ động, mạnh dạn hơn, đã thể hiện
được cách xử lý trong ứng xử khá phù hợp.
- Khảo sát: HS lớp 1B :
TSHS Tự mặc quần áo Tự giác ngồi học bài ở nhà
Tự mình mặc
quần áo
Cần người lớn
giúp mặc quần
áo
Tự giác không
cần nhắc nhở
Chưa tự giác, bố
mẹ phải nhắc
nhở nhiều
SL % SL % SL % SL %
32 28 87,5 4 12,5 26 81,3 6 18,7
- Khảo sát lớp 3A: Nội dung khảo sát: Thảo luận nhóm . Khảo sát qua quan
sát HS thực hành thảo luận nhóm trong một số tiết TNXH.
TSHS Thực hành thảo luận nhóm
Biết cách lắng nghe, hợp tác Chưa biết cách lắng nghe, hay tách
ra khỏi nhóm
SL % SL %
19
§Ò tµi: RÌn kü n¨ng sèng cho häc sinh tiÓu häc
31 26 83,9 5 16,1
- Khảo sát lớp 5A: Nội dung khảo sát: ứng xử với bạn khi chơi các trò chơi dân
gian tập thể. Khảo sát qua quan sát thực tế, kết hợp với GVCN, TPTĐ đánh giá
HS:
TSHS Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể
Biết cách ứng xử hài hoà khá phù
hợp
Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi
chơi
SL % SL %
30 26 86,7 4 13,3
- Khi chuyển sang trường TH Đại Lâm công tác tôi cũng vận dụng thể nghiệm
đề tài này cũng được động nghiệp đánh giá dề tài có khả thi và bước đầu cho
kết quả tốt.
- Nội dung đề tài này phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học có thể vận dụng được
trong tất cả các trường tiểu học.
- Sau đề tài này tôi dự định sẽ tiếp tục nghiên cứu để thiết kế thêm hình thức và
tìm thêm biện pháp rèn kỹ năng sống cho HS được phong phú hơn.
20
§Ò tµi: RÌn kü n¨ng sèng cho häc sinh tiÓu häc
KẾT LUẬN
Trẻ em trong lứa tuổi tiểu học rất hồn nhiên ngây thơ trong trắng. Vốn
kiến thức, vốn kinh nghiệm sống của các em mới có rất ít. Vì vậy muốn đạt
được mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện của nhà trường, các thầy cô giáo
cần phải kiên trì, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề, bên cạnh kiến thức về
chuyên môn nghiệp vụ, người giáo viên phải có vốn kiến thức tâm lý học, hiểu
được tâm sinh lý của trẻ. Từ đó sẽ tìm ra được những phương pháp hiệu quả để
giáo dục trẻ. Việc dạy “chữ” cần luôn song hành với việc dạy “ làm người”, và
phải được xuất phát ngay từ những tình huống, những việc làm nhỏ nhất trong
cuộc sống thực tế của học sinh. Ngay trong những giờ học ngoài việc đảm bảo
mục tiêu kiến thức kỹ năng của bài, giáo viên cần chú ý đến rèn kỹ năng sống
cho học sinh. Học sinh được rèn kỹ năng sống qua nội dung kiến thức của bài,
qua lĩnh hội kiến thức pháp luật, qua tham gia các hoạt động học tập trong lớp,
hoạt động ngoài giờ do giáo viên tổ chức. Tích cực đổi mới phương pháp dạy
học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là giúp học sinh có nhiều cơ
hội để rèn kỹ năng sống. Học sinh được học tập sinh hoạt vui chơi, rèn luyện
trong môi trường gia đình, nhà trường, xã hội; vì vậy cần thực hiện tốt gắn kết 3
21
§Ò tµi: RÌn kü n¨ng sèng cho häc sinh tiÓu häc
môi trường để giáo dục học sinh. Phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn
thể để giúp đỡ, tư vấn, tạo điều kiện cho học sinh tích luỹ có thêm nhiều kỹ
năng sống và rèn kỹ năng sống được tốt hơn.
Là một cán bộ quản lý nhà trường, tôi luôn cố gắng và mong muốn đóng
góp công sức và trí tuệ cho giáo dục với phương châm “Tất cả vì học sinh thân
yêu”. Đề tài “Rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học” được viết với mong
muốn thực hiện tốt nhiệm vụ rèn kỹ năng sống cho học sinh góp phần thực hiện
tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, do năng
lực có hạn nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi sơ xuất, kính mong được các
thầy cô giáo và các bạn giúp đỡ, góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI VIẾT:
Hoàng Thị Ngọc Bích
22
§Ò tµi: RÌn kü n¨ng sèng cho häc sinh tiÓu häc
23