Phân tích vấn đềơ nhiễm mơi trường ở nước ta hiện nay
thông qua cặp phạm trù triết học Nguyên nhân – Kết
quả
Lời nói đầu
Hiện nay trên thế giới vấn đềơ nhiễm môi trường là vấn đềđang được hết
sức quan tâm , đặc biệt làở những nước đang phát triển. Trong quá trình xây
dựng và phát triển kinh tế nước ta cũng gặp phải vấn đề này. Nhất là trong
những năm gần đây do nền kinh tế nước ta đang đi lên con đường cơng
nghiệp hố, hiện đại hốđãđẩy mạnh q trình đơ thị hố dẫn tới tình trạng
mơi trường ngày càng bịô nhiễm. Do vậy việc bảo vệ môi trường là một
trong nhưng vấn đềđược Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong quá trình
phát triển kinh tế xã hội,vì nếu khơng có một chính sách đúng đắn về bảo vệ
mơi trường thì sẽ gây ra những hậu quả to lớn về kinh tế và xã hội. Nên
trong khuôn khổ bài tiểu luận Triết học này em xin dựa vào cặp phạm trù
triết học : Nguyên nhân – Kết quảđểphân tích một số vấn của viêc ơ nhiễm
mơi trường tại nước ta hiện nay, tình hình ơ nhiễm,các ngun nhân chính
gây ơ nhiễm và một số biện pháp khắc phục, hạn chế vấn đề này.
Bài tiểu luận của em được triển khai thông qua kết cấu như sau:
Phần I : Lời nói đầu.
Phần II: Nội dung .
I . Vận dụng lý luận thực tiễn triết học.
1 . Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả.
2 . Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân – kết quả.
II . Vận dụng vào thực tế:
1. Hiện trạng mơitrường,tình hình ơ nhiễm và các ngun nhân chính dẫn
đến ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay.
2 . Một số mâu thuẫn trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường.
3 . Các biện pháp giải quyết và hạn chếô nhiễm ở nước ta hiện nay.
Phần III: Kết luận chung .
2
I . Vận dụng lý luận thực tiễn triết học:
(Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả và mối quan hệ biện chứng giữa Nguyên
nhân và Kết quả)
1. Cặp phạm trù Nguyên nhân – Kết quả :
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong sự vật hoặc
các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất địnhở sự vật đó.
Kết quả lànhững biến đổi xuất hiện ở sự vật do nguyên nhân tạo ra.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa Nguyên nhân và Kết quả:
Mối quan hệ nhân quả có tính khách quan, tính khách quan nàyquy định mối
quan hệ nhân quả dựa trên lập trường duy vật.
Do tính phổ biến của mối liên hệnhân quả nên một nguyên có thể sinh ra
nhiều kết quả và ngược lại. Ta có thể lấy ví dụ trên thực tế như là: sựô nhiễm
môi trường gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người,nhưng kết quảcủa sựô
nhiễm môi trường do nhiều yếu tố gây nên như: con người, công nghiệp,
chất thảiđộc hại…và cũng chính những nguyên nhân này lại gây ra nhiều kết
quả khác… Do vậy muốn cóđược một kết quả tốt thì cần phải biết phát hiện
và hạn chế những tác động của nguyên nhân ngược chiều tạo điều kiện cho
nguyên nhân cùng chiều, phải chú trọng đến nguyên nhân chủ yếu,nguyên
nhân bên trong. Chẳng hạn như trong quá trình bảo vệ mơitrường hiện nay
thì mọi người cùng cóý thức bảo vệ thìta sẽ thu được nhiều kết quả tốt hơn.
Khi xác định một mối liên hệ nhân quả cụ thể trong một thời gian xác định
thì nguyên nhân có trước kết quả vì chỉ cósựtác động lẫn nhau mới gây ra sự
3
biến đổi. Nhưng khi xét cả quá trình gồm nhiều mối liên hệ nhân quả nối
tiếp nhau thì nhân và quả có thể chuyển đổi vị trí cho nhau một cách biện
chứng.
Phân loại nguyên nhân : Không phải các nguyên nhân đều sinh ra kết
quả giống nhau vì nguyên nhân có tính chất và vai trị khác nhau. Do vậy,
trong thực tiễn cần phân biệt :
* Nguyên nhân tác động cùng chiều và tác động ngược chiều .
* Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài .
* Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu .
* Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan .
II . Vận dụng vào thực tế :
1. Hiện trạng mơi trường, tình hình ơ nhiễm và các ngun nhân
chính dẫn đến ơ nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay.
1.1 Hiện trạng môi trường nước:
Theo số liệu thống kê:“năm 2005,cả nước ta có khoảng 240 nhà máy nước
với tổng cơng suất là 3,4 triệu m3/ngày. Tỷ lệ dân đô thịđược cấp nước sạch
tăng lên từ 47% năm 1995, năm 2000 là 60% và năm 2005 là 67%. ởnông
thôn, cung cấp nước sạch chủ yếu vẫn là do nhân dân tự giải quyết, chủ yếu
là sử dụng giếng khoan, nước ao,hồ… nguồn nước cung cấp cho đô thị và
nông thôn chủ yếu là lấy từnước mặt khoảng 70%,nước ngầm khoảng 30%”(1)
(cục môi trường báo cáo trắc quan môi trường 12-2005). Nguồn nước mặt
(1)
Cục Môi trường báo cáo trắc quan môi trường 12-2005
4
bao gồm : ao, hồ, sông,suối.Đây là nguồn nước rất phong phú,song do đơ thị
hố và cơng nghiệp hố phát triển nhanh đãgây ô nhiễm nguồn nước này.
Theo báo cáo mới nhất của bộ Tài Ngun và Mơi Trường thì hầu hết nguồn
nước ở các sông,rạch ao hồởđô thị cũng nhưở nông thôn đều bịô nhiễm
nghiêm trọng đặc biệt làở các đơ thị. Điều này có thể do các ngun nhân:
Trước tiên nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nước là nước
thải sinh hoạt trong nước thải sinh hoạt thường gặp các hợp chất hữu cơ
như : Cacbon, Albumin có nguồn gốc đơng vật các chất béo, các chất dầu…
Cịn các chất vơ cơ chủ yếu thường gặp là các muối dễ hoà tan ở dang
ionnhư : Na, K, Ca, Mg, Cl …nước thải sinh hoạt thường xuyên chứa các
loại vi khuẩn gây bệnh. Hàm lượng oxy hoà tan (DO) ở các sơng kênh,rạch
thốt nước ở các đơ thị thường rất nhỏ, hàm lượng DO < 2mg/l.
Một nguyên nhân khác cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường nước là nước thải công nghiệp ở các khu đô thịvà khu công nghiệp.
Các loại nước thải công nghiệp với thành phần gồm nhiều chất độc hại như:
thuốc tẩy rửa, chất dung mơi, thuốc nhuộm,các chất có chứa clo… thường
khơng được xử lý màđược đổ trực tiếp ra các sông, ngịi thốt nước gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến mơi trường.
Ngồi ra các loại nước thải khác như nước thải y tế,nước thải nơng
nghiệp…cũng đang góp phần lớn vào việc gây ơ nhiễm nguồn nước.
Ta có thể lấy ví dụ: “Tại Hà Nội, 4 con sơng tiêu chính gồm : s.Tơ Lịch,
s.Sét, s.Lừ và s.Kim Ngưu đều bịô nhiễm nặng do nước thải sinh hoạt, nước
thải của các cơ sở sản xuất công nghiêp, nước thải của các bệnh viện và các
cơ sở dịch vụ chưa được xử lýđều đổ ra các sông này gây ô nhiễm nguồn
nước mặt của thành phố’’(trích dẫn :vụ mơi trường,bộ TNMT)
1.2 Hiện trạng mơi trường khơng khí:
5
Hiện nay ởđô thị và các khu công nghiệp mức độơ nhiễm khơng khí lớn
hơn nhiều lần so với các khu vực khác. Hầu hết các đô thịđều bịô nhiễm
trầm trọng tới mức báo động:“nồng độ bụi trung bình ở các thành phố là 0,4
đến 0,5 mg/m,nồng độ bụi ở các khu dân cư bên cạnh nhà máy, xí nghiệp hay
gần đường giao thông lớnđều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần nơi ô
nhiễm lớn nhất trong các địa điểm là khu dân cư gần nhà máy xi măng Hải
Phịng…”(cục mơi trường báo cáo kết quả trắc quan tháng 12 -2005)
ơ nhiễm khơng khí chủ yếu là do giao thông vận tải ,xây dựng sửa chữa nhà
cửa và do sản xuất cơng nghiệp gây ra. Ta có thể chia việc ơ nhiễm khơng
khí ra thành các loại:
* Ô nhiễm bụi:
Ô nhiễm bụi chủ yếu là do các hoạt động giao thông, xây dựng gây ra. Nồng
độ bụi trung bình của các khu dân cư cạnh đường giao thôngvà các khu công
nghiệp đều vượt trị số TCCP từ 1,5 đến 3 lần,trường hợp cá biệt gần nhà
máy nhiệt điện, nhà máy gạch đều vượt quá từ 5 đến 8 lần. Còn tại các khu
dân cư xa đường giao thông, các cơ sở sản xuất hay các khu công nghiệp
đều xấp xỉ trị số TCCP (trung bình 1 ngày là 0,2mg/m3).
* Ơ nhiễm các loại khíđộc hại:
Nồng độ khíSO2, CO, NO2 ở một số khu công nghiệp, các nút giao thơng
lớn thì vượt q mức độ cho phép nhiều lần. Lấy ví dụ: “tại Hà Nội,mỗi năm
phải tiếp nhận khoảng 80.000 tấn bụi khói, 9.000 tấn khí SO2, 46.000 tấn khí
CO từ hơn 400 cơ sở sản xuất cơng nghiệp, đó là chưa kểkhói của hơn 100
ngàn ơtơ và hơn 1 triệu xe máy”(báo điện tử Vnnet)
* Ơnhiễm chì (Pb) trong khơng khí :
Việc ơ nhiêm chì chủ yếu là do các phương tiện giao thơng chạy xăng pha
chì gây ra.Ơ nhiễm chì trong khơng khíảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con
6
người.theo tiêu chuẩn chất lượng khơng khíở Việt Nam,nồng độ chì trong
khơng khí là 0,005mg/m3.
*Ơ nhiễm tiếng ồn:
Do hệ thống giao thông và công nghiệp ngày càng phát triển nên ở cạnh các
khu công nghiệp hay đường giao thông lớn đều bịơ nhiễm tiếng ồn nghiêm
trọng.
Tình trạng ơ nhiễm khơng khí ngày càng nặng là nguyên nhân chính
gây ra kết quả khiến người dân sinh sống ở Hà Nội ngày càng có nhiều
người bị bệnh vềđường hơ hấp. Theo kết quả khảo sát, chỉ riêng khu vực nội
thành, với dân số khoảng 1,4 triệu người nhưng mỗi năm có 626 người chết
và 1547 người bị bệnh hô hấp do nồng độ TSP trong khơng khí ngồi trời
vượt q tiêu chuẩn Việt Nam 159,4mg/m3.
1.3 Ơ nhiễm mơi trường đất :
Đất là tài nguyên quý giá nhất,là tư liệu sản xuất đặc biệt,yếu tố quyết định
cấu thành các hệ sinh thái. Do nhhiều nguyên nhân đất chia làm nhiều loại
khác nhau như: sa mạc, núi rừng, đất nông nghiệp vàđất đô thị. Tuỳ thuộc
vào mức độđối xử của con người với đất mà có thể phát triển theo chiều
hướng tốt cũng có thể phát triển theo chiều hướng xấu đi. Nhưng hiện nay ở
nước tamức độô nhiễm môi trường đất đang diễn ra hết sức nghiêm trọng mà
chủ yếu do các nguyên nhân sau:
* Ơnhiễmmơi trườngđấtdonướcbịơnhiễm :
Đất và nước ln có mối quan hệ mật thiết với nhau nên việc môi trường
nước bịô nhiễm cũng đã trực tiếp gây ra hững hậu quả xấu cho mơi trường
đất ở nước ta.
* Ơ nhiễm môi trường đất do chất thải rắn tạo ra:
7
Cùng với sự phát triển của công nghiệp, đời sống của nhân dân ngày càng
tăng lên vàđơ thị hố nhanh chóng, lượng chất thải rắn cũng ngày càng tăng
từ năm 2000 – 2004 lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân tính theo đầu
người ở các thành phố lớn ( Hà Nội,Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh) từ 0,8 –
1kg/người/ngày, còn tại các thành phố khác là 0,4 – 0,6kg/người/ngày. Việc
đơ thị hố và dân số gia tăng một cách nhanh chóngsẽ làm cho lượng chất
thải rắn sinh hoạt sẽ tăng lên rất nhanh . “ Tại hà nội năm 1997 lượng chất
thải công nghiệp là 140 tấn/ngày cho đến năm 2003 là khoảng 200 tấn/ngày
và bình quân mỗi ngày công ty môi trường đô thị hà nội phải thu gom, vận
chuyển, xử lý 1.500 – 1.600 tấn rác thải, trong đó chất thải nguy hại chiếm
khoảng 40%.”(số liệu của công ty môi trường đô thị hà nội)
Các thành phần chất thải rắn bao gồm : giấy carton, vải, gỗ chiếm khoảng
trên 4%, rác hữu cơ, lá cây, thực phẩm chiếm khoảng 50%, chất dẻo, cao
su, nilon chiếm khoảng 5%, kim loại, vỏ hộp, bao bì chiếm khoảng 3%, thuỷ
tinh, sành sứ, chiếm khoảng 4%, vật liệu xây dựng và các chất vơ cơ khác
chiếm 38%.
Ngồi ra cịn một số lượng lớn rác thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở y tếở
nước ta “ước tính từ 50 đến 70 tấn mỗi ngày, chiếm khoảng 20% tổng rác
thải y tế phát sinh.” (tạp chí bảo vệ mơi trường tháng 5 năm 2004)
Cùng với sự gia tăng dân số, sự phát triển cơng nghiệp vàđơ thị hố số
lượng rác thải cũng tăng lên nhanh chóng nhưng lượng thu gom rác thải ở
các đô thị cao nhất là 80% và thấp nhất đạt 50%. Lượng chất thải chưa được
thu gom thìbịđổ trực tiếp ra sơng, ngịi hoặc được chơn lấp sơ sài do nhiều
người dân cịn chưa cóý thức bảo vệ môi trường nên gây ra những hiểm hoạ
tiềm tàng về môi trường và cho sức khoẻ của mọi người.
2. Một số mâu thuẫn trong công tác quản lý môi trường hiện nay:
8
2.1. Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế vàô nhiễm mơi trường:
Mâu thuẫn chủ yếu là về mặt lợi ích kinh tế vìđối với đa số các doanh nghiệp
việc bỏ ra một số tiền lớn để xây dựng một cơ sở xử lý chất thải công nghiệp
đạt tiêu chuẩn an tồn để tránh làm hại mơi trường là rất khó khăn chỉ có
một sốít chất thải được xử lý cịn lại hầu hết đều được đổ trực tiếp ra các hệ
thống thốt nước hoăc kênh, mương. Hiện nay chỉ có 5/31 bệnh viện ở Hà
Nội là có hệ thống xử lý nước thải,chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện,
36/400 cơ sở chưa có hệ thống xử lý nước thải. Tại Tp. Hồ Chí Minh,chỉ
có24/142 cơ sở y tế lớn có xử lý nước thải, còn khoảng 3.000 cơ sở sản xuất
gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.
2.2. Mâu thuẫn trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường :
Nước ta có ngân sách đầu tư cho bảo vệ mơi trường còn rất thấp, một số
nước ASEAN đầu tư cho bảo vệ môi trường là 1%GDP, số cán bộ quản lý
mơi trường trung bình là 70 người/1 triệu dân trong khi đóởViệt Nam mới
chỉđạt 0,1% và số cán bộ quản lý môi trường là 3 người/1triệu dân.
Hệ thống văn bản pháp luật về mơi trường cịn chưa đầyđủ và thiếu đồng bộ
một số văn bản đã lạc hậu không phù hợp nhưng chưa được thay thế sửa đổi
kịp thời. Việc thực thi luật lệ ban hành chưa nghiêm nên hậu quả là vẫn có
rất nhiều cá nhân, tổ chức vi phạm luật bảo vệ môi trường làm cho môi
trường ngày càng ô nhiễm.
“Theo Sở Tài Nguyên và Môi Ttrường, vương mắc chủ yếu hiện nay là cơ chế
chính sách chưa rõ ràng, nhất là phần xác định quyền lợi, trách nhiệm của cơ
sở gây ô nhiễm, để các doanh nghiệp yên tâm cần tạo điều kiện để các doanh
nghiệp trong diện phải di dời cóđủ kinh phíđểổn định phát triển sản xuất tại
nơi ở mới .”( trích dẫn đề xuất của sở TNMTNĐ )
9
2.3.Công tác vận động tuyên truyền bảo vệ môi trường cịn kém:
Việc tun truyền vận động bảo vệ mơi trườngở nước ta hiện nay cịn rất
kém,chưa có một hệ thống tuyên truyền, giáo dụcđúng cách mà hầu như chỉ
là cá nhân, nhỏ lẻ nên kết quả thu được là không cao, trong khi có rất nhiều
người khơng coi trọng việc bảo vệ mơi trường do chưa có những hiểu biết
đúng đắn về tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cuộc sống và sức khoẻ
con ngườiđây chính là tồn tại khó khắc phục nhất trong cơng tác bảo vệ môi
trường ở nước ta hiện nay.
3. Các biện pháp giải quyết và hạn chếô nhiễm ở nước ta hiện nay:
Qua đây có lẽ chúng ta cũng đã thấy được tình hình ơ nhiễm mơi trường ở
nước ta, các ngun nhân và hậu quả của việc ô nhiễm môiđối với đời sống
con người và với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, em xin được đưa ra
một sốđề xuất và biện pháp giải quyết và hạn chếnạn ô nhiễm mơi trường ở
nước ta hiện nay, đó là :
• Khuyến khích vận động các doanh nghiệp áp dụng các cơng nghệ
mới sạch hơn, ít gây ơ nhiễm hơn .
• Tăng cường các biện pháp cưỡng chế tài chính đối với hành vi không
tuân thủ quy định bảo vệ môi trường .
• Bảo vệ mơi trường theo phương châm lấy phịng ngừa và tác động
xấu đối với mơi trường là chính, kết hợp xử lýơ nhiễm, khắc phục
suy thối cải thiện môi trường và bảo vệ thiên nhiên.
10
• Dần khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi bịô nhiễm
nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, từng bước
nâng cao chất lượng mơi trường .
• Phát triển việc tun truyền bảo vệ môi trường đến từng cá nhân và
tổ chức để mọi người cóý thức về việc bảo vệ mơi trường xung
quanh .
• Phát huy các phong trào gìn giữ bảo vệ mơi trường có sẵn tại từng
địa phương để mỗi người dân đều tự mình cóý thức bảo vệ mơi
trường xanh, sạch, đẹp…
Kết luận chung
Qua các nội dung đã trình bày ở trên chúng ta có thể thấy rõ hiện trạng mơi
trường, tình hình ơ nhiễm, các ngun nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi
trường, công tác quản lý môi trường ở Việt Nam trong thời kỳđổi mới xây
dựng và phát triển đất nước, vì thế nên Nhà Nước ta cần phải có nhiều biện
pháp để ngăn chặn sự suy thối của mơi trường thiên nhiênđể nước ta ngày
càng phát triển vàđi lên, nhưng để làm được điều đó cần phải có sự tham
gia của tất cả mọi người. Bởi vì tất cả chúng ta đều hít thở một bầu khơng
khí, uống chung một dịng nước, sống và lao động trong cùng một môi
trường nên hợp sức cùng nhau làm cho môi trường xung quanh ta ngày càng
tốt đẹp hơn làđiều vơ cùng cần thiết . do đó nhà nước cần tiếp tục chính sách
khuyến khích các cá nhân và các tổ chức thực hiện hoáchủ trương của Đảng
là: “ Bảo vệ mơi trường là sự nghiệp của tồn Đảng, toàn dân” để làm tốt
11
nhiệm vụ phát triển bền vững môi trường đất nước Thế kỷ XXI,bảo vệ môi
trường hôm nay và xây dựng một môi trường tốt đẹp cho mai sau .
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS: Trần
Ngọc Linh,cùng các thầy cô giáo và các bạn đã tận tình hướng dẫn em
hồn thành bài tiểu luận này !
Phần cam đoan của sinh viên
Em xin cam đoan bài tiểu luận này do chính em suy nghĩ và cóđọc một
số tài liệu tham khảo khácđể viết ra. Không sao chép các bài tiểu luận khác,
không nhờ viết hộ, viết thuê.
Danh sách tài liệu tham khảo
1. Tạp chí : “ Bảo vệ môi trường” số 8, 10, 15 năm 2004.
2. Báo cáo dựán : “Điều tra khảo sát đánh giá hiên trạng vàđịnh hướng
bảo vệ môi trường Việt Nam” .
12
3. Cục môi trường : “ Báo cáo kết quả trắc quan môi trường” .
4. Báo điện tử : VietNamnet .
5. Các tài liệu tham khảo của sở TNMTNĐ .
6. Số liệu của Công ty Môi Trường Đô Thị Hà Nội .
7. Sách giáo khoa Triết học Mác- Lênin 2007 – Trường Đại Học Kinh
Doanh và Công Nghệ Hà Nội .
13