Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Hoàn thiện quy trình quản lý hóa đơn điện tử tại cục thuế tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.41 MB, 118 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TRẦN THỊ THANH VÂN

HỒN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ HĨA ĐƠN ĐIỆN
TỬ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƢƠNG

CHUN NGÀNH: KẾ TỐN
MÃ SỐ: 8340301

LU N V N THẠC S

BÌNH DƢƠNG - 2023


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TRẦN THỊ THANH VÂN

HỒN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ HĨA ĐƠN ĐIỆN
TỬ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƢƠNG

CHUN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 8340301

LU N V N THẠC S

NGƢỜI HƢỚNG D N


HOA HỌC

TS. NGUYỄN THỊ MAI HƢƠNG

BÌNH DƢƠNG - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan rằng luận văn “Hồn thiện quy trình quản lý hóa đơn điện tử
tại Cục Thuế tỉnh Bình Dƣơng” là bài nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn trong luận văn này, tơi
cam đoan rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chƣa từng đƣợc
công bố hoặc đƣợc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của ngƣời khác đƣợc sử dụng trong luận
văn này mà khơng đƣợc trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chƣa đƣợc nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các Trƣờng
Đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Bình Dƣơng, ngày 25 tháng 03 năm 2023
Học viên

Trần Thị Thanh Vân

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một. Trong q
trình làm luận văn tơi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ để hoàn tất luận văn. Trƣớc
tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành cơ Nguyễn Thị Mai Hƣơng đã tận tình hƣớng
dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận

văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Viện Đào tạo Sau đại học Trƣờng Đại
học Thủ Dầu Một, những ngƣời đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong thời
gian học cao học vừa qua.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và các bạn học viên lớp Cao học
CH20KT02 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn. Đồng thời xin
gửi lời cám ơn đến các anh/chị đáp viên đã nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi khảo
sát giúp tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Bình Dƣơng, ngày 25 tháng 03 năm 2023
Học viên

Trần Thị Thanh Vân

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii
MỤC LỤC...................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1. Lý do thực hiện đề tài ............................................................................1
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ..........................................................2
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................6
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................7
1. Đóng góp của nghiên cứu ....................................................................7

2. Bố cục nghiên cứu ................................................................................7
CHƢƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN CƠNG TÁC QUẢN LÝ .............................9
HĨA ĐƠN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP .......................................9
1.1 hái niệm về hóa đơn ..........................................................................9
1.2 hái niệm hóa đơn điện tử ................................................................10
1.3 Một số đặc điểm của hóa đơn điện tử ..............................................11
1.4 Phân loại hóa đơn điện tử .................................................................13
1.5 Các lợi ích nổi bật của hóa đơn điện tử ...........................................14
1.6 Quy trình quản lý hóa đơn điện tử ...................................................15
iii


1.6.1 Mục đích của quản lý hóa đơn điện tử .......................................15
1.6.2 Quy trình quản lý hóa đơn điện tử ...........................................15
1.6.3 Một số khó khăn và rủi ro trong áp dụng quy trình quản lý
hóa đơn điện tử của cơ quan thuế .................................................................17
1.7 Bài học kinh nghiệm áp dụng quy trình quản lý hóa đơn điện tử
của cơ quan thuế .................................................................................................19
1.7.1 Kinh nghiệm áp dụng quy trình quản lý hóa đơn điện tử của
cơ quan thuế một số nƣớc trên thế giới ........................................................20
1.7.2 Tổng hợp kinh nghiệm áp dụng quy trình quản lý hóa đơn
điện tử của cơ quan thuế một số nƣớc trên thế giới ....................................22
Tóm tắt chƣơng 1 .....................................................................................27
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ HĨA ĐƠN ĐIỆN TỬ
TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƢƠNG. .................................................................28
2.1 Tổng quan về hoạt động thu ngân sách tại Cục thuế tỉnh Bình
Dƣơng ..............................................................................................................28
2.2 Thực trạng quy trình quản lý hóa đơn điện tử tại Cục Thuế tỉnh
Bình Dƣơng..........................................................................................................29
2.2.1 Quy trình quản lý hóa đơn điện tử tại Cục Thuế tỉnh Bình

Dƣơng ..............................................................................................................29
2.2.2 Quản lý đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử ...............................31
2.2.3 Quản lý xử lý hóa đơn điện tử ...................................................38
2.2.4 Quản lý và cung cấp thơng tin về hóa đơn điện tử ..................48
2.2.5 Kiểm soát, quản lý rủi ro và khai thác dữ liệu hóa đơn điện tử
..........................................................................................................................54
2.2.6 Quản lý phân quyền ...................................................................61
iv


2.3

ết quả phỏng vấn đánh giá về quy trình quản lý HĐĐT tại Cục

Thuế tỉnh Bình Dƣơng ........................................................................................62
2.3.1 Mục đích ......................................................................................62
2.3.2 Cơ sở thiết kế bảng khảo sát ......................................................62
2.3.3 Mẫu khảo sát ...............................................................................63
2.3.4 Phân tích kết quả khảo sát về quy trình quản lý HĐĐT tại
Cục Thuế tỉnh Bình Dƣơng ...........................................................................64
2.4 Đánh giá chung quy trình quản lý hóa đơn điện tử tại Cục thuế
tỉnh Bình Dƣơng ..................................................................................................69
2.4.1 Ƣu điểm .......................................................................................69
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân ............................................................69
Tóm tắt chƣơng 2 .....................................................................................70
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ HĨA
ĐƠN ĐIỆN TỬ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƢƠNG .......................................71
3.1 Định hƣớng quản lý hóa đơn điện tử tại Cục Thuế tỉnh Bình
Dƣơng ...................................................................................................................71
3.2 Giải pháp hồn thiện quy trình quản lý hóa đơn điện tử tại Cục

Thuế tỉnh Bình Dƣơng ........................................................................................72
3.3 iến nghị .............................................................................................73
3.3.1 Đối với Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính ......................................73
3.3.2 Đối với Cục Thuế tỉnh Bình Dƣơng ..........................................74
Tóm tắt chƣơng 3 .....................................................................................75
KẾT LUẬN ....................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................78
PHỤ LỤC .......................................................................................................81
v


Tổng quan về Cục thuế tỉnh Bình Dƣơng ..............................................81
Lịch sử hình thành và phát triển .........................................................81
Chức năng, nhiệm vụ của Cục Thuế tỉnh Bình Dƣơng .....................81
Cơ cấu tổ chức ......................................................................................84
PHỤ LỤC: BẢNG CÂU HỎI .....................................................................88
PHỤ LỤC: KẾT QUẢ KHẢO SÁT ..............................................................91

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Chữ viết tắt
CBCC

Cán bộ cơng chức

CNTT


Cơng nghệ thơng tin

QLT

Quản lý thuế

CQT

Cơ quan thuế

CP

Chính phủ

DN

Doanh nghiệp

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐĐT

Hóa đơn điện tử


KTT

Kiểm tra thuế

TTKT

Thanh tra kiểm tra

KHCN

Khoa học công nghệ



Nghị định

NN

Nhà nƣớc

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

NNT

Ngƣời nộp thuế

QH


Quốc hội

TMĐT

Thƣơng mại điện tử

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Kết quả thu ngân sách 2019 – 2021 ............................................................ 28
Bảng 2.2 Cơ cấu sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp ................................................. 32
Bảng 2.3 Số lƣợng doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử .......................... 37
Bảng 2.4 Tình hình xử lý hóa đơn điện tử ................................................................. 46
Bảng 2.5 Tình hình quản lý và cung cấp thơng tin về hóa đơn điện tử ...................... 54
Bảng 2.6 Tình hình VPHC về thuế ............................................................................. 57
Bảng 2.7 Tình hình DN sai phạm trong lĩnh vực HĐĐT ........................................... 59
Bảng 2.8 Tỷ lệ hồi đáp ................................................................................................ 64
Bảng 2.9 Kết quả khảo sát về Nguồn nhân lực thực hiện ........................................... 65
Bảng 2.10 Số lƣợng cán bộ công chức quản lý thuế................................................... 66
Bảng 2.11 Cơ cấu theo trình độ cán bộ cơng chức quản lý thuế ............................... 66
Bảng 2.12 Kết quả khảo sát về Cơ sở vật chất ........................................................... 67
Bảng 2.13 Kết quả khảo sát về Cơ sở pháp lý ............................................................ 68

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình quản lý hóa đơn điện tử .............................................................. 16

Hình 2.1: Quy trình quản lý hóa đơn điện tử tại Cục thuế tỉnh Bình Dƣơng ............. 30
Hình 2.2: Quy trình đăng ký HĐĐT cho doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Bình
Dƣơng .......................................................................................................... 31
Hình 2.3: Quy trình quản lý đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử tại Cục thuế tỉnh
Bình Dƣơng ................................................................................................. 34
Hình 2.4: Mẫu đăng ký và kê khai ĐKTĐ-HĐĐT ..................................................... 35
Hình 2.5: Quy trình quản lý đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử tại Cục thuế tỉnh
Bình Dƣơng ................................................................................................. 36
Hình 2.6: Quy trình quản lý xử lý hóa đơn điện tử ..................................................... 39
Hình 2.7: Quản lý tiếp nhận và cấp mã xác thực hố đơn theo mơ hình tập trung
của DN ......................................................................................................... 40
Hình 2.8: Quản lý tiếp nhận và cấp mã xác thực hố đơn theo mơ hình phân tán
của DN ......................................................................................................... 41
Hình 2.9: Quy trình quản lý và cung cấp thơng tin về HĐĐT .................................... 48
Hình 2.10: Quy trình kiểm sốt, quản lý rủi ro và khai thác dữ liệu hóa đơn điện tử 55
Hình 2.11: Tình hình DN sai phạm trong lĩnh vực HĐĐT ......................................... 60

ix


MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Năm 2022, ngành Thuế đã triển khai thành cơng hóa đơn điện tử và rất
nhiều dịch vụ công trực tuyến khác, đồng thời đang tiếp tục triển khai hóa đơn
điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Những thay đổi trên khơng chỉ góp phần vào
hiện đại hóa cơng tác quản lý thuế, tạo lập mơi trƣờng kinh doanh bình đẳng,
minh bạch, mà cịn góp phần hiện thực hóa “Chiến lƣợc chuyển đổi số quốc gia”
đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt. Đối với cơ quan thuế và các cơ quan
nhà nƣớc có liên quan, việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp xây dựng cơ sở dữ liệu
về hóa đơn, kết hợp với các thông tin quản lý thuế khác để xây dựng cơ sở dữ

liệu đầy đủ về ngƣời nộp đáp ứng u cầu phân tích thơng tin phục vụ điều hành,
dự báo, hỗ trợ ngƣời nộp thuế tuân thủ luật về thuế và quản lý rủi ro trong quản
lý thuế. Dùng hóa đơn điện tử (HĐĐT) giúp áp dụng cơng nghệ thơng tin
(CNTT), ngăn chặn kịp thời hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích; góp
phần ngăn chặn tình trạng gian lận thuế, trốn thuế. (Huy Thắng, 2021)
Để thực hiện Luật Quản lý thuế, ngày 19/10/2020, Chính phủ đã ban hành
Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ và (có hiệu lực từ
1/7/2022). Nghị định cho phép các tổ chức, cá nhân liên quan nếu có đầy đủ hạ
tầng cơng nghệ thơng tin đƣợc phép áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử trƣớc
ngày 01/7/2022. Triển khai thực hiện Nghị định, ngày 17/9/2021, Bộ Tài chính
đã ban hành Thơng tƣ 78/2021/TT-BTC và quyết định triển khai HĐĐT qua 2
giai đoạn: Giai đoạn 1 triển khai cho 6 tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phịng, Phú Thọ và Bình Định; Giai đoạn 2 sẽ
triển khai cho 57 tỉnh, thành phố cịn lại. Cùng với quy định tại Thơng tƣ
78/2021/TT-BTC, các đơn vị cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử phải gửi thông
tin cho cơ quan Thuế chứ không chỉ lƣu trữ dữ liệu tại đơn vị. Ngành Thuế đang
nỗ lực chuẩn bị các điều kiện để bắt đầu triển khai quy định này tại 6 tỉnh, thành
đầu tiên từ tháng 11/2021.
1


Tuy nhiên, việc áp dụng HĐĐT trong bối cảnh hiện nay vẫn còn tƣơng đối
nhiều trở ngại và vƣớng mắc nhƣ thói quen dùng tiền mặt ở nƣớc ta, cũng nhƣ sự
bất cập chậm về công nghệ của các chủ doanh nghiệp, các sự cố về bảo mật an
toàn cho ngƣời dùng khi những tài liệu này đƣợc lƣu trữ trên nền tảng Internet
trong thời gian qua cũng góp phần nào làm cho những công ty này quan ngại
trong việc triển khai sử dụng dịch vụ HĐĐT. Để nhằm mục tiêu hạn chế hành vi
gian lận hoá đơn đồng thời đáp ứng đƣợc nhiệm vụ chống thất thu thuế thì việc
xây dựng hồn thiện chính sách thuế và cơ sờ hạ tầng thông tin cần đƣợc chú
trọng. Hiện tại, Cục Thuế tỉnh Bình Dƣơng là đơn vị thuộc giai đoạn 2 cơng tác

quản lý hóa đơn tuy nhiên trƣớc đây, tỉnh Bình Dƣơng cũng đã triển khai sử
dụng HĐ ĐT theo Thông tƣ 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2021. Mặc dù, Cục
Thuế tỉnh Bình Dƣơng trong thời gian qua đã thực hiện nhiều biện pháp để đẩy
mạnh sử dụng HĐĐT, hạn chế gian lận, nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc những hiệu
quả mong muốn.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài “Hồn thiện quy trình
quản lý hóa đơn điện tử tại Cục Thuế tỉnh Bình Dƣơng” để làm luận văn với
mong muốn tìm ra giải pháp và kiến nghị nhằm hồn thiện quy trình quản lý
HĐĐT tại Cục Thuế tỉnh Bình Dƣơng, đồng thời có các kiến nghị đối với Nhà
nƣớc và ngành thuế giúp công tác thu thuế đạt hiệu quả cao hơn trong tƣơng lai,
giảm thiểu thất thu thuế.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Một số nghiên cứu ở trên thế giới
Trên thế giới có nhiều cơng trình nghiên cứu về HĐĐT. Nổi bật có các
cơng trình nghiên cứu sau:
Alexandros, Pelagia Boutsi, Despina Polemi (2006), với nghiên cứu về
Dịch vụ đặt hàng điện tử an toàn. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích
tổng hợp phân tích yêu cầu về bảo mật và quyền riêng tƣ mà việc triển khai đặt
hàng điện tử các quy định chung của Liên Minh Châu Âu. Nghiên cứu đã khẳng
2


định HĐĐT có vai trị khá quan trọng trong tất cả các giai đoạn xử lý thuế giá trị
gia tăng (VAT) của các quốc gia thành viên trong Liên Minh Châu Âu.
Suwisuthikasem và TangsriPairoj (2008), đã nghiên cứu “Hệ thống hóa
đơn thuế điện tử sử dụng cơng nghệ dịch vụ web: Nghiên cứu trường hợp của
Cục doanh thu Thái Lan”. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp
chỉ ra rằng hệ thống hóa đơn thuế điện tử dựa trên dịch vụ Web giúp tăng cƣờng
kết quả công tác của cán bộ thuế, các quy trình liên quan tới hóa đơn thuế thơng
qua đó làm tăng hiệu quả cũng nhƣ sự minh bạch của việc quan lý thuế tại Thái

Lan.
M. Netter và G. Pernul (2009), với nghiên cứu “Tích hợp các mẫu bảo
mật vào quy trình lập hóa đơn điện tử”. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân
tích tổng hợp. Trên nền tảng yêu cầu về tính bảo mật của hệ thống HĐĐT. Trong
bài báo này, nhóm tác giả đã xác định những trở ngại chính nhƣ về pháp lý, kỹ
thuật, tính bảo mật... khiến cho việc xử lý HĐĐT trở thành vấn đề khá phức tạp,
trƣớc bối cảnh đó, giải pháp đƣợc nghiên cứu đƣa ra gồm nhiều giai đoạn với
mục tiêu chính là dễ xử lý các nội dung liên quan tới tính bảo mật dữ liệu, đảm
bảo mục tiêu cập nhật và lƣu trữ thông tin đảm bảo an tồn.
Nhóm tác giả Hongyang Chu và cộng sự (2014), với nghiên cứu “Khung
hóa đơn điện tử mới hướng tới hệ thống định hướng dữ liệu thuế”. Nghiên cứu
sử dụng phƣơng pháp phân tích so sánh chỉ ra rằng với xu thế phát triển chung
của nền kinh tế toàn cầu, nền TMĐT tại Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng
đã mang tới những thách thức mới đối với hệ thống thuế của chính phủ nƣớc này,
đã chỉ ra rằng thông qua việc triển khai HĐĐT trong việc kê khai thuế đã mang
lại các lợi thế vƣợt trội so với hệ thống kê khai thuế thủ công trƣớc đây lúc cịn
dùng hóa đơn giấy.
Alex Groznik (2015), với nghiên cứu “Hóa đơn điện tử và chính phủ điện
tử - tác động đến doanh nghiệp”. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích
tổng hợp đánh giá ảnh hƣởng của việc sử dụng HĐĐT ảnh hƣởng đến quy trình
3


sản xuất kinh doanh của các DN tại Slovenia nhƣ thế nào khi mà Chính phủ của
nƣớc này ban hành chính sách bắt buộc các DN ở Slovenia tiến hành sử dụng
HĐĐT. Nghiên cứu cho rằng các DN khi muốn thực hiện việc phát hành HĐĐT
cho khách hàng của mình cần phải tổ chức tốt cho các công tác phục vụ liên quan
đến phƣơng thức gửi cũng nhƣ phƣơng thức nhận HĐĐT đến khách hàng.
A. Matus và cộng sự (2017), đã nghiên cứu “Về việc xây dựng giải pháp
hóa đơn điện tử để tích hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ với nền tảng thu thuế điện

tử của chính phủ”. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp. Nội
dung nghiên cứu đã phân tích sâu hơn về HĐĐT trong phạm vi các DN nhỏ và
vừa, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng HĐĐT là một cơ chế kiểm soát có hiệu lực về
mặt pháp lý cũng nhƣ các vấn đề về thuế. Tuy nhiên, do cơ chế bắt buộc phải áp
dụng HĐĐT trong các hoạt động kinh tế này, một rào cản cơng nghệ đối với các
DN nhị và vừa đã xuất hiện và cần phải đƣợc giải quyết. Các kết quả cho thấy
giải pháp đã đáp ứng các nguyện vọng của các DNNVV, đồng thời có thể giúp
cơng tác thu thuế của Chính phủ đƣợc kiểm sốt tốt hơn.
Một số nghiên cứu trong nƣớc
Liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã có các cơng trình nghiên cứu đã đƣợc
công bố nhƣ sau:
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Liêm (2016), với nghiên cứu “Các yếu
tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn hóa đơn điện tử của doanh nghiệp”. Nghiên
cứu kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng. Kết quả nghiên
cứu định lƣợng cho thấy có 6 yếu tố ảnh hƣởng tích cực (cùng chiều) đến xu
hƣớng chọn hóa đơn điện tử theo mức độ từ cao tới thấp là: nhận thức kiểm soát
hành vi, nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, niềm tin, chuẩn chủ
quan và cuối cùng là nhận thức rào cản chuyển đổi
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang (2018), với nghiên cứu “Một số
vấn đề về hóa đơn điện tử”. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng
hợp. Dựa trên việc phân tích việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử nghiên cứu
4


chỉ ra rằng việc sử dụng HĐĐT giúp DN tiết kiệm đƣợc thời gian (giảm tới 70%
các bƣớc quy trình phát hành và 90% các tranh chấp liên quan đến hóa đơn, rút
ngắn tới 99% thời gian thanh tốn, quản lý hóa đơn, tiết kiệm 80% chi phí cho
mỗi hóa đơn
Với nghiên cứu của Nguyễn Đức Nghĩa (2018), với nghiên cứu “Hóa đơn
điện tử”. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp. Dựa trên việc

phân tích việc sử dụng HĐĐT nghiên cứu chỉ ra rằng để thuận lợi cho việc sử
dụng HĐĐT, hệ thống phần mềm HĐĐT cần phải đƣợc kết nối với phần mềm
bán hàng và phần mềm kế toán doanh nghiệp.
Nguyễn Hữu Anh và cộng sự (2020) với nghiên cứu “Các yếu tố quyết
định việc áp dụng hóa đơn điện tử: Bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam”.
Nghiên cứu nhằm mục đích điều tra tác động của các yếu tố đối với HĐĐT ở giai
đoạn sơ khai áp dụng trong bối cảnh Việt Nam. Nghiên cứu này chỉ ra những tác
động quan trọng của thái độ và nhận thức của ngƣời dùng về khả năng kiểm sốt
đến ý định sử dụng. Ngồi ra, một số khuyến nghị trực quan chính đã đƣợc đề
xuất nhằm nâng cao sự thành công trong việc áp dụng HĐĐT của các doanh
nghiệp trong bối cảnh Việt Nam, đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy
số lƣợng doanh nghiệp Việt Nam tự nguyện áp dụng HĐĐT.
Nguyễn Thị Thanh Tâm (2021), với đề tài “Thực tiễn triển khai hóa đơn
điện tử tại Việt Nam” đăng trên Tạp chí Tài chính số kỳ 2 tháng 11/2021. Đề tài
sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp. Đề tài phân tích những hiệu quả áp
dụng HĐĐT. Bên cạnh đó tác giả cũng đã phân tích những nỗ lực triển khai
HĐĐT tại Việt Nam thơng qua sự phát triển của những chính sách pháp lý về áp
dụng, hƣớng dẫn một số nội dung, triển khai HĐĐT của Chính phủ, Bộ Tài
chính.
Khoảng trống nghiên cứu
Qua tìm hiểu các đề tài trên cho thấy, các nghiên cứu trƣớc đều khẳng
định giá trị lợi ích của HĐĐT mang lại nhƣng cũng bàn luận đến những tồn tại
5


trong triển khai HĐĐT thông qua phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định
lƣợng. Tuy nhiên chƣa có nghiên cứu nào đi sâu phân tích quy trình quản lý
HĐĐT nói chung và hồn thiện quy trình quản lý HĐĐT tại Cục Thuế tỉnh Bình
Dƣơng nói riêng và chỉ ra những tồn tại. Kế thừa từ các kết quả nghiên cứu trên
và vận dụng phân tích thực trạng quy trình quản lý HĐĐT vào nghiên cứu tại

Cục Thuế tỉnh Bình Dƣơng, tác giả triển khai chủ đề nghiên cứu theo hƣớng định
tính thơng qua phân tích bộ dữ liệu thứ cấp tại đơn vị nhằm hƣớng đến tìm các
giải pháp hồn thiện quy trình quản lý HĐĐT tại Cục Thuế tỉnh Bình Dƣơng và
nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý thuế tại đơn vị đối với các bên liên
quan.
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Hồn thiện quy trình quản lý HĐĐT tại Cục Thuế
tỉnh Bình Dƣơng.
Mục tiêu cụ thể như sau:
- Phân tích thực trạng, xác định nguyên nhân từ kết quả đạt đƣợc và những
hạn chế trong việc áp dụng quy trình quản lý HĐĐT tại Cục Thuế tỉnh Bình
Dƣơng.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình quản lý
HĐĐT tại Cục Thuế tỉnh Bình Dƣơng.
Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi 1: Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quy trình quản
lý HĐĐT tại Cục Thuế tỉnh Bình Dƣơng là gì?
Câu hỏi 2: Giải pháp nào có thể hồn thiện quy trình quản lý HĐĐT tại
Cục Thuế tỉnh Bình Dƣơng?
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quy trình quản lý HĐĐT tại Cục Thuế tỉnh Bình
Dƣơng.
6


Đối tượng khảo sát: Cán bộ công chức làm việc ở Cục Thuế tỉnh Bình
Dƣơng.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu đƣợc tiến hành khảo sát tại Cục Thuế
tỉnh Bình Dƣơng.

- Phạm vi thời gian: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài đƣợc thu thập
từ 2019-2021.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính. Cụ thể nhƣ sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp đƣợc tác giả sử dụng để hệ thống hóa cơ
sở lý luận về quy trình quản lý HĐĐT đối với doanh nghiệp; đồng thời đánh giá
về thực trạng quy trình quản lý HĐĐT tại Cục Thuế tỉnh Bình Dƣơng trong giai
đoạn 2019 - 2021.
- Phương pháp khảo sát và thống kê kinh nghiệm từ một số đối tƣợng có
liên quan nhƣ cán bộ quản lý thuế chuyên trách để chỉ ra những ƣu điểm và tồn
tại của quy trình quản lý HĐĐT từ đó có căn cứ đề xuất những giải pháp thích
hợp nhằm hồn thiện quy trình quản lý HĐĐT tại Cục Thuế tỉnh Bình Dƣơng.
6. Đóng góp của nghiên cứu
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản để làm nền tảng phân tích thực
tiễn quy trình quản lý HĐĐT đối với doanh nghiệp ở Bình Dƣơng chỉ ra những
tồn tại, vƣớng mắc trong việc áp dụng quy trình quản lý HĐĐT đối với các
doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở đó đề tài đề xuất những giải pháp cơ bản trong việc
vận dụng quy trình quản lý và những kiến nghị để hồn thiện quy trình quản lý
HĐĐT tại Cục Thuế tỉnh Bình Dƣơng có hiệu quả hơn.
7. Bố cục nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu ngồi phần mở đầu, kết luận thì bao gồm 03 chƣơng,
cụ thể nhƣ sau:
7


Chương 1: Cở sở lý luận công tác quản lý HĐĐT đối với doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng quy trình quản lý HĐĐT tại Cục thuế tỉnh Bình
Dương.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện quy trình quản lý HĐĐT tại Cục thuế
tỉnh Bình Dương.


8


CHƢƠNG 1 CỞ SỞ LÝ LU N CÔNG TÁC QUẢN LÝ
HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
1.1

hái niệm về hóa đơn
Hóa đơn là một tài liệu thƣơng mại mà một doanh nghiệp phát hành cho

khách hàng với giá cả, số lƣợng, thuế đã trả hoặc nợ đã thỏa thuận và các thông tin
khác liên quan đến giao dịch (Lee, 2014).
Tại Việt Nam, Nghị định số 123/2020/NĐ- CP quy định về hóa đơn,
chứng từ thì Hóa đơn là chứng từ kế tốn do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung
cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn
đƣợc thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt
in. (Nghị định số 123/2020/NĐ- CP quy định về hóa đơn, chứng từ, 19/10/2020).
Theo Luật kế tốn 2015 “Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang
tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ
ghi sổ kế tốn”. Quy định trên cũng có nghĩa: Hố đơn là chứng từ kế toán do
ngƣời bán lập, xác nhận quan hệ mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, thanh
toán, là căn cứ ghi sổ kế toán, kê khai thuế, quyết tốn tài chính, và các vấn đề
khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời, Hoá đơn là một loại chứng từ gốc
đặc biệt quan trọng cả trên phƣơng diện quản lý tài chính doanh nghiệp (DN) và
trên phƣơng diện quản lý thuế của cơ quan nhà nƣớc.
Về phía người bán, hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn là chứng từ gốc xác định
doanh thu (giá) tính nhiều sắc thuế quan trọng liên quan đến DN nhƣ: thuế thu
nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu... Nhƣ vậy, nếu ngƣời bán khơng lập hóa đơn khi

bán hàng mà cơ quan quản lý thuế không phát hiện đƣợc thì họ có thể trốn nhiều
sắc thuế cùng lúc. Nếu ngƣời bán ghi giá bán trên hóa đơn thấp hơn giá trị thực
giao dịch thì cũng dẫn đến giảm nghĩa vụ thuế của ngƣời bán nhƣng thất thu ngân

9


sách nhà nƣớc (NSNN). Việc lập hóa đơn chậm so với thời điểm bán hàng hóa,
dịch vụ cũng là một cách thức trì hỗn nộp thuế cho nhà nƣớc.
Về phía người mua hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn là chứng từ gốc để xác
định thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ, chi phí tính thuế TNDN. Nếu ngƣời bán
và ngƣời mua thơng đồng xuất hố đơn nhƣng khơng có hàng, tự in hay đặt in
hố đơn nhƣng khơng gửi Thơng báo phát hành hố đơn, sử dụng hóa đơn bất
hợp pháp (mua bán hóa đơn, sử dụng hóa đơn giả…) dẫn đến tăng thuế GTGT
đầu vào đƣợc khấu trừ, tăng chi phí đƣợc trừ, và do vậy, làm giảm thuế GTGT
phải nộp hoặc tăng số thuế GTGT đƣợc hoàn và giảm thuế TNDN phải nộp.
Trong trƣờng hợp tăng số thuế đƣợc hồn thì khơng những thất thu thuế mà cịn
chiếm đoạt bất hợp pháp tiền NSNN. Hành vi trên làm lũng loạn nền Tài chính
quốc gia, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến cơng tác quản lý thuế, quản lý hố đơn.
1.2

hái niệm hóa đơn điện tử
Ủy ban Châu Âu (EOC) đã định nghĩa HĐĐT là hình thức chuyển tiếp

bằng điện tử của các thơng tin có trong hóa đơn giữa các đối tác kinh doanh với
nhau (ngƣời bán và ngƣời mua). Nó là một phần thiết yếu của chuỗi cung ứng tài
chính hiệu quả và nó tạo ra sự liên kết của các quy trình nội bộ của doanh nghiệp
vào hệ thống thanh toán. (The European Commission). Theo Hiệp hội HĐĐT
(2005) cho biết HĐĐT là một hóa đơn hiện đại, đáng tin cậy, phƣơng pháp xử lý
hóa đơn hiệu quả về chi phí và thực tế khơng cần giấy tờ cho hàng hóa, dịch vụ

và các chi phí khác. Hay, HĐĐT (e-Invoice) là hóa đơn đã đƣợc phát hành,
truyền và nhận ở định dạng dữ liệu có cấu trúc cho phép xử lý tự động và điện tử,
đƣợc định nghĩa trong Chỉ thị 2014/55/EU.
Tại Việt Nam, Quy định về HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại
Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ nêu rõ: HĐĐT là
hóa đơn đƣợc thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa,
cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thơng tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số,
ký điện tử bằng phƣơng tiện điện tử, bao gồm cả trƣờng hợp hóa đơn đƣợc khởi
10


tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. HĐĐT
đƣợc khởi tạo từ máy tính tiền là hóa đơn đƣợc khởi tạo từ máy tính tiền có kết
nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo chuẩn định dạng dữ liệu của cơ
quan thuế.
Theo điều 89 Luật Quản lý thuế số 38/2019: HĐĐT là hóa đơn có mã
hoặc khơng có mã của cơ quan thuế đƣợc thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ
chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thơng tin bán hàng
hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế
bằng phƣơng tiện điện tử, bao gồm cả trƣờng hợp hóa đơn đƣợc khởi tạo từ máy
tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Và trong nghiên cứu
này tác giả tiếp cận theo khái niệm HĐĐT theo điều 89 Luật Quản lý thuế số
38/2019 vì đây là khái niệm đầy đủ chung nhất về HĐĐT.
1.3 Một số đặc điểm của hóa đơn điện tử
Dựa theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019 thì HĐĐT có một số
các các nguyên tắc và yêu cầu cụ thể nhƣ sau:
- HĐĐT là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá
nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thơng tin bán hàng hóa, cung
cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử bằng phƣơng tiện điện tử. Đây là đặc điểm khác
biệt rõ nét nhất giữa HĐĐT và hóa đơn giấy truyền thống đã và đang sử dụng

phổ biến hiện nay. Chính đặc điểm này HĐĐT đƣợc lƣu trữ và thể hiện dƣới
dạng nguyên gốc ban đầu khi khởi tạo là dữ liệu điện tử, nên chúng có thể đƣợc
lƣu trữ trong các công cụ lƣu trữ dữ liệu khá đa dạng nhƣ ổ cứng máy tính, tài
khoản icloud, USB, … hoặc cũng có thể truy xuất và thể hiện dƣới dạng một hóa
đơn giấy thơng thƣờng khi in ra.
- HĐĐT là loại hóa đơn được khởi tạo tại thời điểm bán hàng, cung cấp
dịch vụ hoàn thành và khác với hóa đơn giấy thƣờng đƣợc lập với ít nhất 3 liên
thì HĐĐT chỉ có 1 bản điện tử duy nhất mà khơng có các liên khác nhau. HĐĐT

11


phải đảm bảo nguyên tắc về số hóa đơn liên tục và đúng trình tự thời gian, đảm
bảo mỗi hóa đơn chỉ đƣợc lập và sử dụng một lần duy nhất.
- HĐĐT trong trƣờng hợp đƣợc xác thực bởi cơ quan thuế thì khác với
hóa đơn chƣa có xác thực và hóa đơn giấy thơng thƣờng là có thêm các mã code,
mã QR code, số xác thực. Đặc điểm này là yếu tố bắt buộc trên chứng từ làm
tăng tính bảo mật, an tồn và thuận tiện cho cơng tác kiểm tra, đối chiếu của các
cấp quản lý.
- Giá trị thể hiện trên nội dung của HĐĐT không phân biệt giá trị từng lần
bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với số tiền là bao nhiêu. Điều này khác với hóa
đơn giấy thơng thƣờng đó là, khi bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh tốn
dƣới 200.000 đồng mỗi lần thì khơng phải lập hóa đơn, trừ trƣờng hợp ngƣời
mua u cầu lập và giao hóa đơn; Cịn ngƣợc lại, nếu từ 200.000 đồng mỗi lần
trở lên thì bắt buộc phải lập hóa đơn kể cả khi ngƣời mua không yêu cầu (quy
định tại Điều 16 TT 39/2014/TT-BTC và Điều 3, TT 26/2015/TT-BTC).
- HĐĐT phải sử dụng phần mềm do DN tự xây dựng, DN mua hoặc thuê
của một nhà cung cấp giải pháp HĐĐT hợp pháp hoặc do cơ quan thuế cung cấp
để tạo lập và từ đó phát hành, sử dụng.
- HĐĐT sau khi đƣợc tạo lập, dữ liệu của hóa đơn có thể truyền qua nhiều

bên liên quan nhƣ: DN cung cấp giải pháp, DN phát hành hóa đơn, cơ quan thuế,
khách hàng, … Nội dung của hóa đơn đƣợc ln đảm bảo tính tồn vẹn thông tin
chứa bên trong và không đƣợc sửa chữa, thay đổi.
- HĐĐT đƣợc hủy khi hóa đơn đó khơng có giá trị sử dụng do các nguyên
nhân khác nhau. HĐĐT chỉ đƣợc tiêu hủy khi thơng tin trong hóa đơn không thể
bị truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa bên trong bằng các phƣơng pháp kỹ
thuật khác nhau.
- HĐĐT theo quy định hƣớng dẫn về việc tạo lập và phát hành, sử dụng
hiện nay theo Điểm e, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 6 TT 32/2011/TT-BTC, ngày
14/03/2011 thì đối với trƣờng hợp ngƣời mua không phải là đơn vị kế toán hoặc
12


là đơn vị kế tốn nhƣng có đầy đủ giấy tờ chứng minh việc cung cấp hàng hóa
dịch vụ giữa ngƣời bán và ngƣời mua, thì trên HĐĐT khơng nhất thiết phải có
chữ ký điện tử của ngƣời mua.
1.4 Phân loại hóa đơn điện tử
Theo Nghị định số 123/2020/NĐ- CP quy định về hóa đơn, chứng từ,
HĐĐT đƣợc chia thành các loại sau đây:
Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị
gia tăng theo phƣơng pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động: Bán hàng hóa,
cung cấp dịch vụ trong nội địa; Hoạt động vận tải quốc tế; Xuất vào khu phi thuế
quan và các trƣờng hợp đƣợc coi nhƣ xuất khẩu; Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp
dịch vụ ra nƣớc ngồi.
Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân nhƣ sau:
Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp trực
tiếp sử dụng cho các hoạt động: Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
Hoạt động vận tải quốc tế; Xuất vào khu phi thuế quan và các trƣờng hợp đƣợc
coi nhƣ xuất khẩu; Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nƣớc ngoài.
Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch

vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân
trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nƣớc
ngồi, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
Hóa đơn điện tử bán tài sản cơng đƣợc sử dụng khi bán các tài sản sau:
Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà
nƣớc); Tài sản kết cấu hạ tầng; Tài sản công đƣợc Nhà nƣớc giao cho doanh
nghiệp quản lý khơng tính thành phần vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp; Tài sản
của dự án sử dụng vốn nhà nƣớc; Tài sản đƣợc xác lập quyền sở hữu tồn dân;
Tài sản cơng bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, ngƣời có thẩm quyền; Vật
tƣ, vật liệu thu hồi đƣợc từ việc xử lý tài sản công.
13


Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia đƣợc sử dụng khi các cơ quan,
đơn vị thuộc hệ thống cơ quan dự trữ nhà nƣớc bán hàng dự trữ quốc gia theo
quy định của pháp luật.
Các loại hóa đơn khác, gồm: Tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy
định tại Nghị định này; Phiếu thu tiền cƣớc vận chuyển hàng khơng; chứng từ thu
cƣớc phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng trừ trƣờng hợp quy
định tại điểm a khoản này có hình thức và nội dung đƣợc lập theo thơng lệ quốc
tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm
phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
1.5 Các lợi ích nổi bật của hóa đơn điện tử
Trên cơ sở một số các đặc điểm chính của HĐĐT, có thể nhận thấy so với
hóa đơn giấy truyền thống hiện nay việc sử dụng HĐĐT có rất nhiều ƣu điểm đối
với các bên liên quan. Cụ thể:
Đối với cơ quan thuế, hải quan: Khi DN triển khai HĐĐT thì ngành thuế,
hải quan sẽ có hệ thống cơ sở dữ liệu về hóa đơn từ đó có thể phục vụ cơng tác
thanh tra, kiểm tra, hồn thuế, phân tích thơng tin về doanh thu, chi phí để nhận

định những bất thƣờng và rủi ro về thuế đối với từng loại hình DN, cá nhân kinh
doanh. Khi xảy ra các sự cố vi phạm pháp luật hoặc các trƣờng hợp cần kiểm tra
tính chính xác, hợp pháp của hóa đơn các cơ quan chức năng của nhà nƣớc không
cần phải thực hiện xác minh hóa đơn nhƣ hiện nay. Việc sử dụng HĐĐT cũng
cho phép cơ quan thuế có quyền can thiệp đến hoạt động kinh doanh của cá nhân,
DN ngay tức thì mà khơng phải thực hiện qua một quy trình nghiệp vụ phức tạp
khi cá nhân, DN có biểu hiện của việc bỏ trốn, mất tích, nợ thuế lâu ngày.
Đối với DN việc sử dụng hóa đơn sẽ giúp cho DN giảm thiểu các thủ tục
hành chính vì với việc sử dụng HĐĐT xác thực, DN khơng cần phải lập báo cáo
tình hình sử dụng hóa đơn vì tất cả thơng tin hóa đơn đã đƣợc gửi lên và lƣu trữ

14


×