BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH TẠI TRẠI
GIỐNG HEO TƯ NHÂN Ở HUYỆN DĨ AN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Ngành
: Thú Y
Niên Khóa
: 2002-2007
Lớp
: Thú Y 19
Sinh viên thực hiện : NGÔ QUỐC KHÁNH
-2007-
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH TẠI TRẠI
GIỐNG HEO TƯ NHÂN Ở HUYỆN DĨ AN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
ThS. LÂM QUANG NGÀ
NGÔ QUỐC KHÁNH
-2007-
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: NGÔ QUỐC KHÁNH.
Tên tiểu luận: “Khảo sát phẩm chất tinh dịch tại trại giống heo tư nhân ở
huyện Dó An tỉnh Bình Dương”.
Đã hoàn thành tiểu luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các
ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày………………………
Giáo viên hướng dẫn
ThS. LÂM QUANG NGAØ
iii
LỜI CẢM ƠN
* Thành kính dâng lên cha mẹ
Người đã nuôi dưỡng hy sinh để con có được ngày hôm nay.
* Xin nhớ mãi công ơn
Ths. Lâm Quang Ngà
ThS. Trần Văn Dư
Giảng viên bộ môn di truyền giống đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
hoàn thành cuốn luận văn này.
* Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Quý thầy cô khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Đã dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quả trình thực tập vừa qua.
* Chân thành cảm ơn
BSTY Trần Văn Oai đã nhiệt tình chỉ dẫn và hỗ trợ các phương tiện cần
thiết cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
* Xin cảm ơn
Các bạn cùng lớp Thú y 19 đã động viên giúp đỡ trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Ngô Quốc Khánh
iv
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ................................................................................1
1.2.1. Mục đích...................................................................................................1
1.2.2. Yêu cầu ....................................................................................................1
1.2.3. Nhiệm vụ đề tài........................................................................................2
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................3
2.1. SỰ THÀNH TỤC VỀ TÍNH DỤC ......................................................................3
2.2. TINH DỊCH .........................................................................................................4
2.2.1. Tinh thanh .................................................................................................4
2.2.2. Tinh trùng..................................................................................................5
2.3. CHỨC NĂNG CỦA TUYẾN SINH DỤC PHỤ ..................................................7
2.3.1. Tuyến tiền liệt ..........................................................................................7
2.3.2. Tuyến Cowper ..........................................................................................7
2.3.3. Tuyến tinh nang ........................................................................................7
2.4. NHỮNG ĐẶC TÍNH VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC SỐNG CỦA
TINH TRÙNG ....................................................................................................7
2.4.1. Đặc tính của tinh trùng .............................................................................7
2.4.1.1. Đặc tính sinh lý .............................................................................7
2.4.1.2. Đặc tính chạy ngược dòng.............................................................8
2.4.1.3. Đặc tính tiếp xúc ...........................................................................8
2.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống tinh trùng ...................................8
2.4.2.1. Nước ..............................................................................................8
2.4.2.2. Hóa chất ........................................................................................8
v
2.4.2.3. Nhiệt độ .........................................................................................8
2.4.2.4. Ánh sáng........................................................................................9
2.4.2.5. Độ pH ............................................................................................9
2.4.2.6. Không khí ......................................................................................9
2.4.2.7. Vật dơ và vi trùng..........................................................................9
2.5. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ PHẨM
CHẤT TINH DỊCH.............................................................................................9
2.5.1. Giống ........................................................................................................9
2.5.2. Dinh dưỡng .............................................................................................10
2.5.3. Lứa tuổi ..................................................................................................11
2.5.4. Khí hậu ...................................................................................................11
2.5.5. Bệnh tật ..................................................................................................12
2.5.6. Kỹ thuật lấy tinh.....................................................................................12
2.5.7. Chu kỳ khai thác .....................................................................................12
2.5.8. Chăm sóc ................................................................................................13
PHẦN III. NỘI DING VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH..................................14
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT ........................................................14
3.1.1. Thời gian .................................................................................................14
3.1.2. Địa điểm khảo sát ...................................................................................14
3.2. ĐIỀU KIỆN KHẢO SÁT ..................................................................................14
3.2.1. Nhiệt độ chuồng nuôi qua các tháng thí nghiệm ...................................14
3.2.2. Nuôi dưỡng đực giống ............................................................................14
3.2.3. Quy trình chăm sóc .................................................................................15
3.2.3.1. Vệ sinh chuồng trại .....................................................................15
3.2.3.2. Tiêm phòng .................................................................................15
3.3. ĐÀN ĐỰC GIỐNG KHẢO SÁT .......................................................................15
vi
3.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ......................16
3.4.1. Giám định xếp cấp đàn nọc giống khảo sát ...........................................16
3.4.1.1. Nắm rõ lý lịch từng nọc giống ....................................................16
3.4.1.2. Thành lập hội đồng giám định ....................................................16
3.4.2. Kiểm tra phẩm chất tinh dịch .................................................................18
3.4.2.1. Chu kỳ và thời gian lấy tinh........................................................18
3.4.2.2. Vệ sinh trước khi lấy tinh............................................................18
3.4.2.3. Cách lấy tinh ...............................................................................18
3.4.2.4. Kiểm tra tinh dịch........................................................................19
3.5. XỬ LÝ THỐNG KÊ ..........................................................................................21
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................22
4.1. KẾT QUẢ XẾP CẤP ĐÀN NỌC GIỐNG KHẢO SÁT ...................................22
4.1.1. Xếp cấp tổng hợp đàn nọc khảo sát .......................................................22
4.2. KẾT QUẢ CHỈ TIÊU PHẨM CHẤT TINH DỊCH ...........................................23
4.2.1. Kết quả về dung lượng qua các tháng khảo sát......................................23
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................40
5.1. KẾT LUẬN........................................................................................................40
5.1.1. Dung lượng tinh dịch...............................................................................40
5.1.2. Hoạt lực...................................................................................................40
5.1.3. Nồng độ ..................................................................................................40
5.1.4. Tích V.A.C ..............................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................42
PHỤ LỤC ...................................................................................................................43
vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tuổi thành thục ở một số loài ....................................................................3
Bảng 2.2. Lượng tinh dịch và nồng độ tinh trùng.......................................................4
Bảng 2.3. Thành phần hóa học tinh dịch của heo ......................................................4
Bảng 2.4. Kích thước tinh trùng một số loài gia súc ..................................................6
Bảng 2.5. Khả năng sản xuất tinh của heo nọc ........................................................10
Bảng 2.6. Phẩm chất tinh theo độ tuổi .....................................................................11
Bảng 3.1. Nhiệt độ chuồng nuôi qua các tháng thí nghiệm .....................................14
Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn ........................................................15
Bảng 3.3. Quy định xếp cấp .....................................................................................17
Bảng 3.4. Quy định để đánh giá ngoại hình từng phần cơ thể .................................17
Bảng 3.5. Điểm hoạt lực của tinh trùng ...................................................................20
Bảng 3.6. Quy định phẩm chất tinh dịch được phép sử dụng của nhà nước ............21
Bảng 4.1. Điểm và cấp tổng hợp đàn nọc khảo sát .................................................22
Bảng 4.2. Cấp tổng hợp đàn nọc khảo sát................................................................22
Bảng 4.3. Dung lượng tinh dịch trung bình qua các tháng khảo sát .........................23
Bảng 4.4. Dung lượng tinh dịch trung bình của từng cá thể .....................................26
Bảng 4.5. Kết quả hoạt lực tinh trùng qua các tháng khảo sát ................................27
Bảng 4.6. Kết quả hoạt lực của các cá thể...............................................................30
Bảng 4.7. Kết quả nồng độ tinh trùng qua các tháng khảo sát ................................31
Bảng 4.8. Kết quả nồng độ tinh trùng trung bình của từng nọc giống .....................34
Bảng 4.9. Kết quả tích VAC qua các tháng khảo sát ...............................................35
Bảng 4.10. Kết quả tích VAC qua các tháng khảo sát .............................................38
viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1. Dung lượng tinh dịch trung bình của giống theo tháng........................24
Biểu đồ 4.2. Dung lượng tinh dịch trung bình theo tháng ........................................25
Biểu đồ 4.3. Dung lượng tinh dịch trung bình theo giống ........................................25
Biểu đồ 4.4. Dung lượng tinh dịch trung bình của cá thể giống Master ..................26
Biểu đồ 4.5. Dung lượng tinh dịch trung bình của cá thể giống Pietrain .................27
Biểu đồ 4.6. Kết quả hoạt lực tinh trùng của giống theo tháng ...............................28
Biểu đồ 4.7. Kết quả hoạt lực tinh trùng theo tháng................................................29
Biểu đồ 4.8. Kết quả hoạt lực tinh trùng theo giống................................................29
Biểu đồ 4.9. Kết quả hoạt lực của các cá thể giống Master ....................................30
Biểu đồ 4.10. Kết quả hoạt lực của các cá thể giống Pietrain.................................31
Biểu đồ 4.11. Kết quả nồng độ tinh trùng của giống theo tháng .............................33
Biểu đồ 4.12. Kết quả nồng độ tinh trùng theo tháng..............................................33
Biểu đồ 4.13. Kết quả nồng độ tinh trùng theo giống..............................................33
Biểu đồ 4.14. Kết quả hoạt lực của các cá thể giống Master ..................................34
Biểu đồ 4.15. Kết quả hoạt lực của các cá thể giống Pietrain.................................35
Biểu đồ 4.16. Kết quả tích VAC của giống theo tháng............................................37
Biểu đồ 4.17. Kết quả tích VAC theo tháng ............................................................37
Biểu đồ 4.18. Kết quả nồng độ tinh trùng theo giống..............................................37
Biểu đồ 4.19. Kết quả tích VAC của các cá thể giống Master ................................38
Biểu đồ 4.20. Kết quả tích VAC của các cá thể giống Pietrain...............................39
ix
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Qua 3 tháng khảo sát trên 2 nhóm giống lai Master (M), Pietrain (P). Chúng
tôi có kết quả như sau:
Phẩm chất tinh dịch
* Dung lượng tinh dịch (V,ml)
Dung lượng tinh dịch trung bình tháng 7 (322,75) > tháng 6 (305,25) > tháng
5 (289).
Dung lượng tinh dịch trung bình của nhóm giống lai Master (308,33) >
Pietrain (303).
* Hoạt lực tinh trùng (A)
Hoạt lực tinh trùng trung bình tháng 5 (0,041) > tháng 6 (0,039) > tháng 7
(0,038).
Hoạt lực tinh trùng trung bình của nhóm giống lai Master (0,79) > Pietrain
(0,78).
* Nồng độ tinh trùng (C)
Nồng độ tinh trùng trung bình tháng 7 (187,50) > tháng 6 (185,75) > tháng 5
(182)
Nồng độ tinh trùng trung bình của nhóm giống Pietrain (192,33) > Master
(177,83).
* Tích V.A.C tinh dịch (109tt/lần lấy)
Tích V.A.C tinh dịch trung bình tháng 7 (47,61) > tháng 6 (44,37) > tháng 5
(42,05).
Tích V.A.C tinh dịch trung bình của giống Pietrain (45,48) > Master (43,87).
x
1
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu xã hội ngày càng
cao, cũng như bao ngành khác, ngành chăn nuôi muốn phát triển thì việc đầu tư
khoa học tiên tiến là rất cần thiết. Để đạt được năng suất cao, chất lượng tốt đòi
hỏi người chăn nuôi phải áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới vào công tác
giống vì nó giúp chúng ta chọn được dòng giống có năng suất cao chất lượng thịt
tốt, thích hợp với điều kiện chăn nuôi, môi trường khí hậu của từng địa phương.
Trong công tác giống, việc kiểm tra khảo sát phẩm chất tinh dịch của đàn đực
giống là rất cần thiết nhằm giúp chúng ta đánh giá hiệu quả của đàn đực giống từ
đó đưa ra những biện pháp thích hợp nâng cao phẩm chất tinh dịch, tăng tỷ lệ đậu
thai, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y,
bộ môn di truyền giống trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Dưới
sự hướng dẫn của thạc sỹ Lâm Quang Ngà. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Khảo sát phẩm chất tinh dịch tại trại giống heo tư nhân ở huyện Dó An tỉnh
Bình Dương”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Khảo sát đánh giá phẩm chất tinh dịch các nhóm nọc để chọn và giữ lại
những con nọc có năng suất cao.
1.2.2. Yêu cầu
Đánh giá ngoại hình thể chất, sinh trưởng để xếp cấp tổng hợp.
Đánh giá khả năng cho thịt và phẩm chất tinh dịch qua các tháng thí nghiệm.
So sánh phẩm chất tinh dịch của từng nhóm nọc qua các tháng thí nghieäm.
2
1.2.3. Nhiệm vụ đề tài
Tiến hành khảo sát trên hai nhóm đực giống lai Master (M) và Pietrain (P).
Từ đó đưa ra kết quả nhận xét từng cá thể, để có biện pháp hợp lý nhằm hạn chế
thiệt hại về con giống, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao.
3
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. SỰ THÀNH TỤC VỀ TÍNH DỤC
Bất kỳ loài gia súc nào, khi đạt đến độ tuổi nhất định thì sẽ thành thục về
tính dục và nó được thể hiện qua một số đặc điểm sau:
- Bản thân của cơ thể sinh ra những tế bào sinh dục (trứng, tinh trùng) hoàn
chỉnh có khả năng thụ thai.
- Dưới tác động của hormone làm cho các cơ quan sinh dục phát triển, từ đó
những đặc điểm sinh dục thứ cấp phát triển và con vật có khả năng về tính dục.
- Tuổi thành thục của gia súc phụ thuộc vào: loài, giống, giới tính, dinh
dưỡng, khí hậu, điều kiện chăm sóc quản lý… khi thú đạt tuổi thành thục của tính
dục thì nó vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát dục. Do đó không cho thú sinh sản ngay
sau khi thành thục tính dục vì nó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thú và phát
triển của bộ khung xương nên dẫn đến sinh khó.
Bảng 2.1. Tuổi thành thục ở một số loài
Giới tính
Con đực (tháng tuổi)
Con cái (tháng tuổi)
Heo ngoại
7-8
6-7
Heo ỉ
1
4-5
Trâu
25-30
20-25
Ngựa
18-24
8-12
Bò
12-18
8-12
Chó, dê, cừu
7-8
6-7
Thỏ
6-9
5-6
Loài
4
2.2. TINH DỊCH (Semen)
Tinh dịch là một hỗn hợp chất tiết của dịch hoàn, dịch hoàn phụ và chất của
các tuyến sinh dục. Tinh dịch gồm hai nhân chính là tinh trùng và tinh thanh. Tinh
dịch là dịch lỏng màu trắng pH từ trung bình đến kiềm yếu (pH: 6,6 – 7,6), có mùi
hăng đặc trưng.
Bảng 2.2. Lượng tinh dịch và nồng độ tinh trùng
Lượng tinh dịch
(ml)
Gia súc
Tổng lượng tinh trùng trong
C 109tt/ml
tinh dịch 109tt/lần lấy
Bình
Nhiều
Bình
Nhiều
quân
nhất
quân
nhất
Ngựa
50-100
600
0,08-0,2
Bò
4-5
15
Heo
200-400
Cừu
1-2
Bình quân
Nhiều nhất
0,8
4-20
60
1-2
6
4-10
30
1000
0,1-0,2
1
20-80
100
3-5
2-5
8
2-10
18
(Milovanov, dãn liệu Nguyễn Thế Dũng, 2003)
Bảng 2.3. Thành phần hóa học tinh dịch của heo (mg%)
Loài
Heo
Protid
(theo N)
3831
Lipid Fructose
29
6-8
Acid
Acid
citric (%) lactid
0,13
21
P
Cl
Na
K
Ca
Mg
8
329
646
243
5
11
2.2.1. Tinh thanh (Seminal plasma)
Tinh thanh là chất tiết của các tuyến sinh dục phụ. Số lượng tinh thanh phụ
thuộc vào kích thước và tốc độ tiết của các tuyến sinh dục phụ.
Những thú giao phối ở tử cung như heo, ngựa thì lượng tinh thanh nhiều,
nồng độ tinh trùng thấp, nhưng thú giao phối ở âm đạo như bò, cừu thì tinh thanh ít,
nồng độ tinh trùng cao (Lâm Quang Ngà, 1998).
5
Heo đực thành phần tinh thanh bao gồm:
55% - 70% chất phân tiết của tuyến tiền liệt
20% - 26% do tuyến tinh nang
15% - 18% do chất tiết của tuyến Cowper
2% - 3% còn lại của dịch hoàn phụ
* Tác dụng của tinh thanh
- Rửa sạch niệu đạo
- Làm môi trường cho tinh trùng vận động
- Trung hòa pH âm đạo và tạo điều kiện cho tinh trùng gặp trứng
2.2.2. Tinh trùng (Spermatozoa)
Do dịch hoàn sinh sản ra. Tinh trùng là tế bào sinh dục đực được hình thành
trong ống sinh tinh cong nhỏ của dịch hòa, tinh trùng được hoàn chỉnh dần trong
dịch hoàn phụ. Thời gian tinh trùng qua dịch hoàn phụ tùy thuộc vào loài gia súc,
với heo là 20 ngày.
+ Thành phần của tinh trùng
75% là nước
25% là vật chất khô. Trong đó khoảng 85% protein, 13,2% lipid và 1,8%
chất khoáng.
Tinh trùng heo dài khoảng 55-57µm, chia làm 4 phần: đầu, cổ, thân và đuôi.
Bằng phương pháp siêu âm người ta nhận thấy tỷ lệ khối lượng của phần tinh trùng
như sau:
Đầu
51%
Cổ, thân
16%
Đuôi
33%
6
* Đầu tinh trùng
Bảng 2.4. Kích thước tinh trùng một số loài gia súc
Dài tổng số
Đầu (dài x
(µ)
rộng x dày)
Heo
55-57
Bò
Loài
Cổ thân (µ)
Đuôi (µ)
8x4x1
12
35-37
65-72
9x4x1
10-13
44-53
Ngựa
58-60
7x4x1
10
41-43
Cừu
66-75
8x5x1
15
44
Gà
100
14 x 2 x 1
5
80
Thỏ
50-62
8x4x1
10
33-35
Chiếm 51% khối lượng tinh trùng, nó có hình trứng được bao bọc bởi lớp
màng mỏng lipoprotein. Màng này được thành lập khi tinh trùng đi qua dịch hoàn
phụ, có khả năng bán thấm giúp cho tinh trùng định hình cũng như chống chọi với
điều kiện bất lợi của nó.
Phần đầu tinh trùng có hệ thống Acrosome. Acrosome chứa và bài tiết men
hyaluronidase, khi tiếp cận với trứng men này có tác dụng hòa tan màng
mucopolysaccharid của tế bào trứng, nhờ đó tinh trùng nhanh chóng tiến vào bên
trong tế bào trứng để thụ tinh. Vì vậy nó có tác dụng đến năng lực thụ thai của tinh
trùng Acrosome cũng dễ biến động do các tác nhân bên ngoài tác động (nhiệt độ,
hóa chất…).
* Cổ, thân tinh trùng
Chiếm 16% khối lượng tinh trùng, nối liền với phần đầu một cách lỏng lẻo,
nơi chứa chủ yếu là nguyên sinh chất của tinh trùng, phần này rất dễ bị đứt ra khỏi
đầu.
Thân tinh trùng chứa nhiều enzyme hô hấp.
7
* Đuôi tinh trùng
Chiếm 33% khối lượng tinh trùng, vận động nhờ những sợi xoắn quấn quanh
đuôi theo chiều dài của nó.
2.3. CHỨC NĂNG CỦA TUYẾN SINH DỤC PHỤ
2.3.1. Tuyến tiền liệt
Đây là tuyến đơn, nhân thành nhiều thùy, nằm dưới cơ vòng niệu đạo. Chất
tiết của tuyến này trong suốt, có mùi hăng đặc trưng, pH trung tính hay kiềm yếu,
có chứa nhiều protein để hấp thu CO2 trong môi trường niệu đạo, khối lượng chất
tiết của nó nhiều để tham gia vào thành phần của tinh dịch và làm cho tinh trùng
tăng hoạt động. Với những thú giao phối tử cung như heo thì chất tiết của tuyến này
chiếm khoảng 50% thể tích tinh dịch.
2.3.2. Tuyến Cowper
Gồm hai tuyến nằm hai bên của ống thoát tiểu ngay tại xương tọa của xương
chậu. Chất tiết của tuyến này là dịch thể keo có chứa globulin dưới tác dụng của
men Vesiculase dịch này kết thành keo phèn (Tapioca). Keo phèn hấp thu nước rất
mạnh và nó có tác dụng đóng nút cổ tử cung không cho tinh trùng chảy ngược ra
ngoài trong giao phối trực tiếp.
2.3.3. Tuyến tinh nang (Vesicular glanol)
Chất tiết của tuyến này có pH kiềm, có tác dụng tẩy rửa niệu đạo, làm môi
trường cho tinh trùng vận động, cung cấp năng lượng cho tinh trùng, tạo điều kiện
cho tinh trùng đi qua.
2.4. NHỮNG ĐẶC TÍNH VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC SỐNG CỦA
TINH TRÙNG
2.4.1. Đặc tính của tinh trùng
2.4.1.1. Đặc tính sinh lý
Tinh trùng hấp thu O2 và thải CO2 nên tinh trùng hoạt động nhiều thì tiêu
hao năng lượng nhiều và giảm sức sống. Tinh trùng tiến hành trao đổi chất theo hai
phương thức.
8
+ Hô hấp
+ Phân giải đường glucose và fructose
Trong điều kiện có O2 thì tinh trùng hô hấp rất mạnh, hệ số hô hấp tính bằng
µlO2 của 100.000 tinh trùng tiêu thụ trong một giờ ở 370C, trung bình 10-20µlO2.
Sự phân giải đường fructose được tính bằng số mg fructose của một tỷ tinh
trùng sử dụng trong một giờ ở 370C trung bình là 2mg fructose.
2.4.1.2. Đặc tính chạy ngược dòng
Lấy giọt tinh chấm lên lame để nghiêng, quan sát dưới kính hiển vi thấy tinh
trùng chạy ngược lên, nhờ đặc tính này khi con cái động dục nước nhờn chảy ra tinh
trùng chạy ngược dòng để vào tử cung và lên ống dẫn trứng để thụ thai.
2.4.1.3. Đặc tính tiếp xúc
Trong tinh dịch nếu có bọt khí hoặc bất kì vật lạ nào thì tinh trùng sẽ bám
quanh vật lạ đó. Nhờ đặc tính này nên khi tinh trùng gặp trứng lập tức bao quanh
và tiến hành thụ tinh.
2.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống tinh trùng
2.4.2.1. Nước
Dù nước cất hay nước đã tiêu độc đều làm tinh trùng chết nhanh vì nước làm
giảm áp suất thẩm thấu của môi trường.
2.4.2.2. Hóa chất
Tinh trùng rất nhạy cảm với chất sát trùng như alcool, thuốc tím, formol…
ngoài ra khói cũng làm giảm sức sống tinh trùng.
2.4.2.3. Nhiệt độ
Khi nhiệt độ càng tăng, tinh trùng càng hoạt động mạnh và chết nhanh
chóng.
Nhiệt độ <50C tinh trùng hầu như không hoạt động
Nhiệt độ từ 5-100C tinh trùng hoạt động không đáng kể
Tinh trùng hoạt động tốt ở 370C
9
2.4.2.4. Ánh sáng
Tinh trùng có tính hướng sáng, bị diệt nhanh bởi tia tử ngoại. Do đó tinh
trùng phải được đựng trong lọ màu để tránh ánh sáng.
2.4.2.5. Độ pH
Độ pH của tinh trùng ở heo hơi kiềm 6,8-7,6, sự thay đổi pH ở phạm vi quá
lớn làm cho tinh trùng bị chết.
2.4.2.6. Không khí
Nếu để tinh trùng tiếp xúc tự do trong không khí tinh trùng sẽ tăng cường hô
hấp, hoạt động làm tiêu hao năng lượng và chết nhanh.
2.4.2.7. Vật dơ và vi trùng
Nhiều tài liệu cho rằng trong 1ml tinh dịch có khoảng 13000 vi khuẩn trở lên
thì coi như nhiễm khuẩn nặng, ảnh hưởng đến số lượng và phẩm chất tinh.
Loại vi khuẩn thường thấy trong tinh dịch là: E.coli, Staphylococcus,
Leptospira sp…
Độ nhiễm khuẩn cao của tinh dịch sẽ gây ô nhiễm bộ phận sinh dục của con
cái, ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu thai, số con trong lứa, trọng lượng sơ sinh và sức sống
của đàn con (theo C. Cerchuk, nguồn: Trần Thanh Phương, 2004).
2.5. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ
PHẨM CHẤT TINH DỊCH
Quá trình sinh tinh và phẩm chất tinh dịch chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố
bên ngoài như: giống, dinh dưỡng, lứa tuổi, thời tiết…
2.5.1. Giống
Giống khác nhau thì tinh dịch có phẩm chất khác nhau. Heo đực ngoại có thể
tích tinh dịch thường cao hơn heo đực nội. Những đực giống được chọn và cải tạo
tốt thì phẩm chất tinh sẽ tốt hơn.
10
Bảng 2.5. Khả năng sản xuất tinh của heo nọc
Chỉ tiêu
V (ml)
Heo đực nội
Heo đực ngoại
Hậu bị
Trưởng thành
Hậu bị
Trưởng thành
50-80
100 trở lên
80-150
250-400
Nguồn: Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Thiện (1993)
2.5.2. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong đời sống vật nuôi. Đối với đực
giống ngoài việc duy trì trọng lượng và sức khỏe, dinh dưỡng còn có vai trò quan
trọng trong việc sản xuất tinh. Do đó cần lưu ý bổ sung một số chất vào khẩu phần
của đực giống như vitamin và khoáng chất.
* Protein
Vật chất cấu tạo chủ yếu của tinh trùng là protein, vì vậy protein là yếu tố
dinh dưỡng quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành tinh trùng và chất
lượng tinh của tinh dịch (lê văn thọ và đàm văn tiện, 1992).
Khẩu phần thiếu protein sẽ làm cho chất lượng tinh giảm, nồng độ và mật độ
giảm. Tỷ lệ protein trong khẩu phần được khuyến cáo là 14-16%, cần cân đối đạm
động vật và thực vật.
* Lipid
Giúp hòa tan vitamin A, D, E, K. Nếu lipid thừa làm cho thú mập mỡ, thú
hoạt động chậm làm cho năng suất tinh dịch giảm.
* Vitamin
- Vitamin A
Vitamin A góp phần trong việc bảo vệ các biểu mô của tế bào ống sinh tinh,
cần thiết cho sự sinh trưởng, sinh sản và kháng bệnh.
- Vitamin E
Vitamin E góp phần gia tăng phẩm chất tinh dịch, tăng khả năng sinh sản
kém, việc sinh tinh giảm và cơ quan sinh tinh bị teo, ảnh hưởng đến phẩm chất tinh
dịch làm giảm tỷ lệ đậu thai.
11
Theo lâm quang ngà (1998) cho thấy việc bổ sung 40-80mg vitamin E cho
heo đực giống thì sau 6 tháng thì dung lượng, nồng độ tăng cũng như năng lực sinh
sản hơn hẳn so với lô đối chứng.
* Khoáng chất
Hầu hết tất cả các chất khoáng cần thiết đều có nhiệm vụ xúc tác các phản
ứng trong tế bào. Vì vậy nếu thiếu nó sẽ ảnh hưởng đến các quá trình trên.
2.5.3. Lứa tuổi
Tuổi cũng là yếu tố quan trọng, ở lứa tuổi khác nhau thì thời gian sử dụng
khác nhau tùy vào mỗi loại giống mà phẩm chất tinh dịch thay đổi thay năm tuổi.
Thường dung lượng tih dịch tăng theo lứa tuổi nhưng hoạt lực, nồng độ, sức kháng
có chiều hướng giảm dần theo tuổi. Phẩm chất tinh dịch tốt nhất là từ 2-3 năm tuổi
về sau sẽ giảm xuống.
Theo Đặng Đình Thông (trạm thụ tinh nhân tạo hà nội) quan sát trên giống
heo Yorkshire Large White.
Bảng 2.6. Phẩm chất tinh theo độ tuổi
Tuổi
C
R
V.A.C
K%
V (ml)
A
1-2
185
0,88
286
4200
46,5
7
2,5-3,5
261
0,84
242
3400
41,8
8
4-5
284
0,81
176
2800
40,6
12
(năm)
(106tt/ml)
(109tt/lần lấy)
2.5.4. Khí hậu
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nên nước ta hiện có khí hậu khô nóng
nhất là mùa hè ảnh hưởng đến sức khỏe, tính thèm ăn của thú, mệt mỏi… làm cho
phẩm chất tinh kém. Nhiệt độ cao gây stress ảnh hưởng đến sự tiết kích dục tố.
Nhiệt độ thích hợp cho đực giống là 16-220C, ẩm độ là 65-75%. Nhiệt độ trên 270C
12
gây stress nhiệt và thời gian kéo dài 2-6 tuần làm giảm dung lượng tinh dịch, kỳ
hình cao, sức kháng thấp, hoạt lực giảm.
2.5.5. Bệnh tật
Đực giống nhảy trực tiếp hay lấy tinh điều có thể mắc một số bệnh lây qua
đường sinh dục như leptospira, staphylococcus spp… điều này ảnh hưởng đến sức
khỏe đực giống đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm chất tinh.
2.5.6. Kỹ thuật lấy tinh
Kỹ thuật lấy tinh cũng ảnh hưởng lớn đến phẩm chất tinh dịch, khi lấy inh có
những kích thích bất thường đều làm giảm dung lượng tinh dịch hoặc không xuất
tinh.
Hiện nay người ta thường dùng phương pháp lấy tinh bằng tay.
* Phương pháp lấy tinh bằng tay
Đưa con đực vào giá nhảy khi đến phản xạ cương cứng, thúc giá thì người
lấy tinh ngồi đúng vị trí tư thế lấy tinh. Dùng lòng bàn tay nắm dương vật vừa phải
sao cho đầu dương vật cách ngón tay út khoảng 1-2cm, kích thích khoảng 60
nhịp/1phút để cho dương vật đưa hết ra ngoài thì có phản xạ xuất tinh.
2.5.7. Chu kỳ khai thác
Khai thác đực giống hợp lý thì thời gian sử dụng đực giống sẽ kéo dài. Nếu
khai thác không hợp lý sẽ làm ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch. Chu kỳ khai
thác tinh dịch có ảnh hưởng đến dung lượng, nồng độ, hoạt lực, số liều tinh được
sản xuất từ 1 lần lấy tinh.
Để đảm bảo chất lượng tinh dịch tốt nên quy định thời gian sử dụng hợp lý.
<12 tháng tuổi lấy 1lần/tuần
>12 tháng tuổi, lấy 2-3 laàn/tuaàn
13
2.5.8. Chăm sóc
* Chuồng trại
Heo đực giống thì phải nhốt riêng mỗi con một ô chuồng, tránh đánh nhau,
cắn nhau, tiện cho việc chăm sóc. Chuồng phải chắc chắn, thành chuồng cao, nền
chuồng không trơn láng, không quá dốc, thoáng mát và phải có sân chơi để nọc vận
động.
* Vận động
Vận động thường xuyên là rất cần thiết đối với đực giống giúp cơ thể nọc
săn chắc, tăng tính dục, tăng sức đề kháng, từ đó làm tăng phẩm chất tinh. Hình
thức và mức độ vận động tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của nọc. Nên cho nọc
vận động lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Thời gian vận động khoảng 30-60
phút/ngày.
14
PHẦN III. NỘI DING VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT
3.1.1. Thời gian
Tiến hành khảo sát từ 10-05-2007 đến 10-08-2007.
3.1.2. Địa điểm khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát tại trại chăn nuôi tư nhân của bác só Trần Văn
Oai 42/9 ấp Tân Hòa xã Đông Hòa huyện Dó An tỉnh Bình Dương.
3.2. ĐIỀU KIỆN KHẢO SÁT
3.2.1. Nhiệt độ chuồng nuôi qua các tháng thí nghiệm
Chúng tôi tiến hành theo dõi nhiệt độ qua các tháng thí nghiệm tại các thời
điểm sau:
Sáng: 7giờ đến 7giờ 30phút
Trưa: 13giờ đến 13giờ 30phút
Chiều: 16giờ đến 16giờ 30phút
Bảng 3.1. Nhiệt độ chuồng nuôi qua các tháng thí nghiệm
Tháng
5
6
7
Sáng
27,95
28,04
27,02
Trưa
33,78
33,78
33,11
Chiều
31,44
32
31,94
Trung bình
31,05
31,27
30,69
Nhiệt độ (0C)
3.2.2. Nuôi dưỡng đực giống
Đực giống ăn từ 2,5kg – 3kg/con/ngày
Mỗi ngày cho ăn 2 lần tự trộn
15
Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn
Năng lượng
Đạm thô
(kcal/kg)
(%)
3200
18
Béo (%)
Xơ (%)
Canxi (%)
6
2
1,2
Phospho
(%)
0,7
NaCl (%)
0,3
3.2.3. Quy trình chăm sóc
3.2.3.1. Vệ sinh chuồng trại
* Chuồng trại: mỗi ô chuồng được nhốt từ 1-2 con. Chuồng co kích thước:
Thành chuồng cao 1,5m
Diện tích chuồng 2,2 x 2,7m
Mái chuồng được lợp bằng tole, có lót la phong nhựa, sàn nền bằng xi măng
có độ dốc máng uống dạng núm cắn, máng ăn được xây bằng ximăng.
* Vệ sinh: công việc tắm rửa heo và vệ sinh chuồng trại được tiến hành hai
lần trong ngày.
Sáng từ 6-7giờ
Chiều từ 13giờ 30phút đến 14giờ 30phút
Hàng tuần sát trùng đường đi và hành lang chuồng vào ngày thứ 3 bằng
Eacomal 1/2000 thứ 6 tạt sowde 1% nơi đường đi.
3.2.3.2. Tiêm phòng
Dịch tả 6tháng/lần
Giả dại 6tháng/lần
Lở mồm long móng 4tháng/lần
ADE 2 tháng/lần
3.3. ĐÀN ĐỰC GIỐNG KHẢO SÁT
Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 10 đực giống đang làm việc gồm hai nhóm
giống Master và Pietrain.