Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Chuyên đề hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và sự phát triển cộng đồng bền vững p2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.41 KB, 26 trang )

Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
25
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
26
Tài nguyên nước có vai trò đặc biệt đối với cuộc sống của mọi người, đối với sự phát triển bền
vững của các cộng đồng, quốc gia. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu do hoạt động
của con người, tài nguyên nước hiện nay đang bị cạn kiệt, suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng,
đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và sức khoẻ của con người, tới các hoạt động
kinh tế, văn hoá, xã hội của các cộng đồng nói riêng và của quốc gia nói chung.
Vì vậy, cần thiết và cấp bách phải nâng cao nhận thức của mọi người dân về tầm quan trọng của
việc bảo vệ tài nguyên nước, về thực trạng bảo vệ tài nguyên nước hiện nay và các chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước và qui đinh pháp luật có liên quan.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
1. Một số khái niệm có liên quan
Theo Luật Tài nguyên nước 1998
Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh
thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nước biển, nước dưới đất thuộc vùng đặc quyền
kinh tế, thềm lục địa được quy định tại các văn bản pháp luật khác. Nước khoáng, nước nóng
thiên nhiên do Luật khoáng sản quy định.
Bảo vệ tài nguyên nướ
c là biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm an
toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước.
Phát triển tài nguyên nước là biện pháp nhằm nâng cao khả năng khai thác, sử dụng bền vững
tài nguyên nước và nâng cao giá trị của tài nguyên nước.
2. Một số hiểu biết chung về bảo vệ tài nguyên nước
Quan điểm:
Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo
đảm thực hiện thành công các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, bảo
đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
Tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Mọi tổ chức, cá nhân
có quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho nhu cầu đời sống và sả


n xuất, đồng thời có
trách nhiệm bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây
ra theo quy định của pháp luật.
Quản lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp và thống nhất trên cơ
sở lưu vực sông. Cơ cấu sử dụng nước phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời
kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tài nguyên nước phải được phát triển bền vững, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp
và đa mục tiêu. Phải coi sản phẩm nước là hàng hoá, sớm xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện xã
hội hoá các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung ứng dịch vụ nước.
Hợp tác, chia sẻ l
ợi ích, bảo đảm công bằng, hợp lý trong khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển
tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra ở các sông, lưu vực sông quốc tế trên
nguyên tắc bảo đảm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia.
Trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước
Điều 10, Luật Tài nguyên nước 1998 quy định rõ trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước như sau:
• Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chứ
c chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
27
hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước.
• Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước tại địa phương.
• Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thường xuyên bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai
thác, sử dụng.
• Người phát hiện hành vi, hiện tượng gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn nguồn nước có
trách nhiệm ngăn chặn, khắ
c phục hoặc báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan,
tổ chức gần nhất để kịp thời xử lý.
Phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước
Điều 11, Luật tài nguyên nước quy định phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước như sau

• Nhà nước có kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn và các loại rừng khác,
xây dựng công trình thuỷ lợi, khôi phục nguồn nước b
ị suy thoái, cạn kiệt; khuyến khích tổ
chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm để bảo vệ tài nguyên nước.
• Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nguồn nước phải tuân theo các quy định về phòng,
chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
Bảo vệ nước dưới đất
Điều 12, Luật tài nguyên nước quy định Bảo vệ nước dưới đất như sau
• Tổ chức, cá nhân khoan th
ăm dò địa chất, khoan thăm dò nước dưới đất, xử lý nền móng
công trình phải thực hiện các biện pháp để bảo vệ tài nguyên nước dưới đất theo quy định
của pháp luật.
• Tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất phải tuân theo các quy trình, quy phạm về an
toàn kỹ thuật và chống sụt lún, về bảo vệ các tầng chứa nước và môi trường liên quan, về
san, lấp sau khi khai thác.
• Tổ chức, cá nhân khai khoáng, xây dựng công trình ngầm dướ
i đất, thi công công trình
khai thác nước dưới đất phải tuân theo quy trình, quy phạm về an toàn kỹ thuật, chống suy
thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất và gây sụt lún nghiêm trọng mặt đất.
Bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt
Điều 14, Luật tài nguyên nước quy định Bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt như sau
• Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường
để bảo vệ
nguồn nước sinh hoạt.
• Cấm xả nước thải, đưa các chất thải gây ô nhiễm vào vùng bảo hộ vệ sinh của khu vực lấy
nước sinh hoạt.
• Uỷ ban nhân dân các cấp quy định vùng bảo hộ vệ sinh của khu vực lấy nước sinh hoạt
trong phạm vi địa phương.
Bảo vệ chất lượng nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi, trồng thuỷ, hải sả
n, sản

xuất công nghiệp, khai khoáng
Điều 15, Luật tài nguyên nước quy định Bảo vệ chất lượng nước trong sản xuất nông nghiệp,
nuôi, trồng thuỷ, hải sản, sản xuất công nghiệp, khai khoáng như sau:
• Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng thuỷ, hải sản
không được gây ô nhiễm nguồn nước.
• Các cơ sở sản xuất công nghiệp, khai khoáng không được xả khí thả
i, nước thải chưa xử lý
hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép vào không khí, nguồn nước dẫn đến gây ô nhiễm
nguồn nước.
Bảo vệ nguồn nước ở đô thị, khu dân cư tập trung
Điều 17, Luật tài nguyên nước quy định Bảo vệ nguồn nước ở đô thị, khu dân cư tập trung như sau:
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
28
• Uỷ ban nhân dân các cấp có kế hoạch và tổ chức thực hiện việc xử lý nước thải ở đô thị,
khu dân cư tập trung trong phạm vi địa phương, bảo đảm tiêu chuẩn cho phép trước khi
xả vào nguồn nước.
• Nghiêm cấm các hành vi gây bồi lấp lòng dẫn, san lấp ao, hồ công cộng trái phép.
Xả nước thải vào nguồn nước
Điều 18, Luật tài nguyên nước quy định xả nước thải vào nguồn n
ước như sau:
• Tổ chức, cá nhân sử dụng nước trong sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác nếu xả
nước thải vào nguồn nước thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
• Việc cấp phép xả nước thải vào nguồn nước phải căn cứ vào khả năng tiếp nhận nước
thải của nguồn nước, bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước và việ
c bảo vệ tài nguyên
nước.
• Chính phủ quy định cụ thể việc cấp phép xả nước thải vào nguồn nước.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép xả nước thải
Điều 19, Luật tài nguyên nước quy định Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép xả
nước thải như sau:

Tổ chức, cá nhân được phép xả nước thải vào nguồn nướ
c có những quyền sau đây:
• Được đền bù thiệt hại theo quy định của pháp luật trong trường hợp cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy phép xả nước thải thay đổi vị trí hoặc rút ngắn thời hạn cho phép xả nước
thải.
• Khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm quyền xả nước thải và lợi ích hợp pháp khác theo
quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân được phép x
ả nước thải vào nguồn nước có những nghĩa vụ sau đây:
• Thực hiện việc xử lý nước thải để đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả vào nguồn nước;
nếu vi phạm những quy định về việc xả nước thải mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
• Nộp lệ phí cấp phép, phí xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật.
II. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ
TÀI NGUYÊN NƯỚC
1. Thực trạng bảo vệ tài nguyên nước
Vấn đề bảo vệ tài nguyên nước đã được Đảng và Nhà nước quan tâm và có nhiều chủ trương,
chính sách và đã được thể chế hoá trong Luật Bảo vệ môi trường và đặc biệt trong Luật Tài
nguyên nước năm 1998.
Tuy nhiên, nhận thức, ý thức bảo vệ tài nguyên nước của người dân, của các tổ chức, các bệnh
viện, các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, làng nghề còn nhiều hạn chế. Các cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp còn chạ
y theo lợi nhuận kinh tế, không đầu tư cho việc xử lí rác thải, nước
thải trước khi thải vào môi trường đất, nước. Việc giám sát, quản lí bảo vệ tài nguyên nước con
nhiều bất cập. Việc phát hiện các hành vi vi phạm còn chậm. Nhiều bệnh viện, doanh nghiệp, làng
nghề sau nhiều năm mới bị phát hiện. Việc xử lí chưa nghiêm, chưa đủ mạnh để răn đe.
Nguồn nước ng
ầm, nước mặt, nước biển hiện bị ô nhiễm nghiêm trọng, đã và đang ảnh hưởng
tới cuộc sống, sức khỏe, bệnh tật của người dân, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của cộng
đồng, quốc gia.
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững

29
2. Nguyên nhân
Tài nguyên nước chưa được quan tâm bảo vệ do nhiều nguyên nhân, từ phía các cấp quản lí nhà
nước, các ban ngành, đoàn thể và phía người dân và cộng đồng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng còn
gặp những khó khăn trong việc bảo vệ tài nguyên nước. Đó là:
Khó khăn về kinh tế - tài chính
• Mức sống của dân cư nông thôn nói chung còn rất thấp, họ lo giải quyết nhu cầu cuộc sống
về lương thực là chính, vì vậy họ không quan tâm đến bả
o vệ nguồn nước thậm chí là nước
sinh hoạt. Hiện tỷ lệ số hộ ở nông thôn có công trình cấp nước còn thấp: chỉ là 30%
• Để bảo vệ tài nguyên nước, cần rất nhiều kinh phí, nhưng Nhà nước cũng chưa thể có đủ
ngay để đầu tư cho bảo vệ tài nguyên nước.
Khó khăn về văn hoá - xã hội và phong tục, tập quán
• Ở vùng đồng bằng sông Hồng và ven biển Bắc Trung Bộ
người dân nông thôn có tập quán
lâu đời sử dụng phân người chưa được xử lý tốt làm phân bón. Ở phía Nam, nhất là vùng
đồng bằng sông Cửu Long, phân người được thải trực tiếp xuống ao làm thức ăn cho cá.
• Hiểu biết về vệ sinh và sức khỏe của người dân nông thôn còn thấp. Số đông ít quan tâm
đến vệ sinh, coi đó chỉ là vấn đề cá nhân liên quan đến tiện nghi là chính chứ không phải
là một vấn đề công cộng có liên quan đế
n sức khỏe của cộng đồng và sự trong sạch của
môi trường.
Khó khăn về sự phối hợp giữa các công ty, nhà máy, ban ngành, luật pháp trong thực
hiện bảo vệ tài nguyên nước
• Các tổ chức sản xuất đổ chất thải ra môi trường nước nhưng không qua xử lý. Họ có thể
trả tiền, hoặc bị xử phạt nhưng rồi vẫn vi phạm. Các công ty khai thác nước ngầm, hoặc
ng
ười dân lấy nước ngầm để sản xuất nông nghiệp nhưng không theo quy hoạch, dẫn đến
cạn kiệt. Nước ngầm ở một số vùng bị nhiễm hoá chất độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép
nhưng vẫn được phép kinh doanh làm nước sinh hoạt. Ví dụ dưới đây nói về việc phối hợp

tổ chức cấp nước sạch cho nông thôn.
Khó khăn kỹ thuật và thiên tai:
• Thời gian gần
đây khí hậu thời tiết có những biến động thất thường, lũ lụt và hạn hán xẩy
ra ở nhiều địa phương. Một số nơi nguồn nước cạn kiệt đang trở thành vấn đề nghiêm trọng
cho cả sản xuất và sinh hoạt.
• Các làng chài ven biển có mật độ dân số rất cao nhưng lại thiếu nước sạch và không có nhà
vệ sinh nên người dân đổ các chất thải ra sông, biể
n gây ô nhiễm nước. Các làng nghề môi
trường bị ô nhiễm nghiêm trọng do chưa có các biện pháp kỹ thuật xử lý đúng mức.
• Ô nhiễm do chuồng trại gia súc và thuốc trừ sâu cũng là một vấn đề lớn cần được giải quyết
bằng kỹ thuật.
• Chưa có các trung tâm chuyển giao công nghệ và sản xuất cung ứng các vật tư thiết bị cho
cấp nước sạch sinh hoạt nông thôn

3. Các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước
Để bảo vệ nước, cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau
a. Nâng cao hiệu quả, tiết kiệm dùng nước trong tất cả các ngành sản xuất vụ sinh hoạt
• Về nông nghiệp: cần thực hiện các biện pháp tưới tiết kiệm nước, giảm tổn thất nước bằng
cách kiên cố hoá hệ thống kênh mương, nâng cấp công trình đầu mối, nâng cao hiệu quả
quản lý; chuyể
n đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ưu tiên phát triển các cây con có nhu cầu
sử dụng nước thấp, hiệu quả kinh tế cao; tích cực phòng chống ô nhiễm nước; sử dụng các
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
30
hoá chất nông nghiệp theo đúng các quy định và hướng dẫn kỹ thuật.
• Về công nghiệp vụ thủ công nghiệp kiểu làng nghề: cần nâng cao hiệu quả sử dụng nước;
tái sử dụng nước; xây dựng bể nước; xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải; tích
cực phòng chống ô nhiễm nước; thực hiện nghiêm túc các luật pháp, quy định về quản lý
nước thải.

• Về sinh hoạ
t và các hoạt động du lịch, dịch vụ: cần thực hiện các mục tiêu cấp nước cho đô
thị và nông thôn đã được xác định trong các quyết định của Nhà nước; sử dụng nước một
cách tiết kiệm nhất; cải tiến thiết bị sử dụng nước; tích cực phòng chống ô nhiễm nước.
b. Xây dựng các hồ chứa nước sử dụng tổng hợp, khai thác nhiều bậc thang trên mộ
t dòng sông
khi có điều kiện thuận lợi, nhằm mục đích cấp nước, chống hạn, ngăn ngừa ô nhiễm mặn, cung
cấp năng lượng tái tạo được; hết sức chú ý giảm thiểu và phòng tránh tối đa các tác động môi
trường tự nhiên và xã hội của các hồ, đập, đặc biệt là của các hồ đập lớn.
c. Gắn liền việc quản lý tài nguyên nước mặt và nước dưới
đất với quản lý phát triển kinh tế - xã hội.
d. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật để bảo vệ tài nguyên nước.
e. Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước.
g. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, các ban ngành và người dân về tầm
quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên nước.
h. Tăng cường việc thực hiện xã hội hoá để lôi cuốn người dân và cộng đồng tham gia vào quản
lý tài nguyên nướ
c.
Một số biện pháp cụ thể
a. Các biện pháp khai thác nước có quy hoạch
• Quản lý cấp phép việc khoan, khai thác nước ngầm.
• Bảo vệ tốt các giếng khoan, khi không sử dụng phải lấp cẩn thận các lỗ khoan.
• Không khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn nước.
b. Các biện pháp xử lý nước ô nhiễm
Xây dựng các hệ thống xử lý nước thải đối với nước thải sinh hoạt bằng cách:
• Hồ xử
lý: đào hố hoặc rãnh cho nước thải. Dưới đáy hố lót gạch, sỏi và cát để nước thải
vào và ngấm qua đất.
• Bãi thảm: là biện pháp xử lý nước thải chảy tràn trên mặt có độ dốc nhất định. Trên mặt
đất có thể sử dụng lớp thảm thực vật để nâng cấp hiệu quả làm sạch.

• Pha loãng: áp dụng với những lưu vực sông lớn, khả năng tự
làm sạch của sông lớn khi
lượng chất ô nhiễm ít.
• Ao ôxy hoá: là biện pháp dồn nước thải vào một cái ao, khi nước thải lưu lại thì diễn ra
quá trình phân huỷ sinh học, hoá học Sau đó nước thải sẽ hạn chế được qúa trình gây
ô nhiễm.
c. Các hành động cụ thể để tiết kiệm nước
• Không nên để vòi nước chảy tràn, liên tục khi đang giặt quần áo, hoặc rửa rau, rửa bát.
• Không nên để nước tràn bể
. Khi bể nước đầy nhớ khoá vòi lại hoặc lắp van phao.
• Tận dụng nước rửa rau, vo gạo để tưới cây
• Khoá vòi hoặc nút đường ống lại khi không dùng nước.
• Tận dụng nước mưa trong sinh hoạt. Tuy nhiên không nên lấy và dùng ngay nước mưa của
trận mưa đầu mùa và nước mưa ở các khu công nghiệp.
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
31
d. Các hành động cụ thể chống làm ô nhiễm nguồn nước
• Không được đục ống nước trái phép để lấy cắp nước.
• Bảo vệ môi trường sạch sẽ. Dọn sạch dòng sông và xung quanh bờ.
• Không xả nước thải, rác thải vào nguồn nước.
• Nơi đổ rác và nhà vệ sinh, chuồng nuôi gia súc phải xa nguồn nước.
• Trồng cây, gây rừng, phủ xanh đồi trọc. Trồng nhiều cây trên bờ sông để bảo vệ và chố
ng
xói mòn, lở đất.
• Nên dùng phân hữu cơ, hạn chế dùng phân hoá học.
• Thay đổi công nghệ sản xuất sạch, giảm lượng khí thải, dùng nước khép kín.
• Xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải, khí thải.

III. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên nước, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương,
chính sách để bảo vệ tài nguyên nước, coi tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường
sống, là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm thực hiện thành công các chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
Quốc hội đã ban hành Lu
ật Tài nguyên nước 1998 để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước,
nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ, khai thác,
sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; Luật quy
định việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu
quả tác hại do nước gây ra.
Luật bảo vệ môi trường cũng quy định rõ bảo vệ môi trường nước như sau:
Điều 60, Luật BVMT 2005 quyđịnh:
Chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông vận tải, khai thác
khoáng sản dưới lòng sông và chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình sinh sống trên sông phải
được kiểm soát và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào sông.
Việc phát triển mới các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân cư tập trung trong lưu vực
sông phải được xem xét trong tổ
ng thể toàn lưu vực, có tính đến các yếu tố dòng chảy, chế độ
thuỷ văn, sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của dòng sông và hiện trạng sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ và phát triển đô thị trên toàn lưu vực.
Điều 63, Luật BVMT 2005 qui định:
Hồ, ao, kênh, mương, rạch trong đô thị, khu dân cư phải được quy hoạch cải tạo, bảo vệ; tổ chức,
cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng mới các công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ
tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh, mương, rạch đó được quy hoạch; hạn chế tối đa việc san lấp
hồ, ao trong đô thị, khu dân cư.
Chủ dự án ngăn dòng chảy kênh, m
ương; dự án san lấp hồ, ao, kênh, mương, rạch phải lập báo
cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

Không được đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
32
và các loại chất thải khác vào nguồn nước mặt của hồ, ao, kênh, mương, rạch.
Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến 2020 theo quyết định số 81/2006/QĐ-TTg, ngày
14/4/2006 của Thủ tướng chính phủ đã nêu rõ nguyên tắc và mục tiêu bảo vệ tài nguyên nước
như sau:
Nguyên tắc chỉ đạo
1. Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước phải được thực hiện đồng bộ, từng bước và có trọ
ng
điểm. Việc thực hiện chiến lược vừa mang tính cấp bách vừa có tính lâu dài, góp phần quan trọng
vào việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ nay đến năm 2020 và
các năm tiếp theo.
2. Việc quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước phải bảo đảm tính hệ thống của lưu vực sông,
không chia cắt theo địa giới hành chính, đồng thời bảo đảm di
ễn thế tự nhiên của các hệ sinh
thuỷ, các thuỷ vực và hệ sinh thái, đặc biệt là cỏc loài thuỷ sản quý, hiếm, có giá trị khoa học,
kinh tế; bảo tồn và phát triển tính đa dạng, độc đáo của hệ sinh thái thuỷ sinh Việt Nam.
3. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên nước; nâng cao trách nhiệm
của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nướ
c, phòng, chống
và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
4. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với khả năng nguồn nước, với việc bảo vệ và phát triển tài
nguyên nước. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải mang tính tổng hợp, đa mục tiêu, kết hợp
hài hoà lợi ích của từng ngành, từng địa phương và cộng đồng trong mối quan hệ tổng thể giữa
thượng lư
u và hạ lưu, giữa các vùng, khu vực, bảo đảm tính cân đối, có trọng điểm nhằm đạt
hiệu quả kinh tế - xã hội cao và bảo vệ môi trường.
5. Đầu tư cho bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước là đầu tư cho phát triển, mang lại
hiệu quả kinh tế - xã hội cả trước mắt và lâu dài. Nhà nước bảo đảm các nguồn lực đầu tư cần

thiết, đồng th
ời có chính sách huy động sự đóng góp của doanh nghiệp, cộng đồng và mở rộng
hợp tác quốc tế để tăng cường đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững tài
nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra.
Mục tiêu tổng quát 2020
Bảo vệ, khai thác hiệu quả, phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia trên cơ sở quản lý tổng
hợp, thống nhất tài nguyên nước nhằm
đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế -
xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ động phòng, chống, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do nước
gây ra; từng bước hình thành ngành kinh tế nước nhiều thành phần phù hợp với nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu quả hợp tác, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các
nước có chung nguồn nước với Việt Nam.
Các mục tiêu cụ thể
Về bảo vệ tài nguyên nước
a) Khôi phục các sông, các hồ chứa nước, tầng chứa nước, vùng đất ngập nước bị ô nhiễm, suy
thoái, cạn kiệt nghiêm trọng, ưu tiên đối với các sông trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, sông
Cầu, sông Đồng Nai - Sài Gòn, sông Hương.
b) Bảo đảm dòng chảy tối thiểu duy trì hệ sinh thái thuỷ sinh theo quy hoạch được cấp có thẩm
quyền phê duyệt, trọng điểm là các sông có hồ chứa nước, đập dâng lớn, quan trọng.
c) Bả
o vệ tính toàn vẹn và sử dụng có hiệu quả các vùng đất ngập nước và cửa sông cho các sông
trọng điểm, các tầng chứa nước quan trọng.
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
33
d) Chấm dứt tình trạng thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyờn nước và xả nước thải vào nguồn
nước mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
đ) Kiểm soát được tình hình ô nhiễm nguồn nước. Chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc
hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và
làm suy giảm đa dạ

ng sinh học.
Về khai thác, sử dụng tài nguyên nước
a) Khai thác, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên nước. Bảo đảm việc khai thác nước
không vượt quá ngưỡng giới hạn khai thác đối với các sông, không vượt quá trữ lượng có thể khai
thác đối với các tầng chứa nước, chú trọng đối với các dòng chính trên các lưu vực sông lớn và
các tầng chứa nước quan trọng của các vùng kinh tế trọng điểm.
b) Phân bổ, chia sẻ tài nguyên nước hài hòa, hợp lý giữa các ngành, các địa phương, ưu tiên
sử dụng nước cho sinh hoạt, sử dụng nước mang lại giá trị kinh tế cao, bảo đảm dòng chảy môi
trường; trước mắt đến năm 2010 thực hiện phân bổ tài nguyên nước bảo đảm khai thác có hiệu
quả 10,5 triệu ha đấ
t trồng cây hàng năm và cây lâu năm với mục tiêu đạt sản lượng lương thực
an toàn từ 39 đến 40 triệu tấn/năm; bảo đảm tổng công suất các nhà máy thủy điện đạt khoảng
13.000 - 15.000 MW; nuôi trồng thủy sản nước ngọt khoảng 0,64 triệu ha, nước lợ khoảng 0,8
triệu ha; tăng lượng nước cấp cho công nghiệp 70% - 80% so với mức năm 2000.
c) Đạt hiệu quả tổng hợp v
ề kinh tế, xã hội, môi trường trong cả mùa lũ lẫn mùa kiệt của các hệ
thống hồ chứa nước, đập dâng, chú trọng đối với các lưu vực sông Hồng - Thái Bình, Đồng Nai -
Sài Gòn, các lưu vực sông chính vùng Trung Bộ, Tây Nguyên.
d) Bảo đảm sự thống nhất giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất,
quy hoạch phát triển rừng, yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với quy hoạch khai thác, sử

dụng tài nguyên nước và quy hoạch lưu vực sông ở cấp quốc gia cũng như ở cấp vùng và địa
phương.
đ) Hình thành thị trường cung ứng dịch vụ về nước với sự tham gia của các thành phần kinh tế
và thị trường chuyển nhượng, trao đổi giấy phép về tài nguyên nước.
Về phát triển tài nguyên nước
a) Bảo đảm an toàn các hồ chứa nước, chú trọng đối với các hồ chứa nước lớn, các hồ chứa có
khu dân cư tập trung hoặc các cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa, công trình quốc phòng, an ninh
quan trọng ở hạ du;
b) Hoàn thành cơ bản việc xây dựng các công trình chứa nước phục vụ đa mục tiêu, các công

trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất, ưu tiên đối với các vùng khan hiếm nước.
c) Bảo đả
m gắn kết quy hoạch phát triển bền vững tài nguyên nước với các quy hoạch bảo vệ,
khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra; quy hoạch bảo vệ và
phát triển rừng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch quốc
phòng, an ninh.
d) Khắc phục có hiệu quả tình trạng hạn hán, thiếu nước vào mùa khô, chú trọng đối với các vùng
Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và các hả
i đảo, các vùng biên giới.
Về giảm thiểu tác hại do nước gây ra
a) Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do lũ lụt, lũ quét, lũ bùn đá, đặc biệt
chú trọng các vùng thường xuyên bị lũ, bão.
b) Bảo đảm an toàn hệ thống đê sông Hồng - Thái Bình; nâng cao mức chống lũ của hệ thống
đê các vùng duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; củng cố hệ thống đê biển bảo vệ
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
34
dân cư và góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng vùng ven biển; nâng
cao khả năng cảnh báo lũ quét ở các tỉnh miền núi, hạn chế thiệt hại do lũ quét gây ra.
c) Hình thành vùng an toàn lũ đối với vùng ngập nông, bảo đảm các điều kiện thích nghi và an
toàn cho dân sinh đối với vùng ngập sâu ở đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 2010 kiểm soát
được lũ lớn tương đương lũ năm 1961 đối vớ
i các dòng sông chính và tương đương lũ năm 2000
đối với nội đồng; tiếp tục nâng mức kiểm soát lũ cao hơn trong giai đoạn tiếp theo.
d) Bảo đảm các quy hoạch phát triển, tiêu chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và
khu dân cư vùng ngập lũ phù hợp với tiêu chuẩn chống lũ của vùng.
Về nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước
a) Đạt được sự thích ứng, đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, định mức
trong lĩnh vực tài nguyên nước và phát triển các dịch vụ về nước nhằm quản lý chặt chẽ tài
nguyên nước, tạo động lực phát triển bền vững ngành kinh tế nước nhiều thành phần phù hợp
với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

b) Hình thành đồng b
ộ và bảo đảm hiệu lực hệ thống quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở các
cấp; phát triển rộng rãi các tổ chức dịch vụ về tư vấn, khoa học công nghệ, cung ứng nước; phân
biệt rõ chức năng, nhiệm vụ giữa cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước với tổ chức quản
lý vận hành công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cung cấp dịch vụ về nước.
c) Trình độ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước đạt mức trung bình tiên tiến ở
Châu Á và một số mặt đạt mức trung bình tiên tiến trên thế giới.
Điều.183 Bộ Luật hình sự về tội gây nhiễm nguồn nước quy định:
1. Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho
phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩ
n, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây
dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đều bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện
các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng,
thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội cũng có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm
đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
35
KẾT LUẬN:
• Nước là một tài nguyên vô cùng quý giá và không vô tận. Bảo vệ tài nguyên là vô cùng
quan trọng đối với cuộc sống không chỉ của thế hệ hôm nay mà còn cả cho tương lai. Bảo
vệ tài nguyên nước là một nhiệm vụ để hướng tới phát triển bền vững.
• Tài nguyên nước của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt.
Bảo vệ tài nguyên nước là trách nhiệm của các cấp quản lý, các ban ngành, đoàn thể, của
mỗi người dân và cộng đồng.
• Cần bảo vệ tài nguyên nước trong mọi lĩnh vực sản xuất, trong sinh hoạt.

• Cần nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của người dân và cộng đồng trong sử dụng,
khai thác, quản lý tài nguyên nước.
• Có thể tiết kiệm và chống ô nhiễm nước bằng những hành động đơn giản.
• Để bảo vệ sức khoẻ có thể bước đầu làm sạch nước sinh hoạt bằ
ng những phương pháp
đơn giản.
“Thông điệp “Nước- Hai tỉ người đang khao khát” càng nhắc nhở mỗi người hãy ý thức được giá
trị và tầm quan trọng của nước sạch để cùng chung sức gìn giữ, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm
tài nguyên quý giá này, không chỉ cho chúng ta hiện nay mà còn cho cả các thế hệ mai sau”.
(Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhân ngày Môi trường thế giới, ngày
5/6/2003).
Nguồn: Unesco và Uỷ ban quốc gia về chương trình thuỷ văn quốc tế. Sổ tay phổ biến kiến
thức tài nguyên nước. NXB Nông nghiệp, 2006
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
36
Phụ lục 1
MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC SINH HOẠT
Nước sạch cho sinh hoạt rất cần thiết để bảo vệ sức khoẻ cho người dân - một biểu hiện và là
nhân tố con người cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tiếp cận đối với nước sạch của người
dân, nhất là các vùng nông thôn còn khó khăn. Tuy nhiên, theo Báo cáo Chiến lược Quốc gia về
Nước sạch và Vệ sinh môi trường ở các vùng nông thôn, hiện nay phần lớn các hộ nông thôn
sử dụng 2 nguồn nước, một nguồn để ăn uống thường là nước mưa và một nguồn để tắm giặt
thường là nước giếng, ao, hồ, sông, suối. Các hệ thống cấp nước công cộng bằng đường ống
dùng chung cho nhiều hộ chưa phổ biến. Các hộ thường có công trình cấp nước riêng như giếng
đào, lu hay bể chứa nước mưa. Hơn 50% số hộ nông thôn dùng nước giếng đào, 25% dùng nước
sông suối, hồ ao và hơn 10% dùng nước mưa. Bộ phận còn lại dùng nước giếng khoan và rất ít
hộ được cấp nước bằng hệ thống đường ống.
Các giếng đào thường là những giếng ngoài trời theo truyền thống. Nước mưa được chứa trong
bể hay lu thường không được che đậy; dùng gầu hay gáo để múc nước là phổ biến. Các giếng
khoan có đường kính nhỏ và dùng bơm tay. Chất lượng nước nói chung không đạ

t tiêu chuẩn vệ
sinh. Ước tính mới có khoảng 30% dân số có nguồn nước tương đối sạch, trong đó chỉ có khoảng
10% đạt tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch. Một số vùng còn thiếu cả nước dùng cho sinh hoạt
với số lượng tối thiểu chứ chưa nói đến chất lượng nước như: vùng bị nhiễm mặn ở ven biển, hải
đảo, vùng núi cao, các vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, vùng đá vôi castơ và trong thời gian
gần đây là các vùng bị hạn hán như Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Hoà Bình,
Cao Bằng, Hà Giang.
Dưới đây là một số cách nhận biết và cách làm sạch nước một cách sơ bộ có thể áp dụng tại gia
đình
1. Nhận biết nước sạch
Theo kinh nghiệm dân gian, nước mưa dùng để pha trà là ngon nhất; hoặc nước sương đọng
trên những lá sen vào buổi sáng sớm; hoặc nước từ giếng chùa, nơi thanh tịnh không có nguồn
ô nhiễm nước, đồng thời ít người dùng và có ý thức bảo vệ giếng. Ngoài ra nước sạch là nước
phải trong, không có mùi, khi uống cho ta cảm giác mát dễ chịu. Tuy nhiên đó chỉ là những kinh
nghiệm đơn giản, người dân khó nhận biết và đánh giá được nước có chứa các chất độc hại, các
mầm bệnh hay không? Nếu thấy nghi ngờ và để nhận biết nước thực sự sạch hay không cần phải
đem mẫu nước tới các phòng thí nghiệm để kiểm tra chất lượng nước.
Nhìn chung, nước sạch là nước trong, không màu, không có mùi vị lạ, không có chất độc hại và
các vi khuẩn gây bệnh.
Ở những nơi nước không bị ô nhiễm thì các nguồn có thể sử dụng bao gồm:
• Nước máy được sản xuất đúng phương pháp khoa học là nước sạch nhất
• Nước giếng khoan
• Nước giếng đào (có thành và nắp bảo vệ)
• Nước suối
• Nước sông, hồ
Cần lưu ý là chất lượng nước từ các nguồn nước kể trên vẫn chưa an toàn nên phải đun sôi mới
được uống. Đun sôi là biện pháp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy
nhiên khi đun nước nên để nước sôi một lúc mới sử dụng. Biện pháp đông lạnh không có tác
dụng sát trùng.
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững

37
Các nguồn nước không nên sử dụng:
• Nước ao, đìa, đầm tù đọng,
• Nước giếng đất không xây thành bảo vệ.
• Nước sông, hồ rạch, mương bị nhiễm bẩn.
2. Những phương pháp làm sạch nước
2.1. Một số cách xử lý để có nước sinh hoạt sạch
Đối với nước mưa:
• Vệ sinh mái nhà vào đầu mùa mưa.
• Không lấy nước mưa của những trận mưa
đầu mùa.
• Bể chứa nước mưa phải sạch, kín.
Đối với nước máy:
• Vệ sinh bồn chứa thường xuyên.
• Chứa nước trong bể một thời gian để bốc
hơi chất khử trùng còn dư thừa trong
nước.
• Đun nước sôi trước khi uống.
Đối với nước sông, hồ:
Phải lắng lọc và đun sôi trước khi sử dụng.
Đối với nước giếng đào, giếng khoan:
• Dùng các thiết bị như bể lọc, giàn mưa để khử sắt, man-gan trước khi sử dụng.
• Giếng phải xây dựng cách xa khu vệ sinh, chuồng trại gia súc (10 - 15m).
2.2. Các cách lọc nước đơn giản
Đánh phèn:
Nhân dân ta thường lấy n
ước từ các sông, suối, giếng … (chú ý vùng đất không bị ô nhiễm) đánh
phèn, để lắng các tạp chấp hoà tan trong nước:
Hình 1: Lọc nước bằng đánh phèn
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững

38
Bể lọc nước bằng cát, sỏi
Nhân dân thường xây bể lọc nước như hình vẽ:
Hình 2: Bể lọc nước bằng cát, sỏi
Quá trình lọc nước ở gia đình: đơn giản, rẻ tiền nhưng không lọc được các chất hoà tan mà chỉ
loại bỏ những vật thể lớn không hoà tan. Vì vậy chúng ta cần phải đun sôi nấu chín mới được ăn
uống.
Khử mùi tanh nước giếng khoan
Quy trình lọc nước khử mùi tanh (Theo tạp chí “Bảo vệ môi trường” của Cục bảo vệ môi trường.
Bộ Tài Nguyên và Môi trường số 6/2006).
Nước gi
ếng khoan bơm vào bộ phận lọc, trồng cây thuỷ trúc để khử mùi tanh. Sau đó chảy sang
bể lọc thông thường được rắc tán chất A 101 rồi chảy vào bể chứa nước sau khi lọc. Có thể thay
thế chất A 101 bằng phèn chua.
Hình 3: Làm sạch nước bằng cây thuỷ trúc
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
39
Ông Hờ A Sình, Trưởng bản Pá Chả đã triệu tập bà con trong bản, bàn cách bảo vệ nguồn nước.
Bản Pá Chả có 40 gia đình, trung bình khoảng 6 hộ sử dụng chung một bể nước (một số gia đình
chưa được sử dụng vì xa trung tâm bản). Mỗi bể cử ra một người đại diện làm tổ trưởng để nhắc
nhở các gia đình trong tổ ý thức tiết kiệm trong sử dụng nước sinh hoạt, đồng thời chịu trách
nhiệm bảo đảm an toàn hệ thống đường dẫn và bể chứa nước tổ mình
Trước đây, nước sạch không đến được với bà con vì đường lên bản vùng cao Pá Chả của xã
Mường Pồn, huyện Điện Biên quanh co dốc núi. Theo Chương trình 135 của Chính phủ, Pá Chả đã
được Nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống đường ống dẫn và bể
chứa nước sạch, phục
vụ sinh hoạt cho bà con. Hệ thống nước sinh hoạt của bản gồm 6 bể chứa bằng xi măng, dung
tích mỗi bể khoảng 3,5m
3
. Nước sạch về bản đã mang lại niềm vui cho bà con. Không còn cảnh

từng đoàn người cõng nước từ các điểm suối cách bản tới vài cây số khi mùa khô đến. Bọn trẻ
được tự do đùa nghịch, tắm giặt trong làn nước mát và sạch sẽ.
Trưởng bản Hờ A Sình giữ vai trò quản lý chung, khi sự cố nguồn nước xảy ra, ông chỉ đạo bà
con thực hiện các biện pháp khắc phục. "Từ
khi nước sạch sinh hoạt về bản, chưa xảy ra hư hại
lớn nào về cơ sở vật chất. Chỉ có một vài vòi nước bị rò rỉ đã được khắc phục kịp thời", ông Sình
nói.
Bản đã xây dựng được quỹ tiết kiệm với mức đóng góp 300 đồng/người/tháng để tạo kinh phí
bảo quản và sữa chữa những đường ống dẫn ho
ặc bể chứa nước khi có sự cố xảy ra. Ý thức bảo
vệ nguồn nước được ông trưởng bản truyền đạt tới các tổ trưởng và từng hộ dân. Khi một người
gây thiệt hại về vật chất hệ thống dẫn, bên cạnh việc lấy kinh phí chung từ quỹ để sửa chữa, cá
nhân ấy cũng phải chịu trách nhiệm vì để sự cố xảy ra.
Bằng những biện pháp hợp lý và việc tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước sạch sinh
hoạt có hiệu quả, hệ thống đường dẫn và bể chứa nước của bản Pá Chả được bảo vệ tốt.
Nguồn: Đình Hà. Bộ Tài nguyên và Môi trường www.monre.gov.vn, ngày 23/01/2008
Nếu có dịp đến ấp Bình Trung, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, bạn sẽ nhìn
thấy một trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn được xây dựng bề thế và hiện đại, đó là “Trạm cấp
nước Bình Trung 1”. Tuy nhiên, hẳn bạn cũng sẽ ngạc nhiên nếu như biết rằng cách đây một số
năm đây chỉ là một trạm cấp nước tập trung có quy mô rất nhỏ
.
Vào những năm trước 1991, nước sinh hoạt cho người dân ở Thạnh Nhựt chủ yếu dựa vào nguồn
nước tự nhiên từ ao, hồ, kênh, rạch, song nguồn nước này cũng chỉ có nước ngọt vào tháng 8,
Phụ lục 2
Phụ lục 3
ĐIỆN BIÊN: NGƯỜI DÂN PÁ CHẢ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
MỘT TỔ HỢP TÁC CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN
HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
40

thời gian còn lại trong năm là nước mặn. Từ Chương trình ngọt hoá Gò Công năm 1992, nguồn
nước sông bị tù đọng nên mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Trước nhu cầu bức xúc đặt ra
trước mắt, một số hộ ở ấp Bình Trung đã tiên phong xin phép UBND xã xây dựng công trình cấp
nước tập trung. UBND xã đã cùng các thành viên trong nhóm tiên phong tổ chức tuyên truyền
vận động nhân dân thành lập Tổ hợp tác cấp nước sinh hoạt nông thôn. Ban đầu nhiều ng
ười
nghi ngại không muốn tham gia hoặc do điều kiện còn khó khăn nên không thể tham gia cho dù
có nước sạch là cấp thiết, chỉ có 138/451 hộ tham gia. Các hộ tham gia tuy có quyết tâm nhưng
lại khó khăn về kinh tế, huy động tất thảy chỉ có 10 hộ có tiền mặt với số tiền là 10 triệu đồng,
một số tiền khá khiêm tốn so với nhu cầu đầu tư. Thiếu kinh phí, nhiều hộ gia đình phải thế chấ
p
đất, nhà ở để vay tiền và đã vay được 124,7 triệu đồng. Bên cạnh số tiền đóng góp của các hộ,
Tổ hợp tác nhận được sự hỗ trợ của Trung tâm khuyến nông tỉnh 15 triệu đồng và tổ chức UNICEF
tài trợ một số thiết bị với tổng giá trị là 27.489.000 đồng. Sau khi đã huy động đủ vốn, UBND xã
tổ chức họp dân và chính thức bầu 7 người tham gia vào ban quản lý dự án chịu trách nhiệm tổ
chức xây dựng, giám sát thi công và quản lý tài chính. Sau khi Ban quản lý hoàn tất các thủ tục
xây dựng cần thiết, công trình được khởi công vào ngày 04/02/1999 và khánh thành đưa vào
sử dụng ngày 28/04/1999 với các hạng mục chính bao gồm: đài nước cao 13m, dung tích 11m
3
;
bể chứa 37m
3
; bể lọc công suất 300m
3
; giếng khoan f 60. Công trình này sau khi xây dựng xong
đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách của các hộ gia đình và hoạt động khá hiệu quả. Chứng kiến
tính hiệu quả và sự thuận tiện của công trình, nhiều hộ gia đình tham gia trước đây đã nộp đơn
đề nghị được vào Tổ hợp tác và được mắc nước. Tổ hợp tác đã được UBND xã đồng ý nâng cấp
công trình: khoan thêm giếng, nâng công suất bể lọc, kéo nối ống tuyến nâng giá trị tài sản công
trình lên 1.129.635.000 đồng. Đến cuối năm 2000, số hộ sử sụng nước đã lên đến 563 hộ, năm

2001 lên 702 hộ và đến tháng 7 năm 2003 đã lên đến 1.345 hộ, bình quân một tháng cung cấp
7.744m
3
nước sạch với giá là 2.000đ/m
3
. Điều đáng lưu ý là số hộ sử dụng nước đã không còn ở
trong 1 ấp mà là 8 ấp của 3 xã và thị trấn. Với số hộ sử dụng nước hiện nay, Tổ đã đạt mức tích
luỹ 72.791.000 đồng.
Song song với việc mở rộng hoạt động công trình, việc quản lý tài chính và kỹ thuật cũng được
thực hiện khá chặt chẽ. Thu chi tài chính công khai, minh bạch, mọi thu chi đều thông qua
đại hội
đại biểu tổ viên nên được các tổ viên rất tin tưởng và gắn bó với công trình. Công tác vận hành,
bảo dưỡng được thực hiện nghiêm ngặt, có quy trình kiểm tra máy móc, thiết bị, tuyến ống
để phát hiện sai sót, hỏng sửa chữa ngay tránh thất thoát nước. Bên cạnh đó để giúp công trình
hoạt động tốt, Tổ hợp tác đã cử 6 người chịu trách nhiệm quản lý và vận hành, bảo dưỡng và
mở rộng trạm với mức lương trung bình 600.000 - 700.000/tháng/người. Ngoài việc trả nợ, đầu
tư cho mở rộng, vận hành, thay thế thiết bị công trình số tiền tích luỹ hàng năm Tổ hợp tác
đã biểu quyết nhất trí sử dụng làm công tác phúc lợi xã hội. Tính đến nay, Tổ hợp tác đã đầu tư
trải đá xanh cho 5.010m đường nông thôn, xây dựng 3.080m đường bê tông, xây dựng 5 cầu
qua kênh rạch bằng thép chữ H với tổng kinh phí là 146,5 triệu đồng. Các công trình xây dựng
được tiến hành công khai, có sự giám sát của dân nên không có thất thoát, tiêu cực, chất lượng
tốt. Đồng thời Tổ hợp tác cũng giúp đỡ Hội người cao tuổi, ngành giáo dục xây nhà tình thương,
miễn thu tiền nước đối với các bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, trường học. Từ một công
trình cấp nước quy mô nhỏ bé với bước khởi đầu đầy ắp gian nan, vất vả nhưng với cách tiếp cận
đúng hướng và việc quản lý rõ ràng, hiệu quả, trạm cấp nước Bình Trung 1 đang ngày càng mở
rộng và hoạt động hiệu quả hơn. Đây cũng là thành quả của việc xây dựng và thực hiện chính
sách về Cấp nước và vệ sinh nông thôn của tỉnh Tiền Giang trong 5 năm qua. Mô hình này đã và
đang góp phần khẳng định nguyên tắc tiếp cận đáp ứng theo nhu cầu và xã hội hoá cấp nước và
vệ sinh nông thôn của Chiến lược quốc gia cấp nước và vệ sinh môi trường là đúng hướng.
Nguồn: Chương trình Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. www.cerwass.org.vn

Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
41
Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng bể chứa nước mưa vừa giảm ngập, vừa là nguồn cung cấp
cho các nhà máy và bổ sung cho nguồn nước ngầm. Vào mùa mưa, nhiều thành phố lớn của
nước ta như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh rất cần tận dụng nguồn nước này bởi lẽ chỉ tính ở TP. Hồ Chí
Minh, lượng nước mưa một năm đã tới gần 1 tỷ m
3
. Nước mưa là nguồn tài nguyên quan trọng.
Sử dụng nước mưa là trách nhiệm gắn liền với Phát triển bền vững của các thành phố. Chúng ta
có thể kiểm soát lụt lội trong thành phố bằng cách lưu giữ nước mưa trên các mái nhà và trên
mặt đất hoặc thấm xuống đất. Nước mưa trữ được có thể dùng trong các trường hợp khẩn cấp,
không phải để ăn uống, cho phép chúng ta bảo đảm tự cung cấp nước một mức độ nào đó. Tạo
điều kiện cho nước mưa thấm xuống đất có thể ngăn ngừa việc các thành phố bị hủy hoại do ô
nhiễm nhiệt, phòng ngừa tình trạng khan hiếm nước và cải thiện môi trường đô thị. Góp phần
tái nạp nguồn nước dưới đất và nhờ đó, ta có nước uống ngon lành từ các nguồn nước dưới đất.
Sử dụng nước mưa là giải pháp toàn diện cho các vấn đề tài nguyên nước và môi trường ở đô
thị. Làm vậy sẽ phục hồi được sự tuần hoàn nước tự nhiên, làm cho thành phố trở thành nơi mọi
người sống hài hòa và gìn giữ mưa như di sản cho các thế hệ mai sau.
Có thể chứa nước mưa trong những bể lớn đặt cố định trên mặt đất tại những
địa điểm có tính
chiến lược. Nên hạn chế lượng nước mưa chảy xuống các cống và rãnh thoát nước ở xung quanh
nhà hoặc hai bên đường phố. Lượng nước mưa được lưu giữ lại có thể sử dụng trong cộng đồng
như tưới cây và trong trường hợp khẩn cấp, có thể dùng lượng nước mưa dự trữ này để chữa
cháy hoặc thậm chí có thể thay thế nước ăn. Mỗi bể chứa nên được lắp đặt thêm một chiếc bơm
tay và một cái vòi nhỏ để bất cứ ai cũng có thể sử dụng nước vào bất cứ lúc nào.
Nhiều thành phố thuộc các nước phát triển, trong đó có Việt Nam, nhu cầu nước đang tăng vọt
do mật độ dân số tăng nhanh, dẫn đến việc bơm rút nước dưới đất quá mức gây sụt lún nghiêm
trọng. Tình tr
ạng lụt lội ở đô thị vào những lúc mưa to cũng xảy ra thường xuyên. Thạc sĩ Hồ Phi
Long, bộ môn Tài nguyên nước và Môi trường, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, cảnh báo:

Với tốc độ khai thác nước ngầm như hiện nay, khoảng 10 năm nữa, mặt đất sẽ lún 40 cm trở lên,
nhiều khu vực tại TP. HCM ngập úng sẽ nặng hơn, mặt đất xấp xỉ hoặc thấp hơn mực nước triều.
Mặt đất bị hạ thấp làm các mốc cao độ quốc gia bị lệch chuẩn. Từ đó, hàng loạt công trình xây
dựng sau này căn cứ theo các mốc cao độ sẽ bị lệch theo.
Tuyên truyền để người dân không lãng phí nước mưa giờ đây thiết nghĩ cũng cấp bách như công
tác quản lý, sử dụng, khai thác nước ngầm.
Nguồn: CIREN (Theo MONREnet), ngày 11/04/2007, Trung tâm thông tin. Bộ Tài nguyên và
Môi trường. www.ceren.vn
Phụ lục 4
XIN ĐỪNG LÃNG PHÍ NƯỚC MƯA!
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
42
7 điều bạn có thể làm để tiết kiệm nước trong phòng tắm
1. Kiểm tra bồn cầu (toilet) để tìm những chỗ rò rỉ
Bỏ một ít bột màu vào ngăn chứa nước xả của bồn cầu. Nếu
chưa xả nước mà màu xuất hiện trong bồn cầu, như vậy là
nước đang bị rò rỉ, bạn nên sửa chữa ngay lập tức.
2. Không nên sử dụng bồn cầu như là gạt tàn thuốc,
hay sọt rác
Mỗi lần bạn xả
nước để dội một mẩu tàn thuốc, một mẩu
khăn giấy hay một mảnh rác nhỏ, thì bạn đã lãng phí 5 - 10
lít nước.
3. Hãy tắm nhanh hơn
Tắm nước nóng và tắm lâu có thể lãng phí khoảng 25 - 40 lít
nước không cần thiết. Hãy hạn chế thời gian xả nước bằng
cách khoá nước khi kỳ cọ.
4. Lắp những đầu vòi tắm tiết kiệm nước
Các nhà cung cấp thiết bị nước
đều có các loại vòi tắm tiết

kiệm nước dễ lắp đặt.
5. Hãy tắm bồn
Tắm trong bồn có thể sẽ tiêu thụ ít nước hơn ngoại trừ tắm
nhanh bằng bồn hoa sen.
6. Hãy tắt nước trong khi chải răng
Không cần thiết để nước chảy lãng phí xuống cống. Chỉ cần
thấm ướt bàn chải đánh răng và hứng một ly nước đầy để
xúc miệ
ng.
7. Kiểm tra các vòi nước và đường ống để tránh rò rỉ
Ngay cả một chỗ rò rỉ nước nhỏ nhất từ một máy giặt cũ cũng có thể lãng phí trên 70 lít nước mỗi
ngày. Những chỗ rò rỉ lớn hơn có thể gây thất thoát đến hàng trăm lít nước.
4 điều bạn có thể làm để tiết kiệm nước trong nhà bếp và nhà giặt
1. Chỉ dùng máy rửa chén tự động khi đủ lượng chén, dĩa theo tải thiết kế.
2. Chỉ dùng máy giặt tự động khi đủ lượng quần áo theo tải thiết kế.
3. Nếu bạn rửa chén bằng tay, đừng rửa dưới vòi nước đang chảy. Hãy rửa chén trong bồn hoặc
trong chậu.
4. Kiểm tra các vòi nước và đường ống nước để tránh rò rỉ. Các chỗ rò rỉ sẽ làm thất thoát nước
24 giờ mỗ
i ngày, 7 ngày trong tuần, mà thường có thể được sửa chữa chỉ với một gioăng đệm
Phụ lục 5
21 ĐIỀU BẠN CÓ THỂ LÀM ĐỂ TRÁNH LÃNG PHÍ NƯỚC
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
43
bằng cao su rẻ tiền.
10 điều bạn có thể làm để tiết kiệm nước ngoài vườn
1. Chỉ tưới bãi cỏ hay cây kiểng của bạn khi cần
Cách tốt nhất để biết bãi cỏ của bạn có cần tưới nước hay
không là bước lên cỏ, nếu cỏ bật lên dậy sau khi bạn bước
khỏi thì nó vẫn chưa cần được tưới nước, nếu nó vẫn nằm

rạp xuống thì hãy bật vòi phun tưới nước.
2. Hãy làm cho nước thấm sâu vào bãi cỏ của bạn
Khi bạn tưới n
ước, hãy tưới lâu đủ để nước thấm sâu xuống
rễ và nuôi cây tốt nhất. Nếu chỉ tưới lớt phớt, nước có thể bị
bốc hơi nhanh và khiến cho hệ thống rễ kém phát triển.
3. Hãy tưới nước vào những lúc mát mẻ trong ngày
Tưới nước vào lúc sáng sớm thường tốt hơn so với lúc về
chiều vì giúp tránh được sự phát triển của rong rêu.
4. Đừng tưới nước không đúng chỗ
Hãy đặ
t các vòi phun sao cho nước rơi vào thảm cỏ hay
trong vườn cây, thay vì rơi vào lối đi.
5. Hãy trồng những cây chịu hạn
Có nhiều loại cây đẹp và phát triển nhanh mà lại cần ít nước
hơn những loại khác (bông giấy, xương rồng ).
6. Hãy phủ một lớp mùn quanh gốc cây
Lớp mùn sẽ làm chậm sự bốc hơi nước và cũng ngăn cỏ dại
phát triển.
7. Hãy dùng chổi, tránh dùng vòi xịt nước để làm
sạ
ch lối đi
8. Đừng để vòi nước chảy liên tục trong khi đang rửa xe
9. Hãy dạy con bạn đừng đùa nghịch với những vòi
nước và những chỗ nối
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
44
10. Hãy kiểm tra rò rỉ trên đường ống, ống nước, vòi nước và những chỗ nối
Dường như chúng ta ít để ý những chỗ rò rỉ nước ngoài sân. Nhưng chúng cũng gây lãng phí
nước không kém.

Nguồn: www.hcm.edu.vn/kynangsong
Các nguồn nước có thể sử dụng
Nước mưaNước sông hồ
Nước máy Nước ngầm (giếng đào, giếng khoan)

Phụ lục 6
LỜI KHUYÊN VỀ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
45
Những nguyên nhân làm nguồn nước bị nhiễm bẩn
Sử dụng nhà vệ sinh trên sông, kênh rạch
Xả rác, xả nước thải
Giặt giũ, tắm rửa gần sát nguồn nước
Nước thải từ nhà máy không được xử lý
Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu
trên đồng ruộng
Chất thải từ hoạt động chăn nuôi thải trực
tiếp vào nguồn nước
Đục phá ống nước làm cho chất bẩn ngấm
vào nguồn nước
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
46
Nguồn nước bị nhiễm bẩn ảnh hưởng đến
sức khoẻ như thế nào?
• Các bệnh đường tiêu hoá: Tiêu chảy, tả, lỵ,
thương hàn
• Các bệnh ký sinh trùng: Giun, sán, chí, rận
• Các bệnh do côn trùng có liên quan tới nước: Sốt
rét, sốt xuất huyết, viêm não
• Các bệnh do siêu vi trùng: Bại liệt, viêm gan A


• Các bệnh ngoài da: Chóc lở, mụn nhọt, hắc lào.
lang ben, đau mắt hột, phụ khoa, sốt phát ban
• Các bệnh do nhiễm chất độc trong nướ
c.
Nguồn: www.hcm.edu.vn/kynangsong
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
47
Bức xúc từ mùi nước giếng khoan
Mỗi khi về quê, thấy nước giếng khoan nhà mình có mùi tanh, em chỉ mong muốn có một bể
lọc hoàn hảo để lọc hết mùi đó là lời nói đầu tiên khi lên thuyết trình trước Ban giám khảo của
Nguyễn Văn Thịnh, Nguyễn Tuyết Trinh và Nguyễn Đăng Phúc Long. Thế rồi, qua tài liệu sách
báo, nhóm 3 người được biết, hơn 40% số dân ở Hà Nội vẫn chưa được sử dụng nước máy
đạt
chất lượng, tập trung chủ yếu ở các huyện ngoại thành như Thanh Trì, Sóc Sơn, Từ Liêm Đặc
biệt là ở vùng nông thôn. Trong khi ấy, hàm lượng các chất như mangan, asen, amoni đặc biệt là
hàm lượng sắt đều vượt quá giới hạn cho phép ở cả hai tầng nước, thay đổi theo mùa. Đó chính
là lý do mà cả nhóm đã lựa chọn đề án Cải thiện chất lượng nước giếng khoan bằng phương
pháp cải tiến bể lọc truyền thống kết hợp với việc sử dụng cây thủy trúc và chất hoá học A101
để nghiên cứu tham gia dự thi.
Ý tưởng ban đầu: sử dụng cây thủy trúc là của Tuyết Trinh - thành viên nữ duy nhất trong nhóm.
Những ngày chủ nhật về nhà bà ngoại, Trinh đều thấy bà ngoại trồng cây thủy trúc trong các bể
lọc nước giếng khoan. Lấy làm lạ, Trinh hỏi bà thì được biết cây thủy trúc lọc nước giếng khoan rất
tốt. Khi Trinh mang ý tưởng này ra đề xuất, ngay trong trưa nắng, cả nhóm vội vã bắt xe khách
về Hà Tây hỏi ý kiến bà. Loại cây hoa hình chùy này có khả năng lọc sắt làm giảm mùi hôi tanh
cho nước giếng khoan. Các cháu cứ mang về làm thử bà tin nó sẽ có tác dụng - Nghe bà, Trinh và
các bạn xin một khóm cây thủy trúc mang về Hà Nội trồng để chuẩn bị cho dự án của cả nhóm.
Sáng tạo từ phòng trọ
Nhưng nếu chỉ lọc nước bằng cây thủy trúc thì chỉ
là một phương pháp cổ điển, thiếu tính sáng

tạo và khả thi trong áp dụng. Cả nhóm lại ngồi tranh luận, nhiều lúc căng thẳng đến độ xì -
căng - đan. Bà chủ nhà phòng Thịnh trọ phải chạy sang can vì tưởng cả bọn cãi nhau. Rốt cuộc,
phương án cuối cùng là về hỏi bố Long vốn là một kỹ sư hóa chất. Long tâm sự: “Bố chỉ gợi ý
cho em phương pháp xử lý nước thử dùng polime k
ết tách”. Hội ý mãi, cuối cùng cả nhóm quyết
định dùng Aronfolic A101 của Nhật Bản để lọc, làm sạch nước giếng khoan quy mô nhỏ. Theo em
được biết thì chất này đã được sử dụng lọc sạch nước tại nhiều nước trên thế giới. Khi đã có cơ
sở cho đề tài, cả nhóm góp tiền mua nguyên vật liệu hết 120.000đ với hai thùng lọc nước, ống
dẫn và chất A101. Thùng mua về, Long nhờ anh trai khoan lỗ cho nướ
c chảy. Rồi lại lòng vòng
trên chiếc xe đạp gần hai chục cây số mỗi ngày cả nhóm mới xin được 5 cân sỏi, 5 cân đá và bỏ
tiền ra mua thêm 1.500 đồng than hoa (than củi) về làm thực nghiệm.
Mặc dù việc học của năm cuối cấp bận rộn, nhưng vào ba buổi chiều thứ 3, 4 và 7, cả ba lại cặm
cụi dành thời gian thực nghiệm cho công trình dự thi. Công việc đang dang dở lại vướng vào mấy
ngày nghỉ Tết. Thịnh về quê. Để thùng lọc ở phòng trọ không yên tâm, cả nhóm lại chất tất cả
lên xe đạp trở về nhà Long. Chẳng may đi đường một chiếc thùng bị rơi vỡ, cả ba đành phải nhịn
ăn sáng lấy tiền mua thùng mới.
Những cố gắng của nhóm ba người đã cho những kết quả khả quan. Cả ba đã quyết định xây
dựng mô hình: Bể lọc cải tiến kết hợp cây thủy trúc với chất A101 để lọc nước giếng khoan. Quy
trình lọc của bể là: nước giếng khoan bơm vào bộ phận lọc bằng cây thủy trúc sau đó chảy sang
bể lọc thông thường được rắc tán A101 rồi chảy vào bể chứa nước sau khi lọc.
Cây thủy trúc lên đường đi Thụy Điển
Khả năng trình bày tự tin của Thịnh đã chinh phục H
ội đồng giám khảo. Từ những ý kiến phản
hồi của Hội đồng giám khảo, cả nhóm dự định sẽ đưa ra mô hình lọc nước với một bể cải tiến
gồm cây thủy trúc và phèn chua hoặc keo tụ, thay thế chất A101 để giảm giá thành. Cả nhóm
Phụ lục 7
LÀM SẠCH MÙI TANH NƯỚC GIẾNG KHOAN
Hãy bảo vệ tài nguyên nước vì chúng ta và vì sự phát triển cộng đồng bền vững
48

cũng mong có nhà sản xuất bể lọc cải tiến bằng bồn inox không rỉ để lọc nước trên quy mô hộ
gia đình cho nhân dân nhiều vùng vẫn còn đang phải dùng nước giếng khoan Và vinh quang
đã tới, nhóm 3 người đã đoạt giải Nhất cuộc thi, một trong số họ lên đường đi tham dự cuộc thi
quốc tế tại Stốckhôm (Thụy Điển) vào tháng 8 năm 2006.
Nguồn: Trung Hiền. Tạp chí “Bảo vệ môi trường” của Cục bảo vệ môi trường. Bộ Tài
Nguyên và môi trường số 6/2006)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Luật Tài nguyên nước. 1998. Cục Bảo vệ Môi trường.Bộ
Tài nguyên và Môi trường. www.nea.gov.vn
2. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Luật Bảo vệ Môi trường. 2005. Sở Tài nguyên và Môi
trường TP. Hồ Chí Minh. www.donre.hochiminhcity.gov.vn
3. Chính phủ. Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ MT.
4. Thủ tướng chính phủ, Chiến lược Quốc gia về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn đến n
ăm
2020. Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn. www.cewass.org.vn
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, 2005 - Bộ Tài
nguyên và Môi trường. www.monre.gov.vn
6. Lê Đức Toàn (Sưu tầm). 200 câu hỏi về môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường - www.
monre.gov.vn
7. GS. Lê Văn Khoa. Môi trường và phát triển bền vững. Hà Nội, 2008 (bảo thảo).
8. Lưu Thủy. Tiếng thét của những dòng sông quê ngoắc ngoải. Vietimes, ngày 7/3/2008
9. PGS.TS Trần Thanh Xuân.Tài nguyên nước mặt Việt Nam và những thách thức trong
tươ
ng lai. Viện Khí tượng Thuỷ văn Bộ Tài nguyên và Môi trường www.monre.gov.vn, ngày
03/02/2004.
10. UNESCO và Uỷ ban quốc gia về chương trình thuỷ văn quốc tế. Sổ tay phổ biến kiến thức
tài nguyên nước. NXB Nông nghiệp, 2006
11. Trang web: Cục Bảo vệ môi trường - Bộ Tài nguyên và môi trường: www.nea.gov. vn; Sở

Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh: http:// www.hcm.edu.vn/ kynangsong; Các báo điện
tử: Vietnamnet.Tuổi trẻ online;

×