Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đánh giá kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone tại thành phố tân an, tỉnh long an năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THANH SƠN

H
P

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN
BẰNG THUỐC METHADONE TẠI THÀNH PHỐ TÂN AN,

U

TỈNH LONG AN NĂM 2015

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THANH SƠN

H


P

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN
BẰNG THUỐC METHADONE TẠI THÀNH PHỐ TÂN AN,
TỈNH LONG AN NĂM 2015

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

PGS.TS. Nguyễn Thanh Hương

HÀ NỘI, 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành Luận văn này, tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối
với:
Ban Giám Hiệu và tập thể giảng viên trường Đại học Y tế Cơng cộng đã tận
tình giảng dạy cho tơi trong suốt khóa học vừa qua.
PGS-TS Nguyễn Thanh Hương - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y tế công
cộng đã tậm tâm đóng góp nhiều ý kiến quý báu và trực tiếp hướng dẫn tơi hồn
thành Luận văn.

Ban lãnh đạo Trung tâm Phịng, chống HIV/AIDS Long An và tồn thể cán

H
P

bộ y tế đang công tác tại Cơ sở điều trị Methadone số 1- Thành phố Tân An đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tơi thực hiện Luận văn.

Gia đình, bạn bè đồng nghiệp và các bạn lớp Cao học Y tế Công cộng 17Đồng Tháp đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập
và hoàn thành Luận văn.

U

Trân trọng!

H


ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 3
Chương 1.................................................................................................................... 4
Tổng quan tài liệu ...................................................................................................... 4

H

P

1.1. Một số khái niệm .............................................................................................. 4
1.2. Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS ................................................... 4
1.2.1. Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS trên thế giới ......................... 4
1.2.2. Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS tại Việt Nam ........................ 6
1.2.3. Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS tại Long An.......................... 7
1.3. Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone ................................ 8

U

1.3.1. Thông tin chung về Methadone ................................................................... 8
1.3.2. Tình hình triển khai chương trình điều trị Methadone trên thế giới ............. 9

H

1.3.3. Tình hình triển khai chương trình điều trị Methadone tại Việt Nam .......... 11
1.3.4. Tình hình triển khai chương trình điều trị Methadone ở tỉnh Long An ...... 12
1.4. Một số nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng
Methadone ...................................................................................................... 13
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới ..................................................................... 13
1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................... 16
1.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 18
1.6. Khung lý thuyết nghiên cứu ............................................................................ 20
Chương 2.................................................................................................................. 22
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 22



iii
2.3. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 22
2.4. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu ..................................................................... 22
2.4.1. Nghiên cứu định lượng ............................................................................. 22
2.4.2. Nghiên cứu định tính ................................................................................ 23
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 24
2.5.1. Nghiên cứu định lượng ............................................................................. 24
2.5.2. Nghiên cứu định tính ................................................................................ 25
2.6. Các biến số nghiên cứu ................................................................................... 26
2.6.1. Nghiên cứu định lượng ............................................................................. 26
2.6.2. Nghiên cứu định tính ................................................................................ 27

H
P

2.7. Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá ..................................................................... 27
2.7.1. Thước đo .................................................................................................. 27
2.7.2. Tiêu chuẩn đánh giá .................................................................................. 27
2.8. Phương pháp phân tích số liệu......................................................................... 28
2.8.1. Số liệu định lượng .................................................................................... 28

U

2.8.2. Số liệu định tính ....................................................................................... 29
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ....................................................................... 29
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số....................... 29

H

2.10.1. Hạn chế .................................................................................................. 29

2.10.2. Sai số ...................................................................................................... 30
2.10.3. Cách khắc phục....................................................................................... 30
Chương 3.................................................................................................................. 31
Kết quả nghiên cứu ................................................................................................. 31
3.1. Một số thông tin chung của BN ....................................................................... 31
3.2. Kết quả điều trị Methadone ............................................................................. 33
3.2.1. Tình hình sử dụng CGN của BN ............................................................... 33
3.2.2. Tình trạng sức khỏe của BN...................................................................... 36
3.2.3. Điều kiện nhà ở và phương tiện đi lại của BN ........................................... 40
3.2.4. Tình trạng việc làm của BN ...................................................................... 41


iv
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị Methadone ...................................... 42
3.3.1. Các yếu tố từ BN ...................................................................................... 42
3.3.2. Các yếu tố từ gia đình và bạn bè ............................................................... 43
3.3.3. Các yếu tố từ phía cung cấp dịch vụ điều trị Methadone ........................... 45
3.3.4. Các yếu tố về mơi trường chính sách và xã hội ......................................... 50
Chương 4.................................................................................................................. 53
Bàn luận ................................................................................................................... 53
4.1. Kết quả điều trị Methadone ............................................................................. 53
4.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ................................................. 53
4.1.2. Tình hình sử dụng CGN của BN trong quá trình điều trị Methadone......... 53

H
P

4.1.3. Tình trạng sức khỏe của BN...................................................................... 55
4.1.4. Tình trạng việc làm và phương tiện đi lại của BN ..................................... 57
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị Methadone ...................................... 58

4.2.1. Các yếu tố từ BN ...................................................................................... 58
4.2.2. Các yếu tố từ gia đình và bạn bè ............................................................... 61

U

4.2.3. Các yếu tố từ phía cung cấp dịch vụ điều trị Methadone ........................... 62
4.2.4. Các yếu tố về mơi trường chính sách và xã hội ......................................... 66
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 70

H

1. Kết quả điều trị Methadone ................................................................................ 70
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị Methadone ......................................... 70
KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 72
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 78


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (Acquired Immuno
Deficiency Syndrom)

BKT

Bơm kim tiêm

BN


Bệnh nhân

CDTP

Chất dạng thuốc phiện

CGN

Chất gây nghiện

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

HIV

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immuno-deficiency

H
P

Virus)
LĐ-TBXH

Lao động- Thương binh và Xã hội

TCMT

Tiêm chích ma túy


UNAIDS

Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (The Joint
United Nations Programme on HIV/AIDS)

UNODC

U

Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (The
United Nations Office on Drugs and Crime)

WB

Ngân hàng Thế giới (World Bank)

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

H


vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Mô tả đối tượng tham gia thảo luận nhóm ................................................. 23
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ................................... 31
Bảng 3.2: Thông tin về việc sử dụng CGN trước điều trị Methadone ......................... 32
Bảng 3.3: Thông tin về điều trị Methadone ................................................................ 33

Bảng 3.4: Tình hình sử dụng Heroin trước và sau 6 tháng điều trị ............................. 33
Bảng 3.5: Tình hình sử dụng Heroin sau 6 tháng và 12 tháng điều trị ........................ 34
Bảng 3.6: Tình hình sử dụng Methamphetamine trước và sau 6 tháng điều trị ........... 35
Bảng 3.7: So sánh cân nặng của BN trước và sau 6 tháng điều trị .............................. 36
Bảng 3.8: So sánh cân nặng của BN sau 6 tháng và 12 tháng điều trị ......................... 37

H
P

Bảng 3.9: Nguy cơ trầm cảm của BN trước và sau 6 tháng điều trị ............................ 38
Bảng 3.10: Nguy cơ trầm cảm của BN sau 6 tháng và 12 tháng điều trị ..................... 39
Bảng 3.11: Điều kiện nhà ở và phương tiện đi lại của BN trước và sau 6 tháng điều trị
.................................................................................................................................. 40
Bảng 3.12: Tình trạng việc làm của BN trước và sau 6 tháng điều trị......................... 41

H

U

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm TCMT tại Việt Nam qua các năm.................... 7
Hình 1.2: Khung lý thuyết nghiên cứu ........................................................................ 21


vii
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng
thuốc Methadone (điều trị Methadone) được triển khai tại thành phố Tân An, tỉnh
Long An từ tháng 10/2013.

Nghiên cứu tiến hành từ tháng 10/2014 đến tháng 7/2015 tại cơ sở điều trị số 1
thuộc Trung tâm Phịng, chống HIV/AIDS nhằm mơ tả một số kết quả điều trị
Methadone, đồng thời tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị và qua đó đưa
ra những bằng chứng khoa học để cải thiện chất lượng phục vụ bệnh nhân (BN), đồng
thời vận động chính sách để mở rộng độ bao phủ chương trình.

H
P

Đây là nghiên cứu cắt ngang, áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, hồi
cứu hồ sơ bệnh án của 100 BN đã điều trị trên 6 tháng và trong giai đoạn liều duy trì;
và phương pháp định tính thực hiện 6 cuộc thảo luận nhóm gồm 36 đối tượng nghiên
cứu (18 BN, 6 cán bộ y tế, 12 người hỗ trợ BN).

Sau 6 tháng điều trị, tỷ lệ BN sử dụng Heroin giảm còn 32% và sau 12 tháng

U

còn 16,7%, tuy nhiên có 10,4% BN sử dụng ma túy đá sau 6 tháng.

Trung bình BN tăng 2 kg sau 6 tháng và tăng thêm 2,3 kg từ 6-12 tháng; sau 6
tháng điều trị 67,9% BN khơng cịn nguy cơ trầm cảm và 23,3% BN đã có việc làm.

H

Nhìn chung, hoạt động tư vấn và hỗ trợ tâm lý cũng như sự quan tâm, giám sát
của gia đình có tác động tích cực tới sự tuân thủ điều trị của BN. Ngược lại, sự phân
biệt đối xử với người TCMT, BN tiếp xúc thường xuyên với người nghiện trong cộng
đồng, thời gian chờ khởi liều kéo dài, khoảng cách đi uống thuốc xa và bố trí giờ giấc
uống thuốc chưa phù hợp sẽ ảnh hưởng kết quả điều trị Methadone của BN.

Bài học kinh nghiệm là thực hiện đầy đủ hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý BN,
tăng cường trách nhiệm gia đình sẽ góp phần giúp BN điều trị tốt và đạt được mục tiêu
chương trình. Ngồi ra cần triển khai các điểm uống thuốc ở tuyến cơ sở; điều chỉnh
thời gian khám khởi liều và giờ giấc uống thuốc phù hợp nhằm nâng cao kết quả điều
trị cho BN.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo “Tình hình ma túy thế giới năm 2014” của Cơ quan phòng chống
ma tuý và tội phạm Liên Hợp Quốc (UNODC) có khoảng 243 triệu người sử dụng ma
túy trên tồn cầu, trong đó số người lệ thuộc ma túy chiếm khoảng 27 triệu người.
Theo báo cáo của các nước thành viên của UNODC, số người tiêm chích ma túy
(TCMT) hiện là 12,7 triệu người, trong đó có 1,7 triệu người bị nhiễm HIV [2], [53].
Theo ước tính, trung bình có 13,1% trong tổng số người TCMT trên thế giới bị nhiễm
HIV [53].

H
P

Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TBXH), tính
đến tháng 8/2014, cả nước có 185.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý [3]. Tại
Long An, theo báo cáo của Bộ Công an và Bộ LĐ-TBXH, số người nghiện ma túy
trong năm 2013 ước tính lên đến 1.274 người [25]. Phần lớn những người TCMT có
hành vi tiêm chích khơng an tồn như dùng chung bơm kim tiêm (BKT). Điều này góp

U

phần làm lây lan HIV, viêm gan B và C một cách nhanh chóng trong quần thể những

người TCMT và cả cộng đồng. Kết quả giám sát trọng điểm tại Long An cho thấy tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm TCMT gia tăng đột biến từ 7,5% năm 2013 lên 17,9% năm

H

2014 [26]. Điều này cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch HIV trong nhóm TCMT tại
Long An. Những chương trình can thiệp trên nhóm quần thể TCMT như cấp phát BKT
sạch, điều trị Methadone,… góp phần quan trọng vào việc giảm tác hại của hành vi
tiêm chích khơng an tồn, đồng thời giảm gánh nặng tồn cầu về kinh tế, chính trị và
an ninh xã hội [55].

Chương trình điều trị Methadone đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới
như Úc, Mĩ, Hà Lan, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc…[1], [23]. Đây là một chương
trình điều trị lâu dài, có kiểm sốt, giá thành rẻ, được sử dụng theo đường uống, dưới
dạng siro hoặc viên nén nên giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như
HIV, viêm gan B, C, đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao


2

động và tái hồ nhập cộng đồng [4]. Chương trình điều trị Methadone đã được triển
khai thí điểm tại Việt Nam vào tháng 4/2008 ở thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ
Chí Minh. Tính đến ngày 20/6/2015, chương trình đã triển khai tại 46 tỉnh/thành phố
với 173 cơ sở, điều trị cho 32.081 BN [13]. Theo báo cáo của Cục Phịng, chống
HIV/AIDS, Chương trình điều trị Methadone đã làm giảm đáng kể hành vi sử dụng ma
túy trong nhóm được điều trị. Trước khi tham gia điều trị, 100% đối tượng đã sử dụng
Heroin, sau 6 tháng và sau 24 tháng điều trị, số BN sử dụng Heroin giảm xuống lần
lượt là 19,29% và 15,87%. Việc giảm tỷ lệ sử dụng chung BKT, tăng tỷ lệ sử dụng bao
cao su trong nhóm BN tham gia chương trình đã góp phần dự phòng lây nhiễm HIV


H
P

trong cộng đồng [19]. Với những kết quả đạt được bước đầu, chương trình đã và đang
được nhân rộng và sẽ đạt được con số 80.000 BN được điều trị vào năm 2015 [25].
Cơ sở Methadone số 1 triển khai tại Trung tâm phòng chống HIV tỉnh Long An
vào cuối tháng 10/2013. Tính đến cuối tháng 6/2015, cơ sở đang tiếp nhận và điều trị
cho 184 BN [27].

U

Mặc dù trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có các nghiên cứu đánh giá kết
quả chương trình điều trị Methadone, tuy nhiên vẫn cần có một nghiên cứu đánh giá
chương trình điều trị Methadone tại Long An sau hơn một năm triển khai nhằm xác

H

định những thông tin khoa học về kết quả mà chương trình mang lại cho BN, gia đình
và xã hội. Đây là bằng chứng rất thiết thực và có ý nghĩa để sử dụng trong q trình
vận động chính sách tạo thuận lợi trong việc mở rộng điều trị Methadone, đồng thời có
cơ sở để xác định những giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình, cải thiện chất lượng
phục vụ hướng tới sự hài lịng của BN. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone tại thành phố Tân An, tỉnh Long An năm 2015”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả một số kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng

thuốc Methadone tại thành phố Tân An, tỉnh Long An từ tháng 10/2013 đến
tháng 4/2015.
2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị thay thế nghiện các chất
dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành phố Tân An, tỉnh Long An
trong khoảng thời gian trên.

H
P

H

U


4

Chương 1
Tổng quan tài liệu
1.1. Một số khái niệm
Trong Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone
năm 2010, Bộ Y tế đã thống nhất đưa ra một số khái niệm như sau [4]:
Chất ma tuý: là các chất gây nghiện (CGN) được quy định trong các danh mục
do Chính phủ ban hành.
Chất dạng thuốc phiện (opiats, opioid): là tên gọi chung cho nhiều chất như

H
P

thuốc phiện, Morphin, Heroin, Methadone, Buprenorphine, Codein, Pethidine,
Fentanyle, có biểu hiện lâm sàng tương tự và tác động vào cùng điểm tiếp nhận tương

tự ở não.

Người nghiện ma túy: là người sử dụng chất ma tuý và bị lệ thuộc vào các chất
này.

Dung nạp: là tình trạng đáp ứng của cơ thể với một chất, được biểu hiện bằng

U

sức chịu đựng của cơ thể ở liều lượng nhất định của chất đó. Khả năng dung nạp phụ
thuộc vào cơ địa và tình trạng của cơ thể. Khi khả năng dung nạp thay đổi, cần thiết
phải thay đổi liều lượng của chất đã sử dụng để đạt được cùng một hiệu quả.

H

Cai nghiện: là ngừng sử dụng hoặc giảm đáng kể chất ma túy mà người nghiện
thường sử dụng dẫn đến việc xuất hiện hội chứng cai và vì vậy người bệnh cần phải được điều trị.

Quá liều: là tình trạng sử dụng một lượng chất ma túy lớn hơn khả năng dung
nạp của cơ thể ở thời điểm đó, đe dọa tới tính mạng của người sử dụng nếu khơng được
cấp cứu kịp thời.
1.2. Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS
1.2.1. Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS trên thế giới
Theo báo cáo của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc
(UNODC), trong năm 2012, trên thế giới có khoảng 16 -39 triệu người nghiện ma túy.


5

Các tổ chức UNODC, UNAIDS, WB và WHO dựa trên các dữ kiện mới nhất đã ước

tính rằng có đến 12,7 triệu người TCMT trên thế giới [53]. Tại khu vực châu Á Thái
Bình Dương ước tính có khoảng 3,8 triệu người TCMT, trong số này có 2,5 triệu
người đang sinh sống tại Trung Quốc [52]. Tuy nhiên, nếu xét về số lượng người
TCMT thực tế thì 3 nước Liên Bang Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ chiếm 46% tổng số
người TCMT trên toàn thế giới [53].
Tử vong là hậu quả nghiêm trọng nhất do hành vi sử dụng ma túy mang lại. Ước
tính có khoảng 183.000 trường hợp tử vong liên quan đến ma túy đã được báo cáo
trong năm 2012. Sử dụng ma túy quá liều là nguyên nhân chính dẫn đến các trường

H
P

hợp tử vong có liên quan đến ma túy trên tồn cầu. Bên cạnh đó, hành vi TCMT khơng
an tồn như việc dùng chung BKT có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đối với
sức khỏe, nguy cơ dẫn đến các bệnh nhiễm trùng đường máu như HIV, viêm gan B và
viêm gan C [53]. Một nghiên cứu gần đây về gánh nặng bệnh tật toàn cầu từ việc lệ
thuộc ma túy đã ước tính trong năm 2010 đã có 1.980.000 năm sống bị mất đi do hành

U

vi TCMT khơng an tồn dẫn đến nhiễm HIV, đồng thời có 494.000 năm sống bị mất đi
trên toàn thế giới do viêm gan C [34].

Theo số liệu thống kê của UNAIDS, tính đến cuối năm 2013, trên thế giới hiện

H

có khoảng 35 triệu người đang sống chung với HIV, trong đó có khoảng 3 triệu người
nhiễm viêm gan B và khoảng 4,5 triệu người nhiễm viêm gan C. Trong năm 2013, trên
thế giới đã phát hiện 2,1 triệu ca nhiễm HIV mới, giảm 38% so với năm 2011 (3,4 triệu

ca nhiễm HIV mới); trong 3 năm vừa qua, số ca nhiễm HIV mới đã giảm 13% [52].
Trong số 12,7 triệu người TCMT trên thế giới hiện nay, có khoảng 13,1% đang
sống chung với HIV. Các tổ chức UNODC, WB, WHO, UNAIDS đã ước tính rằng
trên thế giới có khoảng 1,7 triệu người TCMT bị nhiễm HIV [53]. Báo cáo của
UNAIDS năm 2012 chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người TCMT cao hơn ít
nhất 22 lần so với dân số nói chung ở 49 quốc gia, và cao hơn ít nhất 50 lần ở 11 quốc
gia [51]. Tại Liên Bang Nga, các chính sách nhà nước không ủng hộ cho việc cung cấp
dịch vụ điều trị thay thế CDTP cho những người TCMT thì tỷ lệ nhiễm HIV trong số


6

những người TCMT ước tính trong khoảng 18-31%. Ngược lại, các quốc gia ở Tây và
Trung Âu có mật độ bao phủ cao các dịch vụ can thiệp giảm tác hại như phân phát,
trao đổi BKT sạch, chương trình điều trị Methadone… dẫn đến số ca nhiễm HIV mới
thấp [52].
1.2.2. Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS tại Việt Nam
Sử dụng thuốc phiện nổi lên là vấn đề xã hội chủ yếu ở Việt Nam trong những
năm 90. Theo báo cáo của Bộ LĐ-TBXH, tính đến cuối tháng 8/2014, cả nước có
185.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Tuy nhiên trong thực tế, số người
nghiện ma túy có thể cao hơn do khơng có trong danh sách quản lý của Bộ công an và

H
P

Bộ LĐ-TBXH. Số người nghiện ma túy được quản lý đang gia tăng trong 3 năm qua
tuy nhiên tốc độ tăng có giảm đi. Năm 2011 là 158.414 người; năm 2012 là 172.000
(tăng 8,57%); năm 2013 là 181.396 người (tăng 5,46%); 8 tháng đầu năm 2014, tăng
0,8%. Thống kê cho thấy có gần 90% các quận, huyện của các tỉnh thành phố và 60%
số xã, phường, thị trấn đều đã có người nghiện ma túy. Cả nước hiện có 142 trung tâm


U

cai nghiện đang quản lý và cai nghiện cho 32.200 người. Hầu hết các học viên đều
phải chấp hành cai nghiện đủ 24 tháng cai nghiện tại trung tâm [3], [18], [29].
Sử dụng ma túy qua đường tiêm chích là nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng

H

các trường hợp nhiễm mới HIV tại Việt Nam. Tính đến tháng 6 năm 2015, số người
nhiễm HIV hiện đang còn sống là 227.114 trường hợp, trong đó số BN AIDS là 71.115
trường hợp. Trong 6 tháng đầu năm 2015, so sánh với cùng kỳ năm 2014, số ca nhiễm
HIV phát hiện của năm 2015 giảm 47% (1.341 trường hợp); số AIDS được phát hiện
giảm 49% (797 trường hợp); số trường hợp tử vong được phát hiện tăng gấp 2,2 lần
(772 trường hợp). Trong số những người nhiễm HIV được phát hiện, nam giới chiếm
66% và nữ giới chiếm 34%. Tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện tiếp tục có xu
hướng gia tăng trong nữ giới. Tỷ lệ lây truyền HIV qua đường tình dục là 52%, lây
truyền qua đường máu giảm còn 35,4% [6].


7

35
30

29.329.3
27.728.3
25.6
23.1
22.1

20.5
20.220.5
18.4
17.2
16.6

25
20
17.3
14.9

15

13.4
10.9

10

Tồn quốc

13.4
11.6
10.3

5

2013

2012


2011

2010

2009

2008

2007

2005

2004

2003

2002

2001

2000

1999

1998

1997

1996


1995

1994

2006

H
P

0

Hình 1.1: Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm TCMT tại Việt Nam qua các năm
Kết quả sơ bộ giám sát trọng điểm HIV trong năm 2013 cho thấy tỷ lệ nhiễm
HIV trong nhóm TCMT tiếp tục có xu hướng giảm, năm 2013 tỷ lệ này là 10,3% giảm

U

1,3% so với năm 2012 (11,6%). Nhìn chung, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm TCMT tại
tất cả các vùng trong cả nước đều giảm, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn cao ở các tỉnh ở

H

khu vực miền núi Phía bắc và đồng bằng Bắc Bộ và thành phố Hồ Chí Minh [5].
1.2.3. Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS tại Long An
Tính đến cuối năm 2014, cả tỉnh có 14/15 huyện, thành phố (ngoại trừ Mộc
Hóa) với 134/192 xã, phường phát hiện 1.414 người nghiện ma túy, các huyện có
người nghiện ma túy cao nhất là Đức Hịa (336), Cần Giuộc (204), Bến Lức (183)
[28]. Tuy nhiên theo kết quả điều tra của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương trên địa bàn
tỉnh Long An, số nghiện ma túy ước tính cao hơn so với thực tế từ 1,5-2 lần so với
thực tế [30].

Kết quả điều tra bản đồ điểm nóng và điều tra hành vi tiến hành ở tỉnh vào tháng
9/2012 cho thấy tỷ lệ sử dụng BKT mới trong lần chích đầu tiên chiếm 76,2%, tỷ lệ sử
dụng BKT mới trong 1 tháng qua chiếm 83,8%, loại CGN được sử dụng phổ biến nhất


8

là Heroin 96,2% và ma túy đá 28,8% [30].
Từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 8/1993, đến cuối tháng 12
năm 2014 tồn tỉnh có 4.235 người nhiễm HIV, 2.443 chuyển AIDS, 1.326 ca tử vong,
số BN cịn sống đang quản lý là 2.012, trong đó 1.188 BN của tỉnh hiện sống ở địa
phương [28].
Dịch HIV trong tỉnh lây lan chủ yếu qua đường máu trên đối tượng TCMT
chiếm tỷ lệ 64,3%, đường tình dục chiếm 34,1% và mẹ nhiễm HIV truyền sang con
chiếm 1,6%. Trong năm 2011 và 2012, dịch HIV có xu hướng dịch chuyển qua đường
tình dục rất nhanh, tuy nhiên đến năm 2013-2014 số ca nhiễm HIV do hành vi tiêm

H
P

chích tăng trở lại [28].

Kết quả giám sát trọng điểm năm 2014 tại Long An cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV
trong nhóm TCMT gia tăng đột biến từ 7,5% năm 2013 lên 17,9% trong năm 2014
[28]. Điều này cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch HIV trong nhóm TCMT tại Long An
nếu khơng can thiệp kịp thời bằng các chương trình can thiệp giảm tác hại như như cấp

U

phát BKT sạch, điều trị Methadone.... trên nhóm đối tượng này.


1.3. Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone
1.3.1. Thông tin chung về Methadone

H

Methadone được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1937 tại một phịng thí nghiệm
dược phẩm của Đức [37]. Đây là thuốc tổng hợp có tác dụng kéo dài được sản xuất với
mục đích ban đầu là làm thuốc giảm đau trong Chiến tranh thế giới thứ II. Nó là một
chất đồng vận với CDTP, nghĩa là có tác dụng tương tự các CDTP như Morphin,
Heroin nhưng có thời gian tác dụng kéo dài hơn [16], [36].
Methadone được đăng ký vào năm 1941, và được công ty Eli Lilly giới thiệu ở
Mỹ năm 1947 để sử dụng như thuốc giảm đau và chống ho. Trong những năm 1940,
một số nghiên cứu tiến hành tại Vương quốc Anh đã ghi nhận hiệu quả của Methadone
trong việc điều trị hội chứng cai cho những người nghiện Heroin. Trong thập niên
1950 và thập niên 60, khi việc sử dụng thuốc phiện đã trở thành một mối quan ngại
trong các khu đô thị với sự gia tăng đáng kể các trường hợp phạm tội và tử vong, các


9

nhà nghiên cứu và các bác sĩ đã tham gia trong việc cố gắng tìm một giải pháp y tế cho
tình trạng phụ thuộc CDTP. Vào cuối năm 1963 và đầu năm 1964, nghiên cứu về
Methadone đầu tiên được thực hiện tại Viện Nghiên cứu Y học Rockefeller do tiến sĩ
Marie Nyswander và Vincent Dole thực hiện. Nghiên cứu của họ đã kết luận rằng
Methadone có tác dụng ngăn ngừa hội chứng cai ở nững người nghiện CDTP, ngăn
chặn hưng phấn của Heroin, và giảm cảm giác thèm thuốc ở những người nghiện
CDTP và do đó xác nhận Methadone có hiệu quả như một loại thuốc duy trì sự phụ
thuộc CDTP [39]. Tuy nhiên Methadone chỉ có tác dụng điều trị thay thế đối với các
CDTP chứ khơng có tác dụng đối với người nghiện các chất ma túy khác (Cần sa,


H
P

Cocain,…), nhất là ma túy tổng hợp [1].

Năm 1963, Tiến sĩ Robert Holliday, một nhà nghiên cứu người Canada, đã thiết
lập chương trình điều trị Methadone đầu tiên trên thế giới tại British Columbia. Kể từ
thời điểm đó, điều trị thay thế nghiện CDTP bằng Methadone đã trở thành một lựa
chọn hiệu quả cho việc điều trị những người nghiện CDTP trên toàn thế giới. Năm

U

2005, Methadone được WHO xếp vào danh mục thuốc thiết yếu để điều trị nghiện
CDTP [39].

1.3.2. Tình hình triển khai chương trình điều trị Methadone trên thế giới

H

Chương trình điều trị Methadone đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới
như: Úc, Mỹ, Hà Lan, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Hồng Kơng... và tại
những nước này, chương trình Methadone đã góp phần đáng kể làm giảm tội phạm và
giảm sự lây truyền HIV trong nhóm TCMT và từ nhóm này ra cộng đồng [1], [23].
Sau khi có các bằng chứng khoa học về tác dụng của điều trị bằng Methadone,
chương trình này đã được triển khai ở hầu hết các bang của Hoa Kỳ và được chính phủ
Mỹ thừa nhận đây là biện pháp quan trọng giúp ngăn ngừa lây nhiễm HIV. Số cơ sở
điều trị Methadone và số BN được điều trị ngày càng gia tăng theo thời gian. Năm
2004 có 1.100 cơ sở điều trị duy trì bằng thuốc Methadone tại 44 bang của nước Mỹ,
đến năm 2010 tăng lên 1.433 cơ sở tại 46 bang. Chương trình Methadone giúp BN cải

thiện đáng kể về tình hình sức khỏe, giảm tội phạm, giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV [43].


10

Úc ban hành hướng dẫn quốc gia đầu tiên về điều trị Methadone vào năm 1985.
Kể từ đó, số người tham gia điều trị đã tăng nhanh chóng, từ 2000 người năm 1985,
tăng lên 14.996 người năm 1994, đến nay có trên 2.132 cơ sở điều trị với 35.850 người
được điều trị Methadone trên tồn nước Úc. Chương trình điều trị Methadone được
thực hiện tại cả hệ thống y tế công lập và tư nhân [40], [44].
Hồng Kông triển khai chương trình điều trị Methadone từ năm 1972, hiện nay
Hồng Kơng có 20 cơ sở điều trị Methadone đang hoạt động. Tổng số người đăng k‎ý
tham gia chương trình Methadone là 8.159. Trung bình hàng ngày có khoảng 6.214
trường hợp tham gia điều trị. Chương trình điều trị Methadone tại Hồng Kông đã điều

H
P

trị cho khoảng 60% số người nghiện các CDTP [41].

Trung Quốc triển khai chương trình điều trị Methadone vào năm 2004 với 8 cơ
sở. Đến cuối năm 2010 đã có 738 cơ sở điều trị thay thế bằng Methadone tại 28 tỉnh,
điều trị cho 140.000 người nghiện các CDTP [47].

Chương trình điều trị Methadone tại Malaysia bắt đầu triển khai từ tháng

U

10/2005 với khoảng 4.000 BN tham gia điều trị. Tính đến năm 2010, Malaysia có 95
cơ sở và dự kiến tăng lên đến 674 cơ sở vào năm 2012, điều trị cho 44.428 người.

Malaysia đang tiến hành chuyển giao mơ hình “Trung tâm cai nghiện bắt buộc” thành

H

“Phòng khám tự nguyện” [38].

Indonesia bắt đầu triển khai chương trình điều trị Methadone từ năm 2003 và
đến năm 2011, đã thiết lập 74 cơ sở điều trị Methadone trên tồn quốc, trong đó riêng
thủ đơ Jakarta đã có 7 cơ sở, hiện có khoảng 1.300 người nghiện đang được điều trị
Methadone [30].

Thái Lan đưa chương trình điều trị Methadone vào hoạt động từ năm 1979.
Hiện có khoảng hơn 4000 BN đang được điều trị. Tuy nhiên Thái Lan là một nước
khơng ưu tiên việc mở rộng chương trình Methadone vì đường lây nhiễm HIV của họ
chủ yếu qua quan hệ tình dục. Do đó tỷ lệ nhiễm HIV vẫn tiếp tục tăng cao trong nhóm
TCMT tại nước này [46].


11

1.3.3. Tình hình triển khai chương trình điều trị Methadone tại Việt Nam
1.3.3.1. Tình hình triển khai chương trình điều trị Methadone
Đề án triển khai thí điểm điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone tại
thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh đã được Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết
định phê duyệt ngày 12/12/2007, cho phép thí điểm điều trị Methadone tại thành phố
này trong 2 năm, bắt đầu từ tháng 4/2008. Kết quả đánh giá bước đầu Đề án triển khai
thí điểm điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone do Bộ Y tế tiến hành ghi
nhận những kết quả hết sức tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho bản thân BN, gia đình
BN và xã hội [9].


H
P

Căn cứ trên những kết quả đã đạt được của Đề án thí điểm, Chính phủ đã cho
phép nhiều tỉnh/thành phố trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS tiến hành triển khai
chương trình Methadone tại địa phương. Tính đến ngày20/6/2015, chương trình đã
được triển khai tại 46 tỉnh/thành phố với 173 cơ sở, điều trị cho 32.081 BN [13]. Theo
Quyết định số 1008/QĐ-TTg cùa Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 20/6/2014 về

U

việc giao chỉ tiêu BN được điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone
năm 2014 và 2015, dự kiến số BN được điều trị Methadone có thể tăng lên hơn 80.000
người vào năm 2015 [25].

H

1.3.3.2. Một số kết quả đạt được khi triển khai chương trình điều trị Methadone
Chương trình Methadone được triển khai tại Việt Nam cũng đã chứng minh tính
hiệu quả tương đương với hiệu quả của chương trình tại nhiều nước trên thế giới. Một
số kết quả đáng ghi nhận sau khi triển khai thí điểm lại Việt Nam có thể kể đến cụ thể
như sau: giảm sử dụng ma túy trái phép; giảm dùng chung BKT; giảm tỷ lệ lây nhiễm
HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu; giảm hoạt động tội phạm; hiệu quả về
kinh tế: giảm chi phí cho người nghiện, tạo việc làm, thu nhập, tái hoà nhập cộng
đồng, cải thiện xã hội; cải thiện tình hình sức khỏe; giảm tình trạng tử vong do sốc
thuốc và giảm tự tử [30].


12


1.3.4. Tình hình triển khai chương trình điều trị Methadone ở tỉnh Long An
1.3.4.1. Quy trình tiếp nhận và điều trị BN
Quy trình tiếp nhận và điều trị Methadone cho người TCMT tại Long An được
thực hiện theo Quyết định số 3140/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 30 tháng 8
năm 2010 về việc Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc
Methadone [4].
Theo đó, những BN đủ tiêu chuẩn tham gia điều trị sẽ được cán bộ y tế tại cơ sở
điều trị khám đánh giá ban đầu về tiền sử sử dụng các CGN trong quá khứ và hiện tại,
các hành vi nguy cơ cao như sử dụng chung BKT và quan hệ tình dục khơng an tồn,

H
P

tiền sử bệnh tâm thần, tiền sử tâm lý xã hội...Sau đó BN sẽ được chỉ định thực hiện một
số xét nghiệm cần thiết trong đó có xét nghiệm HIV, viêm gan B và C, xét nghiệm
nước tiểu tìm CDTP. Tất cả những thơng tin trên sẽ được lưu trong hồ sơ bệnh án của
từng BN.

Trong quá trình điều trị, BN sẽ được tư vấn và thăm khám định kỳ hàng tháng,

U

đồng thời sau mỗi 6 tháng BN sẽ được rà sốt tồn diện các mặt nhằm đánh giá sự thay
đổi về hành vi sử dụng CDTP cũng như sự thay đổi về tình trạng sức khỏe và việc
làm... Bên cạnh đó, BN sẽ được chỉ định xét nghiệm nước tiểu ngẫu nhiên ít nhất 1

H

lần/tháng nhằm xác định những BN vẫn còn sử dụng CDTP để chẩn đốn và điều chỉnh
liều Methadone thích hợp góp phần đánh giá hiệu quả điều trị.

1.3.4.2. Kết quả triển khai chương trình
Đến cuối tháng 6/2015, Long An đã triển khai 3 Cơ sở điều trị Methadone. Cơ
sở 1 triển khai vào tháng 10/2013 tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Long An,
điều trị cho những BN sinh sống tại thành phố Tân An và các huyện lân cận như Bến
Lức, Thủ Thừa, Châu Thành, Tân Trụ. Cơ sở 2 triển khai vào tháng 6/2014 tại bệnh
viện đa khoa khu vực Hậu Nghĩa, điều trị cho những BN sinh sống tại huyện Đức Hòa
và Đức Huệ. Cơ sở 3 triển khai vào tháng 6/2014 tại Trung tâm y tế huyện Cần Giuộc,
điều trị cho những BN sinh sống tại huyện Cần Giuộc và Cần Đước. Dự kiến trong


13

tháng 7/2015, Long An sẽ triển khai cơ sở điều trị Methadone số 4 tại huyện Bến Lức
nhằm phấn đấu đạt chỉ tiêu điều trị cho 650 BN vào cuối năm 2015 theo Quyết định số
1008/QĐ-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu BN điều
trị Methadone năm 2014 và 2015 [25].
Tính đến ngày 30/6/2015, cơ sở Methadone số 1 đang điều trị cho 184 BN; tỷ lệ
BN bỏ trị là 19,5%. Lý do chính của việc bỏ trị là BN bị bắt đi cai nghiện tập trung
(19,6%), bị bắt giam do vi phạm pháp luật (34,8%), chết do tai nạn giao thông, AIDS
giai đoạn cuối, sốc thuốc (6,5%), không rõ nguyên nhân (39,1%). Số BN đang điều trị
liều duy trì đạt 63,6% [27].

H
P

1.4. Một số nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng
Methadone
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone đã được triển khai ở

rất nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan

U

đến chương trình Methadone được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả mà chương trình
đã mang lại cho BN, gia đình BN và cho tồn xã hội. Chúng ta có thể kể đến một số
nghiên cứu như sau:

H

Nghiên cứu của tác giả Pam Francis và cộng sự tiến hành vào năm 2004 tại
Canada nhằm đánh giá một số kết quả điều trị Methadone. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp mô tả cắt ngang. Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi phỏng vấn
được thiết kế sẵn với 44 BN trong độ tuổi 21-62 tại cơ sở Dự phòng và Điều trị nghiện
các CDTP bằng thuốc Methadone. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 80% BN khơng
sử dụng ma túy hoặc rượu tại thời điểm đánh giá. Có 95,5% BN tự nhận thấy hành vi
nguy cơ cao của bản thân giảm đáng kể từ lúc tham gia chương trình điều trị
Methadone, 84,1% BN báo cáo rằng điều kiện nhà ở của họ đã được cải thiện, 61,4%
BN báo cáo rằng tình trạng việc làm có sự cải thiện đáng kể, 81,2% BN báo cáo đã hỗ
trợ, giúp đỡ gia đình nhiều hơn kể từ khi tham gia điều trị Methadone. Ngoài ra có
84,1% BN cho rằng hành vi phạm tội của họ giảm đáng kể, chỉ có 2,5% BN đã vi


14

phạm pháp luật kể từ khi tham gia điều trị Methadone [36].
Nghiên cứu của James A. Peterson và cộng sự được tiến hành vào năm 2010
nhằm tìm hiểu những nguyên nhân làm cho người nghiện CDTP ở thành phố
Baltimore, tiểu bang Maryland, Hịa Kỳ khơng tham gia vào chương trình điều trị
Methadone. Nghiên cứu áp dụng phương pháp định tính thu thập thông tin bằng phỏng

vấn sâu trên 26 đối tượng nghiện CDTP đủ điều kiện để điều trị Methadone nhưng
khơng đăng ký điều trị trong vịng 12 tháng qua. Kết quả nghiên cứu cho thấy người
nghiện CDTP không tham gia điều trị Methadone là do khó khăn về thủ tục đăng ký
tham gia hoặc do khơng đủ chi phí điều trị. Một số người không muốn uống

H
P

Methadone trong thời gian dài vì cho rằng Methadone làm hại đến sức khoẻ của họ; có
người cho rằng Methadone tồi tệ hơn Heroin vì Methadone dễ làm gẫy xương hoặc
răng; khi quyết định giảm liều, họ cho rằng gặp hội chứng cai của Methadone sẽ khó
chịu hơn hội chứng cai của Heroin; có người khơng muốn tham gia chương trình vì
hàng ngày phải đến cơ sở uống thuốc và đó là trở ngại đối với họ, hoặc họ không muốn

U

bị phụ thuộc vào cơ sở điều trị [48].

Nghiên cứu của Lars Moller và cộng sự được thực hiện năm 2009 nhằm đánh
giá hiệu quả chương trình điều trị thay thế nghiện CDTP bằng Methadone tại nước

H

Cộng Hòa Kyrgyzstan. Phương pháp nghiên cứu là mô tả cắt ngang và thu thập số liệu
bằng bộ câu hỏi tự điền được thiết kế sẵn. Nghiên cứu đã thu thập thông tin từ 701 BN
chiếm 96,2% BN đang được điều trị tại tất cả các cơ sở cấp phát Methadone của
Kyrgyzstan. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ BN có việc làm trước điều trị là 39,4%;
trong điều trị là 53,6% (p<0,0001). BN cảm thấy hài lòng và rất hài lòng với sức khoẻ
bản thân trước điều trị là 0%; trong điều trị là 78,2% (p< 0,0001). Hành vi phạm tội
của BN 3 tháng trước điều trị là 28,5%; trong thời gian điều trị là 0% (p<0,0001). Toàn

bộ BN đã TCMT trong 3 tháng trước khi điều trị giảm xuống còn 14,5% trong khi điều
trị (p<0,0001). Tỷ lệ BN sử dụng Heroin trong 1 tháng trước điều trị là 100% đã giảm
xuống còn 12,7% trong điều trị (p<0,0001) [45].
Nghiên cứu của Guohong Chen và Takeo Fujiwara tiến hành từ năm 2006 đến


15

năm 2007 nhằm đánh giá tác động của chương trình điều trị Methadone sau một năm
đối với những người nghiện Heroin tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Hai cuộc điều tra
cắt ngang được tiến hành trước và sau khi người nghiện Heroin tham gia chương trình
điều trị Methadone ít nhất 1 năm. Sử dụng bộ câu hỏi để khảo sát những người chưa
được điều trị Methadone (N= 554), và những người được điều trị Methadone ít nhất 1
năm (N= 804). Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 1 năm điều trị tỷ lệ tiêm chích Heroin
trước điều trị là 89,4 % đã giảm xuống còn 14,1% (p<0,01), tỷ lệ BN có hành vi vi
phạm pháp luật từ 19,1% giảm xuống còn 3,1% (p<0,01), hành vi chống đối xã hội,
bao gồm cả hành vi trộm cắp, mại dâm, và kinh doanh Heroin giảm sau khi điều trị

H
P

(p<0,05). Khơng có trường hợp nào nhiễm mới HIV sau 1 năm điều trị Methadone
[33].

Nghiên cứu do Feng Su-qing và cộng sự thực hiện vào năm 2010 nhằm đánh giá
hiệu quả chương trình điều trị Methadone cho người nghiện Heroin ở thành phố
Thường Châu, tỉnh Giang Tơ, Trung Quốc. Có 371 BN đã điều trị Methadone hơn 1

U


năm đồng ý tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy độ tuổi bắt đầu sử dụng ma túy
trung bình là 26,7, thời gian nghiện ma túy trung bình là 8,2 năm. Sau khi được điều trị
Methadone, tỷ lệ TCMT đã giảm từ 73,0% xuống còn 16,7%. Nghiên cứu cho thấy

H

chương trình điều trị Methadone góp phần thay đổi các hành vi liên quan đến TCMT,
giảm thiểu số lần liên lạc với bạn nghiện. Tuy nhiên các BN này cần cải thiện nhận
thức của bản thân, hợp tác điều trị và cần được sự hỗ trợ của cộng đồng nhiều hơn
nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình điều trị Methadone [35].
Một nghiên cứu khác cũng tại Trung Quốc do Lei Zhang và cộng sự tiến hành
vào năm 2013 nhằm đánh giá một cách hệ thống tỷ lệ BN ra khỏi chương trình, sự thay
đổi hành vi và lý do BN ra khỏi chương trình điều trị Methadone từ năm 2004 đến năm
2013. Các cơ sở dữ liệu tiếng Anh và tiếng Trung được rà sốt để cơng bố tỷ lệ BN
duy trì điều trị, hành vi sử dụng ma túy và quan hệ tình dục của BN. Đây là nghiên cứu
tổng quan hệ thống những bài báo cáo khoa học đánh giá kết quả điều trị Methadone
tại các Cơ sở Methadone của Trung Quốc. Qua phân tích cho thấy có khoảng 1/3 số


16

người tham gia điều trị Methadone đã ra khỏi chương trình trong ba tháng đầu điều trị
(tỷ lệ duy trì 69,0%). Nguyên nhân phổ biến nhất của việc ra khỏi chương trình là do
cơng an bắt giữ hoặc bị đưa vào các trung tâm cai nghiện bắt buộc (chiếm 22,2%).
Trong số những BN vẫn đang duy trì điều trị, hành vi sử dụng ma túy khơng an tồn có
sự thay đổi rõ rệt hơn so với hành vi tình dục khơng an tồn. Sau 1 năm điều trị, chỉ
cịn 24,6% BN có kết quả xét nghiệm nước tiểu dương tính với Heroin/Morphin, 9,3%
BN vẫn còn TCMT. Nghiên cứu cho thấy chương trình điều trị Methadone cho người
sử dụng ma túy ở Trung Quốc đạt hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, những người duy trì
điều trị đa phần là những người nghèo và bị giam giữ bắt buộc. Do đó việc cải cách hệ


H
P

thống giam giữ bắt buộc đối với người sử dụng ma túy có thể cải thiện hiệu quả
chương trình điều trị Methadone [42].
1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam

Chương trình điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone đã được
triển khai lần đầu tiên vào năm 2008 tại thành phố Hải Phịng và Hồ Chí Minh. Cho

U

đến nay, qua một số nghiên cứu tiến hành tại Việt Nam cho thấy chương trình đã mang
lại những kết quả tích cực, có thể kể đến một số nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu “Bước đầu đánh giá hiệu quả mơ hình thí điểm điều trị nghiện các

H

CDTP bằng Methadone tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phịng (2009– 2011)” của
Hồng Đình Cảnh và các cộng sự, là một trong những nghiên cứu có quy mơ lớn nhất
tính đến thời điểm hiện tại tìm hiểu về hiệu quả điều trị Methadone. Nghiên cứu can
thiệp trên 965 BN tại 2 thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phịng. Các đối tượng nghiên
cứu (ĐTNC) được theo dõi, đánh giá sự thay đổi theo thời gian sau 12 tháng và 24
tháng điều trị Methadone. Đánh giá bước đầu đạt được một số kết quả sau: BN giảm
sử dụng ma túy (tỷ lệ dương tính với ma tuý khi xét nghiệm nước tiểu giảm mạnh từ
98,2% trước khi điều trị xuống 15,5% sau 12 tháng và 12,4% sau 24 tháng; tỷ lệ
TCMT giảm mạnh từ 92,7% xuống 7,5% sau 12 tháng điều trị và 6,7% sau 24 tháng);
tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS giữ nguyên ở mức 28,4%; có việc làm tăng lên thêm 9,0% 11,9%, có vấn đề sức khoẻ tâm thần giảm tương ứng là 36,9% và 34,8% (sử dụng



×