Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Triệu chứng stress, lo âu, trầm cảm của phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2022 và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 61 trang )

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

H
P

TRIỆU CHỨNG STRESS, LO ÂU, TRẦM CẢM
CỦA PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN KHÁM
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

U

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

H

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

Hà Nội, 2022


BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

H


P

TRIỆU CHỨNG STRESS, LO ÂU, TRẦM CẢM
CỦA PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN KHÁM
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

U

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

H

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

GIÁO VIÊN HƯỚN DẪN:
ThS. Đinh Thu Hà

Hà Nội, 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp cử nhân này, em xin bày tỏ sự cảm kích đặc biệt tới
giáo viên hướng dẫn của mình là ThS. Đinh Thu Hà – giảng viên trường ĐH Y Tế
Công Cộng; là người đã định hướng, trực tiếp dẫn dắt và cố vấn cho em trong suốt thời
gian thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Y tế cơng
cộng, Phịng Quản lý Đào tạo Đại học, Phịng Cơng tác Sinh viên và các Thầy giáo,
Cơ giáo của trường đã nhiệt tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em

trong quá trình học tập và nghiên cứu để em có thể hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp
này.
Trong q trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, em đã nhận được sự
động viên, khuyến khích và hỗ trợ rất nhiều từ gia đình, bạn bè và tập thể sinh viên lớp
CNCQYTCCK17-1A3. Xin trân trọng cảm ơn!

H
P
Hà Nội, ngày

H

U

tháng

năm 2022

Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Hằng


ii

PHỤ LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT

III


DANH MỤC BẢNG

IV

TÓM TẮT ĐỀ CƯƠNG

VI

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1 Một số khái niệm và định nghĩa

4

1.2 Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của phụ nữ mang thai

5

1.3 Một số yếu tố liên quan đến Stress, lo âu, trầm cảm của phụ nữ mang thai


8

H
P

1.4 Một số thang đo sử dụng trong đánh giá sức khoẻ tâm thần

12

1.5 Địa bàn nghiên cứu

15

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

17

2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

17

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

17

2.3 Thiết kế nghiên cứu:

U

17


2.9 Sai số trong nghiên cứu và cách khắc phục

21

2.10 Đạo đức nghiên cứu

22

CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

23

3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

23

3.2 Mô tả tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của phụ nữ mang thai

24

2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu:

2.5 Bộ công cụ sử dụng và các biến số nghiên cứu

H

2.6 Tiêu chuẩn đánh giá

2.7 Phương pháp thu thập số liệu


2.8 Phương pháp phân tích số liệu

17
18
20
21
21

3.3 Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân và yếu tố văn hoá xã hội với sức khoẻ tâm thần
của phụ nữ mang thai

36

IV. BÀN LUẬN

42

TÀI LIỆU THAM KHẢO

43

PHỤ LỤC

47


iii

DANH MỤC VIẾT TẮT


ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

PNMT

Phụ nữ mang thai

SKTT

Sức khỏe tâm thần

UNDP

Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc

WHO

Tổ chức y tế thế giới

H
P

H

U


iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: So sánh các loại thang đo trong nghiên cứu về sức khỏe tâm thần
Bảng 2. Bảng biến số nghiên cứu
Bảng 3. Phân loại mức độ trầm cảm, lo âu và stress
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học
Bảng 3.2 Đặc điểm các yếu tố sức khỏe và sinh sản
Bảng 3.3 Đặc điểm văn hóa – xã hội
Bảng 3.4 Kết quả theo thang đo Stress, Lo âu, Trầm cảm (DASS-21) của phụ nữ mang thai
Bảng 3.5 Tỷ lệ có dấu hiệu Stress của phụ nữ mang thai theo nhân khẩu học
Bảng 3.6 Tỷ lệ có dấu hiệu Lo âu của phụ nữ mang thai theo nhân khẩu học
Bảng 3.7 Tỷ lệ có dấu hiệu Trầm cảm của phụ nữ mang thai theo nhân khẩu học
Bảng 3.8 Mức độ xuất hiện vấn đề SKTT của phụ nữ mang thai theo nhân khẩu học
Bảng 3.9 Tỷ lệ có dấu hiệu Stress của phụ nữ mang thai theo đặc điểm sức khỏe và sinh
sản
Bảng 3.10 Tỷ lệ có dấu hiệu Lo âu của phụ nữ mang thai theo đặc điểm sức khỏe và sinh
sản
Bảng 3.11 Tỷ lệ có dấu hiệu Trầm cảm của phụ nữ mang thai theo đặc điểm sức khỏe và
sinh sản
Bảng 3.12 Mức độ xuất hiện vấn đề SKTT của phụ nữ mang thai theo đặc điểm sức khỏe
và sinh sản
Bảng 3.13 Tỷ lệ có dấu hiệu Stress của phụ nữ mang thai theo đặc điểm văn hóa – xã hội
Bảng 3.14 Tỷ lệ có dấu hiệu Lo âu của phụ nữ mang thai theo đặc điểm văn hóa – xã hội
Bảng 3.15 Tỷ lệ có dấu hiệu Trầm cảm của phụ nữ mang thai theo đặc điểm văn hóa – xã
hội
Bảng 3.16 Mức độ xuất hiện vấn đề SKTT của phụ nữ mang thai theo đặc điểm văn hóa –
xã hội
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu học với dấu hiệu Stress của PNMT
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu học với dấu hiệu Lo âu của PNMT
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu học với dấu hiệu Trầm cảm của PNMT

Bảng 3.20 Mối liên quan giữa yếu tố sức khỏe và sinh sản với dấu hiệu Stress của PNMT
Bảng 3.21 Mối liên quan giữa yếu tố sức khỏe và sinh sản với dấu hiệu Lo âu của PNMT
Bảng 3.22 Mối liên quan giữa yếu tố sức khỏe và sinh sản với dấu hiệu Trầm cảm của
PNMT
Bảng 3.23 Mối liên quan giữa yếu tố văn hóa – xã hội với dấu hiệu Stress của PNMT
Bảng 3.24 Mối liên quan giữa yếu tố văn hóa – xã hội với dấu hiệu Lo âu của PNMT
Bảng 3.25 Mối liên quan giữa yếu tố văn hóa – xã hội với dấu hiệu Trầm cảm của PNMT

H
P

H

U


v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Tỷ lệ có dấu hiệu stress, lo âu, trầm cảm của PNMT theo các mức độ.
Biểu đồ 2: Tỷ lệ PNMT có đồng thời từ 2 vấn đề SKTT trở lên.

H
P

H

U



vi

TĨM TẮT ĐỀ CƯƠNG
Mang thai là giai đoạn có nhiều thay đổi về mặt thể chất, tinh thần. Phụ nữ mang
thai thường có nhiều suy nghĩ lo lắng, tâm trạng thay đổi thất thường, từ đó có thể dẫn
đến các rối loạn tâm thần, phổ biến nhất là stress, trầm cảm, lo âu. Phụ nữ mang thai
là đối tượng dễ bị tổn thương ngay cả khi khơng có dịch bệnh diễn ra vì vậy các vấn
đề về sức khỏe tâm thần đặc biệt là các dấu hiệu stress, lo lắng, trầm cảm đã rất phổ
biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Khi mang thai có dấu hiệu stress, lo lắng,
trầm cảm ảnh hưởng đến rất nhiều đến bà mẹ cũng như thai nhi đặc biệt là trầm cảm
sau sinh. Vì vậy, việc xác định các dấu hiệu stress, lo âu, trầm cảm, cũng như tìm hiểu
mối liên quan để có thể đưa ra được những giải pháp khắc phục là việc làm vô cùng

H
P

cần thiết. Cho nên sinh viên quyết định làm nghiên cứu “Triệu chứng stress, lo âu,
trầm cảm của phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện phụ sản Trung Ương năm
2022 và một số yếu tố liên quan” với hai mục tiêu: (1) Mô tả triệu chứng Stress, lo
âu, trầm cảm của phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện phụ Sản Trung Ương năm
2022. (2) Xác định các yếu tố liên quan đến triệu chứng Stress, lo âu, trầm cảm của
phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện phụ Sản Trung Ương năm 2022.

U

Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viên Phụ sản Trung Ương Hà Nội từ tháng
4/2022 đến tháng 12/2022 tiếp cận 372 phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện.

H


Nghiên cứu mô tả cắt ngang với phương pháp định lượng nhằm mô tả các đặc điểm
cá nhân của đối tượng nghiên cứu (như tuổi, tình trạng nghề nghiệp, tình trạng hơn
nhân, …) và sử dụng thang đo DASS-21 để mơ tả tình trạng stress, lo âu, trầm cảm
của đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đơn
biến để phân tích mối liên quan giữa stress, lo âu, trầm cảm của phụ nữ mang thai với
nhóm đặc điểm khác nhau, kiểm định được thực hiện ở mức ý nghĩa 5%.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rối loạn sức khỏe tâm thần là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tật khi mang thai
với khoảng 12% phụ nữ bị trầm cảm và tới 22% bị lo lắng ở mức độ cao vào cuối thai
kỳ. 8,9 Phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng hơn do hệ miễn dịch tự nhiên của họ bị ức
chế và thường được coi là có nguy cơ bị các biến chứng nặng tăng lên.10 Hơn nữa, phụ
nữ mang thai có thể dễ bị lo lắng hơn do lo lắng về lây truyền dọc cho thai nhi của họ
ngày càng tăng.Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính đến năm 2030, trầm cảm sẽ
là nguyên nhân đứng thứ hai gây tử vong trên thế giới [1]. Tỷ lệ trầm cảm ở nữ giới cao
gấp gần hai lần so với nam giới. Phụ nữ mang thai (PNMT) và sinh con có nguy cơ mắc

H
P

trầm cảm cao. Trên thế giới, trầm cảm ở PNMT là khá phổ biến, tỷ lệ trầm cảm trong
khi mang thai là 12,0% [2]. Một nghiên cứu được thực hiện ở phụ nữ trước khi sinh chỉ
ra rằng “các triệu chứng trầm cảm và lo lắng trước khi sinh gia tăng” cũng có thể làm
tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh như tỷ lệ nhiễm trùng và bệnh tật trước khi sinh [3][4].
Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đây cho thấy lo lắng và trầm cảm trước khi sinh có


U

thể gây ra những thay đổi trong hoạt động thể chất, dinh dưỡng, giấc ngủ, tâm trạng của
mẹ và sức khỏe thai nhi, có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, thấp hơn cân nặng
khi sinh [5][6]. Trẻ của những bà mẹ phải chịu đựng căng thẳng cao độ có nguy cơ mắc

H

các vấn đề sức khỏe tâm thần sau này cao hơn [7][8]. Lo lắng và trầm cảm trước khi sinh
cũng tương quan với những thay đổi trong sự phát triển và chức năng của não ở trẻ sơ
sinh và trẻ em [9][10]. Những tác động tâm lý và thần kinh kéo dài này nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc giảm bớt sự khó chịu trước khi sinh cho cả phụ nữ mang thai và trẻ
sơ sinh của họ. Chính vì vậy, việc chủ động quan tâm đến SKTT của PNMT là rất quan
trọng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2020, khoảng 10% PNMT và 13% các
bà mẹ bị rối loạn tâm thần, chủ yếu là trầm cảm [11]. Hơn nữa các nghiên cứu của
người Thổ Nhĩ Kỳ đã kiểm tra cùng một quần thể PNMT đã kết luận rằng mức độ
trầm cảm và lo lắng đã tăng lên đáng kể trong giai đoạn sau [12]. Tại Phần Lan, kết
quả nghiên cứu về “Mức độ căng thẳng và lo lắng ở PNMT và sau sinh năm 2020”
trên 210 PNMT có độ tuổi trung bình 31 tuổi (từ 19 đến 45 tuổi) cho thấy ở những


2

PNMT trong ba tháng đầu thai kì là 82% cho thấy mức độ lo lắng cao hơn so với trong
ba tháng giữa thai kì (74%), và đến ba tháng cuối của thai kì (54%) và chỉ 52% trong
giai đoạn hậu sản [13]. SKTT trước khi sinh gây ra gánh nặng khơng chỉ cho bản thân
PNMT mà cịn cho con của họ [14]. Các nghiên cứu cho thấy các vấn đề tâm lý trước
khi sinh ảnh hưởng xấu đến em bé. Lo lắng liên quan đến căng thẳng khi mang thai có

thể dẫn đến thai chết lưu hoặc thai nhi bất thường [15]. Hơn nữa, con của những bà mẹ
gặp phải tình trạng căng thẳng tâm lý khi mang thai có nhiều khả năng gặp các vấn đề
về nhận thức và hành vi và kỹ năng giao tiếp của họ bị ảnh hưởng đáng kể [16,17].Vì
vậy, việc quan tâm đến sức khoẻ tâm thần của PNMT đặc biệt về mức độ lo âu, trầm
cảm, stress là vô cùng cần thiết.

H
P

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ trầm cảm trước sinh hiện hành cao,
dao động từ 12.2% đến 29.1% [18][19]. Trong những năm gần Bệnh viện Phụ sản
trung ương đang hướng tới việc tập trung đẩy mạnh công tác ứng phó với trầm cảm
khi mang thai nhằm nâng cao chất lượng sống cho PNMT đến khám tại bệnh viện.
Đây là chủ đề mới đã được quan tâm, chú ý nhưng chưa được nghiên cứu ở Việt Nam.

U

Do đó sinh viên quyết định thực hiện nghiên cứu “Triệu chứng stress, lo âu, trầm
cảm của phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện phụ sản Trung Ương năm 2022
và một số yếu tố liên quan” để mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến stress,

H

lo âu, trầm cảm ở PNMT. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng
tiêu cực đến SKTT của PNMT.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu 1: Mô tả triệu chứng stress, lo âu, trầm cảm của phụ nữ mang thai đến khám
tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương năm 2022.
Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố liên quan đến triệu chứng stress, lo âu, trầm cảm của
phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương năm 2022.

H
P

H

U


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số khái niệm và định nghĩa
1.1.1 Sức khoẻ tâm thần
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khỏe tâm thần là nền tảng cho sự khỏe
mạnh và hoạt động hiệu quả của các cá nhân. SKTT không chỉ là trạng thái không có
rối loạn tâm thần, mà cịn bao gồm khả năng suy nghĩ, học hỏi và hiểu được cảm xúc
của một người và phản ứng của người khác. Sức khỏe tâm thần là một trạng thái cân
bằng, cả bên trong cơ thể và với môi trường. Các yếu tố thể chất, tâm lý, xã hội, văn
hóa, tinh thần và các yếu tố liên quan khác đều tham gia vào việc tạo ra sự cân bằng
này. Có mối liên hệ khơng thể tách rời giữa sức khỏe tâm thần và thể chất [20].

H
P

Sức khỏe tâm thần bao gồm tình cảm, tâm lý và xã hội của chúng ta. Nó ảnh

hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Nó cũng giúp xác định
cách chúng ta xử lý căng thẳng, quan hệ với người khác và đưa ra những lựa chọn lành
mạnh. Sức khỏe tinh thần quan trọng trong mọi giai đoạn của cuộc đời, từ thời thơ ấu
và thanh thiếu niên cho đến khi trưởng thành [21]. Các vấn đề SKTT, trong đó có

U

stress, lo âu và trầm cảm là các vấn đề ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ khơng
những của phụ nữ mang thai mà cịn ảnh hưởng đến trẻ [12].

H

1.1.2 Vấn đề stress, lo âu, trầm cảm của phụ nữ mang thai
Mang thai kéo theo những thay đổi tâm sinh lý sâu sắc ở phụ nữ. Do đó, mang
thai được biết là thời kỳ nhạy cảm để phát triển các triệu chứng lo âu, trầm cảm và
căng thẳng [22].

Trầm cảm (depression) được dùng để mô tả một hội chứng tâm lý đặc trưng bởi khí
sắc trầm hay còn gọi là cảm xúc buồn bã, cùng với đó là đi kèm một số triệu chứng
khác duy trì trong một khoảng thời gian kéo dài trên 2 tuần, gây ảnh hưởng đến các
hoạt động trong cuộc sống như cơng việc/học tập, gia đình và xã hội” [23].
Một số phụ nữ có thể bị trầm cảm trước khi mang thai. Nhưng nó cũng có thể bắt đầu
khi mang thai vì một số lý do - ví dụ, nếu một phụ nữ khơng hài lịng về việc mang
thai hoặc đang phải đối mặt với nhiều căng thẳng trong công việc hoặc ở nhà [24].


5

Lo âu (anxiety) là một rối loạn cảm xúc đặc trưng, được miêu tả “như một cảm giác
khó chịu của nỗi sợ hãi mơ hồ, hay còn là lo sợ đi kèm với những tình trạng tâm lý và

sinh lý đặc trưng”. Trạng thái lo âu là cảnh báo bản thân có những giải pháp thích hợp
để đối phó với những tình huống căng thẳng. Trạng thái này có liên quan đến sự rối
loạn của hệ thống thần kinh tạo nên 2 triệu chứng cơ bản về tinh thần (ví dụ: lo lắng,
sợ hãi, khó tập trung...) và thể chất (ví dụ: Tăng nhịp tim, thở gấp, run rẩy...) [25].
Về cơ bản lo âu là cảm giác lo lắng hoặc sợ hãi về những điều có thể xảy ra. Nếu lo
lắng nhiềucó thể gây căng thẳng khi mang thai. PNMT lo lắng sẽ không trở thành một
người mẹ tốt hoặc rằng không đủ khả năng để nuôi dạy một đứa trẻ [22].
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác

H
P

động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần
[26].

Năm 1966, nhà tâm lý học Richard S. Lazarus đã đưa ra định nghĩa “stress là sự mất
cân bằng giữa những yêu cầu và những lực tác động”. Theo định nghĩa khác, “stress
có thể được coi là bất kỳ yếu tố, tác động bên trong hay bên ngoài làm cho cơ thể khó

U

để thích nghi và làm gia tăng nỗ lực lên một phần của con người để duy trì một trạng
thái cân bằng cả bên trong và với môi trường bên ngoài” [27].

H

Nếu đáp ứng cá nhân với các yếu tố stress khơng đầy đủ, khơng thích hợp và cơ thể
khơng tạo ra được một cân bằng mới, thì những chức năng của cơ thể ít nhiều sẽ bị rối
loạn, những dấu hiệu bệnh lý thực thể, tâm lý, tập tính sẽ xuất hiện và tạo ra những
stress bệnh lý cấp tính hoặc kéo dài [28].

1.2 Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của phụ nữ mang thai.
1.2.1 Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của phụ nữ mang thai trên thế giới.
Năm 2022 là năm đại dịch COVID-19 dần phục hồi. Trong thời kỳ mang thai và
giai đoạn sau sinh là những thời điểm dễ bị tổn thương đối với bản thân người mẹ, dễ
gặp các vấn đề về nhận thức và hành vi, trong khi tâm lý lo lắng có thể gây ra những hậu
quả tiêu cực cho cả mẹ và con [29][30]. Vì vậy, khơng thể bỏ qua tác động tiềm đối với
sức khỏe tâm thần, đặc biệt là ở những nhóm dân cư dễ bị tổn thương [31][32]. Phụ nữ
mang thai và cho con bú đang phải đối mặt với nhiều thay đổi trong cuộc sống khiến họ


6

đặc biệt dễ bị rối loạn sức khỏe tâm thần. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 10% phụ
nữ mang thai và 13% các bà mẹ bị rối loạn tâm thần, chủ yếu là trầm cảm [33]. Một
nghiên cứu đa quốc gia lớn về sức khỏe tâm thần trong thời kì mang thai và sau sinh
được tiến hành năm 2020 cho thấy từ 4% đến 8% phụ nữ có các triệu chứng trầm cảm từ
mức độ trung bình đến rất nặng trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh [34]. Do đó, điều
quan trọng là các rối loạn sức khỏe tâm thần phải được phát hiện và giải quyết kịp thời.
Một nghiên cứu cắt ngang tại Trung Quốc về “Tình trạng sức khỏe tâm thần của bà
mẹ và các phương pháp tiếp cận thơng tin chăm sóc trước sinh năm 2020” trên 1873 phụ
nữ mang thai có độ tuổi trung bình 29 tuổi chỉ ra rằng tỷ lệ cảm thấy căng thẳng, lo lắng
và trầm cảm ở PNMT lần lượt là 89,1%, 18,1% và 45,9% trong số những người tham

H
P

gia[35]. Những lo lắng và sợ hãi này có thể kéo dài căng thẳng và lo lắng ở phụ nữ mang
thai và góp phần làm tăng tỷ lệ rối loạn sức khỏe tâm thần [36].

Theo một kết quả nghiên cứu tại Phần Lan về “Mức độ căng thẳng và lo lắng ở phụ

nữ mang thai và sau sinh năm 2020” trên 210 phụ nữ mang thai có độ tuổi trung bình 31
tuổi (từ 19 đến 45 tuổi) cho thấy ở những phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu thai kì là

U

82% cho thấy mức độ lo lắng cao hơn so với trong ba tháng giữa thai kì (74%), và đến
ba tháng cuối của thai kì (54%) và chỉ 52% trong giai đoạn hậu sản [36]. Lo lắng và đau
khổ có xu hướng cao hơn ở những phụ nữ có tiền sử điều trị tâm thần, những người đang

H

trong ba tháng đầu của thai kỳ và những người đang độc thân hoặc có mối quan hệ
khơng chính thức.

Cuộc khảo sát trực tuyến với 715 phụ nữ mang thai từ 18 đến 44 tuổi ở Hoa Kỳ,được
thực hiện vào tháng 5 năm 2020 cho thấy rằng vào thời điểm cao điểm của việc cách ly
ở nhà tại nhà ở Hoa Kỳ, ít nhất hai trong số năm người được hỏi trong một mẫu phụ nữ
mang thai ở Hoa Kỳ (43,3%) bị trầm cảm hoặc lo lắng, cao hơn ít nhất 2,5 lần so với tỷ
lệ phổ biến ở phụ nữ mang thai [37]. Khoảng 36% phụ nữ có thể bị trầm cảm khi mang
thai. Gần 22% phụ nữ cho biết lo lắng khi mang thai [38].
Một nghiên cứu ở Romania trên 559 phụ nữ mang thai từ tháng 5 đến tháng 10 năm
2020 chỉ ra những hạn chế của đại dịch đã ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày
của phụ nữ mang thai liên quan đến đời sống nghề nghiệp, gia đình và xã hội. Vì vậy,


7

đối với những phụ nữ mang thai vốn dễ bị tổn thương về mặt tinh thần, những hạn chế
này đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần của họ. Phần lớn những người tham
gia nghiên cứu (78,8%) bị ảnh hưởng về mặt tinh thần bởi đại dịch. Nhóm lo sợ liên

quan đến khả năng mang thai bị ảnh hưởng chiếm ưu thế trong nhóm (45,8%) [39].
1.2.2 Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của phụ nữ mang thai tại Việt Nam.
Ngay khi trường hợp đầu tiên nhiễm COVID-19 được phát hiện trong nước vào đầu
tháng 3/2020, Việt Nam đã kiên trì thực hiện chiến lược ngăn chặn, phát hiện, truy
vết, khoanh vùng, cách ly và dập dịch để có thể hạn chế thấp nhất nguy cơ đại dịch lây
lan ra cộng đồng. Bộ Y tế tận dụng tối đa thời gian “vàng” khi thực hiện giãn cách xã
hội để tăng tốc làm sạch các ổ dịch nhanh nhất có thể. Những thành cơng của Việt Nam

H
P

trong kiểm sốt dịch bệnh trong giai đoạn đầu đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh
giá cao [40].

Trong nghiên cứu của Phạm Thị Thu Phương về “Trầm cảm, lo âu và các yếu tố
liên quan ở phụ nữ mang thai tại thành phố Hồ Chí Minh” vào tháng 4 năm 2019 [41]
cho biết trầm cảm, lo âu là phổ biến ở PNMT, gần một phần tư thai phụ có các dấu hiệu

U

trầm cảm (24,0%) và một phần sáu thai phụ có các dấu hiệu lo âu (16,0%). Tỷ lệ trầm
cảm cao hơn được tìm thấy ở thai phụ có nghề nghiệp là viên chức/văn phịng(p=0,038)
hoặc nghề nghiệp khác (p=0,019), tình trạng mẹ đơn thân (p=0,007), tình trạng kinh tế

H

nghèo (p=0,005). Tỷ lệ lo âu cao hơn được tìm thấy ở thai phụ có nghề nghiệp là nội trợ
(p=0,024), tình trạng mẹ đơn thân (p<0,001).

Ở Việt Nam còn hạn chế số lượng nghiên cứu về vấn đề SKTT của PNMT.Tuy

nhiên có một vài nghiên cứu chỉ ra tác động đến stress, lo âu, trầm cảm của một số nhóm
đối tượng khác như. Theo báo cáo “Đánh giá nhanh về tác động kinh tế - xã hội của năm
2020 đối với các hộ gia đình dễ bị tổn thương ở Việt Nam” do Chương trình Phát triển
của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam. Có tới 66,4% hộ gia đình cho biết tinh thần lo
lắng. Các vấn đề về sức khỏe tinh thần rất đa dạng, từ việc cảm thấy thỉnh thoảng lo lắng
trong ngày (41%) hộ gia đình được phỏng vấn), lo lắng suốt cả ngày (29%), khó ngủ
(10,8%), khơng thể thư giãn (7,3%) và dễ trở nên khó chịu hoặc cáu kỉnh (6,8%), và cảm
thấy chán nản (6,5%). Các nữ chủ hộ gia đình dường như bị ảnh hưởng nhiều hơn về mặt


8

tinh thần. 81,6% nữ chủ hộ có vấn đề về sức khỏe tinh thần, trong khi tỷ lệ này của nam
chủ hộ là 62,8%. Vấn đề với các nữ chủ hộ trở nên nghiêm trọng hơn khi 21,3% nữ chủ
hộ, chiếm một phần 5, cảm thấy khó ngủ. Trong khi đó, con số này chỉ ở mức 8,3% nam
chủ hộ cảm thấy khó ngủ. Chỉ 26,3% nam chủ hộ lo lắng suốt cả ngày, trong khi tới gần
một nửa nữ chủ hộ đối mặt với cùng một vấn đề, ở mức 41,3%.
Một trong số rất ít các nghiên cứu về tác động tâm lý ở Việt Nam do Lê Thị Thanh
Xuân và đồng nghiệp (2020) thực hiện vào tháng 4/2020 khi dịch bệnh lần đầu tiên bùng
phát. Nghiên cứu nhằm đo lường tác động tâm đối với các nhóm dân cư và các yếu tố
ảnh hưởng. Kết quả cho thấy trong tổng số 1.423 người tham gia khảo sát, có 233 người
(16,4%) bị tổn thương tâm lý ở cấp độ thấp; 76 người (5,3%) ở cấp độ trung bình và 77

H
P

người (5,4%) ở cấp độ cao. Kết quả cho thấy phụ nữ, 45 tuổi trở lên hoặc đông con chịu
áp lực nhiều hơn về tinh thần. Người tự kinh doanh, thất nghiệp hoặc nghỉ hưu trải qua
tâm trạng lo lắng, căng thẳng hơn so với những nhóm khác. Những trường hợp phải đi
cách ly hoặc sống trong khu vực phong tỏa chịu tác động tiêu cực nhiều hơn, mặc dù đây

là biện pháp bất đắc dĩ nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Từ kết quả thu được, các

U

tác giả khuyến cáo việc thực hiện sàng lọc các tổn thương tâm lý và giám sát dịch tễ học,
đặc biệt trong các nhóm bị tác động mạnh của đại dịch, để có các biện pháp can thiệp và
hỗ trợ kịp thời.

H

1.3 Một số yếu tố liên quan đến Stress, lo âu, trầm cảm của phụ nữ mang thai
1.3.1 Yếu tố nhân khẩu học
Một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng các yếu tố nhân khẩu học – xã hội
học của đối tượng có ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần của phụ nữ mang thai, bao
gồm: tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng hơn nhân, và các yếu tố
khác.
Tuổi
Một số bài báo cho thấy tuổi mẹ cao hơn có thể được coi là yếu tố bảo vệ chống lại
căng thẳng và lo lắng [42][43].
Trong nghiên cứu của Izu Nwachukwu và cộng sự về “Sự khác biệt liên quan đến
tuổi tác trong các biện pháp căng thẳng, lo âu và trầm cảm ở Canada” đã tiến hành vào
tháng 3 năm 2020 cho thấy mức độ lo lắng cao hơn được tìm thấy ở những người tuổi


9

mẹ trả lời trẻ hơn [44], trong khi nghiên cứu tại thời gian tương tự của Shevlin M về
“Lo lắng, trầm cảm, căng thẳng sau chấn thương và lo của người dân tại Vương quốc
Anh” lại cho thấy những người khác báo cáo mức độ lo lắng cao nhất ở người cao tuổi
[45].

Trình độ học vấn
Nghiên cứu của Hatice Kahyaoglu Sut về “Lo lắng, trầm cảm và các yếu tố liên
quan ở phụ nữ mang thai ở Thổ Nhĩ Kỳ” vào tháng 6 năm 2020 trên đối tượng mang
thai cho thấy trình độ học vấn thấp hơn có xu hướng gây ra mức độ lo lắng và căng
thẳng cao hơn [46].
Ngược lại, Trong nghiên cứu của Ilenia Mappa về “Ảnh hưởng của đại dịch

H
P

coronavirus 19 đối với sự lo lắng của bà mẹ khi mang thai” tại Italia vào tháng 3 năm
2020 cho thấy rằng giáo dục đại học có thể là một yếu tố nguy cơ của mức độ lo lắng
cao ở những người mang thai [47].

Tình trạng hơn nhân

U

Nghiên cứu của Anna Stepowicz và cộng sự (2020) tìm thấy mối tương quan có ý
nghĩa thống kê giữa tình trạng hôn nhân và mức độ lo lắng được đo bằng trạng thái
STAI (p = 0,02), cho thấy mức độ lo lắng cao được tìm thấy ở 55% phụ nữ mang thai

H

đã kết hôn, so với 71% đối tác của họ là những người độc thân/đang trong một mối
quan hệ khơng chính thức [10].

Một nghiên cứu tại Phần Lan năm 2020 cũng chỉ ra mức độ căng thẳng lo lắng ở
phụ nữ mang thai cao hơn ở những người đang độc thân hoặc có mối quan hệ khơng
chính thức [36].


Tình trạng nghề nghiệp
Tình trạng nghề nghiệp dường như cũng có tác động đến mức độ lo lắng và căng
thẳng. Mặc dù làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có thể đã bảo vệ phụ nữ ở
một mức độ nào đó, nhưng việc thất nghiệp khiến phụ nữ có nguy cơ cao gặp phải tình
trạng đau khổ về tinh thần [48].


10

Số con
Trong nghiên cứu của Heidi Preis về “Căng thẳng và lo lắng khi mang thai liên quan
đến đại dịch ở phụ nữ mang thai năm 2020” làm vào tháng 4 năm 2020 cho thấy phụ nữ
mang thai sinh nhiều con có nhiều khả năng bị ít nhất một trong 3 dạng rối loạn sức
khỏe tâm thần được đánh giá, so với những phụ nữ sinh ít con hơn [43].
Khu vực sống
Phụ nữ mang thai sống ở nơng có nhiều khả năng bị ít nhất một trong 3 dạng rối loạn
sức khỏe tâm thần được đánh giá, so với những phụ nữ mang thai sống ở thành thị [43].
Hút thuốc lá

H
P

Nghiên cứu của Michael Ceulemans và cộng sự (2020) về “Tình trạng sức khỏe tâm
thần của phụ nữ mang thai và cho con bú” vào tháng 6 năm 2020 chỉ ra khả năng xuất
hiện các triệu chứng trầm cảm chính cao hơn ở phụ nữ mang thai có hút thuốc lá [49].
1.3.2 Yếu tố đặc điểm sức khỏe và sinh sản

U


Tiền sử điều trị tâm thần

Một nghiên cứu của John Allotey về “Biểu hiện lâm sàng, các yếu tố nguy cơ và kết

H

quả của bà mẹ và chu sinh của bệnh coronavirus 2019 trong thai kỳ: tổng quan hệ thống
sống và phân tích tổng hợp” vào tháng chỉ ra mức độ căng thẳng cao phổ biến hơn nhiều
ở những bà mẹ có tiền sử điều trị tâm thần (69%) so với những người khơng có (39%)
[50].
Thai kỳ

Nghiên cứu của Anna Stepowicz và cộng sự (2020) và nghiên cứu của Saccon đều
chỉ ra rằng mức độ lo lắng của phụ nữ trong ba tháng đầu cao hơn so với giai đoạn sau
của thai kỳ hoặc sau khi sinh [13].

Tình trạng mang thai
Trong nghiên cứu của Heidi Preis về “Căng thẳng và lo lắng khi mang thai liên quan


11

đến đại dịch ở phụ nữ mang thai trong đại dịch coronavirus 2019” làm vào tháng 4 năm
2020 cho thấy các triệu chứng lo âu cũng dễ xảy ra hơn ở phụ nữ mang thai ngồi ý
muốn trong thời kì dịch bệnh [43].
Theo dõi thai kỳ
Việc tiếp cận với các dịch vụ y tế bị hạn chế trong thời kỳ đại dịch có thể đã ngăn cản
những phụ nữ mắc bệnh mãn tính đến gặp bác sĩ, có khả năng góp phần làm tăng gánh
nặng tâm lý [49] [51].
Điều quan trọng là, 53% phụ nữ mang thai cho biết đại dịch coronavirus ảnh hưởng

đến quá trình theo dõi thai kỳ hiện tại của họ ở một mức độ nào đó. Trong số đó, ít nhất

H
P

60% cho biết ít được nữ hộ sinh (65%) và bác sĩ sản khoa (62%) theo dõi hơn so với
trước đại dịch [51].
1.3.3 Yếu tố văn hóa – xã hội
Sự hỗ trợ của gia đình

Hỗ trợ từ gia đình được định nghĩa là sự hỗ trợ từ tất cả các thành viên trong gia

U

đình bao gồm: chồng, cha mẹ và anh chị em ruột, anh chị em bên chồng. Một số
nghiên cứu cho thấy phụ nữ thiếu sự hỗ trợ gia đình thì nguy có TCSS cao hơn so với

H

những phụ nữ được gia đình hỗ trợ.

Nghiên tổng hợp từ 20 bài báo của Lancaster và cộng sự năm 2010 đã đề cập đến
mối quan hệ giữa hỗ trợ gia đình và trầm cảm khi mang thai. Nghiên cứu đã chứng
minh rằng thiếu sự hỗ trợ xã hội có liên quan đến trầm cảm khi mang thai. Thiếu sự hỗ
trợ của chồng hoặc bạn tình có liên quan đến nguy cơ làm tăng trầm cảm khi mang
thai [52]. Nghiên cứu của Xuehan Dong và cộng sự năm 2013 cho thấy những phụ nữ
không được hỗ trợ từ chồng hoặc bạn tình thì nguy cơ bị trầm cảm trong thai kỳ cao
gấp gần 4 lần so với những phụ nữ được hỗ trợ thường xuyên từ chồng/bạn tình
(OR=3,57; 95% CI: 1,37- 9,57).
Áp lực từ giới tính của thai nhi

Sự ưa thích con trai được coi là một vấn đề phổ biến tại một số nước châu Á, đặc
biệt là ở các vùng nông thôn ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Nepal và Pakistan [53].


12

Ở Việt Nam, bố mẹ thường sống với con trai và gần như con trai phải kiếm tiền và nuôi
dưỡng cha mẹ khi tuổi già và nối dõi tông 28 đường, trong khi đó con gái lớn đi lấy
chồng và thường sống ở nhà chồng. Hơn nữa, hiện nay chính sách về kế hoạch hóa gia
đình của nhà nước là sinh hai con, nên áp lực sinh con trai đối với phụ nữ là rất lớn có
thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của phụ nữ. Giống như Việt Nam, ở
Trung Quốc, việc yêu thích con trai hơn con gái là phổ biến, đặc biệt là ở vùng nơng
thơn. Bởi vì Trung Quốc thiếu một hệ thống an sinh xã hội, cha mẹ dựa vào con trai về
kinh tế khi họ về già và con trai thì có nhiệm vụ quan trọng là nối dõi tơng đường. Chính
điều này đã tạo nên những áp lực nặng nề đối với người phụ nữ và ảnh hưởng không nhỏ
đến sức khỏe tâm thần của họ. Như trong nghiên cứu của Xie và cộng sự trên phụ nữ sau
sinh 6 tuần cho thấy: những phụ nữ sinh ra bé gái thì nguy cơ bị trầm cảm cao gấp gần 3

H
P

lần khi so sánh với những phụ nữ sinh con trai (OR=2,80; 95%CI: 1,30–6,03) [54].
Trong giới hạn khóa luận này, sinh viên sẽ tập trung tìm hiểu về yếu tố nhân khẩu
học, đặc điểm sức khỏe và sinh sản, văn hóa – xã hội.

1.4 Một số thang đo sử dụng trong đánh giá sức khoẻ tâm thần
1.4.1. Thang đo trầm cảm (PHQ-9) và rối loạn lo âu (PHQ-7)

U


Thang đo trầm cảm PHQ-9: Bảng câu hỏi bệnh nhân này là phiên bản tự quản lý
của cơng cụ chẩn đốn PRIME-MD cho các rối loạn tâm thần thông thường. PHQ-9
không phải là một cơng cụ sàng lọc bệnh trầm cảm nhưng nó được sử dụng để theo dõi
mức độ nghiêm trọng của trầm cảm và đáp ứng với điều trị. Với tổng điểm từ 0-27, theo
đó các mức độ trầm cảm sẽ được đánh giá như sau: Mức độ nghiêm trọng: 0-4 không, 59 nhẹ, 10-14 vừa, 15-19 vừa phải nặng, 20-27 nặng [55]. PHQ-9 đã được chuẩn hóa tại
Việt Nam và được sử dụng trong những nghiên cứu đánh giá về sức khỏe tâm thần.

H

Thang đo rối loạn lo âu (PHQ-7): PHQ-7 được Spitzer RL cùng các cộng sự giới
thiệu vào năm 2006 gồm tiểu 7 mục với tổng điểm từ 0 – 21. PHQ-7 là một cơng cụ hữu
ích với tiêu chí mạnh mẽ để xác định các trường hợp có thể xảy ra rối loạn lo âu tổng
quát [56]. Tại Việt Nam bộ cơng cụ này đã được chuẩn hóa và sử dụng trong một số
nghiên cứu để đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần.
1.4.2. Thang đo trầm cảm, lo lắng và căng thẳng (DASS-21)
DASS-21 (Depression Anxiety and Stress Scales) là thang đánh giá được phát triển
bởi các nhà khoa học thuộc Đại học New South Wales (University of New South
Wales), Australia. DASS-21 có thể được dùng trong tầm soát và đánh giá mức độ trầm
cảm, lo âu và stress. Thang đo DASS 21 đã được Viện Sức khoẻ tâm thần Quốc gia biên


13

dịch, thử nghiệm trên một số đối tượng nghề nghiệp khác nhau [57]. Thang đo DASS 21
đã được nhiều nghiên cứu đánh giá về tính giá trị, độ tin cậy và khẳng định có thể áp
dụng tại Việt Nam, khơng có sự khác biệt về mặt văn hố [58].
1.4.3. Thang đo mức độ căng thẳng cảm nhận (PSS-10)

Thang đo mức độ căng thẳng cảm nhận (PSS-10) là một bảng câu hỏi gồm 10
mục được phát triển ban đầu bởi Cohen et al. (1983) và được dịch sang hơn 20

ngôn ngữ và được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức độ căng thẳng ở thanh niên,
người lớn từ 12 tuổi trở lên [55]. Nó đánh giá mức độ mà một cá nhân cảm nhận
cuộc sống là khơng thể đốn trước, khơng thể kiểm sốt và q tải so với tháng
trước. Trong mỗi trường hợp, những người được hỏi được hỏi mức độ thường
xuyên họ cảm thấy theo một cách nào đó.

H
P

1.4.4. Chỉ số 5 sức khỏe tốt của WHO (WHO-5)

Thang đo chỉ số Sức khỏe của WHO-5 là một thang đánh giá toàn cầu ngắn và
chung đo lường mức độ hạnh phúc chủ quan [59]. WHO coi hạnh phúc tích cực là một
thuật ngữ khác của sức khỏe tâm thần, WHO-5 chỉ bao gồm các mục tích cực. Các mục
WHO-5 là: (1) 'Tơi cảm thấy vui vẻ và có tinh thần tốt', (2) 'Tơi cảm thấy bình tĩnh và
thoải mái', (3) 'Tôi cảm thấy năng động và tràn đầy sức sống', (4) 'Tơi thức dậy cảm thấy
sảng khối và nghỉ ngơi 'và (5)' Cuộc sống hàng ngày của tôi tràn ngập những điều khiến
tơi thích thú '. Người trả lời được yêu cầu đánh giá mức độ áp dụng của mỗi câu trong số
5 câu đối với họ khi xem xét 14 ngày qua. Mỗi mục trong số 5 mục được cho điểm từ 5
(mọi lúc) đến 0 (không mục nào). Do đó, về mặt lý thuyết, điểm thơ dao động từ 0
(khơng có sức khỏe) đến 25 (hạnh phúc tối đa). Vì các thang đo chất lượng cuộc sống
liên quan đến sức khỏe được quy ước thành thang phần trăm từ 0 (khơng có) đến 100
(tối đa), nên nhân điểm thô với 4.

U

H

Một số nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng thang đo này để đánh giá cơ bản về sức
khỏe tâm thần của các thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng bởi COVID-19 như trong

nghiên cứu của Solmi M và cộng sự tại 11 quốc gia trên thế giới hay nghiên cứu tại Nhật
Bản của Saito M [60] [61].
1.4.5 Thang đo đánh gia mức độ trầm cảm sau sinh (EPDS)
Trầm cảm được sàng lọc bằng thang đo EPDS (Edinburgh Postnatal Depression
Scale). Thang đo để đo trầm cảm trong khi mang thai và sau sinh [62]. Thang đo bao
gồm 10 câu hỏi, 52 tìm hiểu về cảm nhận của phụ nữ trong vòng 7 ngày vừa qua bao
gồm tâm trạng phiền muộn, cảm giác bị tội, lo âu và ý tưởng tự sát. Mỗi câu hỏi gồm 4
lựa chọn trả lời, tính theo thang điểm từ 0 đến 3 điểm, trong đó: câu 1, 2 và 4: cách tính
điểm cho các đáp án tăng dần từ 0 đến 3; câu 3, 5 -10 được cho điểm ngược lại, điểm số
cho câu trả lời giảm dần từ 3 đến 0 điểm cho đáp án cuối. Tổng điểm của bộ câu hỏi từ 0


14

đến 30 điểm, điểm càng cao thì mức độ trầm cảm càng tăng. Gibson và cộng sự đã tiến
hành tổng quan 37 nghiên cứu chuẩn hóa bộ cơng cụ EPDS ở các quốc gia trên thế giới
và đưa ra khuyến nghị sử dụng điểm cắt 9/10. Thang này lần đầu tiên được dịch sang
tiếng Việt năm 1999 và được đánh giá trong một nghiên cứu của Úc về TCSS trên cộng
đồng người Việt.
1.4.6 Đánh giá các thang đo đã chọn
Bảng 1: So sánh các loại thang đo trong nghiên cứu về sức khỏe tâm thần
Các đối tượng
Loại
STT
Ưu điểm
được sử dụng
Nhược điểm
thang đo
thang đo


1

2

3

4

5

PHQ-9
và PHQ7



Độ tin cậy cao



Được chuẩn hóa và
dịch sang Tiếng
Việt



Được dịch và chuẩn
hóa sang tiếng Việt




Được chứng minh
phù hợp với nhóm
phụ nữ mang thai.



Tìm hiểu được cả 3
biểu hiện: căng
thẳng, lo âu, trầm
cảm

DASS21

PSS-10

WHO-5

Độ tin cậy cao



Được chuẩn hóa
và dịch sang Tiếng
Việt

H



Độ tin cậy cao




Phù hợp với phụ
nữ mang thai



Độ tin cậy cao



Có giá trị trong
việc sang lọc trầm
cảm trước và sau
sinh



Được dịch sang
tiếng Việt

Chỉ đánh giá được chỉ
số trầm cảm và rối
loạn lo âu

H
P

Được sử dụng ở

nhiều nhóm đối
tượng, trong đó
có phụ nữ mang
thai

U



EDPS

Được sử dụng rộng
rãi tại nhiều nhóm
tuổi

Được sử dụng ở
nhiều nhóm đối
tượng

Sử dụng ở nhiều
nhóm đối tượng
trong đó có phụ nữ
mang thai

Phù hợp với bà mẹ
mang thai và sau
sinh

Số lượng câu hỏi dài,
tuy nhiên xác định

được cả 3 yếu tố sức
khỏe tâm thần.

Chủ yếu tập trung
mức độ căng thẳng
Chưa có bản Tiếng
Việt được chuẩn
hóa
Ít nghiên cứu sử
dụng

Chủ yếu tập trung
đánh giá mức độ
trầm cảm sau sinh


15

Dựa trên đánh giá so sánh và nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của từng công cụ,
nghiên cứu sử dụng các phiên bản thích hợp của DASS-21 vì các lý do như sau:
Bộ công cụ DASS-21: Đây là bộ công cụ dễ trả lời, rất thuận tiện khi sử dụng và có
tính ứng dụng linh hoạt ở các nước có nền văn hóa khác nhau, đặc biệt là chỉ mất khoảng
thời gian ngắn (10 - 15 phút) để tự đánh giá, phù hợp cho đối tượng tham gia nghiên cứu
là phụ nữ mang thai [63]. Đồng thời, DASS-21 được sử dụng rất phổ biến trong các
nghiên cứu đánh giá mức độ lo lắng, trầm cảm, căng thẳng thế giới cũng như ở Việt
Nam. Bên cạnh đó, bộ cơng cụ này cũng đã có bản dịch tiếng Việt và được tác giả Đỗ
Thị Như Huyền sử dụng trong nghiên cứu “THỰC TRẠNG TRẦM CẢM, LO ÂU,
STRESS VÀ CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHĨ CỦA PHỤ NỮ ĐẾN PHÁ THAI NGỒI 3
THÁNG ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2021”. Đặc biệt khi sử
dụng thang đo này, có thể khai thác được cả 3 khía cạnh sức khỏe tâm thần: cẳng thẳng,

lo lắng, trầm cảm mà ở các thang đo khác không đáp ứng được đầy đủ.

H
P

1.5 Địa bàn nghiên cứu

Bệnh viện phụ sản Trung Ương được xây dựng tại địa chỉ 43 Tràng Thi, Hoàn
Kiếm, Hà Nội. Bệnh viện thành lập từ năm 1955. Lần đầu tiên tại Việt Nam có một Viện
chun ngành nghiên cứu tình trạng sinh lý, bệnh lý của phụ nữ, của các bà mẹ và trẻ sơ
sinh, hướng tới mục tiêu “Bảo vệ tốt sức khoẻ phụ nữ, các bà mẹ và trẻ sơ sinh, góp
phần vào việc giải phóng phụ nữ, phát triển sản xuất, bảo vệ thế hệ tương lai của Tổ
quốc”. Đến năm 2003, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám bệnh, chữa
bệnh của nhân dân ngày một lớn, địi hỏi phải có sự chuyển đổi cả về tính chất, quy mơ
của Viện. Ngày 18/6/2003 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định 2212/QĐ-BYT đổi tên
Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh thành bệnh viện Phụ - Sản Trung ương trực thuộc Bộ
Y tế, tiếp tục thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trước đây của Viện Bảo vệ Bà mẹ và
Trẻ sơ sinh với những địi hỏi cao hơn đảm bảo hồn thành nhiệm vụ khám, chữa bệnh
trong tình hình mới.

U

H

Bệnh viện Phụ – Sản Trung ương hiện là cơ sở đầu ngành về chuyên ngành phụ sản,
sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh. Bên cạnh đó, đây cịn là nơi đảm nhiệm đào tạo đại học, sau
đại học; nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, bệnh viện còn nhận trọng trách chỉ đạo tuyến và
chuyển giao công nghệ về chuyên ngành phụ sản, sơ sinh trong phạm vi cả nước
[64]. Một ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 500-550 bệnh nhân đến khám, trong đó có
360 PNMT. Trong những năm gần đây, bệnh viện cũng đã cung cấp những thông tin liên

quan đến COVID-19 trong thời kỳ mang thai trên những trang thông tin đại chúng và đã
tổ chức khám và tiêm chủng cho các PNMT đủ điều kiện tiêm chủng. Tuy nhiên, công
tác hỗ trợ các vấn đề sức khoẻ tâm thần cho PNMT hiện vẫn còn chưa được bệnh viện
chú trọng do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do thiếu số liệu làm cơ sở cho


16

việc can thiệp.

1.6 Khung lý thuyết

Yếu tố nhân khẩu học
- Tuổi
- Trình độ học vấn
- Tình trạng hơn nhân
- Tình trạng nghề nghiệp
- Số con
- Khu vực sống
- Hút thuốc lá

Yếu tố văn hóa – xã hội
- Sự hỗ trợ từ gia đình
- Áp lực giới tính thai nhi

H
P

Vấn đề SKTT:
Stress, lo

lắng, trầm
cảm khi
mang thai

H

U

Yếu tố đặc điểm sức khỏe và sinh sản
- Tiền sử điều trị tâm thần
- Thai kỳ
- Tình trạng mang thai
- Theo dõi thai kì


17

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Phụ nữ mang thai khám thai tại Bệnh viện phụ sản Trung Ương.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Phụ nữ mang thai từ khi phát hiện mang thai đến trước sinh.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Người không có khả năng nói, nghe, khơng trả lời được hoặc đang điều trị tâm thần ở
một cơ sở điều trị chuyên sâu về tâm lý.

H
P


- Người không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

Toàn bộ quỹ thời gian của nghiên cứu từ tháng 4/2022 đến tháng 12/2022 nghiên cứu
dự kiến tiến hành thu thập số liệu trong thời gian từ tháng 06/2022 đến tháng 07/2022 tại
Bệnh viện Sản Trung Ương.

U

2.3 Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu:
Cỡ mẫu:

H

Số lượng người trong nghiên cứu được tính theo cơng thức:

n: Cỡ mẫu

𝑛=

2
𝑧1−
𝛼 × 𝑝(1 − 𝑝)
2

𝑑2

a: Chọn mức ý nghĩa thống kê 95%, có α = 0,05
Z: Hệ số tin cậy, với α = 0, 05 độ tin cậy là 95%, tra bảng ta có Z = 1,96

P: Theo nghiên cứu của Fatemeh Effati-Daryani thực hiện tại Iran năm 2019 [65] thì tỉ lệ
phụ nữ mang thai có triệu chứng của trầm cảm, cẳng thẳng, lo lắng lần lượt là 32,7%,
32,7% và 43,9%. Do vậy chọn P trong nghiên cứu này là 0,673 để thu được cỡ mẫu lớn
nhất.
d: Sai số tuyệt đối (lấy d=0,05)
Thay vào công thức ta được n= 388.


×