Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của học sinh một trường trung học phổ thông tại thành phố nam định, tỉnh nam định năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.5 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN HẠNH VY

H
P

THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH MỘT TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH,
TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021.

U

H

LUẬN VĂN: THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 87 20 701

HÀ NỘI, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN HẠNH VY

H
P


THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TẠI MỘT TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH,
TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021.

U

H

LUẬN VĂN: THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 87 20 701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH

HÀ NỘI, 2021


i

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành bài tập một này tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của các thầy cơ giáo, gia đình và bạn bè.
Trước hết tơi xin cảm ơn và bày tỏ lịng kính trọng, biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS.Nguyễn Thúy Quỳnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phịng Quản lý Đào tạo, cùng các
thầy cơ giáo và cán bộ trường Đại học Y tế Công cộng đã nhiệt tình giảng dạy, tạo
điều kiện cho tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành đề tài luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên và các em học sinh Trường


H
P

trung học phổ thông nơi tôi tiến hành nghiên cứu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp
đỡ tơi trong suốt q trình làm việc tại thực địa.

Tơi chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu luận văn tốt nghiệp này.

H

U

Học viên

Nguyễn Hạnh Vy


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................VI
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................... VII
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 4
1.1

Các định nghĩa, khái niệm.................................................................................. 4


1.2

Thực trạng SKTT VTN ...................................................................................... 9

1.3

Một số yếu tố liên quan đến thực trạng SKTT của học sinh THPT................. 12

1.4

Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu ........................................................... 18

1.5

Khung lý thuyết ................................................................................................ 20

H
P

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 21
2.1

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 21

2.2

Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................................... 21

2.3


Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 21

2.4

Cỡ mẫu ............................................................................................................. 21

2.5

Phương pháp chọn mẫu .................................................................................... 22

2.6

Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 22

2.7

Các biến số nghiên cứu .................................................................................... 23

2.8

Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ................................................. 23

2.9

Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................... 25

U

H


2.10 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ....................................................................... 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 27
3.1

Thông tin chung của ĐTNC ............................................................................. 27

3.2

Thực trạng SKTT của học sinh ........................................................................ 31

3.3

Một số yếu tố liên quan đến tình trạng SKTT chung ....................................... 33

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 39
4.1

Thực trạng SKTT của học sinh ........................................................................ 39

4.2

Các yếu tố liên quan đến tình trạng SKTT của học sinh ................................. 44

4.3

Bàn luận về hạn chế của nghiên cứu ................................................................ 48


iii


KẾT LUẬN .............................................................................................................. 50
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 52
PHỤ LỤC 1: PHIẾU PHÁT VẤN ......................................................................... 57
PHỤ LỤC 2: PHIẾU XIN PHÉP CHA MẸ ĐỒNG Ý CHO TRẺ THAM GIA
NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 72
PHỤ LỤC 3: BẢNG BIẾN SỐ ............................................................................... 73

H
P

H

U


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Thông tin chung của học sinh (n=327) ......................................................27
Bảng 3.2 Thói quen, lối sống của học sinh trong vịng 6 tháng qua (n=327) ...........28
Bảng 3.3 Thơng tin chung về gia đình của học sinh (n=327) ...................................29
Bảng 3.4 Thông tin chung ở trường học của học sinh (n=327) ................................31
Bảng 3.5 Vấn đề Sức khoẻ tâm thần theo thang điểm SDQ 25 ................................31
Bảng 3.6 Tỷ lệ học sinh có vấn đề sức khỏe tâm thần theo giới ...............................32
Bảng 3.7 Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân và sức khỏe tâm thầnở học sinh
(n=327). .....................................................................................................................33
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa thói quen cá nhân và sức khỏe tâm thần ở học sinh

H

P

(n=327). .....................................................................................................................34
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa việc chơi thể thao và sức khỏe tâm thần ở học sinh (n=
327)............................................................................................................................35
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa tình trạng gia đình với sức khỏe tâm thần ở học sinh
(n= 327). ....................................................................................................................36

U

Bảng 3.11 ALHT của học sinh..................................................................................37
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa áp lực học tập với sức khỏe tâm thần ở học sinh
(n=327)......................................................................................................................38

H

Bảng 3.13 Mối liên quan giữa trải nghiệm của học sinh ở trường với SKTT ở học
sinh
(n=327)......................................................................................................................39

38


v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ học sinh có vấn đề về SKTT......................................................31

H
P


H

U


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALHT: Áp lực học tập
ĐTNC: Đối tượng nghiên cứu
SKTT: Sức khỏe tâm thần
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
HS: Học sinh
VTN: Vị thành niên

H
P

WHO: Tổ chức Y tế thế giới

H

U


vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên và càng ngày càng
phổ biến. Trên tồn cầu, có khoảng 10-20% thanh thiếu niên trải qua các vấn đề
SKTT. Các rối loạn cảm xúc, ứng xử, tăng động, có vấn đề với bạn bè, thầy cô và cha
mẹ, trầm cảm, lo âu dẫn đến việc học sinh sa sút trong học tập và có các hành vi tiêu
cực ảnh hưởng đến bản thân các em cũng như gia đình và xã hội.
Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu: Mô tả thực trạng SKTT và một
số yếu tố liên quan của học sinh một trường THPT tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam
Định năm 2021. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Mẫu nghiên cứu là 327 học sinh từ
khối 10-12. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ SDQ 25 để sàng lọc vấn đề SKTT của

H
P

học sinh; các yếu tố liên quan gồm: áp lực học tập; một số đặc điểm về cá nhân, gia
đình, nhà trường. Số liệu được thu thập bằng phương pháp phát vấn tự điền; nhập
bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ HS có vấn đề SKTT chung là 37,6%. Trong
đó: 33,0% có vấn đề về cảm xúc; 12,5% có vấn đề hành vi ứng xử; 21,2% có vấn đề

U

tăng động-giảm chú ý; 36,1% có vấn đề quan hệ bạn bè; 34,3% có vấn đề kỹ năng
tiền xã hội. Một số yếu tố liên quan đến vấn đề SKTT của HS gồm: Học sinh nữ có
nguy cơ gặp các vấn đề SKTT cao gấp 1,95 lần so với HS nam với OR=1,95; CI95%

H

(1,16-3,28); HS có cảm nhận về ALHT từ 56-80 điểm có nguy cơ gặp các vấn đề
SKTT cao hơn 4,13 lần so với HS có điểm ALHT 21-55 điểm với OR=4,13; CI95%
(2,42-7,04); HS có uống rượu bia trong vịng 6 tháng qua có nguy cơ gặp các vấn đề

SKTT cao gấp 2,48 lần với OR=2,48; CI95% (1,19-5,14); HS bị bố, mẹ tỏ ra thờ ơ,
lạnh nhạt nguy cơ gặp các vấn đề SKTT cao hơn 4,25 lần với OR=4,25; CI95% (2,219,03); HS bị bắt nạt trực tiếp ở trường có nguy cơ gặp các vấn đề SKTT cao hơn 3,31
lần với OR=3,31; CI95% (1,28-8,54).
Từ kết quả nghiên cứu trên đề xuất một số khuyến nghị. Cần quan tâm đến
vấv đề SKTT đối với học sinh nữ; những thời điểm áp lực học tập nhiều cần có biện
pháp giải toả áp lực cho học sinh. Cha mẹ cần quan tâm và bố mẹ lắng nghe, chia sẻ,
giúp đỡ HS khi gặp khó khăn, tránh gây áp lực cho con. Nhà trường, cần có các biện
pháp giám sát, can thiệp giảm thiểu vấn đề bắt nạt học đường.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe tâm thần (SKTT) được xem là một bộ phận không thể tách rời
trong định nghĩa về sức khỏe (WHO) (1), trong đó SKTT khơng chỉ là khơng bị mắc
rối loạn tâm thần, mà cịn bao hàm trạng thái thoải mái, sự tự tin vào năng lực bản
thân, tính tự chủ, năng lực và khả năng nhận biết những tiềm năng của bản thân (2).
Vấn đề SKTT là trạng thái tâm lý bất thường, có rối loạn hay dị tật tâm thần hoặc đơn
thuần là trạng thái tâm thần không thoải mái, không được cân bằng về cảm xúc, khơng
có sự hịa hợp giữa các mối quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội (3).
Ngày nay cùng với những biến động về kinh tế, xã hội, sự phát triển của

H
P

thơng tin, đơ thị hóa,... đã tác động nhiều đến tâm lý con người nói chung và VTN
nói riêng làm cho tỷ lệ VTN gặp các vấn đề SKTT tăng cao. Trên tồn cầu, có khoảng
10-20% thanh thiếu niên trải qua các vấn đề SKTT (4). Vấn đề SKTT của người có
độ tuổi từ 10-19 tuổi chiếm 16% gánh nặng bệnh tật và thương tật trên thế giới (4).
Tỷ lệ học sinh THPT có vấn đề SKTT khá cao tại một số nước trên thế giới: tại tỉnh


U

Hà Nam, Trung Quốc có 41,8% học sinh THPT gặp vấn đề SKTT (6); tại Malaysia,
có 34,7% trẻ từ 16-19 tuổi có vấn đề SKTT (7). Năm 2016, tại Mỹ có 9,4% trẻ em
trong độ tuổi 2-17 tuổi (khoảng 6,1 triệu trẻ) được chuẩn đoán mắc rối loạn tâm thần

H

(8). Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em và VTN bị mắc các vấn đề SKTT chung là từ 8-29%
(2). Nghiên cứu của tác giả Bahr Wess năm 2014 khảo sát trẻ VTN từ 12-16 tuổi tại
10 tỉnh Việt Nam đã chỉ ra có 10,7% trẻ có vấn đề về SKTT và 12,4% trẻ có nguy cơ
về SKTT (9). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có ba nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến
vấn đề SKTT của học sinh: nhóm yếu tố cá nhân (tuổi, giới, khối lớp, học lực, hạnh
kiểm, sử dụng inrternet, sử dụng rượu, thời gian chơi thể thao,...) (10-12); yếu tố gia
đình (tình trạng hơn nhân của bố mẹ, tình trạng mẫu thuẫn gia đình,...) (10-13); yếu
tố trường học (bắt nạt học đường, áp lực học tập,...) (10-13).
Vấn đề SKTT của VTN ở Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói
chung vẫn cần được tìm hiểu và quan tâm hơn. Hiểu biết về SKTT của VTN là bước
quan trọng trong việc xác định các yếu tố liên quan, tầm quan trọng của vấn đề, từ đó
xây dựng các biện pháp can thiệp sớm giúp giảm bớt những hậu quả sau này. Trường


2

THPT tham gia nghiên cứu nằm trên địa bàn thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
Trường có bề dày thành tích trong học tập. Trong năm học các em có rất nhiều kì thi vì
thế các em học sinh học rất nhiều, lượng kiến thức lớn và áp lực học tập (ALHT) thi cử
cao. Không chỉ ALHT các em mà cịn có các thay đổi về tâm sinh lý lứa tuổi khiến các
em gặp vấn đề về SKTT. Tính đến thời điểm này chưa có nghiên cứu nào về SKTT của

học sinh được thực hiện tại đây. Vì những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực
trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của học sinh một trường Trung học
phổ thông tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định năm 2021”

H
P

H

U


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1) Mô tả thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh một trường Trung học phổ
thông tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định năm 2021.
2) Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm thần của học
sinh một trường Trung học phổ thông thông tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
năm 2021.

H
P

H

U



4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Các định nghĩa, khái niệm.
1.1.1 Khái niệm về SKTT và vấn đề SKTT
Khái niệm sức khỏe tâm thần (WHO, 2001): SKTT không chỉ là không bị mắc
các rối loạn về tâm thần. Sức khỏe tâm thần được định nghĩa là một tình trạng sức
khỏe mà mỗi cá nhân nhận thức rõ khả năng của mình, có thể đối phó với những căng
thẳng bình thường trong cuộc sống, làm việc hiệu quả và thành công và có thể đóng
góp cho cộng đồng. SKTT bao hàm trạng thái thoải mái, sự tự tin vào năng lực bản
thân, tính tự chủ, năng lực và khả năng nhận biết những tiềm năng của bản thân (2).
SKTT là sự hài hòa giữa các mối quan hệ giữa bản thân và người khác, môi trường

H
P

xã hội giúp cá nhân học tập làm việc một cách hiệu quả nhất (3,4). SKTT là nền tảng
của sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả cho mỗi cá nhân và cộng đồng.
Vấn đề SKTT là trạng thái tâm lý bất thường, có rối loạn hay dị tật tâm thần
hoặc đơn thuần là một trạng thái tâm thần không thoải mái, không được cân bằng về
cảm xúc, khơng có sự hịa hợp giữa các mối quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội. Cá

U

nhân có vấn đề SKTT khơng nhận ra năng lực của mình hoặc ít có khả năng giải quyết
các vấn đề xảy ra hàng ngày với thái độ quá tiêu cực và cực đoan, từ đó dẫn đến
khơng làm việc hiệu quả (3).

H


Rối loạn tâm thần là trạng thái tâm trí liên quan đến sự nhầm lẫn giữa điều gì
là thực và điều gì khơng có thực. Rối loạn tâm thần có thể ảnh hưởng đến tất cả năm
giác quan, hành vi và cảm xúc của họ. Trong một giai đoạn rối loạn tâm thần, tâm trí
mất một số liên lạc với thực tế. Một người có thể có những trải nghiệm khó hiểu và
đáng sợ khơng chỉ đối với bản thân mà còn đối với những người xung quanh. Vấn đề
SKTT thường nhẹ và ngắn hơn so với rối loại tâm thần nhưng nó có thể phát triển
thành các rối loạn tâm thần. Một người có thể gặp một hoặc nhiều vấn đề SKTT
nhưng chưa chắc đã bị rối lọan tâm thần.


5

1.1.2 Khái niệm về vị thành niên
VTN là một giai đoạn chuyển tiếp thể chất và tinh thần trong sự phát triển của
con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành (14). Đây là giai đoạn phát
triển đặc biệt với một loạt những thay đổi về thể chất, tâm lý và sự thay đổi về các
kết nối xã hội và tách khỏi cha mẹ, nhằm đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của lứa tuổi.
Đây cũng là giai đoạn dễ nảy sinh nhiều rối nhiễu tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác
và cần thiết được quan tâm chú ý nhiều hơn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lứa tuổi VTN từ 10-19 tuổi, thường được
chia ra làm 3 giai đoạn:
• VTN sớm (10-13 tuổi): nhóm tuổi này bao gồm học sinh lớp 4, lớp 5 của

H
P

bậc tiểu học và lớp 6, lớp 7 của bậc THCS. Ở giai đoạn này VTN phụ
thuộc chủ yếu vào gia đình. Đây là khoảng thời gian các em bắt đầu
chuyển từ trẻ con sang người lớn, tập làm quen và học hỏi những kĩ năng
cơ bản nhất ngoài mơi trường gia đình.


• VTN giữa (14-16 tuổi): nhóm tuổi này bao gồm học sinh lớp 8, lớp 9 của

U

bậc THCS và lớp 10 của bậc THPT. Giai đoạn này VTN phát triển cả về
thể chất và xuất hiện những thay đổi về mặt tâm lý. Trong giai đoạn này
VTN phụ thuộc nhiều vào gia đình. Tuy nhiên các em có xu hướng chia

H

sẻ và tương tác nhiều hơn với bạn bè. Bắt đầu nảy sinh sự tò mò về sự
phát triển của bản thân cũng như sự khác biệt về giới tính.
• VTN muộn (17-19 tuổi): nhóm tuổi này bao gồm các học sinh lớp 11 và
lớp 12 của bậc THPT. Đây là giai đoạn kết thúc quá trình giáo dục cơ
bản, đồng thời đây cũng là giai đoạn mà mỗi cá nhân VTN cần lựa chọn
định hướng nghề nghiệp cho tương lai của bản thân mình. Đây cũng là
giai đoạn hòan thiện sự phát triển về mặt thể chất và thay đổi về mặt tâm
lý phù hợp với sự thay đổi trong mơi trường gia đình và trường học.
Tại Việt Nam, theo “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
sinh sản” ban hành kèm theo quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ
trưởng Bộ Y tế, lứa tuổi VTN từ 10-18 tuổi và được chia ra 3 giai đoạn:


6

• VTN sớm (10 - 13 tuổi)
• VTN giữa (14-16 tuổi)
• VTN muộn (17-18 tuổi) (15).
Sự phân chia các nhóm dựa trên sự phát triển thể chất, tâm lý xã hội của từng

thời kỳ. Trong nghiên cứu, ĐTNC đang theo học cấp THPT nằm trong độ tuổi 15-18
tuổi, hiện đang học lớp 10 đến lớp 12. Đây là độ tuổi chuyển giao giữa nhóm VTN
giữa và nhóm VTN muộn. Đây là khoảng thời gian các em định hướng giá trị bản
thân cũng như con đường tương lai. Cùng với đó là môi trường học tập căng thẳng,
cạnh tranh khiến tâm lí ở VTN căng trở nên nhạy cảm, dễ nảy sinh các rỗi nhiễu về
mặt tâm lý.

H
P

1.1.3 Phân loại Sức khỏe tâm thần:

Hiện nay phân loại SKTT được sử dụng phổ là Bảng phân loại quốc tế về bệnh
tật tử vong theo ICD-10.

Theo quyết định số 4469 ngày 28/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban
hành “Bảng phân loại quốc tế mã hoá bệnh tật, nguyên nhân tử vong ICD 10 (được

U

dịch từ Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật và nguyên nhân tử vong do Tổ chức Y tế
Thế giới chủ trì sửa đổi, bổ sung phiên bản sửa đổi lần thứ 10 ban hành năm 1990 và
cập nhật lần cuối vào 2019) và “Hướng dẫn mã hoá bệnh tật theo ICD 10” áp dụng tại

H

các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc, rối loạn tâm thần hành vi bao gồm:
1. Rối loạn tâm thần thực tổn bao gồm rối loạn tâm thần triệu chứng: F00-F09
2. Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng chất tác động tâm thần: F10-F19
3. Tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và hoang tưởng: F20-F29

4. Rối loạn khí sắc (cảm xúc): F30-F39
5. Các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến stress và rối loạn dạng cơ thể:
F40-F48
6. Hội chứng hành vi kết hợp với rối loạn sinh lý và nhân tố cơ thể: F50-F59
7. Rối loạn nhân cách và hành vi ở người trưởng thành: F60-F69
8. Chậm phát triển tâm thần: F70-F79
9. Các rối loạn về phát triển tâm lý: F80-F89
10. Các rối loạn hành vi và cảm xúc thường khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh


7

thiếu niên: F90-F98
11. Rối loạn tâm thần không biệt định: F99 (16).
Các vấn đề SKTT trong nghiên cứu cho đối tượng lứa tuổi vị thành niên thuộc
phân nhóm 10: F90-F98 (16).
1.1.4 Cơng cụ đánh giá tình trạng sức khoẻ tâm thần vị thành niên
Có ba bộ cơng cụ thường được sử dụng trong nghiên cứu SKTT VTN hiện nay
là: Bảng hỏi dành cho vị thành niên (YSR-The youth selfreport), Bảng kiểm hành vi
trẻ em (CLCB-The child behavior checklist) và Bộ cơng cụ những điểm mạnh và khó
khăn (SDQ-The StrengtHọc sinh and Difficulties Questionnaire).
1.1.4.1 Bảng hỏi dành cho vị thành niên (YSR-The youth self report)

H
P

Bộ công cụ YSR được tác giả Achenbach phát triển (17,18), được nhóm tác
giả Đặng Hồng Minh và cộng sự việt hóa và chuẩn hóa ở Việt Nam trong dự án
“Dịch tễ học các vấn đề sức khỏe tinh thần trẻ em Việt Nam năm 2008”. Có 112 câu
hỏi tương ứng với 112 biểu hiện trong khoảng thời gian 6 tháng tính đến thời điểm

đánh giá trong bảng hỏi YSR. Trong mỗi câu hỏi có 3 mức độ được đánh giá: (0:

U

không đúng; 1: một phần đúng một phần sai; 2: rất đúng hoặc thường xuyên đúng).
Có 2 cách tính điểm trong bộ cơng cụ YSR: (1) tính điểm tổng của thang đo, (2) tính
điểm theo 8 hội chứng của thang đo: hành vi xâm kích, vấn đề chú ý, lo âu/trầm cảm,

H

các vấn đề xã hội, bệnh tâm thể, thu mình/trầm cảm, phá bỏ qui tắc, vấn đề tư duy.
Ưu điểm của bảng hỏi này: có độ tin cậy cao, được sử dụng để sàng lọc cũng như
chuẩn đoán các vấn đề tâm thần của trẻ em (19). Tuy nhiên hạn chế của bộ công cụ
là khá dài (112 câu hỏi) và phải mua bản quyền từ tác giả.
1.1.4.2 Bảng kiểm CBCL-The child behavior checklist
Bảng kiểm CBCL do tác giả Achenbach phát triển và đã được dịch sang 58
ngơn ngữ khác nhau. Bảng kiểm CBCL có bảng kiểm: dành cho trẻ từ 2-3 tuổi (do
cha mẹ điền); dành cho trẻ từ 6-18 tuổi (cho trẻ và cha mẹ điền). Có 113 câu hỏi được
đánh giá theo 3 mức độ (0: không đúng; 1: một phần đúng một phần sai; 2: rất đúng
hoặc thường xuyên đúng). Trong bảng kiểm CBCL, có 8 thang đo là lo âu/trầm cảm,
than phiền cơ thể, thu mình, vi phạm luật lệ và tính cơng kích, vấn đề xã hội, vấn đề
tư duy, vi phạm luật lệ và tính cơng kích. Ưu điểm của bảng kiểm này là có độ tin cậy


8

cao, đánh giá được nhiều vấn đề SKTT, đánh giá được nhiều độ tuổi (20). Tuy nhiên
cũng như bộ công cụ YSR, bảng kiểm CBCL cần nhiều thời gian để điền phiếu và
phải mua bản quyền của tác giả (18).
1.1.4.3 Bảng hỏi điểm mạnh và khó khăn (SDQ hay SDQ 25-The StrengtHọc sinh and

Difficulties Questionnaire).
Bộ công cụ SDQ 25 là bảng hỏi được thiết kế bởi tác giả Robert Goodman tại
Viện Tâm thần London thuộc Đại học London xây dựng năm 1997 (21,22). Công cụ
nghiên cứu sử dụng đo lường SKTT của học sinh trong nghiên cứu này là bộ công cụ
SDQ 25 được Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD)
nghiên cứu và chuẩn hóa tháng 2/2005 tại Việt Nam (23). Bộ công cụ SDQ 25 có 3

H
P

bảng hỏi sàng lọc các vấn đề SKTT của trẻ cho 3 đối tượng trả lời bao gồm: trẻ từ
11-17 tuổi, cha mẹ và giáo viên của trẻ 3-17 tuổi nhằm đánh giá các biểu hiện dưới
góc nhìn của trẻ, người chăm sóc và giáo viên. Khả năng chẩn đoán của bộ câu hỏi
SDQ25 phiên bản tiếng Việt RTCCD 2004 đạt từ 0,70 đến 0.79 tuỳ theo đối tượng
và phương thức lấy tin. Khả năng chẩn đoán của bộ câu hỏi SDQ25 không khác nhau

U

giữa phương thức tự điền và phỏng vấn.

SDQ 25 bao gồm 25 câu hỏi sàng lọc và đánh giá 5 nhóm vấn đề chính là: vấn
đề cảm xúc, vấn đề ứng xử, vấn đề tăng động-giảm chú ý, vấn đề quan hệ bạn bè và

H

vấn đề kỹ năng tiền xã hội.
-

Các câu 24, 16, 13, 8, 3 dùng để khảo sát vấn đề cảm xúc: buồn rầu, thất
vọng, suy nhược, sợ hãi lo lắng, mối quan tâm thích thú, ngại giao tiếp

bạn bè.

-

Các câu 22, 28, 12, 7, 5 dùng để khảo sát vấn đề hành vi ứng xử: tức
giận, thích bạo lực, thích gây hấn.

-

Các câu 25, 21, 15, 10, 2 dùng để khảo sát vấn đề tăng động-giảm chú
ý: căng thẳng, hấp tấp, bồn chồn, luôn ngọ nguậy, không thể tập trung
chú ý làm một việc đến nơi đến trốn.

-

Các câu 23, 19, 14, 11, 6 dùng để khảo sát vấn đề quan hệ bạn bè: thiếu
hịa hợp, thích một mình, ít quan hệ, không được các bạn yêu mến.

-

Các câu 20, 17, 9, 4 ,1 dùng để khảo sát vấn đề kỹ năng tiền xã hội: trẻ


9

không thân thiện, không chia sẻ, giúp đỡ mọi người, tỏ ra thờ ơ, vô cảm,
lạnh lùng với xung quanh.
Bộ công cụ SDQ 25 được các nghiên cứu áp dụng và cho thấy là bộ cơng cụ hữu ích
và đáng tin cậy để sàng lọc về SKTT của trẻ em. Hiện nay tại Việt Nam, có rất nhiều
tác giả sử dụng SDQ 25 trong nghiên cứu của mình để sàng lọc nhóm VTN có các vấn

đề SKTT. Nghiên cứu trên nhóm đối tượng THPT có nhiều tác giả cũng áp dụng thang
đo SDQ 25 trong nghiên cứu như Nguyễn Thị Thúy Anh (2010) (24), Đào Thanh Thủy
(2014) (25); Đặng Thùy Linh (2016) (10), Trần Thiên Giang (2019) (26), Nguyễn Thị
Hương Ly (2020) (27), Bệnh viên tâm thần ban ngày Hương Mai và đại học Melboure

H
P

Mỹ (2006) (28).

Ưu điểm của SDQ 25: được chuẩn hóa ở Việt Nam, được sử dụng miễn phí
(29), mang tính sàng lọc ban đầu, ngắn gọn, dễ sử dụng, có thể áp dụng cho nhiều đối
tượng, đánh giá được nhiều biểu hiện về SKTT mà không quá dài như bảng kiểm CBCL
hay bảng YSR; phù hợp với các nghiên cứu ở trong cộng đồng với các quy mơ khác
nhau, phù hợp với mục đích sử dụng trong nghiên cứu của học viên. Chính vì những

U

lý do trên học viên lựa chọn bảng hỏi điểm mạnh và khó khăn SDQ 25 trong nghiên
cứu là phù hợp và khả thi.

Vì phạm vi luận văn chỉ nghiên cứu ở nhóm đối tượng học sinh THPT, học viên

H

sử dụng SDQ 25 phiên bản tự điền dành cho trẻ 11-17 tuổi là công cụ để sàng lọc vấn
đề SKTT trong mẫu nghiên cứu.
1.2 Thực trạng SKTT VTN:

1.2.1 Thực trạng SKTT VTN trên thế giới

Vị thành niên là một trong những cơ cấu quan trọng trong tháp dân số, chiếm
1/6 dân số thế giới (4). Các vấn đề sức khoẻ tâm thần của vị thành niên đang ngày
căng gia tăng và trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo ước
tính hàng năm có khoảng 10-20% vị thành niên có các vấn đề liên quan đến sức khoẻ
tâm thần (4).
Một nghiên cứu tại Mỹ năm 2017 cho thấy trong số 74,5 triệu trẻ em và vị
thành niên có khoảng 17,1 triệu trẻ có vấn đề về SKTT (30,31). Báo cáo về SKTT


10

của Hội đồng y khoa Mỹ ước tính có khoảng 1/5 trẻ vị thành niên sẽ mắc một trong
4 vấn đề sức khoẻ tâm thần có thể chuẩn đốn được trong q trình đi học (32). Có
10% VTN, mắc các vấn đề sức khoẻ tâm thần nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
các hoạt động sinh hoạt ở nhà, ở trường hoặc ở nơi công cộng (31).
Nghiên cứu ở Anh năm 2017 chỉ ra rằng: tỷ lệ trẻ nữ 17-19 tuổi có vấn đề sức
khoẻ tâm thần cao gấp 2 lần trẻ nam cùng độ tuổi (23,9% so với 10,3%). Có vấn đề
cảm xúc là phổ biến nhất của trẻ 5-19 tuổi (8,1%). Trẻ có vấn đề sức khoẻ tâm thần
có nguy cơ tự sát/cố tự tử cao hơn 30% so với những trẻ khơng có vấn đề sức khoẻ
tâm thần (33).
Tại Úc, khảo sát lần thứ 2 về sức khoẻ tâm thần của trẻ em và vị thành niên

H
P

cho thấy vấn đề SKTT là khá phổ biến và ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ em và
VTN. Có khoảng 13,9% trẻ từ 4-17 tuổi, tương đương với 560.000 trẻ được chuẩn
đốn có rối loạn tâm thần trong 12 tháng trước nghiên cứu. Nhóm trẻ 12-17 tuổi có
nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần cao hơn 3 lần so với nhóm trẻ 4-11 tuổi. Có khoảng
78,6% trẻ em từ 4-17 tuổi mắc các vấn đề tâm thần cần được hỗ trợ về các dịch vụ


U

chăm sóc sức khoẻ tâm thần (34).

Tại Đông Nam Á, nghiên cứu của WHO năm 2017 chỉ ra vấn đề sức khoẻ tâm
thầnở VTN là khá cao. Kết quả cho thấy tại Indonesia và Nepal có khoảng 6,7%;

H

Maldives có khoảng 15,6% ở học sinh có cảm giác cơ đơn thường xun hoặc thỉnh
thoảng trong vịng 12 tháng vừa qua. Về cảm giác bồn chồn, lo lắng làm các em khó
ngủ vào ban đêm có 3,9% học sinh ở Myanma; 15,1% ở Maldives học sinh có dấu
hiệu này (35).

Kết quả nghiên cứu về vấn đề SKTT và các yếu tố liên quan ở học sinh THPT
tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã cho kết quả tỷ lệ học sinh có vấn đề SKTT chiếm
41,8%. Trong đó có 43,3% học sinh nam và 40,2% học sinh nữ có vấn đề SKTT (5).
Tại Hàn Quốc, theo Trung tâm Sức khỏe Tâm thần và thanh thiếu niên Seoul
có 35,8% VTN Hàn Quốc có biểu hiện các vấn đề SKTT (36).
Mặc dù kết quả của các nghiên cứu của các nước trên thế giới không nhất quán
nhưng đều cho thấy xu hướng VTN đang gặp vấn đề sức khoẻ tâm thần đang tăng lên
đáng kể. Vì vậy hiểu biết, xác định rõ ràng những vấn đề SKTT và các yếu tố liên


11

quan cho lứa tuổi VTN, đặc biệt nhóm học sinh THPT có ý nghĩa vơ cùng quan trọng
với sức khỏe cộng đồng.
1.2.2 Thực trạng SKTT VTN ở Việt Nam

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở của tổng cục thống kê, tính đến 1
tháng 4 năm 2019, nhóm tuổi VTN chiếm 14,3% dân số cả nước (37).
Nghiên cứu về SKTT của trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam được thực hiện
bởi Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Bộ LĐ-TB&XH và Viện nghiên cứu
phát triển Hải ngoại đã cảnh báo: SKTT ở trẻ em và thanh thiếu niên nước ta đang
xuất hiện rất nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Nghiên cứu này cho thấy:
tỷ lệ trẻ em và VTN Việt Nam bị mắc các vấn đề SKTT chung là từ 8 đến 29%; tỷ lệ

H
P

tự tử ở trẻ VTN là 2,3%. Vấn đề SKTT ở trẻ em và VTN đang lan rộng và gia tăng
(2). Nghiên cứu của tác giả Bahr Wess năm 2014 sử dụng bộ công cụ SDQ 25 và
YSR khảo sát về sức khoẻ tâm thần trẻ VTN từ 12-16 tuổi tại 10 tỉnh Việt Nam đã
chỉ ra có 10,7% trẻ em có vấn đề về sức khoẻ tâm thần và 12,4% trẻ có nguy cơ về
sức khoẻ tâm thần (9).

U

Nghiên cứu của Trịnh Thanh Hải tại thành phố Hà Nội năm 2018 đã chỉ ra
rằng: trong 347 học sinh trung học cơ sở tham gia nghiên cứu có 36,9% học sinh có
vấn đề sức khoẻ tâm thần chung; 43,8% học sinh có vấn đề cảm xúc; 22,5% học sinh

H

có vấn đề ứng xử; 47,5% học sinh có biểu hiện sự tăng động-giảm chú ý; 39,5% học
sinh có vấn đề quan hệ bạn bè; 4,9% học sinh có vấn đề trong quan hệ xã hội (13).
Kết quả nghiên cứu của Đặng Thùy Linh tại một trường THPT tại thành phố
Hà Nội năm 2016 chỉ ra có 27% học sinh có vấn đề sức khoẻ tâm thần ; 27% học sinh
có vấn đề kỹ năng tiền xã hội; 24,7% có vấn đề quan hệ bạn bè; 24,7% có vấn đề về

hành vi ứng xử; 14,3% có vấn đề về tăng động, giảm chú ý (10).
Trong nghiên cứu của Bùi Thị Quỳnh Trâm tại một trường THPT trên địa bàn
đã chỉ ra: có 24,6% học sinh có vấn đề về SKTT chung; 33,0% có vấn đề về cảm xúc;
32,7% có vấn đề quan hệ bạn bè; 22,1% có vấn đề về tăng động giảm chú ý; 19,8%
có vấn đề về kỹ năng tiền xã hội và 16,2% có vấn đề hành vi ứng xử (38).
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Ly tại một trường THPT tại tỉnh Hịa Bình


12

năm 2020 chỉ ra kết quả: có 40,5% học sinh có vấn đề sức khoẻ tâm thần chung; 38%
học sinh có vấn đề cảm xúc; 30,5% các vấn đề về tăng động giảm chú ý; 28,8% học
sinh có vấn đề về quan hệ bạn bè; 24,4% có vấn đề hành vi ứng xử; vấn đề kỹ năng
xã hội là 19% (27).
Nghiên cứu của Trần Thiên Giang tại một trường THPT tại tỉnh Đồng Tháp
năm 2019 đã chỉ ra: tỷ lệ học sinh có vấn đề sức khoẻ tâm thần chiếm 37,1%; 38,1%
có vấn đề về quan hệ bạn bè; 31% có vấn đề về cảm xúc; 24,5% có vấn đề về tăng
động; 18,4% có vấn đề giao tiếp xã hội; 16,8% có vấn đề hành vi ứng xử (26).
Kết quả của các nghiên cứu tại Việt Nam có sự chênh lệch có thể phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như: thời gian nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu, phương pháp nghiên

H
P

,… nhưng đều cho thấy xu hướng VTN đặc biệt là học sinh THPT gặp các vấn đề sức
khoẻ tâm thần ngày tăng cao về tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng. Các vấn đề sức khoẻ
tâm thần của VTN nếu khơng được quan tâm, phịng ngừa và can thiệp kịp thời sẽ
ảnh hưởng xấu đến trẻ. Vấn đề sức khoẻ tâm thần cũng ảnh hưởng nhiều tới quan hệ
của trẻ với bạn bè, với các thành viên trong gia đình, ảnh hưởng đến kết quả học tập,


U

sự phát triển của trẻ.

1.3 Một số yếu tố liên quan đến thực trạng SKTT của học sinh THPT.
1.3.1 Yếu tố cá nhân
1.3.1.1 Giới

H

Một số nghiên cứu đã chứng minh có sự khác biệt về tỷ lệ học sinh có vấn đề
sức khoẻ tâm thần ở 2 giới. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Anh năm 2010
đã chỉ ra học sinh nữ có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm thần cao hơn so với
học sinh nam với p<0,05 (24). Nghiên cứu của Đặng Thùy Linh năm 2016 chỉ ra tỷ
lệ học sinh nữ THPT có vấn đề sức khoẻ tâm thần cao hơn so với học sinh nam (30,2%
so với 25,0%) (10). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lưu Ly năm 2020 tại một trường
THPT tại tỉnh Hịa Bình có kết quả: học sinh nữ có vấn đề sức khoẻ tâm thần cao hơn
so với học sinh nam (44,6% so với 28%) (27). Nghiên cứu của Trịnh Thanh Hải năm
2018 cũng chỉ ra tỷ lệ học sinh nữ có vấn đề sức khoẻ tâm thần cao hơn so học sinh
nam (38% và 35,6%) (13).


13

1.3.1.2 Tuổi/ Khối
Mỗi lứa tuổi có các đặc điểm tâm lí khác nhau.Vì vậy mỗi lứa tuổi thường gặp
những vấn đề sức khoẻ tâm thần khác nhau. Kết quả nghiên cứu của Đặng Thùy Linh
cho thấy vấn đề sức khoẻ tâm thần cao nhất ở khối 11 (30,5%); thấp nhất ở khối 10
(25,3%) (10). Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Anh học sinh khối 11 có vấn
đề về sức khoẻ tâm thần cao nhất (29,1%); thấp nhất ở khối 10 (18,6%) và nghiên

cứu cũng chỉ ra có mối liên quan giữa khối lớp và vấn đề sức khoẻ tâm thần (24).
1.3.1.3 Hạnh kiểm
Hạnh kiểm được hiểu là phẩm chất, đạo đức biểu hiện trong việc làm, trong
cách đối xử với mọi người. Hạnh kiểm học sinh được đánh giá qua thái độ, hành vi

H
P

đạo đức và việc chấp hành các nội quy của nhà trường và pháp luật. Nghiên cứu của
Đặng Thùy Linh đã chỉ ra: học sinh có hạnh kiểm yếu/trung bình có nguy cơ gặp vấn
đề sức khoẻ tâm thần cao hơn 2,79 lần so với học sinh có hạnh kiểm khá/tốt (10).
Trong nghiên cứu Đào Thị Tuyết đã chỉ ra học sinh có hạnh kiểm yếu/trung bình có
vấn đề sức khoẻ tâm thần cao gấp 9,619 lần học sinh có hạnh kiểm khá/giỏi (11).

U

1.3.1.4 Học lực

Học lực là những quy ước chung để phân loại học sinh được thực hiện theo
cách tính điểm trung bình tất cả các mơn học. Căn cứ vào điểm trung bình các môn

H

học kỳ và cả năm, xếp loại học tập được chia thành 4 loại chính là: Giỏi, khá, trung
bình, yếu. Nhiều nghiên cũng chỉ ra có mối liên quan giữa học lực và tình trạng sức
khoẻ tâm thần của học sinh. Trong nghiên cứu của Đặng Thị Phương Mại chỉ ra: học
sinh có học lực khá/trung bình yếu có vấn đề sức khoẻ tâm thần cao hơn so với học
sinh có học lực tốt (31,6% và 29,2%) (12). Nghiên cứu của Đào Thị Tuyết chỉ ra học
sinh có học lực học lực khá/trung bình yếu có nguy gặp vấn đề sức khoẻ tâm thần
cao hơn 4,6 lần so với học sinh có học lực khá/giỏi (11). Nghiên cứu của Trần Thiên

Giang năm 2019 chỉ ra: học sinh có học lực khá trở xuống có nguy cơ có vấn đề về
sức khoẻ tâm thần cao gấp 1,7 lần so với học sinh có học lực giỏi với p<0,05 (26).
1.3.1.5 Hút thuốc lá/ thuốc lào/ thuốc lá điện tử
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra có mối liên quan giữa hút thuốc là và mắc các vấn
đề sức khoẻ tâm thần. Khảo sát của Chính phủ Úc năm 2015 cho kết quả có 9,9%


14

VTN từ 13-17 tuổi có hút thuốc ít nhất 1 lần/1 tuần; 7,2% trẻ đã hút thuốc trong vòng
30 ngày qua; 29,9% VTN có vấn đề sức khoẻ tâm thần có hút thuốc và chỉ có 5,9%
VTN đã từng hút thuốc là mà không mắc các vấn đề SKTT (33). Nghiên cứu của
Nguyễn Thị Lưu Ly năm 2019 đã cho kết quả: Học sinh có thói quen hút thuốc lá có
nguy cơ mắc các vấn đề sức khoẻ tâm thần cao gấp 3,2 lần so với nhóm học sinh
khơng hút thuốc lá (27).
1.3.1.6 Sử dụng rượu/ bia
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ VTN có vấn đề sức khoẻ tâm thần có sử dụng
rượu bia cao hơn so với nhóm VTN khơng sử dụng rượu bia. Nghiên cứu tại Úc năm
2015 chỉ ra có 34,3% VTN Úc được đánh giá là rối loạn trầm cảm có uống rượu trong

H
P

vịng 2 ngày qua cao gấp 2 lần so với VTN không bị rối loạn (15,4%) (34). Đối với
VTN, việc sử dụng rượu bia sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của các em. Trong
nghiên cứu về nghiện rượu và sức khoẻ tâm thần của tác giả Yatan Pal Singh Balharab
đã chỉ ra rằng có 0,7% của tất cả các năm sống trong tình trạng sức khỏe kém, khuyết
tật hoặc tử vong sớm có thể được quy cho rượu/bia và 5,76% có thể là nguyên nhân

U


của các vấn đề sức khoẻ tâm thần khác nhau. Sử dụng rượu/bia cũng là nguyên nhân
làm tăng nguy cơ tự tử (39). Trong nghiên cứu SAVY 2 tại Việt Nam năm 2009, chỉ
ra một số hành vi nguy cơ có ảnh hướng đến sức khoẻ tâm thần của VTN là uống

H

rượu bia, dùng chất gây nghiện, hút thuốc (40). Kết quả nghiên cứu về SKTT của
Đặng Thị Phương Mai năm 2018 chỉ ra rằng học sinh có uống rượu bia có nguy cơ
gặp các vấn đề sức khoẻ tâm thần cao hơn 1,64 lần so với học sinh không uống rượu
bia (12).

1.3.1.7 Sử dụng internet và trị chơi điện tử
Cơng nghệ thơng tin ngày càng phát triển, internet là một loại hình thơng tin vô
cùng tiện lợi, được mọi người sử dụng nhiều nhất. Các thiết bị công nghệ hiện đại
như điện thoại, ti vi, máy tính hầu hết đều kết nối với Internet. Theo thống kê về sử
dụng Internet tại Việt Nam năm 2019 có 94% người Việt Nam sử dụng internet
thường xuyên/ngày và chỉ có 6% người sử dụng 1-2 lần/tuần. Trẻ em và VTN là đối
tượng sử dụng internet với mức độ cao (41). Trẻ nam dành nhiều thời gian chơi điện
tử trẻ nữ; việc dùng thời gian dành internet là như nhau ở trẻ nam và nữ (41). Nghiên


15

cứu tại Hy Lạp năm 2008 chỉ ra trò chơi trực tuyến chiếm 50,9% người dùng Internet
và dịch vụ thông tin chiếm 46,8% (42). Tại Úc, có 13% trẻ gặp phải triệu chứng rối
loạn trầm cảm có nghiện Internet hoặc chơi điện tử (34). Nghiên cứu cắt ngang tại
thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc năm 2009 đã chỉ ra rằng
nghiện internet ảnh hưởng đến SKTT và làm tăng nguy cơ tự gây thương tích cho
VTN (43). Nghiên cứu Đặng Thị Phương Mai năm 2018 đã chỉ ra kết quả: học sinh

có thời gian sử dụng internet trên 2 tiếng/ngày có nguy cơ gặp vấn đề sức khoẻ tâm
thần cao hơn 2,36 lần so với thời gian sử dụng dưới 2 tiếng/ngày; học sinh có thời
gian chơi điện tử trên 2 tiếng/ngày có nguy cơ gặp vấn đề sức khoẻ tâm thần cao hơn
2,67 lần so với học sinh có thời gian chơi điện tử dưới 2 tiếng/ngày (12).

H
P

1.3.1.8 Chơi thể thao

Khoa học đã chứng minh các hoạt động thể dục, thể thao không chỉ tốt cho
sức khỏe thể chất mà cịn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe tinh thần, giúp con người
làm việc hiệu quả hơn. Rèn luyện thể chất đều đặn không những giúp chúng ta cải
thiện tâm trạng, trí nhớ, giấc ngủ; giảm căng thẳng mà cịn có tác dụng chống trầm

U

cảm, lo âu, khắc phục chứng ADHD và nhiều chứng bệnh khác liên quan đến tinh
thần. Nghiên cứu Trịnh Thanh Hải năm 2018 đã chỉ ra kết quả học sinh không chơi
thể thao gặp vấn đề sức khoẻ tâm thần cao hơn 1,8 lần so với học sinh chơi thể thao

H

(13). Nghiên cứu tại một trường THPT ở Hà Nội của Nguyễn Thị Thúy Anh cũng
chứng tỏ được mối liên quan giữa thời gian chơi thể thao và sức khoẻ tâm thần: học
sinh không, hiếm khi, thỉnh thoảng tham gia thể thao có nguy cơ gặp vấn đề SKTT
cao hơn so với học sinh khá, thường xuyên tham gia thể thao (28,4% và 13,9) với
p<0,01 (24). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lưu Ly tại một trường THPT tại tỉnh Hịa
Bình năm 2019 cũng tìm thấy mối liên quan này: Học sinh khơng có thói quen tập
thể dục/chơi thể thao có nguy cơ mắc các vấn đề sức khoẻ tâm thần cao gấp 2,2 lần

so với nhóm học sinh có thói quen tập thể dục/ chơi thể thao (27).
1.3.2 Yếu tố gia đình
Gia đình là mơi trường quan trọng hình thành và phát triển cả về mặt thể chất
lẫn tinh thần (44). Các yếu tố gia đình có tác động trực tiếp đến suy nghĩ và việc hình
thành nhân cách của trẻ.


16

1.3.2.1 Tình trạng hơn nhân, sống cùng bố mẹ.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra tình trạng hơn nhân, học vấn nghề nghiệp của bố mẹ,
sống cùng bố mẹ ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần của học sinh. Nghiên cứu của
Đào Thị Tuyết năm 2014 chỉ ra rằng học sinh không sống cùng cả cha mẹ ruột gặp
các vấn đề SKTT cao gấp 3,2 lần so với học sinh được sống cùng cả cha mẹ ruột (11).
Nghiên cứu Đặng Thị Phương Mai năm 2019 cũng chứng minh rằng học sinh không
sống thường xuyên cùng bố gặp dễ gặp các vấn đề SKTT hơn so với học sinh thường
xuyên sống cùng bố với OR=2,01; p<0,05 (12).
1.3.2.2 Tình trạng mâu thuẫn trong gia đình
Một số nghiên cứu đã chỉ ra tình trạng mẫu thuẫn gia đình có ảnh hưởng đến

H
P

SKTT của trẻ. Kết quả nghiên cứu của Đào Thị Tuyết đã cho thấy học sinh cảm nhận
cha mẹ khơng hạnh phúc có nguy cơ mắc vấn đề SKTT cao gấp 5,9 lần so với học
sinh cảm nhận cha mẹ hạnh phúc (11). Nghiên cứu Đặng Thị Phương Mai cũng chỉ
ra học sinh chứng kiến bố mẹ cãi nhau gặp các vấn đề SKTT cao hơn 1,95 lần so với
học sinh không chứng kiến cảnh này (12). Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Lưu Ly

U


chỉ ra: nhóm học sinh trong gia đình xảy ra bạo lực có nguy cơ mắc các vấn đề SKTT
cao gấp 2,11 lần so với nhóm gia đinh khơng xảy ra bạo lực gia đình (27). Khi chứng
kiến các mâu thuẫn hay sự cáu gắt của bố mẹ, bạo lực gia đình các con sẽ mang tâm

H

lý ln sợ hãi (sợ làm không đúng ý của bố mẹ, sợ bị mắng, sợ bị đánh) nên các con
không thể phát huy tối đa trí tuệ của mình vào việc học hành, lao động.
1.3.2.3 Sự yêu thương, chăm sóc, quan tâm của bố mẹ
Sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bố mẹ dành cho con là một trong những
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến SKTT của con. Nghiên cứu tại một số trường THCS
tại Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bình Định, Gia Lai và An Giang năm 2015 của Bộ Y tế chỉ ra
có 16,05% học sinh có vấn đề SKTT không nhận được sự quan tâm yêu quý từ bố mẹ
(45). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Anh năm 2010 đã chỉ ra mối liên quan giữa
tình trạng SKTT với cách đối xử của cha mẹ (24). Trẻ có cha mẹ thường tâm sự có tỷ
lệ gặp vấn đề SKTT ít hơn so với trẻ có cha mẹ khơng, ít, thỉnh thoảng tâm sự với trẻ
(12,7% và 27,9%) với p< 0,01. Con có cha mẹ khá thường xuyên có thái độ thờ ơ lạnh
nhạt với con thì con có nguy cơ gặp các vấn đề về SKTT so với con có cha mẹ hiếm


×