Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Thực trạng kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tại xã thành vân, huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa, năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

QUÁCH THỊ HOA

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ

H
P

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG
HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI
XÃ THÀNH VÂN, HUYỆN THẠCH THÀNH,
TỈNH THANH HÓA, NĂM 2014

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

QUÁCH THỊ HOA

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ


MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG

H
P

HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI XÃ
THÀNH VÂN, HUYỆN THẠCH THÀNH,
TỈNH THANH HÓA, NĂM 2014

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

H

TS. Lƣơng Mai Anh

Ths. Trần Thị Thu Thủy

HÀ NỘI , 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành Luận văn này tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, bạn bè và gia đình.
Trước hết tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám Hiệu Trường
Đại học Y tế Công cộng, các thầy cơ giáo nhà trường đã tận tình giảng dạy, tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến sĩ Lương Mai Anh
và Thạc sỹ Trần Thị Thu Thủy, những người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn,
động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tôi trong q
trình thực hiện Luận văn.

H
P

Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Y tế huyện Thạch Thành, Phòng Nông
nghiệp huyện Thạch Thành, Uỷ ban nhân dân xã Thành Vân, Trạm Y tế xã Thành
Vân và đội ngũ cộng tác viên của xã đã tạo điều kiện và nhiệt tình cộng tác, giúp đỡ
tơi trong suốt q trình thu thập số liệu thực hiện nghiên cứu.

Sau cùng, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Gia đình, người thân, bạn bè
của tôi, những người đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn và giành cho tơi nguồn

U

động viên và sự chăm sóc quý báu trong suốt quá trình học tập cũng như hồn
thành Luận văn.

H

Hà Nội, năm 2014.


i

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 3

MỤC LỤC .................................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .......................................................................................... i
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4

H
P

1.1. TỔNG QUAN VỀ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT ..................................... 4
1.1.1. Khái niệm hóa chất bảo vệ thực vật ................................................................. 4
1.1.2. Phân loại ........................................................................................................... 4
1.1.3. Các con đƣờng xâm nhập của hóa chất bảo vệ thực vật .................................. 5
1.1.4. Ảnh hƣởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến môi trƣờng và sức khỏe ........... 6

U

1.1.5. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật an tồn........................................................ 7
1.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT ...................... 9
1.2.1. Thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên thế giới .............................. 9

H

1.2.2. Thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tại Việt Nam........................... 11
1.3. THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO
VỆ THỰC VẬT ........................................................................................................ 13
1.3.1. Thực trạng kiến thức, thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên thế

giới............................................................................................................................. 13
1.3.2. Thực trạng kiến thức, thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tại Việt
Nam.... ....................................................................................................................... 14
1.4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HÀNH SỬ DỤNG HĨA CHẤT
BẢO VỆ THỰC VẬT ............................................................................................... 16
1.4.1. Trình độ học vấn ............................................................................................. 17
1.4.2. Tuổi ................................................................................................................. 17
1.4.3. Thâm niên tiếp xúc .......................................................................................... 18


ii

1.4.4. Kiến thức ......................................................................................................... 18
1.4.5. Tiếp cận thông tin............................................................................................ 19
1.5. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................... 20
KHUNG LÝ THUYẾT ............................................................................................. 21
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 22
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................... 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 22
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 22
2.4. Cỡ mẫu ............................................................................................................... 22
2.5. Phƣơng pháp chọn mẫu ...................................................................................... 23

H
P

2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................................. 23
2.7. Các biến số nghiên cứu ...................................................................................... 24
2.8 Các một số khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá......................................................... 33
2.9. Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................................... 35

2.10. Đạo đức nghiên cứu ......................................................................................... 35

U

2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và cách khắc phục.......................................... 36
Chƣơng 3. KẾT QUẢ ............................................................................................... 37
3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu ......................................................... 37

H

3.2. Thực trạng kiến thức, thực hành về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật an toàn
của đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................... 41
3.3. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật an tồn của đối
tƣợng nghiên cứu....................................................................................................... 55
3.4 Phân tích hồi quy logistic đa biến ...................................................................... 57
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ............................................................................................ 59
4.1.Thông tin chung .................................................................................................. 59
4.2. Thực trạng kiến thức về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật an toàn của đối
tƣợng nghiên cứu....................................................................................................... 59
4.3. Thực trạng thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật an toàn ....................... 63
4.4. Một số yếu tố liên quan đến thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ........ 66
4.5. Những hạn chế của đề tài và hƣớng giải quyết .................................................. 68


iii

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 69
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 72
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 77

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA KIẾN THỨC, THỰC HÀNH SỬ DỤNG
HCBVTV CỦA NGƢỜI DÂN ................................................................................. 77
PHỤ LỤC 2: NGUYÊN TẮC BỐN ĐÚNG TRONG SỬ DỤNG THUỐC ............ 90
PHỤ LỤC 3: HƢỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM ........................................... 93
PHỤ LỤC 4. BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA SAU BẢO VỆ ................... 96

H
P

H

U


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHLĐ

Bảo hộ lao động

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐTNC

Đối tƣợng nghiên cứu

ĐTV


Điều tra viên

FAO

Tổ chức lƣơng thực và nơng nghiệp thế giới

HCBVTV

Hóa chất bảo vệ thực vật

HDSD

Hƣớng dẫn sử dụng

KDTV

Kiểm dịch thực vật

QPPL

Quy phạm pháp luật

H
P

U

WHO


Tổ chức Y tế thế giới

H


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo tuổi và giới tính ............................... 37
Bảng 3.2 Thâm niên sử dụng HCBVTV ................................................................... 38
Bảng 3.3. Diện tích gieo trồng các loại nơng sản ở các hộ gia đình ......................... 38
Bảng 3.4. Tiếp cận truyền thông liên quan đến HCBVTV của ĐTNC .................... 39
Bảng 3.5. Nhu cầu tiếp cận thông tin về HCBVTV của ĐTNC ............................... 40
Bảng 3.6. Kiến thức về tác dụng, tác hại, đƣờng xâm nhập ..................................... 41
Bảng 3.7. Kiến thức về thời gian, thời tiết, thời gian cách ly ................................... 42
Bảng 3.8. Kiến thức về hƣớng phun ......................................................................... 43
Bảng 3.9. Kiến thức về cách pha, nơi pha và ý nghĩa vạch màu ............................. 43

H
P

Bảng 3.10. Kiến thức về phƣơng tiện bảo vệ cá nhân khi tiếp xúc HCBVTV ......... 44
Bảng 3.11. Kiến thức về đối tƣợng không đƣợc đi phun HCBVTV ....................... 44
Bảng 3.12. Kiến thức về dấu hiệu nhiễm độc và cách xử trí khi bị ngộ độc
HCBVTV .................................................................................................................. 45
Bảng 3.13. Kiến thức về vệ sinh thân thể sau khi phun ............................................ 45

U

Bảng 3.14. Kiến thức xử lý hóa chất thừa, vỏ bao bì/chai lọ, nơi vệ sinh bình phun

của ĐTNC ................................................................................................................. 46
Bảng 3.15. Hiểu biết về điều kiện cất giữ của ngƣời đi phun ................................... 46

H

Bảng 3.16. Nơi mua HCBVTV ................................................................................. 48
Bảng 3.17. Mục đích sử dụng HCBVTV .................................................................. 48
Bảng 3.18. Loại HCBVTV đƣợc sử dụng phổ biến tại các hộ gia đình ................... 48
Bảng 3.19. Thực hành pha HCBVTV của ĐTNC .................................................... 49
Bảng 3.20. Thực hành phun thuốc của ĐTNC .......................................................... 50
Bảng 3.21. Lý do không sử dụng trang bị BHLĐ khi đi phun của ĐTNC ............... 52
Bảng 3.22. Vệ sinh cá nhân sau phun của ĐTNC ..................................................... 53
Bảng 3.23. Cách xử lý hóa chất thừa và vỏ bao bì, chai lọ đã sử dụng của ĐTNC .. 53
Bảng 3.24. Nơi cất giữ HCBVTV, Bình phun của ĐTNC ....................................... 54
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học với thực hành sử dụng55
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa thâm niên tiếp xúc, kiến thức chung về HCBVTV
và thực hành sử dụng ................................................................................................ 56


vi

Bảng 3.27. Mối liên quan giữa tiếp cận thông tin liên quan đến HCBVTV với thực
hành sử dụng ............................................................................................................. 57
Bảng 3.28. Mơ hình hồi quy Logistic về mối liên quan giữa một số yếu tố với thực
hành sử dụng của các ĐTNC .................................................................................... 57

H
P

H


U


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo trình độ học vấn ...........................37
Biểu đồ 3.2. Đánh giá kiến thức chung về sử dụng HCBVTV của ĐTNC ..............41
Biểu đồ 3.3. Đánh giá thực hành chung về sử dụng HCBVTV ................................47
Biểu đồ 3.4. Liều lƣợng, nồng đồ HCBVTV pha ở ĐTNC ......................................50
Biểu đồ 3.5.Tỷ lệ hƣớng đi phun của ĐTNC ............................................................51
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ ĐTNC đọc hƣớng dẫn sử dụng, kiểm tra bình phun, ăn uống, sử
dụng BHLĐ khi phun ................................................................................................51

H
P

Biểu đồ 3.7. Thực hành sử dụng phƣơng tiện bảo vệ cá nhân của ĐTNC ...............52
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ các hộ gia đình cất giữ HCBVTV ...............................................54

H

U


i

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) là một loại vật tƣ nông nghiệp, đặc thù

rất cần thiết giúp bảo vệ năng suất, chất lƣợng cây trồng. Tuy nhiên bên cạnh
những mặt lợi, việc sử dụng HCBVTV có thể để lại nhiều tác hại cho mơi trƣờng
và sức khỏe của con ngƣời.
Thành Vân là xã thuần nông nằm ở phía Tây Bắc của huyện Thạch Thành,
Thanh Hóa. Đa phần ngƣời dân là làm nơng nghiệp, do đó thƣờng xuyên tiếp xúc
và chịu ảnh hƣởng của HCBVTV, tuy nhiên chƣa có số liệu thống kê/ báo cáo ghi
nhận cụ thể. Câu hỏi đặt ra là: kiến thức, thực hành sử dụng HCBVTV an toàn của
ngƣời dân tại xã nhƣ thế nào? những yếu tố nào tác động đến thực hành sử dụng

H
P

HCBVTV an toàn của ngƣời dân? Để cung cấp thêm bằng chứng làm cơ sở cho các
can thiệp sau này góp phần giúp địa phƣơng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân trên
địa bàn đƣợc tốt hơn chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng kiến thức, thực
hành và một số yếu tố liên quan đến sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tại xã
Thành Vân, huyện Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hóa năm 2014”.

Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên 200 đối tƣợng đang sinh sống và có sử dụng

U

HCBVTV tại xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa. Thời gian nghiên
cứu từ tháng 10/2013 đến 06/2014 với phƣơng pháp mô tả cắt ngang sử dụng

H

nghiên cứu định lƣợng. Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc phỏng vấn theo bộ câu hỏi thiết
kế sẵn. Số liệu thu thập đƣợc nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng
phần mềm SPSS16.0


Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ngƣời đi phun có kiến thức về sử dụng
HCBVTV đạt là 60%, thực hành sử dụng HCBVTV đạt là 39,5%. 82,5% ngƣời đi
phun mong muốn đƣợc nhận các thông tin liên quan đến HCBVTV. Phân tích mơ
hình hồi quy logistic, chúng tơi tìm thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
các yếu tố: trình độ học vấn, thâm niên tiếp xúc, tiếp cận truyền thông và kiến thức
về sử dụng HCBVTV với thực hành sử dụng HCBVTV an tồn.
Trên cơ sở đó chúng tơi có đề xuất một số khuyến nghị nhƣ: tăng cƣờng
truyền thông nâng cao kiến thức sử dụng an toàn HCBVTV của ngƣời dân, thành
lập đội thu gom rác thải, bao bì.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng HCBVTV là một biện pháp quan trọng trong cơng tác phịng, chống
dịch hại cây trồng ở nƣớc ta và các nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên bên cạnh những
mặt tích cực là tiêu diệt các sinh vật có hại cho cây trồng, bảo vệ năng suất.
HCBVTV cịn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nhƣ: gây ơ nhiễm nguồn nƣớc, ô
nhiễm môi trƣờng sống, ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng và ngƣời sản
xuất nếu sử dụng khơng an tồn. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm trên
thế giới có khoảng 3 triệu ca nhiễm độc nghiêm trọng liên quan đến HCBVTV với
220.000 ca tử vong, trong đó 99% trƣờng hợp xảy ra ở các nƣớc đang phát triển,
cho dù những nƣớc này chỉ chiếm 20% lƣợng tiêu dùng HCBVTV [44].

H
P

Tại Việt Nam, thống kê của Cục An toàn Lao động, trong năm 2004 – 2005
có khoảng 30% số ngƣời trực tiếp phun HCBVTV) có dấu hiệu nhiễm độc; riêng

năm 2004 có hơn 4.000 vụ nhiễm độc HCBVTV làm 10.355 ngƣời bị nhiễm độc và
154 ngƣời bị tử vong [15]. Kết quả thống kê của tại 31 tỉnh thành của Bộ Lao động
– Thƣơng Binh và Xã hội năm 2008 cho thấy, đa số các vụ tai nạn trong ngành

U

nông nghiệp là do nhiễm độc HCBVTV. Riêng trong năm 2008, đã có 6.807 vụ
nhiễm độc HCBVTV với 7527 trƣờng hợp ngộ độc đƣợc cứu sống và 137 trƣờng
hợp tử vong. Đa phần những trƣờng hợp này là do nhiễm độc vì khơng sử dụng

H

trang thiết bị bảo hộ, có một số là do uống nhầm thuốc [14].
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm độc HCBVTV nhƣng một trong những
nguyên nhân quan trọng là sự kém hiểu biết của ngƣời sử dụng, lạm dụng không
tuân thủ nghiêm ngặt liều lƣợng, thời gian cách ly, sử dụng HCBVTV không rõ
nguồn gốc, sử dụng thuốc bị cấm, không tuân thủ hƣớng dẫn. Kết quả kiểm tra,
đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tƣ nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy
sản đối với cơ sở sản xuất HCBVTV của Cục BVTV năm 2012 cho thấy: trong số
15.184 cơ sở buôn bán HCBVTV đƣợc kiểm tra phát hiện 1644 cơ sở vi phạm
(10,82%) điều lệ về quản lý HCBVTV với các hình thức vi phạm chính nhƣ: khơng
đủ điều kiện kinh doanh (36,86%); Nhãn thuốc (24,14%); Thuốc quá hạn sử dụng
(8,21%); Thuốc ngoài danh mục (3,22%). Đồng thời kết quả kiểm tra sử dụng
HCBVTV trên rau của 9120 hộ, phát hiện 2319 hộ vi phạm (25,42%) trong đó: sử


2

dụng không đúng kỹ thuật, nồng độ, liều lƣợng (70,8%); Vi phạm khác (Bảo hộ lao
động (BHLĐ), vứt, đổ thuốc thừa bừa bãi...) là 21,3%; Không đảm bảo thời gian

cách ly (7,84%) [19].
Thành Vân là một trong những xã thuần nơng của huyện Thạch Thành, xã
nằm ở phía Tây Bắc của huyện, cách trung tâm huyện 8km, phía Đơng giáp thị trấn
Vân Du, phía Tây giáp xã Thành Tân, phía Nam giáp xã Thành Thọ, phía Bắc giáp
tỉnh Ninh Bình, có diện tích là 4.030,67 ha. Xã có 10 thơn xóm, dân số 6740 ngƣời
(07/2013), 1536 hộ trong đó 96% số hộ làm nơng nghiệp. Canh tác mía đƣợc xem là
cây trồng mũi nhọn tại xã, đặc biệt để đảm bảo năng suất ....., việc thâm canh tăng
vụ đang đƣợc đẩy mạnh trong tồn vùng. Song song với đó, việc sử dụng HCBVTV

H
P

trong sản xuất mía cũng tăng theo. Kết quả đánh giá nhanh về tình hình sử dụng
HCBVTV tại xã cũng cho thấy: HCBVTV đƣợc sử dụng nhiều về cả số lƣợng và
khối lƣợng, cách sử dụng chỉ đơn giản qua truyền miệng, hầu nhƣ khơng có cơ quan
nào hƣớng dẫn. Kết quả thống kê năm 2013 của Bệnh viện đa khoa huyện cho thấy,
trên địa bàn xã đã có 3 trƣờng hợp bị ngộ độc thuốc trừ sâu nặng phải vào cấp cứu

U

tại Bệnh viện đa khoa huyện [1], ngồi ra cịn rất nhiều trƣờng hợp nhiễm độc thuốc
trừ sâu nhẹ điều trị tại nhà chƣa có số liệu thống kê/ báo cáo ghi nhận cụ thể. Trên
địa bàn xã chƣa có nghiên cứu nào về tình hình sử dụng HCBVTV cũng nhƣ kiến

H

thức, thực hành về sử dụng HCBVTV của ngƣời dân. Câu hỏi đặt ra là: kiến thức,
thực hành sử dụng HCBVTV an toàn của ngƣời dân tại xã nhƣ thế nào? những yếu
tố nào ảnh hƣởng đến thực hành sử dụng HCBVTV an toàn của ngƣời dân tại xã?
Vì vậy chúng tơi thực hiện nghiên cứu: “Thực trạng kiến thức, thực hành

và một số yếu tố liên quan đến sử dụng HCBVTV tại xã Thành Vân, huyện
Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hóa năm 2014” làm cơ sở cho các nghiên cứu can
thiệp sau này để góp phần giúp địa phƣơng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân trên
địa bàn.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật an tồn của ngƣời dân
tại xã Thành Vân, Huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa năm 2014.
2. Mơ tả thực trạng thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật an tồn của
ngƣời dân tại xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa năm 2014.
3. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ
thực vật an toàn của ngƣời dân tại xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh
Thanh Hóa năm 2014.

H
P

H

U


4

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
1.1.1. Khái niệm hóa chất bảo vệ thực vật

HCBVTV xuất phát từ nguồn gốc tiếng anh là “pesticides” có nghĩa là hóa
chất để diệt các lồi gây hại [17]. Dịch sang tiếng việt các tác giả sử dụng nhiều
thuật ngữ khác nhau nhƣ: hóa chất trừ sâu, thuốc trừ sâu, HCBVTV, thuốc BVTV.
Nhƣ vậy HCBVTV là danh từ chung để chỉ một chất hoặc một hợp chất bất kỳ có
tác dụng dự phịng, tiêu diệt, hoặc kiểm soát các sinh vật gây hại kể cả các vector
gây bệnh cho ngƣời và động vật, các loại côn trùng khác hay động vật có hại trong
q trình sản xuất, chế biến, dự trữ, xuất khẩu, tiếp thị, lƣơng thực, sản phẩm nông

H
P

nghiệp, gỗ và các sản phẩm của gỗ, thức ăn gia súc hoặc phòng chống các loại cơn
trùng, ký sinh trùng ở ngƣời hoặc ngồi cơ thể gia súc [10],[18].

HCBVTV là những chế phẩm có nguồn gốc hoá chất, thực vật, động vật, vi
sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực
vật, gồm: các chế phẩm dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật; Các

U

chế phẩm điều hoà sinh trƣởng thực vật, chất làm rụng hay khơ lá; Các chế phẩm có
tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để
tiêu diệt [18].
1.1.2. Phân loại

H

Việc phân loại HCBVTV có thể thực hiện theo nhiều cách tùy theo yêu cầu
nghiên cứu và sử dụng nhƣ phân loại theo đối tƣợng phòng trừ (thuốc trừ sâu, thuốc
trừ bệnh,…), phân loại theo gốc hóa học (nhóm clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ,…),

phân loại theo độ độc...Các thuốc trừ sâu có nguồn gốc khác nhau thì tính độc và
khả năng gây độc khác nhau.
1.1.2.1. Phân loại theo nguồn gốc và thành phần hóa học [10],[18]
 Các thuốc có nguồn gốc thực vật: các bộ phận của một số thực vật có chứa các
hợp chất alcaloid, nicotin, albazin, pyrethrin, rotenone và một số chất kháng sinh
đƣợc sơ chế hoặc trích ly hoạt chất để sử dụng.
 Các thuốc vơ cơ: gồm các hợp chất vô cơ chứa đồng, lƣu huỳnh, các hợp chất
asenit...


5

 Các thuốc tổng hợp hữu cơ: gồm các hợp chất thuộc nhóm clo hữu cơ, nhóm lân
hữu cơ, nhóm carbamate, nhóm các hợp chất dị vịng, nhóm pyrethroid tổng
hợp... Các loại thuốc có nguồn gốc vi sinh vật: các thuốc kháng sinh.
1.1.2.2. Phân loại theo đối tượng sinh vật gây hại [10]
 Thuốc trừ bệnh

 Thuốc trừ nhện

 Thuốc trừ sâu

 Thuốc điều hòa sinh trƣởng

 Thuốc trừ cỏ

 Thuốc trừ chuột

 Thuốc trừ ốc
1.1.2.3. Phân loại theo tính độc của thuốc

Theo WHO năm 1990 phân loại độc tính của thuốc nhƣ sau [18]:

H
P

Bảng 1.1. Phân loại độc tính HCBVTV theo WHO
Nhóm độc

LD50 của thuốc (mg/kg)
Dạng rắn

Rất độc
Độc

Qua miệng

Qua da

Qua miệng

Qua da

≤5

≤10

≤20

≤ 40


10 – 100

20 – 200

40 – 400

100- 1000

200– 2000

400 – 4000

> 1000

>2000

> 4000

U

5 – 50

Độc trung bình
Ít độc

Dạng lỏng

50 – 500
> 500


H

Để đánh giá tác động của chất độc đến cơ thể sinh vật hay so sánh độ độc
của các loại thuốc với nhau, ngƣời ta đã sử dụng rất nhiều các chỉ tiêu khác nhau và
một trong số đó là chỉ tiêu liều gây chết trung bình - LD50: là liều lƣợng chất độc
gây chết cho 50% số cá thể đem thí nghiệm. Giá trị LD50 càng nhỏ, chứng tỏ chất
độc đó càng mạnh. Giá trị LD50 thay đổi theo lồi động vật thí nghiệm và điều kiện
thí nghiệm.
1.1.3. Các con đƣờng xâm nhập của hóa chất bảo vệ thực vật
Có 3 con đƣờng xâm nhập chính của HCBVTV vào cơ thể:
Qua đƣờng hơ hấp: các loại HCBVTV dùng ở dạng khí nén, dạng hơi, dạng
mù hoặc dạng sƣơng phân tán, tan rất nhanh vào không khí, mắt thƣờng có thể
khơng nhìn thấy đƣợc. Khi hít thở, độc chất sẽ theo khơng khí vào phổi và gây


6

nhiễm độc. Do đó, tiếp xúc với HCBVTV chúng ta nên thực hiện những biện pháp
phòng ngừa cần thiết để ngăn chặn sự xâm nhập của HCBVTV [23],[26].
Qua da niêm mạc: nếu HCBVTV tiếp xúc với da thì chúng sẽ xâm nhập vào
cơ thể qua các lỗ chân lông ở da. Khi làm việc trong điều kiện nóng bức, các lỗ
chân lông mở rộng sẽ tạo điều kiện cho các chất ngấm qua da nhanh hơn, làm tăng
tác hại của HCBVTV. Nếu da có vết cắt, xƣớc hoặc có bệnh ngồi da thì thuốc xâm
nhập vào da sẽ nhanh hơn [23].
Qua đƣờng tiêu hóa: HCBVTV có thể xâm nhập vào cơ thể qua đƣờng tiêu
hóa do những thói quen xấu của ngƣời lao động nhƣ ăn uống, hút thuốc trong khi
làm việc, ý thức vệ sinh cá nhân kém nhƣ không rửa chân tay trƣớc khi ăn, dùng

H
P


miệng để thổi thơng vịi phun bị tắc làm thuốc dính vào miệng, nuốt nƣớc bọt đã
nhiễm độc, ăn phải thực phẩm có chứa dƣ lƣợng HCBVTV hoặc do ăn uống nhầm
phải HCBVTV [23].

1.1.4. Ảnh hƣởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến mơi trƣờng và sức khỏe
Bên cạnh những lợi ích, HCBVTV cũng gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe

U

con ngƣời, vật nuôi và phá hoại môi trƣờng sống.

1.1.4.1. Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến mơi trường

Trong các vấn đề ơ nhiễm mơi trƣờng thì tình hình ơ nhiễm mơi trƣờng do

H

HCBVTV thực sự là vấn đề đáng quan tâm. Sử dụng HCBVTV trong nông nghiệp
với dƣ lƣợng tồn lƣu lớn đã ảnh hƣởng không nhỏ tới cân bằng sinh thái. Những
loại HCBVTV với độc tính mạnh, có độ bền vững cao với ngoại cảnh đã gây ô
nhiễm nghiêm trọng các nguồn tài nguyên: đất, nƣớc, khơng khí. Ngồi ra,
HCBVTV cịn tích lũy trong chuỗi thức ăn và từ đó gây ảnh hƣởng lâu dài tới mắt
xích cuối cùng là con ngƣời.
1.1.4.2. Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến sức khỏe con người
Hầu hết các loại HCBVTV đều có tính độc. Khả năng gây nhiễm độc của chúng
tùy thuộc vào độ độc, nồng độ và lƣợng hóa chất xâm nhập vào cơ thể. Và những ảnh
hƣởng độc hại cấp tính cũng nhƣ mạn tính của HCBVTV tới sức khỏe con ngƣời đã
đƣợc nhiều nghiên cứu lâm sàng cũng nhƣ nghiên cứu dịch tễ chứng minh [38].



7

Nhiễm độc cấp thƣờng gặp là các vụ tự tử, các vụ nhiễm độc hàng loạt do thức
ăn bị nhiễm HCBVTV, các vụ tai nạn hóa chất trong cơng nghiệp và sự tiếp xúc nghề
nghiệp trong nông nghiệp là nguyên nhân của phần lớn các vấn đề sức khỏe nghiêm
trọng có liên quan tới HCBVTV [56]. Ngộ độc mạn tính do tiếp xúc với HCBVTV với
liều lƣợng nhỏ trong thời gian dài có liên quan tới nhiều triệu chứng rối loạn và các
bệnh khác nhau. Các nghiên cứu khoa học đã tìm thấy những bằng chứng về mối liên
quan giữa HCBVTV với bệnh ung thƣ não, ung thƣ vú, ung thƣ gan, dạ dày, bàng
quang, thận. Các hậu quả sinh sản: đẻ non, vô sinh, thai dị dạng, quái thai, ảnh hƣởng
chất lƣợng tinh dịch, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn hành vi, tổn thƣơng chức
năng miễn dịch và dị ứng, tăng cảm giác da [16],[48].

H
P

Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 3 triệu ca nhiễm độc nghiêm
trọng liên quan đến HCBVTV, gây ra 220.000 ca tử vong, trong đó, 99% trƣờng
hợp xảy ra ở các nƣớc đang phát triển [52] mặc dù những nƣớc này chỉ chiếm 20%
lƣợng tiêu dùng HCBVTV, con số thực tế có thể cịn cao hơn nhiều [44].
Tại Việt Nam, thống kê của Cục An toàn Lao động, trong năm 2004 – 2005

U

có khoảng 30% số ngƣời trực tiếp phun HCBVTV có dấu hiệu nhiễm độc; Riêng
năm 2004 có hơn 4.000 vụ nhiễm độc HCBVTV làm 10.355 ngƣời bị nhiễm độc và
154 ngƣời bị tử vong [15]. Mặt khác, kết quả thống kê của tại 31 tỉnh thành của Bộ

H


Lao động – Thƣơng Binh và Xã hội năm 2008 cho thấy, đa số các vụ tai nạn trong
ngành nông nghiệp là do nhiễm độc HCBVTV. Riêng trong năm 2008, đã có 6.807
vụ nhiễm độc HCBVTV với 7527 trƣờng hợp ngộ độc đƣợc cứu sống và 137 trƣờng
hợp tử vong. Đa phần những trƣờng hợp này là do nhiễm độc vì không sử dụng
trang thiết bị bảo hộ, một số trƣờng hợp là do uống nhầm thuốc [14].
Những con số nêu trên cho thấy ngƣời nông dân Việt Nam đã và đang phải
đối mặt với những công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm do làm việc với việc
thiếu các phƣơng tiện phòng hộ khi tiếp xúc với HCBVTV.
1.1.5. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật an tồn
Sử dụng HCBVTV an toàn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một trong những
yếu tố quan trọng nhất bao gồm việc lựa chọn và mua thuốc; Sử dụng thuốc theo


8

hƣớng dẫn an toàn; Sử dụng các trang bị BHLĐ khi tiếp xúc với thuốc. Ngoài ra sử
dụng an toàn còn bao gồm cả việc bảo quản, cất giữ, cách xử lý khi có sự cố.....
1.1.5.1. Lựa chọn và mua thuốc [8]
Mua loại thuốc phù hợp, thuốc có trong danh mục HCBVTV đƣợc phép sử
dụng và hạn chế sử dụng tại Việt Nam và do các đại lý đƣợc cấp phép bán. Khơng
mua các thuốc mà bao bì đã bị hƣ hỏng, rách, thủng, nứt, vỡ hoặc rị rỉ, khơng cịn
nhãn ngun bản, nhãn phai mờ khó đọc, nhãn có dấu hiệu dán lại hoặc bị mất niêm
phong. Tất cả chi tiết trên nhãn phải thể hiện độ tin cậy. Khơng mua các thuốc
khơng có nhãn bằng Tiếng Việt, khơng có ngày sản xuất và hạn sử dụng.
1.1.5.2. Bảo hộ lao động [8]

H
P


Khi sử dụng hay tiếp xúc với HCBVTV phải mặc BHLĐ phù hợp với điều
kiện thực tế và loại thuốc sử dụng. Các loại BHLĐ thƣờng đƣợc sử dụng khi tiếp
xúc hay sử dụng HCBVTV gồm: quần áo BHLĐ, áo chồng; Kính; Mũ bảo hộ;
Găng tay, ủng; Khẩu trang, khăn che.
1.1.5.3. Các hướng dẫn về an toàn [8]

U

-

Phải đọc kỹ hƣớng dẫn ghi trên nhãn trƣớc khi sử dụng.

-

Khi lấy thuốc, pha thuốc và phun rải thuốc phải mặc BHLĐ phù hợp.

-

Không đi phun rải thuốc vào lúc trời nắng nóng, khi gió to,vào lúc trời sắp mƣa.

H

hoặc đang mƣa. Khơng phun rải thuốc ngƣợc chiều gió.
-

Khơng đƣợc ăn uống, hút thuốc khi đang phun rải thuốc.

-

Không sử dụng thiết bị phun rải thuốc bị rò rỉ, hƣ hỏng.


-

Không để ngƣời già, trẻ em và phụ nữ mang thai tiếp xúc với HCBVTV.

-

Dọn bao bì, chai thuốc vào một chỗ, tiêu huỷ đúng quy định. Không vứt bừa bãi
hoặc tự ý đốt các bao bì chứa thuốc đã qua sử dụng.

-

Rửa thiết bị phun rải sạch sẽ, đúng cách.

-

Tắm, giặt quần áo bảo hộ và công cụ BHLĐ bằng xà phịng.

-

Nƣớc thuốc đã pha khơng dùng hết và nƣớc rửa dụng cụ phun rải phải đƣợc đổ
đúng nơi quy định, tránh làm ô nhiễm môi trƣờng.


9

1.1.5.4. Nguyên tắc bốn đúng trong sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật [8],[13]
-

Sử dụng đúng thuốc: là dùng loại thuốc phù hợp nhất để phòng trừ dịch hại. Căn

cứ đối tƣợng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc nông sản cần đƣợc bảo vệ
để chọn đúng loại và dạng thuốc cần sử dụng (chi tiết phụ lục 2 – trang 90).

-

Sử dụng đúng lúc: là dùng thuốc vào thời điểm mà hiệu quả phòng trừ dịch hại
cao nhất, mang lại lợi ích kinh tế lớn nhất nhƣng ít gây hại cho mơi trƣờng và
sức khỏe con ngƣời nhất (chi tiết xem phụ lục 2 – trang 90).

-

Sử dụng đúng liều lƣợng, nồng độ: là sử dụng với nồng độ và liều lƣợng đem lại
hiệu quả phòng trừ dịch hại và hiệu quả kinh tế cao nhất đồng thời giảm thiểu
tác hại do HCBVTV gây ra đối với môi trƣờng, con ngƣời và sản phẩm (chi tiết

H
P

xem phụ lục 2 – trang 90).
-

Sử dụng đúng cách (đúng kỹ thuật): là sử dụng với kỹ thuật mang lại hiệu quả
phòng trừ dịch hại và hiệu quả kinh tế tối ƣu nhƣng ít gây hại đến mơi trƣờng và
sức khỏe con ngƣời nhất. Sử dụng thuốc phù hợp với dạng thuốc; Khơng phun
ngƣợc chiều gió, khơng phun thuốc khi gió quá mạnh, trời sắp mƣa, trời nắng

U

gắt; Khi hỗn hợp HCBVTV, phải hỗn hợp đúng hƣớng dẫn ghi trên nhãn hoặc
hỏi ý kiến cán bộ chuyên môn (chi tiết xem phụ lục 2– trang 90).

1.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT

H

1.2.1. Thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên thế giới
Trong lịch sử, theo Hasalt (1992) HCBVTV đã đƣợc sử dụng phòng để
chống sâu hại, bảo quản hạt giống từ thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại [23]. Từ giữa
thế kỷ 20, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hóa học, nhiều loại HCBVTV tổng hợp đã
ra đời, tạo bƣớc ngoặt mới trong lịch sử phát triển HCBVTV [52]. Các HCBVTV
đóng vai trị to lớn trong việc hạn chế những thiệt hạn mùa màng và những tổn thất
sau thu hoạch do sâu bệnh trong ngành nơng nghiệp vì vậy nhu cầu sử dụng
HCBVTV ngày càng tăng.
Từ những năm 1990, lƣợng HCBVTV tiêu thụ trên toàn thế giới tiêu tốn
khoảng từ 270 – 300 tỷ USD, trong đó 47% là thuốc diệt cỏ, 79% là thuốc trừ sâu,
19% là thuốc bệnh/vi khuẩn và 5% là các loại thuốc khác [54]. Năm 2008, lƣợng
HCBVTV sử dụng trên toàn thế giới đạt kỷ lục là 40 tỷ đô la [45]. Dự báo nhu cầu


10

sử dụng HCBVTV trên thế giới sẽ đạt 52 tỷ đơ la vào năm 2014, trong đó thuốc diệt
cỏ và thuốc trừ sâu vẫn là sản phẩm tiêu thụ lớn nhất, thuốc diệt nấm và các loại
thuốc trừ sâu khác cũng sẽ tăng. Châu Phi và Trung Đông cũng đƣợc dự đốn có
mức tăng trƣởng trên trung bình, nhƣng sẽ vẫn là khu vực tiêu thụ thấp nhất trên thế
giới [53]. Châu Âu và Châu Á là hai thị trƣờng tiêu thụ HCBVTV lớn nhất thế giới,
trong đó các quốc gia nhƣ: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Brazil và Nhật Bản là những
quốc gia sản xuất, tiêu thụ thuốc trừ sâu nhiều nhất [54].
Bảng 1.2. Nhu cầu sử dụng HCBVTV trên thế giới (triệu USD)[53]
2014


% Tăng trƣởng hàng năm

2004

2009

Toàn cầu

36929

45.045

52000

4,1

2,9

Bắc Mỹ

10505

11995

13.340

2,7

2,2


Trung và Nam Mỹ

6210

8330

10820

6,1

5,4

Tây Âu

6841

7905

8230

2,9

0,8

Đơng Âu

3193

3960


4575

4,4

2,9

Châu Á/ Thái Bình Dƣơng

8880

11000

12.820

4,4

3,1

Châu Phi/Trung Đông

1300

1865

2215

7,5

3,5


2004 – 2009 2009 – 2014

U

H
P

H

HCBVTV mang lại nhiều lợi ích cho thế giới ngày nay, tuy nhiên việc sử
dụng chúng cũng có thể gây ra những rủi ro đối với sức khỏe con ngƣời và môi
trƣờng. Để giảm thiểu tác động này các công ƣớc, quy tắc đã đƣợc thiết lập nhằm
kiểm sốt hóa chất và chất thải nguy hại ở quy mơ tồn cầu .
Một số cơng ước và quy tắc có liên quan đến hóa chất bảo vệ thực vật
-

Công ƣớc Stockholm đối với những chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (Persistent
Organic Pollutants – POP). Công ƣớc Stockholm ra đời nhằ m bảo vệ sức khoẻ
con ngƣời và môi trƣờng trƣớc nguy cơ gây ra do các chất ơ nhiễm hữu cơ khó
phân hủy. Cơng ƣớc đƣợc các nƣớc ký kết ngày

22 tháng 5 năm 2001 tại

Stockholm và có hiệu lực từ ngày 17 tháng 5 năm 2004 [7].
-

Công ƣớc Rotterdam về những thủ tục đối với hóa chất độc hại và HCBVTV trong
thƣơng mại quốc tế. Năm 1999, Công ƣớc Rotterdam về thủ tục thỏa thuận thông



11

báo trƣớc đối với một số hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật nguy hại trong
thƣơng mại quốc tế nhằm bảo vệ sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng trƣớc nguy
cơ tiềm ẩn do chúng gây ra, đƣợc thông qua và có hiệu lực vào năm 2004. Trong
Cơng ƣớc này có phụ lục III là danh mục các loại thuốc trừ sâu và hóa chất cơng
nghiệp bị cấm hoặc bị hạn chế buôn bán, vận chuyển hoặc sử dụng.
-

Phƣơng pháp tiếp cận chiến lƣợc quốc tế về quản lý hố chất, với tên gọi tắt là
SAICM, là khung chính sách chiến lƣợc quốc tế đƣợc ban hành với sự nhất trí
của hơn 100 quốc gia trên thế giới tại Hội nghị lần đầu tiên về quản lý hoá chất
vào năm 2006 tại Dubai (Tiểu Vƣơng Quốc Ả Rập thống nhất) nhằm thúc đẩy
quản lý hố chất an tồn. Phƣơng pháp tiếp cận chiến lƣợc này đề cao sự cam

H
P

kết chính trị của các quốc gia nhằm đạt đƣợc mục tiêu của SAICM là “đạt đƣợc
quản lý an toàn các hố chất theo vịng đời của chúng, sao cho đến năm 2020,
các hoá chất đƣợc sử dụng và sản xuất theo hƣớng gây ít tác động tiêu cực nhất
đến mơi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời” [21].

1.2.2. Thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tại Việt Nam

U

Sử dụng HCBVTV là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất để phòng trừ
các loại dịch hại, bảo vệ cây trồng và phòng chống dịch bệnh. Ở Việt Nam
HCBVTV đã đƣợc sử dụng từ những năm 1957 [18],[23]. Nhu cầu sử dụng ngày


H

tăng lên nhanh chóng, theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trƣờng, Tổng cục
Thống kê, Tổng cục Hải quan từ năm 2000 đến năm 2005, mỗi năm Việt Nam sử
dụng khoảng 35.000 đến 37.000 tấn HCBVTV, đến năm 2006, tăng đột biến lên tới
71.345 tấn và đến năm 2008 đã tăng lên xấp xỉ 110.000 tấn [4].
Hiện nay ở nƣớc ta HCBVTV đang đƣợc sử dụng trên thị trƣờng rất đa dạng
về chủng loại, phong phú về sản phẩm. Tính đến đầu năm 2013, trong danh mục
HCBVTV đƣợc phép sử dụng ở Việt Nam, HCBVTV sử dụng trong nông nghiệp
gồm 1.643 hoạt chất, 3902 tên thƣơng phẩm bao gồm: thuốc trừ sâu: 745 hoạt chất
với 1662 tên thƣơng phẩm. Thuốc trừ bệnh: 552 hoạt chất với 1229 tên thƣơng
phẩm. Thuốc trừ cỏ: 217 hoạt chất với 664 tên thƣơng phẩm. Thuốc trừ chuột: 10
hoạt chất với 22 tên thƣơng phẩm. Thuốc điều hoà sinh trƣởng: 52 hoạt chất với 139
tên thƣơng phẩm [19]. Tuy nhiên hầu hết HCBVTV sử dụng ở nƣớc ta đều phải


12

nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Theo thống kê HCBVTV nhập khẩu vào nƣớc ta tăng cả
về khối lƣợng và giá trị qua các năm, năm sau cao hơn năm trƣớc. Có sự thay đổi về
tỷ lệ nhập khẩu giữa thuốc trừ sâu, trừ bệnh và trừ cỏ. Năm 2012, nhập khẩu thuốc
trừ cỏ chiếm tỷ lệ cao nhất (44,4%), sau đó là và trừ bệnh (23,2%) và thuốc trừ sâu
(20,4%) (Bảng 1.3) .
Bảng 1.3. Lƣợng HCBVTV nhập khẩu qua các năm [19]
Khối

Giá trị

Thuốc


Thuốc

Thuốc trừ

Thuốc

lƣợng

(Triệu

trừ sâu

trừ bệnh

cỏ

khác

(Tấn TP)

USD)

(%)

(%)

(%)

(%)


2005

51.764

222,7

40,20

27,70

27,70

4,40

2006

71.345

291,8

29,93

42,10

17,80

10,17

2007


75.805

352,6

37,00

28,20

29,80

5,00

2008

105.999

294,6

56,30

17,60

22,70

3,40

2009

79.896


210,7

43,21

29,17

26,45

1,17

2010

72.560

503,6

25,70

17,50

38,80

18,00

2011

85.084

597,0


27,00

22,60

44,70

5,70

2012

105.000

744,0

20,40

23,20

44,40

12,00

Năm

U

H
P


H

Để phát huy mặt tích cực của HCBVTV và hạn chế những hậu quả do chúng
gây ra, phải tăng cƣờng quản lý trong đăng ký, kinh doanh, xuất nhập khẩu, bảo
quản và tiêu hủy HCBVTV. Những năm qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
(QPPL) về HCBVTV đã đƣợc xây dựng và hoàn thành trên cơ sở hƣớng dẫn của
FAO, UNEP, WHO; hài hòa các nguyên tắc quản lý HCBVTV của các nƣớc
ASEAN; Các Công ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Một số văn bản quy phạm pháp luật quy định việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật ở
Việt Nam hiện nay
-

Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật(KDTV) số 36/2001/PL-UBTVQH [32].

-

Nghị định 58/2002/NĐ-CP Ban hành điều lệ BVTV, KDTV, HCBVTV [5].

-

Nghị định 26/2003/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực Bảo vệ & KDTV [6].


13

-

Thông tƣ 14/2013/TT-BNNPTNT Quy định cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh HCBVTV [3].


-

Thông tƣ 21/2013/TT-BNNPTNT Thông tƣ ban hành danh mục thuốc bảo vệ
thực vật đƣợc phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng và danh mục bổ
sung giống cây trong đƣợc phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam [2].
Mặc dù đã có rất nhiều văn bản quy định việc sản xuất, kinh doanh, nhập

khẩu HCBVTV tuy nhiên cơng tác quản lý cịn nhiều bất cập. Qua công tác thanh,
kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tƣ nông nghiệp, sản phẩm nông
lâm thủy sản đối với cơ sở sản xuất HCBVTV của Cục BVTV năm 2012 cho thấy:
trong số 15.184 cơ sở buôn bán HCBVTV đƣợc kiểm tra phát hiện 1644 cơ sở vi

H
P

phạm (10,82%) điều lệ về quản lý HCBVTV với các hình thức vi phạm chính nhƣ:
khơng đủ điều kiện kinh doanh (36,86%); Nhãn thuốc (24,14%); Thuốc quá hạn sử
dụng (8,21%); Thuốc ngoài danh mục (3,22%). Đồng thời kết quả kiểm tra sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật trên rau của 9120 hộ, phát hiện 2319 hộ vi phạm (25,42%)
trong đó: sử dụng khơng đúng kỹ thuật, nồng độ, liều lƣợng (70,8%); Vi phạm khác

U

(BHLĐ, vứt, đổ thuốc thừa bừa bãi...) là 21,3%; Không đảm bảo thời gian cách ly
(7,84%) [19].

1.3. THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT

H


BẢO VỆ THỰC VẬT

1.3.1. Thực trạng kiến thức, thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên
thế giới

Kết quả nghiên cứu về kiến thức, thực hành sử dụng HCBVTV tại một số
quốc gia trên thế giới cho thấy rằng kiến thức, thực hành sử dụng HCBVTV của
ngƣời dân còn rất hạn chế.
Về kiến thức: tỷ lệ các đối tƣợng sử dụng HCBVTV đã nhận thức đƣợc tác
dụng, tác hại của HCBVTV mang lại cũng nhƣ con đƣờng xâm nhập của HCBVTV
vào cơ thể con ngƣời là khá cao. Phần lớn đối tƣợng nhận thức đƣợc thuốc trừ sâu
là các sản phẩm độc hại (69,9%) [49], có ảnh hƣởng xấu đối với sức khỏe con
ngƣời (90% [47] - 99,4% [55]); Vật nuôi (91,1% [55]) và môi trƣờng (40% [37] 66,9% [55]). Biết đƣợc HCBVTVcó thể xâm nhập vào cơ thể qua đƣờng hô hấp


14

(62%) [37]. Tuy nhiên các hiểu biết khác nhƣ hiểu biết về các biện pháp BHLĐ, ký
hiệu trên bao bì thuốc, nơi cất giữ thuốc và bình phun an tồn cịn rất thấp. Nghiên
cứu tại Nepal (2005), có 76% số phụ nữ và 63% số nam giới trong nghiên cứu
không có kiến thức về các biện pháp sử dụng HCBVTV an tồn (p=0.016) ví dụ
nhƣ là sử dụng mặt nạ, găng tay, các vật che chắn.... tƣơng tự vậy, có 75% số phụ
nữ và 47% số nam giới đã không đọc và không hiểu các biểu tƣợng trên vỏ bao hóa
chất bảo vệ thực vật. Hơn nữa, 64% số phụ nữ và 38% số nam giới trong nghiên
cứu không biết về nhãn hóa chất bảo vệ thực vật mình sử dụng [36]. Hay kết quả
nghiên cứu trên 206 đối tƣợng về kiến thức, thái độ, thực hành về HCBVTV ở
Lebanon (2004) tại Pháp: gần một nửa đối tƣợng không biết bất kỳ tên thuốc trừ

H

P

sâu, và hơn 2/3 không kể tên đƣợc bất kỳ thuốc trừ sâu nguy hiểm nào. Phần lớn các
đối tƣợng đƣợc hỏi bỏ qua các biện pháp bảo vệ hoặc biết rất ít về chúng [49].
Về thực hành: vẫn cịn tình trạng kết hợp nhiều loại thuốc trong một lần
phun: kết hợp 3 - 8 loại HCBVTV để diệt trừ côn trùng ở ngƣời dân [46]; 79% phun
ngƣợc hƣớng, có 3% trả lời khơng biết hƣớng phun [43]; 69,9% đối tƣợng cho biết

U

thi thoảng mới tắm sau khi phun, 2,9% không thay quần áo [41]. Hầu hết cịn vệ
sinh dụng cụ phun tại sơng hồ (53,3%) [35]. Tuy nhiên, kết quả các nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng, các đối tƣợng nghiên cứu đã có sử dụng các trang bị BHLĐ khi đi

H

phun thuốc, không ăn uống hay hút thuốc trong quá khi phun: tỷ lệ sử dụng găng
tay là 48,6%, 63% sử dụng quần áo bảo hộ, 63,5% có sử dụng mặt nạ/khẩu trang,
71,1% khơng hút thuốc trong khi sử dụng HCBVTV, 82,7% có rửa tay sau mỗi lần
sử dụng và 68,5% cho biết giặt quần áo đi phun riêng. Đồng thời các đối tƣợng
tham gia (71,4%) cho biết rằng họ có đọc các nhãn thuốc trên các hộp đựng và thực
hành sử dụng theo hƣớng dẫn trên bao thuốc (49.9%) [48].
1.3.2. Thực trạng kiến thức, thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tại
Việt Nam
Ở Việt Nam, kết quả một số nghiên cứu về HCBVTV cũng cho thấy kiến
thức, thực hành về sử dụng HCBVTV của ngƣời dân còn hạn chế.
Kiến thức về sử dụng HCBVTV: mặc dù số đông (94,3%) số ngƣời sử dụng
nhận thức đƣợc HCBVTV có thể gây ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời, gây độc



×