Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thực trạng kiến thức, thực hành của người dân về phòng bệnh sốt xuất huyết dengue và một số yếu tố liên quan tại phường trúc bạch, quận ba đình, hà nội năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 99 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG

H
P

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN
VỀ PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI PHƯỜNG TRÚC BẠCH, QUẬN BA
ĐÌNH, HÀ NỘI NĂM 2012

U

H

Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng
Mã ngành: 60720301

Hà Nội, 2012


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG



H
P

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN
VỀ PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI PHƯỜNG TRÚC BẠCH, QUẬN BA
ĐÌNH, HÀ NỘI NĂM 2012

U

H

Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng
Mã ngành: 60720301

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ SINH NAM

HàNội, 2012


iii

MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU …….....................................................................................i
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................2
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................................4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................5
Cây vấn đề......................................................................................................................22

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... ……………………………… 23
1. Đối tượng nghiên cứu………….……………………………...………………….…23
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................23
3. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………….......… 23
4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................................23
4.1. Cỡ mẫu………………………………………………………………….…….......23
4.2. Cách chọn mẫu ......................................................................................................25
5. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................................26
6. Xử lý và phân tích số liệu ..........................................................................................27
7. Các biến số nghiên cứu .............................................................................................27
7.1. Định nghĩa các biến số nghiên cứu ........................................................................27
7.2. Qui ước đánh giá kiến thức của người dân về phòng bệnhSXHD ..................... 300
7.3. Đánh giá thái độ của người dân về phòng bệnh SXHDError! Bookmark not
defined.0
7.4. Đánh giá thực hành phòng bệnh SXHD ........................................................... 333
8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. ........................................................................ 34
9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục. ....................................... 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………...…………………………………….36
1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu: ...................................................................... 36
2. Mơ tả KAP của người dân về phịng bệnh SXHD ……………………....……….. 38
3.Một số yếu tố liên quan tới KAP của người dân về phòng bệnh SXHD ................. 59
Chương 4: BÀN LUẬN ….......…………….......……………………………..………66
Chương 5: KẾT LUẬN……. …………….......…...…………………………..………75
Chương 6: KHUYẾN NGHỊ. …………….......……………...………………..………77
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………….…………………………....….79
Phụ lục 1: Phiếu điều tra hộ gia đình……………………………….....................82
Phụ lục 2: Bảng kiểm đặc điểm hộ gia đình ......................……….………..…….90
Phụ lục 3: Phiếu điều tra dụng cụ chứa nước......................…………….…..……91
Phụ lục4: Kế hoạch triền khai nghiên cứu……………………………….......…..92
Phụ lục 5: Phiếu điều tra bọ gậy……………………………………………...…..93


H
P

H

U


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSYT

Cơ sở Y tế

CBYT

Cán bộ Y tế

DCCN

Dụng cụ chứa nước

DCPT

Dụng cụ phế thải

ĐTV


Điều tra viên

ĐTPV

Đối tượng phỏng vấn

H
P

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

HGD

Hộ gia đình

SXHD

Sốt xuất huyết dengue

TTGDSK

Truyền thông giáo dục sức khỏe

TTYT

Trung tâm Y tế

U


TYT
KAP
VSMT
VSPB
WHO

H

Trạm Y tế

Kiến thức, thái độ, thựchành
Vệ sinh mơi trường
Vệ sinh phịng bệnh
Tổ chức y tế thế giới


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tình hình mắc và chết SXHD ở Việt Nam từ 2000 - 2011 .......................... 367
Bảng 2: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ................................................ 3638
Bảng 3: Hiểu biết về mức độ nguy hiểm của bệnh SXHDError!
Bookmark
not
defined.9
Bảng 4: Hiểu biết về đường lây truyền của bệnh SXHD........................................ 4040
Bảng 5: Hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh SXHD .............................................. 4040
Bảng 6: Hiểu biết về khả năng lây lan của bệnh SXHD ........................................ 4141
Bảng 7: Hiểu biết về muỗi truyền bệnh SXHD .......................................................... 42

Bảng 8: Hiểu biết về nơi trú đậu của muỗi truyền bệnh SXHD ............................... 433
Bảng 9: Hiểu biết về nơi sinh sống của bọ gậy của muỗi truyền bệnh SXHD .......... 444
Bảng 10: Hiểu biết về cách phòng bệnh SXHD ....................................................... 455
Bảng 11: Hiểu biết về cách phòng chống muỗi truyền bệnh SXHD ......................... 466
Bảng 12: Hiểu biết về cách phòng chống bọ gậy .................................................... 477
Bảng 13: Hiểu biết về thuốc điều trị đặc hiệu bệnh SXHD ...................................... 488
Bảng 14: Hiểu biết về vaccine phòng bệnh SXHD .................................................. 499
Bảng 15: Hiểu biết về hậu quả khi mắc bệnh SXHD mà không điều trị kịp thời ...... 499
Bảng 16: Hiểu biết về cách chữa trị khi mắc bệnh SXHD ......................................... 50
Bảng 17: Hiểu biết cách phòng chống nguyên nhân gây bệnh SXHD ....................... 50
Bảng 18: Thực hành của người dân về diệt bọ gậy bệnh SXHD ............................ 3653
Bảng 19: Thực hành phòng chống muỗi đốt của ĐTNC ........................................ 3853
Bảng 20: Thực hành khi nhà có người mắc bệnh SXHDError!
Bookmark
not
defined.56
Bảng 21: Tỷ lệ các nguồn thông tin về bệnh SXHD mà ĐTNC tiếp cận ................ 4056
Bảng 22: Tỷ lệ các nguồn thông tin về bệnh SXHD mà ĐTNC được biết .............. 4057
Bảng 23: Các thông tin mà ĐTNC muốn được biết thêm về bệnh SXHD ………… …58
Bảng 24: Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của người dân về phòng bệnh SXHD
4259
Bảng 25: Một số yếu tố liên quan đến TH của người dân về phòng bệnh SXHD Error!
Bookmark not defined.….59
Bảng 26: Mối liên quan giữa kiến thức của người dân về phòng bệnh SXHD ......... 432
Bảng 27: Đặc điểm DCCN, DCPT của người dân phường Trúc Bạch .................... 443
Bảng 28: Đặc điểm nhà ở ĐTNC phường Trúc Bạch ............................................... 45

H
P


H

U


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Số mắc và tử vong do SXHD từ 2000 – 2011.......................................... ......8
Biểu đồ 2: Phân bố tuổi của ĐTNC............................. .......................................... ... .37
Biểu đồ 3: Tỷ lệ ĐTNC hiểu biết về dấu hiệu của bệnh................................. ........... ...39
Biểu đồ 4: Tỷ lệ ĐTNC hiểu biết về khả năng lây lan của bệnh SXHD.................... ...41
Biểu đồ 5: Tỷ lệ ĐTNC hiểu biết về thời gian đốt của muỗi truyền bệnh SXHD...........42
Biểu đồ 6: Tỷ lệ ĐTNC hiểu biết về cách phòng chống muỗi truyền bệnh SXHD........47
Biểu đồ 7: Tỷ lệ ĐTNC hiểu biết về cách phòng chống bọ gậy.....................................48

H
P

Biểu đồ 8: Tỷ lệ ĐTNC hiểu biết về cách phòng chống muỗi truyền bệnh SXHD........51
Biểu đồ 9: Kiến thức chung của ĐTNC về bệnh SXHD.................................................51
Biểu đồ 10: Tỷ lệ người dân thực hành các biện pháp phòng chống bệnh SXHD........52
Biểu đồ 11: Thực hành của người dân về phòng bệnh SXHD.......................................54
Biểu đồ 12: Tỷ lệ ĐTNC tiếp cận thông tin về bệnh SXHD...........................................55
Biểu đồ 13:Tỷ lệ các nguồn thông tin về bệnh SXHD....................................................57

H

U



1

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Sốt xuất huyết dengue(SXHD) là bệnh nhiễm virus Dengue cấp tính do muỗi
truyền thường gặp nhất ở người.Theo báo cáo của TTYT quận Ba Đình năm 2011,
phường Trúc Bạch mà phường trọng điểm về dịch SXHD của quận Ba Đình với số
mắc là 127 ca, chiếm 60% số ca mắc của tồn quận Ba Đình.Tình hình dịch SXHD tại
quận Ba Đình nói chung, phường Trúc Bạch nói riêng tăng nhanh trong 6 tháng cuối
năm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý của người dân trong địa bàn phường.
Vậy thực trạng kiến thức, thực hành về phòng chống dịch sốt xuất huyết của người dân

H
P

phường Trúc Bạch như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành về
phòng chống SXHDcủa người dân phường Trúc Bạch?Với những lý do trên,chúng tôi tiến
hành nghiên cứu:“Thực trạng kiến thức, thực hành của người dân về phòng bệnh sốt xuất
huyết dengue và một số yếu tố liên quan tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
năm 2012”.

U

Nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích trên 246 đối tượng, kết hợp giữa định
tính và định lượngđược tiến hành từ tháng 01/2012 đến tháng 06/2012 tại phường Trúc
Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Kết quả cho thấy, tỷ lệ ĐTNC có kiến thức chung đạt về

H

phịng chống bệnh SXHD là 43,9% và tỷ lệ khơng đạt là 56,1%. Thực hành chung về

phòng chống bệnh SXHD thấp chỉ đạt 19,9% và không đạt là 80,1%. Các yếu tố giới
tính và nhóm tuổi của ĐTNC có liên quan đến kiến thức phòng bệnh SXHD với p <
0,05 và nghiên cứu chưa tìm thấy các mối liên quan đến thực hành phòng chống bệnh
SXHD.

Các chỉ số bọ gậy thu được đều vượt q mức an tồn trong đó chỉ số nhà có bọ gậy
(CSNBG) =30, chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy (CSDCBG) = 12 , chỉ số
Breteau(BI) = 30.


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết dengue (SXHD) là bệnh nhiễm virus Dengue cấp tính do muỗi
truyền thường gặp nhất ở người. Dengue lần đầu tiên được phát hiện ở khu vực Đông
Nam Á (Philippines) sau chiến tranh thế giới thứ II. Bệnh lưu hành trên 100 nước thuộc
các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới vùng Đơng Nam Á và Tây Thái Bình
Dương. Có khoảng 2,5 tỷ người sống trong vùng có lưu hành bệnh. Đại dịch SXHD bắt đầu
từ những năm cuối thế kỷ 20 với số mắc hàng năm khoảng 100 triệu trường hợp mắc Sốt
Dengue (SD), 500.000 trường hợp SXHDcần nhập viện, trong đó 90% là trẻ em dưới 15 tuổi.

H
P

Hiện nay, tại khu vực Đơng Nam Châu Á thì SXHD là ngun nhân hàng đầu nhập
viện và gây tử vong cho trẻ em. Tỷ lệ mắc SXHD trong khu vực tăng lên đáng kể trong vịng
17 năm qua, bệnh có chiều hướng lan rộng và đang có thêm các nước mới trong khu vực có
SXHD. Bệnh thường liên quan chặt chẽ với tình trạng mơi trường kém, giao thơng phát triển,
đơ thị hóa khơng theo quy hoạch, nhà cửa lụp xụp. SXHD đã và đang gây ra những khó khăn


U

và thách thức lớn về y tế công cộng ở khu vực Đông Nam Á.

Ở Việt Nam, bệnh đã và đang trở thành vấn đề y tế nghiêm trọng. Những năm
gần đây số ca mắc và chết do SXHD có xu hướng tăng lên và là một trong 10 bệnh

H

truyền nhiễm có số mắc và chết cao nhất trong 26 bệnh truyền nhiễm gây dịch.Tại Hà
Nội thì tỷ lệ mắc SXHD cao và có xu hướng ngày càng tăng. Theo báo cáo của cục Y tế dự
phòng (Số liệu thống kê SXHD 1980-2011), năm 2008 có số mắc rất cao với 2353 ca. Đến
năm 2011 có trên 4816 ca mắc SXHD chiếm 89,5 % số ca mắc SXHD của miền Bắc và tiếp
tục diễn biến rất phức tạp[7].

Quận Ba Đình hiện đang là một trong những điểm nóng của thành phố Hà Nội về
SXHD. Bệnh nhân SXHD bắt đầu tăng vào tháng 7, tăng nhanh trong tháng 8 và tháng
9. Đến hết tháng 12 Quận Ba Đình có 215 trường hợp mắc SXHD vàtập trung chủ yếu
ở phường Trúc Bạch với 127 trường hợp mắc[22].Theo điều tra nhanh các cán bộ của
trung tâm y tế (TTYT) quận Ba Đình và trạm y tế (TYT) phường Trúc Bạch, một trong


3

những ngun nhân có thể là do cơng trình xây dựng tại cụm Cửa Bắc xả nước tràn lan,
để lưu trữ các dụng cụ chứa nước(DCCN) với dung tích lớn qua mà khơng có sự thau
rửa, đậy nắp. Đây có thểlà nguyên nhân xuất hiện các ổ bọ gậy mới. Bên cạnh đó,
phường Trúc Bạch cịn có với nghề đúc đồng, đúc tơn và các hộ gia đình kinh doanh ăn
uống để các vật dụng chứa nước cả ngày đây cũng những yếu tốtạo điều kiện môi
trường để các ổ muỗi phát triển. Cũng theo phỏng vấn một số CBYT TTYT được biết,

trong thời gian dịch SXHD tăng nhanh, người dân khá chủ quan, thờ ơ và lơ là với việc
phịng bệnh SXHD, các dụng cụ khơng chứa nước ln được lật lên, các dụng cụ phế

H
P

thải, rác thải xung quanh nhà chưa được dọn. Thậm chí với những nhà đã có người nhà
mắc bệnh SXHD, người nhà cũng chưa thực hiện triệt để các biện pháp phòng chống
đã được hướng dẫn.

Các câu hỏi đặt ra cho chúng tôi, thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về phòng
dịch sốt xuất huyết của người dân phường Trúc Bạchnhư thế nào? Những yếu tố nào ảnh
hưởng đến kiến thức, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân phường Trúc

U

Bạch?Với những lý do trênchúng tôi tiến hành nghiên cứu:“Thực trạng kiến thức, thực hành
của người dân về phòng bệnh sốt xuất huyết dengue và một số yếu tố liên quan tại phường

H

Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội năm 2012”.


4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về phòng bệnhSXHDcủa người dân phường
Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội năm 2012.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về phòng bệnh SXHD

của người dân phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội năm 2012.
3. Mơ tả các chỉ số véc tơ (chỉ số nhà có bọ gậy, chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy,
chỉ số Breteau) và đặc điểm các dụng cụ chứa nước của các hộ gia đình phường Trúc

H
P

Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội.

H

U


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử và tình hình sốt xuất huyết dengue
1.1.1. Tình hình bệnh sốt xuất huyết dengue trên thế giới
Tỉ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới đã gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần
đây. Bệnh hiện lưu hành ở trên 100 nước thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận
nhiệt đới vùng Đơng Nam Á và Tây Thái Bình Dương, Châu Mỹ, Châu Phi với khoảng
2,5 tỷ người sống trong vùng nguy cơ dịch. Số SXHD trên thế giới có xu hướng ngày

H
P

càng gia tăng. Giai đoạn 1955-1959 số mắc trung bình hàng năm chỉ là 908 trường
hợp, cho đến năm 1980-1989 con số này tăng vọt lên 295.591 và 884.462 trong giai

đoạn 2000-2005. Hiện nay, SXHD là một trong những gánh nặng về sức khoẻ cộng
đồng và là mối quan tâm chủ yếu của lĩnh vực y tế công cộng trên toàn thế giới. Số ca
nhiễm SXHD hàng năm ước tính khoảng 50 triệu người, trong đó có 500.000 trường

U

hợp phải nhập viện mỗi năm với khoảng 90% trường hợp dưới 15 tuổi. Năm 1998, năm
có dịch lớn gần đây nhất, có tổng số 1,2 triệu ca mắc SXHD và trên 3.600 trường hợp
tử vong ở 56 nước trên khắp thế giới được báo cáo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

H

Đây cũng là số mắc SXHD cao chưa từng thấy trong lịch sử[27].
Trong các khu vực chịu gánh nặng về bệnh SXH cho sức khoẻ cộng đồng, vùng
có mức độ ảnh hưởng nặng nề nhất là Đông Nam Châu Á và Tây Thái Bình Dương,
trong đó phải kể đến các nước có tỷ lệ chết và mắc cao trong những năm gần đây như
Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Lào, Campuchia.
Tại Singapore, năm 2004 số mắc ghi nhận lên tới 8.500 trường hợp, cao gấp 2 lần số
mắc năm 2003 và là số mắc cao nhất trong 10 năm trở lại đây ở nước này. Malaysia
cũng ghi nhận tới 33.203/58 trường hợp mắc/chết trong năm 2004, số mắc cao nhất kể
từ năm 1999 tại nước này. Một số nước khác trong khu vực cũng ghi nhận có tỷ lệ
chết/mắc do SXHD cao là Philippines (0,7%), Srilanca (0,6%).


6

1.1.2. Tình hình bệnh sốt xuất huyết dengue ở Việt Nam
Bệnh sốt xuất huyết dengue lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1958.SXHD là
một trong 10 căn bệnh truyền nhiễm hàng đầu tại Việt Nam. Tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc
bệnh cao nhất xảy ra vào thập kỷ qua, từ 1999 – 2011, trong đó đỉnh SXHD rơi vào các

năm 2007, 2009, 2010.Có khoảng 70 triệu người sống ở vùng có nguy cơ sốt xuất huyết
tại Việt Nam.Trung bình hàng năm có khoảng 75.700 trường hợp mắc sốt xuất huyết,
với trung bình 170 trường hợp tử vong.Dịch bùng phát nghiêm trọng vào những năm
1983, 1987, 1991, 1998 và 2010. Trên 80% các trường hợp tử vong là ở trẻ em dưới 15

H
P

tuổi[28].

Bệnh SXHD lưu hành rộng rãi ở vùng châu thổ sông Hồng (miền Bắc), đồng
bằng sông Cửu Long (miền Nam) và dọc theo bờ biển miền Trung; bệnh không chỉ xuất
hiện ở đô thị mà cả vùng nơng thơn, nơi có muỗi véctơ truyền. Trong những năm gần
đây chỉ số mắc bệnh cao nhất được thông báo ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và
các tỉnh ven biển miền Trung; tuy nhiên những số liệu mới đây đã chỉ ra rằng bệnh đã

U

phát triển đến vùng cao nguyên Trung bộ, nơi đang phát triển đô thị mới với điều kiện
cung cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường kém. Dịch SXHD bùng nổ theo chu kỳ

H

với khoảng cách trung bình từ 4 - 5 năm và vụ dịch lớn mới xảy ra; năm 1998, có số mắc
và chết cao (mắc 234.920, chết 377). Do đặc điểm địa lý khác nhau, khí hậu khác nhau,
miền Nam và Nam Trung Bộ bệnh xuất hiện quanh năm, ở miền Bắc bệnh thường xuất
hiện từ tháng 4 đến tháng 11, những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mưa,
khơng thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của muỗi Aedes Agypti. Bệnh SXHD phát
triển nhiều nhất vào các tháng 7,8,9,10 trong năm [2], [3].
Cũng giống như các nước trong khu vực, số ca mắc và chết do SXH cũng có xu

hướng tăng lên trong những năm gần đây. Theo báo cáo của Chương trình mục tiêu
quốc gia phịng bệnh SXHD, trong giai đoạn năm 2000-2006, tỷ lệ mắc SXHD trên
100.000 dân tại Việt Nam có xu hướng tăng lên (từ 32,11 năm 2000 lên 88,6 năm
2006).Năm 2007, 2009, 2010 là những năm có tỷ lệ mắc tăng rõ rệt so với mức trung


7

bình của các năm khác. Năm 2007 có 104465 ca mắc, tử vong 88, năm 2009 có 105370
ca mắc, tử vong 87, năm 2010 có 128710 ca mắc, tử vong 109, đây là năm có số ca
mắc cũng như tử vong cao nhất từ trước đến nay [7].
Năm 2011 cả nước có 70999 ca mắc SXHD, trong đó có 61 ca tử vong. So với năm
2010, số mắc giảm 45%, tử vong giảm 44% [7].
Tình hình mắc và chết SXHD ở Việt Nam từ 2000 – 2011[7]
Năm

Số mắc

Tỷ lệ mắc/100.000 dân

Số chết

Tỷ lệ chết/mắc (%)

2000

24.434

32,11


52

0,21

2001

41.509

51,60

2002

32.031

39,03

2003

49.713

59,56

2004

78.752

92,61

2005


60.982

70,39

2006

77.818

88,6

2007

104.464

122,61

2008

91.930

106,27

2009

105.370

2010

128.710


2011

70.999

U

H
121,80
148,8
82,08

H
P
82

0,20

53

0,17

72

0,14

114

0,14

53


0,09

68

0,09

88

0,08

90

0,09

87

0,08

109

0,085

61

0,086


8


H
P

Biểu đồ 1: Số mắc và tử vong do SXHD từ 2000 - 2011
1.1.3. Tình hình bệnh sốt xuất huyết dengue ở Hà Nội.
Tại Hà Nội, bệnh có khả năng diễn biến phức tạp do các yếu tố nguy cơ như: đơ

U

thị hóa diến ra mạnh mẽ, di biến động dân cư lớn, các cơng trình xây dựng nhiều dụng
cụ chứa nước tạo điều kiện cho muỗi sinh sản và phát triển. Bên cạnh đó thời tiết phức

H

tạp thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của vector truyền bệnh SXHD làm tăng nguy
cơ bùng phát dịch [18].

Năm 2009 là một năm thời tiết vô cùng khắc nghiệt, dịch bệnh phát sinh và lan
rộng dịch sốt virus-sốt xuất huyết. Hà Nội có 16090 ca SXHD, số mắc tăng 6,7 lần so
với năm 2008, tử vong 4 ca. Bệnh nhân phân bố ở 29/29 quận, huyện, số quận, huyện
và xã phường có bệnh nhân đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Dịch tản phát trên toàn
thành phố chủ yếu là các ổ dịch nhỏ. Năm 2010 Hà Nội có 3122 ca mắc SXHD, khơng
có ca tử vong, số mắc giảm 80,1% so với cùng kỳ 2009, tập trung ở các khu vực nội
thành: Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai…Năm 2011 lên đến 4816 ca, tăng so với
năm 2010, bệnh nhân có ở tất cả các quận huyện, dịch xuất hiện tại tất cả quận huyện
của Hà Nội. [21].


9


1.1.4. Tình hình bệnh sốt xuất huyết dengue ở phường Trúc Bạch, quận Ba Đình.
Phường Trúc Bạch đang là điểm nóng của quận về sốt xuất huyết. Theo báo cáo
tổng kết năm 2011, phường có 127 bệnh nhân mắc bệnh SXHD (chiếm tỷ lệ
1129/100.000 dân)[22]. Hàng năm đều có bệnh nhân SXHD nhưng khơng nhiều.Tuy
nhiên năm 2011 lại có sự tăng vọt về số ca mắc SXHD, dẫn đầu các phường trong quận
về số ca mới mắc. Tuy có sự hỗ trợ của phòng dịch bênh – TTYT quận và TYT
phường trong việc tìm nguyên nhân, ổ bọ gậy và tiến hành phun thuốc nhưng dịch chỉ
được khống chế vào tháng cuối năm 2011.

H
P

1.2. Ảnh hưởng và hậu quả của bệnh sốt xuất huyết dengue

Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus
Dengue có 4 typ huyết thanh (D1, D2, D3, D4) gây nên. Hàng năm, người ta ước tính
có khoảng 50 triệu người bị nhiễm bệnh. Virut Dengue truyền từ người bệnh sang
người lành qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti. Bệnh lưu hành

U

quanh năm ở nước ta nhưng dịch thường xảy ra vào cuối mùa hè, đầu mùa mưa (từ
tháng 4 đến tháng 11) với chu kỳ khoảng 4 - 5 năm/lần. Bệnh có thể gặp ở mọi đối
tượng nhưng thường gặp ở trẻ em và người trẻ.

H

SXHD là bệnh thường gặp do cùng 1 hoặc nhiều typ virut Dengue gây nên. Nếu
SXHD có các dấu hiệu tiền sốc (cảnh báo nặng) thường diễn biến nặng ln có khuynh
hướng cơ đặc máu do hiện tượng thốt huyết tương qua lịng mạch, nếu khơng được

điều trị đúng và kịp thời, bệnh nhân SXHD dễ bị sốc dẫn đến tử vong
1.3. Vi rút gây bệnh và véc tơ truyền bệnh[4]
Do vi rútDengue thuộc nhóm Flavivirus, họ Flaviviridae với 4 typ huyết thanh
DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4 [5], [4], [18].
Vi rút Dengue được truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt.
Bệnh SXHD không thể truyền trực tiếp từ người sang người. Ở Việt Nam có hai
lồi muỗi truyền bệnh SXHD là muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó
Aedes aegypti được coi là véc tơ chính trong các vụ dịch SXHD ở nhiều nước


10

trong khu vực như: Singapore, Philippin, Thái Lan (năm 1958 và các năm tiếp
theo). Tại miền Bắc bọ gậy tập trung chủ yếu ở các bể xây và các bể cảnh. Tại khu
vực miền trung lại tập trung chủ yếu ở nhiều chủng loại DCCN như giếng, bể
cảnh, bể cầu...
Muỗi Aedes có nguồn gốc từ Châu Phi có kích thước từ nhỏ đến trung bình.
Muỗi Aedes trưởng thành thân có màu đen bóng xen lẫn những đám vẩy màu trắng
bạc tập trung thành từng cụm hay từng đường trên thân và chân tạo nên các vằn đen
trắng. Do đó muỗi Aedes thường được gọi là muỗi vằn.

H
P

Muỗi Aedes aegypti

U

H


Muỗi Aedes albopictus

Hình 1: Hai lồi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường gặp ở Việt Nam
Ae. aegypti phân bố trong vùng nhiệt đới và ôn đới của các châu lục (giữa 450 vĩ
tuyến Bắc và 350 vĩ tuyến Nam) giới hạn bằng đường đẳng nhiệt 100C. Muỗi Ae.
aegypti có mặt ở độ cao từ 0 đến 1200 mét. Một số ít quần thể muỗi có mặt đến độ cao
1800 mét (ở Ấn Độ). Khả năng bay xa của muỗi Aedes tương đối ngắn so với các lồi
muỗi khác, trung bình 50 mét và xa nhất là 200 mét. Tuy nhiên trong giai đoạn có dịch,
bệnh SXH có khả năng phát tán rộng do muỗi theo các phương tiện giao thông để di
chuyển từ vùng này sang vùng khác.
Ở Việt Nam, muỗi Aedes chủ yếu tập trung ở thành phố, rồi đến các đồng bằng
ven biển và các khu vực gần đường giao thơng. Đó là những nơi có dân cư đơng đúc,


11

có nhiều DCCN và các phương tiện giao thơng thường xuyên qua lại. Hiện nay kinh tế
phát triển khiến lượng rác thải, vỏ đồ hộp, vỏ dừa, vỏ lốp xe… tăng lên, tình trạng vứt
các DCPT bừa bãi cũng xảy ra thường xun và việc đơ thị hóa nhanh chóng nhưng
khơng đồng bộ (cấp thốt nước chưa đầy đủ, vệ sinh môi trường kém), sự thờ ơ của
một số người dân với giáo dục sức khỏe (GDSK) cộng đồng, tạo điều kiện cho mật độ
muỗi Aedes tăng lên. Ngoài ra chính sự ảnh hưởng của hiện tượng nóng ấm tồn cầu,
mở rộng những vùng có nhiệt độ trung bình trên 160C là yếu tố khiến vùng phân bố của
muỗi truyền bệnh SXH ngày càng mở rộng.

H
P

Aedes aegypti thích sống trong nhà, gần người, ưa nơi kín gió, có thể trú đậu ở
cả nơi sáng và tối nhưng thường trú đậu nơi có ánh sáng yếu và có độ cao từ 2 mét trở

xuống. Chính vì vậy thường bắt gặp muỗi Aedes đậu nghỉ trên quần áo, chăn, màn, vật
dụng gia đình, dây phơi... Chỉ có một số lượng ít muỗi đậu nghỉ trên tường. Muỗi đẻ
trứng ở những nơi nước sạch, trong những vật chứa nước tự nhiên hay nhân tạo như lu,
vại, bể chứa nước không được đậy nắp kín, chai, lọ, vỏ dừa, lốp ơ tơ cũ, chậu cây cảnh,

U

hòn non bộ chứa nước, bát nước chống kiến hay lọ hoa ở trong và quanh nhà hoặc bất
kỳ vật dụng chứa nước nào có thể tích trữ nước đến 7 ngày. Bọ gậy của muỗi Aedes ưa

H

nước có độ pH hơi axít, nhất là nước mưa. Muỗi Aedes phát triển quanh năm, nhưng
phát triển mạnh nhất vào tháng 6-10 trùng với mùa mưa ở khu vực miền Trung - Tây
Nguyên, số bệnh nhân mắc và chết cũng tập trung vào mùa mưa Tây Ngun [10].
Muỗi Aedes có vịng đời biến thái hoàn toàn với ấu trùng sống trong nước, chu
kỳ phát triển gồm 4 giai đoạn: trứng, bọ gậy, cung quăng và muỗi trưởng thành, trong
đó chỉ có giai đoạn trưởng thành liên quan trực tiếp đến việc truyền bệnh. Thời gian
trung bình từ trứng đến muỗi trưởng thành vào khoảng từ 7 đến 10 ngày trong điều
o

kiện phịng thí nghiệm. Ở nhiệt độ 20 C, độ ẩm 85%, chu kỳ phát triển của muỗi vào
khoảng 10-15 ngày. Trong điều kiện khơ hạn tự nhiên, trứng có thể duy trì được sự
sống đến 6 tháng hoặc hơn. Trứng của muỗi Aedes rời rạc nhưng được đẻ thành đám


12

bám vào thành ẩm, phía trên mực nước. Trứng nở sau khi bị ngập nước tự nhiên (do
mưa) hoặc nhân tạo (do người đổ nước vào để dự trữ).

Muỗi cái Aedes trưởng thành có thể hút máu của cả người và động vật nhưng
chúng thích hút máu người hơn. Muỗi thường hoạt động vào ban ngày và hút máu
mạnh nhất vào lúc sáng sớm và chiều tối (khoảng 2 giờ sau khi mặt trời mọc và vài giờ
trước, sau khi mặt trời lặn, hoạt động mạnh nhất khoảng 1 giờ trước khi mặt trời lặn).
Sau khi hút máu người bệnh, muỗi Aedes có thể truyền bệnh ngay. Nếu khơng có cơ
hội truyền bệnh, máu sẽ đọng lại và vi rút tiếp tục phát triển trong ống tiêu hóa, sau

H
P

khoảng 8 ngày thì vi rut di chuyển tới tuyến nước bọt của muỗi để chờ cơ hội truyền
sang người khác
1.4. Phòng bệnh sốt xuất huyết dengue[4]

1.4.1. Phòng chống véc tơ truyền bệnh SXHD
1.4.1.1. Giám sát bọ gậy

Giám sát thường xuyên: 1 tháng 1 lần cùng với giám sát muỗi trưởng thành. Sau

U

khi bắt muỗi, tiến hành điều tra bọ gậy bằng quan sát, ghi nhận ở toàn bộ dụng cụ chứa
nước trong và quanh nhà.

H

Xác định ổ bọ gậy nguồn sẽ tiến hành theo đơn vị tỉnh, điều tra trong những xã
điểm 2 lần/năm. Mỗi lần điều tra 100 nhà (phân bố trong các xã, phường trọng điểm).
Có 4 chỉ số được sử dụng để theo dõi bọ gậy của muỗi Aedes aegypti và Aedes
albopictus:


* Chỉ số nhà có bọ gậy(CSNBG): là tỷ lệ % nhà có bọ gậy Aedes:
Số nhà có bọ gậy Aedes
CSNBG(%) =

x 100
Số nhà điều tra


13

* Chỉ số DCCN có bọ gậy(CSDCBG) là tỷ lệ % DCCN có bọ gậy Aedes:
Số DCCN có bọ gậy Aedes
CSDCBG(%) =

x 100
Số DCCN điều tra.

* Chỉ số Breteau (là số DCCN có bọ gậy Aedes trong 100 nhà điều tra).
Số DCCN có bọ gậy Aedes
BI

=

x 100

H
P

Số nhà điều tra


* Chỉ số mật độ bọ gậy (CSMĐBG) là số lượng bọ gậy trung bình cho một nhà
điều tra. Chỉ số CSMĐBG chỉ sử dụng khi điều tra ổ bọ gậy nguồn.
Số bọ gậy Aedes thu được

U

CSMĐBG(con/nhà) =

x 100

Số nhà điều tra

H

Trong quá trình giám sát vector (muỗi, bọ gậy), nếu chỉ số mật độ muỗi cao (≥ 1
con/nhà) hoặc chỉ số Breteau (BI) ≥ 50 là yếu tố nguy cơ cao. Riêng khu vực miền Bắc,
chỉ số mật độ muỗi cao (≥ 0,5 con/nhà)hoặc chỉ số BI ≥ 20 là yếu tố nguy cơ cao.
1.4.1.2. Sử dụng hóa chất

Ngồi các biện pháp cơ học, sinh học, biện pháp hóa học cũng đóng một vai trị
quan trọng nhất là khi dịch có nguy cơ bùng phát. Các hóa chất diệt cơn trùng được sản
xuất dưới nhiều dạng khác nhau như bột mịn, bột hòa nước, hạt, nhũ dầu, dung dịch,
dạng để phun khí dung ULV,... từ đó cơng dụng khác nhau, cách sử dụng khác nhau,
nồng độ và liều lượng hữu hiệu của mỗi loại hóa chất cũng khác nhau.
1.4.1.3. Động vật ăn bọ gậy.


14


Ở Việt Nam, nghiên cứu cá ăn lăng quăng muỗi được áp dụng có kết quả tốt
trong phịng chống SXHD và Sốt rét nhiều năm nay. Nhiều cơng trình nghiên cứu tác
giả nhận thấy các loại cá sẵn có ở địa phương như cá sóc, cá bảy màu, cá thia thia, cá
rơ phi,… đều có thể sử dụng để diệt lăng quăng Aedes. Tuy nhiên biện pháp này chỉ áp
dụng được ở các dụng cụ chứa nước có thể tích lớn, còn các loại dụng cụ nhỏ và các vật
phế thải lại không áp dụng được trong khi số lượng các dụng cụ chứa nước nhỏ và các
vật phế thải như vỏ đồ hộp, khạp, chân chén, lọ hoa, lốp xe hỏng, vỏ dừa,... là nơi có thể
trở thành ổ chứa lăng quăng Aedes aegypti rất đáng ngại. Vì vậy mà chúng ta cần phải áp

H
P

dụng song song giữa thả cá ở dụng cụ chứa nước lớn với các biện pháp vệ sinh môi
trường làm giảm nguồn sinh sản của muỗi, thông qua giáo dục y tế và sự tham gia của
cộng đồng.
1.4.1.4. Mesocyclops

Mesocyclops thuộc nhóm giáp xác, bộ chân mái chèo (Copepods).
Mesocyclops sinh sản hữu tính thơng qua giao phối. Khả năng sinh sản của

U

Mesocyclops rất cao; khả năng này tuỳ thuộc vào điều kiện sống như nhiệt độ, thiên
địch và đặc biệt là thức ăn; chính vì thế chúng có thể khơi phục quần thể nhanh chóng

H

trong điều kiện thuận lợi. Chu kỳ phát triển của Mesocyclops rất ngắn.
Khả năng ăn bọ gậy Aedes aegypti: theo Vũ Sinh Nam cho biết kết quả phịng thí
nghiệm chứng tỏ khả năng diệt bọ gậy Aedes aegypti của Mesocyclops là rất cao so với

kích thước và trọng lượng cơ thể chúng; cả 6 lồi Mesocyclops đều có khả năng ăn bọ gậy
(từ 16 - 41 bọ gậy mỗi ngày); khả năng diệt bọ gậy của Mesocyclops là rất lớn vì chúng
khơng những ăn mà còn cắn chết bọ gậy Aedes tuổi 1 khi đã no [14]. Cũng theo một
nghiên cứu của Vũ Sinh Nam và cộng sự, Mesocyclopstỏ ra khơng thích hợp với các
DCCN có dung tích nhỏ như chum, vại vỡ, nhỏ có thể tích dưới 30l, đồ phế thải, bát kê
chân cụi. Vì vậy phải kết hợp biện pháp vận động cộng đồng tham gia thu nhặt phế thải tại
nhà cũng như các chiên dịch, loại bỏ nơi sinh sản của vector ở các dụng cụ nêu trên [15].


15

Dựa vào các đặc điểm sự phân bố, ăn bọ gậy, sinh sản, sự phát triển nhanh, dễ
dàng và thích ứng trong mọi điều kiện. Mesocyclops đã được tuyển chọn là phương pháp
sinh học có hiệu quả trong phịng chống SXHD hiện nay ở một số khu vực.
1.4.2. Phòng chống véc tơ chủ động.
1.4.2.1. Giảm nguồn sinh sản của véc tơ.
Phải được thực hiện thường xuyên ngay từ khi chưa có dịch:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về SXHD và huy động sự tham gia của cộng
đồng phát hiện loại bỏ ổ bọ gậy: loại bỏ các vật dụng phế thải, sử dụng tác nhân sinh

H
P

học diệt bọ gậy (thả cá, mesocyclops). Vũ Sinh Nam và cộng sự nhận thấy kết quả
phòng chống dịch SXHD đạt được hiệu quả cao và duy trì trong một thời gian dài tại
thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây khi biện pháp tổng vệ sinh, thau rửa chum vại, phá bỏ
dụng cụ phế thải tuyên truyền cho dân cùng triển khai sau khi xử lý bằng hóa chất [13].
Tại 3 tỉnh miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hịa) mơ hình huy động sự
tham gia của cộng đồng và sử dụng tác nhân sinh học Mesocyclopscó hiệu quả cao


U

trong phịng chống vecto SD/SXHD. Quần thể bọ gậy giảm 99,6-100%, quần thể muỗi
giảm 92-100% sau 3 năm thực hiện dự án từ 2001 – 2003 [14].

H

- Tập huấn cho lãnh đạo chính quyền, mạng lưới y tế, cộng tác viên về bệnh
SXHD, các hoạt động cụ thể loại trừ nơi sinh sản của véc tơ.
- Điều tra xác định ổ lăng quăng nguồn tại phường và biện pháp xử lý thích hợp
cho từng chủng loại ổ lăng quăng.
- Tổ chức các hoạt động diệt lăng quăng thường xun đến từng hộ gia đình
thơng qua hoạt động của CBYT, cộng tác viên y tế, các tổ chức quần chúng (thả cá,
mesocyclops, đậy nắp, loại bỏ vật dụng phế thải,…).
- Phun chủ động hóa chất diệt muỗi tại những nơi có nguy cơ cao. Các hóa chất
diệt côn trung được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau như bột mịn, bột hòa nước,
hạt, nhũ dầu, dung dịch, dạng để phun khí dung ULV…, từ đó cơng dụng khác nhau,
cách sử dụng khác nhau và hiệu quả cũng khác nhau.


16

1.4.2.2. Phòng muỗi đốt.
Làm lưới chắn ở cửa ra vào, cửa sổ. Ngủ màn ban ngày, nhất là đối với trẻ nhỏ.
1.4.2.3. Xua, diệt muỗi.
Bằng hương muỗi, bình xịt thuốc cá nhân.Treo rèm tẩm hóa chất diệt muỗi ở cửa ra
vào, cửa sổ, vợt điện
1.4.2.4. Tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng:
- Đối với các nhân: Kêu gọi từng gia đình thực hiện các biện pháp thơng thường
để phịng bệnh SXHD “ít nhất 3 tháng một lần để loại trừ nơi sinh sản của vectơ nơi


H
P

công cộng và tư nhân. Quảng cáo rộng rãi thông qua các phương tiện truyền thông đại
chúng, áp phích, tranh tuyên truyền, các cuốn sách nhỏ, mạng lưới cộng tác viên y tế,
hoạt động của nhà trường. Đánh giá tình hình dịch và những kết quả tham gia của cộng
đồng.

- Phổ biến cho các bậc phụ huynh và học sinh trong trường học về các biện pháp
đơn giản loại trừ nơi sinh sản của vectơ ở nhà cũng như ở trường học. Tổ chức các

U

cuộc thi tìm hiều bệnh SXHD, các biện pháp phịng chống, động viên khen thưởng kịp
thời những cá nhân và tập thể có nhiều đóng góp thiết thực.

H

- Kêu gọi, thuyết phục các công ty thương mại, du lịch với tư cách là nhà tài trợ
tham gia vào việc nâng cao cảnh quan và cải thiện mơi sinh rằng kết quả phịng bệnh
SXHD sẽ có tác động. Những nơi dịch vụ thu gom rác, cung cấp nước uống ... khơng
có hoặc thiếu, có thể huy động dân sự xây dựng dịch vụ này nhằm làm giảm một phần
nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh.
- Khen thưởng những người tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng.
Chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, hoá chất, phương tiện và nhân sự phục vụ chống
dịch khẩn cấp
1.4.3. Vắc xin dự phịng
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắccin phịng bệnh.Tỷ lệ tử
vong đến 5%, thậm chí cao hơn nếu khơng được chẩn đốn và điều trị thích hợp[4].



17

1.5. Các cơng trình nghiên cứu về KAP phịng bệnh SXHD.
1.5.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới
Farizah Hairi và các cộng sự (2003) qua nghiên cứu đã cho kết quả như sau:
kiến thức của cộng đồng là tốt, thái độ của cộng đồng về phòng bệnh sốt xuất huyết là
tốt và hầu hết có thái độ ủng hộ các biện pháp kiểm sốt muỗi Aedes, nguồn thơng tin
về bệnh sốt xuất huyết chiếm đa số là từ tivi, radio (82%). Có mối liên quan giữa kiến
thức và thái độ đối với kiểm soát muỗi Aedes (p = 0,047). Và kiến thức tốt không nhất
thiết dẫn đến thực hành tốt. Điều này có thể là do thực tiễn lưu trữ nước ở trong nhà để

H
P

sử dụng đã ăn sâu trong cộng đồng. Truyền thông đại chúng là một phương tiện quan
trọng trong việc truyền tải các thông điệp sức khỏe đến với người dân ở nơng thơn. Do
đó, cần nghiên cứu và phát triển các chiến lược giáo dục được thiết kế để nâng cao
hành vi và khuyến khích thực hiện các biện pháp kiểm sốt có hiệu quả ở các làng [25].
Charmagne G Beckett và các cộng sự (2004) qua nghiên cứu tiến cứu ở công
nhân 2 nhà máy dệt ở Bandung, Indonesia đánh giá trước sau đã cho thấy kiến thức và

U

nhận thức của đối tượng nghiên cứu sau 18 tháng can thiệp tăng lên rõ rệt (8,4% đạt
xuất sắc so với 0,3% đạt xuất sắc trước can thiệp). Trung bình điểm của kiểm tra kiến

H


thức và nhận thức trước và sau can thiệp tương ứng với 7,8 và 10,1 điểm. Việc cải
thiện điểm có mối liên quan với trình độ học vấn, khơng có mối liên quan với giới tính,
tuổi, vị trí nhà máy hay việc chẩn đoán sốt xuất huyết trong thời gian nghiên cứu. Kỹ
năng giáo dục cơ bản và giáo dục sức khỏe là nhân tố quan trọng trong việc phát triển
kiến thức và nhận thức của bệnh sốt xuất huyết và các bệnh khác có truyền qua véc tơ
[24].
Ahmet Itrat và các cộng sự (2008) được kết quả sau: 89,9% đối tượng được
phỏng vấn đã nghe nói về sốt xuất huyết, nhưng chỉ có 38,5% có đủ kiến thức về sốt
xuất huyết. Các biện pháp phòng ngừa thường sử dụng là phòng chống muỗi đốt
(78,3%), tiêu diệt muỗi (17,3%). Sử dụng thuốc phun chống muỗi (48,1%) là biện pháp
phòng chống phổ biến nhất. Truyền hình được coi là cung cấp thơng tin quan trọng và


18

hữu ích về sốt xuất huyết. Qua đó nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một số kết luận sau:
nghiên cứu sâu hơn mối tương quan giữa sự kết hợp giữa kiến thức và hiệu quả của nó
đối với sốt xuất huyết sẽ rất hữu ích trong việc chứng minh những tác động của các
chiến dịch nâng cao nhận thức [26].
SC R a w l i n s v à c á c c ộ n g s ự ( 2 0 0 7 ) q u a n g h i ê n c ứ u đ ư a r a
kết luận sau: mặc dù kiến thức và thái độ không phải lúc
nào cũng trùng hợp với thực hành vệ sinh mơi trường đối
với phịng bệnh sốt xuất huyết, ở cả hai nước ngay cả với
sự thay đổi khí hậu/biến đổi khí hậu đã có những dự đốn
từ trước, có vẻ như người trả lời được thuyết phục để sử
dụng các chiến lược như vậy.
Cần phải có một minh chứng
cho hiệu lực của việc thơng tin về thay đổi khí hậu/sự
biến đổi khí hậu và phát huy tính hữu dụng của nó đối với
sự tham gia của cộng đồng trong phòng sốt xuất huyết và

c á c b ệ n h k h á c [29].

H
P

Tác giả Linda S. Lloyd (2003) đã chỉ ra 10 yếu tố chính cho một chương trình
kiểm sốt và phịng chống sốt xuất huyết, những yếu tố này đã giải quyết toàn diện tất
cả các khía cạnh của cơng tác kiểm sốt và phịng chống sốt xuất huyết, gồm các yếu tố

U

sau: (1) Tích hợp giám sát dịch tễ học và côn trùng học; (2) Vận động và thực hiện các
hành động liên ngành giữa y tế, môi trường và giáo dục cũng như các ngành khác như

H

công nghiệp và thương mại, du lịch, luật pháp, và tư pháp; (3) Sự tham gia hiệu quả
của cộng đồng; (4) Quản lý môi trường và giải quyết các dịch vụ cơ bản như cấp nước,
xử lý nước đã qua sử dụng, quản lý chất thải rắn, xử lý lốp xe đã qua sử dụng; (5)
Chăm sóc bệnh nhân trong và ngoài của hệ thống y tế; (6) Báo cáo các trường hợp (các
trường hợp lâm sàng, các trường hợp xác nhận, sốt xuất huyết Dengue và tử vong do
sốt xuất Dengue, các týp huyết thanh lưu hành); (7) Kết hợp các chủ đề sốt xuất huyết
và sức khỏe vào hệ thống giáo dục; (8) Phân tích việc sử dụng và chức năng của thuốc
diệt côn trùng, bao gồm kiểm soát ấu trùng và kiểm soát muỗi trưởng thành; (9) Đào
tạo y tế chính thức của các chuyên gia và nhân viên trong các ngành khoa học xã hội và
y tế; (10) Chuẩn bị ứng phó tình trạng khẩn cấp, thành lập cơ chế và kế hoạch để đối
mặt với dịch bùng phát và các bệnh dịch [30].


19


Sokrin Khun và Lenore Manderson (2007),đã đề nghịcần duy trìthường
xuyêngiáo dụcphịngngừavà kiểm sốtbệnh sốt xuất huyết, và sự cần thiếtchophương
pháp tiếp cậnđể đảm sự chuyển đổi từ kiến thứcđến thực hành [31]
1.5.2. Các cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Nhật Cảm đã tiến hành nghiên cứu năm 2001 và đưa ra
kết quả tỷ lệ hiểu biết chung về bệnh SXHD của người dân là 47,1% và thực hành đúng
phịng chống SXH là 15,2%. Trong đó hiểu biết về triệu chứng, biết bệnh nguy hiểm,
bệnh do muỗi truyền và cách phòng bệnh đạt tỷ lệ cao. Tuy nhiên hiểu biết về sinh học

H
P

của véc tơ truyền bệnh (nơi trú đậu, hoạt động hút máu, nơi sinh sống của bọ gậy) cần
được bổ sung. Nghiên cứu cũng thấy được mối liên quan chặt chẽ giữa vệ sinh trong
gia đình, vệ sinh ngoại cảnh và tình trạng nhà có bọ gậy.Không thấy sự khác biệt về
kiến thức, thực hành phịng chống SXH với tình trạng nhà có bọ gậy [6].
Lý Lệ Lan và Lê Hoàng Ninh (2005), kết quả cho thấy có 93,1% người dân có nghe

U

nói về bệnh sốt xuất huyết dengue, 92,2% biết tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết
dengue là muỗi, 61,6% biết đó là muỗi vằn, 81,2% biết nơi sinh sản của muỗi, 9,3% biết
thời gian hoạt động của muỗi, 54% biết triệu chứng cơ bản của bệnh, người dân đồng ý

H

cả 5 biện pháp phòng chống chiếm tỷ lệ 52%,thực hiện đúng cả 5 biện pháp là 13,1%; có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn, dân tộc với kiến thức chung về
bệnh sốt xuất huyết dengue, thái độ chấp nhận và thực hành đúng 5 biện pháp phòng

chống sốt xuất huyết dengue [11].
Nghiên cứu của Đặng Thị Kim Hạnh tại 2 phường Thịnh Liệt và Trần Phú, quận
Hoàng Mai, Hà Nội năm 2007 chỉ ra kiến thức về phòng chống SXHD ở 2 phường chủ
yếu ở mức trung bình và kém (64,4% và 79,8%). Tỷ lệ HGĐ thực hành đúng về phòng
chống SXHD ở 2 phường còn thấp và khơng có sự khác biệt (17% và 17,4%) [8].
Đỗ Nguyễn Thùy Nhi (2009) được những kết quả sau: tỷ lệ người dân có kiến
thức đúng trong phịng chống sốt xuất huyết tại phường điểm là 63,5% cao hơn so với
phường chứng 59%, tỷ lệ người dân có thái độ đúng tại phường điểm là 61% cao hơn


×