Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

(Skkn 2023) sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn gdtc để phát huy tính tích cực, ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh trường thpt thái hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.94 MB, 65 trang )

1

MỤC LỤC
Phần, mục
Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ

Nội dung

Trang
1

I
II

Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu

1
2

III

Đối tượng nghiên cứu

2

IV

Nhiệm vụ nghiên cứu


2

V

Phạm vi nghiên cứu

2

VI
6.1

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

2
2

6.2
6.3

Phương pháp điều tra
Phương pháp thực nghiệm sư phạm

2
3

6.4
VII
VIII


Phương pháp thống kê tốn học
Kế hoạch và thời gian nghiên cứu
Tính mới của đề tài

3
3
3

NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận thực tiễn
Cơ sở lí luận
Thực trạng
Thiết kế và sử dụng phương pháp trị chơi trong dạy học
GDTC để phát huy tính tích cực, ý thức tổ chức kỷ luật cho
học sinh THPT
Nguyên tắc thiết kế và sử dụng phương pháp trò chơi
Quy trình lựa chọn và xây dựng trị chơi vận động
Thiết kế trị chơi

4
4
4
6

PHẦN II
I
1.1
1.2
II
2.1

2.2
2.3

9
9
10
10

2.5
2.6

Những bài/chủ đề có thể thiết kế trò chơi vận động trong
dạy học GDTC
Kế hoạch bài dạy
Thiết kế cơng cụ đánh giá

2.7
III
1

Khảo sát tính khả thi và hiệu quả của đề tài
Thực nghiệm sư phạm
Mục đích thực nghiệm

29
32
32

Phương pháp thực nghiệm
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Kết luận
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

32
40
40
40

2.4

2
PHẦN III
3.1
3.2

23
24
28


2

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, tồn ngành giáo dục đang hướng tới cơng cuộc đổi mới căn bản,
toàn diện về chất lượng và hiệu quả của giáo dục phổ thông. Định hướng cơ bản của
việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang
nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực (NL) của mỗi học

sinh. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định:
“Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng nhằm tạo chuyển biến
căn bản, toàn diện về giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng
nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về kiến thức sang nền giáo dục
phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hịa đức, trí, thể, mĩ và phát
huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển NL thể hiện
qua nhiều đặc trưng trong đó dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học
tập, giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những
tri thức được sắp đặt sẵn. GV là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động
học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình
huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...là một trong những đặc trưng vô cùng
quan trọng.
Giáo dục thể chất cho học sinh là một trong những nội dung cơ bản giáo dục
tồn diện học sinh “Trí lực và Thể lực” góp phần giáo dục tố chất vận động, nhân
cách, đạo đức lối sống, tác phong làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật thông qua bài dạy,
các trị chơi vận động. Việc gì cũng cần có sức khỏe thì mới có thể làm, có sức khỏe
tốt, tinh thần minh mẫn thì làm việc gì kết quả đạt được cũng luôn luôn cao. Trong
học tập cũng vậy, muốn học tốt, tiếp tục theo học lâu dài qua hết các cấp học …học
nâng cao … “Học - Học Nữa - Học Mãi”. Do vậy, xây dựng nề nếp rèn luyện TDTT
nâng cao sức khỏe cho học sinh hiện nay để làm nền tảng sau này đó là trách nhiệm
chung của toàn xã hội, giáo viên chuyên ngành, các em học sinh.
Trong luyện tập thể thao hay làm bất kì một cơng việc nào khác, để có thể đi
đến thành công, một yếu tố vô cùng quan trong quyết định đến sự thành cơng đó
chính là tính kỉ luật. Trong thể thao, mặc dù tài năng thiên bẩm là cực kỳ quan trọng
và có lợi thế rất lớn nhưng nó chỉ có thể đưa con người đi đến một chặng đường nhất
định nào đó. Cho dù người đó ở trên sân bóng, trên võ đài, trong thi đấu các mơn cá
nhân hay trong một đội. Để có thể đưa một cầu thủ giỏi và tài năng trở thành huyền
thoại thì cơng việc này địi hỏi cần có sự kỉ luật.
Chính vì vậy, việc rèn luyện cho HS tính kỉ luật, tinh thần thể thao và thể lực

khỏe mạnh khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vô cùng cần thiết, nó sẽ là hành trang
để các em mang theo khi bước trên con đường tương lai rộng mở phía sau. Để làm
được điều đó thì việc lựa chọn các trị chơi vận động trong giảng dạy môn GDTC là
vô cùng thích hợp. Là một người GV dạy mơn GDTC tại trường THPT, với tâm


3

huyết trồng người, tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài.
"Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học mơn GDTC để phát huy
tính tích cực, ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh Trường THPT Thái Hòa".
II. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và thiết kế một số trị chơi vận động trong mơn GDTC nhằm
phát huy tính tích cực, xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật và rèn luyện thể chất cho HS
THPT Thái Hịa.
Góp phần nâng cao tinh thần học tập cho HS và chất lượng giảng dạy bộ môn
GDTC tại trường THPT; cùng chia sẻ phương pháp này đến đồng nghiệp.
III. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu và xây dựng một số trị chơi vận động giúp phát
huy tính tích cực, ý thức tổ chức kỉ luật từ đó giúp HS rèn luyện nâng cao sức khỏe,
thể chất thông qua môn học GDTC.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày cơ sở lí luận và phân tích thực trạng của việc xây dựng tính tích
cực, ý thức tổ chức kỉ luật cho HS THPT Thái Hịa trong dạy học GDTC thơng qua
các trị chơi vận động.
- Trình bày các giải pháp xây dựng tính tích cực, ý thức tổ chức kỉ luật cho
học sinh THPT qua tổ chức các trò chơi vận động trong giảng dạy môn GDTC.
- Thực nghiệm đổi mới và so sánh việc xây dựng tính tích cực, ý thức tổ chức
kỉ luật cho học sinh THPT qua tổ chức các trò chơi vận động trong giảng dạy GDTC.
V. Phạm vi nghiên cứu

- Học sinh khối 10, 11 trường THPT Thái Hòa năm học 2022-2023. Trực
tiếp tại các lớp 11B, 11C, 10B – Nhóm thực nghiệm và các lớp 11A, 11D, 10E –
Nhóm đối chứng.
VI. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu cơ sở lý luận; nghiên cứu thực trạng, phân tích số liệu thực
trạng và các số liệu sau khi áp dụng đề tài.
6.2. Phương pháp điều tra
Phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp
tổng kết kinh nghiệm.


4

6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp nghiên cứu trên nhóm lớp thực nghiệm qua việc đánh giá các
tiêu chí tương ứng với các mức độ đạt được và so sánh với lớp đối chứng.
6.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng toán xác suất, thống kê để xử lí số liệu và tính tốn.
VII. Kế họach và thời gian nghiên cứu:
STT

NỘI DUNG

THỜI GIAN

1

Xây dựng và bảo vệ đề cương


2

Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

Từ 11/2022 - 12/2022

3

Thiết kế và sử dụng các trị chơi trong dạy học
mơn GDTC

Từ 1/2023 - 2/2023

4

Thực nghiệm sư phạm

Từ 2/2023 - 4/2023

5

Hoàn thiện nội dung sáng kiến

9-10/2022

4/2023

VIII. Tính mới của đề tài
Đề tài được nghiên cứu và áp dụng lần đầu tại trường THPT Thái Hòa. Các

biện pháp trong đề tài là những trò chơi được nghiên cứu và thiết kế chi tiết để tăng
cường sự hứng thú cho HS trong học tập mơn GDTC. Các trị chơi vận động không
chỉ giúp HS rèn luyện kỹ năng vận động mà còn giáo dục các em nâng cao tính tự
giác, ý thức tổ chức kỷ luật học tập, góp phần nâng cao kỹ năng hoạt động vận động
cần thiết để các em phát triển thể lực và trí lực.
Các trò chơi trong đề tài được thiết kế theo hướng mở từ một trị chơi có thể
phát triển thành nhiều trò chơi khác để áp dụng vào nhiều bài, nhiều chủ đề trong
giảng dạy GDTC hạn chế sự nhàm chán cho người học.


5

PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trò chơi là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như:
triết học, lịch sử, nghệ thuật, thể thao, văn hóa, dân tộc học, tốn học, logic học, sinh
lí học, giáo dục học…
Chơi là hoạt động rất tự nhiên và phổ biến trong đời sống của mỗi con người
ở mọi thời đại, mọi quốc gia, mọi dân tộc.
* Những nghiên cứu ở nước ngồi về tổ chức trị chơi vận động
Theo P.A.Ru- đích: “Hoạt động là sự tổng hợp những hành động của người ta, nhằm
thỏa mãn những nhu cầu và nguyện vọng của họ”. Theo ơng, hoạt động có 3 ngun
nhân, trong đó ơng cho rằng “Do lịng ham thích hoạt động cũng như nhu cầu của
người ta được thỏa mãn một phần trong khi hành động. Ví dụ như vui chơi, ngay cả
những vui chơi không nhằm thỏa mãn một mong muốn nhất định nào”. Như vậy,
ông đã khẳng định sự tồn tại tất yếu của vui chơi. Trong đó, trị chơi khơng những
trực tiếp đạt đến những mục đích thực dụng như những hoạt động khác, mà nó cịn
được tiến hành và thực hiện thông qua sự thỏa mãn u cầu thích thú và sảng khối.

Trị chơi đối với các em có tác dụng kích thích tình cảm, nguyện vọng, lòng khát
khao tiến bộ; làm cho các em phát triển được cảm giác, tri giác và bồi dưỡng được
cho các khách quan.
Theo A.M.Gc-ki, trị chơi là con đường để các em đi tới nhận thức thế giới
mà các em tìm ra những sự biến đổi trong thế giới đó.
Ở Việt Nam, có nhiều tác giả nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng trò chơi
dạy học dưới các góc độ và các bộ mơn khác nhau. Một số tác giả như Phan Huỳnh
Hoa, Vũ Minh Hồng, Trương Kim Oanh, Phan Kim Liên, Lê Bích Ngọc ... đã để
tâm nghiên cứu biên soạn một số trò chơi và trò chơi học tập... Những hệ thống trò
chơi và trò chơi học tập được các tác giả đề cập đến chủ yếu nhằm củng cố kiến thức
phục vụ một số môn học như: Hình thành biểu tượng tốn sơ đẳng, làm quen với
môi trường xung quanh, rèn các giác quan chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy và ngôn
ngữ cho trẻ.
Các tác giả đặc biệt quan tâm đến ý nghĩa phát triển của trị chơi học tập,
khơng chỉ phát triển ở các giác quan mà phát triển các chức năng tâm lý chung của
người học. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu này cũng chưa đi sâu nghiên cứu việc
xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học dành cho quá trình nhận thức của người học.


6

1.1.2. Một số khái niệm
- Ý thức tự giác
Ý thức tự giác là một khái niệm trong tâm lý học và giáo dục, ám chỉ khả
năng nhận thức của con người về bản thân và trách nhiệm của mình đối với hành
động và hành vi của mình. Nó bao gồm việc tự nhận thức, tự chủ động và tự quyết
định về hành động của mình mà khơng bị áp đặt bởi những yếu tố bên ngoài.
Ý thức tự giác được coi là một kỹ năng quan trọng và cần thiết để phát triển
và trưởng thành trong đời sống, đặc biệt là trong q trình học tập và làm việc. Khi
có ý thức tự giác, một người có khả năng nhận biết và đánh giá chính xác năng lực,

kiến thức và kỹ năng của mình, từ đó xây dựng được một kế hoạch hành động hiệu
quả để đạt được mục tiêu của mình.
Ngồi ra, ý thức tự giác cịn giúp cho con người có khả năng đánh giá đúng
về hệ thống giá trị của mình và có thể đưa ra quyết định đúng đắn trong những tình
huống khó khăn. Việc phát triển ý thức tự giác còn giúp cho con người trở nên trưởng
thành hơn, đáng tin cậy hơn và có khả năng giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả
hơn trong đời sống và làm việc.
- Tính kỷ luật
Tính kỷ luật là một đặc điểm tính cách mà con người có khả năng tự giác và
đều đặn trong việc thực hiện các hoạt động và nhiệm vụ, tuân thủ các quy tắc, quy
định, duy trì sự trật tự, kỷ cương trong đời sống và cơng việc.
Tính kỷ luật được coi là một yếu tố quan trọng để đạt được thành cơng trong
nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Người có tính kỷ luật thường có khả năng quản lý thời
gian, sắp xếp công việc, hoạt động một cách hiệu quả hơn, đồng thời đảm bảo chất
lượng và độ chính xác của công việc. Họ cũng thường là những người đáng tin cậy
đáp ứng tốt với các cam kết và trách nhiệm của mình.
Để phát triển tính kỷ luật, người ta cần có sự kiên trì, tự giác và quản lý thời
gian tốt. Việc tạo ra một lịch trình và kế hoạch làm việc, tuân thủ các quy tắc và quy
định, và tập trung vào mục tiêu cụ thể cũng là những cách để giúp người ta phát triển
tính kỷ luật.
- Trò chơi vận động
Trò chơi vận động là những trò chơi yêu cầu người chơi sử dụng cơ thể của
mình để thực hiện các hoạt động vận động, như chạy, nhảy, tung tăng, đá bóng, bơi
lội, cầu lơng và nhiều hơn nữa. Trị chơi vận động khơng chỉ là một cách giải trí thú
vị, mà cịn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và cảm xúc của con người.
Đối với sức khỏe, chơi các trò chơi vận động giúp tăng cường sức mạnh, độ
bền, sự linh hoạt của cơ thể, giúp tăng cường hệ thống tim mạch, hô hấp, đồng thời
giúp giảm cân và kiểm soát mức đường trong máu. Ngồi ra, việc chơi các trị chơi
vận động cịn giúp tăng cường trí não, giúp cải thiện khả năng tập trung, tăng cường



7

sự tự tin và sự tự giác.
Trò chơi vận động cũng là một cách tuyệt vời để tạo ra mối quan hệ xã hội
và kết nối với người khác, giúp tăng cường kỹ năng giao tiếp, xây dựng các mối
quan hệ xã hội vững chắc.
Vì vậy, chơi các trị chơi vận động khơng chỉ là một cách giải trí thú vị, mà
cịn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và cảm xúc của con người.
1.1.3. Vai trò của việc rèn luyện tính kỉ luật cho học sinh trong hoạt động
thể dục thể thao
Việc rèn luyện tính kỷ luật cho học sinh trong hoạt động thể dục thể thao rất
quan trọng và có nhiều vai trị đáng kể, bao gồm:
Nâng cao sự tự giác: Tính kỷ luật là một yếu tố quan trọng giúp học sinh phát
triển sự tự giác, tự quản trong học tập và cuộc sống. Khi tham gia hoạt động thể dục
thể thao, học sinh cần tuân thủ các quy tắc, luật lệ, thực hiện đúng kỹ thuật, tôn trọng
đồng đội và đối thủ. Việc thực hiện tốt các yêu cầu này sẽ giúp học sinh rèn luyện
tính kỷ luật, phát huy sự tự giác.
Tăng cường sức khỏe và thể lực: Hoạt động thể dục thể thao địi hỏi sự kiên
trì, nỗ lực, chỉ có những người có tính kỷ luật mới có thể đạt được thành cơng trong
việc rèn luyện, duy trì sức khỏe, thể lực. Việc rèn luyện tính kỷ luật trong hoạt động
thể dục thể thao cũng giúp học sinh phát triển các kỹ năng tổ chức thời gian, quản lý
cơng việc, từ đó giúp họ tăng cường sức khỏe và thể chất.
Phát triển tinh thần đồng đội: Trong hoạt động thể dục thể thao, tính kỷ luật
là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự đồng đội và thống nhất giữa các thành viên trong
đội. Việc rèn luyện tính kỷ luật sẽ giúp học sinh học cách tôn trọng, hỗ trợ đồng đội,
cùng với đó là giúp họ học cách thấu hiểu, chia sẻ, cùng nhau vượt qua các thử thách
và khó khăn.
Nâng cao kỹ năng và đạt được thành tích: Tính kỷ luật là một yếu tố quan
trọng giúp học sinh đạt được thành tích cao trong hoạt động thể dục thể thao. Việc

tuân thủ các quy tắc, thực hiện đúng kỹ thuật, duy trì sự kiên trì, nỗ lực sẽ giúp họ
phát triển, nâng cao các kỹ năng cần thiết để đạt được thành tích
1.2. Thực trạng ý thức tổ chức kỷ luật, tích cực học tập đối với mơn
GDTC tại các trường THPT trên địa bàn thị xã Thái Hòa
1.2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng
- Mục đích khảo sát: Xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các trị chơi
và biện pháp mang tính quy trình khi sử dụng trong dạy học
- Đối tượng khảo sát:
+19 Giáo viên giảng dạy bộ môn GDTC ở các trường THPT trên địa bàn thị
xã Thái Hòa – Nghệ An.


8

+ 268 Học sinh các lớp 11A, 11B, 11C, 11D, 10B, 10E trường THPT Thái
Hòa – Nghệ An.
- Phương pháp khảo sát:
Phát phiếu trực tiếp và lập phiếu khảo sát qua Googe Drive:
/>Khảo sát, đánh giá một số tiêu chuẩn của học sinh dựa trên Quy định đánh
giá, xếp loại thể lực học sinh theo Quyết định số 53/2008- BGD&ĐT của Bộ trưởng
bộ GD&ĐT ban hành ngày 18 tháng 9 năm 2008.
- Nội dung khảo sát:
+ Đánh giá của GV về vai trò, tác dụng của việc sử dụng trò chơi trong dạy
học môn GDTC.
+ Đánh giá của học sinh về việc sử dụng trò chơi vận động trong dạy học
mơn GDTC.
+ Thực trạng về sử dụng trị chơi vận động trong dạy học môn GDTC ở các
trường THPT.
1.2.2. Một số kết quả điều tra, khảo sát của giáo viên và học sinh đối với
việc sủ dụng trò chơi vào giảng dạy môn GDTC

- Phát phiếu khảo sát lấy ý kiến qua 19 GV giảng dạy GDTC các trường
THPT Thái Hịa, THPT Tây Hiếu, THPT Đơng Hiếu thu được kết quả ở bảng 1:
Bảng 1: Kết quả khảo sát giáo viên lựa chọn sử dụng trò chơi vận động trong
giảng dạy GDTC (phụ lục 1B)
Nội dung khảo sát

Số GV
tham gia

Số GV lựa
chọn

Số GV không
chọn

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

Thầy (cô) thường sử dụng trò chơi
vận động trong dạy học GDTC.

19

12


63.2%

7

36.8%

Trò chơi vận động mang lại hiệu qủa
trong dạy học GDTC.

19

16

84.2%

3

15.8%

Nên đưa trò chơi vận động vào trong
giảng dạy GDTC.

19

16

84.2%

3


15.8%


9

- Phát phiếu khảo sát 268 học sinh trường THPT Thái Hoà thu được kết quả ở
bảng 2:
- Bảng 2: Kết quả khảo sát HS về trò chơi vận động trong môn học GDTC
(phụ lục 1A).
Số HS
Số HS không
Số HS lựa chọn
Nội dung khảo sát
tham
chọn
gia
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
Nên tổ chức trò chơi vận động
268
221 82.5%
47
17.5%
trong các giờ học GDTC
Em thích trị chơi vận động trong
học GDTC

268


208

77.6%

60

22.4%

Trò chơi vận động tạo hứng thú khi
học mơn GDTC

268

226

84.3%

42

15.7%

1.2.3. Thực trạng giáo dục tính kỉ luật cho học sinh trong học tập môn
GDTC ở trường THPT.
Giáo dục tính kỉ luật trong mơn GDTC là một phần quan trọng của giáo
dục toàn diện, giúp học sinh học tập và phát triển kỹ năng sống. Tuy nhiên, thực
tế cho thấy, việc giáo dục tính kỉ luật trong mơn GDTC vẫn cịn gặp nhiều thách
thức và vấn đề.
Một số thực trạng về giáo dục tính kỉ luật cho học sinh trong giảng dạy
môn GDTC bao gồm:

- Thiếu chương trình và tài liệu giáo dục tính kỉ luật.
- Nhiều trường học vẫn chưa có chương trình và tài liệu cụ thể để giảng
dạy về tính kỉ luật trong mơn GDTC.
- Thiếu đội ngũ giáo viên có đủ kiến thức và kỹ năng về giáo dục tính kỉ
luật.
- Giáo viên GDTC thường được đào tạo để dạy các kỹ năng vật lý hơn là
giáo dục tính kỉ luật.
- Thiếu thời gian và tài nguyên cho việc giáo dục tính kỉ luật.
- Với nhiều trường học, việc giảng dạy môn GDTC thường chỉ được học
trong 2 tiết học/tuần, không đủ thời gian để giảng dạy về tính kỉ luật. Thiếu sự
giám sát và đánh giá chặt chẽ.
- Việc giám sát và đánh giá hành vi của học sinh trong môn GDTC thường
không được thực hiện đầy đủ và hiệu quả.
- Nhận xét:


10

Từ kết quả khảo sát trên nhận thấy thực trạng sử dụng trị chơi vận động,
giáo dục tính kỷ luật trong dạy học GDTC ở các trường THPT trong thời gian qua
là cơ sở để tôi đi sâu vào nghiên cứu và xây dựng đề tài "Sử dụng phương pháp trị
chơi trong dạy học mơn GDTC để phát huy tính tích cực, ý thức tổ chức kỷ luật
cho học sinh THPT Thái Hịa", nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong giảng dạy
mơn GDTC.
1.2.4. Những thuận lợi khó khăn khi xây dựng đề tài
Xây dựng trị chơi vận động có thể mang lại nhiều lợi ích cho người chơi,
như tăng cường sức khỏe và sự phát triển tâm lý. Tuy nhiên, việc xây dựng trò
chơi này cũng đặt ra nhiều thách thức và khó khăn. Dưới đây là một số thuận lợi
và khó khăn khi xây dựng trị chơi vận động:
 Thuận lợi:

- Tăng cường sức khỏe: Trò chơi vận động có thể giúp người chơi tăng
cường sức khỏe, cải thiện thể chất và sức bền.
- Tăng cường sự phát triển tâm lý: Trị chơi vận động có thể giúp người
chơi tăng cường sự tự tin, sự kiên nhẫn và sự kiểm sốt cảm xúc.
- Có thể giúp người chơi phát triển kỹ năng động não và tư duy chiến lược,
giúp họ phát triển kỹ năng trong việc tập trung và giải quyết vấn đề.
- Trị chơi vận động có thể giúp kích thích khả năng tương tác xã hội của
người chơi, giúp tăng cường kết nối xã hội.
 Khó khăn:
- Phải có sự đầu tư tài chính và cơng sức trong việc phát triển trị chơi vận
động.
- Cần có nền tảng kỹ thuật tốt để phát triển trò chơi vận động.
- Cần tìm ra cách thúc đẩy động lực cho người chơi, để họ luôn cảm thấy
thú vị và hào hứng khi chơi trò chơi.
- Phải đảm bảo an tồn cho người chơi, đặc biệt là một số trị chơi có cường
độ vận động cao.
II. Thiết kế và sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học GDTC để
phát huy tính tích cực, ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh THPT Thái Hòa
2.1. Nguyên tắc thiết kế và sử dụng phương pháp trò chơi
Trong hoạt động giáo dục thể chất, trò chơi vận động là một phương pháp
rất hiệu quả để giúp học sinh phát triển kỹ năng thể chất, tăng cường sức khỏe và
giúp trẻ em có thói quen vận động. Dưới đây là một số nguyên tắc thiết kế và sử
dụng phương pháp trò chơi vận động trong hoạt động giáo dục thể chất:
- Tập trung vào mục tiêu giáo dục: Trong khi thiết kế trò chơi vận động, cần
tập trung vào mục tiêu giáo dục của hoạt động thể chất như phát triển kỹ năng thể
chất, tăng cường sức khỏe và rèn luyện tính đoàn kết, đồng đội cho học sinh.


11


- Tính thực tiễn: Trị chơi vận động cần phải thiết kế theo cách đơn giản và
dễ hiểu, đảm bảo tính thực tiễn trong thực tế để học sinh có thể dễ dàng tham gia và
trải nghiệm.
- Điều chỉnh độ khó: Thiết kế trị chơi vận động cần điều chỉnh độ khó sao
cho phù hợp với sức khỏe và khả năng của học sinh. Nếu trị chơi q khó hoặc quá
dễ sẽ không thúc đẩy được sự tăng cường kỹ năng thể chất cho học sinh.
- Tạo ra cảm giác thú vị: Trò chơi vận động cần phải tạo ra cảm giác thú vị
để kích thích học sinh tham gia và đồng thời giúp cho họ phát triển khả năng tập
trung và sự chú ý.
- Đảm bảo tính đa dạng: Thiết kế các trò chơi vận động cần đảm bảo tính đa
dạng để giúp cho học sinh có được trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn. Có thể sử dụng
các trị chơi cá nhân, đội nhóm, trong nhà hoặc ngồi trời để đảm bảo tính đa dạng.
- Tạo ra tính liên tục: Trị chơi vận động cần có tính liên tục để học sinh có
thể tham gia thường xuyên và đồng thời giúp cho người chơi có thói quen vận động
hằng ngày.
Nếu thiết kế và sử dụng đúng cách, phương pháp trị chơi vận động sẽ là một
cơng cụ hữu ích giúp cho hoạt động giáo dục thể chất trở nên thú vị và hiệu quả hơn.
Học sinh sẽ có cơ hội trải nghiệm những giây phút thú vị và cùng nhau rèn luyện kỹ
năng, tính đồn kết và đồng đội.
Tóm lại, thiết kế và sử dụng phương pháp trị chơi vận động trong hoạt động
giáo dục thể chất cần đảm bảo tính chất học tập, tập trung vào mục tiêu giáo dục và
tính thực tế để giúp học sinh phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
2.2. Quy trình lựa chọn và xây dựng trị chơi vận động

Bước 1:

Bước 2:

Xác định mục tiêu nhiệm vụ tổng quát của chương trình mơn học và
mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể ở mỗi bài học hoặc một chủ đề.

Xác định các kiến thức, kĩ năng có thể thiết kế trị chơi cho HS.

Lựa chọn loại trò chơi

Bước 3:
Bước 4:

Thiết kế trò chơi dựa trên các nguyên tắc đã đề ra

2. 3. Thiết kế trị chơi
2.3.1. Trị chơi: Tìm đồng đội
Chuẩn bị: Trên sân tập tiến hành vẽ một số hình trịn trên quỹ đạo bán kính
trịn có đương kính tầm 5-7m, các vịng trịn đó có bán kính khác nhau sao cho từ 1
đến 5 người đứng được trong vòng đó.



12

Cách chơi: Quản trò điều hành người chơi đi trên hình trịng có quỹ đạo bán
kính 5 – 7m theo chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ, vừa đi vừa thực hiện động
tác đánh tay và hát một bài. Bất ngờ quản trị hơ to “ Vào 1, 2, 3, …..(một số bất kỳ
để tạo tinh huống).


Người chơi nhanh chóng bước vào vịng trịn thuận lợi nhất sao cho có số
người có trong vịng trịn theo u cầu của quản trò (quản trò thay đổi số lượng người
yêu cầu).
Người vào sau làm cho vòng tròn bị thừa so với yêu cầu của quản trị hoặc
khơng tìm ra vị trí cho mình trong vịng trịn sẽ phải thực hiện một số động tác theo

u cầu của GV.
- Quản trị hơ “ra”, người chơi tiếp tục hát và chờ hiệu lênh “vào…” của
quản trị.
Chú ý: Trị chơi có thể biến đổi bằng cách từng nhóm đi vịng trịn theo bài
hát quanh một vịng trịn bằng ghế, số ghế ít hơn số người và cũng dành chỗ khi
người quản trị u cầu.


Hình 3.1. Trị chơi Tìm đồng đội
* Ưu điểm:
- Cơng tác chuẩn bị đơn giản, ít tốn kém kinh phí.
- Dễ hướng dẫn, dễ thực hiện trò chơi và tạo hứng thú cho học sinh.
- Áp dụng cho cả phần khởi động hoặc là phần phát triển thể lực.
- Chỉ cần thay đổi hình thức di chuyển là có thêm hình thức mới.
- Giáo viên chủ động thời gian khi tổ chức trò chơi
* Hạn chế:
- Cường độ, lượng vận động thấp khi sử dụng cho phần phát triển thể lực.


13

2.3.2. Trò chơi "Trồng cây gây rừng"


Chuẩn bị:

- Giáo viên chia lớp thành 2 - 3 - 4 đội chơi có số học sinh bằng nhau, mỗi
đội chia làm 2 hàng dọc được quy định số thứ tự tương ứng. Nhóm A đứng ở vạch
"ươm mầm", nhóm B đứng ở vạch trồng cây, khoảng cách giữa 2 nhóm tầm 20m.
- Chuẩn bị cây trồng được đánh số thứ tự.

- Giữa sân chơi của 2 nhóm kẻ các ơ và đánh số tương ứng với số cây cần
trồng (có hình minh họa)
 Cách chơi:
- Khi được lệnh bắt đầu, người số 1 của nhóm A (nhóm ươm mầm) sẽ cầm
01 cây chạy về phía nhóm B (nhóm trồng cây). Người này sẽ cầm cây chạy nhanh
về khu đất ở giữa sân và tìm đúng ơ có đánh số trùng với số của cây đã ghi sẵn ở đất
đặt cây xuống.
- Khi trồng cây phải ngay ngắn, không được lệch ra khỏi ô vẽ đã quy định.
- Sau khi trồng cây xong thì phải chạy về nhóm A và chạm tay vào người số
2, người số 2 tiếp tục thực hiện lại giống người số 1 vừa rồi. Cứ thế tiếp tục đến khi
hết số cây đã chuẩn bị.
Mơ phỏng trị chơi “Trồng cây gây rừng”
2

9

6

6

8

3

1

5

7


5

1

9

4

8

3

2

7

4

20m












B











A

20m











B












A


14

* Luật chơi:
- Đội nào trồng kín cây ở ơ đất trước là đội về nhất, tuy nhiên đội thắng cịn
phụ thuộc vào cách tính điểm ở số cây trồng chính xác vào ơ ở khu đất trồng cây, số
lần phạm lỗi ở vạch xuất phát và chuyển lượt (chạm vào tay người kế tiếp).
- Mỗi cây trồng đúng quy định được 1 điểm (trồng đúng số và không lệch ra
ngồi ơ đất), nếu sai quy định tính 0 điểm.
- Các lỗi về kỹ thuật như dẫm vạch xuất phát, chuyển lượt không đúng quy
định sẽ trừ 1 điểm/1 lượt.
- Xếp thứ hạng theo tổng điểm mỗi đội đạt được
- Đội thắng là đội có số điểm cao nhất sau khi đã trừ đi các lỗi kỹ thuật
* Ghi chú:
- Để thuận lợi trong cơng tác chuẩn bị GV có thể đổi cây thành nấm thể thao,
các trụ bằng gỗ, trụ bằng tre…
- Để thay đổi hình thức có thể chuyển yêu cầu người chơi từ chạy sang lò cò
bằng 1 chân, bật nhảy bằng 2 chân…
* Ưu điểm:
- Trò chơi hấp dẫn, dễ lôi cuốn học sinh tham gia.

- Giúp học sinh nâng cao phản xạ, phát triển sức nhanh, sức mạnh...
* Hạn chế:
- Công tác chuẩn bị công phu, tốn thời gian, dụng cụ.
- Giáo viên khó kiểm sốt thời gian trong q trình tổ chức trị chơi.

Hình 3.2. Trò chơi: Trồng cây gây rừng


15

2.3.3. Trò chơi "Nghe tên, nhận lệnh"
* Chuẩn bị:
- Giáo viên chia lớp thành hai đội đều nhau về số lượng, giới tính, thể trạng.
- Tiến hành đặt tên cho 2 đội (VD Mèo – Chuột)
* Cách chơi:
Hai đội đứng thành hai hàng quay lưng vào nhau và cách nhau từ 4-5m. Khi
giáo viên gọi tên đội nào thì đội đó sẽ quay lưng lại và đuổi đội kia, đồng thời đội
kia cũng chạy để tránh bị bắt. Trong quá trình 2 đội đuổi bắt nhau, giáo viên có thể
bất chợt hô tên đội khác và yêu cầu đuổi ngược lại. Đội nào bắt được 1 thành viên
của đội kia sẽ là đội thắng cuộc.
Đội hình trị chơi
(A)          
(Quản trò)
(B)          
* Luật chơi:
- Tiến hành 1 hoặc 3 hiệp tùy vào thời gian của 2 đội đuổi bắt.
- Đội thua phải thực hiện theo yêu cầu của đội thắng như: Hát 1 bài hoặc
hát, múa phụ họa hoặc có thể cõng đội thắng…
* Ưu điểm:
- Dễ kiểm sốt thời gian, cơng tác chuẩn bị nhanh, đơn giản.

- Trò chơi dễ thực hiện, dễ áp dụng với nhiều lứa tuổi.
- Hấp dẫn, thu hút người chơi.
- Áp dụng được cho nhiều phần, nhiều bài dạy.
* Hạn chế:
- Trong nhóm nếu có thành viên thể lực yếu thì trị chơi sẽ nhanh kết thúc.
- Sân bãi phải rộng, thoáng mới thuận lợi cho tổ chức trò chơi.


16

Hình 3.3. Trị chơi "Nghe tên nhận lệnh"
2.3.4. Trị chơi “Dẫn bóng luồn chướng ngại vật tiếp sức”
* Chuẩn bị:
Chia lớp thành các đội đều nhau về số lượng, giới tính; Các chướng ngại vật
xếp cách nhau 1m thẳng hàng cách vạch xuất phát 8-10m; mỗi đội 1 quả bóng rổ
hoặc bóng chuyền…
* Cách chơi:
Các đội xếp thành hàng dọc đứng sau vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh lần
lượt từ người thứ 1 dùng tay dập bóng xuống đất di chuyển luồn qua các chướng
ngại vật, khi dẫn đến chướng ngại vật cuối dẫn quay về chuyền bóng cho người tiếp
theo. Các đội thực hiện cho đến người cuối cùng, đội nào có người cuối cùng thực
hiện hồn thành trước đội đó thắng cuộc.
Đội hình trị chơi
 
Vạch XP

Vạch đích

 
* Luật chơi:

- Trong q trình dẫn bóng khơng được cầm chạy; không được xuất phát
trước khi đồng đội chưa chuyền bóng qua vạch đích.
- Người chơi khơng được chạm hay xô đổ chướng ngại vật.
- Đội thua sẽ phải thực hiện một trong các yêu cầu của giáo viên hoặc của


17

đội thắng cuộc như: Hát, múa, cõng đội thắng…
- Có thể tổ chức trò chơi trong 1-3 hiệp tùy thời gian.
* Ưu điểm:
- Vừa nâng cao kỹ năng dẫn bóng, vừa nâng cao thể lực và tinh thần đoàn kết
trong tập thể.
- Trò chơi đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với lứa tuổi THPT, THCS.
- Giúp HS tăng sự khéo léo và nhanh nhẹn trong vận động.
* Hạn chế:
- Công tác chuẩn bị sân bãi, cơ sở vật chất gây mất thời gian.
- Gây khó khăn cho những học sinh có kỹ thuật dẫn bóng yếu.

Hình 3.4: Trị chơi Dẫn bóng luồn chướng ngại vật tiếp sức
2.3.5. Trị chơi “Chuyền bóng nhanh”
* Chuẩn bị:
- Chia lớp thành các đội đều nhau về số lượng, giới tính; kẻ vạch xuất phát
và đích khoảng cách 20-25m. Mỗi đội 1 quả bóng chuyền hoặc bóng rổ.
* Cách chơi:
- Mỗi đội xếp thành 2 hàng dọc cách nhau 3 - 3,5m, khi có hiệu lệnh lần lượt
từng cặp di chuyển chuyền bắt bóng lên vạch đích sau đó đổi vị trí và tiếp tục thực
hiện di chuyển chuyền bóng về trao cho cặp tiếp theo.
- Các cặp thực hiện lần lượt như cặp đầu tiên cho đến cặp cuối cùng.
- Đội nào có cặp cuối cùng thực hiện xong trước thì đội đó thắng.



18

Đội hình trị chơi
Đội 1:
 



Vạch XP
 

Vạch đích


Đội 2:
 



Vạch XP
 

Vạch đích


* Luật chơi:
- Trong q trình chuyền bóng, người chơi khơng được để bóng rơi xuống
đất, người chơi khơng được lăn bóng qua cho đồng đội.

- Khơng được dùng tay đệm bóng qua cho đồng đội.
- Cặp nào phạm luật phải về vạch đích thực hiện lại từ đầu.
- Có thể chơi 1 hoặc 3 hiệp tùy vào thời gian bố trí trị chơi.

Hình 3.5: Trị chơi chuyền bóng nhanh


19

* Ưu điểm:
- Công tác chuẩn bị nhanh gọn, dễ hướng dẫn HS tham gia trò chơi.
- Tổ chức cho nhiều người chơi cùng lúc.
- Giúp nâng cao kỹ thuật chuyền bóng, bắt bóng, nâng cao thể lực và tinh
thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong tập thể.
- Tạo sự phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động nhóm.
* Hạn chế:
- Trị chơi sẽ khó khăn đối với những học sinh có kỹ thuật chuyền, bắt bóng
cịn yếu.
2.3.6. Trị chơi "Chạy thoi chuyền đồ vật"
* Chuẩn bị:
- Giáo viên kẻ vạch, gồm vạch xuất phát và đích (vịng trịn đặt quả bóng hoặt
vật bất kỳ) cách nhau 10-15m, tập hợp học sinh thành 2 hàng dọc, mỗi hàng dọc là
1 đội thi đấu.
* Cách chơi:
- Khi có lệnh xuất phát, người số 1 của mỗi đội chạy thật nhanh lên đích mang
vật được đặt trong vịng đích về trao cho người số 2 của đội mình; người số 2 có
nhiệm vụ mang vật đó lên để lại trên vịng đích và chạy về chạm vào tay người số 3.
Người số 3 thực hiện như người số 1, người số 4 thực hiện như người số 2, các thành
viên của đội (số lẻ thực hiện như người chơi số 1; số chẵn thực hiện như người chơi
số 2) cứ thực hiện lần lượt như vậy cho đến người cuối cùng.

Đội hình trị chơi
Đội 1:

 

×

Vạch XP
Đội 2:

 

* Luật chơi:
- Lỗi phạm luật: người số lẻ không thực hiện chạm tay vào người tiếp theo;
ném chuyền vật từ xa; đứng lấn vạch xuất phát.
- Đội thắng cuộc:
+ Khi có người chơi cuối cùng thực hiện xong trước đội kia và có số lần
phạm quy ít hơn
+ Hoặc về sau nhưng có số lần phạm quy ít hơn.


20

- Thời gian chơi khoảng 5-10 phút.

Hình 3.6: Trị chơi chạy thoi chuyền đồ vật
* Ưu điểm
- Trò chơi dễ trong công tác tổ chức, HS dễ thực hiện.
- Từ trị chơi này có thể thay đổi các hình thức di chuyển (chạy, lò cò, bật
xa…) để phù hợp cho việc bổ trợ theo từng bài học.

- Tạo hứng thú, hấp dẫn HS khi tham gia trị chơi.
- Xây tính kỷ luật, sự phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động nhóm.
2.3.7. Trị chơi "Ai nhanh hơn"
* Chuẩn bị:
- Giáo viên chia lớp thành 4-5 hàng dọc đứng sau vạch xuất phát. Cách vạch
xuất phát vẽ một số vòng tròn và đánh số bất kỳ (số này nhỏ hơn số đội chơi)
* Cách chơi:
- Quản trị sẽ hơ số bất kỳ đã được ghi trên vòng tròn, đồng thời những người
đứng đầu hàng sẽ lò cò thật nhanh lên đứng vào ô do quản trò hô.
(số người được đứng vào vòng trịn sẽ ít hơn số người lị cị lên, nên ai chậm
sẽ bị đứng ngoài và là người thua cuộc. Người thắng cuộc được xếp ở khu vực người
thắng cuộc; người thua cuộc xếp ở khu vực dành cho người thua cuộc.


21

Đội hình trị chơi
KV người thắng cuộc
 
 
 

 
 

2

1

3


 
KV người thua cuộc
 
Vạch xuất phát

 
 

* Lưu ý:
- Tùy vào từng nội dung học của từng bài giáo viên có thể thay đổi hình thức
di chuyển, kết hợp thực hiện các động tác bổ trợ cho bài học đó.
* Luật chơi:
- Người chơi thực hiện đúng yêu cầu của giáo viên, nếu vi phạm là thua.
- Tổ chức trò chơi trong 1-3 hiệp tùy thời gian
* Ưu điểm
- Trò chơi được thực hiện cho nhiều người cùng lúc, tiết kiệm thời gian.
- Tạo tính cạnh tranh cao, gây được hưng phấn cho HS tham gia trị chơi.
- Tạo tính kỷ luật, sự phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động nhóm.
* Hạn chế:
- Có thể gây va chạm nếu HS hưng phấn quá khi không kiểm sốt được tốc
độ di chuyển.
- Địi hỏi cơng tác tổ chức phải chặt chẽ, có tổ giám sát để tạo khách quan.
2.3.8. Trò chơi "Bật nhảy lấy đồ"
* Chuẩn bị:
Vẽ vịng trịn lớn có bán kính khoảng 12 - 15m và đánh số mặc định cho
người chơi, tại tâm vòng trịn vẽ 1 vịng trịn đường kính khoảng 3m đặt một số đồ
vật như bóng, cầu, mũ…



22

* Cách chơi:
Ở trò chơi này các em sẽ đứng quanh vịng trịn lớn, quản trị sẽ hơ một số
bất kỳ, khi đó những người có đứng ở vị trí có số mà quản trị hơ sẽ chạy (xuất phát
cao) đến vòng tròn thứ hai rồi chụm chân bật nhảy vào vòng tròn ở tâm để lấy đồ vật
trong vòng tròn này (chỉ 1 người nhanh tay chạm đồ vật trong vịng trịn nhỏ mới
được cầm đồ vật đó về) những người cịn lại khơng được cầm đồ vật nhưng vẫn phải
di chuyển về vị trí ban đầu, khi quay về cũng bật nhảy ra vòng tròn thứ hai rồi mới
chạy về.
Sau đó quản trị lại tiếp tục hơ số khác, những người có số được hơ thực hiện
như trên. Quản trị có thể hơ lại số đã thực hiện.
Sơ đồ trò chơi
(1)

 (2)
(3)
(1)

(3)
(2)


..

(3)
(4)

(4)
(2)


(1)

(1)
(3)

(4)

* Luật chơi:
- Di chuyển đúng yêu cầu của quản trò, ai vi phạm bị hủy kết quả lần đó.
- Người nào lấy được nhiều đồ vật là người thắng cuộc. Người không lấy
được đồ vật là người thua cuộc
- Người thua cuộc sẽ phải chịu hình phạt mà quản trò đã đưa ra trước khi
thực hiện trò chơi.
Lưu ý: Với trò chơi này chỉ cần thay đổi một số cách thức di chuyển thì ta
sẽ có trò chơi mới, phù hợp với chủ đề, bài dạy.
2.3.9. Trò chơi: Nhảy dây đồng đội
* Chuẩn bị:
- Giáo viên chia lớp thành 2, 3 hoặc 4 nhóm tùy vào số lượng học sinh của
lớp và số dây thừng tương ứng với số nhóm có độ dài 5-7m.
* Cách chơi:
- Mỗi nhóm cử 2 bạn đánh dây, giáo viên ra hiệu lệnh, các nhóm tiến hành
đánh dây và thực hiện trò nhảy dây đồng đội


23

Trò chơi nhảy dây






   
   





   
   

* Luật chơi:
- Khi dây được đánh yêu cầu các đội phải có tối thiểu 3 người cùng nhảy,
sau đó luân phiên người vào – người ra đội nào có người cản dây coi như thua.
Trường hợp có 2 hay nhiều đội thực hiện vượt quá thời gian dự kiến chơi
giáo viên sẽ yêu cầu người đánh dây đánh nhanh để tạo độ khó.

Hình 3.7. Trò chơi nhảy dây đồng đội
 Ưu

điểm:
- Đây là trò chơi dân gian nên đa số HS đều nắm được trò chơi.
- Dễ tổ chức và dễ thực hiện.
- Nhiều người cùng tham gia cùng lúc sẽ tiết kiệm thời gian.
- Tạo tính kỷ luật, sự phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động nhóm.
2.3.10. Trị chơi: Kéo co
* Chuẩn bị:
- Chia lớp thành 2 hoặc 4 đội đều nhau về số lượng, giới tính, sức khỏe

- Kẻ sân kéo co.


24

- 1 dây thừng loại thiết diện lớn có độ dài khoảng 12m đến 15m. Dùng dây
đỏ buộc để đánh dấu chia dây thừng thành 2 nửa đều nhau.
* Cách chơi:
Mỗi đội được tự do sắp xếp vị trí đứng của các thành viên. Khi có hiệu lệnh
từ trọng tài, hai đội sẽ dùng sức kéo dây thừng về phía mình. Nếu đội nào kéo dây
lệch về phía mình qua vạch giới hạn trước sẽ thắng.

Hình 3.8. Trị chơi kéo co
* Luật chơi:
Kéo co sẽ có 3 hiệp, nếu đội nào thắng 2 hiệp sẽ được tính là chiến thắng
Ưu điểm:
- Là trò chơi dân gian nên đa số HS đều nắm được trò chơi, dễ tổ chức.
- Nhiều người cùng tham gia cùng lúc sẽ tiết kiệm thời gian.
- Tạo tính kỷ luật, sự phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động nhóm.


2.4. Những bài/chủ đề có thể vận dụng trị chơi vào giảng dạy mơn GDTC
- Khối 10 (Bóng chuyền)
Chủ đề

Bài

Kiến thức có thể thiết kế trị chơi

Đệm bóng


- Bài 8 đến bài 14
- Bài 17 đến bài 20

Kỹ thuật đệm bóng.

Chuyền bóng

- Bài 11 đến bài 32
- Bài 7 đến bài 39

Kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt.

Đập bóng

- Bài 41 đến 51

Kỹ thuật đập bóng theo phương chạy đà

Chắn bóng

- Bài 55 đến 65

Kỹ thuật chắn bóng


25

- Khối 10 (Bóng rổ)
Chủ đề


Bài
Bài 6 đến bài 17;
Bài 19 đến bài 23;
Bài 38 đến bài 52;
Bài 54 đến bài 65.

Kiến thức có thể thiết kế trị chơi

Dẫn bóng

-

Chuyền bóng

- Bài 6 đến bài 17;
- Bài 19 đến bài 23

- Kỹ thuật chuyền bóng bằng 2 tay trước
ngực.

Ném rổ

- Bài 24 đến bài 33;
- Bài 37 đến bài 52;
- Bài 54 đến bài 65.

Kỹ thuật ném rổ bằng 1 tay trên vai

- Kỹ thuật dẫn bóng


- Khối 11
Chủ đề

Bài

Kiến thức có thể thiết kế trị chơi

- Bài 14, 15, 16

Kỹ thuật chạy đà

- Bài 17 đến bài 21

Kỹ thuật trên khơng, tiếp đất

Bóng rổ

- Bài 23 đến bài 32.

Kỹ thuật chuyền bóng, kỹ thuật bắt
bóng, kỹ thuật dẫn bóng.

Nhảy cao

- Bài 38 đến bài 48

Kỹ thuật giậm nhảy

Bóng chuyền


- Bài 57 đến bài 64

Kỹ thuật chuyền bóng, đệm bóng.

Nhảy xa

2.5. Kế hoạch bài dạy (minh họa)
Tiết 32: BÓNG RỔ - CHẠY BỀN
Lớp 11 - Môn: GDTC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Bóng rổ: Chuyền bắt bóng bằng 2 tay trước ngực; Dẫn bóng chuyền cho đồng
đội bắt bóng ném rổ. - Chạy bền: trên địa hình tự nhiên.
2. Năng lực: Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau đây:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh chủ động thực hiện sưu tầm tranh, ảnh phục
vụ bài học.


×