Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Chia sẻ một số kinh nghiệm chủ nhiệm học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.42 KB, 5 trang )

1

Tên biện pháp: : “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 2”
Họ và tên giáo viên:
Đơn vị công tác:
1. Phần mở đầu
1.1. Thực trạng
Năm học 2021- 2022 tôi được phân công giảng dạy lớp 2A1, ngay đầu năm học
tôi đã tiến hành quan sát và khảo sát học sinh, kết quả như sau:
TSHS Các môn học và hoạt
Các năng lực
Các phẩm chất
động giáo dục
(3NL)
(4PC)
HTT
HT
CHT
T
Đ
CCG
T
Đ
CCG
29
3
19
7
3
19
7


3
19
7
Mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên
lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học
sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo
viên chủ nhiệm lớp khơng duy trì, khơng phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng
học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện
đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân
cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng,
rèn rũa ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.
Sau một số năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao. Liên tục trong nhiều năm qua, lớp tơi chủ nhiệm ln duy trì sĩ số 100%.
Đó là lí do tơi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này với đề tài : “Một
số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 2”.
1.2. Ưu, nhược điểm của giải pháp cũ
a. Ưu điểm
- Đã có nhiều hình thức tổ chức và rèn luyện nề nếp cho học sinh có hiệu quả.
- Đã có xây dựng đội ngũ cán sự lớp và đi vào hoạt động.
- Đưa ra được những phương pháp và hình thức tổ chức chủ nhiệm lớp cho lớp
học tương đối hiệu quả.
- Các biện pháp này đã được áp dụng vào trong công tác chủ nhiệm lớp trong
trường và đã thu được những kết quả nhất định.
b. Nhược điểm
- Các em chưa tự giác học tập, sự tập trung chưa cao. Nhiều em cịn hay nói
chuyện, làm việc riêng, cịn tự do trong giờ.
- Nhiều học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn, tự tin, chưa tích cực trong học tập.
Một số học sinh đọc, nói nhỏ, ngại giao tiếp với thầy cô, bạn bè.
- Chưa xây dựng được nền nếp tốt cho lớp, tính tự quản chưa thường xun.
- Cơng tác phối hợp các lực lượng giáo dục còn bị xem nhẹ.

- Chưa tạo được môi trường giáo dục thân thiện
2. Nội dung các biện pháp
2.1. Mục đích của biện pháp
- Giúp học sinh có một số kĩ năng về chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật
phù hợp với lứa.


2

- Tìm hiểu thực trạng cơng tác chủ nhiệm lớp nói chung và cơng tác xây dựng lớp
học tự quản, thân thiện trong chủ nhiệm lớp 2 nói riêng của giáo viên và học sinh
trường PTDTBT Tiểu học Lang Thíp.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy và chủ nhiệm lớp,nâng
cao được chất lượng giáo dục toàn diện.
- Xác định các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp nhằm thu được những kết
quả cao
- Xác định các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp nhằm thu được hiệu quả
cao. Giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm trong cơng tác chủ nhiệm lớp.
2.2. Nội dung các biện pháp
- Tìm hiểu học sinh là việc làm cần thiết để hiểu được đối tượng mình giáo dục.
Nắm được về điều kiện hồn cảnh, tính cách,năng lực,… của học sinh từ đó có biện
pháp giáo dục hiệu quả.
- Tiến hành xây dựng đội ngũ cán sự lớp và nền nếp lớp để điều hành lớp thực
hiện các nhiệm vụ học tập và rèn luyện . Đây là việc làm cần thiết đối với công tác chủ
nhiệm lớp.
- Phối hợp với phụ huynh, giáo viên bộ môn, các lực lượng xã hội là nhiệm vụ
cũng như việc làm cần thiết để giáo dục toàn diện học sinh.
- Xây dựng lớp học thân thiện là tạo ra mơi trường học tập thân thiện, an tồn, gần
gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích cực”, sẽ hạn chế được tỉ lệ

học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp lớp học
+ Nắm thông tin về học sinh
- Ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu
sau đây. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra sau đây và yêu cầu phụ huynh điền đầy
đủ 10 thông tin trong phiếu: Giới thiệu bản thân( Có mẫu đính kèm)
Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học
sinh để ghi vào Sổ Chủ nhiệm. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học
sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
+ Tổ chức bầu Ban Cán sự lớp
- Trước hết, tơi phân tích để các em hiểu rõ về vai trị và trách nhiệm của người lớp
trưởng, lớp phó. Khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó để cả lớp bầu chọn
ra những học sinh tiêu biểu. Từ những bạn được bầu chọn, GV có thể luân phiên thay
đổi vị trí quản lí lớp cho các bạn để tìm ra bạn có khả năng lãnh đạo, quản lí lớp tạo cơ
hội cho HS được thể hiện mình, mạnh dạn, tự tin.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp
*Nhiệm vụ của lớp trưởng:
Điều hành chung công việc của lớp, theo dõi thi đua giữa các tổ, báo cáo với giáo
viên chủ nhiệm khi có sự việc xảy ra và là người phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ
nhiệm về tình hình hoạt động hằng ngày của lớp.


3

*Nhiệm vụ của lớp phó học tập:
- Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ, giúp đỡ bạn học còn chậm học bài, làm
bài.
- Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo
viên yêu cầu.
- Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học

* Nhiệm vụ của lớp phó lao động:
- Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi vệ sinh sân trường, chăm sóc
bồn hoa cây cảnh hàng tuần do Liên đội phát động.
- Phối hợp với lớp trưởng lớp phó học tập giữ trật tự lớp học.
Cuối tuần vào tiết sinh hoạt lớp, lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặt hoạt động
của lớp. Căn cứ vào báo cáo của các em, tơi nắm được khả năng quản lí lớp của từng
em, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót
và hướng dẫn các em cách khắc phục
Biện pháp 2: Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
+ Trang trí lớp học thân thiện
Lớp học thân thiện phải ln sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm bảo
tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi hướng dẫn và cùng với học sinh thực
hiện trang trí lớp đẹp, hài hịa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao.
+ Xây dựng mối quan hệ thầy- trò
- Khi học sinh nào làm bài chưa đúng, tơi u cầu học sinh đó phải làm lại chứ
khơng đánh giá và nhận xét ngay. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm lại ngay tại lớp.
Với cách nói đúng, làm đúng trong học tập, các em trở thành những con người tự tin,
trung thực, không gian dối.
- Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tơi ln cố gắng kiềm chế và tơn trọng học
sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa.
- Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học
sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với
học trò.
+ Xây dựng mối quan hệ bạn bè:
- Đầu năm GV đã phát động cho HS của lớp mình đăng kí thực hiện đơi bạn cùng
tiến. Đây là việc làm hết sức quen thuộc đối với mỗi lớp chủ nhiệm. Tuy nhiên đối với
lớp của tôi sẽ cho các bạn có học lực khá, giỏi được tự chọn, tự đăng kí để giúp đỡ các
bạn có học lực kém hơn mình, có những hình thức khen thưởng phù hợp. Từ đó HS sẽ
có ý thức phải cố gắng với nhiệm vụ mà mình đã nhận.
- Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp không để

mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tơi gặp gỡ trao đổi riêng với từng
học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đi. Sau đó phân tích rõ ai đúng, ai sai. Ai
sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hịa và bắt tay nhau vui vẻ trở lại.


4

2.3. Các điều kiện cần thiết để áp dụng biện pháp
- Giáo viên dành thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng học sinh, quan tâm
đến từng nhóm đối tượng, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch phù hợp theo từng giai đoạn.
- Đội ngũ cán sự lớp có uy tín, có năng lực tổ chức hoạt động. Mỗi học sinh phải có
ý thức tự giác, giữ kỉ luật, học tập và mọi hoạt động.
- Giáo viên nhiệt tình và biết huy động các nguồn lực.
- Phụ huynh nhiệt tình, quan tâm đến việc giáo dục con em.
- Các lực lượng giáo dục quan tâm, hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm
- Trường học lớp học có đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
- Giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh
- Học sinh chăm ngoan, tích cực.
2.4. Tính mới, tính khác biệt
- Hiểu đối tượng học sinh từ nhiều nguồn thông tin để đề xuất, thực hiện tốt
công tác chủ nhiệm lớp và quan trọng hơn cả là giáo viên hiểu một phần về học sinh của
mình, điều đó rất có lợi trong cơng tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
- Học sinh biết đồn kết giúp đỡ và u thương nhau, xóa bỏ sự phân biệt giữa
các dân tộc bản làng, giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao. Xây dựng “lớp học
thân thiện – học sinh tích cực”. Học sinh có kĩ năng kìm nén cảm xúc.
- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp tốt với các lực lượng giáo dục để xây dựng kế
hoạch chi tiết thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp nâng cao chất lượng học sinh.
- Phát huy được vai trò nòng cốt của ban cán sự lớp( Hội đồng tự quản). Xây dựng
môi trường giáo dục thân thiện, tích cực kích thích được niềm yêu thích của các em với
tri thức, đánh thức những khả năng tiềm tàng trong các em, coi trọng chất lượng giáo

dục toàn diện.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Biện pháp trên có thể áp dụng trong xây dựng lớp học tự quản, thân thiện trong
công tác chủ nhiệm lớp 2 và các khối lớp khác ở các trường Tiểu học vùng cao.
4. Hiệu quả của việc áp dụng biện pháp vào công tác chủ nhiệm lớp
- Biết giúp đỡ các bạn học yếu học và làm bài.
- Học sinh tích cực học tập, chăm chú lắng nghe GV giảng bài mạnh dạn trình
bày ý kiến, phát biểu xây dựng bài.
- Trong thảo luận nhóm, các em biết phân cơng trách nhiệm và điều hành các bạn
thảo luận đúng nội dung câu hỏi bài và yêu cầu của giáo viên.
- Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, ln sẵn sàng tham gia các phong trào
của lớp, của trường.
- Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Ý thức chấp hành nội quy
của trường, lớp tốt : Đồng phục khi đến lớp.
- Tôi được phụ huynh và học sinh tin tưởng và quý mến.
* Kết quả đến tháng 11 năm 2022 cụ thể:
- Duy trì sĩ số đạt : 100%
Kết quả khảo sát :
TSHS Các môn học và hoạt
Các năng lực
Các phẩm chất


5

động giáo dục
(3NL)
(4PC)
HTT
HT

CHT
T
Đ
CCG
T
Đ
CCG
29
10
19
0
10
19
0
10
19
0
Tôi đã vận dụng các biện pháp trong đề tài vào việc rèn nề nếp cũng như giúp học
sinh tự tin hơn trong học tập năm học 2022 - 2023. Từ đầu năm học đến nay lớp khơng
có hiện tượng học sinh nghỉ học khơng có lí do hay bỏ học, học sinh tích cực hơn trong
học tập.
5. Tài liệu kèm theo ( Phiếu giới thiệu bản thân).
Lang Thí, ngày 31 tháng 10 năm2022
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Người viết báo cáo
(Ký tên, đóng dấu)




×