Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Sử dụng phiếu học tập trong dạy hóa học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 21 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HĨC MƠN

SÁNG KIẾN - GIẢI PHÁP
NĂM HỌC 2021-2022

TÊN SÁNG KIẾN/ GIẢI PHÁP
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG
DẠY HỌC CHƯƠNG 1- HÓA HỌC 9, THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH


MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................1
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..........................................................................................2
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:..............................................................................................2
2. THỰC TRẠNG:.................................................................................................3
III. GIẢI PHÁP - BIỆN PHÁP THỰC HIỆN...........................................................3
1. Sử dụng PHT trong hoạt động khởi động, kiểm tra bài cũ............................4
2. Hình thành kiến thức mới.................................................................................8
3. Củng cố - Ôn tập..............................................................................................13
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.......................................................................................17
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................17


Bùi Thị Thu Hương
I. ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Lý do chọn đề tài
Dạy học nói chung, dạy Hóa Học nói riêng, điều quan trọng nhất là tạo cho học sinh
(HS) tình yêu, niềm say mê đối với môn học. Theo định hướng đổi mới phương pháp
dạy học đòi hỏi người Giáo Viên (GV) khơng chỉ truyền thụ tri thức, mà cịn phải giúp
HS hình thành được thói quen, khả năng, phương pháp tự học. Vì vậy, trong quá trình
dạy học GV phải tổ chức cho HS khám phá kiến thức mới, tìm tịi, phát hiện, phân tích
và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
Việc sử dụng phiếu học tập (PHT) trong dạy học Hóa học nói chung và dạy học Hóa
học lớp 9 nói riêng là biện pháp kết hợp giữa phương tiện dạy học và phương pháp dạy
học góp phần phát huy tính tích cực của HS rất hiệu quả; giúp HS có điều kiện rèn
luyện các năng lực phân tích, tổng hợp phán đốn nhanh. Mặt khác, phương tiện dạy
học này giúp các em từng bước làm quen với kỹ năng làm việc phối hợp theo nhóm,
rèn luyện cho HS kỹ năng trình bày một vấn đề khoa học trước tập thể một cách mạnh
dạn, tự tin…Đây là những kỹ năng rất quan trọng cần có ở mỗi HS để đáp ứng yêu cầu
của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Trong dạy học Hóa học lớp 9, nếu GV kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp và
phương tiện dạy học (máy chiếu, PHT, …) thì sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian.
Bởi thay vì GV phải ghi lên bảng hoặc đọc cho HS chép bài tập, GV có thể soạn sẵn
các nội dung đó trên PHT.
Vì vậy, tơi chọn đề tài “Xây dựng và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Chương
1- Hóa học 9, theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” để nghiên cứu với
mục đích góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, từ đó nâng cao hiệu quả
dạy học mơn Hóa học hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp giáo viên thực hiện phương pháp dạy học tích cực.
- Giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, đồng thời hình thành và phát triển các kĩ
năng mềm cho học sinh, giúp các em có cơ hội thể hiện bản thân mình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trình bày một số phiếu học tập trong hoạt động dạy học nội dung chương 1 - Hóa học
- Lớp 9.

4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
1


Bùi Thị Thu Hương
b. Phương pháp trực quan.
c. Phương pháp thực nghiệm.
d. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Đọc và nghiên cứu tài liệu có liên quan.
- Điều tra, phân tích và tổng hợp thơng tin.
- Hệ thống nội dung, lựa chọn phương pháp phù hợp với bộ môn.
- Thực nghiệm sư phạm.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Học sinh lớp 9
Phạm vi: Nghiên cứu các nội dung bài học trong chương 1, Hóa học lớp 9.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1.1. Khái niệm PHT
Trong đổi mới phương pháp dạy học, PHT được coi vừa là phương pháp vừa là
phương tiện định hướng hoạt động độc lập cho HS trong học tập.
PHT là những tờ giấy rời (hoặc file ảnh) trên đó có chứa sẵn các thơng tin cần thiết
khơng có trong sách giáo khoa để yêu cầu HS phân tích, khai thác kiến thức phục vụ
cho bài học. Hoặc có ghi sẵn những nhiệm vụ học tập dưới dạng các vấn đề, các câu
hỏi, bài tập, có thể kèm theo gợi ý, hướng dẫn của GV để yêu cầu HS giải quyết qua đó
lĩnh hội hoặc củng cố kiến thức.
PHT là một phương tiện dạy học được GV chuẩn bị trước, hỗ trợ GV trong quá trình
giảng dạy, giúp GV đặt ra các yêu cầu mà HS cần thực hiện trên lớp hay ở nhà.
Mỗi PHT có thể giao cho HS một hoặc vài nhiệm vụ nhận thức cụ thể nhằm hình thành
kiến thức, tập dượt kĩ năng, rèn luyện thao tác tư duy hay thăm dò thái độ trước một

vấn đề.
Nội dung trong PHT đưa ra nhiệm vụ nhận thức theo mục tiêu bài học để HS độc lập
giải quyết và tự chiếm lĩnh được kiến thức.
1.2. Vai trò của PHT trong q trình dạy học
PHT khơng chỉ cụ thể hóa cơng việc tới từng HS trong lớp, giúp các em không thụ
động ngồi nghe GV chỉ dẫn, thuyết trình, làm theo mà cịn giúp GV theo dõi, nắm bắt
được tình hình học tập của HS trong lớp để có thể đơn đốc, uốn nắn, động viên kịp thời
2


Bùi Thị Thu Hương
cũng như phát hiện những sáng kiến nảy sinh ở HS; là động lực thúc đẩy việc học tập.
Sử dụng PHT trong giờ học góp phần giải quyết được khó khăn hiện nay là số lượng
HS đơng, trong giờ học ít HS được phát biểu ý kiến xây dựng bài, phần lớn ngồi nghe
và ghi chép thụ động, đặc biệt là tình trạng học trực tuyến như hiện nay, phiếu học tập
online tạo cơ hội để tất cả các em tham gia tương tác và trao đổi thông tin với nhau và
với GV.
2. THỰC TRẠNG:
Thuận lợi:
PHT là một trong những phương tiện đơn giản, GV có thể dễ dàng thiết kế, sử dụng
thuận tiện và phổ biến trong nhiều hình thức tổ chức dạy học và nhiều khâu của q
trình dạy học.
Nhà trường ln tạo điều kiện, hỗ trợ, khuyến khích giáo viên mạnh dạn và chủ động
sử dụng các phương tiện dạy học mang lại hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy và học hiện nay.
Khó khăn:
Việc thiết kế PHT phù hợp với bài học địi hỏi mất nhiều thời gian, cơng sức. Do đó
thực tế dạy học nói chung và dạy học Hóa học nói riêng cho thấy nhiều giáo viên ít
hoặc rất ít sử dụng PHT và nếu có thì chỉ mang tính hình thức.
Nhiều bài học nội dung q dài, mà thời lượng dạy ít nên nhiều khi giáo viên phải dạy

lướt qua, ít có thời gian cho học sinh thảo luận luyện tập. Nói cách khác, giáo viên
khơng có điều kiện để sử dụng PHT.
III. GIẢI PHÁP - BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Tùy thuộc đặc điểm của nội dung, mục tiêu bài học, PHT có thể được thiết kế dưới các
dạng: dạng bảng; dạng sơ đồ; dạng câu hỏi, bài tập; dạng hình vẽ;… và sử dụng trong
cả 3 loại hoạt động:
+ Hoạt động khởi động, kiểm tra bài cũ
+ Hoạt động hình thành kiến thức
+ Hoạt động vận dụng, củng cố, ôn tập
Liveworksheets là một công cụ cho phép GV tạo các bài tập tương tác cho HS. GV
upload lên các bài tập in truyền thống ở dạng PDF, sau đó có thể chuyển đổi chúng
thành các bài tập tương tác bằng nhiều định dạng khác nhau như trắc nghiệm, kéo và
thả hoặc nối các mũi tên, có thể bao gồm âm thanh hoặc video nếu cần.

3


Bùi Thị Thu Hương
GV có thể cho HS sử dụng PHT dưới 2 hình thức: GV in PHT ra giấy và phát cho các
nhóm HS thực hiện. Hoặc GV tạo PHT (trên trang />Các HS trong nhóm vào đường link GV cung cấp để hồn thành PHT của nhóm mình
(hình thức này phù hợp với tình trạng dạy học trực tuyến như hiện nay), GV đánh giá
kết quả nhóm dựa vào việc số lượng thành viên tham gia trả lời và số câu trả lời đúng
của cả nhóm. Dựa vào kết quả trên PHT, GV đánh giá được ý thức cũng như năng lực
học tập của các em. Qua đó có biện pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng, từng
lớp HS.
1. Sử dụng PHT trong hoạt động khởi động, kiểm tra bài cũ
Hoạt động khởi động như một bước đệm giúp các em có thời gian làm quen với kiến
thức mới, ổn định trật tự và thu hút sự tập trung, chú ý từ HS.
Việc mở đầu bài học một cách ấn tượng, phù hợp với nội dung bài giảng sẽ giúp HS
khắc sâu kiến thức, đặc biệt đây cũng là cách để GV củng cố kiến thức cũ, liên hệ kiến

thức mới và cũ.
1.1. Bài Chủ đề Oxide
PHT: Phân loại các oxide
Mục đích: Giúp HS ơn tập lại kiến thức đã học ở lớp 8 về oxide, tạo khơng khí học tập
vui vẻ.
Nội dung PHT

Hình 1. PHT “Chủ đề oxide”
4


Bùi Thị Thu Hương

Hình 2. PHT “Chủ đề oxide” và kết quả thực hiện PHT của HS khi học trực tuyến
thông qua trang />1.2. Bài Chủ đề Base
PHT KWL: Chủ đề base
Mục đích: Giúp HS ơn tập lại kiến thức đã học ở lớp 8 về base, tạo khơng khí học tập
vui vẻ, giúp GV nắm được tình trạng học tập cũng như khả năng hiểu biết và mong
muốn của các em.
Nội dung PHT

Hình 3. PHT “Chủ đề base”
5


Bùi Thị Thu Hương

Hình 4a. Câu trả lời của HS trong PHT “Chủ đề base”
6



Bùi Thị Thu Hương

Hình 4b. Câu trả lời của nhóm HS trong PHT “Chủ đề base”
1.3. Bài Chủ đề Muối

Hình 5. PHT “Chủ đề muối”

7


Bùi Thị Thu Hương

Hình 6. PHT “Chủ đề muối”
GV sử dụng các PHT (Hình 5, Hình 6) cho hoạt động khởi động và vào bài học mới.
Mục đích của PHT giúp HS ôn tập lại kiến thức đã học ở lớp 8 về muối, hóa trị. Tạo
khơng khí học tập vui vẻ.
Thông qua bài tập này, HS biết được các nguyên tố (nhóm nguyên tố) này có thể kết
hợp với các nguyên tố (nhóm nguyên tố) khác theo đúng hóa trị của nó để tạo ra rất
nhiều các hợp chất khác nhau.
HS được ôn lại cách viết các công thức hóa học, xác định được cơng thức hóa học
đúng, cơng thức hóa học sai, phân loại các hợp chất vơ cơ, từ đó giúp các em viết đúng
các phương trình hóa học.
2. Hình thành kiến thức mới
Ở khâu này, HS cần được rèn luyện các thao tác trong từng hoạt động học tập. Kết quả
hoạt động chính là những vấn đề cần học. Do vậy, khi sử dụng PHT, GV nên phát cho
HS sau khi giới thiệu đề mục bài học. Để HS nắm được nhiệm vụ cần giải quyết ghi
trong PHT, nên có thời gian cho HS tự nghiên cứu nhiệm vụ học tập; nếu có thắc mắc
hay có vấn đề gì chưa rõ, GV cần hướng dẫn để HS tự lực hay theo nhóm hồn thành
cơng việc được giao.


8


Bùi Thị Thu Hương
Trước khi tổng kết, GV nên để HS tự báo cáo kết quả và HS ở nhóm khác tham gia
góp ý. Nếu HS làm đúng GV nên biểu dương, khích lệ và lấy đó là kết luận cho bài
học. GV chỉ nhận xét, bổ sung điều chưa đúng, chưa đủ.
2.1. Chủ đề acid
Trong quá trình dạy học chủ đề acid, GV thiết kết PHT như Hình 7. HS dựa vào kiến
thức đã học ở các bài trước, thảo luận nhóm, trao đổi thơng tin, dự đốn kết quả của
các thí nghiệm, sau đó HS làm thí nghiệm theo nhóm (hoặc quan sát video thí nghiệm)
và ghi kết quả quan sát được vào mục tương ứng.
Tên:……………………………………Nhóm:……………….Lớp:………
TCHHCỦAACID
Thí
nghiệm
T/dvới
Quỳ tím

T/dvới
kim loại

T/dvới
Oxide

HIỆNTƯỢNG

Hóachất
HCl + quỳ tím


Dựđốn
củaHS
.……..
………
….………….
….………….

HCl + Cu

.……..
………
….………….
….………….

HCl + Mg

.……..
………
….………….
….………….

HCl + CuO

.……..
………
….………….
….………….

HCl + CaO


.……..
9

Kếtquảlàm
TN
.……....
……
….
…………
….
…………
.……....
……
….
…………
….
…………
.……....
……
….
…………
….
…………
.……....
……
….
…………
….
…………

.……....

PTHH
….…….……..……
….………..……….
….………..……….

….…….……..……
….………..……….
….………..……….

….…….……..……
….………..……….
….………..……….

….…….……..……
….………..……….
….………..……….

….…….……..……


Bùi Thị Thu Hương
………
….………….
….………….

T/dvới
Base


HCl + NaOH + .……..
Phenolphthalein ………
….………….
….………….

HCl +Cu(OH)2

.……..
………
….………….
….………….

……
….
…………
….
…………
.……....
……
….
…………
….
…………
.……....
……
….
…………
….
…………


Hình 7. PHT “Chủ đề acid”
2.2. Chủ đề base

Hình 8a. PHT “Chủ đề base”

10

….………..……….
….………..……….

….…….……..……
….………..……….
….………..……….

….…….……..……
….………..……….
….………..……….


Bùi Thị Thu Hương

Hình 8b. PHT “Chủ đề base”

Hình 8c. PHT “Chủ đề base”

11


Bùi Thị Thu Hương


Hình 8d. PHT “Chủ đề base”
GV in PHT, HS hoạt động theo nhóm, thảo luận, hồn thành PHT của nhóm mình. Hết
thời gian, GV gọi bất kì HS trong nhóm lên báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Thông qua hoạt động này, HS tự rút ra được kiến thức về tính chất hóa học của base,
đồng thời rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phán đốn.
Nếu có điều kiện, GV cho phép HS sử dụng điện thoại vào link làm trực tiếp vừa tạo
sự đổi mới trong hình thức dạy học, vừa tiết kiệm chi phí in PHT.
Link: />2.3. Chủ đề muối

12


Bùi Thị Thu Hương

Hình 9. PHT số 1 - Chủ đề muối
GV sử dụng PHT (Hình 9) cho hoạt động hình thành kiến thức mới bài “Tính chất hóa
học của muối”.

13


Bùi Thị Thu Hương
GV chia 4 nhóm, các nhóm làm thí nghiệm (hoặc quan sát video thí nghiệm) và hồn
thành PHT số 1. Hết thời gian, GV gọi 1 HS bất kì trong nhóm để báo cáo. Các nhóm
khác nhận xét, bổ sung và cả lớp rút ra kết luận cho nội dung bài học.
PHT số 1, GV sử dụng các thí nghiệm đối chứng để HS dễ so sánh, nhận xét, nhằm
phát huy trí lực của HS.

Hình 10. PHT số 2 - Chủ đề muối
Khi dạy mục II - Phản ứng trao đổi trong dung dịch, GV sử dụng PHT số 2 (Hình 10)

để giúp HS rút ra kết luận về điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi.
3. Củng cố - Ơn tập
Củng cố, ơn tập, hệ thống hóa kiến thức thường được thực hiện sau mỗi phần, mỗi bài,
mỗi chương của quá trình dạy học khi HS đã phần nào lĩnh hội được kiến thức.
3.1. Bài base
Sau khi học xong bài base, GV phát PHT (Hình 11) nhằm giúp HS ơn lại và nắm vững
một số tính chất hóa học cơ bản của base, đồng thời cũng giúp GV đánh giá được mức
độ hiểu bài của HS ngay tại lớp.

14


Bùi Thị Thu Hương

Hình 11. PHT củng cố bài “Base”

Hình 12. Kết quả thực hiện PHT củng cố bài “Base”

15


Bùi Thị Thu Hương
3.2. Mối quan hệ giữa các hợp chất vơ cơ

Hình 13. PHT ơn tập “Bài mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ”
Đây là bài tập mở với nhiều đáp án, các em có thể sắp xếp và tạo ra nhiều dãy chuyển
hóa khác nhau. Nhờ đó phát triển tư duy sáng tạo của các em.
Bài tập về dãy chuyển hóa khá khó đối với HS, vì vậy thơng qua việc quan sát q
trình hoạt động cũng như kết quả của các nhóm, từ việc sắp xếp dãy chuyển hóa tới
việc hồn thành các phương trình hóa học, GV có thể phát hiện ra những lỗi mà các em

hay gặp để kịp thời điều chỉnh, nhắc nhở các em giúp các em tiến bộ và nắm chắc kiến
thức.
3.3. Bài luyện tập chương 1
Các bài tập trong PHT (Hình 14, 15) có vai trị củng cố kiến thức về màu sắc, trạng
thái của một số chất vô cơ thường gặp, qua đó giúp các em làm tốt các bài tập nhận
biết và nêu hiện tượng.
Trong thực tế, đây là nội dung quan trọng hay ra thi, nhưng các em thường nhầm lẫn
màu sắc, trạng thái giữa các chất. Do đó, nếu GV sử dụng bài tập với hình ảnh trực
quan sẽ giúp các em dễ hình dung về các chất và nhớ bài lâu hơn.

16


Bùi Thị Thu Hương

Hình 14. PHT ơn tập bài “Luyện tập chương 1”

Hình 15. PHT ơn tập bài “Luyện tập chương 1”

17


Bùi Thị Thu Hương

Hình 16. Kết quả thực hiện PHT bài “Luyện tập chương 1”
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Tỉ lệ bộ môn
Năm
học


2017-2018

2018-2019

2019-2020

2020-2021

Khối


nhân

Trườn
g


nhân

Trường


nhân

Trườn
g

Cá Trườn
nhân g


Khối 8

86,5%

86,7%

91,71
%

89,7%

100%

99,5%

100%

93,3%

Khối 9

Không
dạy

Không
dạy

91,87
%


92,9%

99,4% 99,47% 100%

99,7%

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết quả sử dụng PHT cho thấy, có HS làm tốt, có HS làm chưa tốt, có em làm đúng,
có em làm sai, nhưng hầu hết các em đều tham gia hồn thành PHT và có tiến bộ qua
từng bài học. Dựa vào kết quả thực hiện PHT, GV đánh giá được năng lực của các em,
giúp các em yếu kém tiến bộ hơn, cũng như tạo không gian để tất cả các em cùng tham
gia xây dựng bài học, cùng ơn tập kiến thức. Tránh được tình trạng nghe giảng, tiếp

18



×