Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh x quang và đánh giá kết quả điều trị bảo tồn gãy đầu dưới xương quay tại bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ năm 2017 – 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

LÊ THỊ NGỌC QUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
HÌNH ẢNH X QUANG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
NĂM 2017 - 2018

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
THS.BS NGUYỄN LÊ HOAN

CẦN THƠ – 2018


LỜI CẢM ƠN
Quyển luận văn hoàn thành ngoài nổ lực của bản thân tơi, cịn có cơng sức và sự
giúp đỡ của nhiệt tình của rất nhiều người.
Nay tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình đến
-

Thầy Nguyễn Lê Hoan đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện để tơi hồn thành luận văn.

-



Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Y, Phịng Cơng Tác Sinh Viên và Qúy
Thầy Cơ Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã rèn luyện, giảng dạy và đào tạo
tôi trong suốt 6 năm qua.

-

Ban Giám đốc, Phịng Kế Hoạch tổng hợp, Phịng Cơng nghệ thơng tin, tập
thể y bác sĩ, kỹ thuật viên và điều dưỡng Khoa Ngoại Chấn Thương Chỉnh
hình- Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ đã cho phép và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình thu thập số liệu tại khoa.

-

Tôi xin trân trọng biết ơn quý bệnh nhân đã tin tưởng và sẳn sàng hợp tác giúp
đỡ hoàn thành nghiên cứu.

-

Cuối cùng, cho tơi được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Gia đình, bạn bè, đã
ln quan tâm, động viên và khích lệ tơi trong suốt q trình học tập.

Bằng tất cả tấm lịng, tơi xin chân thành cảm ơn!

LÊ THỊ NGỌC QUYÊN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tơi thực hiện. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu của tơi là hồn tồn trung thực và chưa từng cơng bố trong bất kỳ cơng

trình nghiên cứu nào trước đây.

Sinh viên thực hiện đề tài

LÊ THỊ NGỌC QUYÊN


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AO

: Arbeitsgemeinschaft fur Osteosynfragen

BN

: Bệnh nhân

CS

: Cộng sự

ĐDXQ

: Đầu dưới xương quay

PHCN

: Phục hồi chức năng

TNLĐ


: Tai nạn lao động

TNGT

: Tai nạn giao thông

TNSH

: Tai nạn sinh hoạt


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục những chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình ảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
1.1. GIẢI PHẪU HỌC XƯƠNG QUAY VÀ ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY .............................. 3
1.2. CƠ CHẾ VÀ PHÂN LOẠI GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY ......................................... 7
1.3. CHẨN ĐOÁN ...................................................................................................................... 10
1.4. ĐIỀU TRỊ............................................................................................................................. 11
1.5. BIẾN CHỨNG ..................................................................................................................... 13
1.6. VAI TRÒ CỦA VẬT LÝ TRỊ LIỆU TRONG GÃY ĐDXQ ............................................. 13
1.7. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GÃY ĐDXQ ..................................... 14

1.8. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU GÃY ĐDXQ ............................................................ 14
1.9. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ............................................... 15

Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................17
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 17
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................................ 17
2.3. THU THẬP SỐ LIỆU .......................................................................................................... 24
2.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ....................................................... 25
2.5. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ................................................................... 25


Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................26
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU .................................. 26
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG ................................................................................ 31
3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ...................................................................................... 34

Chương 4 - BÀN LUẬN ..........................................................................................37
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ........................................................................................................... 37
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG .................................................................................................... 40
4.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ...................................................................................... 42
4.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ................................................................................. 46

KẾT LUẬN ..............................................................................................................49
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................50
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Đánh giá kết quả nắn chỉnh…………………………………………….19
Bảng 2.2. Đánh giá liền xương……………………………………………………19
Bảng 2.3. Thang điểm đánh giá PHCN…………………………………………...20
Bảng 3.1. Tuổi trung bình của bệnh nhân theo giới tính……………………….....27
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân chấn thương và giới tính…….....30
Bảng 3.3. Kết quả liền xương……………………………………....……………...36
Bảng 3.4. Kết quả PHCN sau điều trị……………………………………………...36
Bảng 4. 1. Tần suất bệnh nhân theo giới tính qua các nghiên cứu............................37
Bảng 4. 2. Tuổi trung bình của bệnh nhân qua các nghiên cứu ................................37
Bảng 4. 3. Tỷ lệ % tay bị gãy và tay thuận nghịch qua các nghiên cứu ...................38
Bảng 4. 4. Tỷ lệ bệnh nhân theo cơ chế chấn thương qua các nghiên cứu ...............39
Bảng 4. 5. Kết quả nắn chỉnh sau bó bột qua các nghiên cứu...................................43
Bảng 4. 6. Kết quả liền xương qua các nghiên cứu ..................................................44
Bảng 4. 7. Kết quả PHCN sau điều trị qua các nghiên cứu ......................................45
Bảng 4. 8. Kết quả PHCN chung qua các nghiên cứu khác ......................................46


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1.Phân bố tần suất bệnh nhân theo giới tính ............................................26
Biểu đồ 3. 2.Phân bố tần suất bệnh nhân theo tuổi ...................................................27
Biểu đồ 3. 3. Phân bố tần suất bệnh nhân theo tay bị gãy.........................................28
Biểu đồ 3. 4. Phân bố tần suất bệnh nhân theo tay bị gãy thuận, nghịch ..................29
Biểu đồ 3. 5. Phân bố tuần suất bệnh nhân theo nguyên nhân chấn thương .............29
Biểu đồ 3. 6. Phân bố tần suất bệnh nhân theo cơ chế chấn thương .........................30
Biểu đồ 3. 7. Tỷ lệ bệnh nhân có sưng cổ tay ...........................................................31
Biểu đồ 3. 8. Tỷ lệ bệnh nhân biến dạng lưỡi lê .......................................................32
Biểu đồ 3. 9. Tỷ lệ bệnh nhân biến dạng lưng nĩa ....................................................32
Biểu đồ 3. 10. Tỷ lệ bệnh nhân có dấu hiệu Laugier ................................................33
Biểu đồ 3. 11.Tỷ lệ bệnh nhân có dấu hiệu lạo xạo xương .......................................33
Biểu đồ 3. 12. Phân bố tần số các kiểu gãy ĐDXQ ..................................................34

Biểu đồ 3. 13. Phân bố số lần nắn chỉnh ...................................................................34
Biểu đồ 3. 14. Kết quả nắn chỉnh sau bó bột ............................................................35


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1. Xương quay và xương trụ bên phải trong tư thế: ngữa nhìn trước ............3
Hình 1. 2. Thiết đồ đứng ngang: nhìn mặt mu tay ......................................................5
Hình 1. 3. Mặt khớp cổ tay..........................................................................................5
Hình 1. 5. Xương cổ tay thẳng ....................................................................................7
Hình 1. 6. Xương cổ tay nghiêng ................................................................................7
Hình 1. 7. Loại A: gãy ngồi khớp (theo AO). ...........................................................8
Hình 1. 8. Loại B: gãy phạm khớp một phần của xương quay (theo AO). .................9
Hình 1. 9. Loại C: gãy phạm khớp hoàn toàn của xương quay (theo AO). ................9
Hình 1. 10. Phân độ gãy xương quay theo Melone ...................................................10
Hình 1. 11. Phân độ gãy xương quay theo Gartland and Werley .............................10
Hình 1. 12. Góc nghiêng trụ, nghiêng lưng, độ chênh quay trụ…......................…..13
Hình.2.1.Bơng mỡ và cuộn bột…........................................……………………….21
Hình 2.2. Rọ treo tay và tạ kéo………………………….............…………………21
Hình 2.3. Chuẩn bị bệnh nhân………………………………..……………………22
Hình 2.4. Bột cẳng bàn tay…………………………………………………...…….23


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy đầu dưới xương quay là loại gãy xương thường gặp trong Chấn thương
chỉnh hình, chiếm 26% các trường hợp gãy xương chi trên, 50% các gãy xương cẳng
tay nói chung[9][23].
Có rất nhiều cách phân loại gãy đầu dưới xương quay, phổ biến nhất là phân
loại theo cơ chế gãy: gãy gập và gãy duỗi. Trong đó, gãy duỗi là thường gặp nhất[23].

Đại diện cho nhóm này là gãy Pouteau – Colles (hoặc Colles) với đường gãy cách
khe khớp cổ tay 2,5 – 3 cm, là loại gãy ngoại khớp, có 2 kiểu di lệch điển hình là di
lệch ra ngồi (tạo hình lưỡi lê) và di lệch ra sau (tạo hình đĩa)[3].
Tổn thương xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở độ tuổi 50 – 60. Ở người trẻ
nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt và lao động. Ở người
già, đặc biệt là ở phụ nữ, nguyên nhân thường do ngã chống tay khi sinh hoạt[8]. Một
số nghiên cứu còn cho rằng, ở độ tuổi > 50, sau gãy cổ xương đùi, phụ nữ gãy đầu
dưới xương quay gấp đơi đàn ơng do lỗng xương[27].
Xương quay nói chung hay đầu dưới xương quay nói riêng có vai trị quan trọng
trong sinh hoạt bình thường của cổ tay và bàn tay như cầm, nắm, sấp, ngửa, xoay
trong, xoay ngoài. Vì vậy, gãy đầu dưới xương quay nếu khơng được điều trị đúng
sẽ ảnh hưởng lớn đến chức năng cổ tay và bàn tay như mất hoặc giới hạn vận động,
mất thẩm mỹ, đau, tê kéo dài,…[7]
Biểu hiện lâm sàng của gãy đầu dưới xương quay thay đổi theo mức độ tổn
thương và di lệch. Đối với tổn thương không di lệch hoặc di lệch ít, gãy xương chỉ
đau, sưng và giới hạn vận động cổ tay. Nếu di lệch nhiều sẽ thấy biến dạng rất rõ
vùng cổ tay. X Quang là cơng cụ chính để chẩn đốn xác định gãy đầu dưới xương
quay.
Có nhiều phương pháp điều trị gãy đầu dưới xương quay, có thể chia thành hai
nhóm: điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật. Lựa chọn phương pháp điều trị còn tùy
thuộc vào các yếu tố tại chỗ (loại gãy, độ di lệch, chất lượng xương, tổn thương phần
mềm) và toàn thân (tuổi, bệnh nội khoa có sẵn) của bệnh nhân. Ngồi ra, sự hài lịng


2

với phương pháp điều trị, đặc biệt là yêu cầu hoạt động chức năng của tay sau lành
xương là yếu tố tham khảo.
Thời gian gần đây, với sự phát triển của kĩ thuật và trang thiết bị hiện đại, có
nhiều phương pháp điều trị tiến bộ hơn đã được áp dụng rộng rãi trên lâm sàng. Tuy

vậy, phương pháp điều trị bảo tồn nắn kín và bất động bằng bột vẫn giữ một vị trí
quan trọng trong gãy đầu dưới xương quay ở mọi lứa tuổi. Điều trị bảo tồn là phương
pháp được áp dụng nhiều năm qua tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ và
cũng có nhiều báo cáo liên quan đến kiểu gãy và phương pháp điều trị này. Tuy nhiên,
những đặc điểm tổn thương và kết quả điều trị vẫn cần được khảo sát và đánh giá
thường xuyên.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X quang và đánh giá kết quả điều trị
bảo tồn gãy đầu dưới xương quay tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ
năm 2017-2018” với những mục tiêu sau:
- Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh x-quang gãy đầu dưới xương quay tại Bệnh
viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2017-2018.
- Đánh giá kết quả điều trị của phương pháp bảo tồn tại Bệnh viện Đa khoa
Trung Ương Cần Thơ năm 2017-2018.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU HỌC XƯƠNG QUAY VÀ ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY
1.1.1. Xương quay

Hình 1. 1. Xương quay và xương trụ bên phải trong tư thế: ngữa nhìn trước
(Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (2014), “Chi trên”, Atlas Giải phẫu người, trang 427)[22].

Xương quay là một trong hai xương của cẳng tay, 1/5 trên thẳng, 4/5 dưới cong,
nằm phía ngoài cẳng tay, gồm thân xương và hai đầu. Trong đó quan trọng nhất là
đầu dưới xương quay (ĐDXQ). Đặc điểm xương quay của người Việt Nam: dài
23,5cm, chu vi là 3,8cm (đo ở chỗ nhỏ nhất, dưới lồi củ nhị đầu). Chỉ số khỏe là 17,1.

Thân xương đo được 15mm ở chỗ rộng nhất và dày 10mm ở chỗ rộng nhất[16].


4

1.1.2. Đầu dưới xương quay
Là một vùng xương xốp, nằm trong giới hạn một đoạn 2 – 2,5cm tính từ mặt
ngồi khớp cổ tay của ĐDXQ trở lên.
ĐDXQ có ba mặt khớp tương ứng với xương thuyền, xương nguyệt, đầu dưới
xương trụ. Chỉ phục hồi đúng hướng của diện nguyệt, diện thuyền và diện chỏm trụ
khi nắn gãy ĐDXQ mới trả lại hoạt động bình thường của cổ tay[8].
Ba mặt ở thân xương quay khi tới đầu dưới sẽ thêm một mặt nữa thành bốn mặt.
Mặt thêm vào là mặt trong do bờ gian cốt chia đôi tạo nên[17].
1.1.2.1. Mặt trước
Mặt trước của ĐDXQ liên tục với mặt trước thân xương, nhẵn và cong lõm, là
nơi bám của cơ sấp vuông đến 1cm trên bờ trước.
1.1.2.2. Mặt sau
Mặt sau của ĐDXQ hẹp hơn mặt trước, khơng đều đặn, có những gờ dài và rãnh
dọc duỗi, dạng. Đỉnh nhô cao nhất, lồi củ Lister, là gờ ròng rọc của gân cơ duỗi dài
ngón tay cái. Các bao gân cơ duỗi dạng lôi kéo lồi củ Lister làm trở ngại nắn xương
khi gãy nát ĐDXQ.
1.1.2.3. Mặt trong
Mặt trong ĐDXQ có hình tam giác, có mặt khớp phần đáy, lõm từ trước ra sau,
có hố sigma nhỏ là nơi bám nguyên ủy của dây chằng tam giác. Bờ trước và bờ sau
hố sigma, hai đỉnh nhô ra là nơi của dây chằng quay trụ trước, sau.
1.1.2.4. Mặt ngồi
Mặt ngồi của ĐDXQ có rãnh giới sau là lồi củ Lister. Đỉnh của mỏm trâm quay
là nơi bám nguyên ủy của dây chằng quay– cổ tay. Ở đáy của mỏm trâm quay có gân
cơ cánh tay bám. Mỏm trâm quay thấp hơn mỏm trâm trụ khoảng 1,5 cm[8].
1.1.3. Dây chằng và bao khớp

ĐDXQ có 2 khớp: khớp quay – trụ dưới và khớp quay – cổ tay.
1.1.3.1. Khớp quay trụ - dưới
Mặt khớp: chỏm xương trụ, khuyết trụ xương quay.


5

Bao khớp: dính vào bờ trước và bờ sau của dây chằng tam giác và quanh các
mặt khớp quay trụ.
Dây chằng: nối khớp chắc chắn, là một tấm sụn được căng từ mặt ngoài mỏm
trâm trụ tới bờ khuyết trụ xương quay[18].

Hình 1. 2. Thiết đồ đứng ngang: nhìn mặt mu tay
(Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (2014),“Chi trên”, Atlas Giải phẫu người, trang 443) [19].

1.1.3.2. Khớp quay – cổ tay
Mặt khớp: mặt dưới xương quay và xương thuyền, xương nguyệt.
Bao khớp: dày ở phía trước, mỏng ở phía sau và rất chắc 2 bên.
Dây chằng: có 4 dây chằng: dây chằng bên cổ tay – quay, dây chằng cổ tay –
trụ, dây chằng quay – cổ tay gan tay, dây chằng quay – cổ tay mu tay[20].

Hình 1. 3. Mặt khớp cổ tay
(Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (2014), “Chi trên”, Atlas Giải phẫu người, trang 427) [22].


6

1.1.4. Thần kinh
1.1.4.1. Thần kinh giữa
Thần kinh giữa đi giữa cẳng tay, dưới cơ gấp chung các ngón và mạc giữ gân

gấp. Ra khỏi ống cổ tay, nó nằm sâu cân gan tay, phân nhánh cảm giác cho ngón I,
II,III, ½ ngón IV và vận động cho 5 cơ: cơ dạng ngón cái ngắn, cơ gấp ngón cái ngắn,
cơ đối ngón cái, cơ giun 1 và 2[17].
1.1.4.2. Thần kinh trụ
Thần kinh trụ nằm sau ngoài cơ gấp cổ tay trụ, đi vào ống Guyon. Trong ống
Guyon, thần kinh ở ngoài động mạch trụ. Thần kinh trụ chi phối cảm giác cho ngón
V, ½ ngón IV và vận động cho tất cả các cơ mơ út, bó sâu của cơ gian cốt, cơ khép
ngón cái, cơ giun 3 và 4[17].
1.1.4.3. Nhánh cảm giác thần kinh quay
Sau khi qua bao khớp khuỷu, thần kinh quay đi xuống phía sau cơ cánh tay
quay, phía trước cơ duỗi cổ tay quay dài, rồi đi ra phía sau hai cơ này, ra dưới da
khoảng 3cm trên mỏm trâm quay. [17].
1.1.5. Mạch máu
1.1.5.1. Mặt trước
Động mạch quay: nằm trong một rãnh giữa cơ cánh tay quay phía ngồi và cơ
gấp cổ tay quay bên trong.
Động mạch trụ: nằm trong một cái máng tạo bởi các cơ gấp chung nơng bên
ngồi và cơ gấp cổ tay trụ bên trong[17].
1.1.5.2. Mặt sau
Động mạch quay là động mạch chính của vùng này. Nó xuất hiện ở mặt sau cổ
tay sau khi đi ngang hõm lào[17]. Nguồn cung cấp máu chính cho ĐDXQ từ động
mạch gian cốt trước và động mạch.
1.1.6. Biên độ hoạt động bình thường của cổ tay
Biên độ củ động bình thường của cổ tay: gấp hết mức 900, duỗi hết mức 700,
nghiêng quay 150, nghiêng trụ 500, sấp 900, ngửa 900[8]. 80% lực truyền tới cổ tay


7

qua khớp quay – cổ tay và 20% còn lại qua khớp cổ tay trụ. Sự thay đổi các chỉ số

khác biệt xương trụ, xương quay liên quan đến sự dẫn truyền lực[7]

.
Hình 1. 4. Xương cổ tay thẳng

Hình 1. 5. Xương cổ tay nghiêng

(Nguồn: Hans-Jörg Oestern, Otmar Trentz (2014), “Distal Radius Fractures”,
Bone and Joint Injuries, page 122) [33]
1.2. CƠ CHẾ VÀ PHÂN LOẠI GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY
1.2.1. Cơ chế
Gãy ĐDXQ là loại gãy thường xảy ra sau té chống cổ tay. Kiểu gãy phụ thuộc
vào tỉ lệ của lực truyền tải với biên độ và hướng của lực tải. Gãy ĐDXQ xảy ra với
góc truyền tải lực cao (700 - 900) thường điển hình là gãy nát, xảy ra với góc truyền
tải lực thấp (200 - 400) thì có di lệch tối thiểu[8].
1.2.2. Phân loại
1.2.2.1 Những loại gãy có tên riêng
Gãy Poteau – Colles: gãy vùng hành xương của ĐDXQ, không phạm khớp,
đoạn gãy xa di lệch lên trên, ra sau và ra ngoài. Cơ chế thường gặp của loại gãy này
là do té ngã chống tay, cổ tay duỗi. Đây là kiểu di lệch thường gặp nhất trong gãy
ĐDXQ, chiếm 60% các trường hợp gãy của ĐDXQ.


8

Gãy Goyrand – Smith: ngược với gãy Poteau – colles, gãy vùng hành xương
của ĐDXQ, không phạm khớp, đoạn gãy xa di lệch lên trên, ra trước và ra ngoài. Cơ
chế thường gặp nhất của loại gãy này là do té chống tay, cổ tay gập.
Gãy Barton trước ( mặt lòng): gãy xương thấu khớp, bao gồm gãy bờ trước
ĐDXQ kèm trật hoặc bán trật khớp ra trước.

Gãy Barton sau (mặt lưng): ngược với gãy Barton trước, gãy xương thấu khớp,
bao gồm gãy bờ sau ĐDXQ kèm trật hoặc bán trật khớp ra sau.
Gãy của tài xế ( gãy Chaufferur): mỏm trâm quay bị chẻ ra theo mặt phẳng trán
và mảnh gãy di lệch lên trên, cho phép xương thuyền đi vào trong tiếp xúc với mặt
khớp bị cấp kênh của xương quay.
Gãy hình chêm phía trong (hố xương nguyệt): là loại gãy xương thấu khớp đi
qua góc trụ của ĐDXQ[8][38].
1.2.2.2. Phân loại theo hệ thống
Hệ thống A.O (Arbeitsgemeinschaft fur Osteosynfragen) – phân loại theo sự di
lệch xương gãy trên X – Quang quy ước. Đây cũng là hệ thống phân loại phổ biến
rộng rãi nhất hiện nay. Hệ thống phân loại:
A: Gãy ngoài khớp
A1: Gãy ngoài khớp của xương trụ, xương quay nguyên vẹn.
A2: Gãy ngoài khớp xương quay đơn giản (không di lệch, di lệch mặt lưng:
gãy Poteau – Colles, di lệch mặt lòng: gãy Goyrand – Smith).
A3: Gãy xương quay ngồi khớp nhiều mảnh.

Hình 1. 6. Loại A: gãy ngoài khớp (theo AO).
(Nguồn: Han – Jorg Oestern (2014), distal radius fractures, Bone and Joint Injuries
Trauma Surgery III, Page 121 - 123). [34]


9

B: Gãy phạm khớp một phần của xương quay:
B1: Gãy phạm khớp một phần xương quay dọc (gãy tài xế).
B2: Gãy phạm khớp một phần xương quay di lệch mặt lưng (Barton sau).
B3: Gãy phạm khớp một phần xương quay di lệch mặt lịng (Barton trước).

Hình 1. 7. Loại B: gãy phạm khớp một phần của xương quay (theo AO).

(Nguồn: Han – Jorg Oestern (2014), distal radius fractures, Bone and Joint Injuries
Trauma Surgery III, Page 121 - 123) [34]
C: Gãy phạm khớp hoàn toàn của xương quay:
C1: Gãy hành xương và mặt khớp đơn giản.
C2: Gãy hành xương nhiều mảnh, gãy mặt khớp đơn giản.
C3: Gãy hành xương nhiều mảnh, gãy mặt khớp nhiều mảnh.

Hình 1. 8. Loại C: gãy phạm khớp hoàn toàn của xương quay (theo AO).
(Nguồn: Han – Jorg Oestern 2014, distal radius fractures, Bone and Joint Injuries
Trauma Surgery III, Page 121 - 123) [34]
Ngồi ra cịn một số hệ thống phân loại khác:


10

Hình 1. 9. Phân độ gãy xương quay theo Melone
(Nguồn: Rockwood and Green’s (2010), “Distal Radius and Ulna Fractures”,
Fractures in Alduts, page 837) [41]

Hình 1. 10. Phân độ gãy xương quay theo Gartland and Werley
(Nguồn: Rockwood and Green’s (2010), “Distal Radius and Ulna Fractures”,
Fractures in Alduts, page 835) [41]
1.3. CHẨN ĐOÁN
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng cơ năng: đau vùng cổ tay, vận động gấp duỗi, sấp ngửa hạn chế.
- Sưng vùng cổ tay, ấn đau chói ĐDXQ.
- Mỏm trâm quay lên cao có thể ngang bằng mỏm trâm trụ (dấu hiệu Laugier).


11


- Nhìn thẳng: trục cẳng tay kéo dài khơng qua ngón 3 mà lệch qua ngón 4 (dấu
hiệu lưỡi lê).
- Nhìn nghiêng: nếu là gãy duỗi ĐDXQ lệch ra sau tạo nên biến dạng hình lưng
nĩa. Nếu là gãy di lệch ngược lại, cổ tay gập về phía lịng nhiều hơn. [2]
1.3.2. Phim X Quang
Chụp cẳng tay cả hai tư thế thẳng và nghiêng. Phim X Quang giúp xác định gãy
xương, đường gãy, di lệch, loại gãy và tổn thương kèm theo…[9]
1.4. ĐIỀU TRỊ
1.4.1 Nguyên tắc điều trị
Nắn phục hồi giải phẫu (nắn hết các di lệch).
Duy trì sự nắn chỉnh xương (hạn chế di lệch thứ phát).
Đạt được sự liền xương.
Phục hồi chức năng (PHCN) cổ tay và bàn tay. [20]
1.4.2. Điều trị phẫu thuật
Có thể điều trị phẫu thuật ngay từ đâu hoặc sau khi nắn bảo tồn thất bại. Các
phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là:
- Xuyên kim Kirschner: dùng kim Kirschner to xuyên từ mỏm trâm quay lên
với một hoặc nhiều kim. Có thể xuyên ngầm hoặc mở ổ gãy.
- Xuyên kim qua khe gãy (phương pháp kapandji): xuyên 2 – 3 kim qua khe
gãy vào đoạn gãy gần để chốt chặn đoạn gãy xa không cho di lệch.
- Đặt nẹp ốc: dùng loại nẹp ốc nhỏ để bất động vững chắc ổ gãy. Có thể thấy
rõ các mảnh gãy mặt khớp để nắn chỉnh. Sau khi lành xương, phải mổ lấy lại
dụng cụ.
- Cố định ngồi: nắn xương thơng qua hệ thống dây chằng và bao khớp. Dùng
trong gãy hở và gây nhiều mảnh[23].
1.4.3. Điều trị bảo tồn
- Là phương pháp kinh điển và đơn giản. Phần lớn các gãy ĐDXQ đều có thể
nắn kín ngay từ đầu. Nắn kín và bất động bằng bột là phương pháp điều trị
cho 75-80% các gãy ĐDXQ ngồi khớp có di lệch tối thiểu hoặc gài.




×