Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đề cương khoá luận thực trạng ứng dụng yếu tố đa phương tiện trong các tác phẩm báo chí về tình hình dịch covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.15 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài
Năm 2020, lịch sử nhân loại có lẽ sẽ mãi mãi không quên sự xuất hiện của
một dịch bệnh lây lan đã làm thế giới đảo lộn mang tên Covid–19. Từ những ca
nhiễm đầu tiên được phát hiện ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) cho đến nay đã
được gần hai năm, con số đó đã tăng lên tới hơn 280 triệu ca nhiễm và vượt ngưỡng
5,4 triệu ca tử vong theo số liệu của WHO – Tổ chức y tế thế giới thống kê trong
ngày 27/12/2021.
Song song cùng với sự gia tăng của những con số trên, số lượng các bài báo
liên quan đến dịch Covid cũng ngày một nhiều hơn. Theo như một nghiên cứu đăng
trên tạp chí Scientometrics của tác giả Caroline Wagner - Phó giáo sư tại Trường
cao đẳng Công vụ John Glenn thuộc Viện đại học State Ohio (Mỹ) cùng với cộng
sự là Xiaojing Cai đến từ trường Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) và Caroline
Fry đến từ trường đại học Hawaii (Mỹ) đã chỉ ra rằng, có đến 4875 bài báo khoa
học liên quan đến Covid-19 được xuất bản từ tháng 1 đến giữa tháng 4 trong năm
2020. Con số đó đã tăng lên 44.013 vào giữa tháng 7 và 87.515 vào đầu tháng 10
trong cùng năm. Bà Caroline cho biết thêm, đem con số trên so sánh với nghiên
cứu về công nghệ nano - một trong những lĩnh vực phát triển nhanh chóng nhất của
khoa học trong những năm 1990, phải mất hơn 19 năm mới có từ 4000 đến 90000
bài viết khoa học về cơng nghệ nano. Trong khi đó, nghiên cứu về virus Covid–19
đã đạt mức này chỉ trong khoảng 5 tháng.
Như vậy, dịch Covid 19 đã tạo nên một phạm vi ảnh hưởng rất lớn, không
chỉ gây ra những tác động mạnh mẽ đến cuộc sống và sức khoẻ của con người mà
nó cịn là tâm điểm của báo chí truyền thông. Ở Việt Nam, tin tức về dịch bệnh
nguy hiểm này cũng được nói đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại
chúng. Các thông tin, tin tức chính về dịch bệnh thường được đề cập đến là số ca
1


lây nhiễm, số ca tử vong, số ca hồi phục và mức độ lây lan của dịch Covid–19 trên
các địa phương, thành phố trên cả nước. Ngồi ra, cịn có những tin bài truyền tải


nội dung chỉ thị tuyên truyền phịng chống dịch Covid của nhà nước hay những
phóng sự ảnh, video, megastory, longform khắc hoạ hình ảnh người y bác sĩ, tình
nguyện viên khơng ngại gian khó ngày đêm chăm lo cho bệnh nhân nơi tuyến đầu
chống dịch.
Để góp phần xây dựng lên sự thành công của những tác phẩm đó, chúng ta
khơng thể khơng kể đến có sự góp mặt của các yếu tố đa phương tiện. Nếu báo chí
truyền thơng được coi là cầu nối giúp người dân có thể tiếp cận tin tức về dịch bệnh
thì các yếu tố đa phương tiện sử dụng tích hợp trong các tin bài đó có vai trị quan
trọng trong việc truyền đạt nội dung một cách hiệu quả, nhanh chóng và chính xác.
Cùng với xu hướng sử dụng internet ngày càng phổ biến của người dân hiện nay và
sự phát triển của nền báo chí hiện đại, ở Việt Nam, sản phẩm báo chí tích hợp các
yếu tố đa phương tiện ngày càng có tính ứng dụng cao, cung cấp cho người đọc
những tin tức có số liệu như số ca lây nhiễm, số ca tử vong được trực quan hoá, cập
nhập thay đổi liên tục và gần như tức thời. Ngoài ra, đối với những bài viết chuyên
sâu, bài viết có quy mơ lớn mà dạng tin bài thường gặp khó khăn trong việc truyền
đạt nội dung một cách hiệu quả đến với người đọc thì tin bài tích hợp các yếu tố đa
phương tiện giúp giải quyết vấn đề trên thơng qua những hình ảnh sinh động,
những bản đồ, biểu đồ được trực quan hoá về dữ liệu.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài khoá luận “Thực trạng ứng dụng yếu tố đa
phương tiện trong các tác phẩm báo chí về tình hình dịch Covid-19 trên báo mạng
điện tử Việt Nam hiện nay” (Nghiên cứu khảo sát trên báo điện tử Vietnamplus từ
tháng 1/2021 đến tháng 12/2021) được thực hiện nhằm nghiên cứu khái niệm, hình
thức, đặc điểm các yếu tố đa phương tiện, phương thức ứng dụng chúng vào các tác
phẩm báo chí về tình hình dịch Covid; những điểm mạnh, điểm yếu về việc sử
dụng các yếu tố đa phương tiện trong các tin tức về tình hình dịch bệnh ở Việt
2


Nam, đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đa phương
tiện khi đưa tin về tình hình dịch Covid.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, trên thế giới đã có khá nhiều tài liệu và nghiên cứu về việc ứng
dụng các yếu tố đa phương tiện trong tác phẩm báo chí cũng như sự phát triển của
báo chí đa phương tiện trong môi trường truyền thông hiện đại. Tuy nhiên, ở Việt
Nam những nghiên cứu về vấn đề này cịn khá ít. Đặc biệt, hầu như chưa có tác giả
nào nghiên cứu về “thực trạng ứng dụng yếu tố đa phương tiện trong các tác phẩm
báo chí về tình hình dịch Covid trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay”.
2.1 Trên thế giới
Cuốn sách “Multimedia Journalism: A Practical Guide” (2016) của tác giả
Andy Bull do NXB Routledge phát hành đã hướng dẫn người đọc cách để làm việc
trên nền tảng đa phương tiện qua việc tích hợp các tài liệu online bao gồm bài tập,
câu hỏi, video, link,… thông qua trang web được giới thiệu trong cuốn sách. Cuốn
sách cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết về xu thế báo chí hiện đại mới
cho sinh viên chuyên ngành báo chí, đặc biệt là các nhà báo đa phương tiện.
Cuốn sách “Feature and Narrative Storytelling for Multimedia Journalists”
(2015) của tác giả Duy Linh Tu do NXB Focal Press phát hành đã tập trung vào các
kỹ năng kể chuyện đa phương tiện như sản xuất và xuất bản các sản phẩm báo chí
trên thiết bị di động, đặc biệt là kỹ thuật sản xuất video được đề cập rất chi tiết.
Cuốn sách “Journalism in the Digital Age - Theory and practice for
broadcast, print and online media” (2000) của tác giả John Herbert do NXB
Routledge phát hành là một tài liệu cần thiết cho sinh viên ngành báo chí và những
người muốn tìm hiểu về những kiến thức, kỹ năng và công nghệ cần thiết khi đưa
tin trong thời kì kĩ thuật số và hội tụ hiện nay.
3


Cuốn sách “Multimedia Storytelling for Digital Communicators in a
Multiplatform World” (2015) của tác giả Gitner, Seth do NXB Routledge phát hành
đã giới thiệu và hướng dẫn phương thức truyền thông bằng thị giác thông qua nền
tảng đa phương tiện. Cuốn sách là tài nguyên quan trọng cho những người trong

lĩnh vực báo chí, phát thanh và truyền hình muốn suy nghĩ và sáng tạo trực quan
trong kỷ nguyên kỹ thuật số hiện nay.
Cuốn sách “Convergence Journalism: Writing and Reporting across the
News Media” (2006) của tác giả Janet Kolodzy đã lý giải và cung cấp cho người
đọc những lý do và cách thức đưa tin theo nhiều cách khác nhau để tiếp cận khán
giả. Ngoài những kỹ thuật và kỹ năng viết, tác giả cũng thảo luận về khái niệm và
những nghiên cứu về toà soạn hội tụ.
Cuốn sách “Multimedia Technologies” (2010) của tiến sĩ Ashok Banerji, ông
là chuyên gia trong lĩnh vực ứng dụng máy tính và đa phương tiện, đã có nhiều
năm kinh nghiệm giảng dạy các khố học sau đại học về đa phương tiện. Trong
cuốn sách của mình, tác giả đã giải thích về khái niệm đa phương tiện cũng như
cách ứng dụng của nó trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt trong một vài chương của cuốn
sách tác giả có giới thiệu về các yếu tố đa phương tiện như text, hình ảnh, đồ hoạ,
audio, video,…
Bài báo với đề tài “Issues and challenges in the evolution of multimedia: The
case of the newspaper” (1997) do tác giả Alfonso Molina nghiên cứu đã chỉ ra
những vấn đề chính mà sự xuất hiện của đa phương tiện trong báo chí phải đối mặt.
2.2 Ở Việt Nam
Trong cuốn “Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản” (2010), tác giả
Nguyễn Thị Trường Giang đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về quá trình ra đời và
phát triển của báo mạng điện tử nói chung , sự ra đời và phát triển của báo mạng
điện tử ở Việt Nam nói riêng; đặc trưng cơ bản, cách viết và trình bày nội dung báo
4


mạng điện tử. Trong phần phân tích đặc trưng của báo mạng điện tử, tác giả đã chỉ
ra đặc điểm đầu tiên của báo mạng điện tử là khả năng đa phương tiện, điển hình là
một số tác phẩm báo chí đa phương tiện bao gồm các thành phần như văn bản
(text), hình ảnh tĩnh và đồ hoạ (still image & graphic), âm thanh (audio), hình ảnh
động (video & animation) và các chương trình tương tác (interactive program).

Cuốn sách “Báo chí thế giới và xu hướng phát triển” (2008) của tác giả TS.
Đinh Thị Thuý Hằng đã đưa ra những lý luận, khái niệm, phạm trù và hoạt động
của báo chí thế giới đang được phổ biến tại các trường đại học trên thế giới và
trong nghiên cứu báo chí. Trong phần xu hướng báo chí ở Việt Nam ở chương 5,
tác giả đã chỉ ra rằng “báo chí đa phương tiện sẽ làm cho báo chí tốt hơn với nội
dung đa dạng và phong phú”, “Nhà báo cần phải “suy nghĩ đa phương tiện”, và
cảm thấy tự tin làm tin bài cho tất cả các loại hình báo chí. Mặt khác, báo chí đa
phương tiện là cách thức để chiếm lĩnh được nhiều khán giả hơn, do đó kinh doanh
tốt hơn”.
Cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong mơi trường truyền thông hiện đại”
(2019) của tác giả Nguyễn Thành Lợi đã trình bày đặc điểm và những kỹ năng cần
thiết đối với “nhà báo đa năng” trong môi trường hội tụ truyền thông. Đồng thời tác
giả cũng giới thiệu những kỹ năng làm báo đa phương tiện, làm rõ phương thức sử
dụng đa phương tiện, thông tin đồ hoạ cho báo chí hiện đại và các cách làm báo
mới nhất hiện nay.
Học phần “Tác phẩm báo chí đa phương tiện” (2010) của nhóm tác giả PGS,
TS. Nguyễn Thị Trường Giang (chủ nhiệm; PGS, TS. Đinh Thị Thu Hằng; Ths.
Nguyễn Thị Hằng Thu; TS. Trần Thị Vân Anh đã xây dựng khung lý thuyết, kiến
thức cơ bản nhất về các thành tố nội dung và hình thức của tác phẩm báo chí đa
phương tiện, đặc điểm và yêu cầu của từng thể loại qua đó giúp người đọc nắm bắt
và vận dụng được những kỹ năng cơ bản để thực hiện các tác phẩm báo chí đa
phương tiện.
5


Luận án tiến sĩ Báo chí học với đề tài “Xu hướng sử dụng gói tin tức đa
phương tiện trên báo mạng điện tử hiện nay” (2020) của tác giả Ngơ Bích Ngọc là
một trong những cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống, bài bản,
chuyên sâu về một hình thức mới của sản phẩm báo chí hiện đại, đó là gói tin tức
đa phương tiện. Luận án đã làm rõ khái niệm gói tin tức đa phương tiện, cách kể

chuyện, mục đích sử dụng, phân loại, phương pháp sáng tạo, tổ chức sản xuất; đi
sâu phân tích một số trường hợp gói tin tức đa phương tiện của các báo hàng đầu về
đa phương tiện trên thế giới để thấy sự phát triển của báo mạng điện tử hiện nay.
Từ đó đánh giá khách quan đối với các sản phẩm gói tin tức đa phương tiện của
Việt Nam để đề ra cách nâng cao chất lượng, và tìm ra xu hướng sử dụng gói tin
tức trên báo mạng điện tử hiện nay.
Luận văn thạc sĩ Báo chí học của tác giả Nguyễn Chí Thiềng với đề tài
“Phương thức tổ chức, quản lý sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện cho
báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay” (2017). Thông qua nghiên cứu lý thuyết và
khảo sát thực tế phương thức tổ chức, quản lý sản xuất sản phẩm truyền thông đa
phương tiện tại một số cơ quan báo chí và báo mạng điện tử ở Việt Nam, tác giả đã
củng cố thêm khung lý thuyết về phương thức tổ chức , quản lý sản xuất sản phẩm
truyền thông đa phương tiện, và những kinh nghiệm, cách thức tổ chức, quản lý sản
xuất các sản phẩm này trong thực tiễn, góp phần tiếp tục nâng cao nhận thức và
năng lực tổ chức, quản lý sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện ở các tồ
soạn báo mạng điện tử ở nước ta.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Khoá luận có mục đích nghiên cứu thực trạng ứng dụng yếu tố đa phương
tiện trong các tác phẩm báo chí về tình hình dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử
hiện nay. Theo đó, báo điện tử được chọn để khảo sát chính là Vietnamplus trong
khoảng thời gian từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2021. Thơng qua việc phân tích
6


thực trạng đó, tác giả muốn chỉ ra những thành cơng và hạn chế từ đó đề xuất kiến
nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí về tình hình dịch
Covid-19.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu trên, khoá luận đề ra một số nhiệm vụ cần giải

quyết như sau:
Thứ nhất là hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về việc ứng dụng yếu tố
đa phương tiện trên báo mạng điện tử hiện nay. Qua đó hình thành khung lý thuyết
về phương thức, đặc điểm và vai trò của việc ứng dụng yếu tố đa phương tiện trong
các tác phẩm báo chí về tình hình dịch Covid-19.
Thứ hai, khố luận thực hiện khảo sát việc ứng dụng yếu tố đa phương tiện
đối với các tác phẩm báo chí về tình hình dịch Covid-19 trên báo Vietnamplus
trong khoảng thời gian từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2021 .
Thứ ba, trên cơ sở khảo sát đã thực hiện, khoá luận đưa ra những đánh giá
gồm ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng yếu tố đa phương tiện trong việc đưa
tin bài về tình hình dịch Covid-19. Từ đó, khố luận sẽ tìm ra những giải pháp giúp
nâng cao chất lượng của các tác phẩm trên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Khoá luận thực hiện nghiên cứu các tác phẩm báo chí về tình hình dịch
Covid-19 có ứng dụng các yếu tố đa phương tiện trên báo mạng điện tử. Trong
khn khổ khố luận, tác giả đã lựa chọn báo mạng điện tử Vietnamplus để khảo
sát.

7


4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các tác phẩm báo chí liên quan đến dịch Covid đăng
trên báo Vietnamplus trong khoảng thời gian từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2021.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên lý thuyết báo chí – truyền thơng hiện đại.
Ngồi ra, khố luận cịn dựa trên cơ sở lý thuyết về báo mạng điện tử nói chung và
truyền thơng đa phương tiện nói riêng.

5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu khoá luận, tác giả sử dụng những phương pháp
nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu: Tìm tịi, thu thập các sách, tài
liệu, cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước chứa đựng thông tin
liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu; thực hiện phân tích nội dung tài liệu đã thu
thập và tóm lược những dữ liệu quan trọng từ tài liệu đó. Tác giả sử dụng phương
pháp nghiên cứu này nhằm mục đích tổng hợp và hệ thống khố một cách hoàn
chỉnh khung lý thuyết về đề tài cần nghiên cứu. Từ đó rút ra những luận điểm, luận
chứng phục vụ cho việc nghiên cứu và đánh giá.
Phương pháp khảo sát, thu thập dữ liệu: Tiến hành khảo sát các tin bài, bài
đăng trên báo Vietnamplus trong khoảng thời gian đã chọn. Qua đó, tác giả thu
thập các số liệu, dữ liệu về tần suất, cách thức, hiệu ứng sử dụng các yếu tố đa
phương tiện trong các tin bài từ đối tượng nghiên cứu.

8


Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Phân tích nghiên cứu các trường hợp
tiêu biểu trong việc ứng dụng các yếu tố đa phương tiện khi đưa tin về tình hình
dịch Covid.
Phương pháp thống kê: Thống kê, tổng hợp các số liệu, dữ liệu từ quá trình
khảo sát nhằm rút ra những nhận định khoa học nhất từ kết quả thu được.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả tiến hành thực hiện phỏng vấn trực tiếp
nhóm đối tượng phụ trách việc đưa tin bài về tình hình dịch Covid-19 trên báo
Vietnamplus bao gồm phóng viên, biên tập viên, nhân viên thiết kế đồ họa nhằm
kiểm chứng những cơ sở lý luận đã rút ra từ việc nghiên cứu đề tài. Ngoài ra,
phương pháp nghiên cứu này giúp thu thập ý kiến, kinh nghiệm thực tiễn của
những người trực tiếp sản xuất ra các tin bài về tình hình dịch Covid-19, qua đó bổ
sung thêm cho kết quả nghiên cứu.

6. Ý nghĩa lý luận và tính thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu
của các chun gia trên thế giới chỉ ra xu hướng phát triển mới của báo chí hiện đại
đó là báo chí đa phương tiện và việc ứng dụng các yếu tố đa phương tiện có ý nghĩa
hết sức quan trọng. Đặc biệt trong tình hình dịch Covid kéo dài và khơng ngừng
biến động, việc sử dụng các yếu tố đa phương tiện trong các bài báo góp phần cung
cấp thơng tin tới độc giả trở lên nhanh nhóm và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, ở Việt

Nam chỉ có khá ít cơng trình nghiên cứu về việc ứng dụng yếu tố đa phương tiện
trên báo mạng điện tử cũng như khi đưa tin về tình hình dịch bệnh. Chính vì vậy,
tác giả muốn thơng qua nghiên cứu đề tài “Thực trạng ứng dụng yếu tố đa phương
tiện trong các tác phẩm báo chí về tình hình dịch Covid-19” góp phần tổng hợp và
hồn thiện khung lý thuyết khái niệm, đặc điểm, phương thức ứng dụng các yếu tố

9


đa phương tiện và đưa ra những đánh giá, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng
các tin bài về tình hình dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử ở Việt Nam.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện này, không thể phủ
nhận việc báo chí đóng một vai trị quan trọng, là cầu nối cung cấp cho người đọc
những thông tin nhanh chóng và chính xác về tình hình dịch bệnh. Kết quả nghiên
cứu sẽ cho thấy một cái nhìn tổng quan về tình hình sử dụng các yếu tố đa phương
tiện trong các tác phẩm báo chí về tình hình dịch Covid trên trang báo được khảo
sát là Vietnamplus nói riêng và báo mạng điện tử tại Việt Nam nói chung. Đồng
thời, đây cũng sẽ là nguồn tư liệu hữu ích cho những ai quan tâm về vấn đề này.

7. Kết cấu của khố luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của khoá luận được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về việc ứng dụng yếu tố đa phương tiện trong việc
đưa tin bài về tình hình dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử
Chương 2: Thực trạng ứng dụng yếu tố đa phương tiện trong việc đưa tin về
tình hình dịch Covid-19 việt nam hiện nay
Chương 3: Đánh giá và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao
chất lượng đưa tin về tình hình dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử việt nam hiện
nay

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Thông tin và Truyền thông, Đại sứ quán Thuỵ Điển tại Việt Nam (2009),
Tổ chức toà soạn đa phương tiện, Hà Nội.
2. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới và xu hướng phát triển, NXB
Thông tấn, Hà Nội.
3. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thơng tấn, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
4. E.P. Prokhorop (2004), Cơ sở lý luận báo chí (tập 1,2) , NXB Thông tấn, Hà
Nội.
5. Hà Huy Phượng (2014), Văn bản báo chí đa phương tiện, Tạp chí Lý luận
Chính trị & Truyền thông (số tháng 6/2014 và tháng 7/2014).
6. Hồng Đình Cúc, Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại,
Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
7. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2013), Bồi dưỡng
các kỹ năng cho người làm báo đa phương tiện, Đề án 1677 – Kỷ yếu hội

thảo khoa học, Hà Nội.
8. Lê Đắc Nhường, Nguyễn Gia Như (2016), Truyền thông đa phương tiện,
Nxb Thông tin và Truyền thơng, Hà Nội.
9. Lê Thị Nhã (2016), Giáo trình Lao động nhà báo, NXB Lý luận chính trị, Hà
Nội.
10.Lương Khắc Hiếu (2013), Giáo trình Lý thuyết truyền thơng, NXB Chính trị
Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
11.Ngơ Bích Ngọc, Luận văn tiến sĩ báo chí học: Xu hướng sử dụng gói tin tức
đa phương tiện trên báo mạng điện tử hiện nay, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Hà Nội, 2020.

11


12.Nguyễn Chí Thiềng, Luận văn thạc sĩ báo chí học: Phương thức tổ chức,
quản lý sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện cho báo mạng điện
tử ở Việt Nam hiện nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2017.
13.Nguyễn Sỹ Quý (2010), Truyền thông đa phương tiện, Học viện Cơng nghệ
bưu chính viễn thơng, Hà Nội.
14.Nguyễn Thành Lợi, Tác nghiệp trong môi trường truyền thông hiện đại, nhà
xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2014.
15.Nguyễn Thị Trường Giang, Báo mạng điện tử những vấn đề cơ bản, nhà xuất
bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội 2010.
16.Nguyễn Thị Trường Giang, Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014.
17.Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thơng hiện đại, Nxb Đại học quốc
gia, Hà Nội.
18.Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) và Đỗ Thị Thu Hằng (2012), Truyền thống lý
thuyết và kỹ năng cơ bản , NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
19.Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) và Đỗ Thị Thu Hằng (2018), Truyền thông lý

thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
20.Nguyễn Văn Dững, Cơ sở lý luận báo chí, nhà xuất bản Lao động, Hà Nội,
2012.
21.Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ Báo chí - Truyền thơng, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
22.Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ Báo chí - Truyền thơng, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
23.Tạ Ngọc Tấn (Chủ biên), Cơ sở lý luận báo chí, nhà xuất bản Lý luận chính
trị Hà Nội, Hà Nội, 2005.
24.Trần Đức Tài (dịch giả), Nhà báo hiện đại, nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội,
06/2007

12


25.Trần Th Bình (2005), Ứng dụng truyền thơng đa phương tiện trên báo
điện tử của các cơ quan phát thanh và truyền hình, Luận văn thạc sĩ Báo chí
học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
26.Alfonso Molina (1997), Issues and challenges in the evolution of
multimedia: The case of the newspaper, Futures, Volume 29, Issue 3, Pages
193-211, 1997.
27.Andy Bull (2016), Multimedia Journalism: A Practical Guide, Routledge.
28.Ashok Banerrji (2010), Multimedia Techonogies McGrow Hi; Edication
Private, New Delhi.
29.Duy Linh Tu, Feature and Narrative Storytelling for Multimedia Journalists,
Digital Journalism.
30.Gitner, Seth (2015). Multimedia Storytelling for Digital Communicators in a
Multiplatform World. New York: Routledge.
31.Janet Kolodzy (2006), Convergence Journalism: Writing and Reporting

across the News Media.

Giảng viên hướng dẫn khóa luận:

Sinh viên thực hiện:

13



×