Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Vận dụng năng lực tiếng việt của học sinh trong dạy học tác phẩm truyện hiện đại ở lớp 12 (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.81 KB, 20 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Dạy học theo quan điểm tích hợp đã và đang là vấn đề
mang tính thời sự trong nhà trường phổ thơng hiện nay.
Đối với mơn Ngữ văn, quan điểm tích hợp khơng chỉ đơn thuần
là sự tích hợp ngữ với văn – hai nội dung khoa học cơ bản, vừa cung
cấp năng lực khoa học, giáo dục tư tưởng, mà cịn là mơn học cơng
cụ, có mục tiêu thực tiễn là đào tạo năng lực nghe, nói, đọc, viết cho
HS. Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của mơn Ngữ văn là hình thành và rèn
luyện cho HS năng lực đọc hiểu văn bản văn họcMuốn có năng lực
đọc hiểu văn bản, cần phải có năng lực về tiếng Việt, phải trau dồi
vốn từ, nắm vững các loại phong cách biểu đạt…Vì thế, vận dụng
năng lực tiếng Việt trong dạy học Ngữ văn nói chung, phân tích tác
phẩm văn học nói riêng là u cầu có tính ngun tắc, vừa cụ thể hóa
quan điểm tích hợp trong dạy học, vừa thể hiện được năng lực đọc
hiểu văn bản của cả GV và HS.
1.2. Quan điểm tích hợp đã được áp dụng trong dạy học nhưng
thực vẫn còn nhiều bất cập.
- Một phần lớn các trường phổ thông vẫn tập trung chủ yếu dạy
Văn, xem nhẹ phần tiếng Việt và Làm văn. Chính vì thế, cách thức
tiếp cận văn bản đọc hiểu còn chưa mang tính khoa học. Một bộ phận
khác lại có xu hướng tích hợp năng lực tiếng Việt trong dạy học tác
phẩm văn học mang tính khiên cưỡng, áp đặt, khiến giờ dạy Văn trở
nên khơ cứng, gị bó, khơng thể hiện được đặc trưng phân môn.


2

- Về phía HS, do cách dạy, do thực tế ra đề nên các em không


biết cách vận dụng những năng lực tiếng Việt vào bài làm văn, khiến
bài văn rơi vào những xu hướng khác nhau: hoặc là diễn xi tác
phẩm, hoặc là sa vào kể lể... Điều đó được phản ánh trong bài làm văn
của HS tại các kì thi Tốt nghiệp phổ thơng, hoặc thi Đại học, Cao
đẳng.
Việc lựa chọn đề tài Vận dụng năng lực tiếng Việt của HS
trong dạy học tác phẩm truyện hiện đại ở lớp 12 vừa có ý nghĩa lý
luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, góp phần khắc phục những tồn tại trên,
đồng thời cũng giúp cho GV và HS có cơ sở khoa học khi tiếp cận các
tác phẩm văn học nói chung, các tác phẩm truyện nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu
- Lịch sử nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến việc vận dụng
năng lực tiếng Việt trong dạy học đọc hiểu các tác phẩm văn học.
- Lịch sử nghiên cứu về việc vận dụng năng lực tiếng Việt của
HS trong dạy học tác phẩm truyện hiện đại theo CT, SGK Ngữ văn
12.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm hướng tới thực hiện mục đích nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc vận dụng
năng lực tiếng Việt trong dạy học tác phẩm truyện hiện đại cho HS
lớp 12.
- Lựa chọn, xây dựng các biện pháp, cách thức vận dụng năng
lực tiếng Việt trong dạy học các phẩm truyện hiện dại theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.


3

4. Đối tƣợng nghiên cứu
Các năng lực tiếng Việt và việc vận dụng các năng lực này

trong dạy học tác phẩm truyện hiện đại cho HS lớp 12
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu, phân tích các cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận
dụng năng lực tiếng Việt trong dạy học tác phẩm truyện hiện đại cho
HS lớp 12.
- Khảo sát thực tế dạy học ở phổ thông để thấy rõ hơn thực
trạng về việc vận dụng năng lực tiếng Việt trong dạy học tác phẩm
truyện hiện đại cho HS lớp 12.
- Đề xuất các biện pháp, cách thức, quy trình vận dụng năng lực
tiếng Việt trong dạy học tác phẩm truyện hiện đại cho HS lớp 12.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung, cách thức vận dụng năng lực tiếng Việt trong dạy
học các tác phẩm truyện hiện đại theo đặc trưng thể loại trong CT,
SGK Ngữ văn 12.
- Quá trình thực nghiệm được tiến hành ở một số trường thuộc
địa bàn của tỉnh Thanh Hóa.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Phân tích và tổng hợp lý thuyết
+ Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :


4

+ Phương pháp điều tra và khảo sát
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp thực nghiệm
7. Đóng góp của đề tài

Đề tài cung cấp một cái nhìn mang tính hệ thống về những năng
lực tiếng Việt cũng như cách vận dụng năng lực tiếng Việt vào dạy
học tác phẩm truyện cho HS lớp 12, thể hiện tinh thần quan điểm tích
hợp và quan điểm giao tiếp.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, nội dung của đề tài gồm 3 chương


5

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
VẬN DỤNG NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM TRUYỆN HIỆN ĐẠI Ở LỚP 12
1.1. Cơ sở lý luận của việc vận dụng năng lực tiếng Việt
trong dạy học tác phẩm truyện hiện đại
1.1.1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tác phẩm văn học
Giữa ngôn ngữ và tác phẩm văn hoc có mối quan hệ hữu cơ:
ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, là chất liệu của sáng tạo
nghệ thuật còn văn chương là nghệ thuật của ngôn từ.
Ngôn ngữ nghệ thuật (ngơn ngữ trong tác phẩm chương) có
những đặc điểm riêng, liên quan đến chức năng thẩm mỹ. Vì thế,
ngơn ngữ trong tác phẩm văn chương có những đặc điểm riêng : ngơn
ngữ nghệ thuật mang tính hình tượng, ngơn ngữ nghệ thuật mang tính
truyền cảm, ngơn ngữ nghệ thuật mang tính cá thể hóa, ngơn ngữ
nghệ thuật mang tính hàm súc, ngơn ngữ nghệ thuật mang tính hệ
thống và ngơn ngữ nghệ thuật mang tính đa phong cách
1.1.2. Đặc điểm của tác phẩm truyện
Ở mỗi thể loại văn học có những đặc trưng riêng. Khác với thơ
ca in đậm dấu ấn chủ quan hay nói cách khác là bộc lộ cảm xúc của

cái tôi (bản ngã), “truyện phản ánh đời sống mang tính khách quan
của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và kể lại bởi
một người kể chuyện (trần thuật) nào đó” [26; tr 135].


6

- Truyện phản ánh diễn biến đời sống qua cốt truyện. Đó là một
chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố được tổ chức, sắp xếp một cách
hợp lí, logic nhằm phục vụ cho ý đồ tư tưởng nghệ thuật của tác giả.
- Trong diễn biến cốt truyện, các nhân vật được hình thành,
hoạt động, quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau, bộc lộ đặc điểm, tính
cách của mình.
- Diễn biến cốt truyện và sự hoạt động trong truyện không bị
hạn chế về không gian, thời gian.
- Truyện sử dụng nhiều hình thức khác nhau. Ngồi ngơn ngữ
của người kể chuyện cịn có ngơn ngữ nhân vật, ngơn ngữ đối thoại,
ngôn ngữ độc thoại nội tâm; lời kể khi bên ngoài, khi nhập vào nhân
vật.
- Trong văn học dân gian và văn học trung đại, truyện có nhiều
kiểu loại. Văn học hiện đại cũng vậy có truyện ngắn, truyện vừa,
truyện dài…
1.1.3. Quan niệm về năng lực, năng lực tiếng Việt
1.1.3.1. Năng lực
Khái niệm năng lực thường có nhiều cách định nghĩa khác
nhau. Mỗi lĩnh vực chun mơn có một quan niệm khác nhau về khái
niệm này. Nhưng tựu trung, năng lực được hiểu là: 1) Sự nắm vững tri
thức; 2) Sự thuần thục kỹ năng, kỹ xảo.
Nói đến năng lực của con người khơng thể khơng nói dến năng
lực ngơn ngữ “năng lực ngơn ngữ của cá nhân địi hỏi phải có: vốn

ngơn ngữ (đơn vị ngơn ngữ, các quy tắc kết hợp các đơn vị ngôn ngữ)
và kỹ năng sử dụng vốn ngôn ngữ ấy trong việc tạo lập VB (nói, viết)


7

và tiếp nhận VB (nghe, đọc). Năng lực ngôn ngữ phát triển nhờ q
trình rèn luyện ngơn ngữ, trong đó khơng chỉ tri thức ngơn ngữ được
hình thành, phát triển mà tư duy và các kỹ năng sử dụng vốn ngơn ngữ
cũng được củng cố, hồn thiện và nâng cao“ [4 ; tr 19].
1.1.3.2. Năng lực tiếng Việt
Việc hình thành và phát triển cho HS năng lực giao tiếp ngôn
ngữ là một mục tiêu quan trọng cũng là mục tiêu thế mạnh mang tính
đặc thù của mơn học.
Năng lực tiếng Việt được hiểu khá linh hoạt và tương đối rộng.
Tuy nhiên, dựa trên đặc trưng của phân môn Ngữ văn, có thể khái
quát năng lực tiếng Việt ở một số nội dung sau:
- Tri thức và kỹ năng sử dụng những vấn đề về ngữ âm
tiếng Việt
- Tri thức và kỹ năng sử dụng từ ngữ tiếng Việt
- Tri thức và kỹ năng sử dụng các vấn đề liên quan đến ngữ
pháp tiếng Việt
- Tri thức và kỹ năng sử dụng các vấn đề liên quan đến phong
cách tiếng Việt.
1.1.4. Quan điểm tích hợp trong dạy học ở trường phổ thơng
hiện nay.
1.1.4.1. Tính tích hợp (đặc điểm về nội dung)
Tích hợp trong Ngữ văn được hiểu là sự kết nối tri thức và kĩ
năng giữa ba phần Văn học – Tiếng Việt – Làm văn trong từng phần,
từng vấn đề, từng bài học cụ thể. Mục đích chính của tích hợp trong

Ngữ văn là hình thành bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và hình thành


8

cho HS năng lực phân tích, bình giá, cảm thụ văn học một cách chủ
động, sáng tạo.Tích hợp trong dạy học văn có hai trục chính: tích hợp
ngang và tích hợp dọc.
Như vậy, chúng ta cần phải hiểu là tích hợp là sự hoà nhập, sự
kết hợp một cách hữu cơ và có hệ thống. Đây khơng chỉ là quan điểm,
nguyên tắc và phương pháp trong dạy học hiện nay, mà còn là quan
điểm trong biên soạn CT và SGK. Vì thế, hình thức này đã tạo được
tính liên thơng và kiến thức, đồng thời thúc đẩy việc đổi mới phương
pháp dạy học của GV và HS.
1.1.4.2. Tính tích cực (đặc điểm về phương pháp)
Đây là vấn đề quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy
và học. Ở mỗi giờ học đều hướng đến phương pháp tích cực hóa hoạt
động của người học, trong đó GV đóng vai trị người tổ chức hoạt
động của HS; mỗi HS đều được hoạt động, đều được bộc lộ hết mình
và được phát triển.
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng năng lực tiếng Việt
của HS trong dạy học tác phẩm truyện hiện đại
1.2.1. Thống kê, phân loại các tác phẩm truyện hiện đại trong
CT, SGK Ngữ văn 12
(Bảng thống kê phân loại)
Trong CT Ngữ văn 12 có 8 tác phẩm trữ tình và 15 tác phẩm tự
sự. Trong số đó, có 5 tác phẩm truyện hiện đại là : Vợ chồng A Phủ Tơ Hồi; Vợ nhặt – Kim Lân; Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành;
Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi; Chiếc thuyền ngồi xa



9

– Nguyễn Minh Châu. Sự thống kê này cho chúng ta thấy được ý
nghĩa quan trọng của các tác phẩm truyện hiện đại.
Nội dung truyện hiện đại trong CT Ngữ văn 12 bám sát các
mốc lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thông qua các tác phẩm
này, HS không chỉ rèn luyện được các tri thức đọc - hiểu tác phẩm mà
còn nắm bắt được bức tranh hiện thực sống động đa chiều về lịch sử,
xã hội Việt Nam cũng như nền văn học dân tộc qua các chặng đường
phát triển.
1.2.2. Cách vận dụng năng lực tiếng Việt trong dạy học tác
phẩm truyện hiện đại
1.2.2.1. Cách dạy của GV
- Ưu điểm
+ Nhìn chung, GV đã hiểu được vai trị, ý nghĩa của sự tích hợp
tri thức về tiếng Việt trong đọc hiểu văn bản.
+ 80% số GV trả lời phỏng vấn đều khẳng định vai trò của việc
rèn luyện kỹ năng vận dụng năng lực tiếng Việt trong đọc hiểu tác
phẩm văn học, đặc biệt là truyện hiện đại trong CT, SGK Ngữ văn 12.
+ Các phương pháp, biện pháp như: phương pháp giao tiếp,
phương pháp giảng bình, phương pháp gợi mở…đã được các GV vận
dụng.
+ Một số GV có kinh nghiệm đã bước đầu có ý thức vận dụng
tri thức tiếng Việt trong dạy học các tác phẩm truyện hiện đại ở các
phương diện chính: ngữ âm, từ ngữ, phong cách…
- Nhược điểm:


10


+ Một số GV quan niệm về năng lực tiếng Việt còn chung
chung, chưa chỉ ra được các cấp độ tiếng Việt cần vận dụng như: ngữ
âm, từ ngữ, ngữ pháp, phong cách…
+ Một số GV tích hợp, vận dụng năng lực tiếng Việt cịn mang
tính khiên cưỡng, áp đặt.
+ Các tri thức về tiếng Việt của GV nhìn chung còn sơ sài. Hơn
nữa, các tri thức về lý luận văn học của GV cũng chưa cụ thể.
1.2.2.2. Cách lĩnh hội của HS
- Thực trạng chung ở các trường PT hiện nay là tâm lý “ngại”
học Văn của HS. Việc học Văn với các em không phải xuất phát từ sự
yêu thích, sự đam mê mà chỉ đơn thuần là phục vụ cho việc thi Tốt
nghiệp, thi Đại học.
- Đa số HS đều tuyệt đối hóa ba phân mơn: Đọc văn, tiếng Việt
và Làm văn. Chính vì thế, khi đọc hiểu các tác phẩm truyện hiện đại,
các em đều trình bày cách hiểu theo lối suy diễn, lan man. Kiến thức
về tiếng Việt hầu như không được sử dụng trong việc cảm nhận, phân
tích tác phẩm văn học.
- Năng lực tiếng Việt mà các em có cịn chưa mang tính hệ
thống, sự vận dụng còn khiên cưỡng.


11

Chƣơng 2. TỔ CHỨC VẬN DỤNG NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT
CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM TRUYỆN
Ở LỚP 12
2.1. NHỮNG NGUYÊN TẮC CẦN CHÚ Ý KHI VẬN
DỤNG NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT CHO HS LỚP 12 TRONG
DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN HIỆN ĐẠI
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo đặc trƣng môn học

Muốn vận dụng năng lực tiếng Việt cho HS trong dạy học các
tác phẩm truyện hiện đại, cần chú ý tới nguyên tắc đảm bảo đặc trưng
của môn học. Tức là phải bám sát các yêu cầu của thể loại truyện,
rộng hơn nữa là tác phẩm tự sự.
2.1.2. Nguyên tắc giao tiếp
Đây là nguyên tắc mang tính đặc thù trong dạy học tiếng Việt
hiện nay. Vận dụng năng lực tiếng Việt trong dạy học tác phẩm truyện
hiện đại không thể không chú ý tới nguyên tắc này. Mọi qui luật, cấu
trúc và mọi qui tắc hoạt động của hệ thống ngôn ngữ, hệ thống tiếng
Việt chỉ được thể hiện trong lời nói sinh động và rút ra từ lời nói sinh
động. Muốn hình thành kỹ năng, kỹ xảo ngơn ngữ tiếng Việt cho HS
thì trước hết phải tạo được môi trường giao tiếp cho HS tham gia và
lĩnh hội, sáng tạo lời nói.
2.1.3. Ngun tắc tích hợp
Việc vận dụng năng lực tiếng Việt của HS trong dạy học tác
phẩm truyện hiện đại nói riêng, dạy học Ngữ văn nói chung, một u
cầu có tính bắt buộc là phải thiết kế, tổ chức giờ dạy theo nguyên tắc
tích hợp. Điều đó địi hỏi GV phải thay đổi cách dạy học. GV phải có ý


12

thức đầy đủ về trình độ tiếng Việt, đặc thù và hoạt động cảm thụ văn
học của HS để có phương pháp phát triển, nâng cao lên cho ngang tầm
với việc đọc hiểu văn bản.
Giờ dạy đọc hiểu tác phẩm truyện hiện đại cần tích hợp tri thức,
kĩ năng tiếng Việt và Làm văn; phải làm cho HS thực sự cảm được cái
hay, cái đẹp, sự tinh tế, độc đáo của tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng cho HS
năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay; chú trọng rèn luyện cho HS
cách diễn đạt giản dị, trong sáng, chính xác, lập luận chặt chẽ, có suy

nghĩ độc lập, bộc lộ thái độ riêng trước những vấn đề về văn học và
đời sống, tránh lối nói, viết sáo rỗng, sao chép…
2.2. VẬN DỤNG NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT CỦA HS
TRONG GIỜ DẠY HỌC TÁC PHẨM TRUYỆN HIỆN ĐẠI
THEO CÁC HOẠT ĐỘNG
2.2.1. Năng lực tiếng Việt trong hoạt động đọc, tìm hiểu
chung về ngữ cảnh
2.2.1.1. Năng lực tiếng Việt trong hoạt động đọc
Để tiếp cận với tác phẩm văn chương, HS cần phải trải qua hoạt
động đầu tiên, hoạt động có tính bắt buộc: đọc. Muốn thực hiện tốt
hoạt động này, trước hết, các em phải có năng lực tiếng Việt, năng lực
ngơn ngữ tri giác đối tượng, hiểu, cảm về đối tượng.
2.2.1.2. Năng lực tiếng Việt trong hoạt động tìm hiểu về ngữ
cảnh
“Ngữ cảnh là bối cảnh ngơn ngữ, ở đó một đơn vị ngôn ngữ sử
dụng hay tạo ra, đồng thời là căn cứ để tiếp nhận và lĩnh hội được thấu
đáo đơn vị hay sản phẩm ngôn ngữ ấy” [53; tr 208].


13

Ngữ cảnh có vai trị quan trọng đối với cả q trình sản sinh lời
nói và q trình lĩnh hội lời nói. Đối với một tác phẩm văn học, cần
phải nắm vững tri thức cơ bản về tác phẩm để quá trình lĩnh hội được
thấu đáo hơn.
2.2.2. Năng lực tiếng Việt trong hoạt động tóm tắt cốt
truyện
Hoạt động tóm tắt cốt truyện của tác phẩm mang ý nghĩa quan
trọng, làm tiền đề để HS lĩnh hội tác phẩm có hiệu quả. Muốn thực
hiện tốt hoạt động này, HS phải huy động năng lực về tiếng Việt, lựa

chọn cách diễn đạt, cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn; lựa chọn cách
trình bày (nói hoặc viết) theo yêu cầu của GV.
2.2.3. Năng lực sử dụng các đơn vị của tiếng Việt trong hoạt
động phân tích tác phẩm
2.2.3.1. Năng lực sử dụng kiến thức về hoạt động giao tiếp
trong dạy học các tác phẩm truyện hiện đại
Họat động giao tiếp là hoạt động diễn ra thường xuyên giữa mọi
người trong xã hội. Giao tiếp có ở mọi nơi, mọi lúc, có thể ở dạng lời
nói nhưng cũng có khi tồn tại ở dạng viết. Giao tiếp cũng có thể được
tiến hành bằng nhiều phương tiện “ngôn ngữ” khác như: cử chỉ, điệu
bộ, hành động, nét mặt, các phương tiện kĩ thuật (tất cả được gọi là
các hành vi siêu ngôn ngữ). Tuy nhiên phương tiện quan trọng nhất,
phổ biến nhất và hiệu quả tối ưu nhất vẫn là ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ
và giao tiếp, con người trao đổi thông tin, bộc lộ tình cảm, thái độ,
quan hệ để tổ chức hoạt động xã hội.
2.2.3.2. Năng lực sử dụng kiến thức về từ ngữ


14

Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học “là chất liệu, là phương tiện
biểu hiện mang tính chất đặc trưng của văn học… Ngơn ngữ đã cụ thể
hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề và tư tưởng, tính cách và
cốt truyện” [18; tr 148].
Nói đến ngơn ngữ trong tác phẩm văn học là nói đến một phạm
trù rất rộng, trong đó từ ngữ giữ vai trị quan trọng. Đứng ở góc độ
tiếng Việt, từ ngữ là đơn vị thể hiện rõ bản chất tín hiệu của ngơn ngữ
nói chung, tiếng Việt nói riêng. Đó cũng là chất liệu cơ bản mà nhà
văn dùng để xây dựng.
2.2.3.3. Năng lực sử dụng kiến thức về ngữ pháp

Ở bình diện ngữ pháp, ngôn ngữ trong tác phẩm được thể hiện
rõ qua cách dùng các cụm từ, các kiểu câu (câu đơn, câu ghép...). Mỗi
loại câu, do đặc trưng riêng, sẽ được các nhà văn sử dụng với những
mục đích riêng, đem lại những hiệu quả nghệ thuật khác nhau.
Đó là lối nói khuyết vắng chủ thể, lối nói trống khơng, lửng
lơ…được Kim Lân sử dụng chủ yếu trong Vợ nhặt.
Trong Vợ chồng A Phủ là việc sử dụng đa dạng các kiểu câu
trần thuật của Tơ Hồi. Điều đó tạo nên sự đa thanh, đa giọng điệu
của tác phẩm.
2.2.4. Mối quan hệ giữa các năng lực tiếng Việt trong dạy học
tác phẩm truyện hiện đại
Các tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại là một bộ phận rất quan
trọng trong CT Ngữ Văn 12. Những tác phẩm này đã được các nhà
biên soạn SGK Ngữ văn THPT cân nhắc và lựa chọn không chỉ là
những tác phẩm tiêu biểu của những nhà văn xuất sắc mà còn là đại
diện xứng đáng cho từng chặng đường phát triển của nền văn xuôi


15

hiện đại nước nhà. Ở bộ phận văn học này, các tri thức tiếng Việt và
tri thức đọc-hiểu ln có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau.
Việc vận dụng năng lực tiếng Việt trong dạy học các truyện
ngắn hiện đại trong CT, SGK Ngữ văn 12 cần phải chú ý tới mối quan
hệ này.
2.3. CÁC BIỆN PHÁP, CÁCH THỨC VẬN DỤNG NĂNG
LỰC TIẾNG VIỆT TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM TRUYỆN
HIỆN ĐẠI
Phương pháp dạy học là một hệ thống các thao tác và cách thức
tiến hành một giờ học theo một mục đích nhất định. Phương pháp bao

giờ cũng gắn liền với nội dung, mục đích của từng bài học cụ thể.
Khơng có một phương pháp dạy học vạn năng có thể sử dụng trong
mọi trường hợp, cho mọi đối tượng và chung cho tất cả mọi
người.Điều quan trọng là GV phải biết kết hợp linh hoạt các phương
pháp đó vào bài học của mình một cách có hiệu quả.
2.3.1. Phƣơng pháp giao tiếp
Xuất phát từ chức năng của ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan
trọng nhất của lồi người, từ mục đích của lời nói là thực hiện việc
giao tiếp nên phương pháp giao tiếp trở thành phương pháp quan
trọng trong dạy học..
2.3.2. Phƣơng pháp phân tích ngơn ngữ
Trong dạy học tiếng Việt nói riêng và dạy học văn nói chung
việc sử dụng phương pháp này là tất yếu. Điều quan trọng có tính chất
tiên quyết khi thực hiện phương pháp này là GV phải chú ý đến việc
tập hợp ngữ liệu. Từ việc áp dụng phương pháp này, GV có thể củng
cố một số tri thức tiếng Việt vào dạy học văn qua đó HS có thể vận


16

dụng một cách tốt nhất năng lực tiếng Việt vào việc đọc-hiểu các tác
phẩm truyện Việt Nam hiện đại trong CT Ngữ văn 12.
2.3.3. Phƣơng pháp giảng bình
Giảng bình văn học xưa nay vốn trở thành một phương pháp
quen thuộc như là một bí quyết của sự thành cơng trong dạy học văn.
Đây là phương pháp có tính đặc thù của cảm thụ và truyền thụ văn
học. Vận dụng phương pháp giảng bình trong việc vận dụng năng lực
tiếng Việt của HS sẽ giúp các em củng cố và nâng cao được những tri
thức, kinh nghiệm về cách sử dụng từ ngữ, câu văn khi nói hoặc viết;
giúp HS biết rung cảm trước cái đẹp và hiểu biết về một bài văn đúng

đắn và sâu sắc.
2.3.4. Phƣơng pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm hay cịn gọi là dạy học hợp tác theo nhóm. Có
thể xem đây là một dạng hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong nhóm
phương pháp dạy học tích cực, được sử dụng khá phổ biến và có hiệu
quả trong nhà trường phổ thơng. Dạy học hợp tác theo nhóm là một
thuật ngữ để chỉ cách dạy học trong đó HS trong lớp được tổ chức
thành các nhóm một cách thích hợp, được giao nhiệm vụ và được
khuyến khích, thảo luận, hướng dẫn làm việc hợp tác với nhau giữa
các thành viên để cùng đạt được kết quả chung là hồn thành nhiệm
vụ của cả nhóm.


17

Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
Phần thực nghiệm sư phạm trình bày mục đích đối tượng,
phương pháp và tiến trình tổ chức thực nghiệm sư phạm. Luận văn đã
thu được kết quả thực nghiệm dựa trên hai cơ sở giáo án dạy thực
nghiệm và giáo án thực nghiệm đối chứng,
- Giáo án trong dạy học thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng
- Nhận xét về cách thức, biện pháp vận dụng năng lực tiếng Việt
trong dạy học tác phẩm truyện hiện đại
- Nhận xét về kết quả vận dụng năng lực tiếng Việt của HS
Sau giờ dạy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát hứng thú và khả
năng lĩnh hội kiến thức của HS qua hai bài kiểm tra. Đề bài mà chúng
tôi áp dụng để đánh giá năng lực vận dụng tiếng Việt của HS qua đọc
hiểu truyện ngắn hiện đại được xây dựng theo tinh thần đổi mới của
Bộ giáo dục và Đào tạo từ năm 2014.
(Bảng kết quả điểm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng)

Kết quả trên cho ta thấy tỉ lệ HS đạt khá giỏi ở các lớp thực
nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Nhưng ở lớp đối chứng tỉ lệ HS
trung bình, yếu, kém cao hơn các lớp thực nghiệm. Đó là những tín
hiệu khả quan, là thành cơng bước đầu của việc dạy học các tác phẩm
truyện Việt Nam hiện đại theo hướng tích hợp. Tuy nhiên, đây mới
chỉ là kết quả bước đầu, dù khả quan nhưng nó chưa phải là đã nói lên
tất cả. Vì vậy, chúng tơi vẫn cần có những sự hưởng ứng tích cực từ
nhiều phía, cần áp dụng vào thực tiễn nhiều hơn nữa để có thể khẳng
định chắc chắn tính ứng dụng của đề tài.


18

KẾT LUẬN
1.1. Truyện hiện đại là một trong những bộ phận chính của văn
học Việt Nam hiện đại. Tiếp cận với những tác phẩm truyện trong
chương trình Ngữ văn 12, HS không chỉ được đến với những câu
chuyện, nhân vật cụ thể mà còn được tiếp cận với những kho tàng tri
thức vơ tận làm giàu thêm hành trang trí tuệ, bồi đắp tâm hồn và trau
dồi được những kĩ năng thực tiễn cần thiết cho cuộc sống sau này.
Đây là một bộ phận văn học vô cùng quan trọng. Vì thế, vận dụng
năng lực tiếng Việt sẽ là một hình thức hợp lí để HS có thể tiếp cận
với truyện Việt Nam hiện đại có cơ sở và hiệu quả nhất, đảm bảo
nguyên tắc tích hợp trong dạy học, đồng thời cũng là con đường tất
yếu để giúp HS lĩnh hội tác phẩm.
1.2. Để thực hiện mục tiêu mà đề tài đặt ra, chúng tơi đã trình
bày cơ sở khoa học về mặt lí luận và thực tiễn làm nền tảng vững chắc
cho việc vận dụng năng lực tiếng Việt trong dạy học các tác phẩm
truyện Việt Nam hiện đại ở chương trình Ngữ văn 12. Đó là mối quan
hệ giữa ngôn ngữ và tác phẩm văn học ; những nét khái quát về đặc

điểm của tác phẩm truyện; quan niệm về năng lực và năng lực tiếng
Việt; quan điểm tích hợp trong dạy học ở trường phổ thơng hiện nay
và nêu lên những ưu, nhược điểm của việc vận dụng năng lực tiếng
Việt trong dạy học các tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại.
Cũng trong chương 1, chúng tôi đã khảo sát thực trạng vận
dụng năng lực tiếng Việt của HS trong dạy học các tác phẩm hiện đại
ở cả hai đối tượng: GV và HS. Đây chính là cơ thực tiễn giúp đề tài có


19

cái nhìn biện chứng hơn về mối quan hệ giữa tri thức và thực tiễn, về
phương pháp dạy học của GV và khả năng lĩnh hội kiến thức của HS
trong đọc hiểu.
1.3. Ở chương 2, chúng tôi đã đề xuất một số nguyên tắc, nội
dung và phương pháp vận dụng năng lực tiếng Việt trong dạy học các
tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại ở nhà trường phổ thơng. Đó là các
nguyên tắc vận dụng năng lực tiếng Việt trong dạy học các tác phẩm
truyện Việt Nam hiện đại cơ bản: nguyên tắc đảm bảo đặc trưng môn
học; nguyên tắc giao tiếp; nguyên tắc tích hợp kết hợp linh hoạt nhiều
phương pháp, biện pháp khi vận dụng năng lực tiếng Việt vào dạy học
các tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại. Luận văn cũng xác định các
nội dung vận dụng năng lực tiếng Việt của HS trong giờ dạy học tác
phẩm truyện Việt Nam hiện đại theo các hoạt động: năng lực tiếng
Việt trong hoạt động đọc, tìm hiểu chung về ngữ cảnh; năng lực tiếng
Việt trong hoạt động tóm tắt cốt truyện; năng lực sử dụng các đơn vị
của tiếng Việt trong hoạt động phân tích tác phẩm; mối quan hệ giữa
các năng lực tiếng Việt trong dạy học tác phẩm truyện Việt Nam hiện
đại.
1.4. Trong hoạt động phân tích tác phẩm, luận văn đặc biệt chú

ý tới việc vận dụng các năng lực tiếng việt của HS trong đọc hiểu ở
các phương diện chính : hoạt động giao tiếp ngôn ngữ (chủ yếu là tri
thức về ngữ cảnh, về nghĩa tường minh và hàm ý) ; cách sử dụng từ
ngữ ; cách sử dụng các loại câu, đoạn văn… Mỗi phương diện, chúng
tơi đều có minh chứng cụ thể qua việc phân tích hai tác phẩm : Vợ
chồng A Phủ (Tơ Hồi) và Vợ nhặt (Kim Lân).


20

1.5. Để chứng minh tính khả thi của việc vận dụng năng lực
tiếng Việt của HS, luận văn đã tiến hành thực nghiệm trên một số
trường THPT ở địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Chúng tơi dạy học thực
nghiệm và thực nghiệm đối chứng qua hai giáo án. Sau các giờ dạy,
chúng tôi đã cho HS kiểm tra 15 phút, với dạng đề theo tinh thần đổi
mới. Quá trình chấm bài, với kết quả điểm cụ thể ở cả hai khối lớp
thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng đã chứng minh được tính hiệu
quả của việc vận dụng năng lực tiếng Việt trong dạy học các tác phẩm
truyện Việt Nam hiện đại, cũng như các phương pháp dạy học đã nêu
trong chương 2.
Với các kết quả thu được như trên, có thể nói luận văn đã đạt
được những mục đích và yêu cầu cơ bản đề ra. Tuy nhiên, như đã nói
do thời gian có hạn, năng lực chun mơn cịn hạn chế, tài liệu tham
khảo cịn ít vì vậy trong q trình thực hiện đề tài chắc chắn sẽ khơng
tránh khỏi thiếu sót. Chúng tơi rất mong được sự chỉ bảo tận tình từ
q thầy cơ, q bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.




×