Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Đánh giá kết quả của hoạt động dược lâm sàng trên kiến thức và tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện nguyễn tri phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ KIM ANH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG
DƯỢC LÂM SÀNG TRÊN KIẾN THỨC VÀ TUÂN THỦ
DÙNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
NGUYỄN TRI PHƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


PHẠM THỊ KIM ANH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG
DƯỢC LÂM SÀNG TRÊN KIẾN THỨC VÀ TUÂN THỦ
DÙNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
NGUYỄN TRI PHƯƠNG
NGÀNH: DƯỢC LÝ VÀ DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 8720205
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ THỊ HÀ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả trong luận văn đã được sự cho phép sử
dụng. Và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Kim Anh

.



.

BẢN TĨM TẮT TỒN VĂN LUẬN VĂN
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TRÊN
KIẾN THỨC VÀ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN
TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
TÓM TẮT:
Mở đầu: Tăng huyết áp là bệnh lý nghiêm trọng, là nguyên nhân chính dẫn đến
tử vong sớm trên tồn cầu và tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về tim, não,
thận và các bệnh khác.
Mục tiêu: Tỷ lệ bệnh nhân đạt được huyết áp mục tiêu trên thế giới và ở nước
ta cịn khá thấp. Một trong số ngun nhân chính đó là sự kém tuân thủ trong
dùng thuốc, thiếu hiểu biết về bệnh và lối sống kém lành mạnh. Nghiên cứu của
chúng tôi tiến hành với mục tiêu đánh giá kết quả của hoạt động dược lâm sàng
lên kiến thức và tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại
trú và khảo sát mức độ hài lòng của họ về hoạt động của dược lâm sàng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bán thực nghiệm này
thực hiện trên bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn
Tri Phương từ tháng 10/2021 đến tháng 3/2022. Các bệnh nhân ở nhóm can
thiệp sẽ nhận được tư vấn về bệnh, thay đổi lối sống và tuân thủ dùng thuốc
qua cuộc phỏng vấn 1:1 tại phòng tư vấn dùng thuốc của bệnh viện. Và kết quả
sẽ được đánh giá sau 1 tháng theo dõi bằng cách gọi điện thoại. Kiến thức, tuân
thủ dùng thuốc và mức độ hài lòng của bệnh nhân sẽ được đánh giá thông qua
bộ câu hỏi Hypertension Knowledge Level Scale, Morisky Green Levine
Adherence Scale và Patient Satisfaction Feedback.
Kết quả: Có 233 bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và có 197 bệnh nhân
hồn tất q trình nghiên cứu (Nhóm can thiệp (NCT) là 97 bệnh nhân, Nhóm

chứng (NC) là 101 bệnh nhân). Sau khi nhận được tư vấn giáo dục của dược sĩ
lâm sàng, tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức tốt tăng từ 17,5% lên 74,8% (p<0,01) ở
NCT. Ở NC tỷ lệ này chỉ tăng nhẹ từ 11,9% lên 17,4% (p>0,05). Về tuân thủ
dùng thuốc, tỷ lệ BN tuân thủ dùng thuốc tốt ở NCT và NC lần lượt là 42,3%
và 47,5%. Sau khi nhận được tư vấn của dược sĩ lâm sàng tỷ lệ này đã tăng lên
91,8% ở NCT và 49,5% ở NC. Hầu hết bệnh nhân hài lòng với sự tư vấn của
dược sĩ lâm sàng.

.


.

Kết luận: Hoạt động của dược sĩ lâm sàng đã giúp cải thiện đáng kể kiến thức
và tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú thơng qua
hoạt động giáo dục tư vấn.
Từ khố: tăng huyết áp, kiến thức, tuân thủ dùng thuốc.
ABSTRACT:
EVALUATION OF THE RESULTS OF CLINICAL PHARMACOLOGY
ACTIVITIES ON KNOWLEDGE AND ADHERENCE TO MEDICATION
IN HYPERTENSIVE PATIENTS TREATED AS OUTPATIENTS AT
NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL
Summary:
Background: Hypertension is a serious disease that is a major cause of
premature death globally and significantly increases the risk of heart, brain,
kidney and other diseases.
Objective: The rate of patients achieving target blood pressure in the world
and in Viet Nam is still quite low. One of the main causes is poor adherence to
medication, lack of knowledge about the disease and unhealthy lifestyle. Our
study was conducted with the objective to evaluate the results of clinical

pharmacy activities on knowledge and adherence to medication in patients with
hypertension in outpatient treatment and to survey their satisfaction with the
operation of clinical pharmacy.
Methods: This semi-experimental study was performed on hypertensive
patients treated as outpatients at Nguyen Tri Phuong Hospital from October
2021 to March 2022. Patients in the intervention group will receive disease
consultation, lifestyle changes and medication adherence through a 1:1
interview at the hospital's medication counseling room. And the results will be
evaluated after 1 month of follow-up by phone calls. Patient knowledge,
adherence to medication and satisfaction will be assessed through the
Hypertension Knowledge Level Scale, Morisky Green Levine Adherence Scale
and Patient Satisfaction Feedback questionnaires.
Result: There were 233 patients who agreed to participate in the study and 197
patients completed the study (Intervention group (IG) was 97 patients, Control
group (CG) 101 patients). After receiving educational counseling from clinical
pharmacists, the percentage of patients with good knowledge about
hypertension increased from 17.5% to 74.8% (p<0.01) in the IC. In the GC, this
rate only increased slightly from 11.9% to 17.4% (p>0.05). Regarding
medication adherence, the percentage of patients with good drug adherence in

.


.

the IG and CG were 42.3% and 47.5%, respectively. After receiving the clinical
pharmacist's consultation, this rate increased to 91.8% in the IG and 49.5% in
the CG. Most patients were satisfied with the advice of the clinical pharmacist.
Conclusions: The clinical pharmacy activities have significantly improved
drug knowledge and adherence in outpatient hypertensive patients through

counseling and education activities.
Keywords: Hypertension, knowledge, adherence to medication.

.


.

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo
sau Đại học và quý thầy cô bộ môn Dược lý và dược lâm sàng Đại học Y Dược
Tp Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong thời gian học tập tại trường và đã tận tình hướng dẫn, truyền thụ kiến
thức, giúp đỡ tơi trong q trình hồn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn cô TS.DS. Võ Thị Hà đã đồng hành, chia sẻ kinh nghiệm,
kiến thức quý báu và tận tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian qua để tơi có thể
hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám đốc, Hội đồng nghiên cứu khoa học cùng các
anh chị dược sĩ tại tổ dược lâm sàng Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã nhiệt
tình hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong q trình thu thập số liệu và
đặc biệt là tồn bộ Ơng/Bà đã đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi không bao giờ quên sự giúp đỡ và chia sẻ của gia đình,
bạn bè, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt vật chất lẫn tinh thần trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Ngày 12 tháng 12 năm 2022
Tác giả luận văn

Phạm Thị Kim Anh

.



.

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iv
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Tổng quan về tăng huyết áp ....................................................................... 3
1.2. Tổng quan về tuân thủ điều trị ................................................................. 12
1.3. Tổng quan về kiến thức ........................................................................... 15
1.4. Tổng quan về can thiệp của dược sĩ lâm sàng ......................................... 17
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 23
2.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 23
2.3. Phương pháp tiến hành ............................................................................ 25
2.4. Phương pháp xử lý và trình bày số liệu ................................................... 28
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu ....................................................................... 29
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 30
3.1. Một số đặc điểm chung về nhân khẩu học và lâm sàng........................... 30
3.2. Kết quả của hoạt động dược lâm sàng lên kiến thức ............................... 33
3.3. Kết quả của hoạt động dược lâm sàng lên tuân thủ dùng thuốc .............. 38
3.4. Mức độ hài lòng của bệnh nhân đối với các dịch vụ mà dược sĩ cung cấp
........................................................................................................................ 38
Chương 4. BÀN LUẬN................................................................................. 40
4.1. Các đặc điểm chung của bệnh nhân trong nghiên cứu ............................ 40
4.2. Kết quả của hoạt động dược lâm sàng lên kiến thức của bệnh nhân ....... 49
4.3. Kết quả của hoạt động dược lâm sàng lên tuân thủ dùng thuốc .............. 54

4.4. Đánh giá mức độ hài lòng của b ệnh nhân với hoạt động tư vấn của dược
sĩ...................................................................................................................... 60
KẾT LUẬN ................................................................................................... 62

.


.

KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 1
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................... 1
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................... 1
PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................... 1
PHỤ LỤC 4 ...................................................................................................... 1
PHỤ LỤC 5 ...................................................................................................... 1

.


.

i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Anh

Tiếng Việt


BMI

Chỉ số khối cơ thể

Body mass Index

BN

Bệnh nhân

CB

Chẹn Beta



Cao đẳng

CKCa

Chẹn kênh Calci

CTTA

Chẹn thụ thể Angiotensine II

CVDs

Cardiovascular disease


Bệnh tim mạch

DSLS

Dược sĩ lâm sàng

ĐTĐ

Đái tháo đường

eGFR

Estimated

Glomerular Độ lọc cầu thận ước tính

Filtration Rate
HA

Huyết áp

HALT

Huyết áp liên tục

HAPK

Huyết áp phòng khám

HATN


Huyết áp tại nhà

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

HK-LS

Hypertension

Knowledge

Level Scale
LT

Lợi tiểu

MGLS

Morisky

Green

Levine


Adherence Scale
NC

Nhóm chứng

NCT

Nhóm can thiệp

.


.

ii

NVYT

Nhân viên y tế

PSF

Patient satisfaction feedback
regarding

pharmacist

counselling
RCT


Randomized controlled trial

SCT

Thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên
Sau can thiệp

SPSS

The Statistical Package for
Social Sciences

TCT

Trước can thiệp

THA

Tăng huyết áp

TTCQ

Tổn thương cơ quan

TV

Tư vấn

THCS


Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

ƯCMC

Ức chế men chuyển

YTNC

Yếu tố nguy cơ

VNHA/VSH

Phân hội tăng huyết áp Việt Nam

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

.


.

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1-1: Định nghĩa theo mức HA đo tại phòng khám, liên tục và tại nhà
(mmHg) ................................................................................................... 4
Bảng 1-2: Phân độ THA theo mức HA đo tại phòng khám (mmHg)* ............. 4
Bảng 1-3: Các yếu tố ảnh hưởng nguy cơ tim mạch bệnh nhân tăng huyết áp 5
Bảng 1-4: Mục tiêu điều trị THA ở người lớn .................................................. 7
Bảng 1-5: Nhóm thuốc chính trong điều trị tăng huyết áp ............................. 11
Bảng 1-6: Các nhóm thuốc chính trong điều trị tăng huyết áp (tt) ................. 12
Bảng 1-7: Một số bộ câu hỏi dùng để đánh giá tuân thủ dùng thuốc ở BN THA.
............................................................................................................... 14
Bảng 1-8: Thang tuân thủ dùng thuốc Morisky Green Levine Adherence Scale
............................................................................................................... 15
Bảng 1-9: Bảng tóm tắt một số nghiên cứu về hoạt động tư vấn cho BN THA
............................................................................................................... 19
Bảng 2-1: Các bước tiến hành thu thập số liệu ............................................... 26
Bảng 3-1: Đặc điểm nhân khẩu học và lâm sàng của BN .............................. 30
Bảng 3-2: Kết quả của hoạt động dược lâm sàng lên kiến thức ..................... 33
Bảng 3-3: Tỷ lệ BN trả lời đúng trong bộ câu hỏi HK-LS ............................. 34
Bảng 3-4: Kết quả của hoạt động dược lâm sàng lên tuân thủ dùng thuốc .... 38
Bảng 3-5: Sự hài lòng của BN đối với các dịch vụ của DSLS ....................... 38
Bảng 4-1: Chỉ tiêu đánh giá thể trạng theo WHO 2000 dành cho khu vực Châu
Á – Thái Bình Dương ........................................................................... 41

.


.

iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1-1: Sơ đồ khám để chẩn đốn THA ....................................................... 5
Hình 1-2: Phân tầng nguy cơ THA theo mức HA, các yếu tố nguy cơ, tổn
thương cơ quan đích hoặc các bệnh đồng mắc kèm. .............................. 7
Hình 1-3: Sơ đồ khuyến cáo điều trị tăng huyết áp VNHA/VSH 2018 ......... 10
Hình 3-1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ............................................................... 30

.


.

1

MỞ ĐẦU
Tăng huyết áp (THA) hoặc huyết áp cao là một tình trạng bệnh lý nghiêm
trọng, là ngun nhân chính dẫn đến tử vong sớm trên toàn cầu và làm tăng
đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim, thận, não và những bệnh khác. Theo ước tính
của Tổ chức y tế thế giới (WHO), số người mắc bệnh THA trên toàn thế giới
khoảng 1,13 tỷ người và đang có xu hướng tăng. Năm 2015, cứ 4 nam thì có 1
nam, cứ 5 nữ thì có 1 nữ mắc bệnh THA. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ngày càng
gia tăng1. Tháng 5 năm 2019, kết quả nghiên cứu của Huỳnh Văn Minh và cộng
sự chỉ ra rằng có đến 33,8% số người tham gia nghiên cứu mắc bệnh THA, tỷ
lệ này cao hơn năm 2018 (30,3%) và 2017 (28,7%), và trong đó chỉ có 33,5%
số bệnh nhân (BN) có huyết áp (HA) được kiểm soát2. Sự kém tuân thủ dùng
thuốc, thiếu hiểu biết về bệnh THA và lối sống kém lành mạnh là những nguyên
nhân chính dẫn đến thất bại trong điều trị tăng huyết áp.
Trong những năm gần đây, vai trò của dược sĩ ngày càng được mở rộng
và định hướng lấy BN làm trung tâm. Ngoài việc cấp phát và quản lý thuốc,
dược sĩ còn cung cấp các can thiệp trực tiếp hơn như tư vấn, giáo dục về bệnh,
những vấn đề về sử dụng thuốc và điều trị không dùng thuốc cho BN. Nhiều

dược sĩ đã và đang sử dụng những kỹ năng và kiến thức chuyên môn để tham
gia vào quản lý bệnh tật, trong đó có bệnh THA. Trong quản lý bệnh THA, can
thiệp của dược sĩ lâm sàng (DSLS) tập trung vào giáo dục và tư vấn BN, đưa
ra khuyến nghị cho bác sĩ về quản lý trị liệu nhằm cải thiện tuân thủ thuốc, đạt
được các mục tiêu về kết quả điều trị mong muốn, cải thiện tính an tồn trong
sử dụng thuốc.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy các can thiệp của dược sĩ đã cải thiện
có ý nghĩa thống kê trong việc giáo dục BN, khuyến nghị với bác sĩ, quản lý
thuốc THA, giảm huyết áp tâm thu (HATT) và giảm huyết áp tâm trương
(HATTr)3,4. Saleem và cộng sự (2013) đã thực hiện một nghiên cứu ngẫu nhiên

.


.

2

đối chứng. Kiến thức về THA, tuân thủ thuốc và chất lượng cuộc sống liên quan
đến sức khỏe BN được đo lường bằng bảng câu hỏi. Kết quả cho thấy sự can
thiệp của dược sĩ có thể làm tăng có ý nghĩa thống kê mức độ hiểu biết của
người bệnh về bệnh THA và tuân thủ thuốc sau khi hoàn thành can thiệp. Mức
HATT và HATTr thấp hơn có ý nghĩa thống kê cũng được quan sát thấy trong
nhóm can thiệp sau khi kết thúc nghiên cứu5. Reeves và cộng sự (2020) đã tiến
hành đánh giá có hệ thống 35 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng về “Các can
thiệp của dược sĩ trong việc quản lý kiểm soát HA và sự tuân thủ đối với thuốc
điều trị tăng huyết áp". Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng can thiệp của dược sĩ
đã cải thiện việc kiểm soát HA và tuân thủ trị liệu thông qua việc giáo dục, tư
vấn hoặc kết hợp cả hai6.
Tại Việt Nam, vai trò của dược sĩ lâm sàng vẫn còn hạn chế. Cho đến

năm 2019, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành hướng dẫn đầu tiên về thực hành
dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm7. Hướng dẫn
này đã cung cấp các hướng dẫn chi tiết và thực hành dược lâm sàng để quản lý
THA. Đây được coi là một hướng dẫn chun mơn kỹ thuật rất có giá trị khoa
học và thực tiễn sẽ giúp triển khai, đánh giá các hoạt động dược lâm sàng tại
các cơ sở khám chữa bệnh.
Dựa trên những vấn đề này và để cung cấp bằng chứng về vai trò của DSLS
trong việc quản lý THA cho các cơ quan quản lý sức khỏe, đề tài “Đánh giá
kết quả của hoạt động dược lâm sàng trên kiến thức và tuân thủ dùng thuốc
ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn Tri
Phương” được thực hiện với mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả hoạt động dược lâm sàng lên kiến thức.
2. Đánh giá kết quả hoạt động dược lâm sàng lên tuân thủ dùng thuốc.
3. Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân với các biện pháp can thiệp của
DSLS ở nhóm can thiệp.

.


.

3

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về tăng huyết áp
1.1.1. Dịch tễ học
Theo WHO, nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên tồn cầu là bệnh tim
mạch (CVDs). Ước tính có khoảng 17,9 triệu người tử vong vì CVDs vào năm
2019, chiếm khoảng 32% tổng số ca tử vong trên toàn cầu8. Tại Việt Nam, theo
thống kê của Cục Y Tế Dự Phòng, CVDs đang gây gánh nặng tử vong lớn nhất9.

Vào năm 2016 có 31% số trường hợp tử vong trên toàn quốc là do các bệnh
này. THA là một trong hai nguyên nhân quan trọng của CVDs. Báo cáo điều
tra quốc gia năm 2015 cho thấy cứ năm người trưởng thành Việt Nam thì có
một người bị THA. Như vậy ước tính hiện nay nước ta có khoảng 12 triệu người
THA, trong đó tỷ lệ người mắc bệnh được phát hiện và điều trị cịn rất thấp.
Ước tính có khoảng 60% người mắc THA chưa được phát hiện, chỉ có khoảng
14% BN THA và gần 30% người có nguy cơ tim mạch được quản lý, dự
phòng10.
1.1.2. Định nghĩa và chẩn đoán
Định nghĩa
Theo Hội Tim Mạch Học Việt Nam và Phân Hội THA Việt Nam 2018,11
chẩn đoán THA khi đo huyết áp (HA) phịng khám có huyết áp tâm thu (HATT)
≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg. Để chẩn đốn
THA, ngồi dựa vào đo HA chính xác bằng đo HA tại phịng khám và HA ngồi
phịng khám (HA tại nhà, HA liên tục), thì phải tiến hành thêm khai thác tiền
sử cá nhân và tiền sử gia đình, khám thực thể và các xét nghiệm cận lâm sàng
nhằm xác định nguyên nhân THA thứ phát hay tiên phát, đánh giá các yếu tố
nguy cơ tim mạch, tổn thương cơ quan đích, và bệnh cảnh lâm sàng để phân
tầng nguy cơ.

.


.

4

Bảng 1-1: Định nghĩa theo mức HA đo tại phòng khám, liên tục và tại nhà
(mmHg)
HATT

HA phịng khám

HATTr

≥140

và/hoặc

≥90

Trung bình ngày (hoặc thức)

≥135

và/hoặc

≥85

Trung bình đêm (hoặc ngủ)

≥120

và/hoặc

≥70

Trung bình 24 giờ

≥130


và/hoặc

≥80

HA đo tại nhà trung bình

≥135

và/hoặc

≥85

HA liên tục (ambulatory)

Bảng 1-2: Phân độ THA theo mức HA đo tại phịng khám (mmHg)*
HATT
Tối ưu

HATTr

<120



<80

Bình thường**

120 - 129


và/hoặc

80 - 84

Bình thường cao**

130 - 139

và/hoặc

85 - 89

THA độ 1

140 - 159

và/hoặc

90 - 99

THA độ 2

160 - 179

và/hoặc

100 - 109

THA độ 3


≥180

và/hoặc

≥110

THA tâm thu đơn độc

≥140



< 90

*Nếu HA khơng cùng mức để phân loại thì chọn mức HA tâm thu hoặc tâm
trương cao nhất.
THA tâm thu đơn độc xếp loại theo mức HATT.
**Tiền THA: khi HATT >120-139 mmHg và HATTr > 80-89 mmHg.
Chẩn đốn
Qui trình khám để chẩn đốn THA được trình bày ở Hình 1.1

.


.

5

Hình 1-1: Sơ đồ khám để chẩn đốn THA
1.1.3. Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ trên tim mạch của bệnh nhân THA được trình bày ở
bảng 1-3 11,12
Bảng 1-3: Các yếu tố ảnh hưởng nguy cơ tim mạch bệnh nhân tăng huyết áp
Đặc điểm dân số và các thông số cận lâm sàng
Giới (nam>nữ)
Tuổi
Thuốc lá – đang hút hoặc đã hút
Cholesterol toàn bộ và High Density Lipoprotein Cholesterol
Uric acid
Đái tháo đường (ĐTĐ)
Tăng trọng hoặc béo phì
Tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch sớm (tuổi nam <55 và nữ <65)

.


.

6

Tiền sử gia đình hoặc người thân mắc THA sớm
Mãn kinh sớm
Lối sống tĩnh tại
Yếu tố tâm lý và xã hội
Nhịp tim (chỉ số khi nghỉ >80 lần/phút)
Tổn thương cơ quan đích khơng có triệu chứng
Cứng mạch: HA mạch (ở người lớn) ≥60 mmHg
Vận tốc sóng mạch động mạch cảnh-đùi >10 m/s
Điện tâm đồ dày thất trái
Siêu âm tim dày thất trái

Albumin niệu vi thể hoặc tăng tỉ lệ albumin-creatinin
Bệnh thận mạn mức độ vừa với eGFR >30-59 mL/ph/1,73m2 hoặc
bệnh thận mạn nặng với eGFR <30 mL/ph/1,73m2
Chỉ số cẳng chân-cổ tay <0,9
Bệnh võng mạc tiến triển: xuất huyết hoặc xuất tiết, phù gai thị
Bệnh tim mạch đã xác định
Bệnh mạch não: đột quị thiếu máu cục bộ, xuất huyết não, cơn thiếu máu
thoáng qua
Bệnh mạch vành: nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, tái tưới máu cơ tim
Hiện diện mảng xơ vữa qua hình ảnh
Suy tim bao gồm suy tim với phân suất tống máu bảo tồn
Bệnh lý động mạch ngoại biên
Rung nhĩ
Một trong những việc quan trọng để lựa chọn thuốc điều trị cho BN là
phân tầng nguy cơ. Phân tầng nguy cơ THA theo mức HA, các yếu tố nguy cơ,
tổn thương cơ quan đích và bệnh mắc kèm được trình bày ở Hình 1-2.

.


.

7

Hình 1-2: Phân tầng nguy cơ THA theo mức HA, các yếu tố nguy cơ, tổn
thương cơ quan đích hoặc các bệnh đồng mắc kèm.
1.1.4. Điều trị
1.1.4.1. Mục tiêu điều trị
Theo Hội Tim Mạch Học Việt Nam và Phân Hội THA Việt Nam 2018,
khuyến cáo chung cho mức HA mục tiêu điều trị đối với BN THA. Đích đầu

tiên chung cho tất cả BN THA là đưa HA phòng khám về <140/90 mmHg. Tùy
vào khả năng dung nạp với điều trị, cần xem xét đưa HA về mục tiêu điều trị
tối ưu. BN<65 tuổi và khơng có bệnh thận mạn HA mục tiêu là 120-129/70-79
mmHg. BN≥65 tuổi hoặc có bệnh thận mạn HA mục tiêu là 130-139/70-79
mmHg11
Bảng 1-4: Mục tiêu điều trị THA ở người lớn
Mức
Khuyến cáo

Loại chứng
cứ

.


.

8

Mục tiêu điều trị THA là chọn phương thức điều trị có

I

A

I

A

I


A

I

B

chứng cứ giảm tối đa nguy cơ lâu dài toàn bộ về bệnh suất
và tử suất tim mạch, tử vong chung
Xác định ngưỡng HA ban đầu cần điều trị và đích HA cần
đạt theo cá nhân hóa: dựa vào độ THA, bệnh phối hợp và
nhóm tuổi
Điều trị kiểm sốt cùng lúc tất cả yếu tố nguy cơ tim mạch
đi kèm và các bệnh đồng mắc theo khuyến cáo hiện hành
Xác định các yếu tố cản trở sự tuân thủ dùng thuốc
1.1.4.2. Điều trị không dùng thuốc
Lựa chọn lối sống lành mạnh có thể ngăn ngừa hoặc trì hỗn sự khởi phát
của THA và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thay đổi lối sống
một cách hiệu quả có thể trì hỗn hoặc ngăn chặn nhu cầu điều trị bằng thuốc
ở BN THA độ 1. Và cũng có thể làm tăng tác dụng của thuốc hạ HA. Các biện
pháp lối sống được khuyến nghị đã được chứng minh là làm giảm HA bao gồm:
Hạn chế muối trong khẩu phần ăn
Lượng muối khuyến cáo nên sử dụng không quá 5 gam muối mỗi ngày
(khoảng 1 thìa cà phê muối) ở cả người bình thường khỏe mạnh và người mắc
THA11,12.
Hạn chế sử dụng rượu bia
Nam giới mắc THA có uống rượu/bia nên giới hạn mức tiêu thụ 2 đơn vị
mỗi ngày và nữ là 1 đơn vị mỗi ngày (Một đơn vị chứa 14g nồng độ cồn tinh
khiết tương đương 354 ml bia (5% cồn) hoặc 150 ml rượu vang (12% cồn) hoặc
45 ml rượu mạnh (40% cồn))11,12.

Các thay đổi khác về chế độ ăn uống

.


.

9

BN THA nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh bao gồm rau,
các loại đậu, trái cây tươi, các sản phẩm từ sữa ít béo, ngũ cốc ngun hạt, cá
và các axit béo khơng bão hịa (đặc biệt là dầu ô liu), đồng thời hạn chế các loại
thịt đỏ và chất béo bão hồ11,12.
Giảm cân
Việc duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh (BMI khoảng 20 - 25 kg/m2
ở người <60 tuổi; cao hơn ở bệnh nhân lớn tuổi) và vòng eo (<94 cm đối với
nam và <80 cm đối với nữ) được khuyến cáo cho người không THA để ngăn
ngừa THA, và cho BN THA để giảm HA. Giảm cân nên áp dụng cùng những
biện pháp khác bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên và
tư vấn về động lực. Giảm cân cũng có thể cải thiện hiệu quả của thuốc hạ huyết
áp và nguy cơ mắc CVDs11,12
Hoạt động thể chất thường xuyên
BN THA nên tham gia ít nhất 30 phút tập thể dục ở cường độ trung bình
(đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội) vào 5-7 ngày mỗi tuần và không nên nghỉ
2 ngày liên tiếp. Bạn cũng có thể thực hiện các bài tập kháng lực từ 2 đến 3
ngày mỗi tuần. Ở người lớn khỏe mạnh, nên tăng dần hoạt động thể chất lên
300 phút một tuần với cường độ vừa phải hoặc 150 phút một tuần hoạt động
thể chất cường độ cao để có thêm lợi ích từ tăng cường hoạt động thể chất11,12.
Ngừng hút thuốc và tránh nhiễm độc khói thuốc
Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chính đối với CVDs và ung thư. Cũng

có bằng chứng cho thấy tác động xấu đến sức khỏe của hút thuốc lá thụ động.
Hút thuốc chỉ đứng sau THA trong việc góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh
tật toàn cầu và ngừng hút thuốc có thể là biện pháp thay đổi lối sống hiệu quả
nhất để phòng ngừa bệnh tim mạch, bao gồm đột quỵ, nhồi máu cơ tim và bệnh
mạch máu ngoại biên11,12.
1.1.4.3. Điều trị dùng thuốc

.


.

10

Hầu hết BN THA cần điều trị thuốc kết hợp với điều chỉnh lối sống để
đạt được HA mục tiêu, kiểm sốt các nguy cơ tim mạch khác.

Hình 1-3: Sơ đồ khuyến cáo điều trị tăng huyết áp VNHA/VSH 2018
Hiện nay có 5 nhóm thuốc chính sử dụng trong điều trị THA trình bày
trong Bảng 1-5.

.


.

11

Bảng 1-5: Nhóm thuốc chính trong điều trị tăng huyết áp
Liều hàng ngày

(mg)

CÁC NHĨM
THUỐC

Liều
thấp

Liều
thơng

Liều hàng

THUỐC

Liều
thấp

thường

Chẹn kênh Ca

ngày (mg)

CÁC NHĨM

Liều
thơng
thường


Lợi tiểu
Thiazide và giống

Nondihydropyridines
Diltiazem

thiazide
120

180-

Bendroflumethiazide

5

10

Chlorthalidone

12,5

12,5-25

Hydrochlorothiazide

12,5

12,5-50

Indapamide


1,25

2,5

Bumetamide

0,5

1

240

Verapamil

120

240360

Lợi tiểu quai
Dihydropyridines
Amlodipine

2,5

5-10

Furosemide

20x2 40x2


Felodipine

2,5

5-10

Torsemide

5

10

Amiloride

5

5-10

Eplernone

25

50-100

Spironolactone

12,5

25-50


Triamterene

100

100

Lợi tiểu giữ Kali

Isradipine

2,5x2

5-10x2

Nifedipine

30

30-90

Nitrendipine

10

20

Lercanidipine

10


20

.


.

12

Bảng 1-6: Các nhóm thuốc chính trong điều trị tăng huyết áp (tt)
Các nhóm thuốc tác động lên hệ RAA
Thuốc ức chế men chuyển
Chẹn thủ thể AII
Benazepril
5
10-40
Candessartan
Captopril
12,5x2 50-100x2
Eprosartan
Enaplapril
5
10-40
Irbesartan
Fosinopril
10
10-40
Losartan


4
400
150
50

8-32
600-800
150-300
50-100

Imidapril
Lisinopril

2,5-5
5

5-10
10-40

Olmesartan
Telmisartan

10
40

20-40
40-80

Perindopril


5

5-10

Azilsartan

40

80

Quinapril

5

10-40

Valsartan

80

80-320

Ramipril
Trandolapril

2,5
1-2

5-10
2-8


Chẹn beta
Acebutalol

200

200-400

Atenolol

25

100

Bisoprolol

5

5-10

Carvedilol

3,125x2 6,25-15x2

Labetalol

100x2

100-300x2


Propranolol

40x2

40-160x2

Metoprolol

25

50-100

25x2

50-100x2

Nadolol

20

40-80

Nebivolol

2,5

5-10

succinate
Metoprolol

tartrate

1.2. Tổng quan về tuân thủ điều trị
Tuân thủ điều trị kém làm tăng mức HA, tăng tỷ lệ mắc biến chúng do
bệnh THA, tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong do mọi nguyên nhân. Trong giai
đoạn từ 2010-2020, tỷ lệ khơng tn thủ điều trị thuốc THA trên tồn cầu

.


×