Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán tại công ty CP giấy Trúc Bạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.43 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta có nhiều chuyển biến.
Do có sự đổi mới cơ chế quản lý từ nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, nước ta đã
đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế xã hội. Trong điều
kiện nền kinh tế thị trường, với cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện hạch toán
kinh doanh để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải đảm bảo có
tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có lãi.
Công ty CP giấy Trúc Bạch đã có một quá trình hình thành và phát triển
lâu dài. Trải qua nhiều khó khăn công ty đã từng bước khẳng định vị thế của
mình và từng bước phát triển.Hiện nay công ty đã và đang mở rộng các chủng
loại sản phẩm của mình. Ngoài ra, công ty luôn giữ được uy tín với khách
hàng về mặt chất lượng cũng như số lượng. Để phát huy những kết quả đạt
được, công ty đã không ngừng tăng quy mô sản xuất , hiện đại hóa dây
chuyền công nghệ sản xuất, tuyển dụng thêm những công nhân lành nghề với
tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải có sự
quản lý. Trong đó hạch toán kế toán là một trong những công cụ sắc bén
nhất, không thể thiếu trong hệ thống quán lý kinh tế tài chính của các doanh
nghiệp. Cùng với sự đổi mới trong cơ chế quản lý kinh tế, sự đổi mới của hệ
thống kế toán doanh nghiệp đã tạo ra cho kế toán một bộ mặt mới, khẳng định
được vị trí của kế toán trong công tác quản lý. Do đó, trên cơ sở phương pháp
luận đã học và qua thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty CP giấy Trúc Bạch
với sự hướng dẫn của thầy giáo Trương Anh Dũng, em đã thực hiện báo cáo
với đề tài “Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán tại công ty CP giấy Trúc Bạch”.
Với mong muốn đi sâu tìm hiểu công tác kế toán tại một doanh nghiệp sản
xuất từ đó rút ra những kinh nghiệm thực tiễn cho bản thân, nâng cao trình độ
lý luận cho mình.
Báo cáo tổng hợp của em gồm 3 phần:
_Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế_ kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý


hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
_Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thông kế toán tại công ty
_Phần 3 : Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán tại công ty
Do vấn đề nghiên cứu rộng, khó và phức tạp, mặt khác dung lượng trình
bày có hạn, trình độ lý luận của bản thân chưa caocho nên em đã không tránh khỏi
những sai sót và khiếm khuyết, vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
chân thành từ Thầy Cô và bạn bè để em thành chuyên đề thực tập được tốt hơn
Cuối cùng cho phép em một lần nữa gửi lời cảm ơn chân thành đến cấc
thầy cô giáo khoa kế toán trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân tập thể cán bộ
phòng kế toán Công ty CP giấy Trúc Bạch Hà Nội giúp đỡ em trong thời gian
thực tập tốt nghiệp. Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn hân thành đến thầy giáo
Thạc sĩ Trương Anh Dũng người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành báo cáo
tổng hợp này

Hà nội, ngày…… tháng …….năm 2010
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Minh
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ _ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CP GIẤY TRÚC BẠCH
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY TRÚC BẠCH HÀ NỘI
Tên giao dịch: HA NOI TRUC BACH PAPER JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: TRUBACO
Trụ sở văn phòng công ty: Sô 128 Phố Thụy Khuê_ Tây Hồ_ Hà Nội
Điện thoại: 0438475174 0438472175
Nhà máy sản xuất: Khu công nghiệp Cấu Bươu, xã Thanh Liệt_ Huyện Thanh
Trì _ Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0436889458 0436889615

Fax:6881393/688
Vốn điều lệ khi công ty được cổ phần hóa là: 29.062.500.000 đ
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty CP Giấy Trúc Bạch là một công ty công nghiệp địa phương
được thành lập vào năm 1960
Công ty là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hoạt
động theo điều lệ XHCN quốc doanh (Nghị định 93 CP ngày 8/4/1978) và
nguyên tắc tự chủ về mặt tài chính.
Vốn kinh doanh của công ty chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp, một
phần tự bổ sung.
Cuối năm 2006 Công ty chuyển đổi hình thức sở hữu thành Công ty CP
Giấy Trúc Bạch Hà Nội.
Công ty CP Giấy Trúc Bạch có một quá trình hình thành và phát triển
lâu dài. Tiền thân của công ty là nhà máy Giấy Trúc Bạch được thành lập
ngày 25/1/1959 theo nghị định số 335 của thủ tướng chính phú trên cơ sở sáp
nhập xưởng giấy Bảo hoa chấn nam Quảng Bá và xưởng giặt là quần áo cho
lính Pháp của một tư sản thời pháp thuộc.
Ngày 8/4/1960 thành phố Hà Nội quyết định công nhận chính thức là
nhà máy giấy Trúc Bạch.
Trong những năm 1960_ 1961 nhà máy đã hoàn thành xuất sắc chức
năng và nhiệm vụ được giao là sản xuất, cung cấp giấy cho khu vực phía Bắc.
Bước sang thời kỳ kháng chiến chông Mỹ cứu nước , tháng 6/1969,
nhà máy được sát nhập thêm phân xưởng CARTON dân chủ, đồng thời
được nhà nước đầu tư trang bị 03 máy xeo CARTON với công suất 300
tấn/ năm/ máy. Sự sáp nhập và đầu tư thêm máy móc thiết bị đã mở rộng
năng lực của nhà máy.
Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, nhà máy đã tập trung vào công
việc khôi phục lại sản xuất tiếp tục chế tao các thiết bị sản xuất giấy, thực tiễn
chuyển giao công nghệ sản xuất
Giai đoạn từ 1990 – 1995: là những năm đầu Nhà nước xóa bỏ bao cấp

chuyển sang cơ chế thị trường. Thời kỳ này, Công ty gặp muôn vàn khó khăn
về vốn kinh doanh, lựa chọn chủng loại mặt hàng sản xuất và thị trường tiêu
thụ. Các vấn đề này ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty, có những lúc tưởng chừng Công ty phải đóng cửa. Để cứu vãn tình
hình này, Công ty đã tiến hành tổ chức lại sản xuất và bộ máy nhân sự hiệu
quả hơn. Đây là một bước đi mang tính cải cách lớn của Công ty.
Giai đoạn từ 1996 đến nay: Công ty đã ổn định và từng bước phát triển.
Phân xưởng Carton được tách ra để thành lập Công ty Cổ phần hoạt động độc
lập. Bộ máy tổ chức của Công ty hiện nay nhìn chung là khá gọn nhẹ và
tương đối hợp lý. Công ty đã hoàn thành tốt cả hai chức năng: vừa giữ vững
và phát triển sản xuất, vừa đầu tư xây dựng nhà máy mới tiên tiến hiện đại.
Công ty đã đầu tư ba dây chuyền sản xuất băng vệ sinh phụ nữ với giá trị trên
2 tỷ đồng, lắp đặt và chuyển giao công nghệ cho nhà máy giấy Lạng Sơn và
sản xuất có lãi.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất_kinh doanh của công ty
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
_Sản xuất và kinh doanh các loại giấy, in bao bi giấy và nhựa.
_Thiết kế, chế tạo thiết bị, chuyển giao công nghệ sản xuất giấy.
_Xuất nhập thiết bị, vật tư, kỹ thuật, nguyên liệu, hóa chất cho ngành
giấy và hàng công nghiệp tiêu dùng(Trừ hóa chất Nhà nước cấm)
_Làm đại lý, đại diện mở của hàng giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm của
công ty và sản phẩm liên doanh.
_Xây dựng và cho thuê văn phòng
_Kinh doanh các loại lâm sản nguyên liệu sản xuất như: Tre, nứa, gỗ bồ
đề, bạch đàn để cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất giấy.
1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty
Đối với các nhà máy sản xuất công nghiệp, việc tổ chức khoa học, hợp lý
quá trình chế tạo công nghệ sản phẩm là vô cùng quan trọng và nó quyết định
rất lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên việc tổ chức một quy
trình công nghệ trong một doanh nghiệp có hoàn thiện hay không là phụ

thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.
Công ty CP Giấy Trúc Bạch tổ chức sản xuất hoàn toàn phù hợp với đặc
điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Công ty tổ chức sản xuất theo
phân xưởng. Mỗi một phân xưởng lại bao gồm các tổ chức sản xuất, mỗi tổ
sản xuất đảm nhận một giai đoạn công nghệ nhất định bảo đảm cho quá trình
sản xuất của từng phân xưởng và toàn Công ty được tiến hành thường xuyên,
liên tục và có hiệu quả.
Các sản phẩm của Công ty bao gồm rất nhiều loại như: Giấy ăn, giấy
Pơluya, giấy caráp, giấy gói, băng vệ sinh. Ngoài giấy ăn cao cấp và băng vệ
sinh phụ nữ sử dụng nguyên liệu nhập ngoại qua dây chuyền khép kín hiện
đại, để sản xuất ra các loai sản phẩm còn lại, Công ty đều sử dụng các loại
giấy vụn, giấy loại làm nguyên liệu sản xuất mà không sử dụng các nguyên
liệu thủy như: gỗ, tre, nứa. Do đó, quy trình công nghệ sản xuất của Công ty
là đơn giản, không phức tạp, bỏ qua công đoạn chế biến ban đầu.
Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm ở Công ty giấy Trúc Bạch có
thể khái quát qua các mô hình sau:
Sơ đồ 1.1
Quy trình công nghệ sản xuất Giấy
Như đã giới thiệu ở trên quy trình công nghệ sản xuất băng vệ sinh là
một quy trình khép kín với dây chuyền sản xuất và nguyên vật liệu gồm:
bông, bột, nhãn dán băng, màng bọc đều nhập ngoại. Do đó, quá trình sả
xuất băng vệ sinh có thể mô tả khái quát qua sơ đồ sau:
Các loại giấy vụn
thu mua
Phân loại,
làm sạch
Pha loãng Bể chứa Máy
nghiền
Làm sạch Xeo giấy
cuộn

Quay xa
Bao gói Xén Tinh chế
Nhập kho
Sơ đồ 1.2
Quy trình công nghệ sản xuất băng vệ sinh
1.2.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty giấy Trúc Bạch nằm trên một diện tích khá rộng nên việc bố trí
sắp xếp các khu vực là tương đối thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu,
nhiên liệu, sản phẩm hay nửa thành phẩm từ phân xưởng này sang phân
xưởng khác. Hay nói cách khác, việc sắp xếp các khu vực hợp lý khoa học
nên việc luân chuyển giữa các phân xưởng đảm bảo nhanh gọn từ khâu đưa
vật liệu vào đến khâu cuối cùng là tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất ( đã trình bày ở trên ), Công ty
đã bố trí về tổ chức sản xuất kinh doanh như sau:
- Sản xuất chính, gồm 2 phân xưởng và Phòng thu mua nguyên liệu:
* Phân xưởng giấy
* Phân xưởng băng vệ sinh
- Sản xuất khác: có ngành cơ điện, sửa chữa, tự trang, tự chế các sản
phẩm cơ khí, phục vụ cho sản xuất của Công ty.
Nhiệm vụ của các phân xưởng:
Nguyên vật liệu Máy Sản phẩm hoàn
thành
Nhập kho Đóng gói bao bì
- Phòng thu mua nguyên vật liệu: tổ chức lực lượng thu mua nguyên
vật liệu đóng gói, bốc vác, vận chuyển về Công ty, phân loại nguyên vật liệu
giao cho các cơ sở sản xuất đúng với yêu cầu sản xuất các mặt hàng.
- Phân xưởng giấy: là phân xưởng có tầm quan trọng nhất trong Công
ty với 80% doanh thu hàng tháng của Công ty là từ sản phẩm của phân xưởng
giấy. Phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất các loại giấy vệ sinh, giấy gói, giấy
pơluya.

Với tổng số cán bộ công nhân viên là 65 người.
Phân xưởng gồm có các tổ sản xuất trực thuộc sau:
_01 tổ nồi hơi, có nhiệm vụ sản xuất ra hơi phục vụ cho tổ xeo giấy.
_Tổ xeo giấy: chia thành 2 tổ nhỏ có nhiệm vụ xeo giấy
_Tổ hoàn thành: gồm 2 tổ nhỏ có nhiệm vụ tinh chế giấy
Bộ máy quản lý phân xưởng gồm:
_Quản đốc phân xưởng: Phụ trách chung
_Phó quản đốc: Phụ trách kỹ thuật
_Mỗi tổ sản xuất đều có một tổ trưởng sản xuất và một tổ phó
Hàng tháng, sau khi nhận kế hoạch từ Công ty, quản đốc phân xưởng sẽ
họp các tổ trưởng để quán triệt nhiệm vụ. Tùy theo số lượng và chủng loại sản
phẩm được giao sản xuất trong tháng quản đốc phân xưởng sẽ căn cứ theo
năng lực của từng tổ sản xuất và tính năng kỹ thuật của từng dây chuyền để
phân công cụ thể. Các tổ trưởng sau khi nhận nhiệm vụ sẽ triển khai công việc
trong tổ mình.
- Phân xưởng băng vệ sinh: Đây là phân xưởng mới thành lập, được
trang bị một dây chuyền sản xuất tự động hiện đại. Sản phẩm của phân xưởng
là các loại băng vệ sinh phụ nữ.
Tổng số cán bộ công nhân viên của phân xưởng là 5 người trong đó có
quản đốc phân xưởng trực tiếp vận hành máy cùng một số công nhân kỹ
thuật, số công nhân còn lại của phân xưởng chủ yếu phụ trách khâu đóng gói
bao bì và nhập kho sản phẩm. Nguyên liệu được đưa vào sau một loạt quy
trình sản xuất tự động tạo ra thành phẩm là băng vệ sinh.
Nhìn chung, quá trình sản xuất của Công ty được khép kín từ khâu thu
mua nguyên vật liệu đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Mỗi phân xưởng là một
khâu sản xuất các loại sản phẩm riêng biệt. Kế hoạch sản xuất do phòng kế
hoạch xây dựng nên, là căn cứ để mỗi phân xưởng tự tổ chức sản xuất. Hiện
nay, với chất lượng cao, chủng loại và mẫu mã đa dạng, sản phẩm của Công
ty được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và ngày càng khẳng định được vị
thế của mình trên thị trường.

1.3. Tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất_ kinh doanh của công ty
Về tổ chức quản lý, trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thiết và
không thể thiếu được, nó đảm bảo giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất của
một doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm. Để phù hợp với yêu cầu
sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, Công ty đã chủ động sắp
xếp lại nhân lực, thực hiện giảm biên chế, giảm lao động gián tiếp, tạo ra một
bộ máy quản lý tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh gọn nhẹ, nâng cao
hiệu quả kinh tế, đứng vững trong cơ chế thị trường.
Bộ máy quản lý của Công ty giấy Trúc Bạch được tổ chức theo một cấp,
theo kiểu trực tuyến. Là một doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập có đầy
đủ tư cách pháp nhân nên Công ty được trực tiếp quan hệ với ngân sách nhà
nước, với các ngân hàng, các khách hàng và chịu trách nhiệm trước nhà nước
về thống nhất quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản.
Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty là 137 người,
trong đó số công nhân tham gia sản xuất là thợ trẻ có tay nghề từ bậc 2 đến
bậc 4 chiếm tỷ trọng chủ yếu; thợ bậc cao: bậc 5-6 có 32 người. Số lao động
có trình độ học vấn Đại học: 19 người, trong đó: Đại học Kỹ thuật 16 người,
Kinh tế 3 người, Trung cấp 7 người.
Bộ phận quản lý của Công ty có 12 người chiếm 11%, trong đó Ban
giám đốc 2 người, Hội đồng quản trị 5 người, Ban kiểm soát 3 người
Sơ đồ 1.3
Sơ đò bộ máy tổ chức công ty CP giấy Trúc Bạch
* Chức năng và nhiệm vụ của Ban giám đốc:
- Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất của Công ty, chịu trách nhiệm
trước Nhà nước về mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống của người lao
động và nghĩa vụ đối với Nhà nước. Ngoài ra, giám đốc còn phụ trách công tác
tài chính và tiến bộ kỹ thuật cùng với việc trực tiếp chỉ đạo các phòng: Tổ chức
hành chính- Bảo vệ, Tài vụ, Kỹ thuật, Kế hoạch tiêu thụ thị trường.
- Phó giám đốc là người giúp giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám
đốc về các hoạt động của các bộ phận được phân công. Cụ thể là Phó giám

đốc phụ trách sản xuất: Tổ chức chỉ huy điều hành quá trình của Công ty.
Đảm bảo sản xuất ổn định, có hiệu quả, đạt các mục tiêu sản xuất sản phẩm
Công ty đề ra. Trực tiếp giải quyết các vướng mắc, mất cân đối trong quá
trình sản xuất. Chỉ đạo trực tiếp việc thu mua nguyên liệu chính để đảm bảo
sản xuất ổn định.
Hội đồng
quản trị
Giám đốc
Ban kiểm
soát
Phòng
tài vụ
Phòng
kỹ thuật
KSC
Phòng kế
hoạch_thị
trường
Phòng tổ chức
hành
chính_bảo vệ
Phòng vật

Phân
xưởng
Giấy
Phó giám đốc
sản xuất
Phân
xưởng

Băng
* Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty:
- Phòng Kế hoạch tiêu thụ thị trường: có nhiệm vụ tổ chức thu mua
nguyên vật liệu, kinh doanh mua bán vật tư kỹ thuật và giới thiệu sản phẩm
mới của Công ty, quảng cáo, quảng bá các sản phẩm của Công ty và bán
hàng. Đồng thời có trách nhiệm tổng hợp và cân đối kế hoạch sản xuất kỹ
thuật, lao động, phân bố kế hoạch năm, xây dựng kế hoạch tác nghiệp báo cáo
giám đốc Công ty duyệt, sau đó giao chỉ tiêu cho các phân xưởng thực hiện.
- Phòng Tài vụ: giúp giám đốc tổ chức quản lý kinh tế tài chính, có
trách nhiệm đảm bảo đủ vốn để hoạt động sản xuất và xây dựng liên tục. Đảm
bảo trích nộp ngân sách nhà nước đúng số lượng và thời gian quy định. Thực
hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo đầy đủ, đúng thời gian, chỉ tiêu pháp lệnh
của Nhà nước.
- Phòng Kỹ thuật: xây dựng định mức các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, các
quy trình công nghệ, tổ chức chế thử sản phẩm mới. Tiến hành kiểm tra chất
lượng sản phẩm từ khâu nguyên liệu đưa về trong quá trình sản xuất đến
thành phẩm theo tiêu chuẩn sản phẩm, điều kiện kỹ thuật đề ra. Nghiên cứu,
thiết kế, chế tạo lắp đặt, hướng dẫn chuyển giao công nghệ các thiết bị ngành
giấy cho các đơn vị bạn.
- Phòng Tổ chức hành chính - Bảo vệ:
+ Tổ chức: Dự kiến đề xuất giúp giám đốc tổ chức bộ máy quản lý và
dây chuyền sản xuất, dự kiến sắp xếp cán bộ công nhân viên, báo cáo giám
đốc ra quyết định.
+ Tổ chức quản lý lao động tiền lương, tuyển dụng lao động. Tổ chức
giáo dục nâng cao tay nghề hàng năm cho công nhân viên. Dự kiến nâng cấp,
nâng bậc báo cáo giám đốc xét.
+ Tổ chức hướng dẫn thực hiện các chính sách chế độ đối với cán bộ công
nhân viên và đề đạt, khen thưởng, kỷ luật, về hưu, quản lý hồ sơ nhân sự.
- Phòng hành chính: chuẩn bị điều kiện phương tiện làm việc cho lãnh
đạo Công ty. Phụ trách công tác văn thư, quản lý con dấu, tiếp nhận và

chuyển đi các công văn, giấy tờ, làm công tác đối nội, đối ngoại, lập kế hoạch
mua và cấp phát văn phòng phẩm cho các phòng ban, phân xưởng theo kế
hoạch tháng, năm. Thường xuyên theo dõi tình hình đời sống ăn, ở, đi lại của
cán bộ công nhân viên.
+ Quản lý và hướng dẫn sử dụng các công trình phúc lợi công cộng, xây
dựng, tu bổ, trang bị dụng cụ phương tiện nhà ăn ca.
+ Tổ chức kiểm kê tài sản trong khu vực hành chính quản lý theo định kỳ
6 tháng, năm và đề ra các biện pháp quản lý lên giám đốc.
+ Bảo vệ: Tổ chức bảo vệ tốt tài sản, vật tư hàng hóa của Công ty và của
công nhân, tổ chức quản lý bảo đảm không để máy móc hư hại nghiêm trọng
có tính chất chính trị.
Với cơ cấu tổ chức bộ máy như trên mỗi phòng ban, mỗi phân xưởng
đều có trách nhiệm chức năng riêng phục vụ tốt nhất cho yêu cầu sản xuất
kinh doanh của Công ty. Giữa các phòng ban, các phân xưởng có mối liên hệ
mật thiết với nhau, đảm bảo quá trình sản xuất tiến hành nhịp nhàng cân đối
có hiệu quả.
1.4.Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty CP giấy Trúc Bạch
1.4.1.Kết quả kinh doanh của công ty
Bảng 1.1
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính: VNĐ
CHỈ TIÊU

số
Năm 2009 Năm 2008 Chênh lệch
1 2 3 4 +/- %
1.Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
01 26.385.162.795 26.729.611.087 (344.448.290) (1.3)
2.Các khoản giảm trừ

doanh thu
01 91.237.988 62.948.940 28.289.048 44.9
3.Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ(10=01-02)
10 26.293.924.807 26.666.662.147 (372.737.340) (1.39)
4. Giá vốn hàng bán 11 22.671.617.603 24.976.532.421 (2.304.914.802) (9.2)
5.Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dich
vụ(20=10-11)
20 3.622.307.204 1.690.129.726 1.932.177.478 114
6.Doanh thu hoạt động
tài chính
21 177.618.696 126.800.702 50.817.994 40
7.Chi phí tài chính 22 1.354.059.024 1.390.171.904 (36.112.880) (2.6)
8.Chi phí bán hàng 24 655.087.490 656.900.724 (1.813.234) (0.27)
9.Chi phí quản lý doanh
nghiệp
25 1.781.899.171 1.443.195.579 (338.703.592) 23.4
10.Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh
doanh[30=20+(21-22)-
(24+25)]
30 8.880.215 (1.673.337.779)
11.Thu nhập khác 31 59.399.903 _ 59.399.903
12.Chi phí khác 32 _ _ -
13.Lợi nhuận
khác(40=31-32)
10 59.399.903 _ 59.399.903
14.Tổng lợi nhuận kế

toán trước
50 68.280.118 (1.673.337.779) -
thuế(50=30+40)
15.Chi phí thuế TNDN
hiện hành
51 19.118.433 _ -
16.Chi phí thuế TNDN
hoãn lại
52 _ _ -
17.Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp
(60=50-51-52)
60 49.161.685 (1.673.337.779)
(Lấy nguồn từ báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007, 2008, 2009 của công
ty)
Nhận xét
Căn cứ vào kết quả tính toán ta thấy lợi nhuận sau thuế năm nay là
49.161.685 Đ. So với năm trước lợi nhuận sau thuế -1.673.337.779 Đ thì đây
là một thành công lớn của công ty. Có được điều đó là do ảnh hưởng của
nhiều nhân tố. Cụ thể là:
_ Các nhân tố làm lợi nhuận sau thuế tăng là
+ Doanh thu hoạt động tài chính tăng 50.917.994Đ làm lợi nhuận sau
thuế tăng 50.917.994 Đ. Tương ứng với tốc độ tăng là 40%
+Giá vốn hàng bán năm nay giảm so với năm trước 2.304.914.802 Đ
làm lợi nhuận sau thuế tăng là 2.304.914.802 Đ.
+ Chi phí hoạt động tài chính năm nay giảm so với năm trước là
36.112 880 Đ làm lợi nhuận sau thuế tăng 36.112.880 Đ.
+ Chi phí bán hàng năm nay giảm so với năm trước là 1.813.234 Đ làm
lợi nhuận sau thuế tăng 1.813.234 Đ.
+ Mặt khác năm 2009 công ty có thu nhập khác dẫn đến lợi nhuận khác

tăng là 59.399.903 Đ. Đây cũng là điều đang quan tâm
_ Các nhân tố làm lợi nhuận sau thuế giảm:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm nay giảm so với năm
trước là 338.703.592 Đ làm lợi nhuận sau thuế giảm là 344.448.290 Đ.
+ Các khoản giảm trừ doanh thu tăng 28.289.048 Đ làm lơi nhuận sau
thuế giảm 28.289.048 Đ.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp năm nay tăng so với năm trước là
338.703.592 Đ làm lợi nhuận sau thuế giảm la 338.703.592 Đ.
+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 19.118.433 đ làm lợi nhuận
sau thuế giảm 19.118.433 đ.
Mặt khác ta thấy mặc dù doang thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm
1.3% nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng. Nguyên nhân cơ bản là do công ty
đã tiết kiệm chi phí. Cụ thể là:
_Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng khá cao nhưng năm 2009 lại giảm so
với năm 2008 là 9,2%. Có được điều này là do công ty đã tích cực cải tiến kỹ
thuật, giảm được giá nguyên vật liệu đầu vào cũng như tiết kiệm được các chi
phí trong quá trình sản xuất. Đây là một nhân tố tích cực mà doanh nghiệp
cần đặc biệt lưu ý phát huy.
_Chi phí bán hàng cũng giảm 0.27%. Chi phí tài chính giảm 2,6%.
_Tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp năm nay lai tăng đột biến so
với năm trước cụ thể là 23.4%. Trong điều kiện đó doanh nghiệp cần có biện
pháp giảm chi phí này như tinh giảm lao động…
Tóm lại doanh nghiệp cần có những biện pháp kiểm tra để góp phần
làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp một cách hợp lý.
1.4.2.Tình hình tài chính
Bảng 1.2
BẢNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP GIẤY TRÚC BẠCH
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tài sản 36.993.154.760 37.983.362.899 42.242.917.550

A_Tài sản ngắn hạn 9.901.934.302 10.233.281.536 14.798.757.651
1.Tiền và các khoản tương
đương tiền
814.802.488 191.463.559 643.378.426
2.Các khoản phải thu ngắn hạn 4.037.447.807 3.405.058.075 9.197.871.907
3.Hàng tồn kho 4.529.214.162 4.729.098.851 4.628.664.190
4.Tài sản dài hạn khác 520.469.782 1.462.661.051 328.843.128
B_Tài sản dài hạn 27.091.220.458 27.750.081.363 27.444.159.899
1.Tài sản cố định 25.354.522.708 26.013.383.613 25.707.462.149
2.Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn
1.736.697.750 1.736.697.750 1.736.697.750
Nguồn vốn 36.993.154.760 37.983.362.899 42.242.917.550
A_Nợ phải trả 20.411.785.284 14.917.912.413 14.254.105.735
1.Nợ ngắn hạn 18.885.780.314 14.079.431.639 13.899.624.961
2.Nợ dài hạn 1.526.004.970 838.480.774 354.480.774
B_Vốn chủ sở hữu 16.581.369.476 23.065.450.486 27.988.811.815
1.Vốn chủ sở hữu 15.659.014.476 21.915.450.486 27.616.456.815
2.Nguồn kinh phí và quỹ khác 922.355.000 1.151.000.000 372.355.000
(Trích bảng cân đối kế toán của công ty qua các năm 2007,2008,2009)
Bảng 1.3
BẢNG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH(2008_2009)
Đơn vị tính:VNĐ
Chỉ tiêu
CƠ CẤU
2008
CƠ CẤU
2009
CHÊNH LỆCH
% % +/- %

Tài sản 4.259.554.660
A_Tài sản ngắn hạn 26.9 35 4.565.476.120 44.6
1.Tiền và các khoản
tương đương tiền
0.5 1.5 451.914.867 23
2.Các khoản phải thu ngắn hạn 8.96 21.7 5.793.813.832 17
3.Hàng tồn kho 12.4 11 (100.434.661) (2.1)
4.Tài sản dài hạn khác 5.04 0.8 (1.133.817.470) (77.5)
B_Tài sản dài hạn 73.1 65 (305.921.470) (1.1)
1.Tài sản cố định 68.5 60.9 (305.921.470) (1.2)
2.Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn
4.6 4.1 0 -
Nguồn vốn 4.259.554.660
A_Nợ phải trả 39.3 33.7 (663.806.680) (44.4)
1.Nợ ngắn hạn 37.1 32.9 (179.806.670) (1.27)
2.Nợ dài hạn 2.2 0.8 484.000.000 57.7
B_Vốn chủ sở hữu 60.7 66.3 4.923.361.330 21.3
1.Vốn chủ sở hữu 57.7 65.1 5.701.006.330 26
2.Nguồn kinh phí và quỹ khác 3 1.2 (778.645.000) (67.6)
Nhận xét
Căn cứ vào bảng phân tích tài chính ta thấy tình hình tài chính của công
ty có nhiều biến động. Với số liệu phân tích ta thấy cơ cấu tài sản cuối kỳ
không phù hợp với đầu kỳ. Cụ thể: Tài sản ngắn hạn đầu kỳ là 26.9% cuối kỳ
là 35%. Cơ cấu tài sản dài hạn đầu kỳ 73.1% nhưng cuối kỳ là 65%. Đồng
thời cơ cấu tài sản dài hạn cả ở đầu kỳ và cuối kỳ đều chiếm khá nhiều trong
tổng tài sản chứng tỏ tốc độ luân chuyển tài sản trong công ty chậm.Tuy nhiên
cơ cấu nguồn vốn lai có những thay đổi theo chiều hướng tích cực. Thể hiện:
Cơ cấu nợ phải trả đầu kỳ là 39.3% cuối kỳ là 33.7% Cơ cấu vốn chủ sở hữu
đầu kỳ là 60.7% cuối kỳ là 66.3%. Trong sự giảm của cơ cấu nợ phải trả ta

thấy nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm trong đó nợ ngắn hạn giảm
179.806.670 Đ tương ứng với 4,2%. Đây là một tín hiệu mừng đối với doanh
nghiệp cho thấy tình hình thanh toán với ngưới bán của doanh nghiệp khá tốt.
Điều này sẽ góp phần tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường cũng như
với đối tác kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc thay đổi cơ cấu là do ảnh hưởng bởi tốc độ tăng, giảm của các bộ
phận tài sản, nguồn vốn không đồng đều cụ thể:
_Tài sản ngắn hạn có tốc độ tăng là 44.6% trong khi đó tài sản dài hạn
giảm 1.1%.
_Nợ phải trả có tốc độ giảm là 44.4% trong khi đó vốn chủ sở hữu tăng
là 21.3%.
Như vậy để đảm bảo cơ cấu tài sản cho phù hợp. Doanh nghiệp cần có
nhưng biện pháp tăng nhanh vòng lưu chuyển của tài sản ngắn hạn, tăng vòng
quay của tiền, duy trì tốc độ tăng giảm của tài sản một cách đồng đều. Đồng
thời qua phân tích thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty đang có chuyển biến
theo chiều hướng tốt. Đây là điều doanh nghiệp nên cố gắng phát huy.
PHẦN 2
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CP GIẤY TRÚC BẠCH
2.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Xuất phát từ điều kiện thực tế, Công ty CP Giấy Trúc Bạch đã áp dụng
hình thức tổ chức kế toán tập trung. Theo hình thức tổ chức này thì toàn bộ
công việc kế toán được thực hiện tập trung tại Phòng kế toán, ở các phân
xưởng không có kế toán riêng mà quản đốc từng phân xưởng sẽ thực hiện
hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra chứng từ và kế toán thống kê sẽ căn cứ
tổng hợp số liệu để hạch toán.
2.1.1. Chức năng của phòng kế toán.
- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, giúp Giám đốc phân bổ kế
hoạch đề ra hàng quý, tháng.
- Tham mưu cho Giám đốc huy động các nguồn vốn tự có để đưa vào

sản xuất sao cho có hiệu quả nhất.
- Chuẩn bị đủ kế hoạch vốn lưu động, vốn đầu tư để phục vụ cho chi
tiêu, thực hiện kế hoạch hàng tháng. Ngoài ra còn một khoản gối đầu cho
tháng tiếp để sản xuất theo kế hoạch không bị ngưng trệ do thiếu vốn.
- Lập báo cáo hàng tháng, quý, năm theo quy định của cơ quan quản lý
cấp trên.
- Kiểm tra chứng từ đầu vào theo nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà
nước quy định.
- Tổ chức hướng dẫn ghi chép ban đầu, thu thập thông tin kinh tế từ các
tổ chức sản xuất đến các bộ phận quản lý Công ty, đảm bảo cung cấp các số
liệu cho công tác kế toán một cách nhanh chóng kịp thời.
- Hàng tháng tổ chức kiểm kê tới từng phân xưởng, sau đó tính hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của từng phân xưởng và toàn Công ty. Đề xuất
thưởng phạt cho từng đơn vị theo quy định của Công ty.
- Tổ chức viết hóa đơn bán hàng và đôn đốc việc thu hồi công nợ, đối
chiếu công nợ với khách hàng tháng, hàng quý.
- Tổ chức tính lương và phát lương theo đơn giá sản phẩm cho từng phân
xưởng và toàn Công ty vào hai kỳ ( kỳ 1: tạm ứng, kỳ 2: thanh toán ).Tính ra
các khoản phải nộp về Bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, các khoản trích nộp:
VAT, sử dụng vốn ngân sách cấp, thuế đất … và lập các báo cáo.
2.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
Bộ máy kế toán của Công ty gồm 4 người:
- 01 Kế toán trưởng
- 01 Kế toán tổng hợp kiêm kế toán tài sản cố định, kế toán nguyên vật
liệu, giá thành, sổ cái
- 01 Kế toán tiêu thụ sản phẩm kiêm thủ quỹ
- 01 Kế toán tiền lương thống kê phân xưởng, kế toán thanh toán
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức như sau:
SƠ ĐỒ 2.1
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty CP giấy Trúc Bạch

Kế toán
trưởng
Kế toán tổng
hợp, kế toán
nguyên vật liệu
Kế toán tiêu
thụ sản
phẩm, thủ
quỹ
Kế toán tiền lương,
thống kê phân
xưởng, kế toán thanh
toán
* Nhiệm vụ của từng cán bộ kế toán Công ty:
- Kế toán trưởng: là người quản lý và chịu trách nhiệm cao nhất trong
phòng, tổ chức bộ máy kế toán, kiểm tra việc chấp hành chế độ báo cáo tài
chính định kỳ, tổ chức bảo quản hồ sơ tài liệu lưu trữ.Giúp Giám đốc điều
hành, quản lý kinh tế, tài chính, trích nộp ngân sách đúng hạn và đúng số
lượng quy định. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc cũng như chịu sự
kiểm tra nghiệp vụ của cơ quan tài chính cấp trên.
_Kế toán tổng hợp có chức năng, nhiệm vụ như 1 kế toán trưởng. Có thể
thay thế kế toán trưởng những khi kế toán trưởng đi công tác.
Kế toán tài sản cố định: phản ánh về tình hình biến động tăng giảm về số
lượng, chất lượng sử dụng TSCĐ cũng như tình hình khấu hao TSCĐ.
Kế toán giá thành: tập hợp và phân bổ các chi phí để tính giá thành
sản phẩm.
_ Kế toán tiêu thụ sản phẩm: theo dõi quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng
hóa một cách hợp lý, đảm bảo cho quá trình tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả,
thu hồi vốn nhanh.Quản lý chặt chẽ công nợ của khách hàng, các đại
lý… Không để nợ dây dưa, không làm thất thoát hàng và tiền trong quá trình

tiêu thụ. Quản lý chặt chẽ các khoản chi phí bán hàng, không để lãng phí
chi phí bán hàng. Hạch toán lãi lỗ của việc kinh doanh trên cơ sở giá bán
và giá thành.
_ Kế toán nguyên vật liệu: hạch toán, theo dõi tình hình nhập vật
liệu, đối chiếu thường xuyên với kế toán kho.Theo dõi và đối chiếu sát
sao việc xuất vật liệu vào sản xuất và các công việc khác, đồng thời phát
hiện những mất mát, thiếu hụt nguyên vật liệu để trình báo lên cấp trên để
có quyết định xử lý.
_Kế toán tiền lương, thống kê phân xưởng: tính toán, phân bổ tiền lương,
bảo hiểm xã hội, tiền thưởng, phạt, trợ cấp phải trả cho cán bộ công nhân
viên.Theo dõi việc thu BHXH theo chế độ quyết toán chi BHXH, đối chiếu
công tác thu BHXH với BHXH cấp trên.
Thống kê phân xưởng: theo dõi về nhân lực, trích lương sản phẩm, theo
dõi sản phẩm đầu ra, phần nhập vào kho sản phẩm của phân xưởng.
_Thủ quỹ: theo dõi quỹ tiền mặt thực tế trong két, quản lý đảm bảo thu
chi tiền khớp với sổ sách kế toán.
_Kế toán thanh toán: theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng, thanh toán tiền vay, các hóa đơn mua hàng phục vụ sản xuất.
Như vậy, mỗi bộ phận kế toán, mỗi thành phần kế toán có các chức năng
và nhiệm vụ khác nhau, nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ trong
chức năng và quyền hành của mình. Số liệu kế toán cần phải trung thực, rõ
ràng, nhất quán, nên các bộ phận kế toán phải có mối quan hệ qua lại để dễ
dàng kiểm tra, đối chiếu các số liệu.
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty
2.2.1. Các chính sách kế toán chung
Chế độ kế toán công ty đang áp dụng tuân theo quyểt định số
15/2006/QD _ BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng BTC.
Đồng tiền đang sử dụng trong hạch toán của công ty là Việt Nam Đồng.
Niên độ kế toán là một năm, bắt đầu từ 1/1 đến 31/12 nên các quyểt
toán từ cuối năm trước đến tháng 1 đầu năm sau.

Kỳ kế toán ở công ty thường là một tháng. Cuối tháng, kế toán tiến
hành khóa sổ một lần.
Công ty hạch toán giá trị hành tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
_VAT phải nộp =VAT đầu ra – VAT đầu vào
_ VAT đầu ra = Giá bán x Thuế suất
_VAT đầu vào = Giá mua x thuế suất
Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để khấu hao tài
sản cố định trong công ty.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Chế độ chứng từ kế toán Công Ty đang áp dụng là theo đúng luật kế toán
và nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ.
Cách tổ chức và quản lý chứng từ kế toán tại Công Ty: tất cả các chứng
từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập
trung vào bộ phận kế toán doanh nghiệp. Bộ phận kế toán kiểm tra những
chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng
từ mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
- Lập tiếp nhận xử lý chứng từ kế toán.
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám
đốc doanh nghiệp ký duyệt.
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán.
- Lưu trữ, bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát.
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại sông ty CP giấp Trúc Bạch được
xây dựng trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo
quyết định số 15/2006/QD- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính
Để hệ thống tài khoản được sử dụng có hiệu quả hơn , công ty đã có một
số thay đổi dựa trên tính đặc thù trong tổ chức sản xuất của công ty. Cụ thể
như sau:

_Do hiện nay công ty đang mở tài khoản tại rất nhiều ngân hàng khác nhau
nên tài khoản 112 được chi tiết như sau:
TK1121_Tiền gửi ngân hàng_ Việt Nam Đồng
TK1122_Tiền gửi ngân hàng_Ngoại Tệ
Trong đó tài khoản 1121 lại được chi tiết thành:
TK11211_ Tiền gửi ngân hàng công thương Ba Đình
TK 11212_Tiền gửi ngân hàng đầu tư và phát triển
TK11213_Tiền gửi kho bạc
_ Hạch toán vật liệu công ty sử dụng tài khoản 152
Tài khoản 152 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 phù hợp với cách
phân loại theo mục đích kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị, bao gồm:
TK 1521 _ Nguyên vật liệu chính: Bột, lề
TK 1522 _ Vật liệu phụ: Sút, nhựa, chăn len, phèn, giaven…
TK 1523 _ Nhiên liệu: Than
TK 1524 _ Phụ tùng thay thế: Curoa, chi tiết máy
TK 1526 _ Vật liệu thuê gia công chế biến
TK 1527 _Vật liệu bao bì: Nhãn túi nilon, giấy gói, dây thừng
_ Để tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ, các TK 621,622,672 chi tiết theo từng
phân xưởng:
TK 6211: chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp_phân xưởng giấy
TK 6212: chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp_phân xưởng vệ sinh
TK 6221: chi phí nhán công trực tiếp_ phân xưởng giấy
TK 6222: chi phí nhán công trực tiếp_ phân xưởng vệ sinh
TK 6271: chi phí sản xuất chung_ phân xưởng giấy
TK 6272: chi phí sản xuất chung_ phân xưởng vệ sinh
Một số tài khoản khác cũng được mở tài khoản chi tiết như: 155,154,241
Mốt số tài khoản chưa được sử dụng trong hệ thống tài khoản của công
ty như: Tk 113, Tk 129
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán.

×