Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Tiểu luận học phần sinh thái môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 44 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG

TIỂU LUẬN:

HỆ SINH THÁI RẠN SAN HÔ BIỂN VIỆT NAM

Hà Nội - 2021


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ĐẶNG THỊ HẢI LINH
BỘ MÔN

: SINH THÁI MƠI TRƯỜNG

NHĨM SINH VIÊN

:
1.
2.
3.

NGUYỄN THỊ VÂN ANH
LÊ THỊ TRÀ MY
HOÀNG THỊ THU TRANG


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

............................................................................................................................................


............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
… … …, ngày … tháng … năm … …


MỤC LỤC
I.
MỞ ĐẦU………………………………………………………………...1
II.

NỘI DUNG……………………………………………………………...2
1.
Tổng quan chung về HST rạn san hơ………………………………….2
1.1. Định nghĩa……………………………………………………………….2
1.2. Sự hình thành rạn san hơ……………………………………………….5
1.3. Các kiểu rạn san hô……………………………………………………..7
1.4. Phân bố…………………………………………………………………..8
1.5. Đa dạng sinh học………………………………………………………..10
2.
Hệ sinh thái rạn san hô vùng biển Việt Nam………………………….11
2.1 Các kiểu cấu trúc và hình thái rạn san hơ……………………………….11
2.2 Thế giới sinh vật rạn san hô biển Việt Nam……………………………...13
2.3 Vai trị, ý nghĩa rạn san hơ……………………………………………….19
3.Tình hình khai thác sinh vật sạn san hơ tại Việt Nam…………………....22
3.1 Tình hình khai thác hiện nay của vùng biển Việt Nam………………… 22
3.2 Các mối đe dọa với rạn san hô……………………………………………25
III. Kết luận và kiến nghị……………………………………………………..30
1.
Kết luận…………………………………………………………………30
1.1 Gía trị và vai trị trong hệ sinh thái…………………………………...30
1.2 Hiện tượng khai thác thực tế………………………………………….31
2.
Kiến nghị các phương pháp khai thác sử dụng hợp lý………………32
2.1 Thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển…………………………..32
2.2
Các giải pháp quản lý………………………………………………..33
2.3
Phục hồi rạn san hô………………………………………………….34



I.

MỞ ĐẦU

Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn, quan trọng của
khu vực và thế giới. Với 3.260 km đường bờ biển trải dài trên 13 vĩ độ, chạy qua
29 tỉnh, thành phố gồm 124 huyện, thị xã với 612 xã, phường (trong đó có 12
huyện đảo, 53 xã đảo) Việt Nam đã thu hút 20 triệu người sống ở ven bờ và 17
vạn người sống ở các đảo,
Hình:
Nguồn thủy hải sản Biển nước ta có khoảng 1.000 loài sinh vật cư trú
trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biến
khác nhau. Trữ lượng hải sản biển Việt Nam dao động trong khoảng 3,5 - 4,2
triệu tấn/năm, với khả năng khai thác 1,4 - 1,6 triệu tấn/năm. Hầu hết các loài
thủy sản thường được tập trung ở các rạn san hô và thảm cỏ biển, đây cũng là
những hệ sinh thái nhạy cảm, được xem là hệ sinh thái chỉ thị, Thủy hải sản ở
đây nếu bị khai thác quá mức có thể đến suy kiệt, đồng thời tác động đến môi
trường biển dẫn đến ảnh hưởng đời sống sinh hoạt của con người.
Để hiểu rõ hơn về hệ sinh thái rạn san hô vùng biển Việt Nam nói riêng và
và hệ sinh thái rạn san hơ trên thế giới nói chung. Nhóm chúng em xin thực hiện
bài tiểu luận "Hệ sinh thái rạn san hô vùng biển Việt Nam".
Đại dương là một thế giới mênh mông và cịn nhiều điều bí ẩn, ngay cả
một hệ sinh thái rạn san hô nhỏ tồn tại trong đại dương vẫn cịn nhiều điều mà
con người cần phải tìm hiểu. Việc thiếu sót là điều khó có thể tránh khỏi, mong
cơ và các bạn đóng góp giúp bài tiểu luận hồn thiện hơn.

Hình: Nguồn lợi thủy sản Việt Nam

1



II.NỘI DUNG
1.Tổng quan chung về HST rạn san hô
1.1Định nghĩa
1.1.1 San hô
San hô là các sinh vật biển thuộc lớp San hô (Anthozoa) tồn tại dưới dạng
các thể polip nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá
thể giống hệt nhau. Các cá thể này tiết ra cacbonat canxi để tạo bộ xương cứng,
xây nên các rạn san hộ tại các vùng biển nhiệt đới.
Tuy một đầu san hô trông như một cơ thể sống, nhưng nó thực ra là đầu
của nhiều cá thể giống nhau hồn tồn về di truyền, đó là các polip. Các polip là
các sinh vật đa bào với nguồn thức ăn là nhiều loại sinh vật nhỏ hơn, từ sinh vật
phù du tới các lồi cá nhỏ.

Hình : Giải phẫu một polyp san hô.
2


Polip thường có đường kính một vài milimet, cấu tạo bởi một lớp biểu mơ
bên ngồi và một lớp mơ bên trong giống như sứa được gọi là ngoại chất. Polip
có hình dạng đối xứng trục với các xúc tu mọc quanh một cái miệng ở giữa - cửa
duy nhất tới xoang vị (hay dạ dày), cả thức ăn và bã thải đều đi qua cái miệng
này.
Dạ dài đóng kín tại đáy polip, nơi biểu mô tạo một bộ xương ngồi được
gọi là đĩa nền. Bộ xương này được hình thành bởi một vành hình khuyên chứa
canxi ngày càng dầy thêm. Các cấu trúc này phát triển theo chiều thẳng đứng và
thành một dạng ống từ đáy polip, cho phép nó co vào trong bộ xương ngồi khi
cần trú ẩn.
Polip mọc bằng cách phát triển khoang hình cốc (calices) theo chiều dọc,
đôi khi chia thành vách ngăn để tạo một đĩa nền mới cao hơn. Qua nhiều thế hệ,

kiểu phát triển này tạo nên các cấu trúc san hô lớn chứa canxi, và lâu dài tạo
thành các rạn san hô. Sự hình thành bộ xương ngồi chứa canxi là kết quả của
việc polip kết lắng aragonit khoáng từ các ion canxi thu được từ trong nước biển.
Tuy khác nhau tùy theo lồi và điều kiện mơi trường, tốc độ kết lắng có thể đạt
mức 10 g/m polip/ngày (0,3 aoxơ yard vuông/day). Điều này phụ thuộc mức độ
ánh sáng (săn lượng ban đêm thấp hơn 90% so với giữa trưa).
Các xúc tu của polip bẫy mồi bằng cách sử dụng các tế bào châm được gọi
là nematocyst. Đây là các tế bào chuyện bắt và làm tê liệt các con mồi như sinh
vật phù du, khi có tiếp xúc, nó phản ứng rất nhanh bằng cách tiêm chất độc vào
con mồi. Các chất độc này thường yếu, nhưng ở san hô lửa, nó đủ mạnh để gây
tổn thương cho con người. Các lồi sứa và hải quỳ cũng có nematocyst. Chất độc
mà nematocyst tiêm vào con mồi có tác dụng làm tê liệt hoặc giết chết con mồi,
sau đó các xúc tu kéo con mồi vào trong dạ dày của polip bằng một dải biểu mô
co dãn được được gọi là hầu.
Các polip kết nối với nhau qua một hệ thống phức tạp gồm các kênh hơ
hấp tiêu hóa cho phép chúng chia sẻ đáng kể các chất dinh dưỡng và các sinh vật
cộng sinh. Đối với các lồi san hơ mềm, các kênh này có đường kính khoảng 50500 µm và cho phép vận chuyển cả các chất của quá trình trao đổi chất và các
thành phần tế bào.
Ngồi việc dùng sinh vật phù du làm thức ăn, nhiều loài san hơ, cũng như
các nhóm Thích ti (Cnidaria) khác như hải quỳ (ví dụ chi Aiptasia), hình thành
3


một quan hệ cộng sinh với nhóm tảo vàng đơn bào thuộc chi Symbiodinium.
Thông thường, một polip sẽ sống cùng một loại tảo cụ thể. Thông qua quang
hợp, tảo cung cấp năng lượng cho san hô và giúp san hô trong q trình canxi
hóa. Tảo hưởng lợi từ một mơi trường an tồn, và sử dụng điơxít cacbon và các
chất chứa nitơ mà polip thải ra. Do đó, hầu hết san hô phụ thuộc vào ánh sáng
mặt trời và phát triển ở các vùng nước trong và nông, thường ở độ sâu khơng tới
60 m (200 ft).

San hơ có thể đóng góp lớn cho cấu trúc vật lý của các rạn san hô phát
triển ở những vùng biên nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.
1.1.2 Rạn san hơ

Hình : Một rạn san hơ điển hình
Rạn san hơ hay ám tiêu san hô là cấu trúc aragonit được tạo bởi các cơ thể
sống. Các rạn san hô thường được thấy ở các vùng biển nhiệt đới nơng mà trong
nước có ít hoặc khơng có dinh dưỡng. Mức dinh dưỡng cao chẳng hạn như nước
thải từ các vùng nơng nghiệp có thể làm hại rạn san hô do sự phát triển nhanh
của tảo. Tại hầu hết các rạn san hô, sinh vật thống trị là các lồi san hơ đá, các
4


quần thể thích tí tạo ra bộ xương ngồi bằng cacbonat canxi (đá vơi). Sự tích lũy
các chất tạo xương, bị phá vỡ và dồn đống bởi sóng biển và sự xâm thực sinh
học, tạo nên cấu trúc đá vôi lớn nâng đỡ san hô đang sống và làm chỗ trú ẩn cho
rất nhiều loài động thực vật khác. Tuy san hơ được tìm thấy ở cả các vùng biển
nhiệt đới cũng như ôn đới, nhưng các rạn san hô chi hình thành ở khu vực hai
bên đường xích đạo trải từ vĩ độ 30° Bắc đến 30° Nam; mặc dù các loại san hô
tạo rạn không sống tại các độ sâu quá 30 m (100 ft) nhiệt độ có ảnh hưởng ít hơn
đến phân bố của san hơ, nhưng người ta thường cho rằng khơng có san hơ sống
trong những vùng nước có nhiệt độ dưới 18°C.
Rạn san hơ được xây dựng từ các thế hệ ran hô tạo rạn và các sinh vật
khác với cấu tạo cơ thể chứa cacbonat canxi. Ví dụ, khi một đầu san hơ sinh
trưởng, nó tạo một cấu trúc xương bao quanh mỗi polip mới. Song, các lồi sinh
vật (như cả vẹt, nhím biển, hải miên), và các lực khác làm vỡ các bộ xương san
hô thành các mảnh nhỏ lấp các chỗ trống trong cấu trúc rạn. Nhiều sinh vật khác
trong cộng đồng rạn san hơ cũng đóng góp bộ xương cacbonat canxi của mình
một cách tương tự. Các lồi tảo san hô (Coralline algae), gồm tảo 200xanthelat
(Symbiodinium spp.) và tảo sợi, là những nhân tố đóng góp quan trọng đối với

cấu trúc rạn ở những phần rạn phải chịu sóng lớn (ví dụ mặt rạn đối diện với đại
dương). Các lồi tảo này xảy rạn bằng các tiết đá vôi thành từng lớp phủ lên bề
mặt của rạn, nhờ đó làm tăng tính đồng nhất về cấu trúc của rạn.
1.2 Sự hình thành rạn san hơ
1.2.1 Sự hình thành và phát triển rạn san hơ
Như đã nói, rạn san hơ là các thành phần tạo cacbonat canxi có nguồn gốc
sinh vật, trong đó san hơ tạo rạn đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành và
phát triển của rạn san hơ, sau đó đến rong vơi và các sinh vật khác.
Rạn san hơ gồm hai phần chính: phần khung cứng và không gian lấp đầy.
Phần khung cũng là khung xương của các quần thể san hô tạo rạn được gắn kết
lại nhờ rong vơ, cịn khung gian lắp đầy là các lỗ hổng, các khoảng không trống
rỗng trong khung cứng của rạn ngay từ khi rạn mới hình thành và phát triển. Vật
liệu lắp đầy các khoảng trống là các sản phẩm vụn nát, một phần là của chính
quần thể san hơ bị phân hủy phần cịn lại là do các sinh vật khác.

5


Sinh vật tạo rạn là những sinh vật tham gia vào q trình tạo rạn, đóng
góp vật liệu do chúng tạo ra vào việc xây dựng và phát triển của rạn ở các mức
độ khác nhau.
Các kết quả nghiên cứu về thành phần vật chất và cấu tạo của rạn san hơ
cho thấy có nhiều nhóm sinh vật khác nhau (kể cả động vật và thực vật) cùng
tham gia vào quá trình tạo rạn, nhưng phần lớn các vật liệu xây dựng các rạn san
hơ là di tích của nhóm san hô tạo rạn.
Vấn đề ưu thế của san hô để làm cho chúng trở thành các sinh vật tạo nạn
chính là chỗ san hơ tạo rạn là những sinh vật - nhà máy sản xuất vật liệu
cacbonat nhanh nhất, nhiều nhất và “rẻ” nhất. Sở dĩ có được tính ưu việt này là
vì trong cơ thể (các tế bào) của chúng có loại tảo cộng sinh đặc biệt là
Zooxanthellae. Nhờ quá trình quang hợp của loại tảo cộng sinh này mà năng

xuất sinh học sơ cấp của san hô tạo rạn cao hơn nhiều so với các nhóm sinh vật
khác.
Quá trình hình thành và phát triển của rạn san hô luôn luôn bị chi phối,
khống chế bởi một hoặc một số yếu tố. Các yếu tố này quy định cách thức hay
kiểu hình thành và phát triển của chúng. Có 2 quan điển chính về hình thành và
phát triển của rạn san hô:


Cơ chế sụp lún kiến tạo



Cơ chế nâng kiến tạo hay ổn định kiến tạo

Lý thuyết thứ nhất do Đạc-uyn đề xướng là các rạn san hô được hình
thành và phát triển trên phơng hoạt động lún chìm kiến tạo của vỏ Trái Đất. Khí
tốc độ lún chìm vùa vỏ trái đất bằng với tốc độ phát triển của san hơ tạo rạn thì
các rạn san hơ liên tục phát triển và tạo nên các tầng trầm tích cacbonat nguồn
gốc sinh vật có bề dày rất lớn, tới hàng ngàn mét.
Tất nhiên, khi kiến tạo nâng mạnh xảy ra làm đáy biển nhơ cao khỏi mặt
nước thì san hô tạo rạn sẽ chết và rạn sẽ ở tình trạng thối hóa và bị phá hủy bởi
các q trình ngoại sinh (phong hóa, xâm thực...) và tạo nên các bề mặt gián
đoạn trầm tích nếu sau đó q trình hoạt động lún chìm lại xảy ra để tạo thành
các trầm tích tiếp tục.

6


Đi kèm với cơ chế lún chìm kiến tạo là cơ chế phát triển của san hô tạo rạn
theo kiểu xây cao (khi tốc độ lún chìm đáy biển cân bằng với tốc độ phát triển

của san hô), xây vào (tốc độ lún chìm đáy biển nhanh hơn một chút so với tốc độ
phát triển của san hộ. Nếu tốc độ lún chìm đáy biển lớn hơn nhiều so với tốc độ
phát triển của san hơ thì san hơ khơng kịp phát triển và rạn sẽ ngừng phát triển
và có thể bị suy thoái) và xây cao (khi tốc độ lún chìm đáy biển nhỏ hơn tốc độ
phát triển của san hô hoặc mục biển đứng yên).
Ngược với quan điểm thứ nhất, quan điểm thứ hai cho rằng cơ chế hình
thành rạn san hơ là cơ chế nâng kiến tạo hoặc ổn định kiến tạo. Tuy nhiên, quan
điểm này hiện cịn đang được bàn luận.
1.2.2 Điều kiện hình thành và phát triển các rạn san hô
Sự phân bố trên thế giới của rạn san hô, san hô tạo rạn chỉ phát triển tốt ở
vùng biển nông ấm áp của các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới nơi có nhiệt
độ khơng thấp hơn 18°c, nước có độ trong cao, độ muối khơng dưới 28% , đáy
cứng khơng có bùn. Trên thế giới diện tích san hơ ước tính trên 284.300km2.
Sự tồn tại và phát triển của san hô tạo rạn là điều kiện quan trọng để các
rạn san hộ hình thành và phát triển. Ngồi sự góp mặt của các cư dân tạo rạn”
cịn phải có các điều kiện tự nhiên thích hợp thì mới có các rạn san hô. Các điều
kiện tự nhiên ở đây là:

Độ cao cột nước trung bình từ 0-50m, có thể tới 90m nếu độ trong
của nước biên cao, tối ưu là 5-20m;


Nhiệt độ môi trường nước biển từ 16°C - 36°C, tối ưu 25°C 32°C;



Nồng độ muối trong nước biển từ 28% - 40%, tối ưu 32% -36%;




Độ trong nước biển cao;



Chế độ thủy động lực mơi trường trung bình.

Ngồi ra cịn các yếu tố: yếu tố cấu tạo địa chất nền đáy quyết định sự
phân bố khơng gian, hình thái và cấu tạo của các rạn san hơ, yếu tố hướng gió và
các dòng chảy; dòng triều; sự dao động mực biển; yếu tố sinh vật cũng đều là

7


nguyên nhân tạo nên sự phát triển mang tính chu kì hay giai đoạn của san hơ tạo
rạn và rạn san hơ.
Và một số yếu tố khác như phải có nền đáy cứng để ấu trùng san hô bám
lên và phát triển, có đủ các chất khí hịa tan trong nước, khơng có hoặc ít các
sinh vật gây hại cho san hô...Các điều kiện môi trường quần đảo Trường Sa rất
thích hợp cho sự phát triển của san hơ tạo rạn và sự hình thành các rạn san hơ.
1.3 Các kiểu rạn san hô
Như chúng ta đã biết, san hô tạo rạn chỉ sinh trưởng ở vùng nước ấm, có
chiếu sáng tốt và cần nền đáy rán để bám vào. Những yếu tố này hạn chế phân
bổ của san hô tạo rạn ở vùng biển nông đáy cứng. Bộ xương san hơ đến lượt
mình lại cung cấp nền đáy cứng cho sự phát triển của nhiều san hô hơn và và các
sinh vật khác. Sự phát triển lên phía trên của cấu trúc rạn có thể cho phép san hơ
tiếp tục tăng trưởng lên vùng nơng hơn và thậm chí cả khi nền móng lún xuống
hoặc nước biển dâng lên. Qua nhiều quá trình biến động của địa chất biển, đã
hình thành các kiểu rạn san hơ khác nhau:
- Rạn riềm (fringing reef) rất phổ biến xung quanh các đảo nhiệt đới và
đôi khi dọc theo bờ đất liền. Đây là kiểu cấu trúc được coi là đơn giản nhất với

sự phát triển đi lên của nền đá vôi từ sườn dốc thoải ven biển, ven đảo. Nhờ sự
sinh trưởng nhanh chóng của san hơ trong vùng nước nơng, nền rạn thường nằm
xấp xỉ với mức triều thấp nhất. Ra xa bờ hơn, san hơ sinh trưởng chậm lại và
hình thành một cấu trúc rạn riềm điển hình với mào rạn và sau đó là sườn dốc
thoải dần đến hết ran. Do tồn tại ở gần bờ, bị ảnh hưởng bởi sự đục nước, nên
chúng hiếm khi vươn đến độ sâu lớn. Chúng chỉ mới phát triển trong vòng 6.000
năm nay khi biển giữ được mức nước như hiện nay.
- Rạn dạng nền (platform reef) là một cấu trúc đơn giản đặc trưng bởi sự
cách biệt với đường bờ và có thể thay đổi lớn về hình dạng và kích thước có thể
rất lớn, đến 20 km chiều ngang. Lịch sử địa chất của chúng cũng rất khác nhau
với nguồn gốc hình thành khá đa dạng. Rạn chắn (barrier reef): được phát triển
trên gờ của thềm lục địa và chúng có thể có kiểu địa chất giống như kiểu đảo san
hơ vịng theo học thuyết Darwin. Rạn chắn là cấu trúc rạn nổi lên từ biển sâu và
nằm xa bờ. Một số vốn nguyên thuỷ là là rạn niềm nhưng do vùng bờ bị chìm
xuống hay bị ngập khi nước biển dâng lên.

8


- Đảo san hơ vịng (atoll) là những vùng rạn rộng lớn nằm ở vùng biển sâu
và được hình thành theo mơ hình thành tạo rạn san hơ của Darwin. Mỗi một đảo
san hơ vịng là tập hợp các đảo nổi và bãi ngầm bao bọc một lagun rộng lớn với
đường kính có thể đến 50 km. Kiểu rạn này chỉ có ở vùng biển sâu nằm ngồi
thềm lục địa.
1.4 Phân bố
1.4.1 Tại Việt Nam
Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của vùng biển Việt Nam nói chung là
thuận lợi cho sự phát triển của san hô tạo rạn, trừ các vùng chịu ảnh hưởng của
các lưu vực sông với độ muối thấp và độ đục cao, rạn san hô phân bố ở hầu hết
các vùng nước nông ven bờ, ven đảo có nền đáy chắc và rất giàu có ở các quần

đảo Trường Sa và Hồng Sa. Tuy nhiên, tính chất phân bố và hình thái các rạn
san hô tương đối khác nhau giữa các vùng địa lí.
Vùng biển ven bờ thuộc bờ tây vịnh Bắc Bộ có điều kiện tự nhiên ít thuận
lợi nhất trên phương diện sinh thái san hô tạo rạn. Các yếu tố bất lợi là nhiệt độ
thấp vào mùa đông và ảnh hưởng lớn của dòng vật chất từ đất liền. Vùng có rạn
san hơ phân bố thường chỉ ở phần ngồi của các vịnh Hạ Long, Bái Tử Long,
quần đảo Cô Tơ, Long Châu... Hầu hết các vùng này đều có đáy biển nơng,
nhiều bùn. Vì vậy, rạn san hơ ở bờ tây vịnh Bắc Bộ thường rất hẹp và chỉ phân
bố tới độ sâu 5 - 7 m. Chỉ những nơi xa, rạn mới có thể xuống đến 10 m. Đảo
Bạch Long Vĩ là nơi thuận lợi nhất cho sự phát triển của rạn san hô ở vịnh Bắc
Bộ.
Rạn san hô phát triển thuận lợi hơn ở vùng biển ven bờ miền Trung và các
đảo đông Nam Bộ. Đây là những vùng biển có nhiệt độ nước thường xuyên cao
trên 20°C và chịu ảnh hưởng lớn của biển khơi. Địa hình ven biển cũng hình
thành nhiều vùng vịnh và đào tạo nên sự đa dạng về sinh cảnh. Nhờ vậy rạn san
hô phân bố phổ biến ở nhiều dài ven bờ từ Đà Nẵng đến Binh Thuận, xung
quanh hầu hết các đảo từ Cù Lao Chàm đến Cơn Đảo. Hình thái rạn cũng rất đa
dạng và có thể rộng từ 50 m đến 800 m.
Ở vùng biển tây Nam Bộ, vùng ven bờ không thuận lợi cho san hộ phát
triển do đáy biển có nhiều bùn, nước có độ trong thấp. Rạn phân bố xung quanh
các quần đảo xa bờ như Phú Quốc, Nam Du, Thổ Chu. So với các vùng biển
khác, chế độ thủy văn, động lực ít có những | biến động lớn. Do vậy, rạn san hô
9


tương đối đồng nhất về hình thái. Sự khác biệt chủ yếu do yếu tố nền đáy tạo
nên. Các rạn thường có chiều rộng từ 50 – 100 m và phân bố tới độ sâu 10 – 13
m.
Các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa gồm hàng trăm đảo, bãi ngầm hình
thành do quá trình phát triển sinh - địa học của rạn san hô. Rạn san hô hiện tại có

thể phân bố tới độ sâu 40-50 m và có diện tích rất rộng. Các đảo san hơ vịng
(atoll) điển hình có thể kéo dài tới 50 km và bao gồm các vành khuyên đảo nổi
và bãi ngầm. Lagun bên trong đảo san hơ vịng chỉ có độ sâu dưới 50 m, trong
khi thêm ngoài dốc đột ngột xuống hang ngàn mét. Một dạng hình thái khác là
các đảo hoặc bãi ngầm đơn độc chỉ rộng cỡ 2-3km với lagun nơng ở bên trong
chỉ sâu 5-7m.
1.4.2 Trên thế giới

Hình ; Bản đồ phân bổ các rạn san hô trên thế giới
Rạn san hơ ngầm ước tính bao phủ trên 284.300 km. Vùng biển Ấn ĐộThái Bình Dương (bao gồm Hồng Hải, Ấn Độ Dương, Đơng Nam Á và Thái
Bình Dương) chiếm 91,9% trong tổng số. Đông Nam Á chiếm 32,3% trong khi
Thái Bình Dương bao gồm cả Australia chỉ bao phủ 40,8%. Tại Đại Tây Dương
và biển Caribbe thì rạn san hơ chỉ bao phủ 7,6% diện tích san hơ trên thế giới.
Rạn san hô không xuất hiện dọc theo bờ biển phía Tây của châu Mỹ cũng
như châu Phi. Vì sự gia tăng của mực nước và những dịng biển lạnh ven bờ làm
giảm nhiệt độ nước trong những vùng này. San hô cũng không xuất hiện ở bờ
biển Nam Á từ Pakistan tới Bangladesh. Chúng hầu như không có dọc theo bờ
biển xunh quanh Đơng Bắc Bắc Mỹ và Bangladesh vì nước ngọt từ sơng
Amazon và Hằng làm giảm chất lượng nước.
Những rạn san hô và vùng san hô nổi tiếng của thế giới:

10



Rạn san hô Creat Barrier – Quần thể san hô lớn nhất trên thế giới,
Queensland, Australia.

Rạn san hô Belize Barrier – Quần thể lớn thứ hai trên thế giới, trải
ra từ Quintana Roo, miền Nam Mexico và dọc theo bờ biển Belize tới quần đảo

Bay của Honduras.


Dải san hô Hồng Hải – Bờ biển của Ai Cập và Ả Rập Xêut.



Pulley Ridge – rạn san hô quang hợp sâu nhất, Florida.



Nhiều rạn san hơ được tìm thấy rải rác ở Maldives.

1.5 Đa dạng sinh học.
Hệ sinh thái rạn san hô là một hệ sinh thái đa dạng nhất hành tinh và được
ví như “ rừng mưa nhiệt đới dưới đáy biển” , nó chỉ phân bố ở vùng biển nơng
ven bờ. Đây là nơi sinh sống, đẻ trứng, ẩn náu , kiếm mồi cho rất nhiều loài hải
sản. Hệ sinh thái rạn san hơ cịn có năng suất cao, là nguồn sản sinh ra hữu cơ,
cung cấp thức ăn không chỉ cho chính nó, cho các sinh vật sống trong rạn mà
cịn có ý nghia cho tồn vùng biển. Vì vậy, đây là nơi lưu trữ nguồn gen của
nhiều loài hải sản. Rạn san hô cũng là một hệ sinh thái rất nhạy cảm với những
biến đổi của môi trường sống nên nó cịn có ý nghĩa chỉ thị mơi trường.
Sự phân bố mặt rộng của san hô phụ thuộc vào nhiệt độ, độ muối, địa hình
và chế độ thủy động học. Ở các vùng lân cận các đảo đất, nơi có nhiều tích bùn,
chất đáy là bùn cát và sỏi cuội nên khơng thích hợp cho san hơ phát triển.
Theo các nhà khoa học, với số lồi san hơ đã được phát hiện, có thể khẳng
định nhóm các lồi san hơ của Việt Nam nói chung và hệ thống các rạn san hơ ở
vùng biển Việt Nam nói riêng vào một trong những loại đa dạng nhất thế giới.
Các chuyên gia nước ngoài cũng đánh giá cao độ đa dạng và phong phú của các
hệ sinh thái biển của Việt Nam. Các hệ sinh thái này hiện nuôi dưỡng trên

11.000 lồi sinh vật, trong đó có gần 2.500 lồi cá biển, 225 lồi tơm, hơn 500
lồi thực vật nổi, gần 700 loài động vật, gần 100 loài thực vật rừng ngập mặn, 5
loài rùa biển, 15 loài rắn biển, 25 loài thú biển và 43 loài chim biển.
2. Hệ sinh thái rạn san hô vùng biển Việt Nam

11


2.1

Các kiểu cấu trúc và hình thái rạn san hơ

Ở vùng biển thềm lục địa Việt Nam, chỉ mới ghi nhận hai kiểu cấu trúc là
rạn riềm và rạn dạng nền. Ở vùng biển khơi xa, rạn san hô thuộc về một kiểu cấu
trúc hồn tồn khác - đó là các đảo san hơ vịng. Rạn dạng nền cũng tồn tại với
cấu trúc là các đảo hoặc bãi ngầm không liên kết thành dải hình vành khun
rộng lớn. Đây có thể coi là các “đảo san hơ vịng giả” (pseudo-atoll).
2.1.1 Rạn riềm (fringing reef)
Theo các quan sát tổng quan, rạn riềm ven bờ chủ yếu tập trung từ Quảng
Trị đến vịnh Cà Ná. Các rạn riềm ven bờ đều không xuất hiện dọc đường bờ
vịnh Bắc Bộ, biển đông và tây Nam Bộ, nơi mà cả đường bờ biển và ảnh hưởng
của sông đều không thuận lợi cho chúng. Rạn riềm ven đảo phổ biến nhất ở vùng
biển Việt Nam. Các cụm đảo trên thềm lục địa như Hạ Long, Cát Bà, Cô Tô, Cù
Lao Chàm, Lý Sơn, các đảo nhỏ ở Khánh Hịa, Phú Q, Cơn Đảo, Phú Quốc,
Thổ Chu, Nam Du được biết đến như là những vùng rất phong phú rạn san hô
thuộc kiểu rạn riềm. Các điều kiện chủ yếu thuận lợi cho rạn tồn tại bao gồm nền
đáy cứng xung quanh đảo, ảnh hưởng của sơng ngịi từ đất liền đến đảo khơng
lớn. Về mặt hình thái các rạn san hơ riềm nói chung thuộc vào hai dạng khác
nhau: rạn riềm điển hình và rạn riềm khơng điển hình.
2.1.2 Rạn dạng nền

Rạn dạng nền (platform reef) theo cách gọi của Veron (1996) hay rạn dạng
đốm (patch reef) – thuật ngữ của Stoddard (1970) là rạn phát triển trên các bãi
cạn, đồi ngầm. Cùng với các q trình địa chất, chúng có thể hình thành nên các
đảo san hơ (cays) có bản chất khác với các đảo khác (high islands) hồn tồn do
q trình địa chất hình thành. Kiều rạn này chưa được đầu tư nghiên cứu ở Việt
Nam.
Nhìn chung, trên hầu hết các bãi cạn đã nghiên cứu, rạn san hô hiện đại
kém phát triển. Điều đó cịn đúng với q khứ. Chính sự kém phát triển suốt lịch
sử phát triển đã không cho phép hình thành các rạn dạng nền điển hình với vật
liệu tạo nên các bãi cạn hồn tồn là san hơ chết như ở các vùng biển khác. Do
vậy, rạn dạng nền trên thềm lục địa khơng hình thành bất cứ một đảo san hô nào.
2.1.3 Tập hợp san hô không tạo rạn

12


Ngoài hai kiểu cấu trúc rạn riềm và rạn dạng nền, ở ven biển Nam Việt
Nam cịn có những vùng phân bố san hơ nhưng rạn khơng được hình thành.
Dạng hình thái này được gọi là tập hợp san hơ (coral assemblages) theo thuật
ngữ của Wells (1988) và ít được quan tâm nghiên cứu. Hiện tại, vai trò của
chúng đối với thủy vực không cao nhưng trong điều kiện môi trường thuận lợi,
các tập hợp san hô là điểm khởi đầu cho sự hình thành rạn trong tương lai.
Những quan sát bước đầu cho phép phân chia hai loại tập hợp san hô ở ven biền
Nam Việt Nam.
Ở một số thủy vực nước nông, yên tĩnh thường phân bố các tập hợp san
hơ với thành phần lồi rất đơn điệu thậm chí chỉ bao gồm 1 - 2 lồi. Các san hô
thường được bắt gặp thuộc các giống Acropora (dạng cành mảnh) hoặc Porites
(dạng khối). Loại tập hợp này thường được quan sát thấy trong vịnh Bến Gỏi
(Khánh Hịa), đơng bắc quần đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Nền đáy cát và tình
trạng bùn hố là những hạn chế cho sự phát triển của san hô ở các vùng nghiên

cứu. Trong trường hợp này, các tập hợp san hơ khó có thể hình thành rạn.
Loại tập hợp san hơ thứ hai phân bố trên nền đáy đá ở những vùng chịu
sóng gió mạnh và được quan sát thấy ở phía bắc bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), bắc
Hòn Lớn (vịnh Nha Trang). Các san hô dạng khối hay dạng phủ (Goniastrea,
Merulina, Porites,...) và dạng cành Acropora, Pocillopora đều có kích thước rất
nhỏ và bám trực tiếp vào nền đá. Chúng phân bố rất rời rạc. Ở những nơi mà các
mảnh vụn san hơ được tích lũy lại, san hơ sẽ dễ dàng hình thành hơn nhờ có nền
đáy thích hợp cho san hô tạo rạn phát triển.
Rạn ở vùng biển khơi
Ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, hai kiểu cấu trúc rạn tồn tại là rạn
dạng nền và đảo san hơ vịng . Rạn dạng nền có thể tham gia tạo thành nên một
số đảo nổi như Trường Sa, một phần đảo nổi và bãi ngầm như Phan Vinh hoặc
chỉ là bãi ngầm như ở Đá Lát với lagun ở giữa với độ sâu ít hơn 10m. Rạn quanh
đảo nổi hướng ra khơi có cấu trúc như một rạn riềm điển hình với các thành phần
cấu trúc lagun ven đảo, mặt bằng rạn và sườn dốc trải xuống đến độ sâu 40 – 50
m. Trong các lagun nông, thành phần san hô kém đa dạng với thành phần ưu thể
thuộc các loài Acropora, Montipora, Porites... Chúng phân bố trên nền đáy cát và
có thể hình thành các thảm đơn lồi.
Cịn các đảo san hơ vịng có cấu trúc điển hình với những vòng cung lớn
gồm các đảo nổi và bãi ngầm nằm giữa biển khơi bao la mà lagun trong đó có độ

13


sâu tối đa khoảng 50 m. Rạn ở phía biển khơi khác biệt với rạn phía lagun khơng
chỉ về độ sâu phân bổ mà cịn cả về hình thái rạn san hô.
2.2

Thế giới sinh vật rạn san hô biển Việt Nam


Đặc trưng hàng đầu của rạn san hô là sự giàu có về thành phần giống lồi
các sinh vật sống trên rạn, và đó cũng là nơi nhiều lồi tơm, cá, sị,.. sống hồn
tồn phụ thuộc vào đó hoặc chỉ trong một số giai đoạn nhất định trong chu trình
sống của chúng. Với một số lồi rạn san hơ là nơi ở bắt buộc. Nhiều loài khác
coi rạn là nơi ở cần thiết trong giai đoạn dễ bị đe dọa của chu trình sống và rạn
được sử dụng để kiếm ăn, đẻ trứng hoặc được coi là bãi ương con và trú ẩn.
2.2.1 San hơ

Thành phần quan trọng nhất hình thành nên rạn san hơ là các nhóm san hơ. Có
đến hàng trăm kiểu san hơ khác nhau nhưng tất cả đều do các cá thể nhỏ bé gọi là polip
tạo nên

Có ba nhóm san hơ chính là san hơ cứng (cịn gọi là san hơ đá), san hơ
sừng và san hô mềm.

14


San hơ cứng có bộ xương bằng đá vơi và thường tăng trưởng rất chậm, có
loại chỉ vào khoảng 1 cm/năm. San hơ cứng được xem là thành phần chính tạo
nên rạn san hô. Tuy nhiên, chúng rất mảnh mai và có thể bị tàn phá do gió bão
và neo tàu. Về hình dáng, san hơ cứng được chia thành sáu kiểu khác nhau: san
hô cành (nhiều Acropora) thành tạo bởi các nhánh với màu sắc đa dạng từ màu
phấn hồng đến xanh lá cây, xanh da trời hoặc màu cam. Các nhánh khác nhau về
chiều dài và kích thước và tăng trưởng nhanh hơn các san hô khác. San hơ khối
(như Porites) thường có màu vàng và một số trong đó có thể đạt kích thước rất
lớn (đường kính hàng chục mét). San hô phiến (một số Montipora hoặc
Turbinaria) trông giống như những chiếc lá khổng lồ hoặc các phiến rộng. San
hơ dạng bàn (một số Acropora) có tập đoàn như những chiếc bàn rộng với nhiều
bậc khác nhau. San hô sống tự do, dạng đĩa (như Fungia) không bám vào nền

đáy và thường chỉ gồm một polyp, không sống tập đồn.
San hơ sửng có thành phần đá vơi bao bọc lõi là vật liệu sừng và/hoặc đá
vôi. Tập đồn san hơ sừng có dạng như những chiếc quạt hoặc cành cây mềm
mại. Khi chết đi, cái còn lại là bộ xương màu đỏ hoặc đen hay trắng. Loại san hô
này sinh trưởng rất chậm.
San hô mềm tiêu giảm bộ xương bên trong và chỉ còn lại các trầm xương
đá vôi nhỏ. Một số mềm dẻo đến mức đu đưa theo dịng nước. Sẽ khơng cịn gì
để lại khi san hơ mềm chết đi.
Cịn một số kiểu san hơ khác như thủy tức san hô, san hô đen, san hô xanh
hoặc san hô dạng ống màu cam

15


Hình ảnh: một số rạn san hơ thường gặp
2.2.2 Rong biển.
Gồm 186 loài, 33 học thuộc 4 ngành, cụ thể như sau:


Ngành rong đỏ Rhodophyta có 103 lồi



Ngành rong nâu Phaeophyta có 20 lồi



Ngành rong lục Chlorophyta có 54 lồi




Ngành rong lam Cyanophyta có 54 lồi

2.2.3 Sự đa dạng động vật đáy.
16



×