Tải bản đầy đủ (.doc) (180 trang)

Đánh giá tính an toàn và đáp ứng miễn dịch của vắc xin Rotavac theo phác đồ 3 liều trên trẻ khỏe mạnh 6-8 tuần tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 180 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN MINH HẢI

ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TỒN VÀ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
CỦA VẮC XIN ROTAVAC THEO PHÁC ĐỒ 3 LIỀU
TRÊN TRẺ KHỎE MẠNH 6-8 TUẦN TUỔI

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

HÀ NỘI – 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN MINH HẢI

ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TỒN VÀ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
CỦA VẮC XIN ROTAVAC THEO PHÁC ĐỒ 3 LIỀU
TRÊN TRẺ KHỎE MẠNH 6-8 TUẦN TUỔI
Ngành: Khoa học y sinh (Miễn dịch)
Mã số: 9720101


LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. PHẠM NGỌC HÙNG
2. PGS.TS. NGUYỄN ĐẶNG DŨNG

HÀ NỘI – 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi và các cộng sự
với sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn.
Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần
trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được cơng bố. Nếu có điều gì
sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Minh Hải


LỜI CẢM ƠN
Tơi đã hồn thành luận án này với nỗ lực và cố gắng của bản thân.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và động
viên của các thầy, cô, đồng nghiệp và người thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện Quân y, Phòng sau Đại học - Học
viện Quân y, Bộ môn Miễn dịch - Học viện Quân Y đã cho phép, tạo điều kiện
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành luận án.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:

PGS.TS. Phạm Ngọc Hùng - Phó trưởng phòng đào tạo, Học viện
Quân Y và PGS.TS. Nguyễn Đặng Dũng – Chủ nhiệm Bộ môn Miễn dịch, Học
viện Qn Y là những người Thầy tận tình, hết lịng vì học trị, đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo, cung cấp cho tôi những kiến thức và phương pháp luận
quý báu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô, anh chị em trong Bộ môn Miễn
dịch - Học viện Quân Y đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ, nhân viên Trung tâm kiểm soát
bệnh tật tỉnh Thái Bình, Trung tâm y tế và nhân dân huyện Hưng Hà, Thái
Bình đã giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu hồn thành luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thủ trưởng và các đồng chí trong Phịng
Khảo thí & ĐBCLGD_ĐT - Học viện Qn Y đã giúp đỡ tơi trong q trình
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng Chấm luận án
đã đóng góp nhiều ý kiến q báu giúp tơi hồn thành luận án.
Cuối cùng tơi xin gửi lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn ở bên cạnh, động viên, chia sẻ những khó khăn để tơi n tâm học tập và
hồn thành luận án!
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Minh Hải


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các ảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................3
1.1. Đặc điểm sinh học của Rotavirus.........................................................3
1.1.1 Hình thái, cấu trúc của Rotavirus.....................................................3
1.1.2. Chủng lưu hành...............................................................................4
1.2. Dịch tễ học nhiễm bệnh do Rotavirus..................................................6
1.2.1. Đường lây truyền.............................................................................6
1.2.2. Các triệu chứng lâm sàng khi nhiễm Rotavirus và khả năng gây
bệnh của Rotavirus.....................................................................................7
1.2.3. Mùa bệnh.........................................................................................7
1.2.4. Gánh nặng bệnh tật do Rotavirus....................................................8
1.3. Vắc xin phòng bệnh do Rotavirus......................................................10
1.3.1. Lịch sử nghiên cứu vắc xin dự phòng Rotavirus...........................10
1.3.2. Hiệu quả của vắc xin.....................................................................11
1.3.3. Tình hình nghiên cứu vắc xin phòng Rotavirus tại Việt Nam......12
1.3.4. Vắc xin Rotavac............................................................................14
1.4. Các đáp ứng miễn dịch của túc chủ khi nhiễm Rotavirus................16


1.4.1. Các đáp ứng miễn dịch trên mơ hình động vật.............................16
1.4.2. Đáp ứng miễn dịch tự nhiên chống Rotavirus...............................17
1.4.3. Đáp ứng miễn dịch thích ứng chống Rotavirus.............................19
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với chủng
ngừa vắc xin Rotavirus............................................................................33
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................35
2.1. Nội dung 1...........................................................................................35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................35

2.1.2. Vật liệu nghiên cứu.......................................................................36
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu.....................................................................38
2.1.4. Thời gian nghiên cứu....................................................................38
2.1.5. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................38
2.1.6. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu và tiến hành nghiên cứu...........38
2.1.7. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu.....................................43
2.1.8. Các biến số nghiên cứu.................................................................45
2.2. Nội dung 2...........................................................................................52
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................52
2.2.2. Vật liệu nghiên cứu.......................................................................52
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu.....................................................................53
2.2.4. Thời gian.......................................................................................53
2.2.5. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu và tiến hành nghiên cứu...........53
2.2.6. Phân tích thống kê.........................................................................55
2.2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.................................................55
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................58
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.........................................................58
3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học................................................................59
3.1.2. Phân bố theo giới...........................................................................60


3.1.3. Sự thay đổi chiều cao nằm, cân nặng của các đối tượng trong
thời gian theo dõi uống vắc xin...............................................................61
3.1.4. Đặc điểm bệnh lý tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu......................62
3.2. Đánh giá tính an tồn.........................................................................63
3.2.1. Các biến cố bất lợi sau khi uống vắc xin ......................................63
3.2.2. Các biến cố bất lợi tức thì sau khi uống vắc xin 30 phút..............66
3.2.3. Các biến cố bất lợi trong dự kiến trong vòng 14 ngày sau mỗi
lần uống vắc xin......................................................................................66
3.2.4. Các biến cố bất lợi dự kiến trong các ngày 15- 28 sau mỗi lần

uống vắc xin............................................................................................67
3.2.5. Các biến cố khác...........................................................................67
3.2.6. Tần suất và số ca có sốt theo dõi theo ngày sau mỗi lần uống .....67
3.2.7. Tần suất và số ca có tiêu chảy theo dõi theo ngày sau mỗi lần
uống.........................................................................................................68
3.3. Tính sinh miễn dịch............................................................................68
3.3.1. Giá trị IgA kháng RV trong huyết thanh và LogIgA kháng RV
trong huyết thanh trước và sau uống vắc xin..........................................69
3.3.2. Giá trị hiệu giá trung bình nhân (GMT) kháng thể IgA kháng
RV huyết thanh trước và sau uống vắc xin.............................................71
3.3.3. Tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh sau khi uống vắc xin so với trước
khi uống vắc xin......................................................................................72
3.4. Kết quả khảo sát chỉ số miễn dịch......................................................74
3.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...................................74
3.4.2. Số lượng tế bào lympho máu ngoại vi .........................................75
3.4.3. Số lượng tế bào lympho T (CD45+CD3+)....................................75
3.4.4. Tỷ lệ tế bào lympho T(CD45+CD3+) trong tổng số tế bào
lympho.....................................................................................................76
3.4.5. Số lượng tế bào lympho B (CD45+CD19+).................................76


3.4.6. Tỷ lệ tế bào lympho B (CD45+CD19+) trong tổng số tế bào
lympho.....................................................................................................77
3.4.7. Tỷ lệ tế bào lympho T(CD45+CD3+) biểu lộ beta 7 integrin
trong tổng số tế bào lympho....................................................................77
3.4.8. Số lượng tế bào lympho T(CD45+CD3+) biểu lộ beta 7 integrin
.................................................................................................................78
3.4.9. Số lượng tế bào lympho B(CD45+CD19+) biểu lộ beta 7
integrin....................................................................................................78
3.4.10. Tỷ lệ tế bào lympho B(CD45+CD19+) biểu lộ beta 7 integrin

trong tổng số tế bào lympho....................................................................79
Chương 4. BÀN LUẬN..................................................................................85
4.1. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................85
4.1.1. Đánh giá phác đồ sử dụng.............................................................85
4.1.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu....................................................88
4.2. Đặc điểm nhân khẩu học....................................................................89
4.3. Đánh giá tính an tồn.........................................................................90
4.3.1. Biến cố bất lợi xảy ra trong vòng 28 ngày sau uống vắc xin........94
4.3.2. Các biến cố bất lợi tức thì sau khi uống vắc xin 30 phút..............95
4.3.3. Các biến cố bất lợi toàn thân trong thời gian theo dõi sau mỗi
lần uống...................................................................................................96
4.3.4. Biến cố bất lợi nghiêm trọng.........................................................98
4.4. Tính sinh miễn dịch..........................................................................105
4.5. Khảo sát chỉ số miễn dịch.................................................................111
KẾT LUẬN...................................................................................................117
KIẾN NGHỊ..................................................................................................119
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............................................120
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Phần viết tắt
Phần viết đầy đủ
1
AE
Adverse Events (biến cố bất lợi)
2


AEFI

Adverse Events Following Immunization (Biến cố bất lợi sau
chủng ngừa)

3

APC

Antigen Presenting Cell (tế bào trình diện kháng nguyên)

4

CBYT

Cán bộ y tế

5

CRF

Case Report Form (hồ sơ đối tượng nghiên cứu)

6

CS

Et al ( và cộng sự)

7


DC

Dendritic Cell (tế bào có tua)

8

dsRNA

double-stranded RNA (đoạn ARN sợi kép)

9

ENS

Enteric Nervous System (hệ thần kinh ruột)

10

ELISA

Enzyme-linked Immunosorbent assay (Xét nghiệm miễn dịch
hấp thụ liên kết với Enzyme)

11

GALT

Gut-Associated Lymphoid Tissue (mô lympho liên kết với
ruột)


12

GMC

Geometric Mean Concentration (nồng độ trung bình nhân)

13

GMT

Geometric Mean Titre (hiệu giá trung bình nhân)

14

HBGA

Histo-blood Group Antigen (kháng nguyên nhóm máu người)

15

ICF

Informed Consent Form (phiếu cung cấp thông tin và ký chấp
thuận tham gia nghiên cứu)

16

IEC


Intestinal Epithelial Cell (tế bào biểu mô ruột)

17

IEL

Intraepithelial lymphocytes

18

IgA

Immunoglobulin A

19

IgM

Immunoglobulin M


TT Phần viết tắt
20 IgG
Immunoglobulin G

Phần viết đầy đủ

21

IL


Interleukin

22

IFN

Interferon

23

IVAC

International Vaccine Access Center (trung tâm tiếp cận vắc
xin quốc tế)

24

KTC

Khoảng tin cậy

25

KT

Kháng thể

26


LPL

Lympho propria lamina

27

MAdCAM-1

Mucosal addressin cell adhesion molecule-1 (phân tử kết dính
tế bào -1)

28

MDA-5

Melanoma Differentiation-Associated gene-5

29

MNL

Mesenteric lymph node (hạch bạch huyết mạc treo ruột)

30

NCV

Nghiên cứu viên

31


NK

Natural killer cell

32

NSP

Non-structural protein (protein không cấu trúc)

33

PLN

Peripheral lymph node (hạch bạch huyết ngoại vi)

34

OPV

Oral poliomyelitis vaccine (vắc xin ngừa bại liệt đường uống)

35

PNAd

Peripheral lymph node addressins (hạch bạch huyết ngoại vi)

36


RA

Axit retinoic

37

RIG-I

Retinoic acid-Inducible gene-I

38

PRR

Pattern Recognition Receptor (thụ thể nhận diện mẫu)

39

RT-PCR

Reverse transcription polymerase chain reaction (Phản ứng
sao chép chuỗi polymerase ngược)

40

RV

Rotavirus


41

RV1

Rotarix

42

RV5

Rotateq


TT Phần viết tắt

Phần viết đầy đủ

43

TCMR

Tiêm chủng mở rộng

44

TLR

Toll-like Receptor (thụ cảm thể giống Toll)

45


sIgA-RV

Secretory Immunoglobulin A – RV (kháng thể IgA tiết đặc
hiệu RV)

46

TTr

Thị trấn

47

TTYT

Trung tâm y tế

48

TYT

Trạm y tế

49

SAE

Serious Adverse Events (biến cố bất lợi nghiêm trọng)


50

SRVGE

Severe Rotavirus Gastroenteritis (viêm dạ dày ruột nặng)

51

U

Unit (đơn vị)

52

VP

Viral Protein

53

VX

Vắc xin

54

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Thành phần và hàm lượng mỗi liều vắc xin dùng trong nghiên cứu.....37

2.2.

Dự kiến, đánh giá mức độ các biến cố bất lợi trong vòng 28 ngày sau
uống vắc xin Rotavac............................................................................47

3.1.

Kết quả thu tuyển đối tượng nghiên cứu tại các thời điểm...................58

3.2.

Phân bố đối tượng tham gia uống vắc xin nghiên cứu theo xã.............59

3.3.

Đặc điểm nhân khẩu học.......................................................................60

3.4.


Phân bố đối tượng theo giới vào các lần uống vắc xin.........................60

3.5.

Tiền sử bệnh đã mắc của các đối tượng nghiên cứu.............................62

3.6.

Tỷ lệ có biến cố bất lợi bất kỳ trong thời gian theo dõi sau mỗi lần
uống vắc xin .........................................................................................63

3.7

Tỷ lệ có biến cố bất lợi tồn thân trong thời gian theo dõi sau mỗi
lần uống vắc xin....................................................................................64

3.8.

Tỷ lệ biến cố khác loại trên một đối tượng theo lần uống vắc xin........65

3.9.

Mức độ các biến cố bất lợi sau mỗi lần uống vắc xin...........................65

3.10. Biến cố bất lợi bất kỳ sau mỗi lần uống vắc xin 30 phút......................66
3.11. Biến cố bất lợi bất kỳ trong vòng 14 ngày sau mỗi lần uống vắc xin
...............................................................................................................66
3.12. Giá trị IgA và LogIgA kháng RV trong huyết thanh trước và sau
uống vắc xin..........................................................................................69

3.13. Giá trị hiệu giá trung bình nhân (GMT) kháng thể IgA kháng RV
huyết thanh trước và sau uống vắc xin..................................................71
3.14. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đạt mức đáp ứng chuyển đổi huyết thanh
so với trước uống vắc xin......................................................................72
3.15. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có mức kháng thể IgA kháng RV trong
huyết thanh so với giá trị 20 U/ml trước và sau uống vắc xin..............72
3.16.

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đạt mức chuyển đổi huyết thanh so với trước uống vắc xin
theo giới tính......................................................................................................................73


Bảng

Tên bảng

Trang

3.17. Liên quan giữa mức tăng IgA kháng RV trong huyết thanh với số
tuần tuổi của đối tượng nghiên cứu.......................................................73
3.18. Liên quan giữa mức tăng IgA kháng RV trong huyết thanh với cân
nặng của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm uống vắc xin lần 1.........73
3.19. Liên quan giữa mức tăng IgA kháng RV trong huyết thanh với chiều
cao nằm của đối tượng nghiên cứu........................................................74
3.20. Phân bố đối tượng khảo sát đặc điểm miễn dịch theo giới...................74
3.21. Số lượng tế bào lympho máu ngoại vi .................................................75
3.22. Số lượng tế bào lympho T (CD45+CD3+) ...........................................75
3.23. Tỷ lệ tế bào lympho T (CD45+CD3+) trong tổng số tế bào lympho
...............................................................................................................76
3.24. Số lượng tế bào lympho B (CD45+CD19+) ........................................76

3.25. Tỷ lệ tế bào lympho B (CD45+CD19+) trong tổng số tế bào lympho
...............................................................................................................77
3.26. Tỷ lệ tế bào lympho T(CD45+CD3+) biểu lộ beta 7 integrin trong
tổng số tế bào lympho ..........................................................................77
3.27. Số lượng tế bào lymphoT(CD45+CD3+) biểu lộ beta 7 integrin ........78
3.28. Số lượng tế bào lympho B(CD45+CD19+) biểu lộ beta 7 integrin .....78
3.29. Tỷ lệ tế bào lympho B(CD45+CD19+) biểu lộ beta 7 integrin trong
tổng số tế bào lympho ..........................................................................79


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
3.1

Tên biểu đồ

Trang

Sự tăng trưởng chiều cao nằm của các đối tượng trong thời gian theo
dõi uống vắc xin....................................................................................61

3.2

Thay đổi cân nặng của trẻ trong thời gian theo dõi uống vắc xin.........61

3.3.

Phân tích tần suất và số ca có sốt theo dõi theo ngày sau mỗi lần
uống.......................................................................................................67


3.4.

Phân tích tần suất và số ca có tiêu chảy theo dõi theo ngày sau mỗi
lần uống.................................................................................................68

3.5.

Phân phối log IgA kháng RV trong huyết thanh trước và sau uống
vắc xin...................................................................................................70

3.6.

Dịch chuyển IgA (Log10) kháng RV trong huyết thanh trước và sau
uống vắc xin theo từng đối tượng.........................................................71


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
1.1.

Tên hình

Trang

Minh họa chi tiết và protein mã hóa bộ gen ds RNA phân đoạn của
hạt RV.....................................................................................................4

1.2.

Phân bố các genotype của RV trên thế giới từ 1994-2003......................5


1.3.

Đáp ứng miễn dịch tự nhiên chống lại RV ở niêm mạc ruột................18

1.4.

Cơ chế miễn dịch chống RV qua trung gian kháng thể.........................20

1.5.

Sự di chuyển của tế bào lympho từ tuần hồn vào các mơ của ruột
non và ruột kết.......................................................................................27

1.6.

Vai trị của integrins β 7 trong việc phát triển và duy trì tế bào
lympho ở ruột........................................................................................29

1.7.

Các biện pháp của Rotavirus để chống lại phản ứng của túc chủ.............32

2.1.

Nhãn lọ vắc xin sử dụng trong nghiên cứu...........................................37

2.2.

Sơ đồ quy trình nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin....................50



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rotavirus (RV) là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tiêu chảy cho trẻ
em trên toàn cầu. Uớc tính vào năm 2016, nhiễm Rotavirus là nguyên nhân
gây ra nhiều hơn 258 triệu đợt tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ số lượt
mắc /1 trẻ dưới 5 tuổi mỗi năm là 0,42, trong số đó có khoảng 128.500 ca tử
vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Tỷ lệ tử vong liên quan đến
Rotavirus cao nhất ở khu vực châu Phi cận Sahara, Đông Nam Á và Nam Á
[1]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu giám sát trọng điểm đối với Rotavirus gần
đây cho thấy tỷ lệ tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ < 5 tuổi phải nhập viện dao
động khoảng 46% [2], [3].
Một trong những biện pháp dự phòng hiệu quả nhất là vắc xin (VX) dự
phịng Rotavirus, nhờ đó tỉ lệ mắc cũng như tử vong do Rotavirus đã giảm
đáng kể [4]. Hiện nay vắc xin được sử dụng rất phổ biến, tính đến cuối năm
2022, 122 nước đã đưa vắc xin dự phịng Rotavirus vào chương trình Tiêm
chủng mở rộng (TCMR) và 16 quốc gia đang lập kế hoạch thực hiện, trong đó
Việt Nam đang từng bước đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng [5].
Rotavac là vắc xin sống giảm độc lực do công ty Bharat Biotech của
Ấn Độ nghiên cứu và sản xuất thành công được cấp phép năm 2014 và đưa
vào sử dụng tại một số bang của Ấn Độ, sau đó được đưa vào sử dụng ở một
số nước khác như Nigeria, Palestine, Philippines...[5], [6]. Kết quả cho thấy
Rotavac có hiệu quả tương đương với vắc xin khác, đồng thời có ưu điểm so
với các vắc xin khác về giá thành [7].
Vắc xin dự phòng Rotavirus có hiệu quả khá tốt ở các nước có thu nhập
cao (khoảng 85%) [8]. Tuy nhiên, tại các nước có thu nhập thấp hoặc trung
bình ở Châu Phi và Châu Á, hiệu quả chỉ dao động từ 41,4% đến 61,2%, ở
nước ta là 69,7% [3], [9], [10]. Cùng với đó là khả năng sinh miễn dịch của vắc

xin (đánh giá thông qua IgA kháng RV huyết thanh) cũng giảm ở các nước có


2
thu nhập thấp hoặc trung bình [11]. Mặc dù Rotavirus đã được phát hiện cách
đây gần nửa thế kỷ và hơn một thập kỷ kể từ khi vắc xin dự phòng ra đời, các cơ
chế miễn dịch bảo vệ chống lại Rotavirus vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ [12].
Các nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của kháng thể IgA-RV trong
việc chống lại Rotavirus cũng như chống tái nhiễm [11]. Tuy nhiên điều đó là
chưa đủ, q trình cư ngụ tại ruột (gut-homing) của các tế bào lympho B và T
đặc hiệu đóng vai trị quan trọng chống tái nhiễm. Quá trình này phụ thuộc vào
biểu lộ của beta 7 integrin trên tế bào lympho B, lympho T [13], [14]. Liệu rằng
yếu tố nào trong các chỉ số miễn dịch gây ra sự đáp ứng miễn dịch kém đó?
Với những đặc điểm về dịch tễ, nghiên cứu lâm sàng vắc xin, nhu cầu
của cộng đồng đa dạng và đặc biệt thực tế vắc xin dự phòng Rotavirus kém
hiệu quả ở các nước đang phát triển. Việc nghiên cứu đánh giá an toàn, sinh
miễn dịch của vắc xin Rotavac và một số chỉ số miễn dịch của trẻ khi sử dụng
vắc xin Rotavac nhằm tạo thêm sự lựa chọn cho người dân cũng như thực
hiện kế hoạch TCMR ở nước ta đồng thời góp phần tìm hiểu ngun nhân đáp
ứng miễn dịch kém. Vì vậy đề tài: “Đánh giá tính an tồn và đáp ứng miễn
dịch của vắc xin Rotavac theo phác đồ 3 liều trên trẻ khỏe mạnh 6-8 tuần
tuổi” được thực hiện với 2 mục tiêu:
1) Đánh giá tính an tồn và tính sinh miễn dịch của vắc xin Rotavac
theo phác đồ 3 liều trên trẻ khỏe mạnh từ 6-8 tuần tuổi ở huyện Hưng Hà tỉnh
Thái Bình.
2) Khảo sát một số chỉ số miễn dịch ở nhóm trẻ đáp ứng khơng tốt hoặc
khơng đáp ứng với vắc xin Rotavac ở huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình.


3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học của Rotavirus
1.1.1 Hình thái, cấu trúc của Rotavirus
Rotavirus (RV) được phát hiện vào năm 1973, bởi tác giả Tiến sĩ Ruth
Bishop và cộng sự [15]. RV là virut không màng, có vật liệu di truyền là
RNA kép, thuộc họ Reoviridae [16]. RV có khả năng gây bệnh ở người và
động vật (động vật có vú, chim, bị sát). Vi rút có hình khối trịn, đường kính
trung bình từ 70-80 nm, giống như một cái bánh xe có các gai ngắn và một cái
vành rất nhẵn do vậy có tên là RV [16].
RV có bộ gen gồm 11 đoạn RNA sợi kép mã hóa 6 protein cấu trúc
(VP1, VP2, VP3, VP4, VP6, VP7) và 6 protein phi cấu trúc (NSP1NSP6). Ngoại trừ đoạn gen 11 mã hóa 2 protein (NSP5 và NSP6), các đoạn
gen cịn lại chỉ mã hóa một protein [16].
RV có hình tứ diện khơng bao bọc, bộ gen RV được bao quanh bởi một
capsid ba lớp:
- Các protein lớp ngoài (protein vi rút VP 4 và VP7) làm trung gian cho sự
gắn kết và xâm nhập.
- Lớp giữa được cấu tạo bởi VP6 tương tác và ổn định lớp bên trong và bên ngoài.
- Lớp bên trong bao gồm protein VP2 và bao quanh bộ gen vi rút và protein
phụ VP1, RNA polymerase phụ thuộc RNA của vi rút, và VP3, enzyme đóng
nắp của vi rút [17].
Rotavirus được chia thành 7 nhóm: A, B, C, D, E, F và G, trong đó chỉ
có nhóm A, B, C gây bệnh cho cả người và động vật. Nhóm D, E, F, G chỉ
thấy ở động vật. VP6 là kháng nguyên quyết định nhóm và phân nhóm [16].
Type huyết thanh của Rotavirus được đặc trưng bởi hai protein capsid
lớp ngoài là VP4 và VP7, xác định bởi kỹ thuật trung hòa, sử dụng kháng
huyết thanh tạo ra ở động vật.


4


Hình 1.1: Minh họa chi tiết và protein mã hóa bộ gen ds RNA
phân đoạn của hạt RV
*Nguồn: theo Jayaram H . và cộng sự (2004) [17]

Giống như virut cúm, phân loại rotavirus dựa trên cùng một lúc VP4 (type
huyết thanh P) và VP7 (type huyết thanh G). Gần đây RV được phân loại dựa
theo kiểu gen. Đối với VP7, typ huyết thanh G (phân loại bằng kỹ thuật trung
hòa) và kiểu gen G (xác định bằng RT-PCR) có mối liên quan chặt chẽ với
nhau. Có 14 typ huyết thanh G đã được phân lập. Tuy nhiên, đối với VP4, tồn
tại song song 2 hệ phân loại theo typ huyết thanh (13 typ) và kiểu gen (21
kiểu gen) [18].
1.1.2. Chủng lưu hành
Trên tồn thế giới, có sự đa dạng trong việc lưu hành các chủng loại
RV hoang dã. Các chủng gây bệnh nặng thay đổi giữa các quốc gia và theo
từng giai đoạn. Từ những năm 1994-2003, với sự xác định kiểu gen G kết hợp
kiểu gen P (tương ứng VP4) đã cho kết quả như Hình 1.2. Trong đó chủng


5
P[8]G1 chiếm ưu thế: 52%; các chủng G1, G3, G4 được tìm thấy trong mẫu
phân đa phần kết hợp P[8], trong khi G2 kết hợp P[4] [19].

Hình 1.2: Phân bố các genotype của RV trên thế giới từ 1994-2003
*Nguồn: theo Gentsch J. R. và cộng sự (2005) [19]

Tại khu vực Đông Nam Á: Theo số liệu giám sát RV từ 2008 đến 2018,
với những năm 2009–2013, G1P[8] và G2P[4] là những kiểu gen chiếm ưu
thế nhất, nhưng bắt đầu từ năm 2014, nó đã thay đổi thành những kiểu gen
hiếm và bất thường là G3P[8], G8P[8], và G9P[8]. Một số kiểu gen RV
không phổ biến như G2P[8], G8P[6], G5P[19], G9P[4], G9P[6] và G1P[7] đã

được xác định trong dữ liệu giám sát [20].
Đồng thời, việc sử dụng vắc xin RV cũng làm thay đổi sự phổ biến của
các chủng lưu hành. Một ví dụ điển hình là sự thay đổi các chủng RV tại
Mozambique trước và sau tiêm chủng (2012-2019). Mozambique là một quốc
gia ở châu Phi, có tỷ lệ tiêu chảy do RV khá cao: 40,2% và 38,3% (vào năm
2014, 2015). Tháng 9/2015, Rotatex được đưa vào chương trình TCMR, sau
đó tỷ lệ tiêu chảy do RV đã giảm đáng kế trong những năm tiếp theo: 12,2 %
và 13,5% trong hai năm 2016 và 2017. Tuy nhiên, sau khi sử dụng vắc xin đã
ghi nhận sự thay đổi lớn về kiểu gen như P[8] giảm từ 85,4% xuống còn
39,2% hoặc sự gia tăng đáng kể tỷ lệ kiểu gen G3 hay P[4] [21].



×