Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Lê nguyên vũ phân tích thực trạng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh đăk nông năm 2022 luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp i hà nội, năm 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.25 KB, 68 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ NGUYÊN VŨ

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CẤP PHÁT
THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH ĐĂK NÔNG NĂM 2022

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI, NĂM 2023


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ NGUYÊN VŨ

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CẤP PHÁT
THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH ĐĂK NÔNG NĂM 2022
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60720412
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Xuân Thắng
Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Dak Nông


HÀ NỘI, NĂM 2023


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của
thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. ĐỖ XUÂN
THẮNG là người Thầy đã luôn quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn và động viên
tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phịng Quản lý đào tạo, q
Thầy Cơ của trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi tham gia
khóa học, đóng góp các ý kiến quý báu cho tơi trong suốt q trình thực hiện
và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh
Đak Nông và các bạn đồng nghiệp tại Khoa dược Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh
Đăk Nông đã tạo điều kiện cho tôi về mọi mặt để tơi học tập, nghiên cứu và
hồn thành luận văn này.
Lời sau cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, và
người thân đã ln sát cánh động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tơi
hồn thành luận văn này.
BMT, ngày

tháng 3 năm 2023
Học viên

LÊ NGUYÊN VŨ


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................... 3
1.1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG CẤP PHÁT THUỐC .......................................... 3
1.1.1. Định nghĩa và quy trình cấp phát thuốc ....................................................... 3
1.1.2. Sai sót trong cấp phát thuốc và các yếu tố ảnh hưởng ................................. 6
1.1.3. Chỉ số đánh giá hoạt động cấp phát thuốc ngoại trú .................................... 7
1.2. THỰC TRẠNG CẤP PHÁT THUỐC NGOẠI TRÚ ......................................... 8
1.2.1. Thực trạng cấp phát thuốc trên thế giới ....................................................... 8
1.2.2. Thực trạng cấp phát thuốc tại Việt Nam ...................................................... 9
1.3. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐĂK NÔNG ........ 10
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện đa khoa Tỉnh Đăk Nông ................. 10
1.3.2. Hệ thống khám chữa bệnh ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Tỉnh Đăk Nông ... 11
1.3.3. Cơ cấu khoa Dược Bệnh viện đa khoa Tỉnh Đăk Nơng ............................ 18
1.4. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................... 21
2.1.2. Thời gian nghiên cứu: ................................................................................ 21
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: ................................................................................. 21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 21
2.2.1. Biến số nghiên cứu ..................................................................................... 21
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 25

2


2.2.3. Mẫu nghiên cứu .......................................................................................... 25

2.2.4. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu .......................................................... 25
2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu ........................................................................... 27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 28
3.1. PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN CÁC BƯỚC CỦA QUI TRÌNH CẤP
PHÁT THUỐC ................................................................................................................ 28
3.1.1 Kết quả bước tiếp nhận đơn thuốc .............................................................. 29
3.1.2. Kết quả đánh giá bước kiểm tra chi tiết đơn thuốc .................................... 29
3.1.3. Kết quả đánh giá bước chuẩn bị thuốc, bao bì, ghi nhãn ........................... 30
3.1.4. Kết quả đánh giá bước kiểm tra đơn thuốc lần cuối .................................. 31
3.1.5. Kết quả đánh giá bước lưu lại các thông tin .............................................. 32
3.1.6. Kết quả đánh giá bước thực hiện phát thuốc, hướng dẫn, tư vấn cho
người bệnh ............................................................................................................ 32
3.2. ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ CẤP PHÁT NGOẠI TRÚ ............................ 32
3.2.1. Kết quả đánh giá thời gian cấp phát ........................................................... 33
3.2.2. Kết quả đánh giá tỷ lệ thuốc được cấp phát thực tế ................................... 33
3.2.3. Kết quả đánh giá tỷ lệ thuốc được dán nhãn .............................................. 34
3.2.4. Kết quả đánh giá tỷ lệ hiểu biết của bệnh nhân về chế độ liều .................. 35
3.2.5. Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân ..................................... 38
Chương 4. BÀN LUẬN ..................................................................................... 38
4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CẤP PHÁT NGOẠI TRÚ............................... 38
4.1.1. Phân tích việc thực hiện các bước quy trình cấp phát ngoại trú ................ 38
4.1.2. Phân tích các chỉ số cấp phát ngoại trú ...................................................... 41
4.2. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................ 47
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 49
KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

3



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu ....................................................................... 21
Bảng 3.1 Kết quả quan sát quá trình tiếp nhận đơn thuốc .................................. 29
Bảng 3.2 Kết quả đánh giá bước kiểm tra chi tiết đơn thuốc .............................. 29
Bảng 3.3 Kết quả đánh giá bước chuẩn bị thuốc, bao bì, ghi nhãn .................... 30
Bảng 3.4 Kết quả đánh giá bước kiểm tra đơn thuốc lần cuối ............................ 31
Bảng 3.5 Kết quả đánh giá bước lưu lại các thông tin ........................................ 32
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá bước thực hiện phát thuốc, hướng dẫn, tư vấn cho
người bệnh........................................................................................... 32
Bảng 3.7 Thời gian cấp phát thuốc ..................................................................... 33
Bảng 3.8. Tỷ lệ thuốc được cấp phát thực tế....................................................... 33
Bảng 3.9. Tỷ lệ thuốc dán nhãn........................................................................... 34
Bảng 3.10. Đánh giá hiểu biết của bệnh nhân về chế độ liều theo lượt thuốc .... 35
Bảng 3.11. Đánh giá hiểu biết của bệnh nhân về chế độ liều theo lượt đơn thuốc ... 35
Bảng 3.12. Mối liên hệ thông tin trên nhãn và hiểu biết của BN về tên thuốc, liều
dùng ..................................................................................................... 36
Bảng 3.13. Mối liên hệ thông tin trên đơn thuốc và hiểu biết của BN về thời
điểm dùng cụ thể ................................................................................. 37
Bảng 3.14. Mức độ hài lịng của bệnh nhân với quy trình cấp phát ................... 38


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

BHYT


Bảo hiểm y tế

BN

Bệnh nhân

BV

Bệnh viện



Chẩn đoán

DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu

ĐT

Đơn thuốc

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị


BVĐKKV

Bệnh Viện đa khoa Khu Vực

KCB

Khám chữa bệnh

KS

Kháng sinh

SL

Số lượng

STT

Số thứ tự

TB

Trung bình

TDKMM

Tác dụng khơng mong muốn

TL


Tỷ lệ

TT

Thu thập

TTT

Tương tác thuốc

TTY

Thuốc thiết yếu

TW

Trung Ương

WHO

World Health
Organization

Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Chu trình sử dụng thuốc ........................................................................ 3
Hình 1.2. Quy trình cấp phát thuốc ....................................................................... 5

Hình 1.4. Chu trình kê đơn, cấp phát thuốc ngoại trú ......................................... 13


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người. Nhu cầu về chăm sóc sức
khỏe của người dân ngày càng được chú trọng. Các hệ thống Bệnh viện phát
triển mạnh mẽ từng bước đảm bảo được việc khám chữa bệnh. Hiện nay, Nhà
nước ta đang có chính sách “Bảo hiểm y tế tồn dân”, thực hiện chính sách
“an sinh xã hội” để giúp cho tất cả mọi người dân có thể tiếp cận được với
những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất với chi phí hợp lý nhất nhờ vào sự
giúp đỡ của Quỹ bảo hiểm xã hội.
Cấp phát là một trong bốn bước của chu trình sử dụng thuốc. Cấp phát
thuốc là một khâu có quy trình rõ ràng, đơn giản nên thường ít được chú trọng
hơn so với các khâu còn lại nhưng trên thực tế các sai sót trong q trình cấp
phát xảy ra với tỷ lệ khơng nhỏ. Sai sót trong cấp phát thuốc bao gồm các
trường hợp phát không đúng thuốc, đúng liều, đúng số lượng hay nghiêm
trọng hơn là không đúng bệnh nhân, đóng gói khơng đảm bảo, khơng tư vấn
đầy đủ cho bệnh nhân các thông tin cần thiết khi sử dụng. Tất cả sai sót trong
khâu này đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng điều trị và tâm lý
người bệnh.
Sai sót liên quan đến thuốc có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào trong chu
trình cung ứng thuốc. Sai sót trong việc cấp phát được định nghĩa là kết quả
của một quyết định sử dụng thuốc hoặc quá trình viết đơn mà làm giảm hiệu
quả điều trị hoặc tăng nguy cơ xảy ra phản ứng có hại khi so sánh với hướng
dẫn thực hành chuẩn.
Trong q trình hoạt động Bệnh viện thường xun có các hoạt động
nhằm kiểm soát việc cấp phát , sử dụng thuốc hợp lý – an toàn – hiệu quả –
kinh tế. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá về thực trạng cấp phát
thuốc Bảo hiểm y tế ngoại trú tại Bệnh viện . Bệnh viện đa khoa Tỉnh Đak
Nông là bệnh viện đa khoa tỉnh hạng II,hàng ngày bệnh viện tiếp nhận tới hơn

1


400 lượt khám chữa bệnh ngoại trú. Để đạt được mục tiêu đảm bảo sử dụng
thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý thì một trong những nhiệm vụ quan trọng là
nâng cao chất lượng cấp phát thuốc ngoại trú tại bệnh viện. Chính vì vậy đề
tài:: “Phân tích thực trạng cấp phát thuốc Bảo hiểm y tế ngoại trú tại Bệnh
viện đa Tỉnh Đăk Nông năm 2022” với các mục tiêu:
1. Phân tích việc thực hiện các bước của qui trình cấp phát thuốc Bảo

hiểm y tế ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Đăk Nông năm 2022
2. Đánh giá các chỉ số cấp phát thuốc ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa

Tỉnh Đăk Nơng năm 2022
Từ đó đưa ra các kiến nghị và đề xuất để góp phần nâng cao chất lượng
công tác cấp phát thuốc ngoại trú tại bệnh viện đa Tỉnh Đăk Nông

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG CẤP PHÁT THUỐC
1.1.1. Định nghĩa và quy trình cấp phát thuốc
Cấp phát thuốc là một trong bốn khâu của chu trình sử dụng thuốc. Cấp
phát thuốc đóng vai trị quan trọng và có liên quan mật thiết với 3 khâu cịn lại
(chẩn đoán, kê đơn và tuân thủ điều trị). Đây được xem là bước trung gian để
phân phối thuốc theo chỉ định của bác sĩ đến tay người bệnh. BN được chẩn
đốn đúng, kê đơn hợp lý nhưng nếu q trình cấp phát thực hiện không đầy
đủ hay xảy ra sai sót thì đều dẫn đến giảm hiệu quả điều trị và khiến nỗ lực
thực hiện các khâu trước đó trở nên vô nghĩa. Việc cấp phát đúng BN, đúng

thuốc, đúng liều lượng, đúng đường dùng, đúng thời gian và tư vấn sử dụng
hợp lý cịn góp phần quan trọng tăng tuân thủ điều trị của người bệnh.

Chẩn đoán

Kê đơn

Tuân thủ điều trị

Cấp phát
Hình 1.1. Chu trình sử dụng thuốc
Cấp phát thuốc là quá trình chuẩn bị và đưa thuốc tới BN theo đơn đã
được bác sĩ chỉ định trước đó. Cấp phát tốt thuốc phải đảm bảo thực hiện
chính xác các bước trong quy trình, điều này giúp ngăn ngừa, giảm thiểu các
sai sót có thể xảy ra. Thuật ngữ quy trình cấp phát bao gồm tất cả hoạt động
liên quan bắt đầu từ việc tiếp nhận đơn đến khi cấp phát thuốc cho bệnh nhân.
3


Việc xây dựng và sử dụng một quy trình cấp phát chuẩn sẽ giúp cải thiện,
nâng cao hiệu quả công việc.
Quy trình cấp phát
Hiện nay, Bộ Y tế chưa có văn bản cụ thể nào quy định quy trình chuẩn
về cấp phát thuốc điều trị ngoại trú. Tuy nhiên trên thế giới nhiều quy trình
chuẩn đã được cơng bố. Theo đó q trình cấp phát trong điều trị ngoại trú
khơng đơn thuần là đưa thuốc cho người bệnh mà phải kiểm tra tính hợp lý,
an tồn cũng như tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc. Theo WHO, quy trình cấp
phát chuẩn bao gồm 06 bước chính như sau:

Bước 1: Tiếp nhận

và kiểm tra đơn
thuốc

Bước 2: Kiểm tra
chi tiết đơn thuốc

Bước

Bước 6: Thực hiện

3:

cấp phát thuốc, tư

Chuẩn bị thuốc và

vấn và hướng dẫn

dán nhãn

cho người bệnh

Bước 5: Lưu giữ

Bước 4: Kiểm tra

các thông tin.

lại lần cuối


4


Hình 1.2. Quy trình cấp phát thuốc
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra đơn thuốc
- Nhân viên cấp phát nhận đơn thuốc và sắp xếp theo đúng thứ tự.
- Xác nhận lại họ và tên của bệnh nhân, việc này có ý nghĩa quan trọng
khi số lượng bệnh nhân đơng để tránh tình trạng nhầm đơn.
- Tính hợp lệ của đơn thuốc (bao gồm chữ ký bác sĩ, thủ tục hành
chính khác).
Bước 2: Kiểm tra chi tiết đơn thuốc
- Kiểm tra đơn thuốc: Kiểm tra sự hợp lý về thông tin thuốc (tên thuốc,
nồng độ - hàm lượng), liều dùng (liều dùng, thời gian dùng, cách dùng), số
lượng, tương tác thuốc.
- Trường hợp thấy đơn thuốc có vấn đề có thể liên hệ với bác sĩ kê đơn.
Bước 3: Chuẩn bị thuốc và dán nhãn
Chuẩn bị thuốc:
Nhân viên cấp phát lấy thuốc theo đúng tên, nồng độ, hàm lượng, dạng
bào chế, số lượng thuốc trong đơn. Việc lấy thuốc phải tuân thủ các nguyên
tắc sau:
- Nguyên tắc nhập trước – xuất trước và hạn trước – xuất trước.
- Không căn cứ vào màu sắc hay vị trí để thuốc theo trí nhớ mà phải
đọc nhãn thuốc và đối chiếu với đơn.
- Việc ra lẻ thuốc cần đảm bảo được tiến hành bằng dụng cụ thích hợp
(khơng để tay tiếp xúc trực tiếp với thuốc, thực hiện trên bề mặt sạch). Đóng
gói thuốc trong các bao bì sạch, khơ.
Dán nhãn:
Thực hiện dán nhãn cho từng thuốc trong đơn, trên nhãn phải đầy đủ
các thông tin bao gồm: tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng. Nhãn
thuốc nên được in, hạn chế viết tay, trong trường hợp buộc phải viết tay nên


5


viết chữ in hoa và hạn chế viết tắt. Việc dán nhãn là vơ cùng quan trọng vì
đây là phương tiện để cung cấp thông tin về chế độ liều và cách sử dụng thuốc
từ đó nâng cao sự tuân thủ điều trị của BN.
Bước 4: Kiểm tra lại lần cuối
Nên thực hiện bởi một người khác để tránh nhầm lẫn, sai sót. Người
kiểm tra cần xác nhận sự thống nhất các thông tin trên đơn và trên nhãn thuốc.
Bước 5: Lưu giữ các thông tin
Lưu giữ đơn thuốc sau khi cấp phát, lưu các thơng tin vào máy tính
hoặc sổ ghi chép. Việc lưu thông tin là cần thiết để phục vụ cơng tác giám sát
q trình cấp phát, sử dụng, thống kê, báo cáo.

Bước 6: Thực hiện cấp phát thuốc, tư vấn và hướng dẫn cho người bệnh
- Cấp phát: Theo thứ tự đơn thuốc, gọi tên và tiến hành cấp phát chính
xác cho từng bệnh nhân, ký nhận đơn thuốc.
- Hướng dẫn, tư vấn: Tư vấn nên tập trung vào các nội dung: tác dụng
chính của thuốc, liều, cách sử dụng (nhai, nghiền hay nuốt cả viên, uống với
nhiều nước hay không…), thời điểm dùng (đặc biệt liên quan đến thức ăn và
thuốc khác), đồng thời giải thích cho bệnh nhân các TDKMM có thể gặp như
buồn nôn, tiêu chảy, thay đổi màu sắc nước tiểu,… để tránh sự lo ngại dẫn
đến tình trạng bỏ thuốc (đối với những TDKMM nghiêm trọng thì chỉ thơng
báo cho bệnh nhân khi có sự đồng ý của bác sĩ). Sau khi tư vấn, người cấp
phát nên xác nhận lại với bệnh nhân về việc đã hiểu các thơng tin chính vừa
được cung cấp hay chưa. Bệnh nhân nên được đối xử một cách tơn trọng, thái
độ tư vấn hịa nhã, đúng mực.
1.1.2. Sai sót trong cấp phát thuốc và các yếu tố ảnh hưởng
Cấp phát thuốc là một khâu có quy trình rõ ràng, đơn giản nên thường

ít được chú trọng hơn so với các khâu còn lại nhưng trên thực tế các sai sót
trong q trình cấp phát xảy ra với tỷ lệ khơng nhỏ. Sai sót trong cấp phát
thuốc bao gồm các trường hợp phát không đúng thuốc, đúng liều, đúng số
6


lượng hay nghiêm trọng hơn là không đúng bệnh nhân, đóng gói khơng đảm
bảo, khơng tư vấn đầy đủ cho bệnh nhân các thông tin cần thiết khi sử dụng .
Các yếu tố có thể dẫn tới sai sót trong cấp phát thuốc
- Hệ thống cung cấp y tế còn yếu kém và hoạt động chưa hiệu quả, nguồn
cung ứng thuốc khơng đáng tin cậy, thiếu thuốc, chưa kiểm sốt được thuốc hết
hạn và kém chất lượng có thể dẫn tới việc cấp phát những loại thuốc khơng thích
hợp cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, thiếu các quy định cụ thể và nhân lực y tế tham
gia vào hoạt động cấp phát dẫn đến công việc quá tải, không đủ thời gian để tư
vấn và cung cấp đủ thông tin cần thiết cho người bệnh.
- Người cấp phát không được đào tạo hoặc chưa được đào tạo đầy đủ
về quá trình cấp phát, chưa cập nhật thơng tin hay thiếu tinh thần trách nhiệm
trong công việc đều làm giảm hiệu quả của hoạt động này. Hệ thống giám sát
hoạt động cấp phát cịn yếu hoặc gần như khơng có cũng là một trong những
ngun nhân gây sai sót.
- Mơi trường làm việc chưa đảm bảo, cơ sở vật chất trang thiết bị cịn
thiếu thốn (diện tích và điều kiện bảo quản kho chưa đạt yêu cầu, không đảm
bảo vệ sinh, ánh sáng, thiếu các vật dụng phục vụ việc cấp phát, không đảm
bảo nhiệt độ, độ ẩm…).
- Bệnh nhân và cộng đồng thiếu hợp tác trong quá trình cấp phát, quá
trình tương tác giữa người cấp phát và bệnh nhân bị hạn chế.
1.1.3. Chỉ số đánh giá hoạt động cấp phát thuốc ngoại trú
Các chỉ số về cấp phát thuốc nằm trong bộ chỉ số chăm sóc BN của
WHO và được sử dụng để đánh giá hoạt động cấp phát thuốc. Chi tiết về
những chỉ số này như sau:

- Thời gian cấp phát thuốc trung bình: Là thời gian cấp phát thuốc của
BN được tính từ lúc BN đến điểm cấp phát đến lúc BN rời khỏi quầy thuốc,
khơng tính thời gian chờ đợi. Chỉ số này có ý nghĩa nhằm đánh giá thời gian
trung bình cấp phát thuốc cho BN.
7


- Tỷ lệ thuốc cấp phát thực tế: Là thông tin về các thuốc được kê đơn và
thực tế, thuốc đó có được cấp phát hay khơng. Chỉ số này có ý nghĩa nhằm
đánh giá được khả năng cung ứng các thuốc trong đơn của cơ sở y tế
- Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ: Tiêu chí của nhãn đầy đủ: Tên
thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng một lần, số lần dùng trong ngày, thời điểm
dùng, chú ý khi sử dụng (nếu có). Thơng tin này được ghi rõ trên bao bì các
thuốc trước khi cấp phát. Chỉ số này có ý nghĩa nhằm đánh giá mức độ cung cấp
thông tin thiết yếu của dược sỹ trên bao gói trước khi cấp phát cho BN.
- Tỷ lệ bệnh nhân hiểu đúng về chế độ liều: BN trả lời đúng chế độ liều
nghĩa là trả lời đúng về tên thuốc, thời điểm dùng, cách dùng và TDKMM (nếu
có) của tất cả thuốc được nhận. Người nghiên cứu hỏi từng thuốc trong đơn và
đối chiếu thông tin trên ĐT với câu trả lời của BN, sau đó ghi chép lại câu trả
lời của BN theo bộ khảo sát để đánh giá. Chỉ số này có ý nghĩa nhằm đánh
giá mức đánh giá hiệu quả việc cung cấp thông tin, hướng dẫn BN của nhân
viên y tế
1.2. THỰC TRẠNG CẤP PHÁT THUỐC NGOẠI TRÚ
1.2.1. Thực trạng cấp phát thuốc trên thế giới
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy sai sót xảy ra trong q trình cấp
phát vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Nghiên cứu ở Mỹ năm 1994 cho thấy sai sót trong
cấp phát chiếm 11% sai sót trong sử dụng thuốc. Tại Anh năm 2002 con số
này là 2,1% và hầu hết các sai sót thường liên quan đến liều dùng.
Nghiên cứu năm 2006 do Cina Jenifer L. và cộng sự thực hiện, quan sát
trực tiếp quá trình dược sỹ cấp phát thuốc trong vòng 7 tháng tại một bệnh

viện. Kết quả thu được từ hơn 140.755 đơn thuốc, có 3,6% (5.075) lượt sai sót
trong khi các dược sỹ chỉ phát hiện được 79% sai sót trong số này. Các sai sót
khơng được phát hiện có nguy cơ gây ra biến cố bất lợi về thuốc, trong đó
28% ở mức độ nghiêm trọng; 0,8% đe dọa đến tính mạng. Hầu hết các biến cố

8


bất lợi là do không đúng thuốc (36%); không đúng hàm lượng (35%) và sai
dạng bào chế (21%).
Phân tích nguyên nhân gốc rễ, để xảy ra những sai sót như trên là do
hiện nay cịn có nhiều bất cập trong khâu cấp phát. Việc thực hiện quy trình
cấp phát cịn chưa đầy đủ, nghiêm túc và các chỉ số về hoạt động cấp phát còn
thấp. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2006 tại các cơ sở y tế, nhà thuốc,
bệnh viện ở Ethiopia, chỉ có khoảng 40% thuốc được cấp phát cho bệnh nhân
là có nhãn đầy đủ, 30% nhân viên cấp phát được đào tạo và thực hành trong
việc nắm bắt thông tin sử dụng thuốc. Thời gian cấp phát thuốc trung bình ở
Ethiopia là 78,69 giây, thời gian này nhân viên cấp phát không đủ để thực
hiện tư vấn các thông tin cần thiết cho BN. Trong khi đó tại Nigeria tổng thời
gian cấp phát chỉ 1,08 phút nhưng thời gian chờ đợi trung bình của bệnh nhân
lên tới 16,02 phút (gấp 15 lần thời gian cấp phát). Với thời gian chờ đợi lâu
như vậy sẽ gây phiền hà rất lớn cho bệnh nhân và không giúp cho bệnh nhân
có thêm thơng tin về bệnh và thuốc điều trị.
1.2.2. Thực trạng cấp phát thuốc tại Việt Nam
Tại bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2012, thời gian cấp phát
thuốc trung bình là 54 giây, thời gian để hướng dẫn và giải đáp thắc mắc và tư
vấn cách sử dụng cũng như liều lượng của các thuốc trong đơn hầu như là
khơng có. Thời gian chờ đợi để đến lượt nhận thuốc lên tới 15,1 phút (gấp 16
lần thời gian cấp phát). Tỷ lệ thuốc cấp phát thực tế là 100%, tỷ lệ thuốc dán
nhãn đầy đủ là 0%.

Theo kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa huyện Anh Minh tỉnh
Kiên Giang năm 2014, thời gian cấp phát thuốc trung bình là 295 giây, dược
sỹ cấp phát chưa chủ động trong việc tư vấn cho bệnh nhân nhưng khi có
thắc mắc về ĐT thì trả lời đầy đủ và chi tiết. Tỷ lệ cấp phát thực tế so với
ĐT là 100%. Tỷ lệ thuốc dán nhãn là 0%. Tỷ lệ bệnh nhân hiểu biết và nắm
rõ liều dùng của thuốc lên tới 83,3%. Nghiên cứu này còn khảo sát thêm chỉ
9


số hài lòng của người bệnh về dịch vụ cấp phát, trong đó có tới 83,3% bệnh
nhân là hài lịng, 8,3% là rất hài lịng và chỉ có phần nhỏ 3,3% là khơng hài
lịng với dịch vụ cấp phát tại bệnh viện,
Thời gian phát thuốc trung bình ở bệnh viện Nội tiết trung ương là 1,95
± 0,74 phút. Số thuốc được cấp phát thực tế cho bệnh nhân có BHYT là
99,9%. Trong quá trình nghiên cứu chỉ ghi nhận duy nhất một trường hợp bác
sĩ kê đơn nhưng khơng có thuốc trong kho BHYT. Tỷ lệ thuốc được dán nhãn
đầy đủ là 99,7 %, tuy nhiên do hầu hết các thuốc được cấp phát đều cịn bao
gói của nhà sản xuất nên được coi là có nhãn đầy đủ chứ không phải nhãn của
người cấp phát chủ động dán.
Theo kết quả khảo sát tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình, thời gian cấp
phát thuốc trung bình là 190 ± 90 giây, tỷ lệ sai sót trong cấp phát khoảng
3,3%. Bộ phận cấp phát phát hiện 18,2% số đơn thuốc có sai sót (về mặt thủ
tục hành chính, nghi ngờ về liều dùng, …) và thực hiện phản hồi, trao đổi với
bác sĩ kê đơn.
Còn tại Bệnh Viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An thời gian cấp phát
thuốc trung bình cho BN BHYT là 125 giây (2 phút 5 giây) dược sỹ cấp phát
cũng chưa chủ động trong việc tư vấn cho bệnh nhân, kết quả nghiên cứu cho
thấy tại bệnh viện tỷ lệ thuốc cấp phát thực tế so với đơn là 100%, ngồi
những thơng tin trên BV khơng chủ động dán thêm nhãn nên tỷ lệ dán nhãn
liều dùng và lưu ý sử dụng là 0%, phần lớn BN hài lịng ở mức bình thường

đối với quy trình cấp phát (chiếm tỷ lệ cao nhất 62,5%), có 25 % BN hài lòng
và 5% cảm thấy rất hài lòng về quy trình cấp phát. Tuy nhiên, vẫn có 7,5%
BN phản ánh khơng hài lịng.
1.3. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐĂK NÔNG
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện đa khoa Tỉnh Đăk Nông

10


Bệnh Viện có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên mơn, kỹ thuật về y tế
dự phịng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế
khác theo quy định của pháp luật.
Bệnh viện đa khoa Tỉnh Đăk Nông là bệnh viện hạng II được thành lập
ngày 10 tháng 02 năm 2004 theo quyết định sô 102/QĐ-UB của UBND tỉnh
Đăk Nông với nhiệm vụ là phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc
biệt là khu vực Nam tây nguyên, vùng biên giới. Bệnh viện tọa lạc tại tổ 5
phường nghĩa trung thành phố Gia Nghĩa Tỉnh Đak Nông với các khoa lâm
sàng, khoa cận lâm sàng, phòng chức năng và 01 phòng khám khu vực. Bệnh
viện có nhiều dịch vụ như điều trị bệnh nội trú, ngoại trú cho người Việt Nam
và người nước ngoài, khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, dịch vụ khám sức khỏe
định kỳ và tư vấn bệnh nghề nghiệp. Tính đến 6 tháng đầu năm 2022, tổng số
bệnh nhân khám chữa bệnh là 56.956 lượt, khám BHYT là 46.790 lượt, điều
trị nội trú là 7.240 lượt, số lượt điều trị nội trú và ngoại trú liên tục tăng lên
theo từng năm kể cả đối tượng dịch vụ và bảo hiểm y tế. Triển khai thực hiện
các dự án, chương trình y tế ở địa phương theo phân cơng, phân cấp của Sở Y
tế; tổ chức điều trị nghiện chất bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp
luật; thực hiện kết hợp quân - dân y theo tình hình thực tế ở địa phương.
Thực hiện ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội để tổ chức khám
bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Trung tâm Y tế và các đơn vị y tế thuộc
Trung tâm Y tế theo quy định của pháp luật.

Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ
khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực liên quan.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
1.3.2. Hệ thống khám chữa bệnh ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Tỉnh
Đăk Nông
Mỗi ngày hệ thống KCB ngoại trú đón tiếp khoảng 400 bệnh nhân
nhưng đều sắp xếp hồn thành cơng tác khám chữa bệnh trong ngày đối với
11


hầu hết các trường hợp. Chức năng khám chữa bệnh ngoại trú do khoa khám
bệnh đảm nhận. Mỗi phòng khám đều được phân cơng ít nhất 01 bác sĩ chun
khoa và 01 điều dưỡng có nhiệm vụ khám bệnh từ 7h30 đến 16h30 hàng ngày.
Khoa khám bệnh bao gồm 12 PK được phân theo chuyên khoa như sau:
1. Phòng khám Nội – Lão Khoa –tim mạch
2. Phòng khám Nội Tổng Hợp
3. Phòng khám Tai mũi họng
4. Phòng khám Ngoại Tổng Hợp
5. Phòng khám Mắt
6. Phòng khám Ngoại Chấn Thương- Bỏng
7. Phịng khám Đơng y
8. Phịng khám Răng Hàm Mặt
9. Phịng khám Chuyên Khoa Nhi
10. Phòng khám Bệnh Truyền Nhiễm
11. Phòng khám Sản
12. Phịng Khám Bệnh nhân Trung Cao Cấp
Quy trình kê đơn, cấp phát thuốc ngoại trú tại bệnh viện
Chức năng cấp phát thuốc cho bệnh nhân do khoa Dược đảm nhiệm.
Việc cấp phát thuốc tuân thủ nguyên tắc: “ba kiểm tra, năm đối chiếu”. Ba
kiểm tra gồm có: Tên bệnh nhân, tên thuốc, liều lượng. Năm đối chiếu gồm:

Đơn thuốc, nhãn thuốc, đường dùng, chất lượng, thời gian dùng thuốc.

Bác sĩ
kê đơn thuốc
tại phòng khám

Dược sĩ tiếp nhận
đơn thuốc từ BN
tại kho BHYT

12

Dược sĩ cấp phát
cho BN

Dược sĩ tiếp nhận
và xác nhận đơn
thuốc

Dược sĩ lấy thuốc,
kiểm tra trước cấp
phát


Hình 1.4. Chu trình kê đơn, cấp phát thuốc ngoại trú

QUI TRÌNH CẤP PHÁT THUỐC NGOẠI TRÚ
ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN CĨ THẺ BHYT TẠI BVĐK Tỉnh Đăk Nơng

Ngày ban hành


Số hiệu QT – CPT

01/06/2021
BVĐK Tỉnh

Người biên soạn

Người xem xét,

Lần ban
hành: 05
Số trang: 05

phê duyệt

Đăk Nông

DS.NGUYỄN THỊ THU TÂM

BSCKI.CHU THỊ KIM HỒNG

QUI TRÌNH CẤP PHÁT THUỐC NGOẠI TRÚ
ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN CĨ THẺ BHYT TẠI BVĐK TỈNH ĐĂK NƠNG

I. MỤC ĐÍCH
- Đảm bảo cung ứng thuốc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngoại trú
đối với bệnh nhân có thẻ BHYT.

13



- Đảm bảo thực hiện đúng qui định về quản lý, cung cấp thuốc BHYT tại
Bệnh viện.
- Đảm bảo việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
II. PHẠM VI ÁP DỤNG
- Áp dụng cho tất cả bệnh nhân đến khám ngoại trú sử dụng thẻ BHYT
khám tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Đăk Nông.
- Khoa Dược
III. CÁC TỪ VIẾT TẮT
- BHYT : Bảo hiểm y tế
- KD

: Khoa dược

- BN

: Bệnh nhân

IV. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- Thông tư số 23/2011/TT – BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y Tế v/v
Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.
- Thơng tư 22/2011/TT – BYT ngày 10/06/2011 của Bộ Y Tế Qui định
tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện.
V. NỘI DUNG QUI TRÌNH
Các bước thực hiện

Mô tả cụ thể
▪ Mang theo thẻ BHYT.


Bệnh
nhân
▪ Trình thẻ BHYT tại tổ thu dung của Khoa Khám

Cập nhật
thông tin tại tổ
thu dung của
Khoa
Khám Bệnh

bệnh để cập nhật thông tin trên hệ thống mạng Y tế
VNPT – HIS.
▪ Hướng dẫn bệnh nhân sang phòng khám bệnh.
▪ Bác sĩ tiến hành khám bệnh, in đơn thuốc trên hệ

Bác sĩ
tiến hành
khám bệnh

14


thống mạng Y tế VNPT – HIS.
▪ Chỉ định cận lâm sàng (nếu cần).
▪ Hướng dẫn đóng tiền tại tổ thu viện phí, nếu phải
cùng chi trả (nếu có)
▪ Hướng dẫn bệnh nhân mang phiếu lãnh thuốc đến
phòng cấp phát thuốc ngoại trú cho bệnh nhân có
thẻ BHYT của Khoa Dược bệnh viện để lãnh thuốc.
Khoa Dược

tiếp nhận đơn
thuốc, tiến
hành cấp phát
thuốc.

▪ Tiếp nhận bộ đơn thuốc.
▪ Kiểm tra thủ tục hành chính.
▪ Kiểm tra tính phù hợp của đơn thuốc về qui chế kê
đơn thuốc ngoại trú.
▪ Nếu có sai qui định thuộc về người bệnh thì hướng
dẫn người bệnh thực hiện cho đúng.
▪ Nếu có sai sót về chun mơn liên quan đến các Bác
sĩ thì nhân viên khoa Dược trực tiếp liên hệ đến các
Bác sĩ để có hướng giải quyết cho phù hợp.
▪ Chuyển sang bộ phận kiểm tra thông tin toa, duyệt
toa, xuất thuốc trên hệ thống mạng VNPT – HIS.
▪ Chuyển toa sang bàn cấp phát thuốc, cấp phát theo
toa chỉ định của Bác sĩ.
▪ Thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu trước khi cấp phát
thuốc và trước khi giao thuốc cho người bệnh.
▪ Giao thuốc theo thứ tự phiếu nhận vào và áp dụng
chính sách ưu tiên theo đúng qui định hiện hành.
▪ Tư vấn, hướng dẫn dùng thuốc cho người bệnh khi
giao thuốc.

15


▪ Lưu phiếu lãnh thuốc và cập nhật báo cáo hàng
ngày, hàng tháng, tổ chức kiểm kê và báo cáo đúng

qui định hiện hành.

1.Sơ đồ :
Khoa khám bệnh
 Trình thẻ BHYT để cập
nhật thơng tin.
 Hướng dẫn bệnh nhân
sang phịng khám bệnh.

Bệnh nhân
 Mang theo thẻ
BHYT

Mạng Y tế
VNPT – HIS
Khoa Dược
 Kiểm tra thủ tục hành chính.

Bác sĩ khám bệnh
 Khám bệnh
 Làm các cận lâm sàng
(nếu cần).
 Hướng dẫn bệnh nhân
đóng tiền (nếu cần).

 Kiểm tra sự phù hợp của toa.
 Duyệt toa, xuất thuốc trên hệ
thống mạng Y tế VNPT – HIS.
 Soạn thuốc.
 Thực hiện 3 kiểm tra – 3 đối

chiếu.

Mạng Y tế
VNPT – HIS

 Phát thuốc cho bệnh nhân.
16


2. Giải thích sơ đồ:
Bước 1: Bệnh nhân vào bệnh viện mang theo thẻ BHYT đến khoa Khám bệnh.
Bước 2: Tại khoa Khám bệnh, bệnh nhân trình thẻ BHYT để cập nhật
thơng tin của mình vào máy theo hệ thống mạng Y tế VNPT – HIS. Hướng
dẫn bệnh nhân sang phòng khám bệnh.
Bước 3: Tại phòng khám bệnh, bác sĩ khám bệnh cho người bệnh,
hướng dẫn làm các cận lâm sàng (nếu cần) và hướng dẫn bệnh nhân đóng tiền
tại tổ thu viện phí nếu số tiền vượt mức qui định. Bệnh nhân mang phiếu lãnh
thuốc đến phòng cấp phát thuốc ngoại trú cho bệnh nhân có thẻ BHYT của
Khoa Dược bệnh viện để lãnh thuốc.
Bước 4: Tại khoa Dược
- Nhân viên khoa Dược sẽ nhận bộ phiếu lãnh thuốc, kiểm tra các thủ tục
hành chính, kiểm tra tính phù hợp của đơn thuốc về qui chế kê đơn thuốc
ngoại trú…
- Nếu có sai qui định thuộc về người bệnh thì hướng dẫn người bệnh
thực hiện lại.
- Nếu có sai sót về chun mơn liên quan đến các Bác sĩ thì nhân viên khoa
Dược sẽ trực tiếp liên hệ đến các Bác sĩ để có hướng giải quyết cho phù hợp.
- Sau đó chuyển sang bộ phận kiểm tra thơng tin toa, duyệt toa, xuất
thuốc trên hệ thống mạng VNPT – HIS.
- Chuyển toa sang bàn soạn thuốc.

- Soạn thuốc theo toa chỉ định của Bác sĩ.
- Thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu trước khi soạn thuốc và trước khi
giao thuốc cho người bệnh.
- Giao thuốc theo thứ tự phiếu nhận vào và áp dụng chính sách ưu tiên
theo đúng qui định hiện hành.
- Tư vấn hướng dẫn dùng thuốc cho người bệnh khi giao thuốc.
17


×