Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Trịnh thị thanh phương phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế tại bệnh viện an bình quận 5, thành phố hồ chí minh năm 2022 luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.65 KB, 80 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRỊNH THỊ THANH PHƯƠNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
NGOẠI TRÚ BẢO HIỂM Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN
AN BÌNH QUẬN 5, THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH NĂM 2022

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2023


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRỊNH THỊ THANH PHƯƠNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
NGOẠI TRÚ BẢO HIỂM Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN
AN BÌNH QUẬN 5, THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH NĂM 2022
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH : Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ : CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà
Nơi thực hiện : Trường Đại học Dược Hà Nội
Bệnh viện An Bình


HÀ NỘI 2023


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Bộ
môn Quản lý và Kinh tế Dược, Phòng Quản Lý Đào Tạo, các thầy cô giáo
trường Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu tại lớp chuyên
khoa I vừa qua.
Em xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc tới: PGS.TS.
Nguyễn Thị Song Hà, người thầy đã trực tiếp tận tình dìu dắt, hướng dẫn,
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực hiện
và hồn thành luận văn tốt nghiệp
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các đồng nghiệp tại Bệnh
viện An Bình đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
làm đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn tới những người thân u, gia đình và
bạn bè đã ln chăm lo, khích lệ, động viên tạo điều kiện tốt nhất để tôi có
được kết quả như ngày hơm nay.
Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2023
Học viên

Trịnh Thị Thanh Phương


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Chú thích


ADR

Phản ứng có hại của thuốc

BV

Bệnh viện

BYT

Bộ Y tế

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

CSDL

Cơ sở dữ liệu

DDI

Tương tác thuốc

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

VTM


Vitamin

TPCN

Thực phẩm chức năng

HDSD

Hướng dẫn sử dụng

CCHN

Chứng chỉ hành nghề

BHYT

Bảo hiểm y tế


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................ 3
1. Tổng quan về đơn thuốc và hoạt động kê đơn thuốc................................3

1.1. Đơn thuốc..................................................................................................... 3

1.2. Hoạt động kê đơn thuốc...............................................................................3
1.3. Điều kiện của người kê đơn thuốc...............................................................5
1.4. Một số văn bản của BYT quy định về kê đơn thuốc...................................5
1.5. Nguyên tắc khi kê đơn thuốc.......................................................................5
1.6. Quy định về ghi đơn thuốc.......................................................................... 7
1.7. Đánh giá hoạt động kê đơn thuốc................................................................8
2. Thực trạng kê đơn thuốc............................................................................. 9
2.1. Thực trạng kê đơn thuốc trên thế giới.................................................... 9
2.1.1. Thực trạng kê đơn thiếu thông tin về người bệnh, thuốc, hướng dẫn sử
dụng 10
2.1.2. Thực trạng kê nhiều thuốc cùng một đơn.............................................. 10
2.1.3. Thực trạng kê đơn các thuốc kháng sinh, vitamin và khoáng chất, thuốc
tiêm, 10
2.1.4. Thực trạng tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú..............11
2.2. Thực trạng kê đơn thuốc tại Việt Nam................................................. 12
2.2.1. Thực trạng kê đơn thiếu thông tin về người bệnh, thuốc, hướng dẫn sử
dụng 12
2.2.2. Thực trạng kê đơn nhiều thuốc...............................................................13
2.2.3. Thực trạng lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc tiêm, VTM và khoáng


chất, TPCN........................................................................................................14
2.2.4. Thực trạng tương tác thuốc trong đơn thuốc ngoại trú.......................... 15
3. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 17
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu....................... 17
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................17
2.1.2. Thời gian thực hiện và địa điểm nghiên cứu..........................................17

2.2. Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................17
2.2.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu........................................................... 17
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu............................................................................... 24
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu................................................................. 25
2.2.4 Mẫu nghiên cứu....................................................................................... 25
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu..........................................................27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................... 28
3.1 Thực trạng việc tuân thủ quy định về kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh
viện An Bình năm 2022.................................................................................. 28
3.1.1. Thủ tục hành chính về kê đơn................................................................ 28
3.1.2. Quy định về ghi thông tin bác sĩ kê đơn.................................................29
3.1.3. Quy định về ghi thông tin liên quan đến thuốc...................................... 31
3.1.4. Thơng tin về ghi chẩn đốn bệnh........................................................... 34
3.1.5. Sự phân bố nhóm bệnh lý trong đơn khảo sát theo ICD10....................35
3.2. Phân tích các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh Viện Đa Khoa
An Bình năm 2022.......................................................................................... 36
3.2.1. Số thuốc trung bình trên đơn và sự phân bố thuốc trong đơn................36
3.2.2. Cơ cấu thuốc kê đơn theo nguồn gốc xuất xứ........................................37
3.2.3. Cơ cấu thuốc kê đơn theo DMT của Bệnh Viện và DMT thiết yếu...... 35
3.2.4.Thực trạng kê đơn kháng sinh, vitamin, chế phẩm YHCT và corticoid38
3.2.5. Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác..................................................................41


3.2.6. Chi phí sử dụng thuốc.............................................................................42
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..............................................................................45
4.1. Về thực trạng việc thực hiện quy định về kê đơn thuốc ngoại trú tại
Bệnh viện An Bình năm 2022........................................................................ 45
4.1.1. Thủ tục hành chính về kê đơn................................................................ 45
4.1.2. Quy định về ghi thông tin liên quan đến thuốc...................................... 46
4.1.3. Thông tin về ghi chẩn đoán bệnh........................................................... 47

4.1.4. Sự phân bố nhóm bệnh lý trong đơn khảo sát theo ICD10....................48
4.2. Về các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa An Bình
năm 2022.......................................................................................................... 48
4.2.1. Số thuốc trung bình trên đơn.................................................................. 48
4.2.2. Tỷ lệ thuốc được kê theo nguồn gốc xuất xứ......................................... 49
4.2.3. Cơ cấu thuốc kê đơn theo DMT của Bệnh viện và DMT thiết yếu.......50
4.2.4. Tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh, corticoid, vitamin, chế phẩm YHCT
......................................................................................................................... 50
4.2.5. Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác................................................................. 51
4.2.6. Chi phí sử dụng thuốc.............................................................................52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin về đơn thuốc và người kê đơn.........................................28
Bảng 3.2: Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ họ và tên, giới tính, địa chỉ............................29
Bảng 3.3: Ghi thơng tin tuổi, cân nặng của bệnh nhân < 72 tháng tuổi và bệnh
nhân > 72 tháng tuổi...............................................................................30
Bảng 3.4: Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ thông tin bác sĩ kê đơn.................................. 30
Bảng 3.5: Tỷ lệ lượt thuốc đơn thành phần và đa thành phần......................... 31
Bảng 3.6: Tỷ lệ ghi tên thuốc trong đơn đúng quy định.................................. 31
Bảng 3.7: Tỷ lệ lượt thuốc ghi đầy đủ nồng độ/hàm lượng và số lượng thuốc
............................................................................................................... 32
Bảng 3.8: Số lượng thuốc có một chữ số được kê đúng quy định................... 32
Bảng 3.9: Tỷ lệ lượt thuốc ghi đầy đủ liều dùng, đường dùng,....................... 33
thời điểm dùng thuốc........................................................................................ 33
Bảng 3.10. Số chẩn đốn trung bình trong một đơn thuốc theo mã ICD. 10 . 34
Bảng 3.11: Tỷ lệ phân bố nhóm bệnh lý trên đơn khảo sát theo mã ICD.10 .35

Bảng 3.12: Số lượng thuốc trung bình trong một đơn thuốc........................... 36
Bảng 3.13: Tỷ lệ thuốc kê theo nguồn gốc xuất xứ..........................................37
Bảng 3.14: Tỷ lệ thuốc được kê đơn có trong DMT của Bệnh viện và DMT
thiết yếu theo thông tư 19/2018/TT-BYT..............................................37
Bảng 3.15: Tỷ lệ lượt thuốc trong đơn kê Biệt dược gốc, thuốc Generic

38

Bảng 3.16: Tỷ lệ đơn kê có sử dụng thuốc kháng sinh, Vitamin,Chế phẩm
YHCT và Corticoid................................................................................ 38
Bảng 3.17: Tỷ lệ số lượng kháng sinh trong kê đơn thuốc.............................. 39
Bảng 3.18: Phân loại sử dụng kháng sinh theo cấu trúc hóa học.....................40
Bảng 3.19: Sử dụng Corticoid.......................................................................... 41
Bảng 3.20: Tỷ lệ các cặp tương tác trong mẫu nghiên cứu..............................41
Bảng 3.21: Chi phí của một đơn thuốc.............................................................42


Bảng 3.22: Tỷ lệ chi phí thuốc kháng sinh, Corticoid, chế phẩm YHCT &
thuốc tiêm............................................................................................... 43
Bảng 3.23. Chi phí các chế phẩm YHCT trong mẫu nghiên cứu.................... 43
Bảng 3.24: Chi phí sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu...... 44
Bảng 3.25: Chi phí sử dụng thuốc Generic, thuốc Biệt Dược Gốc..................44


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng thuốc hợp lý là việc dùng thuốc đáp ứng được yêu cầu lâm
sàng của người bệnh ở liều thích hợp trên từng cá thể người bệnh (dùng đúng
liều, đúng khoảng cách đưa thuốc và thời gian sử dụng thuốc), đáp ứng được
những yêu cầu về chất lượng, khả năng cung ứng và có giá cả phù hợp nhằm
giảm tới mức thấp nhất chi phí cho người bệnh và cộng đồng

Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người
bệnh. Sử dụng thuốc cho người bệnh là hoạt động xuyên suốt trong tồn bộ
q trình hoạt động của bệnh viện. Cung ứng thuốc trong bệnh viện cần đảm
bảo được nhu cầu khám và điều trị bệnh nội ngoại trú, đáp ứng chất lượng với
giá cả hợp lý. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kém hiệu quả và bất hợp lý đã và
đang là vấn đề bất cập của nhiều quốc gia. Trong đó phải kể đến việc kê đơn
khơng đúng quy chế: kê quá nhiều thuốc trong 1 đơn, kê đơn với nhiều biệt
dược, kê đơn thuốc không phải là thuốc thiết yếu mà là thuốc có tính thương
mại cao. Đây là một trong các nguyên nhân chính làm cho việc điều trị khơng
hiệu quả và khơng an tồn, làm bệnh khơng khỏi hoặc kéo dài, làm cho bệnh
nhân lo lắng, chưa kể đến chi phí điều trị cao. Theo một số nghiên cứu, kinh
phí mua thuốc chiếm khoảng 30% - 40% ngân sách ngành Y tế của nhiều
nước, phần lớn số tiền đó bị lãng phí do sử dụng thuốc khơng hợp lý và hoạt
động cung ứng thuốc không hiệu quả.
Bệnh viện Đa khoa An Bình ( hay cịn gọi là Bệnh Viện An Bình) là
bệnh viện đa khoa hạng I nằm tại quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh và trực
thuộc Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện được thành lập vào tháng
01/2001. Hằng năm, bệnh viện tiếp đón hàng chục nghìn người dân đến khám
chữa bệnh tại bệnh viện kể cả nội và ngoại trú. Đặc biệt, cơng tác khám, điều
trị bệnh ngoại trú đóng vai trị quan trọng trong cơng tác sử dụng thuốc tại
bệnh viện. Với mong muốn tìm hiểu về thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại
bệnh viện, từ đó có những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao công tác sử dụng
1


thuốc an tồn, hợp lý tại bệnh viện, chúng tơi thực hiện đề tài : “Phân
tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh Viện An Bình quận 5,
thành phố Hồ Chí Minh năm 2022”, với 2 mục tiêu
1. Phân tích thực trạng việc tuân thủ quy định về kê đơn ngoại trú tại
bệnh viện An Bình quận 5, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022.

2. Phân tích các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện An Bình
quận 5, thành phố Hồ Chí Minh năm năm 2022.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1. Tổng quan về đơn thuốc và hoạt động kê đơn thuốc
1.1.Đơn thuốc
Đơn thuốc là tài liệu chỉ định dùng thuốc của bác sĩ cho người bệnh, là
cơ sở pháp lý cho việc chỉ định thuốc, bán thuốc và cấp thuốc theo đơn [5].
Bác sĩ có thể chỉ định điều trị cho người bệnh vào đơn thuốc (theo mẫu quy
định của BYT) hoặc sổ y bạ, sổ điều trị bệnh mạn tính gọi chung là đơn thuốc.
Nội dung của một đơn thuốc:
Theo khuyến cáo của WHO, một đơn thuốc đầy đủ gồm các nội dung
sau:[4]
- Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của người kê đơn
- Ngày tháng kê đơn thuốc
- Tên thuốc, hàm lượng
- Dạng thuốc, tổng số thuốc
- Thông tin hướng dẫn sử dụng
- Tên, địa chỉ, tuổi của người bệnh
- Chữ ký của người kê đơn
1.2. Hoạt động kê đơn thuốc
Kê đơn là hoạt động của bác sỹ xác định xem người bệnh cần dùng
những thuốc gì, liều dùng cùng với liệu trình điều trị phù hợp. Luật khám
chữa bệnh có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 quy định: khi kê đơn thuốc, người
thầy thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc thông tin về thuốc, hàm
lượng, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc. Việc kê đơn thuốc phải
phù hợp với chẩn đốn bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh. Kê đơn tốt phải

đảm bảo sự cân bằng giữa các yếu tố hợp lý, an toàn, hiệu quả, kinh tế và tôn
trọng sự lựa chọn của bệnh nhân [3]. Trên thế giới, WHO và Hội y khoa các
nước đã ban hành và áp dụng “Hướng dẫn kê đơn tốt”. Để thực hành kê đơn

3


thuốc tốt,người thầy thuốc cần phải tuân thủ quá trình thực hiện kê đơn, điều
trị hợp lý gồm 6 bước:
Bước 1: Xác định vấn đề bệnh lý của bệnh nhân
Bước 2: Xác định mục tiêu điều trị: Muốn đạt được gì sau điều trị?
Bước 3: Xác định tính phù hợp của phương pháp điều trị riêng cho
bệnh nhân: Kiểm tra tính hiệu quả và an tồn
Bước 4: Bắt đầu điều trị.
Bước 5: Cung cấp thông tin, hướng dẫn và cảnh báo
Bước 6: Theo dõi (và dừng) điều trị [4].
Kê đơn hợp lý thông qua việc kê những thuốc hiệu quả an tồn cho
bệnh nhân khơng những giúp cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe bệnh
nhân tại các cơ sở y tế mà cịn góp phần giảm chi phí điều trị.
Trái lại, nếu kê đơn không hợp lý sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm
trọng. Kê đơn không hợp lý là việc kê đơn và dùng thuốc không đúng với chỉ
định của bệnh và hướng dẫn điều trị. Ví dụ là việc bệnh nhân được sử dụng
thuốc ngoại đắt tiền trong khi bệnh nhẹ có thể dùng các loại thuốc nội thông
thường vẫn cho kết quả điều trị tốt. Hoặc bệnh nhân dùng kháng sinh dài ngày
với gánh nặng đề kháng kháng sinh, dẫn đến tình trạng bội nhiễm như nhiễm
nấm. Dùng kháng sinh khơng đủ liệu trình hay sử dụng kháng sinh cho các
bệnh nhân khơng có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Dẫn đến tăng nguy cơ kháng
thuốc.
Kê đơn thuốc không hợp lý dẫn đến hậu quả như:
- Gây tăng tác dụng phụ của thuốc

- Làm giảm hiệu quả điều trị
- Kéo dài thời gian năm viện, gây tăng chi phí điều trị và làm giảm
lịng tin của bệnh nhân với chất lượng điều trị bệnh của cơ sở y tế .
Các hậu quả trên làm ảnh hưởng rất nhiều về sức khỏe người bệnh và dẫn
đến việc lãng phí nguồn lực dành cho cơng tác chăm sóc sức khỏe [04], [06].
4


1.3. Điều kiện của người kê đơn thuốc [7]
Những người sau đây được phép kê đơn thuốc
1. Bác sỹ
2. Y sỹ được kê đơn thuốc khi đáp ứng đầy đủ các Điều kiện sau đây:
- Có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và đang làm việc tại cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện của Nhà nước hoặc trạm y tế xã,
phường, thị trấn, y tế cơ quan, trường học;
- Phải có văn bản phân cơng của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh tuyến huyện phân công khám bệnh, chữa bệnh theo phân cấp quản lý y
tế của địa phương.
3. Bác sỹ, y sỹ tại trạm y tế xã được phép kê đơn thuốc đối với các bệnh ở
các chuyên khoa tương ứng với phạm vi khám bệnh, chữa bệnh đa khoa được
quyết định trong phạm vi chuyên môn của trạm y tế xã và của bác sỹ, y sỹ.
Trường hợp cấp cứu người bệnh mà chưa kịp làm thủ tục nhập viện, người kê
đơn thuốc của bất cứ chuyên khoa nào (kể cả y học cổ truyền) đều được kê
đơn thuốc để xử trí cấp cứu phù hợp với tình trạng của bệnh cấp cứu.
1.4. Một số văn bản của BYT quy định về kê đơn thuốc.
Các quy định về chẩn đoán và kê đơn thuốc được Bộ Y tế quy định rất
chặt chẽ thông qua các văn bản pháp quy. Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị
ngoại trú được ban hành thông qua:
Thông tư số 52/2017/TT - BYT, ngày 29/12/2017, quy định về đơn
thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú.[5]

TT18/2018/TT-BYT, ngày 22/08/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 quy định về đơn
thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú.[7]
1.5. Nguyên tắc khi kê đơn thuốc:
Tại Thông tư số 52/2017/TT-BYT, ngày 29/12/2018, TT18/2018/TTBYT, ngày 22/08/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
5


52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 quy định về đơn thuốc và kê
đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú [7]:
- Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đốn
bệnh.
- Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
- Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả.
Ưu tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.
- Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây:
+ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc Hướng dẫn điều trị và chăm
sóc HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận; Hướng dẫn chẩn đoán
và điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo quy định tại Điều 6
Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ
Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong
bệnh viện trong trường hợp chưa có hướng dẫn chẩn đốn và điều trị của Bộ
Y tế.
+ Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu
hành.
+ Dược thư quốc gia của Việt Nam;
+ Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị được quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này hoặc đủ sử dụng nhưng
tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các điều 7, 8
và 9 Thông tư này.

+ Đối với người bệnh phải khám từ 3 chuyên khoa trở lên trong ngày
thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng
đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền (trưởng khoa khám bệnh, trưởng
khoa lâm sàng) hoặc người phụ trách chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh sau khi xem xét kết quả khám bệnh của các chuyên khoa trực tiếp kê

6


đơn hoặc phân cơng bác sỹ có chun khoa phù hợp để kê đơn thuốc cho
người bệnh.
+ Không được kê vào đơn thuốc: Các thuốc, chất khơng nhằm mục
đích phịng bệnh, chữa bệnh; Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp
tại Việt Nam, Thực phẩm chức năng; Mỹ phẩm.[7]
1.6. Quy định về ghi đơn thuốc:
1. Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong Đơn thuốc hoặc trong
sổ khám bệnh của người bệnh.
2. Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường
phố, tổ dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị
xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.
3. Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi ghi số tháng tuổi, cân nặng, tên bố
hoặc mẹ của trẻ hoặc người đưa trẻ đến khám bệnh, chữa bệnh.
4. Kê đơn thuốc theo quy định như sau:
a) Thuốc có một hoạt chất
- Theo tên chung quốc tế (INN, generic);
Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Moxifloxacin, hàm lượng 400mg thì ghi
tên thuốc như sau: Moxifloxacin 400mg.
- Theo tên chung quốc tế + (tên thương mại).
Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Moxifloxacin, hàm lượng 400mg, tên
thương mại là A thì ghi tên thuốc như sau: Moxifloxacin (A) 400mg.

b) Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương mại.
5. Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng,
đường dùng, thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc
phải ghi thuốc độc trước khi ghi các thuốc khác.
6. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
7. Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía
trước.
7


8. Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên
cạnh nội dung sửa.
9. Gạch chéo phần giấy cịn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến
phía trên chữ ký của người kê đơn theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang
phải; ký tên, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn.[5], [7]
1.7. Đánh giá hoạt động kê đơn thuốc
Có nhiều cơng cụ đã được xây dựng và sử dụng để đánh giá hoạt động
kê đơn thuốc. Tuy nhiên, nhóm chỉ số kê đơn của WHO là bộ công cụ đơn
giản và được sử dụng phổ biến nhất:
- Số thuốc kê trung bình trong một đơn
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên genergic hoặc tên chung quốc tế
(INN)
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết
yếu hoặc danh mục thuốc của cơ sở
Nhóm chỉ số kê đơn của WHO có ưu điểm là đã được tiêu chuẩn hóa,
có thể áp dụng cho cả trường hợp bệnh cấp tính và mạn tính; khơng cần phải
thu thập bất cứ thơng tin nào về dấu hiệu, triệu chứng của người bệnh; bao

phủ được hầu hết các vấn đề quan trọng trong kê đơn không hợp lý như kê
nhiều thuốc cho một bệnh, sử dụng quá mức thuốc tiêm, kháng sinh, vitamin,
sử dụng các thuốc biệt dược một cách khơng cần thiết. Nhóm chỉ số này cũng
quá đơn giản, các dữ liệu thu thập khơng phức tạp vì vậy, khơng địi hỏi
người thu thập phải có q nhiều kiến thức chun mơn về thuốc hay phải đào
tạo đặc biệt.
Bên cạnh các chỉ số chung như trên, tùy thuộc hoàn cảnh của từng địa
phương, cơ sở, các nhà quản lý y tế có thể lựa chọn các chỉ số bổ sung để thu
8


thập những thông tin quan trọng khác trong các nghiên cứu sử dụng thuốc như
sau:
Chi phí trung bình cho một lần khám:
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm
- Kê đơn theo hướng dẫn điều trị
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc họ nhận
được
- Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận với thông tin tin cậy về thuốc
2. Thực trạng kê đơn thuốc
2.1. Thực trạng kê đơn thuốc trên thế giới
Trong những năm gần đây nhu cầu thuốc trên thị trường thế giới có sự
gia tăng mạnh mẽ do sự phát triển của dân số thế giới và sự gia tăng tuổi thọ,
nhu cầu dùng thuốc nhiều. Vấn đề đáng chú ý là việc kê đơn khơng hợp lý,
khơng an tồn, trong khi đó bệnh nhân thì khơng tn thủ theo chỉ định của
bác sỹ[27], [31]
Theo tổ chức Y tế thế giới ước tính rằng có đến hơn một nửa các loại
thuốc được kê hay bán cho người bệnh là khơng thích hợp, và trên thế giới có
gần 50% bệnh nhân đang phải sử dụng thuốc không hợp lý [28]. Hơn 1/3 dân
số thế giới thiếu tiếp cận với những thuốc thiết yếu [27]. Tại nhiều quốc gia

trên thế giới, chỉ có khơng tới 40% bệnh nhân điều trị tại cơ sở công và 30%
bệnh nhân tại cơ sở tư nhận được điều trị theo đúng hướng dẫn điều trị chuẩn
[28]. Một nghiên cứu gần đây về tác hại việc sử dụng thuốc không hợp lý tại
Mỹ cho thấy sử dụng thuốc không hợp lý là một trong 10 nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu của Mỹ và ước tính hàng năm đất nước này phải chi từ 30 đến
130 tỷ USD do tác hại của việc sử dụng thuốc không hợp lý gây ra [31]. Vì
vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo “các nước, đặc biệt là các nước đang
phát triển, cần dùng thuốc hợp lý hơn để sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu
quả và cung cấp được nhiều thuốc hơn cho nhân dân”.
9


2.1.1. Thực trạng kê đơn thiếu thông tin về người bệnh, thuốc, hướng dẫn sử
dụng
Tình trạng bác sỹ kê đơn thiếu thông tin khá phổ biến. Tại Goa (Ấn Độ)
khi tiến hành nghiên cứu người ta nhận thấy: Với 990 đơn thuốc khảo sát thì
có tới hơn một phần ba trong tổng số đơn thuốc thông tin xác định bác sỹ điều
trị là không rõ ràng, hơn một nửa các đơn thuốc không ghi đầy đủ các thông
tin về bệnh nhân (tình trạng bệnh, địa chỉ, tên tuổi...). Phần lớn các đơn thuốc
chữ viết và hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân không rõ ràng.
Một nghiên cứu thuần tập hồi cứu các đơn thuốc ngoại trú được kê trên
hệ thống máy tính ở 4 tiểu bang ở Mỹ trong vòng 4 tuần năm 2010 cho thấy
tổng số 3850 đơn được nghiên cứu có 452(11,7%) đơn có tổng 466 lỗi được
tìm thấy. Trong đó có 163 lỗi (35%) kê đơn có khả năng gây ADR. Các lỗi kê
đơn chủ yếu là: Thiếu thông tin (60.7%), thiếu khoảng thời gian dùng thuốc
(63.6%), liều (27,6%). [27]
2.1.2. Thực trạng kê nhiều thuốc cùng một đơn
Thực trạng đơn thuốc được kê nhiều thuốc cũng đang ngày càng gia
tăng. Thống kê tại Anh cho thấy số lượng thuốc kê trung bình cho 1 người/
năm đã tăng 53,8% từ 11,9 thuốc (năm 2001) lên 18,3 thuốc (năm 2011) [27].

Một nghiên cứu ở Scotland phân tích hơn 300.000 người bệnh cũng cho thấy
sự gia tăng số lượng thuốc cấp phát trung bình từ 3,3 thuốc năm 1995 lên 4,4
thuốc năm 2010. Các nghiên cứu khác được tiến hành cho kết quả số lượng
thuốc trung bình dao động trong khoảng 2,8- 3,4 thuốc/ đơn [28].
2.1.3. Thực trạng kê đơn các thuốc kháng sinh, vitamin và khống chất, thuốc
tiêm,
Tình trạng lạm dụng kê đơn kháng sinh và thuốc tiêm cũng khá phổ
biến và hậu quả của việc này thì không phải ai cũng lường hết được. Theo
một nghiên cứu đánh giá việc kê đơn thuốc tại bệnh viện Dessie Referral
Dessie, Ethiopia: Với 362 đơn thuốc khảo sát, số thuốc trung bình trên một
10


đơn thuốc là 1,8 phù hợp với tiêu chuẩn của WHO (1,6-1,8). Tỷ lệ % thuốc
nằm trong Danh mục thuốc thiết yếu của quốc gia (DEL) là 91,7% thấp hơn
so với giá trị lý tưởng của WHO là 100%. Tỷ lệ % thuốc được kế theo tên
generic là 93,9%, thấp hơn so với giá trị tiêu chuẩn của WHO là 100%. Tỷ lệ
% đơn có kế kháng sinh là 52,8% cao hơn so với giá trị khuyến cáo của WHO
(20,0% - 26,8%). Tỷ lệ % đơn có kê vitamin là 31% cao hơn so với giá trị
khuyến cáo của WHO (13,4% – 24,1%). Các kháng sinh đoợc kê đơn nhiều
nhất là Amoxicillin (22,2%) và Ampicillin (21,3%).[27], [31]
Một nghiên cứu khác phân tích 3769 đơn thuốc tại Pakistan cũng cho
kết quả tương tự: Tỷ lệ đơn chỉ định các chế phẩm sắt, vitamin và khoáng chất
là cao nhất trong các thuốc, chiếm 79,4%, kháng sinh chỉ chiếm 2,2%. Nghiên
cứu mô tả cắt ngang tiến hành tại 20 cơ sở y tế từ các khu vực khác nhau ở
Hadramout, Yemen xem xét 550 đơn thuốc và nghiên cứu đánh giá 100 trung
tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Iran đều cho kết quả tương tự (66,2% và
58% tương ứng). Như vậy tỷ lệ kê đơn thuốc có KS trong nghiên cứu trên cao
hơn rất nhiều so với mức khuyến cáo của WHO là <30%. Tại một số quốc gia
như Pakistan, Ghana, Uzbekistan, có trên 60% bệnh nhân được sử dụng thuốc

tiêm trong khi tỷ lệ trung bình của thế giới chỉ là 23%, WHO đang cảnh báo
về tác hại của việc tiêm thuốc: Khoảng 50% bệnh nhân đang được kê đơn
thuốc tiêm tại các cơ sở y tế trên toàn cầu và có tới 90% số ca là khơng cần
thiết.
Qua các chỉ số nghiên cứu cho thấy độ lệch giữa thực hành với khuyến
cáo của WHO. Vì vậy cần thiết có một chương trình giáo dục y tế để hợp lý
việc kê đơn.[30]
2.1.4. Thực trạng tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú
Thuốc là một "con dao hai lưỡi" vì có thể gây ra phản ứng có hại ở
nhiều mức độ. Điều trị nhiều thuốc thì tần suất ADR tăng lên theo cấp số

11


nhân với số lượng thuốc có trong 1 lần điều trị. Vấn đề tương tác thuốc trong
đơn thuốc ngoại trú là vấn đề đáng chú ý.
Tại Mỹ, một đánh giá trên nghiên cứu của Lazarou cho thấy năm 2004
có 2,2 triệu phản ứng có hại của thuốc đã xảy ra ở những nguời đang điều trị
trong bệnh viện ra 100000 ca tử vong [30]. Nghiên cứu được tiến hành ở miền
tây Ethiopia trên 332 người bệnh ngoại trú được điều trị ít nhất một thuốc tim
mạch bằng phần mềm MicroMedex cho kết quả: có 72,6% đơn có tương tác,
trong đó có 29,6% là tương tác nghiêm trọng và 55,2% có tương tác(DDI) có
thời gian khởi phát muộn [31]. Một nghiên cứu khác được tiến hành ở Châu Á
cho thấy tỷ lệ tương tác thuốc thấp hơn, dao động từ 26,5-28%. Đặc biệt
nghiên cứu ở Brazil năm 2010 cho thấy nguy cơ tương tác thuốc cao đáng kể
ở người bệnh sử dụng từ 6 thuốc trở lên, mắc bệnh cao HA, đái tháo đường,
bệnh tim mạch và hơn một nửa các cặp tương tác thuốc phát hiện được là một
phần của phác đồ điều trị chuẩn thường được sử dụng. Điều đó càng nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc rà sốt các tương tác thuốc trong đơn, giáo dục
và cảnh báo cho người bệnh về nguy cơ tương tác thuốc để có thể xử trí kịp

thời khi cần thiết.
2.2. Thực trạng kê đơn thuốc tại Việt Nam
2.2.1. Thực trạng thực hiện quy định kê đơn:
Thực trạng kê đơn thuốc ở Việt Nam cũng khơng nằm ngồi khuynh
hướng chung của thế giới. Việc kê đơn khơng hợp lý, khơng an tồn, cịn
bệnh nhân thì khơng tn thủ theo chỉ định của bác sỹ, kê đơn thiếu thông tin,
lạm dụng thuốc, phối hợp thuốc không đúng, không ghi đủ liều lượng, dạng
thuốc vẫn cịn diễn ra.
2.2.1.1. Thực trạng kê đơn thiếu thơng tin về người bệnh, thuốc, hướng dẫn
sử dụng
Thông tin của bệnh nhân dù không tác động trực tiếp đến việc sử dụng
thuốc trong đơn nhưng là một thành phần quan trọng khi cần thông tin đến
12


bệnh nhân các thông tin về thuốc và điều trị sau kê đơn (chẳng hạn hướng dẫn
bệnh nhân tuân thủ điều trị tại nhà, thơng báo thu hồi thuốc có vấn đề về chất
lượng).
Các kết quả nghiên cứu tại bệnh viện nhân dân 115 cho thấy: các đơn
thuốc có sai sót thơng tin bệnh nhân (họ tên, tuổi, giới, địa chỉ) là 98%, các
đơn có sai sót về cách ghi tên thuốc là 40,4%, các đơn thiếu thời điểm dùng
thuốc chiếm tỷ lệ 54%, trong đó nhiều nhóm thuốc thiếu thời điểm dùng thuốc
chiếm tỷ lệ cao: nhóm ức chế bơm proton (90,9%), rối loạn lipid (86,1%),
nhóm ức chế tiểu đường (58,7%), chống viêm không steroid (46,1%). Việc kê
đơn thuốc tại khoa khám bệnh Bệnh viện nhân dân 115 còn nhiều bất cập [17].
Để cải thiện bất cập này, nhiều BV trong nước đã tiến hành áp dụng kê đơn
thuốc trên phần mềm máy tính và đã đem lại nhiều thay đổi tích cực. Việc ghi
thơng tin người bệnh như tên, tuổi, giới tính, ghi chuẩn đốn, Tên thuốc theo
hoạt chất, số lượng, hàm lượng thuốc đều đạt 100%. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại
một số vấn đề như tỷ lệ đơn ghi chính xác số nhà, đường phố hoặc thôn xã

thấp, chỉ đạt 22% ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa[14]. 24,5% Bệnh viện
đa khoa tỉnh Bắc Giang (2015) [15]. Liều dùng và thời điểm dùng của thuốc
cũng không được rõ ràng, nghiên cứu tại BVĐK tỉnh Bắc Giang tỷ lệ đơn ghi
đủ thời điểm dùng chỉ có 22,7%[15]. BVTW quân đội 108 tỷ lệ này là
28,6%[20].
2.2.1.2.Thực trạng kê đơn nhiều thuốc
Theo nghiên cứu về tình hình kê đơn thuốc ở một số phòng khám chữa
bệnh tư ở 4 quận Hà Nội, số thuốc trung bình trong một đơn thuốc có 4,38, số
dơn thuốc có kháng sinh 71,72%, trong đó đơn thuốc có 1 loại kháng sinh là
50,7% và 41,42% số thuốc được kê trong danh mục thuốc thiết yếu. Theo
nghiên cứu hoạt động bảo đảm cung ứng thuốc chữa bệnh tại Phòng quân y –
Bộ tổng tham mưu - Cơ quan Bộ quốc phòng, số thuốc trung bình trong một
đơn ở khu vực ngoại trú là 3,9, khu vực nội trú là 5,3, số đơn thuốc kê chưa
13


đúng thuốc 21,3%, số đơn thuốc kê chưa đúng liều là 7%, thuốc an thần
chiếm 35%. Nhiều đơn thuốc kéo dài tới 9-10 thuốc. Có thuốc hoạt chất trùng
nhau nhưng dược khác nhau cũng kê cùng [16]. Các kết quả trên đều cao hơn
so với mức khuyến cáo của WHO (số thuốc trung bình mỗi đơn < 2 thuốc).
2.2.1.3. Thực trạng lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc tiêm, VTM và khống
chất, TPCN
Đã có một số điều tra về tình hình sử dụng KS ở một số địa phương do
Ban tư vấn kháng sinh – Bộ Y tế tiến hành. Tỷ lệ đơn ngoại trú có kê KS của
BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc là 59,5%, nội trú là 61,8% [9].
WHO vẫn khuyến cáo thực trạng kê đơn kháng sinh đáng lo ngại trên
tồn cầu, tới mức trung bình 30-60% bệnh nhân được kê thuốc kháng sinh và
tỉ lệ này cao gấp đôi so với nhu cầu lâm sàng. Tại Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ
sử dụng kết hợp KS trong điều trị ngoại trú tương đối phổ biến (45,9% đối với
đơn KBHYT và 37,67% đối với đơn BHYT) và chủ yếu là kết hợp 2 KS [14].

Kết quả nghiên cứu tại BV Đà Nẵng có 36,5% đơn ngoại trú có kê KS, tại
BVĐK Vĩnh Phúc là 59,5% [9]. Việc kê đơn KS khơng dựa vào KS đồ đã tạo
ra thói quen kê thuốc KS phổ rộng, phối hợp nhiều KS cho 1 bệnh nhân. Thực
tế cho thấy có đến 34,5% bệnh nhân nhiễm trùng sử dụng nhiều hơn 1 loại KS
trong 1 đợt điều trị [9].
Trong kê đơn, việc lạm dụng vitamin và thuốc bổ còn xảy ra phổ biến
[22]. Qua nghiên cứu của Phạm Trí Dũng tại 10 tỉnh/Thành phố nhận thấy
nhu cầu sử dụng vitamin ở cộng đồng là rất lớn dao động từ 45,9% đến 74,9%
số người đang dùng thuốc được chọn ngẫu nhiên hiện có sử dụng vitamin và
50,9% những người mua thuốc được chọn ngẫu nhiên đã mua vitamin. Các
vitamin được kê đơn nhiều nhất là vitamin C (46,6%), B1 (18,7%), vitamin
kết hợp (17,3%). Nghiên cứu tại 10 tỉnh/Thành phố này cho thấy có tới 66,1%
số đơn thuốc được khảo sát có chế phẩm vitamin [8]. Về sử dụng thuốc tiêm,
kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai cho thấy: Tỷ lệ sử dụng thuốc tiêm
14


trong điều trị ngoại trú là 10,7% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ điều trị nội trú
(84%). Tỷ lệ kê đơn thuốc tiêm có nhiều khác nhau giữa các BV, tỷ lệ này
khá cao ở BV đa khoa Hà Đông (39.0%) [12], tuy nhiên lại thấp ở BVTW
Quân đội 108 (0,5%) [20]. Cần lưu ý, việc sử dụng thuốc tiêm luôn đi kèm
những rủi ro nghiêm trọng [22].
2.2.1.4.

Thực trạng tương tác thuốc trong đơn thuốc ngoại trú

Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Nội Tiết Trung ương có tới 34% số đơn
có tương tác thuốc. Kết quả này cho thấy cứ khoảng 3 đơn khảo sát thì có 1
đơn có tương tác thuốc, trong đó chiếm chủ yếu là các tương tác thuốc ở mức
độ trung bình (82,6%). Có 6,8% là tương tác ở mức độ nặng, có thể gây nguy

hiểm tới tính mạng người bệnh nếu sử dụng các thuốc này cùng nhau [18].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Sơn tại BVĐK Hà Đông (2011) [12]
cho thấy tỷ lệ tương tác gặp trong đơn thuốc BHYT 17,8%, đơn thuốc tại nhà
thuốc 3,2%, nghiên cứu chứng minh mối tương quan giữa số thuốc và số
tương tác xuất hiện trong đơn (p<0,001) khi tăng số lượng thuốc trong đơn
lên 1 thuốc thì khả năng gặp tương tác thuốc sẽ tăng tương ứng là 0,19%.
Theo nghiên cứu của Trịnh Thị Vân Anh bệnh viện nội tiết Trung ương trên
đơn thuốc ngoại trú năm 2016 [18] trong tổng số 1137 tương tác xuất hiện
trong 614 đơn thuốc (chiếm 15,6% tổng số đơn), trung bình mỗi đơn thuốc có
0,63 tương tác. Tỷ lệ tương tác thuốc nghiêm trọng là 2,2%. Trong khi đó
nghiên cứu tại một số bệnh viện khác cho kết quả thấp hơn: 6,9% tại BVTW
quân đội 108 [20], BVĐK tỉnh Thái Nguyên tỷ lệ này là 5,6%. Thực trạng
này cho thấy cơng tác kiểm tra thơng tác thuốc trong đơn ít được thực hiện tại
hầu hết các bệnh viện do yếu kém của công tác DLS và bác sỹ, dược sỹ
không được cập nhật các thông tin mới về sử dụng thuốc và không đủ thời
gian để kiểm tra tương tác thuốc qua phần mềm được trang bị tại bệnh viện.

15


2.2.2. Các chỉ số kê đơn :
Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào kê đơn nhằm giảm sai
sót trong việc thực hiện các quy định về kê đơn thuốc như ghi thông tin bệnh
nhân (tên, tuổi, giới, địa chỉ, số lượng, hàm lượng…) đang được triển khai
thực hiện. Theo kết quả nghiên cứu tại 11 cơ sở Y tế công lập tại thành phố
Cần Thơ năm 2016 -2017 [22] cho thấy 100% đơn ghi đầy đủ tên, tuổi, giới
tính, trẻ dưới 72 tháng tuổi, gạch chéo phần trống, đơn sửa chữa có ký tên
ngay cạnh. Tuy nhiên sai sót trong kê đơn vẫn cịn. Có 11.7% đơn không ghi
đầy đủ địa chỉ, 4% đơn ghi sai số lượng thuốc theo qui chế kê đơn [22].
Cũng theo kết quả khảo sát tại 11 cơ sở Y tế công lập tại thành phố Cần

Thơ năm 2016 -2017 cho thấy: mỗi bệnh nhân trong một đợt điều trị đã được
sử dụng từ 0-10 thuốc, trung bình là 4,54 thuốc. Số thuốc trung bình cho tất cả
các mẫu khảo sát là khá cao, việc này có thể dẫn đến đơn có tương tác thuốc
(48,5% đơn), gia tăng chi phí và sự kém tuân thủ của người bệnh [22].
Vitamin cũng là một hoạt chất thường được các bác sĩ kê đơn. Theo
một khảo sát tại BV đa khoa Bỉm Sơn Thanh Hóa năm 2015 [7] có 50,6% đơn
thuốc có kê vitamin, chủ yếu là các vitamin nhóm B phối hợp các khống chất
như Mg, Fe…và hầu như khơng có tình trạng bác sĩ kê nhiều loại vitamin
trong cũng một đơn. Chi phí tiền vitamin trung bình trong 1 đơn thuốc tại BV
đa khoa Bỉm Sơn Thanh Hóa là 20.197 VND [7]. Cũng theo một khảo sát
năm 2015 tại BV đa khoa Bắc Giang, có 23,3% số đơn kê có vitamin đối với
các đơn BHYT [29].
Việc phối hợp thuốc trong điều trị là khơng thể tránh khỏi, nhất là trong
tình trạng đa bệnh lý, đa triệu chứng. Đó chính là ngun nhân làm cho tương
tác thuốc bất lợi dễ xảy ra [8]. Nghiên cứu của Trường Đại học Y Dược Huế
với 5538 đơn thuốc ngoại trú, có 355 đơn thuốc xuất hiện tương tác có ý
nghĩa lâm sàng, 292 đơn thuốc có 1 tương tác, 36 đơn có 2 tương tác, 26 đơn
có 1 tương tác, 1 đơn có 4 tương tác [20]. Một nghiên cứu khác của Trịnh Thị
Vân Anh trên 1800 đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung

16


×