Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Bài giảng gis căn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.47 KB, 19 trang )

Chương 1: Giới thiệu về GIS và lập bản đồ
Để tạo ra các bản đồ chính xác và phân tích số liệu không gian, cần tốn nhiều thời gian và gặp
khơng ít khó khăn. Nhưng gần đây, một tập hợp các công cụ mới và mạnh mẽ giúp cho thao tác
bản đồ được thuận tiện; và hầu như ai có máy tính đều có thể dễ dàng tạo ra bản đồ—tuy vậy những
bản đồ này thường không tốt. Người mới dùng có trong tay máy tính và phần mềm, nhưng họ thiếu
các khái niệm, nguyên lý và phương pháp luận liên quan đến bản đồ. Các bản đồ họ tạo ra thường
không được thiết kế đúng và không thể hiện thông tin dễ dàng và hiệu quả.
Cuốn sách này muốn thay đổi điều này bằng cách giúp bạn tạo mới, phân tích, và in ra những bản
đồ có khả năng chuyển tải thông tin cao. Bằng cách dùng các biểu tượng, màu sắc, độ đậm nhạt và
bằng chữ, bản đồ giúp chúng ta trao đổi thông tin một cách ấn tượng hơn; chúng làm cho điều ta
muốn nó trở nên hấp dẫn, thuyết phục, và rõ ràng. Cuốn sách giáo trình tập trung vào một cơng
nghệ có tên là Hệ thống thông tin địa lý (GIS), nhưng phần lớn các khái niệm trong các chương
này cũng có thể áp dụng được cho những cơng nghệ khác có liên quan đến địa lý; bao gồm viễn
thám, hệ thống định vị toàn cầu (GPS), bản đồ trên Internet, và địa cầu ảo.

Định nghĩa hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Trước hết ta hãy định nghĩa GIS.
Định nghĩa #1
Trong khoảng từ 20 đến 30 năm vừa qua, nhiều tác giả (Dept of the Environment, 1987; Rhind,
1988; Parker, 1988; và Bolstad, 2002) đã định nghĩa về GIS. Và đa số những định nghĩa này đều
tương tự nhau; đều đề cập đến một hệ thống gồm phần cứng, phần mềm máy tính, và con người có
nhiệm vụ thu thập, quản lý, phân tích, và hiển thị dữ liệu khơng gian.
Đó là một định nghĩa hay, nhưng để hiểu rõ hơn về GIS, bạn nên chia nhỏ nó thành bốn thành
phần con theo cách mà Marble và Peuquet (1983) đã làm trong một cuốn sách giáo trình về GIS
mà theo tơi có lẽ là cuốn thơng dụng nhất. Theo đó, GIS gồm có:


Hình 1.1: Bốn thành phần của GIS.
Các hệ thống con trong GIS.
Đầu vào: Lấy dữ liệu không gian và thuộc tính vào trong GIS. Ở đây, bạn thu thập và tiền xử lý dữ liệu từ nhiều nguồn
khác nhau.


Tiền xử lý: Tổ chức dữ liệu để truy cập và chỉnh sửa. Hệ thống con này cho phép bạn quản lý, xem xét, và chỉnh sửa bộ số
liệu hiện có.
Phân tích: Thực hiện các thao tác đối với dữ liệu. Với hệ thống con này, bạn tiến hành phân tích khơng gian để tạo nên
thông tin.
Đầu ra: Tạo nên những bản đồ chun đề, những mơ hình, và số liệu thống kê.

Phần lớn nội dung của tài liệu này được chia thành các chương phản ánh bốn thành phần này của
GIS. Chương 2 đề cập đến dữ liệu và hệ thống nhập dữ liệu. Chương 3 và 4 tập trung vào các mảng
đồ họa và cơ sở dữ liệu của phần mềm GIS. Hai chương này kết thúc bằng việc bao quát những
công đoạn “dọn dẹp” (các hàm tiền xử lý) để thao tác trên file dữ liệu giúp chúng sẵn sàng phục vụ
cho việc phân tích. Chương 5 đề cập đến việc phân tích tập hợp dữ liệu. Chương 6 trình bày về kết
quả đầu ra.
Định nghĩa #2
Một định nghĩa còn ngắn hơn đánh đồng GIS với một “cơ sở dữ liệu không gian”, nhưng bạn phải
chú ý tập trung vào cả hai từ này. Muốn vậy, hãy hình dung màn hình máy tính đang hiển thị một
tấm bản đồ phân lô đất.


Hình 1.2: Hai bộ phận của GIS
(bộ phận bản đồ (khơng gian), và bộ phận thuộc tính).

Mỗi lơ đất là một hình riêng biệt trên bản đồ, nhưng chúng khơng chỉ là hình xuất hiện trên màn
hình; máy tính lưu trữ nhiều đặc điểm cơ sở dữ liệu về hình này như mã số của lô đất và tên chủ sở
hữu. Nói cách khác, có hai phần trong một GIS: bản đồ (hay thành phần khơng gian) và thuộc tính
(hay thành phần cơ sở dữ liệu). Bằng cách tạo sự kết nối giữa bản đồ và các thuộc tính được lưu trữ,
GIS trở thành một công cụ mạnh giúp định vị và phân tích dữ liệu địa lý và các vấn đề về mơi
trường có liên quan. Đây chính là điểm hấp dẫn của nó. Các chương trình GIS đều có khả năng xử
lý bộ số liệu địa lý lớn và đa dạng, và chúng ta ngày càng tận dụng chúng cho việc phân tích và ra
quyết định.
Hai định nghĩa trên đã nhấn mạnh rằng GIS là một hệ thống máy tính; chỉ có thêm một đặc điểm

là nó xử lý dữ liệu không gian. Mặc dù định nghĩa thứ hai tiếp cận sát hơn, nhưng cả hai đều không
đú chú trọng vào thành phần địa lý trong GIS.
Định nghĩa #3
Không phải ngẫu nhiên mà GIS bắt đầu bằng chữ cái G [Geographic = địa lý]. Một hiểu biết vững
vàng về GIS phải bắt nguồn từ địa lý, và cụ thể hơn là một quan điểm địa lý, vốn là một cách tổ chứ
và tư duy về các phần của Trái Đất theo khơng gian. Hãy nhìn lại vào bản đồ trước. Bạn biết
rằng nó cũng như bao bản đồ khác đều biểu diễn vị trí của người và vật (như đường sá, những tịa
nhà lớn, khu cơng viên, v.v.) Bạn có thể biết rằng có những mối quan hệ giữa người và vật được vẽ
trên bản đồ. Những quan hệ này góp phần giải thích những mẫu khơng gian mà bạn quan sát trên
bản đồ. Quá trình tìm kiếm, biểu thị, giải thích, và thậm chí cả dự đốn những mẫu địa lý chính là
trọng tâm của cả địa lý và GIS.


Về phương diện này, GIS có thể được định nghĩa là một công cụ giúp ta khảo sát những mẫu vật
thể địa lý (hay khơng gian). Ít nhất, nó giúp chúng ta mơ tả những mẫu đó. Song GIS cịn có thể
tiến xa hơn việc mơ tả, mà cịn giúp ta điều tra và hiểu được lý do tồn tại của những mẫu (hay đôi
khi gọi là `phân bố’) này, tác động của những mẫu đó đối với cuộc sống con người và với đất đai, và
phát hiện ra những mẫu địa lý có khả năng hình thành trong tương lai.
Bạn có thể đặt 5 loại câu hỏi đối với GIS và các công nghệ khác liên quan đến địa lý (ESRI, 1992):
1.

Có gì tại … ? Câu hỏi đơn giản này đi tìm thứ tồn tại ở vị trí cụ thể. Một ví dụ như, có gì tại
góc đường Main Street và 12th Avenue?

2. Nó ở đâu? Dạng câu hỏi này đơn giản là u cầu tìm vị trí của một đối tượng cụ thể (như khu
chợ hoặc cửa hàng sách gần nhất), hoặc có thể là một cầu hỏi khó hơn cho phép khảo sát
những địa điểm thỏa mãn điều kiện cụ thể nào đó. Chẳng hạn, một bản đồ thành phố có thể
giúp nhận diện được tất cả những lơ đất rộng hơn 5 acre, cịn trống, và cách cầu vượt đường
cao tốc không quá nửa dặm.
3. Có những mẫu khơng gian nào đang tồn tại? Câu hỏi này nhằm mô tả và so sánh những

mẫu không gian tại các vị trí khác nhau. Nó nhằm tìm ra những mẫu khơng gian—có lẽ là sự
tập trung của hiện tượng. Quá trình tìm kiếm, biểu thị và giải thích các mẫu địa lý rất
thường gặp trong phân tích khơn gian. Stewart Fotheringham đã định nghĩa phân tích
khơng gian như một cách xử lý dữ liệu không gian nhằm chiết xuất những ý nghĩa mới. Xét
về khía cạnh GIS, phân tích khơng gian đặt ra hai câu hỏi: (a) Đâu là mối quan hệ giữa
nhiều tập hợp số liệu tồn tại cùng một địa điểm? Chẳng hạn bạn có thể thấy mối liên hệ trực
tiếp giữa sự thay đổi độ cao địa hình của một vùng và lượng mưa của vùng đó. (b) Những
thay đổi nào về mặt địa lý xảy ra trong không gian? Tất cả các hiện tượng địa lý đều có cường
độ thay đổi trong khơng gian. Hãy xét độ phì nhiêu của đất trên lãnh thổ nước Mỹ. Có vùng
độ phì cao và có vùng thì thấp. Để trả lời câu hỏi này một cách đầy đủ, bạn phải mơ tả và giải
thích được những mẫu đó.
4. Điều gì sẽ xảy ra nếu… ? Những câu hỏi dạng này liên quan đến các kịch bản khác nhau khi
bạn thay đổi tham số của mơ hình. Một ví dụ bao gồm việc theo dõi điều gì xảy đến với dân
số một vùng khi tuyến đường cao tốc được xây dựng chạy qua khu vực dưới những điều kiện
ràng buộc nhất định.
Những câu hỏi này nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lý khác nhau, và bạn dùng
GIS và những công nghệ khác liên quan đến địa lý để khám phá và trả lời những câu hỏi này. Nhà
địa lý học Ron Abler đã từng nói, “Cơng nghệ GIS đối với phân tích địa lý cũng như các kính hiển
vi, kính viễn vọng, và máy tính đối với các ngành khoa học khác…” (1988, 40). Khơng có cơng
nghệ nào khác xem xét được kĩ càng những quan hệ không gian của các hiện tượng, và với những
nhà nghiên cứu địa lý cũng như người khác có thể dùng đến dữ liệu khơng gian, GIS giúp họ mơ tả,
phân tích, và dự đốn các mối quan hệ và dạng mẫu không gian. Nhà địa lý học Michael DeMers
đã nói, “Bây giờ ta có thể nhìn sâu hơn và xa hơn so với trước đây, từ đó có thể liên hệ tương ứng


với những gì đang xảy ra trên cảnh quan ngày nay và đặt câu hỏi mà trước đây ta không thể tượng
tượng ra.” (2003, 3).

GIS thủ công và GIS trên máy tính
Những câu nói của Abler và DeMers có thể cho bạn một ấn tượng rằng GIS là một khái niệm mới.

Mặc dù thuật ngữ GIS đã xuất hiện được hơn 30 năm rồi, song những khái niệm xung quanh GIS
đều cũ kĩ, và ngay cả những cách tiến hành GIS đã xuất hiện trước khi có máy tính. Sự khác biệt
của ngày nay là ở chỗ GIS được vi tính hóa, nhưng khơng có việc gì mà máy vi tính có thể làm mà
bạn (ít nhất là trên lí thuyết) có thể làm thu cơng nếu có đủ thời gian, tiền bạc và sức lực. Máy tính
xử lý những con số và phương trình tốn học nhanh và chính xác hơn nhiều so với chúng ta tính
bằng tay hoặc dùng một máy tính bỏ túi. Tuy nhiên, trước khi khái niệm GIS được chuyển đến máy
ví tính thì người ta đều thực hiện GIS theo cách thủ công. Người ta chỉ kết hợp các dữ liệu không
gian và thuộc tính trên nhiều dạng phương tiện như bản đồ giấy, lớp giấy trong, ảnh hàng không,
báo cáo viết tay, sổ ghi thực địa, và—dĩ nhiên—đơi mắt và trí não.
Với GIS thủ cơng, thường thì một tấm bản đồ lớn được trải trên mặt bàn, và một loạt các bản đồ
giấy trong suốt, được vẽ với cùng tỉ lệ, được đặt trên bản đồ nền. Người ta thường nhìn mối quan hệ
giữa bản đồ nền và các vật nằm ở bản đồ xếp trên. Thường thì dữ liệu khơng gian được sao chép từ
tấm bản đồ (hoặc ảnh hàng không) này sang tấm khác. Việc này mất thời gian, và vì vậy mà nhiều
ý tưởng lớn về mối quan hệ của các địa vật (cả giới tự nhiên lẫn con người) đã khơng được phân
tích đến. Những ý tưởng này bị giới hạn bởi thời gian cần để phân tích. Tuy vậy vẫn có những dự án
GIS thủ cơng đã được tiến hành.
Ví dụ thường được nhắc đến, bản đồ bệnh tả của bác sĩ John Snow, là một ví dụ tuyệt vời cho GIS
thủ công. Vào thập niên 1840, một đợt bùng phát bệnh tả đã làm chết vài trăm cư dân ngụ ở khu
Soho của London. Bác sĩ Snow đã định vị địa chỉ của những nhà có ca tử vong trên một bản đồ giấy
được vẽ tay và sớm thu được một cụm các ca bệnh được hình thành. (Hình 1.3).


Hình 1.3: Bản đồ bệnh tả ở khu Soho, London do bác sĩ John Snow thực hiện.

Sau đó trên bản đồ nền này, giữa những đường phố và điểm vị trí có ca tử vong, ơng đã vẽ vị trí của
những giếng nước. Như ý tưởng độ giảm theo khoảng cách, ơng biêt rằng người ta có thể đi qng
đường dài để mua được một món hàng giá rẻ, nhưng để xách nước họ sẽ đến giếng nước gần nhất vì
nước khơng mất tiền mà cũng rất nặng. Ơng Snow đã thấy được rằng những ca tử vong đều đa
phần cụm lại ở những nhà sống gần giếng nước phố Broad. Ơng cùng học trị khóa máy bơm này
lại, và số ca dịch tả đã giảm đi nhanh chóng. Điều đó cho thấy mối quan hệ khơng gian giữa ca tử

vong do bệnh tả và địa điểm của giếng nước phố Broad, và quan trọng hơn là bác sĩ Snow đã thiết
lập được sự liên hệ giữa bệnh tả và nước uống.
Ngay cả với sự xuất hiện của máy tính thì những ứng dụng GIS cịn mất vài thập kỉ mới được như
ngày nay. Thời đó những máy tính mạnh nhất, lớn nhất, là những máy tính bộ (mainframe) được
trang bị cho một số giáo sư và cán bộ trong chính phủ, nhưng khơng phổ biến đối với nhiều nhà
nghiên cứu. Vào thập niên 1980, đa phần các ứng dụng GIS được chạy trên máy chuyên dụng
(workstation) gắn với máy tính bộ bởi về những máy vi tính mới xuất hiện (IBM, Apple, …) đều
khơng có đủ bộ nhớ, dung lượng đĩa, hoặc khả năng xử lý. Tuy vậy, những máy tính cá nhân hiện


nay đã nhanh, lưu trữ và xử lý được những tập dữ liệu lớn, và có thể thực hiện nhiều tác vụ cùng
lúc. Điều này giúp cho các viện nghiên cứu, cơ quan chính phủ (từ trung ương đến địa phương),
các tổ chức và những công ty lớn nhỏ dùng được GIS. GIS trên máy vi tính có những ưu điểm
riêng, nhưng đòi hỏi người dùng phải được đào tạo.

Giáo dục và đào tạo về GIS
GIS, địa cầu ảo, GPS, và viễn thám là những lĩnh vực đột phá và đem lại sức sống cho địa lý học.
Điều này rõ ràng làm cải thiện viễn cảnh của những sinh viên học chuyên ngành địa lý và những
người có việc làm liên quan đến dữ liệu không gian. Cùng với công nghệ nano và công nghệ sinh
học, Bộ Lao động Hoa Kỳ đã nhận định rằng công nghệ địa lý là một trong ba ngành nghiên cứu
quan trọng nhất mà đang biến chuyển mạnh mẽ (Gewin, 2004).
Mặc dù có thơng tin thuận lợi như vậy, song sinh viên thường lo lắng khi phải đảm bảo công việc
tương lai, và họ thường hỏi xin lời khuyên về những việc cần làm để đảm bảo một công việc liên
quan đến GIS. Họ hỏi về phần mềm, việc chọn lựa khóa học, liệu xem có cần lấy bằng khơng, và
thậm chí là nên chọn học ngành gì. Các chuyên gia GIS, quản trị viên và giáo viên đều có ý kiên
riêng và những đánh giá thiên vị, song thường họ quy về một câu hỏi: Điều gì quan trọng hơn, đào
tạo GIS hay giáo dục GIS? Sinh viên thường sẽ trả lời được câu hỏi này nếu họ trả lời được một câu
hỏi liên quan—Bạn muốn áp dụng GIS hay tập trung vào bản thân cơng nghệ đó?
Giáo dục về GIS
Nếu muốn đảm nhiện một cơng việc có dùng GIS thì bạn cần phải thu nhận về mặt khái niệm, cả

phương diện địa lý, lẫn hiểu biết về những công dụng của GIS. Cả hai điều này đều là chủ đề mang
tính khái niệm, và gần như khơng dính dáng đến những chi tiết thực dụng của bất kì chương trình
GIS nào. Mục tiêu ở đây là việc áp dụng GIS để giải đáp những câu hỏi đặt ra trên thực tế hoặc
trong những lĩnh vực cụ thể. Nó bao gồm việc hiểu biết về nguồn dữ liệu cần dùng, những quy
trình thuộc chuyên ngành cần xét đến, và cách ta dùng GIS để giải đáp những câu hỏi cụ thể. Việc
đào tạo phần mềm GIS chỉ là một sản phẩm phụ, chứ không phải là mục tiêu.
Cụ thể, việc giáo dục về GIS phải truyền đạt đến sinh viên:
1.

Một tầm nhìn từ khía cạnh địa lý. Đó là q trình tìm kiếm, biểu diễn, giải thích và dự đốn
các dạng mẫu địa lý (đã được đề cập đến ở sau định nghĩa thứ ba về GIS).

2. Các khái niệm GIS và nguyên lý của bản đồ. Khái niệm trong GIS như tạo lớp đệm và chồng
xếp đều có nguồn gốc từ bên ngồi GIS, nhưng một loạt các kĩ thuật như vậy được ghép vào
công nghệ [GIS]. Sau khi đã quen thuộc với các kĩ thuật này, bạn cần xác định được sẽ cần
cụ thể những kĩ thuật nào của GIS—cùng với thứ tự áp dụng chúng—để thực hiện dự án. Như
Adena Schutzberg đã đề xuất, nhiệm vụ của bạn là “vắt óc hình dung được cách suy nghĩ của
GIS” (Schutzberg, 2003).
Đào tạo về GIS


Ai sẽ phản đối rằng GIS không quan trọng? Không nghi ngờ gì, các cơng ti kinh doanh và cơ quan
nhà nước đều thu được lợi ích khi những nhân viên mới đã được đào tạo để chạy những chương
trình phần mềm mà họ đang có. Tuy vậy, việc đào tạo sử dụng một chương trình cụ thể sẽ dễ dàng
hơn nếu người học hiểu được các khái niệm nền tảng.
Vấn đề với hầu hết các khóa đào tạo GIS là người học được tiếp thu cách thực hiện một loạt những
thao tác cụ thể. Họ không được học ngay từ đầu những khái niệm về khơng gian có liên quan đến
những thao tác đó dù những khái niệm trên có thể thu được bằng kinh nghiệm. Đúng, đào tạo
cũng quan trọng, nhưng chỉ với đào tạo, bạn sẽ không thể “vắt óc hình dung được cách suy nghĩ
của GIS”. Nhiều việc làm gắn với đào tạo nói riêng là cơng việc nhập số liệu, mà bạn có thể thấy

chán khi làm mãi và thường thì khả năng thăng tiến cũng rất thấp. Để tránh được điều này, nhưng
vẫn đi theo con đường đào tạo, bạn có thể tăng cường nhiều kĩ năng lập trình và quản trị cơ sở dữ
liệu. Với những kĩ năng này, thường bạn sẽ có thể vươn lên nhận được những công việc được trả
lương cao hơn.
Kinh nghiệm về GIS
Có lẽ lời khuyên hay nhất mà tơi có thể dành cho bạn là cả giáo dục và đào tạo đều quan trọng,
nhưng kinh nghiệm về việc làm của mình cũng vậy. Với những bạn mới bắt đầu, kinh nghiệm GIS
có thể tồn tại dưới hai hình thức: thực tập sinh và cố vấn nghiên cứu.
Trở thành thực tập sinh là một cách có ích giúp bạn thu nhận được kinh nghiệm. Một suất thực tập
phù hợp sẽ cho phép bạn trở thành người của cơ quan hoặc tổ chức trong các công việc thường
ngày. Các vị trí cơng việc này thường sẽ có sẵn, đặc biệt là với các tổ chức chính phủ.
Để tìm kiếm các cơ hội như thế, bạn hãy nói chuyện với thầy giáo, đến văn phòng hướng nghiệp
của trường đại học, thiết lập mối quan hệ tại các hội thảo GIS, hoặc đến trực tiếp các cơ quan tổ
chức chính phủ, hoặc công ti địa phương mà bạn quan tâm. Nếu bạn trực tiếp đến các cơ quan, tổ
chứ và doanh nghiệp, bạn cần phải cung cấp tên của người giảng viên đã dạy bạn để họ liên lạc nếu
cần, một bản sơ yếu lí lịch được cập nhật, và bạn có thể muốn thực hiện cơng việc theo cách tự
nguyện.
Hãy chắc chắn rằng bạn có những kĩ năng phù hợp với công việc thực tập sinh và bạn phải gắn bó
với cơng việc này trong qng thời gian định trước. Nếu bạn đột ngột rời bỏ nó, nó sẽ gây khó khăn
đối với cơ hội của các sinh viên sau này vì nhiều doanh nghiệp và cơ quan có mối quan hệ rất
mong manh đối với các thực tập sinh nói chung, và họ có thể quyết định rằng việc thu nhận thực
tập sinh gây quá nhiều rắc rối. Hãy coi việc thực tập như là kinh nghiệm làm việc cần thiết.
Việc thực tập quan trọng vì sau khi trải qua công việc này bạn sẽ dễ xin việc hơn, Cơng việc giúp
bạn có trong tay một danh sách liên lạc với để tìm cơng việc tương lai, và nó cho bạn hình dung
được kiểu cơng việc bạn muốn sau đại học. Hơn nữa, bạn có thể được mời vào một vị trí trong cơ
quan mà bạn đã thực tập.


Công việc trợ lý nghiên cứu được dành cho những sinh viên; ở đó bạn trợ giúp một giảng viên thực
hiện nghiên cứu chuyên môn. Một số việc trợ giúp có thể liên quan đến GIS hoặc các cơng nghệ địa

lý khác. Việc trợ lý thường có sẵn ở nhiều bộ môn trong trường đại học, đặc biệt là nơi có chương
trình đào tạo sau đại học. Những bạn sinh viên quan tâm cần liên hệ trực tiếp với khoa hoặc bộ
môn. Thông thường việc trợ lý được tài trợ từ các nguồn bên ngồi, vì vậy đó là những vị trí tạm
thời nhưng mang lại những kinh nghiệm quý giá.

Các khái niệm
BẢN ĐỒ TRONG VAI TRỊ CỦA MỘT MƠ HÌNH CỦA THỰC TẾ

Thế giới thực quá phức tạp và khơng thể kiểm sốt nổi để có thể hiểu thấu đáo và tiến hành phân
tích, bởi sự đa dại và vô vàn các yếu tố biến đổi. Để mô tả và định vị từng thành phố, ngôi nhà, gốc
cây, ngọn cỏ, hạt cát là nhiệm vụ bất khả thi. Làm thế nào để ta giảm độ phức tạp của trái đất và
sinh vật trên đó, để có thể ghi chúng lại trong một cơ sở dữ liệu và trên bản đồ? Ta làm điều đó
bằng cách chọn những địa vật có ý nghĩa nhất (bỏ qua những thứ mà ta nghĩ không cần thiết cho
dự án hoặc nghiên cứu cụ thể đang tiến hành) rồi khá quát hoá những địa vật được chọn. Chương
6, cũng những các phần sau của chương này, sẽ đề cập chi tiết hơn đến cách chọn và khái qt hóa.
Cịn bây giờ, ta tập trung vào địa vật.
ĐỊA VẬT

Như đã được mô tả trong Định nghĩa #2 (và Hình 1.2), về mặt khái niệm, có hai phần trong GIS:
một thành phần không gian hay bản đồ và một thành phần thuộc tính hay cơ sở dữ liệu. Các địa
vật cũng có hai thành phần này. Chúng được biểu diễn dưới dạng không gian trên bản đồ và các
thuộc tính mơ tả được lưu trong file (tập tin) dữ liệu. Hai phần này được kết nối với nhau. Nói cách
khác, mỗi địa vật trên bản đồ được nối đến một bản ghi trong file dữ liệu miêu tả địa vật đó. Nếu
bạn xóa các thuộc tính của địa vật khỏi file dữ liệu thì hình ảnh địa vật cũng sẽ biến mất trên bản
đồ. Ngược lại, nếu bạn xóa hình địa vật khỏi bản đồ thì thuộc tính của nó cũng biến mất.
Địa vật là đối tượng hoặc sự kiện riêng lẻ có vị trí (hoặc xảy ra) ở hiện tại, quá khứ hay tương lai,
trong khơng gian. Ở Hình 1.2, một lơ đất là ví dụ cho địa vật. Trong công nghiệp GIS, các địa vật
mang nhiều tên gọi khác nhau như đối tượng, sự kiện, hoạt động, thể, chứng tích, thực thể, và tài
nguyên. Khi kết hợp với các địa vật khác cùng loại (chẳng hạn như các lơ đất khác trên Hình 1.2),
chúng được sắp xếp trong các file dữ liệu được gọi là lớp, lớp phủ, hay chuyên đề. Trong cuốn sách

này, ta sẽ dùng các thuật ngữ: địa vật và lớp.
Ở Hình 1.4 dưới đây, ba địa vật—lơ đất, khối nhà, và tim đường—của một khu phố điển hình được
hiển thị. Mỗi địa vật có một vị trí khơng gian và một tập hợp các thuộc tính. Vị trí khơng gian của
nó khơng chỉ gồm tọa độ khơng gian mà cịn có kích thước. Mặc dù nói “vị trí” có vẻ dẽ hiểu,
nhưng rất khó định vị được những địa vật một cách chính xác và chuẩn xác. Độ chính xác và độ
chuẩn xác được đề cập đến ở Chương 2, nhưng nói ngắn gọn thì độ chuẩn xác là mức độ đúng của


phép đo. Chẳng hạn, một số thiết bị đầu vào, như GPS, có một sai số nhất định. Chúng có thể
chuẩn xác trong một khoảng nhât định nếu được sử dụng đúng quy cách. Cịn độ chính xác là mức
tương ứng giữa dữ liệu và thế giới thực.

Hình 1.4: Mỗi địa vật trong các lớp trên có một vị trí khơng gian và dữ liệu thuộc tính, để miêu tả một địa vật đơn lẻ.
(Đường phố, lơ đất, tịa nhà)

Ngồi vị trí ra, mỗi địa vật cịn thường có một tập hợp các thuộc tính mơ tả, để đặc trưng cho địa
vật đơn lẻ. Mỗi đặc tính có dạng con số hoặc chữ (kí tự), và những giá trị này có thể định tính
(chẳng hạn như: thấp, trung bình, hoặc cao) hay định lượng (con số đo đạc cụ thể). Đơi khi, địa vật
cịn có chiều thời gian; một khoảng thời gian trong đó dữ liệu khơng gian hoặc thuộc tính của địa
vật có thể thay đổi.
Lấy ví dụ cho một địa vật, bạn hãy hình dung một cây đèn đường. Bây giờ hãy hình dung một bản
đồ với các vị trí của tất cả những cột đèn gần nhà bạn. Trên Hình 1.5, các cột đèn đa số đều được
biểu diễn bởi những hình trịn nhỏ. Hãy nghĩ đến tất cả những đặc tính khác nhau mà bạn có thể
thấy được ở cột đèn. Rất nhiều đặc tính như vậy. Những đặc tính của cột đèn đường có thể có chiều
cao, vật liệu, vật liệu nền, có bóng đèn trịn hay khơng, vật liệu làm bóng, màu cột, kiểu cách, cơng
suất và độ sáng của bóng đèn, loại bóng, màu bóng đèn, ngày lắp đặt, biên bản sửa chữa, và những
thứ khác.


Hình 1.5: Vị trí các cột đèn đường, thể hiện bởi hình trịn đỏ, cùng thuộc tính của chúng.

(Đèn đường)

Trong số nhũng thuộc tính của cột đèn, thuộc tính nào cần thiết cịn phụ thuộc vào mục đích của
bạn. Chẳng hạn, nếu bạn chỉ quan tâm đến vị trí cột đèn để đảm bảo an tồn cho riêng mình thì
cần biết vị trí, chiều cao cột, và độ bền của bóng đèn. Trái lại, nếu bạn quan tâm đến bảo tồn di tích
thì bạn quan tâm đến vị trí, kiểu cách và màu sắc cột đèn.
Bây giờ hãy tiếp tục nghĩ về các thuộc tính của địa vật, bằng việc hình dung những cây trồng quanh
trường học hoặc cơ quan của bạn. Những thuộc tính nào cần thiết đối với người làm vườn và nhà
thực vật học? Sẽ có sự khác biệt vì học có nhu cầu khác nhau. Bạn xác định những địa vật có liên
quan đến ngành học của riêng mình và tìm những thuộc tính gán cho từng địa vật đó.
ĐIỂM, ĐƯỜNG GẤP KHÚC VÀ ĐA GIÁC

Bây giờ hãy nghĩ về hình dạng các địa vật trên tấm bản đồ. Các tọa độ đơn lẻ hoặc cặp (x, y) định vị
các địa vật khác nhau trong không gian và xác định hình dạng duy nhất của chúng. Các giá trị x và
y của mỗi cặp tọa độ được gắn với hệ tọa độ trong thực tế, và sẽ được đề cập đến trong Chương 3.
Còn bây giờ, ta hãy tập trung vào hình dạng của địa vật, với dạng tổng quát là các điểm, đoạn
thẳng, và đa giác (xem Hình 1.6).


Hình 1.6: Mỗi địa vật có một vị trí khơng gian.
Mỗi ngọn đền đường này có một cặp tọa độ x-y. Chúng là địa vật dạng điểm.
Còn mỗi đoạn phố lại gồm ít nhất là hai cặp tọa độ, một cho điểm đầu phố và một cho điểm cuối phố. Đôi khi, lại phải cần
thêm những điểm phụ thêm đối với tuyến phố cong.
Các lơ đất (và tịa nhà), trong ví dụ này, là những đa giác. Vì đa giác có diện tích, nên chúng phải gồm ít nhất là ba cặp tọa
độ (thường là nhiều hơn), mà cặp tọa độ đầu và cuối thì trùng nhau.

Điểm
Điểm là kiểu địa vật có số chiều bằng 0 (nghĩa là chúng chỉ có 1 cặp tọa độ x, y) và có vị trí biểu thị
bởi một kí hiệu nhỏ. Thứ mà bạn biểu diễn là điểm thì phụ thuộc vào nghiên cứu mà bạn tiến
hành. Các ví dụ gồm có cột đèn, gốc cây, giếng nước, điểm xảy ra tai nạn xe, xảy ra phạm tội, bốt

điện thoại, tâm chấn của động đất, và thậm chí, tùy theo tỉ lệ bản đồ, có thể bao gồm các tồ nhà và
thành phố.
Đường gấp khúc
Đường gấp khúc được hình thành từ một loạt (ít nhất là hai) cặp tọa độ. Cặp đầu tiên là điểm bắt
đầu và cặp cuối cùng kết thúc. Hai cặp tọa độ hình thành một đoạn thẳng. Các cặp tọa độ phụ thêm
sẽ hình thành những điểm giữa hai điểm đầu cuối này, cho phép đường có những đoạn ngoặt.
Đường gấp khúc thuộc loại địa vật 1 chiều vì có chiều dài (đo được) nhưng khơng có bề rộng. Một
lần nữa, những địa vật nào biểu diễn được bằng dạng đường thì phụ thuộc vào nghiên cứu của bạn,
tuy nhiên thơng thường thì các tuyến phố, đường cấp điện/nước/khi đốt, kênh dẫn, đường sắt,
sơng ngịi, tuyến bay, và đường đồng mức địa hình được biểu diễn dạng đường.
Đa giác
Đa giác là các địa vật có đường biên. Được hình thành bởi một dãy các cặp điểm tọa độ, đa giác
khác với đường ở chỗ là điểm đầu cũng chính là điểm cuối. Điều này khiến cho đa giác có cả chiều
dài lẫn chiều rộng, như vậy dạng địa vật 2 chiều này có diện tích bao bọc. Thứ gì được biểu diễn
bàng đa giác thì cũng tùy dự án nghiên cứu; một số ví dụ gồm có ao hồ, cánh rừng, nhà cửa, quận
huyện, tỉnh thành, lãnh thổ quốc gia, bang.


TÔ-PÔ

Một trong số các khái niệm quan trọng nhất gắn với GIS và các công nghệ địa lý khác là tơ-pơ. Khi
các địa vật được thêm vào GIS, chúng hình thành các mối quan hệ không gian—được gọi là tô-pô—
với nhau (xét cả các địa vật trong cùng lớp và khác lớp nhau). Bạn có thể thấy tơ-pơ là thuật ngữ dễ
gây nhầm lẫn một phần là vì nó có cả đặc tính khơng gian và đặc tính tốn học. Trong cuốn sách
này, bạn có thể định nghĩa tơ-pơ là quan hệ khơng gian giữa các địa vật. Nó có ý nghĩa kiểu như:
các địa vật liên hệ lẫn nhau ở vị trí nào và theo những cách thức nào. Những mối liên hệ có thể
dưới dạng đơn giản là khoảng cách giữa các địa vật, nhưng cũng có thể bao gồm các vấn đề khác
nhau như sự liền kề và tính kết nối.

Hình 1.7: Các vịi nước chữa cháy được dựng bên đường (để xe cứu hỏa có thể lấy nước) và cũng gần kề với các cơng trình

có nguy cơ xảy ra cháy.

1.

Khoảng cách giữa các địa vật. Nhà địa lý học Waldo Tobler đã tìm ra “định luật thứ nhất
của địa lý học”, phát biểu rằng, “Mỗi thứ đều có liên hệ với các thứ khác, nhưng những thứ ở
gần có liên hệ chặt chẽ hơn so với thứ ở xa.” (1970, 236). Kiểu tô-pô này xét tới quan hệ
không gian nơi mà các địa vật tồn tại. Hãy xét vị trí khơng gian của các tuyến phố, các dải
đường cho xe đạp, vỉa hè, và đèn đường. Chúng được bố trí để đi cùng nhau. Đây là một
dạng tơ-pơ; đã có mối quan hệ tồn tại. Hãy lưu ý mối quan hệ giữa các vòi nước, khối nhà, và
tuyến phố ở Hình 1.7.

2. Tính liền kề. Tính liền kề tập trung vào một kiểu địa vật (như đường phố hoặc khối nhà) và
xem liệu hai hoặc nhiều địa vật có phần nào chung nhau khơng. Hình dung một đoạn phố,
và xem liệu nó có nhiều khả năng nối với ít nhất là một đoạn phố khác. Rồi đoạn phố khác
đó lại nối tiếp với những phố khác nữa, tạo nên một mạng lưới đường phố. Khi một điểm
hoặc một đường (như đường biên giới giữa hai lơ đất) được chia chung giữa hai địa vật thì
file dữ liệu không gian chỉ lưu giữ một điểm hoặc một đường, để tránh sự trùng lặp dễ gây ra
lỗi chương trình. Mối quan hệ tơ-pơ này miêu tả các địa vật được liên hệ với nhau thế nào.
3. Tính kết nối. Cũng với mục đích tập trung vào mối quan hệ giữa các địa vật, nhưng tính kết
nối lại cụ thể hóa cách mà các địa vật được liên kết trong một mạng lướng. Mặc dù hai con
phố có thể giáp nhau về khơng gian, nhưng điều đó khơng có nghĩa là giao thơng có thể


theo hai chiều được. Đây là những mối quan hệ tơ-pơ mà bạn có thể chỉ định. Khác với sự
liền kề, tính kết nối có thể bao gồm nhiều kiểu địa vật khác nhau. Chẳng hạn, bạn có thể xác
định dòng nước chảy qua các địa vật gồm đường ống và chốt van.
MƠ HÌNH DỮ LIỆU

Các chương trình GIS hiện tại biểu diễn điểm, đường và đa giác theo cách khác nhau. Có hai mơ

hình cơ bản: raster (ơ lưới, ma trận) và vector (véc-tơ, hình nét). Mỗi mơ hình có ưu và nhược
điểm riêng, và khơng có mơ hình nào tốt hơn nếu xét về tổng thể. Một mô hình này có thể phù hợp
với những kiểu dữ liệu và ứng dụng nhất định so với mơ hình kia.
Raster
Dưới dạng ma trận có nhiều hàng và cột, mơ hình dữ liệu raster che phủ vùng bề mặt đất và biểu
thị các địa vật bằng ô, hoặc điểm ảnh. Mỗi điểm ảnh là một tế bào của mơ hình dữ liệu raster, và
chúng thường là những hình vng đều nhau trên mỗi lớp. Mỗi điểm ảnh biểu diễn chính xác cho
một mảnh trên mặt đất; vị trí địa lý của mỗi điểm ảnh có thể được xác định. Một giá trị thuộc tính
cụ thể, biểu thị cho trạng thái của mảnh đất cụ thể nơi đó (xem Hình 1.8) được gắn với điểm ảnh.
Nếu bạn cần nhiều hơn 1 thuộc tính để mơ tả phần diện tích bên trong pixel (thường là như vậy),
bạn sẽ cần một lớp thứ hai. Lớp raster thứ hai cho bạn chứa thuộc tính thứ hai. Lớp thứ 3 dành cho
thuộc tính thứ ba, và cứ như vậy.
Các ơ và nhóm ơ riêng biệt biểu thị địa vật ngồi thực tế (Hình 1.8). Một địa vật điểm thường
chiếm hết một ô trong khi các đường và đa giác chiếm một chuỗi các điểm ảnh nối tiếp, hoặc một
vùng điểm ảnh. Các lớp raster sẽ phủ kín bề mặt khu vực nghiên cứu, chúng mơ tả những gì hiện
có trong khu vực. Khơng có khoảng trống nào trong lớp raster này. Các vùng được gọi là “trống”
thì đơn giản là nhận giá trị bằng “0”, nhưng mọi điểm ảnh đều được nhận giá trị.


Hình 1.8: Các mơ hình dữ liệu raster và vector. Mỗi loại mơ hình lưu giữ các địa vật theo cách khác nhau.

Về mặt khái niệm, mơ hình raster đơn giản hơn. Bạn có thể lấy một phần của bề mặt đát, chia
thành các ô, và gán cho mỗi ô một thuộc tính đại diện cho phần diện tích đó. Ở hình vẽ trên, bạn
có thể cho mỗi ơ giá trị D (developed/nhà cửa), P (park/công viên), hay W (water/nước). Với các ơ
có chứa cả “cơng viên” và “nước”, bạn có thể gán chúng một mã khác như PW (park + water) hay
phán đoán xem phần nào chiếm nhiều diện tích ơ hơn. Một cách khác để mã hóa các ô này là dùng
số phần trăm diện tích của ô đó chứa nước. Nếu như 40 phần trăm của ơ là mặt nước, thì ơ có giá
trị bằng 40.
Vector
Mơ hình dữ liệu vector dùng các điểm và đường rời rạc để nhận diện các vị trí địa vật trên mặt đất.

Các đối tượng véc-tơ thường không che phủ bề mặt như các lớp raster; chúng chỉ phác họa các địa
vật tồn tại ở chỗ nào và phần không gian chung quanh những địa vật đó được bỏ trống. Lưu ý rằng
có các khoảng trắng trong mơ hình vector trên Hình 1.8. Khơng có khoảng trắng nào trong mơ
hình raster; tồn bộ diện tích bị che phủ.
Các địa vật véc-tơ được định vị theo tọa độ x, y. Như đã nêu trên, các điểm thì dễ rồi; chúng có 1
đỉnh. Đỉnh là vị trí trong khơng gain giúp ta xác định hình dạng của các địa vật loại điểm, đoạn
thăng và đa giác. Ta đã thấy rằng điểm có 1 cặp tọa độ chỉ định vị trí của địa vật trong khơng gian.
Đường gấp khúc thì có ít nhất là hai định (các điểm đầu và cuối). Đa giác thì phải có ít nhất 3 đỉnh
để khép kín được một vùng diện tích. Các đường và đa giác thường có rất nhiều đỉnh để miêu tả
đúng độ dài hoặc diện tích của chúng.


Trái với hệ thống raster ở đó mỗi lớp chỉ có một thuộc tính, mơ hình dữ liệu véc-tơ có thể có nhiều
thuộc tính cho mỗi loại địa vật. Các chương trình phần mềm khác nhau có nhiều cách tổ chức file
dữ liệu vector, nhưng thường có ít nhất là 2 file: một để chứa dữ liệu không gian và file kia đẻ chứa
thuộc tính.
Mối nối giữa các file khơng gian và thuộc tính được lập với một số thứ tự duy nhất. Mỗi địa vật trên
bản đồ và thuộc tính tương ứng của nó có số thứ tự riêng để kết nối chúng với nhau. Một loại số thứ
tự duy nhất, “chìa khóa”, kết nối đến file thuộc tính, được trình bày ở Chương 3.
Raster so với Vector.
Vậy mơ hình nào tốt hơn? Mặc dù người dùng GIS có sở thích riêng nhưng để hỏi thứ nào “tốt
hơn” sẽ là khơng đầy đủ. Có những ưu và nhược điểm trong từng mơ hình, vì vậy câu hỏi hay hơn
là mơ hình nào sẽ tốt hơn trong những ứng dụng hoặc bộ số liệu cụ thể. Một số người trong công
nghiệp GIS dùng khẩu ngữ “Raster is faster, but vector is corrector.” (Raster thì nhanh hơn,
nhưng vector thì đúng hơn.) Dù đây là quy tắc cơ bản hợp lý, nhưng nó giấu đi những chi tiết bên
trong. Đúng, cơng nhận rằng máy tính xử lý dữ liệu raster nhanh hơn, nhưng bộ vi xử lý máy tính
hiện nay đã nhanh đến mức sự khác biệt này khơng cịn đáng kể nữa. Đúng, kết quả tính bằng
vector trơng thì chính xác hơn, nhưng bạn có thể tăng độ phân giải của điểm ảnh lên để biểu diễn
được giống vector (tuy rằng cách này làm tăng đáng kể kích thước của cơ sở dữ liệu). Sau đây là
một số ưu và nhược điểm của hai loại mơ hình dữ liệu:

Ưu điểm của raster:
1.

Dễ hiểu. Về mặt khái niệm, mơ hình dữ liệu raster rất dễ hiểu. Nó sắp xếp dữ liệu theo hàng
và cột. Mỗi điểm ảnh biểu thị cho một phần mặt đất.

2. Tốc độ xử lý. Cấu trúc dữ liệu đơn giản của raster cùng cơng thức tính tốn khơng phức tạp
sẽ cho kết quả nhanh chóng. Chẳng hạn, để tính diện tích của một đa giác, máy tính chỉ cần
lấy diện tích một ơ (vốn như nhau trên tồn bộ lớp) rồi nhân với số ô tạo nên vùng cần tính.
Tương tự, tốc độ của nhiều phép phân tích, như chồng chập và tạo vành đai, đều nhanh hơn
hệ thống vector vốn phải dùng đến các phương trình hình học.
3. Dạng dữ liệu. Ảnh viễn thám có thể dễ dàng được thao tác bằng hệ thống dựa trên raster vì
ảnh này được cung cấp dưới dạng raster.
4. Một số hàm phân tích (hàm phân tích bề mặt và lân cận) chỉ khả thi trong hệ thống raster.
Ngoài ra, nhiều hàm phân tích mới xuất hiện trong hệ raster, do có cách tính tốn đơn giản
hơn, trước khi được chuyển sang hệ vector.
Khuyết điểm của raster:
1.

Hình thức. Các ơ “có vẻ như” đánh mất quá nhiều chi tiết (Hình 1.9). Nhược điểm này mang
nặng tính thẩm mỹ và có thể được khắc phục bằng cách tăng độ phân giải của lớp.


Hình 1.9: So sánh các mơ hình dữ liệu raster và vector. Các lớp raster thường nhìn có vẻ “răng cưa” và do đó kém
chính xác hơn.

2. Độ chính xác. Đơi khi độ chính xác trở thành một vấn đề do độ phan giải điểm ảnh. Hãy
hình dung nếu bạn có một lớp raster với độ phân giải 30 nhân 30 mét, và bạn muốn định vị
các biển báo dừng xe. Cả một ơ kích thước 30 nhân 30 sẽ biểu diễn cho một biển báo duy
nhất. Nếu bạn chuyển lớp raster này sang vector, chương trình phần mềm có thể đặt biển

báo này ở tâm của điểm ảnh. Đôi khi vấn đề về độ chính xác (và hình thức) có thể giải quyết
được bằng tăng độ phân giải (thu nhỏ điểm ảnh), nhưng điều này làm ảnh hưởng đến cơ sở
dữ liệu.
3. Cơ sở dữ liệu lớn. Như đã nêu, độ chính xác và hình thức có thể được tăng cường bằng cách
giảm kích cỡ điểm ảnh (phần diện tích mặt đất che phủ bởi mỗi ơ), nhưng điều này làm tăng
kích cỡ của file chứa lớp raster đó. Bằng cách làm độ phân giải tốt hơn gấp đôi (giảm kích cỡ
điểm ảnh đi 50%, chẳng hạn từ 30 xuống còn 15 mét), dữ liệu cho lớp raster sẽ tăng gấp 4
lần. Nếu một lần nữa làm giảm độ phân giải, cho pixel nhỏ xuống cịn 7,5 mét thì lớp raster
sẽ tăng 4 lần nữa (như vậy là 16 lần lớn hơn kích cỡ file lưu trữ lớp raster 30 mét). Sở dĩ kích
thước mỗi lần tăng gấp bốn vì độ phân giải tăng theo cả 2 phương x và y.
Ưu điểm của vector:
1.

Phù hợp với trực giác. Trong đầu ta ln hình dung các địa vật như một khối liên tục chứ
không phải được hợp thành từ những ô vuông nhỏ xếp kề nhau.

2. Độ phân giải. Nếu các vị trí của địa vật có được một cách chuẩn xác và chính xác thì bạn có
thể duy trì độ chính xác khơng gian đó. Các địa vật sẽ không bị trôi đi đâu trong phạm vi
một ô như với raster.
3. Tơ-pơ. Mặc dù mơ hình dữ liệu raster bảo tồn vị trí tương đối giữa các địa vật với nhau,
song chúng không thể biểu thị được mối quan hệ giữa các địa vật. Dạng phức tạp này của tơpơ có thể được tạo nên bằng hệ thống vector, từ đó bạn có thể dõi theo những kết nối trong


một mạng lưới cấp nước cho khu đô thị qua cách bố trí địa vật là đường ống và khóa van, từ
đó dõi theo hướng và lượng nước chảy.
4. Dung lượng. Các điểm, đường và đa giác đơn giản theo dạng vector thì chiếm ít dung lượng
đĩa so với raster. Đã có một thời điều này rất quan trọng khi dung lượng ổ đĩa cứng rất hạn
chế và đắt.
Các nhược điểm của vector:
1.


Dạng hình học phức tạp. Các thuật tốn hình học cần thiết để thao tác xếp chồng đa giác,
tính khoảng cách lại phụ thuộc vào phép chiếu/hệ tọa độ được dùng, u cầu các lập trình
viên có kinh nghiệm. Điều này thường không thành vấn đề đối với đa số người dùng GIS vì
phần lớn các hàm tính tốn GIS đều được lập trình sẵn trong phần mềm.

2. Thời gian phản hồi chậm. Mơ hình dữ liệu vector có thể sẽ chậm khi phải xử lý những bộ số
liệu phức tạp, đặc biệt là trên các máy tính có cấu hình thấp.
3. Ít phát kiến hơn. Vì có cơng thức tốn học phức tạp hơn, nên những hệ thống vector chưa
thể cho ra mắt những hàm phân tishc mới sau chừng một vài năm phát triển trên hệ thống
raster.

Tài liệu được trích dẫn
Abler, R.F. (1988) “Awards, Rewards and Excellence: Keeping Geography Alive and
Well”, Professional Geographer 40, 135–140.
Bolstad, P. (2002). GIS Fundamentals: A First Text on Geographic Information Systems. White
Bear Lake, Minnesota: Eider Press.
ESRI (1992). Arc/Info User’s Manual. Environmental Systems Research Institute, Redlands ,
California.
Gewin, V. (2004). “Mapping opportunities.” Nature, 427: 376–377.
Parker, H. D. (1988). “The unique qualities of a geographic information system: a
commentary”. Photogrammetric
Engineering and Remote Sensing 54:1547–1549.
Rhind, D. (1988). “A GIS Research Agenda”, International Journal of Geographical Information
System 2(1), 23–28.
Tobler, W. R. (1970). “A computer movie simulating urban growth in the Detroit
region”. Economic Geography 46: 234–40.





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×