Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp 4 Ehou

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.02 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

BÁO CÁO THỰC TẬP
HỌC PHẦN:
THỰC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 4

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Ngày sinh:
Lớp:
Ngành đào tạo:
Thời gian thực tập:

Ngô Phúc Lộc
07/04/1998
EBN516
Luật Kinh tế
Từ 28/02/2023 đến 31/03/2023

Cán bộ hướng dẫn:

Đỗ Thị Thu

NĂM 2023


MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................1
1.1. Giới thiệu về cơ quan thực tập...................................................................1
1.2 Giới thiệu vị trí nghề nghiệp........................................................................3


II. PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................4
2.1. Nội dung cụ thể các công việc của một hoặc một số vị trí nghề nghiệp
theo định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai...................................4
2.2. Hiểu rõ các yêu cầu và các kỹ năng cần thiết của các công việc của một
hoặc một số vị trí nghề nghiệp theo định hướng nghề nghiệp của mình trong
tương lai.............................................................................................................9
2.3. Đánh giá sự phù hợp của cơng việc đó với khả năng của bản thân, từ đó
có định hướng đúng đắn cho nghề nghiệp tương lai của mình.......................12
2.4. Tình hình thực hiện các công việc được giao hoặc mô tả chi tiết các cơng
việc thực tế đã tìm hiểu...................................................................................18
2.5. Nhận xét chung.........................................................................................21
III. KẾT LUẬN..............................................................................................23
IV. XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP...................25


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu về cơ quan thực tập
1.1.1. Tên cơ quan thực tập
- Tên cơ quan thực hành nghề nghiệp: UBND phường Tiền An
- Địa chỉ: số 32 phố Ngô Miễn Thiệu, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh,
tỉnh Bắc Ninh
1.1.2. Bộ máy lãnh đạo
ST

Họ và tên

T
1.
2.


Nguyễn Đức Thành
Lê Hải Bằng

3.

Nguyễn Minh Cơng

Chức vụ
Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường
Phó Chủ tịch UBND phường (khối Văn hố - Xã hội)
Phó Chủ tịch UBND phường (khối Kinh tế - Tài chính
và Địa chính - Đơ thị)

1.1.3. Cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ
UBND Phường Tiền An gồm 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 7 chức danh
công chức. Các công chức chuyên môn: Văn phịng - Thống kê; Tư pháp - Hộ tịch;
Tài chính - Kế tốn; Trưởng Cơng an; Chỉ huy trưởng Qn sự; Văn hóa - xã hội;
Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường.
- Về chức năng, nhiệm vụ:
+ Ủy ban nhân dân phường làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát
huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của
Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên Ủy ban nhân dân. Mỗi thành viên Ủy ban nhân dân
phường chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công.
+ Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên, sự lãnh đạo
của Đảng ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân phường, phối hợp chặt chẽ giữa Ủy
ban nhân dân phường với Mặt trận Tổ quốc phường và các đoàn thể nhân dân cùng
cấp trong quá trình triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ.
+ Giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp luật, đúng
thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời và
hiệu quả; theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và Chương trình, kế hoạch



công tác của Ủy ban nhân dân phường.
+ Cán bộ, công chức phường phải sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng
góp của nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạt động
của Ủy ban nhân dân phường ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục tiêu xây dựng
chính quyền cơ sở vững mạnh, nâng cao đời sống nhân dân.
1.1.4. Lịch sử hình thành và phát triển
Thực hiện Quyết định số 111 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập đơn
vị hành chính cấp phường, tháng 5/1981, tiểu khu Tiền An chính thức được
chuyển thành phường trực thuộc thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Tại thời điểm
thành lập, phường Tiền An gồm các phố: Tiền An, phố Ngói, phố Chợ, phố Nhà
Chung, đường 18, xóm Chùa (Phố Lá), xóm Bẩy Mẫu, Xóm Đền (Hàng Mã), xóm
Giếng, ngõ giữa Nhà Chung, xóm Chùa Mới, xóm Lửa Hồng, xóm Hồ Bình, xóm
Gốc Bàng.
Theo Quyết định số 38/QĐ-UBND, ngày 14/02/2000 của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân thị xã Bắc Ninh, phường Tiền An thành lập 5 khu phố, với tên gọi là: Khu
phố 1, Khu phố 2, Khu phố 3, Khu phố 4, Khu phố 5.
Ngày 25/01/2006, thị xã Bắc Ninh được nâng cấp lên thành thành phố trực
thuộc tỉnh. Từ đây, phường Tiền An là đơn vị hành chính của thành phố Bắc Ninh,
tỉnh Bắc Ninh.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, phường Tiền An là phường
trung tâm của Thành phố Bắc Ninh với diện tích 0,34 km2, hiện tồn phường có
1.576 hộ với 6.350 nhân khẩu, đời sống nhân dân chủ yếu là kinh doanh thương mại,
dịch vụ và bn bán vừa và nhỏ. (tồn phường có khoảng hơn 1000 hộ đăng ký kinh
doanh).
Với sự chỉ đạo thống nhất của Đảng uỷ, sự phối hợp thực hiện đồng bộ của các
ban, ngành đoàn thể trong phường, sự đồng thuận của cán bộ và nhân dân, vì vậy
nhiều năm liền Đảng bộ được công nhận là tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững
mạnh. Trong nhiều năm liền Đảng bộ là một trong các đơn vị đạt trong sạch vững

mạnh tiêu biểu của Thành phố được Tỉnh tặng bằng khen, chính quyền nhiều năm
liền được Tỉnh tặng bằng khen và cờ thi đua xuất sắc, các đoàn thể đạt hoàn thành


tốt nhiệm vụ trở lên. Các khu phố hàng năm đều được cơng nhân là khu phố văn
hố.
1.2 Giới thiệu vị trí nghề nghiệp
1.2.1. Mơ tả vị trí nghề nghiệp
Vị trí Cơng chức Tư pháp - Hộ tịch là chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp xã, thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã về
công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý
văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; phổ biến, giáo dục pháp
luật; hịa giải ở cơ sở; nuôi con nuôi; hộ tịch; chứng thực; bồi thường nhà nước;
quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và cơng tác tư pháp
khác theo quy định của pháp luật. Công chức Tư pháp – Hộ tịch thực hiện tiếp công
dân, thường trực tại bộ phận một cửa. Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của phường để
giải quyết các thủ tục liên quan đến tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và
theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi…
Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu
ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đồng thời chịu
sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chun mơn nghiệp vụ của Phịng Tư pháp.
1.2.2. Mơ tả u cầu để được bổ nhiệm vi trí nghề nghiệp
Khoản 2, Điều 72, Luật hộ tịch 2014 quy định về tiêu chuẩn tuyển dụng công chức
làm công tác hộ tịch như sau:
Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã phải có các tiêu chuẩn sau đây:
- Về trình độ giáo dục phổ thơng: Tốt nghiệp trung học phổ thơng
- Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;
- Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.
Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng cơng việc tư pháp,
hộ tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bố trí cơng chức tư pháp – hộ tịch

đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên trách.
- Công chức làm cơng tác hộ tịch tại Phịng Tư pháp phải có trình độ cử nhân luật
trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.


- Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện đã được
bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.


II. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Nội dung cụ thể các công việc của một hoặc một số vị trí nghề nghiệp
theo định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai
2.1.1 Mơ tả nội dung cụ thể các công việc của vị trí nghề nghiệp
Tư pháp - Hộ tịch là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống con người và
góp phần xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, an tồn xã hội. Những
thơng tin cơ bản của một con người từ khi sinh ra đến khi chết đi đều liên quan đến
chức năng của hộ tịch như: đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, khai tử… Thêm vào
đó, nhiều cơng việc khi cần các giấy tờ, hồ sơ bản sao để phục vụ cho các giao dịch,
các cơng việc khác thì đó là chức năng của thủ tục chứng thực, cơng chứng. Ngồi
ra cịn thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tư pháp như tuyên truyền pháp luật, hòa
giải cơ sở, tham mưu cho chủ tịch UBND phường về lĩnh vực pháp lý khác như giải
phóng mặt bằng, giải quyết an ninh trật tự, trật tự đô thị, trật tự xây dựng...
* Các công việc hàng ngày của công chức Tư pháp – Hộ tịch đó là tiếp nhận
hồ sơ về việc:
- Thay đổi, cải chính, điều chỉnh, bổ sung hộ tịch, sao lục các hồ sơ, giấy tờ về
hộ tịch như: thay đổi thông tin họ tên, năm sinh của cha/mẹ giấy khai sinh của con;
thay thổi, cải chính thơng tin của vợ/chồng trên giấy đăng ký kết hôn…
- Đăng ký khai sinh mới cho trẻ, đăng ký khai sinh lại đối với người trên 14 tuổi.
- Đăng ký kết hôn mới hoặc đăng ký kết hơn lại.
- Xác nhận tình trạng hơn nhân.

- Đăng ký nhận cha, mẹ, con
- Thực hiện chứng thực, công chứng hồ sơ, giấy tờ: Sổ hộ khẩu, CCCD, giấy
khai sinh, bằng cấp, chứng chỉ, hợp đồng, các văn bản trong danh mục được chứng
thực, công chứng theo quy định.
Chứng thực hồ sơ của công dân: Trong một ngày, số bản chứng thực tại bộ
phận Một cửa của UBND phường khoảng 55-70 bản hồ sơ.
- Thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp
luật, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên
cứu pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên


địa bàn xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật.
- Tổ chức tiến hành thẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét,
quyết định; tham gia cơng tác thi hành án dân sự trên địa bàn;
- Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hịa giải ở cơ sở;
xử lý vi phạm hành chính, giúp Ủy ban nhân dân xã xây dựng và quản lý cơ sở dữ
liệu về hộ tịch trên địa bàn;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao. Ví dụ như: tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo,
tiếp dân để lắng nghe, giải thích, phân tích từ đó làm giảm bớt căng thẳng mâu thuẫn
giữa nhân dân với cơ quan nhà nước hoặc giữa các công dân, đồng thời thực hiện kỹ
năng vận dụng pháp luật để tham mưu cho lãnh đạo UBND xã thực hiện công tác và
thẩm quyền áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc hợp tình, hợp lý tránh khiếu kiện kéo
dài.
Ngồi ra, cơng chức Tư pháp - Hộ tịch cịn phối hợp với cơ quan khác như Cơng
an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân huyện, cơ quan Thi hành án
Hình sự, tổ chức hành nghề công chứng, để tống đạt các văn bản giấy tờ của đương sự,
quản lý hồ sơ án treo tại địa phương, cải tạo không giam giữ, giáo dục trẻ dưới vị thành
niên,…

2.1.2. Các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ cần có để thực hiện được các
cơng việc
Để đảm nhận và hồn thành tốt các cơng việc của vị trí cơng chức Tư pháp hộ
tịch phường cần có những u cầu về chun mơn sau đây:
- Có bằng trung cấp ngành luật trở lên, có năng lực nghiệp vụ để thường xuyên
cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật: các quy định, nghị định, thông tư… liên
quan đến lĩnh vực Tư pháp Hộ tịch.
- Có chứng chỉ nghiệp vụ tư pháp hộ tịch.
- Cần kiến thức, kinh nghiệm để thẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp
luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phường.
2.1.3. Các yêu cầu về kỹ năng cần có để thực hiện các cơng việc


Để đảm nhận và hồn thành tốt các cơng việc của vị trí cơng chức Tư pháp
hộ tịch phường cần có những yêu cầu về kỹ năng sau đây:
Yêu cầu đầu tiên về kỹ năng giao tiếp tốt. Bởi đây là công việc phải tiếp xức
thường xuyên tốt với nhân dân, nhiều đồng nghiệp, nhiều cơ quan, đoàn thể tại địa
phương và trong phối hợp thực hiện cômg việc với nhiều cán bộ, cơ quan khác nhau.
Nhiều người trong đó khá hạn chế về kiến thức pháp luật nên người cán bộ ở vị trí này
cần khéo léo trong giao tiếp, tạo được thiện cảm với người dân và đồng nghiệp.
- Kỹ năng tin học :kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học thành thạo là một yêu
cầu quan trọng vì vị trí này có trách nhiệm đăng tải tồn bộ thơng tin về dịch vụ cơng
trực tuyến trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, lưu trữ và sử dụng dữ liệu
trong hệ thống để giải quyết công việc.
- Kỹ năng lưu trữ và quản lý thông tin, dữ liệu : Công việc của vị trí này là những
cơng việc phức tạp, địi hỏi tính chính xác rất cao, bảo mật vì những giấy tờ đó theo
suốt cuộc đời mỗi cơng dân.
- Kỹ năng xử lý tình huống : Bởi mỗi yêu cầu của người dân về cùng một thủ tục
đôi khi phát sinh các vấn đề khác nhau, các tình huống phát sinh đời sống nhân dân
phong phú khiến các yêu cầu về tư pháp – hộ tịch cũng đa dạng, đôi khi là những tình

huống mà căn cứ pháp luật để giải quyết cịn chưa rõ ràng, có thể khiến người cơng
chức bối rối. Vì vậy, kỹ năng bình tĩnh và linh hoạt trong xử lý tình huống là rất cần
thiết.
- Kỹ năng đọc và xử lý hồ sơ : đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với một
vị trí thiên nhiều đến tiếp nhận và giải quyết hồ sơ như công chức Tư pháp – hộ tịch.
2.1.4. Các yêu cầu về đạo đức, thái độ trong việc thực hiện các cơng việc
Để đảm nhận và hồn thành tốt các cơng việc của vị trí cơng chức Tư pháp hộ
tịch phường cần có những yêu cầu về đạo đức, thái độ như sau:
Về chuẩn mực thứ nhất: Với Tổ quốc - Trung thành, phấn đấu vì “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tích cực tham gia đấu
tranh về mặt pháp lý nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh


thổ của Tổ quốc.
- Bền bỉ đóng góp trí tuệ, cơng sức, tham gia hoạch định chính sách, xây dựng
pháp luật, thực hiện cơng tác tư pháp, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát
triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phịng, an ninh vì mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
- Nắm vững, góp phần thể chế hóa bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tuân thủ, vận dụng sáng tạo các nguyên tắc của
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong xây dựng pháp luật, hoạt động tư
pháp.
Về chuẩn mực thứ hai: Với nhân dân - Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân;
phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Chuẩn mực này thể hiện đặc trưng của công tác tư pháp là thường xuyên trực
tiếp giải quyết các yêu cầu hàng ngày của tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm thực hiện
các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của người dân.
Nội dung chuẩn mực “gần dân, hiểu dân, học dân” thể hiện yêu cầu về thái độ

ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp trong quan hệ với nhân
dân. “Phục vụ dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân” là mục tiêu,
nhiệm vụ hàng đầu của công tác tư pháp. Cụ thể là:
- Nắm vững quan điểm vì dân, tơn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân.
- Quán triệt đường lối dân vận của Đảng; dựa vào dân, sát với dân, xây dựng
niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân đối với công tác tư pháp, nhất là công tác thi
hành án dân sự.
- Tích cực góp phần xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật vì nhân dân,
phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, phát huy phong tục, tập quán, bản sắc
văn hóa pháp lý tốt đẹp của dân tộc.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp
luật.
- Tích cực xây dựng nền tư pháp vì dân, phát huy vai trị của các chức danh tư
pháp, tạo cơ chế pháp lý đầy đủ, thuận tiện, hữu hiệu để nhân dân sử dụng bảo vệ


quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Khách quan, cơng tâm khi thực hiện công tác tư pháp; kiên quyết đấu tranh
với mọi hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Về chuẩn mực thứ ba: Với công tác tư pháp - Trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo,
kỷ cương, phụng cơng, thủ pháp, chí cơng vơ tư.
Chuẩn mực này nhấn mạnh yêu cầu về nguyên tắc, phương pháp thực hiện
công tác tư pháp với nhiều đặc trưng so với các hoạt động quản lý nhà nước khác đó
là: Có phạm vi rộng, tính chất phức tạp, thể hiện từ việc tham gia hoạch định chính
sách, xây dựng, hoàn thiện pháp luật, tạo lập hành lang pháp lý, đến tham mưu áp
dụng pháp luật, trực tiếp thi hành pháp luật và thực hiện các hoạt động chun mơn
có tính tác nghiệp; từ tham gia bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích của Nhà nước, lợi ích
của xã hội, đến trực tiếp phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân. Vì vậy, cán bộ, cơng
chức, viên chức ngành Tư pháp phải luôn tận tâm, tận lực, bền bỉ, kiên trì, khơng

qua loa, đại khái; tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối hợp, ủng hộ của
các cấp, các ngành và nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ. Cụ thể là:
- Làm tròn nhiệm vụ, trung thực trong cơng tác; hết lịng, hết sức với cơng
việc; khơng quản ngại khó khăn, gian khổ.
- Khơng ngừng học tập, nâng cao nhận thức chính trị - pháp lý, thành thạo kỹ
năng nghề nghiệp.
- Có tư duy, quan điểm thực tiễn, khơng pháp lý thuần túy; vì lợi ích chung,
lợi ích của nhân dân để góp phần giải quyết triệt để những vấn đề bức xúc của đời
sống kinh tế - xã hội, bảo đảm thực thi quyền tự do dân chủ của công dân.
- Kiên định đường lối đổi mới của Đảng; chủ động, dám nghĩ, dám làm, dám
chịu trách nhiệm; ln tìm tịi, phát hiện cái mới, cách thức mới để thực hiện tốt hơn
công tác tư pháp.
- Giữ nghiêm kỷ cương phép nước; lấy pháp luật làm chuẩn mực để xử lý công
việc.
- Khách quan, công tâm; không nể nang, né tránh, bao che trong thực hiện
công tác tư pháp.
- Thẳng thắn đấu tranh bảo vệ lẽ phải, lẽ công bằng.


Về chuẩn mực thứ tư: Với đồng nghiệp - Đoàn kết, thân ái, hợp tác, cùng tiến
bộ.
- Chân thành, xây dựng tập thể đoàn kết, thống nhất, vững mạnh, hoàn thành
nhiệm vụ; khơng có tư tưởng, biểu hiện cục bộ, chia rẽ, bè phái, tranh công đổ lỗi,
đùn đẩy trách nhiệm.
- Trung thực, thẳng thắn, có tinh thần xây dựng, có tình đồng chí thương u,
gần gũi, bảo vệ uy tín, danh dự của đồng nghiệp.
- Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm; quan tâm dìu dắt, giúp đỡ nhau làm tròn nhiệm
vụ.
5. Về chuẩn mực thứ năm: Với bản thân - Nêu gương cần, kiệm, liêm, chính,
thượng tơn pháp luật.

Đây là phẩm chất tiêu biểu, yêu cầu tự thân mà hơn ai hết, cán bộ, công chức,
viên chức ngành Tư pháp phải thực hiện, nêu gương. Cụ thể là:
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trước hết là học tập
quan điểm nhân dân; chính sách đại đoàn kết; phương pháp làm việc thực tế, khơng
giáo điều; phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính”.
- Hết lịng phục vụ lợi ích chung, lợi ích của tập thể; chống tư tưởng thực
dụng, cơ hội, lợi ích cá nhân, phe nhóm.
- Thường xun giữ gìn, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tư cách, lối sống; thể
hiện tính chuẩn mực, nghiêm minh, công bằng của pháp luật.
- Là tấm gương tôn trọng, chấp hành pháp luật trong công việc cũng như trong
sinh hoạt cộng đồng.
- Không cửa quyền, hách dịch, hạch sách, tham nhũng.
2.2. Hiểu rõ các yêu cầu và các kỹ năng cần thiết của các công việc của
một hoặc một số vị trí nghề nghiệp theo định hướng nghề nghiệp của mình
trong tương lai
Trong số các cơng việc của cán bộ Tư pháp – hộ tịch xã, có mảng cơng việc về
giải quyết các thủ tục hành chính cho nhân dân thuộc về Tư pháp – Hộ tịch tại bộ
phận một cửa như: Đăng ký khai sinh, khai tử; đăng ký kết hơn; cấp giấy xác nhận
tình trạng hôn nhân; chứng thực hợp đồng giao dịch; chứng thực chữ ký, điểm chỉ;


chứng thực bản sao từ bản chính, tham mưu tổ chức các vụ việc hòa giải… Cụ thể
như việc chứng thực các bản sao căn cước công dân, sổ hộ khẩu, các di chúc, xác
nhận một số loại hợp đồng,….
2.2.1 Phân tích các u cầu cần thiết của các cơng việc của một hoặc một số
vị trí nghề nghiệp theo định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai.
Vị trí cán bộ thường trực giải quyết các thủ tục Tư pháp – Hộ tịch tại bộ phận
Một cửa hầu hết việc công chứng, chứng thực các giấy tờ đều phải là các loại mà
giấy tờ gốc do Nhà nước cấp cho cơng dân. Bên cạnh đó cịn giải quyết cách thủ tục
khác, vừa tiến hành giải quyết theo quy định pháp luật, vừa hướng dẫn người dân bổ

sung các giấy tờ cịn thiếu hoặc chưa thống nhất thơng tin hoặc giải đáp các băn
khoăn, thắc mắc của người dân về các thủ tục này, do đó, cơng việc này cần u cầu
về chun mơn như sau :
- Trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.
Với bằng cử nhân luật sau khi tốt nghiệp, tơi hồn tồn có thể đáp ứng điều kiện
này. Tuy nhiên, để đáp ứng đủ yêu cầu chuyên môn, tôi cần phải được bồi dưỡng
nghiệp vụ hộ tịch. Hiện pháp luật không quy định cụ thể một cơ quan nào về bồi
dưỡng nghiệp vụ này mang tính bắt buộc để những người có nguyện vọng làm cán
bộ tư pháp- hộ tịch học mà tùy từng địa phương sẽ cho phép các cơ sở bồi dưỡng
khác nhau hoạt động. Tại đơn vị thực tập , tỉnh Bắc Giang thường tổ chức các lớp
bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch hằng năm. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch
cho cơng chức làm công tác hộ tịch cấp xã và cấp huyện thường gồm 10 chuyên đề,
được tổ chức trong thời gian 06 ngày. Ngồi ra, chương trình bồi dưỡng cịn dành
thời gian để học viên và giảng viên cùng thực hành tình huống, tọa đàm, trao đổi,
chia sẻ kinh nghiệm về những khó khăn, vướng mắc, giải pháp thực hiện trong thực
tiễn đăng ký, quản lý hộ tịch ở các địa phương. Giảng viên tham gia giảng dạy cho
lớp học đều là các chuyên gia đầu ngành về công tác hộ tịch của Bộ Tư pháp. Với
nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng đã được thẩm định và đội ngũ giảng viên
tham gia giảng dạy có kiến thức, có năng lực và kinh nghiệm thực tế, các đồng chí
tham gia lớp học sẽ tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm để phục vụ cho
công việc hàng ngày.


- Chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc. Tại
phường Tiền An , Công chức tư pháp – hộ tịch phải đáp ứng điều kiện về chứng chỉ
sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ
bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của
Bộ Thông tin và truyền thông. Đây cũng là yêu cầu về công nghệ thông tin rất cơ
bản với xã hội hiện nay, và cũng rất cần thiết cho quá trình chuyển đổi sang giải
quyết công việc và quản lý hồ sơ sẽ tiến tới hoàn toàn thực hiện trực tuyến.

Từ những yêu cầu này, có thể khẳng định u cầu chun mơn nghiệp vụ đối
với vị trí tại bộ phận Một cửa của vị trí này khơng q phức tạp, và với kiến thức
chun mơn được bồi dưỡng thường xun nên có thể đảm bảo người đi làm đã
được trang bị những kiến thức cập nhật. Yêu cầu này bản thân có thể đáp ứng ngay
sau khi tốt nghiệp và thực tế khi làm việc tại UBND phường Tiền An, tôi thấy phạm
vi giải quyết các vấn đề Tư pháp – hộ tịch ở xã khơng q phức tạp, do đó địi hỏi
u cầu chuyên môn ở mức cơ bản cũng là điều dễ hiểu.
2.2.2 Nêu và phân tích các kỹ năng cần thiết của các vị trí cơng việc của
một hoặc một số vị trí nghề nghiệp theo định hướng nghề nghiệp của mình
trong tương lai.
Vị trí cán bộ thường trực giải quyết các thủ tục Tư pháp – hộ tịch tại bộ phận
Một cửa cần yêu cầu về kỹ năng như sau:
- Kỹ năng giao tiếp tốt là một kỹ năng vô cùng quan trọng với vị trí này. Bởi
đây là cơng việc phải tiếp xức thường xuyên tốt với nhân dân, mà nhiều người trong
đó khá hạn chế về kiến thức pháp luật nên người cán bộ ở vị trí này cần khéo léo
trong giao tiếp, tạo được thiện cảm với người dân để hướng dẫn họ hoàn thành đúng
hồ sơ cần có để giải quyết các cơng việc, để họ nắm được quy trình yêu cầu và nhận
kết quả các yêu cầu của mình, tránh việc hiểu lầm, mơ hồ dẫn đến việc thắc mắc
nhiều lần hoặc mất nhiều thời gian để giải thích cho họ. Bên cạnh đó, kỹ năng giao
tiếp tốt cũng giúp người dân thoải mái chia sẻ, nâng có niềm tin của người dân, uy
tín của cơ quan nhà nước, từ đó việc giải quyết cơng việc sẽ thuận lợi hơn. Điều này
cũng đảm bảo yêu cầu về năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực
hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà


nước theo điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP .
- Kỹ năng tin học là kỹ năng quan trọng đầu tiên đối với một cán bộ Tư pháp –
hộ tịch hiện nay. Hoạt động của công chức tư pháp – hộ tịch xã chính là hoạt động
cung ứng dịch vụ hành chính cơng, việc sử dụng máy tính để lưu trữ hồ sơ dữ liệu, sử
dụng dữ liệu để xử lý cơng việc là thao tác mà mỗi ngày vị trí này phải thực hiện.

Việc sử dụng thành thạo tin học văn phịng cịn giúp bảo đảm bảo mật thơng tin của
mọi người dân một cách tối ưu, tránh việc rò rỉ dữ liệu sẽ gây ra nguy cơ lượng dữ
liệu này bị sử dụng sai mục đích dễ gây phiền hà hoặc tăng nguy cơ lừa đảo người
dân.
- Kỹ năng xử lý tình huống: Bởi mỗi yêu cầu của người dân về cùng một thủ
tục đôi khi phát sinh các vấn đề khác nhau. Kỹ năng này là thực sự cần thiết, nhất là
với công chức mới về công tác vì có các tình huống phát sinh khiến cơng việc
khơng thể tiến hành như bình thường vẫn làm, các tình huống phát sinh đời sống
nhân dân phong phú khiến các yêu cầu về tư pháp – hộ tịch cũng đa dạng, đơi khi là
những tình huống mà căn cứ pháp luật để giải quyết cịn chưa rõ ràng, có thể khiến
người cơng chức bối rối,… Vì vậy, kỹ năng bình tĩnh và linh hoạt trong xử lý tình
huống là rất cần thiết.
- Kỹ năng đọc và xử lý hồ sơ: đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với
một vị trí thiên nhiều đến tiếp nhận và giải quyết hồ sơ như công chức Tư pháp – hộ
tịch. Bởi việc đọc rất nhiều dữ liệu trong rất nhiều hồ sơ, đủ sự tỉnh táo để kiểm tra
tính đầy đủ, hợp pháp của một khối lượng lớn này đối với những người không
chuyên là không hề dễ dàng. Nếu khơng có kỹ năng này, người cán bộ sẽ dễ cảm
thấy phức tạp, khó để nhớ và phân tích chính xác dữ liệu vừa tiếp nhận, dẫn đến
không thể giải quyết nhanh chóng và chính xác cơng việc.
2.3. Đánh giá sự phù hợp của cơng việc đó với khả năng của bản thân, từ
đó có định hướng đúng đắn cho nghề nghiệp tương lai của mình
2.3.1 Đánh giá sự phù hợp của năng lực bản thân với các công việc được
giao
Khi được giao thực hiện các công việc liên quan đến Tư pháp – hộ tịch tại bộ
phận Một cửa, tôi tự đánh giá được năng lực của bản thân so với công việc này như


sau:
Trong quá thực hiện các công việc được giao, tôi đã dần độc lập trong cơng
việc và có thể xử lý công việc độc lập một cách hiệu quả. Các công việc được giao

bản thân đều tiếp nhận và giải quyết được vì các cơng việc này đều phù hợp với
trình độ chun mơn và khả năng tiếp thu của tôi. Các công việc với mức độ chuyên
môn vừa phải, lại nhận được sự hướng dẫn từ cán bộ hướng dẫn giúp tơi có thể vận
dụng kiến thức có được vào giải quyết cơng việc, lý giải được trình tự giải quyết để
hiểu rõ ràng bản chất của quy trình, khiến tơi cảm thấy mình được học hỏi rất nhiều
và rất phù hợp với thế mạnh và năng lực tiếp thu của bản thân. Chất lượng giải
quyết công việc của mình, tơi cảm thấy khá hài lịng vì tất cả các công việc mà bản
thân tiếp nhận đều đã được giải quyết cho công dân, cho các đồng nghiệp và đồn
thể khác. Tơi cảm thấy bản thân có năng lực vận dụng các kiến thức sẵn có vào các
cơng việc được giao. Với thế mạnh về nền tảng công việc về chuyên ngành pháp
luật quy trình và nền tảng lý luận pháp luật để thực hiện công việc bản thân đã được
học trên lớp và có sự hướng dẫn, hỗ trợ kiến thức của giảng viên hướng dẫn, do đó,
tơi đã có sự chủ động về kiến thức chun mơn nên khi được cán bộ hướng dẫn
phân cơng mình quan sát quy trình làm việc để sau đó trực tiếp thực hiện công việc,
tôi đã tiếp thu khá nhanh. Tôi thấy bản thân là người cầu tiến, ham học hỏi và chịu
khó lắng nghe, tiếp thu, do đó, tơi đã chủ động trong việc đưa ra băn khoăn, thắc
mắc hoặc nhờ sự hỗ trợ của những người xung quanh khi giải quyết các cơng việc.
Bên cạnh đó, bản thân tơi lại là người tỉ mỉ, cẩn thận. Điều này khiến tơi các cơng
việc tơi thực hiện một cách chính xác và nhận được sự tin tưởng từ người khác, từ
cấp trên là giao việc cho tôi sẽ hạn chế được việc xảy ra sai sót. Với đặc thù giới
tính là nam, do đó, tơi có nhiều thời gian giải quyết công việc hơn, áp lực cân bằng
giữa công việc và cuộc sống không lớn bằng các công chức nữ.
Tuy nhiên,năng lực của bản thân hiện tại khi giải quyết các công việc ở một số
mặt khiến tôi cảm thấy chưa hài lòng và chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Tơi cịn lúng túng trong trả lời các băn khoăn của công dân, việc chưa đủ các kiến
thức chuyên môn cần thiết và sự linh hoạt trong vận dụng kiến thức khiến một số
công việc thực hiện chậm so với các thao tác được thực hiện bởi cán bộ hướng dẫn,


khiến thời gian giải quyết công việc kéo dài, ứ trệ, ảnh hưởng đến những công việc

khác.
Việc sắp xếp công việc một cách khoa học của bản thân còn nhiều hạn chế
khiến các giấy tờ được tiếp nhận và phải lưu trữ chưa được sắp xếp đúng quy trình,
đúng chuẩn và khoa học. Điều này xuất phát từ hạn chế về năng lực của bản thân
hiện tại như : Tôi thấy bản thân chuẩn bị cịn chưa hồn tồn đủ các kiến thức pháp
luật, do vẫn còn đang trong quá trình học tập, kiến thức để áp dụng thực tế về quy
trình, thủ tục cịn nhiều hạn chế bởi thời gian cũng như kinh nghiệm thực tập hiện
tại chưa có nhiều, chưa đủ chín chắn và thuần thục. Một số lần tiếp xúc với một yêu
cầu công việc mới, tôi cịn bị động về quy trình thực hiện thủ tục và phải nhờ đến sự
hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn do chưa biết chi tiết việc thực hiện thủ tục đó như
thế nào. Điều này khiến tơi có chút bị động khi phải giải quyết các thủ tục mới. Dù
là người ham học hỏi nhưng lại chưa thực sự chủ động trong tìm hiểu mà hiện vẫn
cịn đang có chút phụ thuộc nhiều vào sự hướng dẫn, hỗ trợ kiến thức từ người
khác, nhiều khi chưa thực sự linh hoạt khi gặp loại trường hợp các vấn đề phát sinh
trong giải quyết các hồ sơ.
2.3.2 Phân tích những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện các công việc
của vị trí nghề nghiệp và hướng khắc phục
* Thuận lợi:
Trong thời thực tập tại UBND phường Tiền An, với sự dìu dắt, chỉ bảo, hướng
dẫn tận tình của cán bộ hướng dẫn thực tập và các cán bộ tại đơn vị thực tập, tôi đã
được trang bị những kiến thức cơ bản về lý luận văn hóa, cũng như tích lũy được
nhiều kinh nghiệm quý báu trong hoạt động nghiệp vụ cơng tác của cơng việc mình
đã lựa chọn thực tập. Trước khi đăng kí thực tập, đã được thầy cơ hướng dẫn sơ qua
về q trình thực tập, dặn dị về những kỹ năng giao tiếp, ứng xử nơi công sở để có
thể hịa nhập một cách nhanh chóng vào môi trường mới.
Về chuyên môn: Các công việc tôi được thực hiện trong thời gian thực tập có
khối lượng vừa phải, bên cạnh các công việc đúng với chuyên môn Tư pháp – hộ
tịch mà tôi theo học và định hướng nghề nghiệp, tơi cịn được tiếp cận với các kiến
thức pháp luật về hành chính, hiến pháp, tố tụng, thi hành án,…Đây là những kiến



thức vô cùng quý giá với tôi, giúp tôi thêm hiểu biết và là những kiến thức hỗ trợ
cho việc giải quyết cơng việc của vị trí này. Yếu tố chun mơn trong các cơng việc
là vừa phải, khơng địi hỏi tư duy quá phức tạp, và được tăng dần theo thời gian,
mới đầu là làm quen, tiếp cận các quy trình tiếp dân và đọc các kiến thức sẽ vận
dụng để giải quyết công việc, sau là hỗ trợ cán bộ hướng dẫn thực hiện cơng việc và
sau đó nữa là trực tiếp thực hiện công việc dưới sự hỗ trợ của cán bộ hướng dẫn.
Về kỹ năng: Qua các công việc được thực hiện, bên cạnh các kỹ năng để đáp
ứng yêu cầu công việc như kỹ năng tin học, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình
huống được tơi luyện theo thời gian, tơi cịn được học những kỹ năng tưởng rất nhỏ
nhặt nhưng vô cùng cần thiết như : bảo quản và sử dụng con dấu, quản lý hồ sơ, gửi
công văn,…. Đây đều là những kỹ năng cần thiết cho mọi công việc, được nâng cao
dần theo thời gian, cán bộ hướng dẫn cũng tận tình chỉ bảo để tơi có thể biết và có
được các kỹ năng này, việc áp dụng các kỹ năng trong giải quyết công việc đã ngày
càng được nâng cao.
Từ những nhận xét, ý kiến đóng góp chân thành thẳng thắn của các cán bộ
trong đơn vị thực tập mỗi khi gặp khó khăn hay làm chưa đúng, chưa chuẩn, những
thiếu sót trong ý tưởng đã giúp kỹ năng làm việc của tôi tiến bộ hơn rất nhiều.
Trong quá trình thực tập tơi cũng học hỏi được rất nhiều từ cách giao tiếp, cư
xử với công dân, đồng nghiệp, với cấp trên,... Đặc biệt mở mang, học hỏi được
thêm nhiều điều từ những kinh nghiệm quản lý trên thực tế của các anh chị đi trước.
Các cô chú, anh chị tại Bộ phận một cửa tập đã quan tâm, giúp đỡ tơi tận tình
trong mọi trường hợp, chỉ cho những lời khuyên đúng đắn và chỉ dạy tôi trong việc
đi thực tế cơ sở thu thập thông tin, vận dụng những kiến thức đã được học, từ đó có
những so sánh, đối chiếu giữa những kiến thức lý thuyết và thực tiễn; Giúp tơi có
những hình dung ban đần về cơng việc mình sẽ làm sau này, hình thành nên những
kinh nghiệm phục vụ cho cơng việc của mình trong tương lai.
Nơi làm việc có cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi, hiện đại nên tơi có thể hồn
thành cơng việc một cách thuận lợi và hiệu quả hơn.
Những điều thuận lợi ở trên đã giúp cho tôi có thể hịa nhập vào mơi trường

làm việc mới nhanh hơn, biết làm việc một cách khoa học hợp lý hơn. Đó là những


điều tôi cần cố gắng hơn nữa để ngày càng hồn thiện, có thể tích lũy thêm được
nhiều kinh nghiệm và sự hiểu biết, rất có ích cho cơng việc của tơi sau này.
* Khó khăn:
Với kinh nghiệm ít ỏi và tuổi đời cịn rất trẻ, vốn sống khơng nhiều nên trong
q trình thực tập tơi đã gặp phải một số khó khăn, sai sót cũng như thấy được sự
thiếu kinh nghiệm và kiến thức thực tế của mình.
Do bản thân tơi có nhược điểm thiếu tự tin khi thuyết trình trước đám đơng
nên gặp khó khăn trong việc giao tiếp với cơng dân hoặc trình bày các nọi dung khi
tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Kỹ năng tin học bản thân tôi cần
trau dồi thêm.
Khối lượng công việc tại phường Tiền An rất nhiều, thậm chí đơi khi bị q tải
do đây là địa bàn có dân cư đơng, phức tạp và nhiều dân nhập cư từ nơi khác đến cho
nên việc quản lý tư pháp, hộ tịch của cán bộ chun mơn phường nói riêng và các bộ
phận chun mơn khác nói chung rất nặng nề và áp lực. Công dân đôi khi không hiểu
và thông cảm cho công chức yêu cầu phải giải quyết cơng việc ngay, hoặc địi hỏi các
vấn đề vơ lý như khi thiếu hồ sơ nhưng vẫn yêu cầu phải giải quyết mà khơng nghe
cán bộ giải thích và quy chụp cho là cơng chức u sách, gây khó khăn.
* Các biện pháp khắc phục:
Tuy vậy, tôi vẫn cần khắc phục các nhược điểm bằng cách trau dồi các kỹ
năng tin học và công nghệ thông tin để thực hiện việc chứng thực điện tử và dịch vụ
công mức độ 3,4.
Cần học hỏi thêm các kỹ năng mềm để xử lý các tình huống khi tiếp cơng dân. .
Ln lắng nghe và kiên nhẫn giải thích cho cơng dân hiểu những quy định của pháp
luật, về những giấy tờ cần thiết để thực hiện các thủ tục Tư pháp – hộ tịch.
Cần thường xuyên trau dồi kiến thức, nghiệp vụ cũng như cập nhật các văn
bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực Tư pháp hộ tịch.
2.3.3 Định hướng trau dồi năng lực bản thân để thực hiện tốt các cơng

việc của vị trí nghề nghiệp.
Để thực hiện tốt các công việc tại bộ phận Một cửa, tôi thấy bản thân cần
được trau dồi theo định hướng sau :


Thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật để nâng cao năng lực và nghiệp
vụ đăng ký hộ tịch; tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Ủy
ban nhân dân hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tổ chức;
Rèn luyện cho mình sự tự tin, tự giác để sau này khi làm việc có thể chủ động
báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp phối hợp với cơ quan, tổ chức kiểm
tra, xác minh về thông tin hộ tịch; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp
thông tin để xác minh khi đăng ký hộ tịch; phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp
cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư.
Sau khi về trường và cả khi ra trường công tác, tôi cần chăm chỉ, chủ động
hơn nữa trong học tập kiến thức, từ đó mới có đủ nền tảng hiểu biết và tự tin để
giải quyết công việc. Luôn lắng nghe và kiên nhẫn giải thích cho cơng dân hiểu
những quy định của pháp luật, về những giấy tờ cần thiết để thực hiện các thủ
tục Tư pháp – hộ tịch.
Tìm hiểu kĩ càng quy định về quy trình, thủ tục giải quyết các công việc tại bộ
phận này. Với đặc thù công việc thiên về thực hiện thủ tục là chính, tơi cần nắm rõ
và đúng các trình tự, thủ tục và quy tắc trong tiếp dân, cải cách thủ tục hành chính,
quy định về giải quyết cơng việc nhằm đảm bảo việc giải quyết yêu cầu của công
dân không vi phạm pháp luật, tránh những tranh chấp, khiếu nại sau này có thể xảy
ra.
Cần nắm vững các quy định của pháp luật, thường xuyên nghiên cứu, cập
nhật những quy định mới của pháp luật, đồng thời yêu cầu về kinh nghiệm thực
tiễn nghiệp vụ cũng là yếu tố quan trọng địi hỏi một luật sư phải khơng ngừng
học hỏi và trau dồi kinh nghiệm thực tiễn.
Trong thời gian tới và sau khi về công tác, tôi cần tích cực nâng cao kỹ năng

tin học để đáp ứng các cơng việc về số số hóa dữ liệu dân cư, là một mảng công
việc rất quan trọng với người cán bộ tư pháp – hộ tịch hiện nay, cũng là để giải
quyết các công việc được rõ ràng, khoa học và chuẩn xác hơn.
Bên cạnh đó, tơi cần rèn luyện cho mình sự bản lĩnh, tự tin để chủ động trong
việc đưa ra ý kiến, đề xuất với cấp trên điều tiết lượng công việc hợp lý. Những



×