Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT CÂY LƯƠNG THỰC CHỦ LỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.04 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG - LÂM BẮC GIANG

NGUYỄN HẢI BẰNG

CHUYÊN ĐỀ
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT TRONG SẢN XUẤT CÂY LƯƠNG THỰC CHỦ LỰC
CỦA VÙNG CHỢ GẠO, TIỀN GIANG

Ngành: Khoa học cây trồng
Mã ngành: 8620110

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN VĂN VƯỢNG

Bắc Giang, năm 2023


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

MỤC LỤC ........................................................................................................................... i
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................... iv
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của chuyên đề ........................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu của chuyên đề ................................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 2
1.3. Nội dung của chuyên đề ............................................................................................... 2


Phần 2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc áp dụng các TBKT trong trồng trọt ............... 3
2.1. Cơ sở khoa học của vệc áp dụng các TBKT trong trồng trọt ......................................... 3
2.2. Cơ sở thực tiễn của vệc áp dụng các TBKT trong trồng trọt .......................................... 3
Phần 3. Phương pháp thu thập số liệu để thực hiện chuyên đề ............................................. 5
3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................... 5
3.2. Phương pháp điều tra bổ sung tại cơ sở ......................................................................... 5
3.3. Các phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 5
Phần 1. Kết quả thực hiện.................................................................................................... 7
4.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Chợ Gạo ........................................................ 7
4.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................................. 7
4.1.2 Diện tích tự nhiên và dân số........................................................................................ 8
4.1.3 Đặc điểm khí hậu thời tiết huyện................................................................................. 8
4.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Chợ Gạo ................................................ 9
4.1.5. Tình hình sử dụng đất của huyện Chợ Gạo .............................................................. 10
4.2. Thực trạng sản xuất cây lương thực của địa phương ................................................... 11
4.2.1 Thực trạng sản xuất lương thực ................................................................................ 11
4.2.2 Phân tích ma trận SWOT .......................................................................................... 12
4.2.2.1 Liên kết các điểm mạnh và cơ hội (S + O).............................................................. 14
4.2.2.2 Liên kết các điểm mạnh và thách thức (S + T)........................................................ 16
4.2.2.3 Liên kết các điểm yếu với cơ hội (W + O) .............................................................. 17
4.2.2.4 Liên kết các điểm yếu với thách thức (W + T) ........................................................ 17
4.3. Thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cây lương thực chủ lực của
vùng .................................................................................................................................. 17
4.3.1 Điểm mạnh ............................................................................................................... 19
4.3.2 Điểm tồn tại.............................................................................................................. 20
i


4.3.3 Giải pháp khắc phục ................................................................................................. 21
4.4. Kết quả điều tra nông dân trên địa bàn huyện Chợ Gạo ............................................... 22

4.4.1 Thông tin chung về các hộ điều tra ........................................................................... 22
4.4.2. Tình hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa ........................................ 26
4.4.3. Mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa ........................................... 26
4.4.4. Hiệu quả của nông hộ sản xuất ................................................................................ 27
4.5 Ảnh hưởng của các nhân tố thị trường đến sản xuất lúa .............................................. 30
4.5.1 Nhân tố thị trường đầu vào ....................................................................................... 30
4.5.1.1 Thuận lợi: .............................................................................................................. 31
4.5.1.2 Khó khăn ............................................................................................................... 31
4.5.2 Nhân tố đầu ra sản phẩm.......................................................................................... 31
4.6 Ý kiến các hộ nông dân về giải pháp phát triển bền vững nâng cao hiêu quả kinh tế
trong sản xuất lúa ............................................................................................................. 32
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ............................................................................................ 34
5.1 Kết luận:...................................................................................................................... 34
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................... 34
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 35
Phụ lục 1 ........................................................................................................................... 36
PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ ......................................................................................... 36
DANH SÁCH HỘ ĐIỀU TRA .......................................................................................... 40

ii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Điều kiện khí hậu thời tiết huyện Chợ Gạo năm 2022 .......................................... 8
Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế huyện Chợ Gạo giai đoạn 2020 - 2022 ......................................... 9
Bảng 4.3. Giá trị sản xuất các ngành của huyện Chợ Gạo giai đoạn 2020 - 2022.................. 9
Bảng 4.4. Diện tích các nhóm và loại đất của huyện Chợ Gạo ........................................... 10
Bảng 4.5. Diện tích các nhóm và loại đất của huyện Chợ Gạo (tt)...................................... 11
Bảng 4.6. Cơ cấu cây trồng huyện Chợ Gạo năm 2022 ...................................................... 12
Bảng 4.7. Bảng phân tích SWOT ....................................................................................... 14

Bảng 4.8. Thống kê diện tích áp dụng biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa của các xã thuộc
huyện Chợ Gạo năm 2022 ................................................................................................. 18
Bảng 4.9. Phân bố giới tính các hộ điều tra ........................................................................ 22
Bảng 4.10. Độ tuổi người trả lời phỏng vấn của các hộ điều tra ......................................... 23
Bảng 4.11. Trình độ văn hóa của các hộ điều tra................................................................ 23
Bảng 4.12. Phân bố lao động của các hộ điều tra ............................................................... 24
Bảng 4.14. Phân bố diện tích đất nơng nghiệp ................................................................... 25
Bảng 4.15. Phân bố diện tích sản xuất lúa ......................................................................... 25
Bảng 4.16. Kinh nghiệm sản xuất trồng lúa của các hộ điều tra ......................................... 26
Bảng 4.17. Thống kê lượng giống gieo sạ của các hộ điều tra ............................................ 26
Bảng 4.18. Thống kê chi phí sản xuất của các hộ điều tra .................................................. 27
Bảng 4.19. Thống kê năng suất của các hộ điều tra ............................................................ 28
Bảng 4.20. Thống kê giá bán lúa của các hộ điều tra.......................................................... 28
Bảng 4.21. Thống kê doanh thu/ha của các hộ điều tra ...................................................... 29
Bảng 4.22. Thống kê lợi nhuận từ sản xuất lúa của các hộ điều tra .................................... 29
Bảng 4.23. Ảnh hưởng nhân tố đầu vào ............................................................................. 30
Bảng 4.24. Ảnh hưởng của nhân tố đầu ra sản phẩm.......................................................... 32

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

BVTV

Bảo vệ thực vật


KHKT

Khoa học kỹ thuật

NST

Ngày sau trồng

(0C)

Độ C

DTTN

Diện tích tự nhiên

PH

Độ PH của đất

TT

Thứ tự

EC

Độ dẫn điện của đất

SWOT


Strengths – Weaknesses – Oportunities – Threats
(Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức)

BPKT

Biện pháp kỹ thuật

3G3T

Ba giảm, ba tăng

1P5G

Một phải, năm giảm

iv


Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Nhằm giúp học viên tiếp cận với các cơ quan quản lý và các cơ sở sản xuất
để hiểu được các biện pháp kỹ thuật đang được áp dụng với cây lương thực, cây
ăn quả chủ lực trong thực tiễn của địa phương, để học viên kiểm chứng được các
vấn đề đang được áp dụng từ thực tiễn so với kiến thức được học ở trường trong
chương trình đào tạo Thạc sỹ ngành Khoa học cây trồng theo định hướng ứng
dụng.
Việc thực hiện chuyên đề của học viên trong chương trình đào tạo Thạc sỹ
ngành Khoa học cây trồng theo định hướng ứng dụng là rất cần thiết nhằm khẳng
định cho công tác tổ chức đào tạo là một công việc địi hỏi sự sáng tạo nhằm làm

cho chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn. Không thể đạt tới hiệu quả cao
nếu việc quản lý như một dây chuyền sản xuất, theo một thiết kế, quy trình có
sẵn.
Trong những năm gần đây diện tích canh tác lúa của huyện Chợ Gạo, tỉnh
Tiền Giang đã giảm nhiều do nhiều nguyên nhân: năng suất lúa thấp, giá lúa tăng
không cao qua các năm, chi phí vật tư ngày càng tăng cao, người dân chuyển đổi
cây trồng từ canh tác lúa sang trồng cây khác như: rau, cây ăn trái,…. Trong đó,
việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trên lúa chưa được nông dân áp dụng đồng bộ
và rộng rãi.
Để đảm bảo diện tích gieo sạ tốt, năng suất ổn định thì huyện cần có một
kế hoạch chi tiết, định hướng quy hoạch cụ thể cây trồng phù hợp theo từng khu
vực. Bên cạnh đó cũng cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật định
hướng phát triển ổn định và bền vững. Trong đó yếu tố cải tiến và áp dụng các
tiến bộ kỹ thuật trong canh tác lúa phải được ưu tiên đi đầu và gắng với đầu ra ổn
định, cạnh tranh về chất lượng và giá cả để đảm bảo thu nhập cho người trồng
lúa.
Gắng liền với thực tế đào tạo Thạc sĩ ngành Khoa học cây trồng thì việc
nhìn nhận đánh giá lại các biện pháp kỹ thuật hiện tại đang có và mức độ áp dụng
của bà con như thế nào, đã và đang đem lại kết quả ra sao thì chuyên đề “Đánh
giá thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cây lương
thực chủ lực của vùng Chợ Gạo, Tiền Giang” là rất cần thiết, góp phần giữ
vững diện tích trồng, hướng tới tiềm năng phát triển, sản xuất lúa theo tiêu
chuẩn: VietGAP, Global GAP ổn định cuộc sống của người trồng lúa, nâng cao
thương hiệu gạo Việt trên trường thế giới. Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến

1


cáo cho các ban ngành liên quan nhằm góp phần phát triển cây lương thực cho
địa phương của mình.

1.2. Mục tiêu của chuyên đề
Hiểu và vận dụng được các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp
Phân tích được số liệu về thực trạng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản
xuất cây lương thực của địa phương
Nắm được bố cục và viết được bài luận về các tiến bộ kỹ thuật đang được
áp dụng trong sản xuất cây lương thực của địa phương
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp trong kỹ thuật sản xuất cây
lương thực chủ lực của vùng Chợ Gạo, Tiền Giang
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu và vận dụng được các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ
cấp của địa phương.
Phân tích được số liệu về thực trạng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản
xuất cây lương thực tại huyện Chợ Gạo.
Tổng hợp phân tích đánh giá về hiện trạng việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và
những thuận lợi, khó khăn trong trồng lúa tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang;
tạo cơ sở đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả trồng lúa trên địa bàn huyện
Chợ Gạo nói riêng và trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nói chung.
1.3. Nội dung của chuyên đề
Đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp trong kỹ thuật sản xuất cây
lương thực chủ lực của vùng Chợ Gạo, Tiền Giang gồm:
-

Giảm lượng giống trong gieo sạ.

-

Áp dụng 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất lúa.

-


Áp dụng quy trình 1phải, 5 giảm trong sản xuất lúa.

-

Thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất lúa.

2


Phần 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ÁP DỤNG
CÁC TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG TRỒNG TRỌT
2.1. Cơ sở khoa học của vệc áp dụng các TBKT trong trồng trọt
Thực hiện Kế hoạch số 1647/KH-UBND ngày 01/6/2022 về việc Phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiệu quả gắn với tái cơ cấu ngành nông
nghiệp và thích ứng biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2025. Hiện nay, huyện
Chợ Gạo đang triển khai thực hiện Đề án phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ
cao trên cây lúa từng bước thay đổi tập quán sản xuất, hỗ trợ nông dân áp dụng các
biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất góp phần giảm chi phí, tăng năng suất và
mang lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích nhằm góp phần phát triển
kinh tế - xã hội tại địa phương. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng bao gồm:
- Ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất: Ứng dụng máy phun đeo
vai, máy phun tự hành, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp và thu rơm bằng
máy cuộn rơm,...
- Sử dụng giống lúa chất lượng cao và đạt tiêu chuẩn cấp xác nhận (hoặc
nguyên chủng đối với sản xuất lúa giống). Lượng lúa giống sử dụng 80 - 100
kg/ha đối với lúa sạ và 50 - 60 kg/ha đối với lúa cấy.
- Canh tác theo quy trình “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”, phân ure
chậm tan, phân hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch,…;

thay đổi tập quán canh tác của người dân theo hướng sản phẩm sạch, sản phẩm
hữu cơ; áp dụng thu hoạch đúng kỹ thuật (thời gian thu hoạch, thời điểm rút
nước,…).
- Thực hiện quản lý nước theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, tưới
ngập khô xen kẽ, rút nước giữa vụ,…

2.2. Cơ sở thực tiễn của vệc áp dụng các TBKT trong trồng trọt
Thực hiện 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Tỉnh ủy về phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn
2021-2025, Ban chấp hành Đảng bộ huyện xây dựng Chương trình hành động số
15-CTr/HU ngày 05/4/2022 về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày
14/4/2021 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn
với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025; thực hiện Quyết định số

3


9464/QĐ-UBND ngày 27/9/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án thực
hiện Chương trình phát triển nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ
cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021 – 2025,
UBND huyện xây dựng Kế hoạch số 1647/KH-UBND ngày 01/6/2022 về việc
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiệu quả gắn với tái cơ cấu
ngành nông nghiệp và thích ứng biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2025.

4


Phần 3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ĐỂ THỰC HIỆN
CHUYÊN ĐỀ
3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Liên hệ với phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, Chi cục Thống
kê để thu thập những thông tin liên quan đến sản xuất nông nghiệp và những
thông tin liên quan tới: Điều kiện tự nhiên, đất đai, dân số, số hộ lao động...
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện.
- Niên giám thống kê của huyện từ năm 2017 đến năm 2022.
- Tình hình áp dụng TBKT với cây lương thực trong sản xuất nông nghiệp
của huyện.
- Các báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2017
- 2022 từ các cơ quan quản lý.

3.2. Phương pháp điều tra bổ sung tại cơ sở
- Dung lượng mẫu điều tra của Slovin (1960)
n = N/(1+Nxe2) với:
+ N = số lượng hộ của các xã điều tra;
+ e = 5% (sai số điều tra);
- PP điều tra:
+ Điều tra bằng phiếu hỏi với các nội dung chính là:
(1) Thơng tin chung của hộ.
(2) Thơng tin về diện tích đất sản xuất cây lương thực của hộ gia đình.
(3) Tình hình áp dụng TBKT trong sản xuất cây cây lương thực của hộ gia
đình.
(4) Năng suất và Hiệu quả kinh tế mang lại do áp dụng TBKT.
+ Phỏng vấn có sự tham gia của người dân (PRA)

3.3. Các phương pháp xử lý số liệu
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được và kết quả điều tra, từ đó tiến
5


hành lựa chọn, phân tích tổng hợp những thơng tin liên quan, thống kê và xử lý

số liệu theo mục tiêu, nội dung nghiên cứu.
Số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm Excel và phần mềm SPSS.

6


Phần 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
4.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Chợ Gạo
4.1.1 Vị trí địa lý
- Vị trí giới hạn như sau:
+ Phía Đơng giáp huyện Gị Cơng Tây.
+ Phía Tây giáp thành phố Mỹ Tho, tây bắc giáp huyện Châu Thành.
+ Phía Nam giáp các huyện Châu Thành, Bình Đại (tỉnh Bến Tre) và
huyện Tân Phú Đơng qua sơng Tiền.
+ Phía Bắc giáp thành phố Tân An huyện Châu Thành (tỉnh Long An).
- So với các khu vực xung quanh, huyện Chợ Gạo có địa hình khá bằng
phẳng và đồng nhất. Song nhìn chung trên phạm vi tồn huyện thì địa hình có
hướng thoải dần từ Tây Nam đến Đông Bắc, cao độ biến thiên từ +0.8m đến +2m
(so với mặt biển).
- Qua kết quả điều tra huyện Chợ Gạo có 3 dạng địa hình chính: địa hình
cao, địa hình thấp , địa hình trung bình.
- Ở những vùng địa hình cao gặp khó khăn trong việc bơm tát; ngược lại,
ở địa hình thấp do phân bố dọc theo các sông, rạch tự nhiên nên khi gặp triều
cường sẽ bị ngập úng, không thích hợp cho việc xây dựng nhà ở.
- Huyện Chợ Gạo chịu ảnh hưởng của lượng nước thượng nguồn sông
Tiền và nguồn nước nội đồng tạo nên 2 mùa rõ rệt: mùa lũ từ tháng 7 đến tháng
12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 6. Huyện chịu ảnh hưởng chế độ thủy triều hỗn
hợp, một ngày có 2 lần triều lên xuống. Các sông, rạch của huyện phần kớn chịu
ảnh hưởng mực nước sông Tiền là chủ yếu và một phần là nước nội địa.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nước như lũ lụt, phèn chua, mặn,…

- Huyện Chợ Gạo nằm trong miền là khí hậu nhiệt đới gió mùa, hằng năm
có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Tuy nhiên vì phân bố gần biển nên khu vực phía Đơng
phần nào chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển.
- Huyện Chợ Gạo có nhiệt độ trung bình hằng năm tương đối cao, ít chịu
ảnh hưởng của bão tố nên rất thuận lợi cho cây trồng phát triển nhất là cây lúa,
cây ăn quả và cây rau màu, tạo khả năng thuận lợi cho thâm canh tăng vụ tăng
năng suất cây trồng.
- Đất đai trong huyện nói chung thuộc loại trầm tích biển. Trên địa bàn
huyện có nhiều nhóm đất thích hợp cho việc trồng lúa, cây ăn quả, rau màu như
7


đất phù sa phát triển có đốm rỉ, đất phù sa Glay, đất phù sa nhiễm mặn, đất phù
sa đã lên liếp,…
4.1.2. Diện tích tự nhiên và dân số
- Huyện Chợ Gạo nằm ở phía Đơng tỉnh Tiền Giang, với tổng diện tích
235 km² và dân số là 178.000 người (năm 2019). Huyện lỵ là thị trấn Chợ Gạo
nằm trên đường Quốc lộ 50 cách thành phố Mỹ Tho 10 km về hướng Đơng. Nơi
đây cịn có con sơng Chợ Gạo là tuyến đường sông huyết mạch nối giữa thành
phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
- Cuối năm 2021, huyện Chợ Gạo còn lại 23.139 ha diện tích tự nhiên và
183.241 nhân khẩu, Gồm 1 thị trấn Chợ Gạo và 18 xã, giáp ranh với 4 huyện là:
Gị Cơng Tây, Châu Thành (tỉnh Tiền Giang), Tân Phú Đông, Châu Thành (tỉnh
Long An) và 1 thành phố là Thành phố Mỹ Tho.
- Năm 2021, Dân số trung bình của huyện là 175.389 người, mật độ dân
số là 754 người/km2 với tổng số hộ là 48.100 hộ và 175.389 nhân khẩu.
- Tỷ trọng lao động ngành nghề so với lao động trong độ tuổi chiếm
88,2% năm 2020; tương ứng khu vực I chiếm 61,2%; khu vực II chiếm 6,3% và
lao động khu vực III chiếm 20,7%.
4.1.3 Đặc điểm khí hậu thời tiết huyện

Bảng 4.1. Điều kiện khí hậu thời tiết huyện Chợ Gạo năm 2022
Tháng

Nhiệt độ (oC)

Ẩm độ (%)

Lượng mưa (mm)

Giờ nắng (giờ)

1

26,0

77

18,3

222

2

26,3

78

-

247


3

27,5

76

112,6

206

4

28,5

76

15,2

224

5

28,8

81

175,9

222


6

27,7

85

310,4

202

7

26,6

85

165,0

195

8

28,2

83

210,0

216


9

28,0

83

115,3

176

10

28,1

82

282,6

200

11

27,6

78

370,4

245


8


12

26,4

75

44,0

200

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Chợ Gạo, 2022)

Số liệu bảng 4.1 cho thấy, khí hậu huyện Chợ Gạo mang tính chất đặc
trưng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào,
lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa. Nhiệt độ bình quân năm là 27,2oC,
tháng 5 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình 28,8oC và tháng 1 có nhiệt độ
thấp nhất 26oC. Biên độ nhiệt trong năm dao động khoảng 2,8oC và biên độ nhiệt
ngày và đêm dao động cao (từ 8oC đến 10oC). Đây là điều kiện thuận lợi cho sản
xuất nơng nghiệp theo hướng thâm canh, trong đó có cây lúa. Lượng mưa trung
bình năm khá lớn (1.447,7 mm/năm) và phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mưa trùng
với mùa lũ gây ngập úng, cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp và phát triển
kinh tế - xã hội của huyện.
4.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Chợ Gạo
a) Cơ cấu kinh tế
Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2020 2022
TT


Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

2020

2022

So sánh

1

Ngành Nơng nghiệp

%

39.3

37.4

-

2

Ngành Cơng nghiệp

%


26.0

27.8

+

3

Ngành Thương mại & Dịch
vụ

%

28.7

34.8

+

(Nguồn: Niên giám thống kê Chợ Gạo năm 2020 – 2022)

Số liệu bảng 4.2 cho thấy: Cơ cấu kinh tế ngành Nông nghiệp huyện giảm
1.9%. Các ngành Công nghiệp, Thương mại và dịch vụ lần lượt tăng 1.8 và 6.1%
b) Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế
Bảng 4.3. Giá trị sản xuất các ngành của huyện Chợ Gạo giai đoạn 2020 2022
Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm

2020

Năm
2021

Năm
2022

Giá trị SX 2022
so với 2020

680,11

472,566

597,7

-

Tổng giá trị sản xuất
Công nghiệp-xây dựng

9


Trong đó: Cơng nghiệp

470

340


460

-

Thương mại - Dịch vụ

470

340

350

-

6.423

7.613

9.746

+

Nơng lâm nghiệp thủy sản

Nguồn: - BC Kết quả phát triển KT-XH của UBND huyện Chợ Gạo 2020 – 2022
- Niên giám thống kê huyện Chợ Gạo năm 2020 – 2022

Số liệu bảng 4.3 cho thấy: huyện Chợ Gạo là một trong những huyện
trọng điểm của tỉnh Tiền Giang. Kinh tế huyện Chợ Gạo sau dịch covid 19 có sự

tăng trưởng chậm. Các ngành Công nghiệp, Thương mại dịch vụ phục hồi đáng
kể và tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Riêng ngành Nơng lâm nghiệp thủy sản
tăng mạnh.
4.1.5. Tình hình sử dụng đất của huyện Chợ Gạo
Huyện Chợ Gạo có tổng diện tích tự nhiên là 23.139 ha bao gồm:
- Diện tích đất nơng nghiệp là 19.412 ha
- Diện tích đất phi nơng nghiệp: 3.727 ha.
Bảng 4.4. Diện tích các nhóm và loại đất của huyện Chợ Gạo

hiệu

Nhóm và loại đất
Nhóm đất phù sa

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ (%)

12.395

52.99

Đất phù sa được bồi

Pb

1.923

Đất phù sa không bồi


P

0.639

Đất phù sa không bồi glay

Pg

1.723

Đất phù sa khơng bồi có tầng loang lổ

Pf

8.110

Nhóm đất mặn

3.324

Đất mặn ít

Mi

1.200

Đất mặn trung bình

M


1.223

Đất mặn nhiều

Mn

0.575

Đất mặn dưới rừng ngập mặn

Mm

0.326

Nhóm đất phèn

4.447

Đất phèn tiềm tang nơng

SP1

0.961

Đất phèn tiềm tàng sâu

SP2

0.176


10

14.59

19.36


Bảng 4.5. Diện tích các nhóm và loại đất của huyện Chợ Gạo (tt)

hiệu

Diện tích
(ha)

Đất phèn hoạt động nơng

SJ1

1.890

Đất phèn hoạt động sâu

SJ2

1.420

SJ2m

92.500


Nhóm và loại đất

Đất phèn hoạt động sâu mặn
Nhóm đất cát

0.596

Đất cát giồng

CZ

Sơng rạch

3.06

0.596
2.339

Tổng số

Tỷ lệ (%)

10.00

23.101
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Chợ Gạo, 2020)

Số liệu bảng 4.4 và 4.5 cho thấy, nhóm đất phù sa có 12.395 ha (chiếm
52.99% DTTN) và nhóm đất mặn 3.324 ha (chiếm 14.59% DTTN), nhóm đất

phèn 4.447 ha (chiếm 19.36% DTTN), nhóm đất cát 0.596 ha (chiếm 3.06%),
Sông rạch 2.339 ha (chiếm 10.00%).
4.2. Thực trạng sản xuất cây lương thực của địa phương
4.2.1. Thực trạng sản xuất lương thực
Tổng diện tích lúa năm 2022 là 1,987.2 ha với năng suất trung bình là 5.85
tấn/ha, sản lượng đạt 11,625.12 tấn, giá lúa tươi biến động theo thời điểm có lúc
lên đến 7.000 đồng/kg và thấp nhất là 4.500 đồng/kg. Hiện nay, giá lúa khơng
ngừng tăng cao, dự báo khả năng diện tích cây lúa sẽ ổn định. Về một số cây
trồng hàng năm khác: Dưa hấu diện tích là 25.3 ha, năng suất đạt 25 tấn/ha, sản
lượng đạt 645.15 tấn; Bắp với diện tích 500.3 ha, năng suất đạt 7.8 tấn/ha và sản
lượng đạt 3,902.34 tấn. Cây ăn quả: Thanh long với diện tích 4,149 ha, năng suất
đạt 15 tấn/ha, sản lượng 62,235 tấn; Bưởi với diện tích 950 ha đang cho trái,
năng suất 20 tấn/ha, sản lượng đạt 19,000 tấn.
Thực hiện chiến lược phát triển tổng thể tình hình kinh tế xã hội đến năm
2025, hàng năm đều có chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân áp dụng các
biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và sản lượng lương thực và cây ăn quả
qua từng năm.

11


Bảng 4.6. Cơ cấu cây trồng huyện Chợ Gạo năm 2022
Diện tích (ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng(tấn)

1,987.2


5.85

11,625.12

Dưa hấu

25.3

25

645.15

Bắp

500.3

7.8

3,902.34

4,149

15

62,235

950

20


19,000

Loại cây
Cây lương thực
Lúa
Rau màu các loại

Cây ăn quả
Thanh long
Bưởi

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Chợ Gạo, 2022)

Số liệu bảng 4.6 cho thấy, cây lúa là cây trồng có diện tích lớn thứ 2 của
huyện Chợ Gạo (sau cây thanh long). Năng suất lúa vẫn còn khá thấp so với các
vùng trồng lúa khác của khu vực Đồng bằng sơng cửu long.
4.2.2. Phân tích ma trận SWOT
– Strengths: Lợi thế tại địa bàn canh tác là gì? Thế mạnh nơng hộ cần phát huy
là gì ? Nguồn lực nào đầu tư hộ trồng lúa cần, có thể sử dụng? Ưu thế của các nơng hộ
là gì? Phải xem xét vấn đề trên phương diện thị trường tiêu thụ. Cần đi vào trọng tâm
sát thực tế.
– Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Cơng việc nào mình làm khơng
tốt nhất? Cần tránh làm gì ? Phải xem xét trên cơ sở bên trong lẫn bên ngoài.
Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà mình khơng thấy.
– Opportunities: Cơ hội tốt cần tận dụng ở đâu? Xu hướng phải quan tâm
hiện nay mà nông hộ cần giải quyết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi của
các yếu tố nào ? Rà soát lại ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế đó
có mở ra một cơ hội mới nào khơng ? Cũng có thể làm ngược lại, rà sốt các yếu
điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được

chúng.
– Threats: Những trở ngại mắc phải? Sự cạnh tranh của các sản phẩm khác
như thế nào? Những thay đổi các yếu tố bên ngồi có ảnh hưởng khơng? Có điểm
yếu nào đang đe dọa cần phải khắc phục hay không?

12


Liệt kê các điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức của việc áp dụng biện pháp
kỹ thuật.
Điểm mạnh: Các xã điều tra có điều kiện đất đai, thời tiết thích hợp cho
việc trồng lúa. Lúa là loại cây trồng trên được nhiều địa hình trũng, phèn. Các hộ
nơng dân trên địa bàn điều tra ham hỏi, tìm hiểu tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
Bên cạnh đó, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, đặc biệt cơng
tác quy hoạch đê bao, hệ thống thủy lợi khá mạnh tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ cho các nông dân trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là các khu vực
trồng lúa. Các ngành chuyên môn luôn chú trọng việc tập huấn truyền đạt và áp
dụng kỹ thuật mới.
Đây là các xã có diện tích lúa trồng thâm canh, hộ nơng dân có nhiều kinh
nghiệm trong sản xuất. Sâu bệnh hại trên lúa tương đối ít hơn so với cây trồng
màu khác nên sản phẩm nông sản của nông hộ tạo ra được đảm bảo chất lượng.
Hiện nay, huyện đang triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tập
trung xây dựng vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao, chất lượng cao từng
bước hướng đến xây dựng cánh đồng liên kết, mơ hình liên kết để bao tiêu đầu ra
cho lúa thương phẩm trên địa bàn huyện.
Điểm yếu: Đầu ra của lúa thương phẩm chưa được ổn định. Chưa có các
chính sách bao tiêu sản phẩm. Diện tích canh tác cịn manh mún nhỏ lẻ, các sản
phẩm lúa tạo ra chưa qua khâu sơ chế hoặc bảo quản nên chưa ký kết hợp đồng
với các hệ thống siệu thị lớn. Thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ lúa trong
nước và xuất khẩu.

Ngồi ra, nơng dân trồng lúa chủ yếu theo kinh nghiệm, tập quán chưa
mạnh dạn áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến nên còn hạn chế về kỹ thuật
canh tác (sử dụng giống xác nhận, giảm lượng giống, sạ thưa, tình hình sử dụng
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật).
Hiện nay, do thiếu các thông tin về thị trường và giá cả nên người nông
dân trồng lúa chưa chủ động được đầu ra sản phẩm, tạo điều kiện cho các thương
lái mua ép giá các hộ trồng lúa.
Cơ hội: Hiện nay, huyện đang chú trọng việc quy hoạch các vùng trồng
lúa chuyên canh chất lượng cao phục vụ xuất khẩu nhất là các xã có diện tích
trồng lúa lớn và ổn định. Bên cạnh đó chính quyền địa phương đã xây dựng và
triển khai kế hoạch xây dựng các mơ hình sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao
nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích từ đó
thu nhập của nơng dân không ngừng tăng lên.

13


Vấn đề an tồn thực phẩm ngày càng có nhiều người quan tâm, khiến
người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc chọn lựa thực phẩm cho gia đình mình,
do đó nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn ngày càng tăng. Các sản phẩm lương
thực đạt chất lượng ngày càng được chú trọng đó là cơ hội lớn để cây lúa ngày
càng phát triển.
Thách thức: Việc quy hoạch vùng trồng lúa chuyên canh đặt ra nhiều vấn
đề khó khăn cần giải quyết. Các sản phẩm tạo ra chất lượng chưa đồng nhất va
chưa đảm bảo nên sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao nhất là trong tình hình
hiện nay người tiêu dùng ngày càng chú trọng vào chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, sâu bệnh hại trên lúa cũng gây ảnh hưởng chất lượng, năng
suất và sản lượng lúa.
Giá cả không ổn định và biến động theo thời điểm. Mặt khác thương lái khơng
ngừng ép giá đó cũng là một trong những thách thức lớn đối với người nông dân trồng

lúa.
Giá vật tư đầu vào tăng cao dẫn đến nơng dân thiếu vốn trong sản xuất
nhất là trong tình hình hiện nay nền nơng nghiệp nước ta nói chung, các nơng hộ
trồng lúa nói riêng phải đối mặt với tình trạng giá cả vật tư nơng nghiệp ngày
càng tăng cao và chất lượng chưa được đảm bảo.
4.2.2.1. Liên kết các điểm mạnh và cơ hội (S + O)
Quy hoạch vùng trồng lúa chuyên canh sẽ mang lại lợi ích nhiều cho các
hộ trồng lúa. Dựa vào kinh nghiệm sản xuất và tinh thần tìm tịi, ham học hỏi
giúp cho bà con khơng mấy khó khăn tiếp cận kỹ thuật trồng lúa.
Tận dụng và phát huy tối đa những điều kiện tự nhiên có sẵn. Các xã
nghiên cứu có hệ thống giao thơng và thủy lợi thơng thống rất thuận lợi cho việc
tưới tiêu trong sản xuất và vận chuyển sản phẩm.
Nhà nước hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và các
biện pháp canh tác hợp lý trong trồng lúa nhằm hạ giá thành và đem lại hiệu quả
cao nhất cho các hộ trồng lúa.
Bảng 4.7. Bảng phân tích SWOT
Điểm mạnh (Strenghts) Điểm yếu (Weaknesses)
Điều kiện đất đai, khí
hậu tương đối thích hợp
đề phát triển mơ hình
trồng lúa.

14

Đầu ra của lúa thương
phẩm chưa được ổn định.
Chưa có các chính sách bao
tiêu sản phẩm.



Các hộ nông dân trên địa
bàn điều tra ham hỏi, tìm
hiểu tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới.

Diện tích canh tác còn
manh mún nhỏ lẻ, các sản
phẩm lúa tạo ra chưa đồng
nhất về chất lượng.

Sự quan tâm của chính
quyền địa phương, đặc
biệt công tác quy hoạch
đê bao, hệ thống thủy
lợi.

Thiếu thông tin về thị
trường tiêu thụ lúa trong
nước và xuất khẩu.

Các ngành chuyên môn
luôn chú trọng việc tập
huấn truyền đạt và áp
dụng kỹ thuật mới.

Thiếu các thông tin về thị
trường và giá cả nên chưa
chủ động được đầu ra sản
phẩm.


Sản phẩm nông sản từng
bước được quan tâm,
chất lượng sản phẩm
không ngừng tăng lên
như: VietGAP, hữu cơ...

Các hộ trồng lúa thương lái
mua ép giá.

Nơng dân cịn hạn chế về
kỹ thuật canh tác.

- Hạn chế nguồn nước tưới
tiêu vào mùa khô.

Hiện nay, huyện
đã xây dựng nhiều mơ
hình liên kết bao tiêu
đầu ra cho lúa thương
phẩm của huyện.

(Opportunities)

hội:

Quy hoạch các vùng
trồng lúa chuyên canh.
Kế hoạch hỗ trợ vốn
đầu vào để các hộ
trồng lúa.


S + O: (Strenghts +
Opportunities)

W + O: (Weaknesses +
Opportunities)

Nhà nước từng bước quy Khuyến khích nơng dân
hoạch vùng trồng lúa tăng diện tích trồng lúa
chuyên canh.
theo hướng chuyên canh.

Lợi dụng mối liên hệ với
các thương lái để tạo uy
Công nghệ giảm thất tín và mở rộng thị
thốt và bảo quản nơng trường.
sản sau thu hoạch ngày Phát huy các điều kiện
càng chú trọng.
tự nhiên có sẳn thu hút

Hồn thành dự án sơ chế và
bảo quản lúa nhằm gia tăng
chất lượng và tăng sức
cạnh tranh trên thị trường.

Sản xuất lúa đạt chất lượng
VietGAP, GlobalGAP, hữu
Vấn đề an toàn thực các nguồn đầu tư của cơ.... để đáp ứng nhu cầu
phẩm ngày càng có
15



nhiều người quan tâm
các sản phẩm lúa ngó
và lúa gương ngày
càng được chú trọng.

nhà nước.

thị trường.

Nhà nước hỗ trợ đẩy
mạnh ứng dụng thành
tựu khoa học kỹ thuật và
các biện pháp canh tác
hợp lý trong trồng lúa.
Xây dựng mơ hình liên
kết nhằm tạo ra thị
trường đầu ra ổn định
cho các sản phẩm lúa
trên địa bàn huyện.

Thách
(Threats)

thức:

S + T: (Strengths +
Threats)


- Giá cả không ổn Với kinh nghiệm và khả
định.
năng học hỏi kỹ thuật
- Sâu, bệnh trên cây của người nông dân sẽ
lúa ảnh hưởng nghiêm tạo ra sản phẩm tốt hơn.
trọng chất lượng, năng Cùng với sự uy tín của
nhãn hiệu tập thể sẽ tạo
suất và sản lượng.
lợi thế cạnh tranh trên
- Chất lượng sản phẩm thị trường.
không đồng nhất nên
sức cạnh tranh trên thị Công tác khuyến nông
của các ngành chun
trường chưa cao.
mơn có thể giúp bà con
- Diện tích trồng lúa khắc phục tình trạng sâu,
cịn nhỏ manh mún bệnh hại góp phần tăng
chưa đáp ứng nhu cầu năng suất, chất lượng và
thị trường.
sản lượng cho các hộ
trồng lúa.

W + T: (Weaknesses +
Threats)
Thúc đẩy việc sơ chế và
bảo quan ngó lúa và gương
lúa giúp nâng cao chất
lượng sản phẩm tạo ra
nhằm tăng sức cạnh tranh
với các mặt hàng khác trên

thị trường.
Cần khuyến khích trồng lúa
chuyên canh nhằm phát
triển diện tích và hướng tới
ký hợp đồng với các siêu
thị lớn giúp bao tiêu sản
phẩm để đảm bảo giá cả
đầu ra cho nông hộ trồng
lúa.

Tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra chất
lượng vật tư nông
nghiệp.

4.2.2.2 Liên kết các điểm mạnh và thách thức (S + T)

16


Xã hội ngày càng phát triển, các nộng hộ phải thay đổi tập quán sản xuất.
Bằng kinh nghiệm sản xuất của mình các nơng hộ trồng lúa khơng ngừng học hỏi và
ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm
lúa tốt hơn. Bên cạnh đó phải phát huy tối đa lợi thế của nhãn hiệu tập thể nhằm tao
ra uy tín về chất lượng sản phẩn tạo ra sự cạnh tranh trong thị trường tiêu thụ. Các
ngành chuyên môn phải thường xuyên truyền đạt các KHKT và giúp người nông
dân ứng dụng các tiến bộ vào sản xuất để tăng sản lượng và chất lượng. Ví dụ: áp
dụng giống lúa mới, bón phân, phun thuốc hợp lý đúng kỹ thuật, đồng thời sử dụng
biện pháp bón lót, sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc phân vi sinh hay thuốc sinh
học nhằm giảm chi phí cho nơng hộ trồng lúa.

Các ngành chuyên môn cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất
lượng vật tư nông nghiệp để các nông hộ an tâm sử dụng. Tìm ra các giải pháp
nhằm giúp bình ổn giá cả vật tư nơng nghiệp giảm thiêu chi phí cho nơng dân.
4.2.2.3 Liên kết các điểm yếu với cơ hội (W + O)
Tận dụng các cơ hội để khắc phục các điểm yếu phát triển diện tích trồng
lúa chuyên canh. Việc áp dụng đúng kỹ thuật sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nơng
dân: tăng sản lượng, giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho nơng dân trồng lúa. Hiện
nay, cần khuyến khích nơng hộ trồng lúa theo hướng chuyên canh nhằm ổn định
diện tích trồng lúa giúp ổn định nguồn nguyên liệu đầu ra đủ cung cấp cho thị
trường.
Đẩy mạnh sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa giúp tăng
chất lượng và khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác tạo ra vị thế của mình
trên thị trường.
4.2.2.4 Liên kết các điểm yếu với thách thức (W + T)
Hạn chế được tối đa các điểm yếu như trên thì việc khắc phục các thách
thức sẽ đem lại lợi ích tối đa cho nơng dân. Khi đầu ra được giải quyết: mở rộng
được thị trường trong cả nước tạo tâm lý cho người dân có thể an tâm sản xuất
và tạo ra hệ thống bao tiêu sản phẩm tao ra lợi nhuận tối đa cho các hộ trồng lúa.
Nhà nước hỗ trợ tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ. Triển khai hiệu quả
biện pháp ứng dụng thành tựu kỹ thuật trong sản xuất nhằm phát tối đa hiệu quả
và đem lại lợi nhuận cao nhất cho các hộ trồng lúa.
4.3. Thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cây lương
thực chủ lực của vùng
Hiện nay, huyện Chợ Gạo đang triển khai thực hiện Đề án phát triển sản
xuất ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa từng bước thay đổi tập quán sản xuất, hỗ
trợ nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất góp phần giảm chi
17


phí, tăng năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích

nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Các biện pháp kỹ thuật
áp dụng bao gồm:
- Ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất:
+ Khâu gieo sạ: Áp dụng phương pháp sạ thưa (máy cấy, sạ hàng, máy đeo
vai, máy bay,…). Gieo sạ tập trung theo lịch thời vụ khuyến cáo. Sử dụng giống
lúa chất lượng cao và đạt tiêu chuẩn cấp xác nhận (hoặc nguyên chủng đối với
sản xuất lúa giống). Lượng lúa giống sử dụng 80-100 kg/ha đối với lúa sạ và 5060 kg/ha đối với lúa cấy. Sử dụng 1-2 loại giống trong cùng mơ hình.
+ Khâu chăm sóc: Ứng dụng máy phun đeo vai, máy phun tự hành, công
nghệ 4.0 trong chăm sóc lúa,…
+ Khâu thu hoạch: Thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp và thu rơm bằng
máy cuộn rơm.
- Canh tác theo quy trình “1 phải 5 giảm”, phân ure chậm tan, phân hữu cơ
vi sinh, chế phẩm sinh học; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tuân thủ nguyên tắc 4
đúng, đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch,…; thay đổi tập quán canh
tác của người dân theo hướng sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ; áp dụng thu
hoạch đúng kỹ thuật (thời gian thu hoạch, thời điểm rút nước,…).
- Thực hiện quản lý nước theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, tưới
ngập khô xen kẽ, rút nước giữa vụ,…
- Khuyến khích áp dụng sản xuất theo mơ hình sinh thái trồng hoa trên bờ
ruộng.
- Thu gom bao bì, thuốc bảo vệ thực vật.
- Thực hiện ghi chép nhật ký sản xuất ngay từ đầu vụ, đầy đủ, chi tiết để
hạch toán kinh tế và truy nguyên nguồn gốc.
Bảng 4.8. Thống kê diện tích áp dụng biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa
của các xã thuộc huyện Chợ Gạo năm 2022
Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)


210

6.2

1,302

Đăng Hưng Phước

95

5.8

551

Quơn Long

39

5.9

230.1

Tân Thuận Bình

15

6.2

93



Tân Bình Thạnh

18


Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

110

5.9

649

39

6.9

269.1

Lương Hịa Lạc

100

6.0


600

Long Bình Điền

150

6.2

930

Bình Phục Nhứt

195

7.0

1,365

An Thạnh Thủy

101

6.8

686.8

1.054

6.3


6,676


Long Bình Điền
Phú Kiết

Tổng

Số liệu bảng 4.8 cho thấy, diện tích lúa ứng dụng cơng nghệ cao ở các xã
của huyện Chợ Gạo chưa nhiều. Đa phần diện tích lúa phân bố ở các xã với tổng
diện tích khơng cao. Các hộ làm lúa là những hộ có diện tích lớn. Diện tích nhỏ
và khơng tập trung đã chuyển sang trồng rau màu và cây ăn trái như: Thanh long,
bưởi,..
4.3.1. Điểm mạnh
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nơng nghiệp nói chung và trồng lúa
nói riêng là giải pháp ưu việt, tạo hướng đi mới trước tình hình nơng nghiệp có
nhiều biến động như hiện nay. ể thực hiện được mục tiêu, các ban ngành, địa
phương đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, tổ chức lại sản
xuất; bảo đảm lộ trình đầu tư, quy trình sản xuất và liên kết sản xuất-tiêu thụ theo
chuỗi giá trị. Hiệu quả đạt được từ mô hình như sau:
- Về ứng dụng các biện pháp kỹ thuật: trong mơ hình nơng dân tham gia
đều sử dụng giống xác nhận, sạ thưa theo khuyến cáo (phần lớn áp dụng lượng
giống từ 100-120 kg/ha), áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại IPM, xử lý dịch
hại theo nguyên tắc 4 đúng; quy trình 1 phải 5 giảm được tập huấn ngay đầu vụ
có tính nổi bật hơn tập quán canh tác trước đây như mật độ sạ thưa, đồng đều, sử
dụng phân hữu cơ vi sinh giúp cải tạo đất, giảm được 15-20% lượng phân hóa
học và giảm 1-1,5 lần phun thuốc BVTV trong vụ, kinh nghiệm canh tác lúa ứng
dụng công nghệ cao được tiếp cận và có thêm kinh nghiệm vào các buổi trực tiếp
thăm đồng cùng cán bộ kỹ thuật.

- Về hiệu quả kinh tế: mơ hình canh tác lúa ứng dụng cơng nghệ cao sử
dụng giống lúa cấp xác nhận và áp dụng giải pháp kỹ thuật 1 phải 5 giảm, ứng
dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất, sử dụng phân hữu cơ vi sinh và chế
phẩm sinh học, lúa phát triển tốt, ít sâu bệnh, giảm lượng phân hóa học, giảm số
19


lần phun thuốc bảo vệ thực vật, giúp giảm chi phí sản xuất, lợi nhuận đạt 17-20
triệu đồng/ha, tăng 1,5-2,5 triệu đồng/ha so với ngồi mơ hình.
Mơ hình đã góp phần thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất lúa của nông
dân, nhất là giảm mật độ gieo sạ và sử dụng cân đối phân bón, tăng cường sử
dụng phân hữu cơ giúp cải tạo độ phì cho đất canh tác, giảm thuốc bảo vệ thực
vật, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ mơi trường trong điều kiện
biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp.
- Về hiệu quả xã hội: góp phần bảo vệ sức khỏe người sản xuất và người
tiêu dùng do giảm tiếp xúc hóa học và nâng cao chất lượng nơng sản; Thơng qua
mơ hình mỗi nơng dân là hạt nhân để nhân rộng diện tích lúa trong vùng quy
hoạch sản xuất ứng dụng công nghệ cao, tạo ra lượng lúa hàng hóa lớn đạt chất
lượng cho nhu cầu xuất khẩu, thể hiện tinh thần tập thể liên kết, hợp tác sản xuất
cùng có lợi. Thực hiện được chuỗi sản xuất lúa nâng cao giá trị hàng hóa trong
việc canh tác tập trung, đồng nhất một loại giống tạo sản lượng lúa lớn, đủ nhiều
để gắn kết với doanh nghiệp thu mua và bao tiêu hết sản phẩm đầu ra, nâng cao
hiệu quả kinh tế cho nông dân.
- Hiệu quả về môi trường: giảm bón thừa phân hóa học và giảm sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật cùng với việc thu gom xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ góp
phần bảo vệ môi trường nông thôn

4.3.2. Điểm tồn tại
- Chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp chưa cao, thiếu bền vững; các
cơ sở công nghiệp chế biến nông sản chưa gắn kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu;

liên kết sản xuất - tiêu thị cịn nhiều hạn chế, tình trạng “được mùa mất giá” vẫn
diễn ra.
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chưa đáp ứng yêu
cầu phát triển, cịn mang tính tự phát cao, kinh tế hộ vẫn là hình thức chủ yếu;
việc áp dụng khoa học - cơng nghệ vào sản xuất chưa nhiều, mơ hình sản xuất
cơng nghệ cao cịn ít, sức cạnh tranh của sản phẩm cịn yếu.
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra gay gắt,
mưa trái mùa…. gây ảnh hưởng đến sản xuất và thiếu nước sinh hoạt của người
dân.
- Dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi thường xuyên phát sinh (dịch bệnh
trên tôm, gia súc, gia cầm; vàng lùn- lùn xoắn lá); giá vật tư đầu vào tăng cao.
Phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán ở nông hộ trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ
20


×