Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG - LÂM BẮC GIANG

NGUYỄN THANH ĐÀO

CHUYÊN ĐỀ
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI TỈNH HẬU
GIANG

Ngành: Khoa học cây trồng
Mã ngành: 8620110

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN VĂN VƯỢNG

Bắc Giang, năm 2023


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................. i
Phần 1. MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của chuyên đề .............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của chuyên đề ...................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2
1.3. Nội dung của chuyên đề ..................................................................................... 3
Phần 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC TBKT
TRONG TRỒNG TRỌT ........................................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của vệc áp dụng các TBKT trong trồng trọt ............................... 4
2.1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu mật độ gieo sạ lúa .......................................... 4
2.1.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu phân bón cho lúa ............................................ 5
2.1.3. Cơ sở khoa học của biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) ...................... 9


2.1.4. Cơ sở khoa học của biện pháp 3 giảm 3 tăng ................................................ 11
2.1.5. Cơ sở khoa học của biện pháp 1 phải 5 giảm ................................................. 14
2.2. Cơ sở thực tiễn của vệc áp dụng các TBKT trong trồng trọt ............................. 16
Phần 3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ĐỂ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ . 21
3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................... 21
3.2. Phương pháp điều tra bổ sung tại cơ sở ............................................................ 21
3.3. Các phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 21
Phần 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ............................................................................ 22
4.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tỉnh Hậu Giang............................................. 22
4.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................... 22
4.1.2. Diện tích tự nhiên và dân số .......................................................................... 22
4.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết............................................................................. 23
4.1.4. Đặc điểm địa hình......................................................................................... 24
4.1.5. Đặc điểm thủy văn, dòng chảy ....................................................................... 25
4.1.6. Tài nguyên thiên nhiên .................................................................................. 27
4.1.6.1. Tài nguyên đất ............................................................................................ 27
i


4.1.6.2. Tài nguyên nước mặt ................................................................................. 28
4.1.7. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang .................................... 28
4.1.8. Những lợi thế và hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội ............................. 29
4.2. Thực trạng sản xuất cây lúa tỉnh Hậu Giang ..................................................... 31
4.2.1. Thực trạng sản xuất lúa.................................................................................. 31
4.2.2. Phân tích ma trận SWOT ............................................................................... 32
4.2.2.1. Liên kết các điểm mạnh và cơ hội (S + O) .................................................. 34
4.2.2.2. Liên kết các điểm mạnh và thách thức (S + T) ............................................ 37
4.2.2.3. Liên kết các điểm yếu với cơ hội (W + O) .................................................. 38
4.2.2.4. Liên kết các điểm yếu với thách thức (W + T) ............................................ 38
4.3. Thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa của tỉnh Hậu

Giang ...................................................................................................................... 38
4.3.1. Kết quả điều tra áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa của tỉnh
Hậu Giang ............................................................................................................... 38
4.3.1.1. Mơ hình Áp dụng Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) .................................... 38
4.3.1.2. Sạ hàng ....................................................................................................... 39
4.3.1.3. Chương trình 3 giảm 3 tăng ........................................................................ 41
4.3.1.4. Chương trình 1 phải 5 giảm ........................................................................ 42
4.3.1.5. Ý kiến của người dân khi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa ... 44
4.3.2. Những thuận lợi và khó khăn của nông hộ khi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
trong sản xuất lúa .................................................................................................... 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 49
1.

Kết luận......................................................................................................... 49

2.

Đề nghị ......................................................................................................... 49

Tài liệu tham khảo................................................................................................... 51
Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ .............................................................. 52
Phụ lục 2: DANH SÁCH HỘ ĐIỀU TRA ............................................................... 56

ii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Nhiệt độ, lượng mưa và ẩm độ tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2019- 2021 ...... 23
Bảng 4.2. Độ mặn cao nhất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang từ năm 2011 – 2020 (‰) .. 26
Bảng 4.3. Cơ cấu kinh tế tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2020 - 2022.............................. 28

Bảng 4.4. Giá trị sản xuất các ngành của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2020 – 2022 ..... 29
Bảng 4.5. Tình hình sản xuất lúa tỉnh Hậu Giang giai đoàn từ 2019-2021 ............... 31
Bảng 4.6. Bảng phân tích SWOT ............................................................................ 35
Bảng 4.7. Kết quả áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp trong sản xuất lúa của tỉnh Hậu
Giang năm 2022 ...................................................................................................... 38
Bảng 4.8. Kết quả áp dụng biện pháp sạ theo hàng trong sản xuất lúa của tỉnh Hậu
Giang năm 2022 ...................................................................................................... 40
Bảng 4.9. Kết quả áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng trong sản xuất lúa của tỉnh
Hậu Giang năm 2022 .............................................................................................. 41
Bảng 4.10. Kết quả áp dụng chương trình 1 phải 5 giảm trong sản xuất lúa của tỉnh
Hậu Giang năm 2022 .............................................................................................. 42
Bảng 4.11. Đặc điểm của nông hộ sản xuất lúa........................................................ 44

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

BVTV

Bảo vệ thực vật

KHKT

Khoa học kỹ thuật


NST

Ngày sau trồng

(0C)

Độ C

DTTN

Diện tích tự nhiên

PH

Độ PH của đất

TT

Thứ tự

EC

Độ dẫn điện của đất

SWOT

Strengths – Weaknesses – Oportunities – Threats
(Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức)

BPKT


Biện pháp kỹ thuật

3G3T

Ba giảm, ba tăng

1P5G

Một phải, năm giảm

iv


Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Nhằm giúp học viên tiếp cận với các cơ quan quản lý và các cơ sở sản xuất
để hiểu được các biện pháp kỹ thuật đang được áp dụng với cây lương thực, cây
ăn quả chủ lực trong thực tiễn của địa phương, để học viên kiểm chứng được các
vấn đề đang được áp dụng từ thực tiễn so với kiến thức được học ở trường trong
chương trình đào tạo Thạc sỹ ngành Khoa học cây trồng theo định hướng ứng
dụng.
Việc thực hiện chuyên đề của học viên trong chương trình đào tạo Thạc sỹ
ngành Khoa học cây trồng theo định hướng ứng dụng là rất cần thiết nhằm khẳng
định cho công tác tổ chức đào tạo là một công việc địi hỏi sự sáng tạo nhằm làm
cho chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn. Không thể đạt tới hiệu quả cao
nếu việc quản lý như một dây chuyền sản xuất, theo một thiết kế, quy trình có
sẵn.
Thơng qua việc thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp học viên sẽ hiểu được
cách quản lý số liệu của các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, tập qn

canh tác, mức độ hài lịng của các nơng hộ khi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong
thâm canh tăng năng suất cây lương thực, cây ăn quả chủ lực của địa phương
Các hoạt động trong quá trình tiếp cận, thu thập số liệu sẽ kích thích sự
sáng tạo ham học hỏi, tìm kiếm cái mới. Tạo sự hứng thú cho học viên yêu ngành
yêu nghề hơn. Từ những hoạt động thực tiễn giúp học viên được trải nghiệm và
nắm bắt kiến thức thực tế tốt hơn đó là điều rất cần thiết cho mỗi học viên trước
khi đi thực tập tốt nghiệp ra trường.
Hiện nay, vấn đề nhu cầu lương thực được đặt ra một cách nghiêm túc trên
toàn thế giới. Với việc dân số thế giới dự kiến sẽ đạt mức 9,6 tỷ người vào năm
2050, tương lai thiếu thực phẩm hồn tồn có thể xảy ra. Trong khi đó, biến đổi
khí hậu lại đang tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp nên việc xây dựng
các mơ hình ứng dụng các các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lương thực nhằm
đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững. Hậu Giang là một trong các
tỉnh Đồng bằng Sơng Cửu Long có sản lượng lương thực lớn nhất cả nước. Tại
đây, nhờ việc áp dụng động bộ nhiều biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa nên
năng suất trung bình lúa của tỉnh trong những năm gần đây luôn đạt ở mức cao.
Năm 2021, năng suất lúa trung bình của tỉnh đạt 67.43 tạ/ha cao hơn so với năng
suất lúa trung bình của cả nước là 60.6 tạ/ha (Cục thống kê tỉnh Hậu Giang năm
2021). Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản ngành lúa gạo của tỉnh còn
chịu tác động xấu của biến đổi khí hậu, rõ nhất là có những cơn mưa trái mùa,
hạn hán, xâm nhập mặn và sâu bệnh ngày càng diễn biến bất thường; các hợp
1


đồng tiêu thụ sản phẩm không ổn định, giá cả bấp bênh dẫn đến hiệu quả sản xuất
chưa cao. Do vậy, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù
hợp cho sản xuất cây lương thực vừa tạo điều kiện để giống phát huy được tiềm
năng sinh học và nâng cao năng suất.
Nhằm nâng cao hiệu quả canh tác và thích ứng biến đổi khí hậu từ đó
nâng cao thu nhập cho người dân, HĐND tỉnh Hậu Giang đã xây dựng, ban hành

thực hiện Đề án “Phát triển nơmg nghiệp bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu
tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030”. Để triển khai thực hiện
đề án có hiệu quả, tỉnh đã tổ chức rà soát, lập quy hoạch phân vùng sản xuất gắn
với từng cây trồng, vật nuôi, đồng thời tổ chức thực hiện tốt chuyển đổi ruộng
đất, tạo thuận lợi cho cơ giới hóa cũng như đầu tư thâm canh. Để tạo ra giá trị
cao trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, bên cạnh hình thành các cánh
đồng mẫu lớn, áp dụng các giải pháp kỹ thuật thì Hậu Giang tập trung sản xuất
lúa giống, lúa chất lượng cao thích ứng với biến đổi khí hậu như chịu mặn, chống
chịu đổ ngã và đưa một số loại cây trồng có giá trị vào sản xuất tập trung, để tăng
cơ cấu giá trị trong ngành.
Vì vậy, để tăng hiệu quả của việc áp dụng các ứng dụng tiến bộ vào trong
sản xuất lúa ở tỉnh Hậu Giang để từ đó có cái nhìn tổng thể cũng như có những
đề xuất giúp cho Ngành Nơng Nghiệp Hậu Giang có những giải pháp hiệu quả
trong việc triển khai tiến bộ kỹ thuật đến bào con nông dân sản xuất lúa trên địa
bàn tỉnh. Đó cũng là mục tiêu của chuyên đề “Đánh giá thực trạng áp dụng các
biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa tại tỉnh Hậu Giang” đã được thực hiện.
1.2. Mục tiêu của chuyên đề
Hiểu và vận dụng được các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp
Phân tích được số liệu về thực trạng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản
xuất cây lương thực của địa phương
Nắm được bố cục và viết được bài luận về các tiến bộ kỹ thuật đang được
áp dụng trong sản xuất cây lương thực của địa phương
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp trong kỹ thuật sản xuất cây
lương thực chủ lực của tỉnh Hậu Giang
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu và vận dụng được các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ
cấp của địa phương.

2



Phân tích được số liệu về thực trạng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản
xuất cây lương thực tại tỉnh Hậu Giang.
Tổng hợp phân tích đánh giá về hiện trạng việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và
những thuận lợi, khó khăn trong trồng lúa tại tỉnh Hậu Giang; tạo cơ sở đề xuất
giải pháp để nâng cao hiệu quả trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
1.3. Nội dung của chuyên đề
Đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp trong kỹ thuật sản xuất cây
lương thực chủ lực của vùng Hậu Giang:
-

Áp dụng IPM trong sản xuất lúa.

-

Áp dụng sạ hàng trong sản xuất lúa

-

Áp dụng 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất lúa.

-

Áp dụng quy trình 1phải, 5 giảm trong sản xuất lúa.

3


Phần 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA VIỆC


ÁP DỤNG CÁC TBKT TRONG TRỒNG TRỌT
2.1. Cơ sở khoa học của vệc áp dụng các TBKT trong trồng trọt
2.1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu mật độ gieo sạ lúa
Theo Hoàng Kim (2016) [1], trong quần thể ruộng lúa, mật độ gieo, cấy và
số dảnh cấy có liên quan đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. Nếu
gieo cấy quá dày hoặc nhiều dảnh trên khóm thì bơng lúa sẽ nhỏ đi đáng kể, hạt
có thể nhỏ hơn và cuối cùng năng suất sẽ giảm. Vì vậy, muốn đạt được năng suất
cao thì người sản xuất phải biết điều khiển cho quần thể ruộng lúa có số bơng tối
ưu mà vẫn khơng làm bơng nhỏ đi, số hạt chắc và độ chắc hạt trên bông không
thay đổi. Căn cứ vào tiềm năng năng suất của giống, tiềm năng đất đai, khả năng
thâm canh của người sản xuất và vụ gieo trồng để định ra số bông cần đạt một
cách hợp lý.
Giống cây trồng tốt là khâu then chốt để tăng năng suất nhưng đó chỉ là một
yếu tố. Điều kiện mơi trường thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển
được hợp thành bởi bốn yếu tố: sinh thái, nước, dinh dưỡng, quản lý dịch hại.
Giống (kiểu gen:G) biểu thị khả năng sản xuất của cây trong một môi trường
(Enviroment: E) nhất định. Năng suất cây trồng tối đa chỉ đạt được bằng giống
tốt và biện pháp canh tác phù hợp. Giống tốt nếu có mơi trường sinh trưởng phát
triển và biện pháp canh tác phù hợp thì tiềm năng năng suất của giống tốt sẽ đạt
được tối đa. Ngược lại nếu khơng có biện pháp canh tác tốt thì khơng thể đạt
được lợi ích và hiệu quả cao.
Việc nghiên cứu mật độ sạ hay cấy phù hợp tùy giống, tùy vụ, tùy chân đất,
tùy chất lượng hạt giống và tùy trình độ thâm canh. Giống lúa tốt (năng suất cao,
ngắn ngày, ít sâu bệnh, thấp cứng cây không đổ ngã, bộ lá xanh lâu bền, tỷ lệ
bông hữu hiệu cao, bông to dài, nhiều hạt chắc trên bông, chất lượng gạo tốt, tỷ
lệ gạo nguyên cao, hạt gạo thon đến trung bình, bạc bụng thấp, gạo có mùi thơm)
khi áp dụng cho địa phương nào nhất thiết cần phải xác định mật độ gieo cấy và
quy trình kỹ thuật thâm canh thích hợp cho giống lúa tốt tuyển chọn tại địa
phương đó. Lúa Đông Xuân thường sạ dày hơn lúa Hè Thu để tận dụng ánh

sáng, tích lũy chất khơ. Trên một đơn vị diện tích, nếu mật độ càng cao thì số
bơng càng nhiều, nhưng số hạt trên bơng càng ít. Tốc độ giảm số hạt/bông mạnh
hơn tốc độ tăng mật độ vì thế sạ quá dày sẽ làm cho năng suất giảm nghiêm
trọng. Tuy nhiên, nếu sạ hoặc cấy quá thưa đối với giống lúa có thời gian sinh
trưởng ngắn thì rất khó đạt được số bơng tối ưu, chất lượng giống tốt và kỹ thuật

4


sạ hàng bằng dụng cụ cải tiến với khoảng cách hàng và khoảng cách cây hợp lý
thì cần lượng giống thấp hơn sạ lan.
Theo Nguyễn Trường Giang và Phạm Văn Phương (2011) [2], trong 3 yếu
tố cấu thành năng suất: số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt thì
hai yếu tố đầu giữ vai trị quan trọng và thay đổi do cấu trúc quần thể còn yếu tố
thứ ba ít biến động. Số bơng trên một đơn vị diện tích chủ yếu là do mật độ sạ
cấy và khả năng đẻ nhánh của cây lúa. chiều cao cây, chiều dài bông, số hạt chắc
trên bông và trọng lượng 100 hạt ở nghiệm thức sạ hàng mật độ 50 kg/ha và 100
kg/ha đều lớn hơn mật độ 200 kg/ha.
Theo Nguyễn Trường Giang và Phạm Văn Phương (2011) [2], mật độ sạ
cấy thưa, ánh sáng đầy đủ, dinh dưỡng nhiều thì lúa đẻ mạnh. Mật độ sạ cấy dày,
lúa đẻ nhánh ít. Vì vậy, đất tốt, nhiều phân, thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho đẻ
nhánh thì sạ cấy thưa; đất xấu, ít phân, thời tiết lạnh, trời âm u thì sạ cấy dày để
đảm bảo số cây trên một đơn vị diện tích. Việc sạ dày hay thưa tùy thuộc giống
và quyết định ở số lượng bông cuối cùng trên một đơn vị diện tích. Quy luật
chung là tùy theo mật độ tăng lên mà các yếu tố cấu tạo thành năng suất cá thể
biến động theo chiều hướng làm giảm năng suất cá thể. Mật độ quá dày sẽ dễ bị
lốp đổ nhất là trong điều kiện đất tốt hoặc bón nhiều phân đặc biệt là phân đạm.
Mật độ thích hợp, năng suất trên đơn vị diện tích đạt được cao nhất. Năng suất
các công thức sạ hàng 50 - 100 kg/ha cao hơn mật độ sạ 200 kg/ha.
2.1.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu phân bón cho lúa

Để sinh trưởng, phát triển và tạo lập năng suất, cây lúa cần được cung cấp
nhiều yếu tố dinh dưỡng: N, P, K (đa lượng); Ca, Mg, Si, S (trung lượng); Zn, B,
Mo, Mn, Fe… (vi lượng), trong đó N, P, K là những yếu tố mà cây lúa cần với
lượng lớn, các ngun tố khống cịn lại, cây lúa cần với lượng ít và rất ít.
- Đối với đạm: Theo Nguyễn Văn Hoan (2006) [3], trong các nguyên tố
dinh dưỡng, đạm là chất dinh dưỡng quan trọng nhất. Cây lúa cần đạm trong tất
cả các giai đoạn sinh trưởng, tuy nhiên giai đoạn đẻ nhánh lúa cần nhiều đạm
nhất. Cung cấp đủ đạm và đúng lúc làm cho lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung tạo
nhiều nhánh hữu hiệu. Đạm thúc đẩy hình thành địng và các yếu tố cấu thành
năng suất khác như số hạt/bông, khối lượng 1000 hạt và tỷ lệ hạt chắc.
Vì vậy, bón đạm ở giai đoạn làm đòng ảnh hưởng quyết định đến năng
suất. Mặt khác bón đạm làm tăng hàm lượng protein nên ảnh hưởng đến chất
lượng gạo.
Theo Nguyễn Như Hà (2006) [4] và Nguyễn Văn Hoan (2006) [3], đạm
cũng ảnh hưởng tới đặc tính vật lý và sức đề kháng đối với sâu bệnh hại lúa.
5


Thừa hoặc thiếu đạm đều làm lúa dễ bị nhiễm sâu bệnh hại do sức đề kháng
giảm.
Theo Nguyễn Như Hà (2006) [4], thiếu đạm làm cho cây lúa thấp, đẻ nhánh
kém, địng nhỏ, khả năng trỗ kém, số hạt/bơng ít, lép nhiều, năng suất thấp. Thừa
đạm làm cho lá to, dài, phiến lá mỏng, nhánh vô hiệu nhiều, lúa trỗ muộn, cây
cao, lốp, đổ nên ảnh hưởng xấu đến năng suất và phẩm chất lúa. Trong quá trình
sinh trưởng, cây lúa có nhu cầu đạm tăng đều từ thời kỳ đẻ nhánh tới trỗ và giảm
sau trỗ. Lượng đạm cần thiết để tạo ra một tấn thóc từ 17-25 kg N, trung bình
22,2 kg N. Khi tăng lượng đạm bón thì chỉ số diện tích lá (LAI), khối lượng chất
khơ (DM) và tốc độ tích luỹ chất khơ (Crop growth rate-CGR) của lúa lai vượt
trội so với lúa thuần, đặc biệt ở giai đoạn sau cấy 4 tuần, năng suất của các giống
lúa đều tăng, tuy nhiên năng suất của lúa lai tăng nhiều hơn năng suất của lúa

thuần. Năng suất hạt của các giống lúa thí nghiệm ở các mức phân bón có tương
quan thuận ở mức ý nghĩa với LAI và CGR ở giai đoạn đầu của quá trình sinh
trưởng, số bơng/m2 và số hạt/bơng. Trong các giai đoạn sinh trưởng thì bắt đầu
từ đẻ nhánh đến đẻ rộ hàm lượng đạm trong thân lá luôn cao sau đó giảm dần.
Như vậy cần tập trung bón đạm mạnh vào giai đoạn này. Tuy nhiên thời kỳ hút
đạm mạnh nhất quan sát thấy ở lúa lai là từ đẻ rộ đến làm đòng, mỗi ngày lúa lai
hút 3.520 g N/ha chiếm 34,68% tổng lượng hút, tiếp đến mới là giai đoạn từ bắt
đầu đẻ nhánh đến đẻ rộ, mỗi ngày cây hút 2.737 g N/ha chiếm 26,82% tổng
lượng hút. Vì lý do này mà bón lót và bón thúc thật tập trung là rất cần thiết
nhằm cung cấp đủ đạm cho lúa lai.
Theo Nguyễn Văn Hoan (2006) [3], ở giai đoạn cuối lúa lai hút đạm không
mạnh như ở 2 giai đoạn đầu song chiếm một tỉ lệ N cao và sức hút N mạnh rất có
lợi cho quang hợp tích lũy chất khơ vào hạt. Vì thế một lượng đạm nhất định cần
được bón vào giai đoạn cuối (khoảng 20 ngày trước khi lúa trỗ). Bón đạm với
liều lượng cao thì hiệu suất cao nhất là bón vào lúc lúa đẻ nhánh, sau đó giảm
dần, với liều lượng thấp thì bón vào lúc lúa đẻ và trước trỗ 10 ngày có hiệu quả
cao. Do nhu cầu và hiệu quả sử dụng đạm của các giống khác nhau nên việc bón
đạm theo một quy trình với liều lượng và thời gian định trước cho nhiều loại
giống cũng dẫn đến hiệu quả sử dụng đạm thấp. Vì vậy cần nghiên cứu biện pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm cho lúa.
- Đối với lân: Lân có tác dụng kích thích ra rễ mạnh, thúc đẩy q trình trổ
và chín sớm, tăng cường đẻ nhánh giúp cây phục hồi nhanh sau khi gặp những
điều kiện bất thuận. Thiếu lân làm cây lúa thấp, khả năng đẻ nhánh kém, bản lá
hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói.

6


Hiệu suất của lân đối với hạt ở các giai đoạn đầu cao hơn các giai đoạn cuối
do lân cần thiết cho đẻ nhánh và nhu cầu của lân tổng số ít hơn đạm. Vì thế, trong

sản xuất cần bón lân rất sớm, có thể bón lót để cây lúa hút đủ lân tạo điều kiện
thuận lợi cho các bước phát triển tiếp theo.
Theo Yoshida (1981) [17], lân cũng làm tăng sự phát triển của bộ rễ, thúc
đẩy việc ra rễ, đặc biệt là rễ bên và lông hút.
Theo Nguyễn Văn Hoan (2006) [3], phân tích hàm lượng lân trong lá thì
giai đoạn đẻ rộ thấy cao nhất. Ở giai đoạn chín hàm lượng lân trong thân lá lúa
lai cao hơn hẳn lúa thường. Giai đoạn từ đẻ rộ đến phân hóa địng lúa lai hút tới
84,27% tổng lượng lân. Vì thế muốn để lúa lai đạt năng suất cao thì tổng lượng
lân cần được cung cấp đủ trước khi làm địng. Trên đất phèn nặng muốn trồng
lúa có hiệu quả cần phải liên tục cải tạo: Sử dụng nước ngọt để rửa phèn, kế đến
là bón phân lân liều lượng cao trong những năm đầu để tích lũy lân.
Trên đất phù sa đồng bằng sơng Cửu Long bón lân có hiệu quả rất rõ, vụ
Đơng Xn bón 20 kg P2O5/ha đã tăng năng suất được 20% so với công thức
khơng bón lân. Tuy nhiên, bón thêm với liều lượng cao hơn, năng suất lúa có
tăng nhưng khơng rõ. Vì vậy, trong ruộng thâm canh thường được khuyến cáo
bón phối hợp từ 20 - 30 kg P2O5 là đủ. Cây lúa được bón đầy đủ lân và cân đối
đạm sẽ phát triển xanh tốt, khỏe mạnh, chống chịu với điều kiện bất thuận như
hạn, rét. Cây lúa đủ lân đẻ nhánh khỏe, bộ rễ phát triển tốt, trỗ và chín sớm ngay
cả trong điều kiện nhiệt độ thấp trong vụ Đơng Xn, hạt thóc mẩy và sáng. Cây
lúa thiếu lân cây còi cọc, đẻ nhánh kém, lá lúa ngắn, phiến lá hẹp, lá có tư thế
dựng đứng và có màu xanh tối, số lá, số bông và số hạt/bông đều giảm.
- Đối với kali: Theo Yosida (1981) [17], kali có tác dụng xúc tiến quá trình
quang hợp, đẩy mạnh sự di chuyển sản phẩm quang hợp từ lá sang các bộ phận
khác, tăng cường đẻ nhánh và giúp cây chống chịu được các điều kiện bất thuận.
Thiếu kali làm cây thấp, lá ngắn, rũ xuống và có màu xanh đậm; các lá phía
dưới, bắt đầu từ đỉnh xuống biến vàng giữa các gân lá, có lúc khơ chuyển sang
màu nâu nhạt. Trong các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây yêu cầu về
kali khác nhau nhưng cây lúa cần kali nhất vào thời kỳ làm hạt để tăng khả năng
vận chuyển dinh dưỡng vào hạt. Vì vậy, bón kali kéo dài đến lúc trỗ bơng, lúc
giai đoạn hình thành sản lượng là điều rất cần thiết.

Theo Nguyễn Văn Hoan (2003) [5], giai đoạn từ khi đẻ nhánh đến khi trỗ,
lúa lai hút kali với cường độ tương tự lúa thường. Tuy nhiên, từ sau khi trỗ thì
lúa thường hút rất ít kali, trong khi đó lúa lai vẫn duy trì sức hút kali mạnh, mỗi
ngày vẫn hút 0,67kg/ha chiếm 8,7% tổng lượng hút. Như vậy, trong suốt thời kỳ
sinh trưởng cường độ hút kali của lúa lai luôn cao. Đây là đặc điểm rất đặc trưng
7


về hút các chất dinh dưỡng của lúa lai. Từ đặc điểm này có thể kết luận: Để có
năng suất cao cần coi trọng bón phân kali cho lúa lai.
Nghiên cứu của Uddin S và cs (2013) [18], về 4 liều lượng bón kali cho lúa
(0, 20, 40 và 60 kg K2O/ha) trên đất mặn ở Bangladesh cho thấy: với mức bón
60 kg K2O/ha đã cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Đồng thời nghiên
cứu đã chỉ ra rằng bón kali cịn giúp tăng cường hiệu quả hút đạm của cây lúa
trên đất mặn.
Hồng Quốc Chính và Phạm Văn Đoan (2012) [6], nghiên cứu hiệu lực của
phân kali đối với lúa lai trên đất phèn ven biển tỉnh Thái Bình đã chỉ ra hiệu suất
kali đạt cao nhất ở mức bón cho lúa với lượng 90 kg K2O/ha trên nền 10 tấn
phân hữu cơ + 120 kg N + 90 kg P2O5/ha.
Nguyễn Đỗ Châu Giang và Nguyễn Mỹ Hoa (2012) [7], nghiên cứu khả
năng cung cấp kali và sự đáp ứng của lúa đối với phân kali trên đất thâm canh ba
vụ lúa ở Cai Lậy, Tiền Giang và Đồng Tháp cho thấy: Tiềm năng kali trong đất
cao nhưng kali hữu dụng thấp, do đó có thể dẫn đến thiếu kali cho lúa nếu khơng
được bón đầy đủ. Đồng thời, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng sự gia tăng năng
suất rõ rệt ở các công thức được bón kali so với cơng thức khơng bón.
Nghiên cứu của Hoàng Thị Thái Hoà và cs (2013) [8], cho rằng trên đất
mặn ven biển chuyên trồng lúa tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế,
bón kali với lượng 60 kg K2O/ha cho giống lúa chịu mặn A69-1 đã cho năng
suất, hiệu quả kinh tế cao và cải thiện độ phì cho đất tốt nhất.
Lưu Ngọc Quyến và cs (2014) [9], khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân kali

clorua đến năng suất lúa đã kết luận: Năng suất lúa tăng có ý nghĩa khi tăng liều
lượng bón kali từ 33 - 93 kg K2O/ha.
Theo Uddin và cs (2013) [19], trên đất mặn, kali có vai trị làm giảm sự hút
Na+, tăng cường khả năng chống chịu mặn của cây lúa . Nghiên cứu kali của
Trần Quang Tuyến (2010) [10], sau 34 vụ thí nghiệm về ảnh hưởng của bón phân
N, P, K dài hạn đến độ phì nhiêu của đất và năng suất lúa ở vùng Tây sông Hậu,
Đồng bằng sơng Mê Kơng đã chỉ ra rằng: Việc bón cân đối đạm lân đã cải thiện
rất tốt kết cấu và độ phì nhiêu của đất (Đất có độ xốp tương đối cao và không dẽ
chặt, thay đổi dung trọng của đất, tăng hàm lượng chất hữu cơ, đất có khả năng
trao đổi cation (đệm pH 8,1) khá cao, tăng đạm tổng số, lân dễ tiêu). Năng suất
lúa vụ Đông Xuân tăng dần qua các năm nhưng năng suất lúa có hiện tượng giảm
dần theo thời gian qua các vụ Hè Thu. Để khắc phục cần chú ý đầu tư phân lân
và kali thỏa đáng và trả lại rơm rạ cho đồng ruộng sau khi thu hoạch.

8


Mỗi ngun tố dinh dưỡng đều có một vị trí quan trọng trong đời sống của
cây lúa. Tùy mùa vụ, giai đoạn sinh trưởng, loại đất và phương pháp sử dụng mà
tác dụng và hiệu quả của các nguyên tố này rất khác nhau. Rất nhiều các kết quả
nghiên cứu cho thấy: Hiệu quả của các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây lúa
được phát huy cao nhất khi các nguyên tố này được bón phối hợp với nhau theo
một tỷ lệ thích hợp.
2.1.3. Cơ sở khoa học của biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
a. Dịch hại cây trồng là trạng thái tự nhiên của hệ sinh thái nông nghiệp
Thực tiễn sản xuất nông nghiệp thế giới và trong nước đã khẳng định, một
trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tổn thất lớn lao về năng suất và phẩm
chất cây trồng là do dịch hại phá. Theo FAO, 1981, tổn thất do sâu, bệnh, cỏ dại
gây ra chiếm 20 - 25%, có khi đến 30% tổng sản lượng. Theo FAO, 1984, nếu
tính trên 1,5 tỷ ha diện tích nơng nghiệp của tồn thế giới, tổn thất do dịch hại

gây ra khoảng 47 - 60 USD/ha. Theo H. H. Cramer - 1967, thiệt hại do sâu gây ra
hàng năm 29,7 tỷ USD, khoảng 13,8% khả năng mùa màng; do bệnh 24,8 tỷ
USD, khoảng 11,6% khả năng mùa màng; do cỏ dại 20,4 tỷ USD, khoảng 9,5%
khả năng mùa màng.Dịch hại làm cho cây trồng không thể tiến hành quá trình tạo
năng suất kinh tế một cách bình thường. Sinh vật gây dịch hại còn tiết ra các chất
có tác động làm rối loạn hoạt động sống của tế bào cây trồng, làm ảnh hưởng đến
phẩm chất cây trồng (giảm hàm lượng protein, axít amin, giảm tỷ lệ đường... ),
làm giảm giá trị hàng hóa nơng sản và tiếp tục gây hại trong bảo quản. Xét dưới
góc độ lợi ích của con người thì một số lồi sinh vật nào đó là có hại.
Trong tự nhiên, khơng có loài sinh vật nào là loài sinh vật gây hại, cũng
khơng có lồi sinh vật nào là lồi sinh vật có lợi. Thực ra mỗi lồi sinh vật đều có
một vị trí nhất định trong tự nhiên. Trên cơ thể cây trồng và xung quanh các loại
cây trồng có rất nhiều loài sinh vật khác nhau cùng tồn tại. Trong số đó, có lồi
cần thiết cho hoạt động sống của cây trồng, thiếu chúng cây khơng sống được
(các lồi vi sinh vật sống ở vùng rễ cây tạo điều kiện cho cây hút N, P, K ... một
cách dễ dàng). Có lồi sinh vật lấy cây trồng làm thức ăn như sâu, bệnh... Thế
nhưng không phải tất cả sinh vật lấy cây trồng làm thức ăn là loài dịch hại, cơn
trùng ăn cỏ dại lại trở thành lồi có ích, cơn trùng bắt mồi, ký sinh là yếu tố điều
hịa chủng quần dịch hại tạo điều kiện cho cây giữ được sốlượng thích hợp trong
hệ sinh thái.
Như vậy sinh vật có lợi hay có hại khơng phải là thuộc tính của một sinh
vật nào đó mà là đặc tính của lồi đó trong mối quan hệ nhất định của mỗi hệ
sinh thái. Các loài sinh vật vừa là điều kiện tồn tại của nhau, vừa là yếu tố hạn
chế nhau trong mỗi chuỗi dinh dưỡng của chu trình tuần hồn vật chất.
9


Trong hệ sinh thái tự nhiên, con người đã biến đổi trên cơ sở các quy luật
hoạt động của chúng để tạo ra hệ sinh thái nông nghiệp. Hệ sinh thái nông nghiệp
là hệ sinh thái do con người tạo ra để sản xuất ra lương thực, thực phẩm phục vụ

con người, bao gồm các sinh vật sống trong đó như cây trồng, con vật nuôi, cỏ
dại, chuột, sâu bệnh, chim, ếch nhái, cá, các sinh vật thủy sinh... sống trong một
mơi trường nhất định nhưđất, nước, khơng khí, sơng ngịi... Con người khơng
ngừng cải tạo, hồn chỉnh theo hướng có lợi cho mình. Cho nên hệ sinh thái nơng
nghiệp đơn giản, ít thành phần hơn hệ sinh thái tự nhiên, do vậy hệ sinh thái nông
nghiệp kém bền vững, muốn tồn tại phải có sự tác động thường xuyên của con
người. Con người ln ln giải phóng cây trồng ra khỏi sự tác động của các loài
sinh vật khác, để cho năng suất cao, phẩm chất tốt theo ý muốn của con người.
Tuy nhiên, theo quy luật tự nhiên, cây trồng là thức ăn cho nhiều loài sinh vật,
nếu con người chăm sóc tốt cây trồng, càng làm nó trở thành thức ăn tốt cho sinh
vật ký sinh và chúng hoạt động mạnh, tích lũy nhanh chóng trởthành dịch, tác
động lớn đến tồn bộ hệ sinh thái. Vì vậy dịch hại cây trồng là trạng thái tự nhiên
của hệ sinh thái nông nghiệp.
b. Mối quan hệ giữa dịch hại cây trồng và hoạt động mất cân đối trong sản
xuất nông nghiệp của con người
- Sự mất cân đối khi sử dụng giống cây trồng mới
Trong sản xuất nông nghiệp, một giống cây trồng đồng thời thỏa mãn các
tiêu chuẩn: năng suất cao, phẩm chất tốt, chống sâu bệnh, chống chịu hạn, úng,
chua, mặn... cịn rất hiếm. Thơng thường một giống cây trồng chỉ đạt một vài tiêu
chuẩn lợi ích cho con người, từ đó phát sinh sự mất cân đối trong sử dụng giống
cây trồng làm đảo lộn hệ sinh thái, tạo điều kiện cho dịch hại phát triển, cho nên
các giống mới năng suất cao thường bị dịch hại (sâu, bệnh...) phá mạnh.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, giống cổ truyền, được người nơng dân lựa
chọn có tính chống chịu chắc chắn với dịch hại và đã tạo ra sự cân bằng trong hệ
sinh thái, người ta gọi là giống chống chịu sâu, bệnh chiều ngang. Phần lớn các
giống mới hiện nay chỉ chống chịu với một số lồi sâu, bệnh cụ thể nào đó, người
ta gọi là giống chống chịu chiều dọc, khi đưa vào sản xuất, chỉ sau một thời gian
ngắn giống này lại bị loài sâu, bệnh chủ yếu mới gây hại nghiêm trọng. Ví dụ
giống NN22 chống bệnh bạc lá, sau đó bị rầy nâu gây hại nặng. Giống NN26
chống rầy nâu Biotype 1, sau đó bị rầy nâu Biotype 2 hại nặng [5]. Tuy nhiên nếu

thay đổi giống mới có kế hoạch, cân đối trên cơ sở vận dụng đầy đủ các quy luật
phát sinh gây hại của các loài sâu, bệnh là một biện pháp bảo vệ cây trồng có
hiệu quả trong hệ thống IPM.
- Sự mất cân đối khi sử dụng biện pháp canh tác kỹ thuật mới
10


Mỗi loại cây trồng và sinh vật khác nhau thì nhu cầu sinh học của chúng
cũng khác nhau trong những điều kiện khác nhau. Khi con người sử dụng những
biện pháp canh tác kỹ thuật mới tác động cây trồng để cho năng suất cao thì các
biện pháp kỹthuật này ảnh hưởng sâu sắc đến các loài sinh vật khác trong hệ sinh
thái. Ví dụ sự mất cân đối về phân bón, nước ... làm cho dịch hại phát triển mạnh
hơn, cỏ dại phát triển nhanh hơn và cạnh tranh với cây trồng, phân bón tăng làm
tăng tính nhiễm bệnh của cây trồng, cây trồng phát triển tạo nơi trú ẩn cho
chuột...Mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng đòi hỏi điều kiện sống
khác nhau. Khi tác động biện pháp canh tác không cân đối, không đúng lúc sẽ tạo
ra ảnh hưởng tiêu cực đến kích thích sự phát triển của dịch hại.
- Sự mất cân đối trong quá trình tổ chức sản xuất
Việc sản xuất tương đối đồng đều về cây trồng trên diện tích lớn (vùng
chuyên canh) là điều kiện thuận lợi cho dịch hại phát triển và gây hại. Trong
trường hợp này việc đảm bảo cân đối mối quan hệ cây và thành phần sinh vật
khác là quan trọng.
Việc mở rộng diện tích canh tác quá mức sẽ làm thay đổi đặc tính cơ bản
của hệsinh thái tự nhiên của nhiều vùng, mối quan hệ vốn có trong tự nhiên bị
phá vỡ, nên sâu, bệnh dễ phát triển và lây lan.
2.1.4. Cơ sở khoa học của biện pháp 3 giảm 3 tăng
2.1.4.1. Cơ sở của việc giảm chi phí đầu tư
a. Cở sở để giảm lượng giống gieo trên đơn vị diện tích
Hiện nay nơng dân thường sử dụng 8-10kg giống/sào, để có cơ sở giảm
lượng giống ta thử tính theo lý thuyết dưới đây.

Giả sử chúng ta gieo lượng giống 6 kg/sào = 6.000 g/sào, ta có thể tính
được bao nhiêu bơng lúa/m2 và năng suất là bao nhiêu.
Khối lượng bình quân 1000 hạt lúa nặng 23gam, tức là 0.023gam/hạt.
Vậy số hạt lúa gieo trên 1m2 là: 6000/500/0.023 = 520 hạt/m2.
Giả sử khi có 80% số hạt nảy mầm thì ta sẽ có: 520 hạt x 80% = 420
cây/m2, nếu như cây không đẻ nhánh, thì ta sẽ có 420 bơng/m2 khi thu hoạch.
Năng suất lý thuyết được tính như sau:
NS/m2 = số bơng/m2 x số hạt chắc/bông x khối lượng hạt
NS/m2= 420 x 70 x 0.023 = 676.2 gam = 0.68 kg/m2
Vậy NS/ha = 10000m2 x 0.68kg/m2 = 6.8tấn/ha

11


Các nhà nghiên cứu cho biết đối với lúa gieo để có năng suất cao cần có
số bơng/m2từ 380-400 bơng và có số hạt chắc bình qn trên một bơng là 70-80
hạt.
NS/ha = 380bông/m2 x 70 hạt chắc x 0,023 gam/hạt x 10000m2 = 6,12
tấn/ha
NS/ha = 380 bông/m2 x 80 hạt chắc x 0,023 gam/hạt x 10000m2 = 7 tấn/ha
NS/ha = 400 bông/m2 x 70 hạt chắc x 0,023 gam/hạt x 10000 m2= 6,4
tấn/ha
NS/ha = 400 bông/m2 x 80 hạt chắc x 0,023 gam/hạt x 10000m2= 7,36
tấn/ha
Như vậy chúng ta rất có cở sở để giảm lượng giống gieo xuống 2 - 4
kg/sào, nhưng năng suất vẫn cao. Chúng ta chỉ cần dùng 5 - 6kg giống/sào là đủ.
Để giảm lượng giống/ha ta cần chú ý mấy điểm sau đây.
- Sử dụng hạt giống chất lượng cao, độ thuần cao, sạch sâu bệnh, tỷ lệ nảy
mầm tốt.
- Trước lúc ngâm ủ cần làm sạch tạp chất, phơi lại nắng nhẹ để tăng sức

nảy mầm cho hạt giống.
- Ngâm ủ đúng kỷ thuật để làm tăng tỷ lệ nảy mầm.
- Gieo đều và đúng kỹ thuật theo từng thời vụ.
b. Giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật
Hậu quả của việc dùng không đúng thuốc BVTV không những gây thiệt
hại về kinh tế mà cịn gây nguy hại đến mơi trường sinh thái, tạo sự bùng phát
dịch hại còn nặng hơn. Để giảm thuốc bảo vệ thực vật chúng ta phải tìm hiểu và
thực hiện 2 vấn đề cơ bản sau:
- Trên đồng ruộng thường xuyên có các loại thiên địch tồn tại và cùng
phát triển với sâu hại, chúng sử dụng sâu hại làm thức ăn, do vậy chúng giữ cho
mật độ sâu hại tồn tại dưới mức gây thiệt hại đến năng suất cây trồng.
- Trong từng giai đoạn sinh trưởng nhất định của lúa. Cây có khả năng đền
bù thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Nếu ta sử dụng cả 2 yếu tố trên thì chúng ta đỡ
phải sử dụng nhiều thuốc trừ sâu bệnh.
- Không phun thuốc khi biết rằng thiên địch đang có mặt trên đồng ruộng
với số lượng (mật độ) đủ để hạn chế, tiêu diệt sâu hại.

12


- Không cần phun thuốc nếu biết rằng tại thời kỳ sinh trưởng lúa, cây có
khả năng bù đắp lại được những phần thiệt hại do sâu bệnh mà không ảnh hưởng
đến năng suất.
Khuyến cáo để giảm lượng thuốc phòng trừ sâu bệnh chúng ta phải áp
dụng kỹ thuật IPM trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Sử dụng các giống
kháng sâu bệnh để giảm lượng thuốc. Không nên sử dụng thuốc trừ sâu đối với
vụ Đông Xuân từ sau gieo đến 40-45 ngày, đối với vụ Hè Thu từ sau gieo đến
20-25 ngày. Chăm sóc, bón phân cân đối hợp lý giúp cây trồng sinh trưởng thuận
lợi.
c. Giảm lượng đạm (bón phân theo nhu cầu sinh dưỡng của cây)

Đầu tư phân bón cho lúa là cần thiết để tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên,
trong thực tế sản xuất khơng phải nơi nào nơng dân cũng bón đạm cân đối cho
cây lúa. Nhiều nơi nơng dân bón q nhiều đạm, sinh ra thừa và lãng phí, có nơi
lại bón thiếu, khơng đủ nên khơng phát huy được năng suất của giống. Để trồng
lúa có năng suất và có hiệu quả kinh tế cần đầu tư phân bón đúng, đủ và áp dụng
bón đạm theo nhu cầu dinh dưỡng của cây.
Để bón N đúng kỹ thuật, tăng hiệu quả sử dụng phân chúng ta hãy tìm
hiểu nhu cầu dinh dưỡng N của cây lúa. Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát
triển, lúa có 2 thời kỳ khủng hoảng N, thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng. Tuy nhiên,
khi bón N vào đất cho lúa tùy theo điều kiện thời tiết và loại đất, cây lúa chỉ sử
dụng được 40% lượng N, 20% N do đất giữ chặt và 40% N bị rửa trôi và bốc hơi.
Thời kỳ đẻ nhánh: Do lượng N bón thúc khi gieo đã hết, lúc này lúa cần
nhiều năng lượng cung cấp cho sự phát triển của lá, thân, rể và đặc biệt là hình
thành các dãnh mới. Do vậy, chúng ta phải cung cấp N thời kỳ này nhằm đảm
bảo cho cây lúa đẻ đủ nhánh hữu hiệu/đơn vị diện tích để có năng suất cao.
Thời kỳ làm đòng: Cũng do lượng N bón trước đó đã hết, cần bổ dung
dinh dưỡng để tiếp tục phát triển thân lá và đặc biệt là cung cấp năng lượng cho
sự hình thành cơ quan sinh sản của cây lúa: bông, dé và hạt. Cung cấp đầy đủ
dinh dưỡng cho thời kỳ này sẽ cho bông lúa to, hạt nẫy và chắc, đảm bảo cho
năng suất cao.
2.1.4.2. Cơ sở khoa học để tăng hiệu quả sản xuất
a. Tăng năng suất
Do áp dụng đúng kỹ thuật gieo trồng, đầu tư phân bón, chăm sóc tốt đúng
quy trình kỹ thuật.
b. Tăng hiệu quả kinh tế
13


Do giảm được lượng giống gieo, giảm sử dụng thuốc BVTV và sử dụng
phân bón hợp lý, tăng năng suất cây trồng.

c. Tăng chất lượng sản phẩm
Sản phẩm khơng có dư lượng thuốc BVTV, mẫu mã hàng hoá sáng đẹp
2.1.5. Cơ sở khoa học của biện pháp 1 phải 5 giảm
2.1.5.1. “1 phải”
Phải sử dụng giống lúa cấp xác nhận hoặc nguyên chủng mà ngành Nông
nghiệp địa phương khuyến cáo đưa vào sản xuất. Không sử dụng lúa thịt để làm
giống.
2.1.5.2. “5 giảm”
a. Giảm lượng hạt giống:
Mật độ gieo sạ thích hợp sẽ đạt năng suất tối đa. Nếu mật độ sạ quá dày sẽ
tốn nhiều giống, phân bón, cây lúa mềm yếu, dễ đổ ngã nên năng suất giảm, chi
phí tăng. Thực tế nhiều bà con nơng dân tiến hành sạ dày với suy nghĩ sạ dày thì
lúa sẽ cho , nhiều bông hoặc sạ dày để trừ hao do sâu bệnh và dịch hại (ốc bươu
vàng, chuột cắn phá…). Tuy nhiên, số bông thường tỉ lệ nghịch với số hạt trên
bông và trọng lượng hạt. Khi tăng mật độ sạ, số bơng trên đơn vị diện tích sẽ tăng
nhưng số hạt trên bông và trọng lượng hạt lại giảm. Bên cạnh đó, khi sạ dày bà
con nơng dân sẽ phải đối mặt với nguy cơ có nhiều sâu bệnh hơn; sẽ tốn một
lượng thuốc hóa học để diệt trừ và tốn lượng phân bón lớn để ni số chồi vô
hiệu. Khi mật độ sạ giảm sẽ cho chồi lúa to, cứng, lá đứng thẳng, bộ rễ phát triển
mạnh, hạt mẩy, chắc, năng suất và chất lượng chắc chắn sẽ hơn.
Lượng giống khuyến cáo 80 - 100kg/ha.
Giảm lượng hạt giống là biện pháp quan trọng đầu tiên trong gói kỹ thuật “1
phải 5 giảm”. Có thể thấy, khi giảm lượng hạt giống và tiến hành sạ với mật độ
hợp lý, tình hình sâu bệnh sẽ giảm hơn so với sạ dày; đây là cơ sở để bà con có
thể giảm lượng thuốc BVTV, giảm lượng phân đạm và tiết kiệm nước.
b. Giảm bón dư thừa phân đạm:
Bón phân cân đối hợp lý giúp cây lúa khỏe, hạn chế dịch hại, năng suất tối
ưu. Nếu thừa phân đạm, cây lúa sẽ mềm yếu, nhiễm nhiều sâu bệnh, dễ đổ ngã.
Liều lượng, thời gian bón phân tùy thuộc vào loại đất, loại phân bón, mùa vụ và
sự sinh trưởng của cây lúa.

c. Giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:

14


Nguyên tắc chung: tận dụng sự đa dạng của thiên địch trong tự nhiên xuất
hiện sớm trong ruộng lúa để khống chế dịch hại ở dưới mức phịng trừ.
Khơng phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn đầu (40 ngày sau sạ trong vụ
Đông Xuân và 20-30NSS vụ Hè Thu) nhờ khả năng đền bù của cây lúa cho
những thiệt hại sâu hại ở giai đoạn lúa đẻ nhánh thấp.
Chỉ sử dụng thuốc hóa học khi thật sự cần thiết, phải tuân thủ theo khuyến
cáo của cơ quan bảo vệ thực vật địa phương và theo nguyên tắc 4 đúng.
d. Giảm lượng nước tưới:
Cây lúa không phải luôn luôn cần ngập nước. Trong suốt quá trình sinh
trưởng của cây lúa, nên điều tiết nước theo quy trình sau: (khơng áp dụng ruộng
bị nhiễm chua phèn, mặn)
Giai đoạn sau sạ: để ruộng đủ ẩm
Giai đoạn cây lúa 2-3 lá: giữ mực nước khoảng 1-3cm, giai đoạn này nước
là nhu cầu thiết yếu để cây lúa phát triển. Giữ nước trong ruộng ở giai đoạn này
còn hạn chế được sự mọc mầm của các loài cỏ.
Giai đoạn lúa bắt đầu đẻ nhánh – đẻ nhánh rộ: áp dụng tưới “ướt khô xen
kẻ”. Cho nước vào ngập khoảng 3-5cm và đến khi nào thấy mặt nước trong
ruộng rút khô (không để nứt chân chim) thì bắt đầu cho nước vào ruộng lại. Tưới
nước theo phương pháp này sẽ giúp rễ lúa ăn sâu vào trong đất, vừa chống đổ
ngả, vừa dễ thu hoạch
Cuối giai đoạn lúa đẻ nhánh: tháo nước hoàn toàn phơi mặt ruộng đến khi
nứt nẻ chân chim nhằm hạn chế đẻ nhánh vô hiệu và giúp bộ rễ bám sâu vào đất.
Giai đoạn bắt đầu làm địng – trổ: ln giữ nước trong ruộng khoảng 1-3cm,
đây là giai đoạn cây lúa rất cần nước, nếu thiếu nước sẽ giảm số hạt bông, số hạt
lép nhiều.

Giai đoạn lúa ngậm sữa: áp dụng phương pháp tưới “ướt khơ xen kẻ”
Giai đoạn lúa chín hồn tồn – thu hoạch: tháo nước để ruộng khơ giúp lúa
chín tập trung và dễ thu hoạch.
e. Giảm thất thốt sau thu hoạch:
Gặt: Đúng độ chín (85-90% số hạt lúa trên bông chuyển sang màu vàng).
Phơi: Hạn chế phơi lúa ngồi đồng, trên lộ giao thơng.
Bảo quản: hạt lúa có độ ẩm 13-14%, lúa sạch, hạt chắc và khơ đều, đựng
vào bao bì kín khí giúp chống ẩm và cất giữ phịng chống cơn trùng, chuột cắn
phá…
15


2.2. Cơ sở thực tiễn của vệc áp dụng các TBKT trong trồng trọt
Những năm qua, Tỉnh tập trung thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp,
trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao phù hợp
với điều kiện thổ nhưỡng, tập trung tổ chức lại sản xuất theo hướng phát triển các
mơ hình kinh tế tập thể gắn với phát triển chuỗi cung ứng nông sản và chế biến.
Nhiều đề án, dự án, chương trình được triển khai như: Đề án chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016 và định
hướng đến 2020 (Đề án 1000); Đề án phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy
sản chất lượng cao tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016 – 2020; Đề án trạm phát triển
trạm bơm điện ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016 –
2020, Chương trình số 02/CTr-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2021 hành động
phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang 5 năm
2021 – 2025, Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) tỉnh Hậu
Giang,…
Tỉnh chọn 09 sản phẩm chủ lực để tập trung chỉ đạo: Lúa, mít, chanh
khơng hạt, bưởi, khóm, mãng cầu, heo, lươn, cá thát lát để phát triển theo chiều
sâu, tập trung tạo bước đột phá mới. Nhiều nơng sản của tỉnh đã có nhãn hiệu
như: Bưởi Năm Roi Phú Thành, cam sành Ngã Bảy, khóm Cầu Đúc, chanh

khơng hạt Đơng Thạnh, cá thát lát Hậu Giang, cá rô đồng Hậu Giang, lúa Hậu
Giang 2, mía đường Casuco, qt đường Long Trị, cam xồn Phương Phú, xoài
Bảy Ngàn, mãng cầu xiêm và gà tàu vàng. Trong đó, 03 nơng sản (cam sành,
khóm và cá thát lát) đã phát triển thành thương hiệu nổi tiếng. Bên cạnh đó, các
nơng sản đã bước đầu sản xuất theo hướng GAP, an toàn vệ sinh thực phẩm
nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu dùng.
Ngoài ra, Tỉnh đã chỉ đạo ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi từ sản xuất
đến xuất khẩu như tự động hóa, internet kết nối vạn vật (IoT), hoặc kết hợp giữa
canh tác thủy sản với sản xuất rau, hoa, quả. Hiện tại, ngoài Khu nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang tại huyện Long Mỹ với diện tích 5.200ha,
nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư
làm nông nghiệp 4.0, nông nghiệp sạch, xây dựng chuỗi giá trị nơng sản cũng
được quan tâm triển khai. Ngồi ra, tỉnh cịn có nhiều khu vực sản xuất nơng
nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến đạt hiệu quả cao, với các sản phẩm như cá
thát lát cườm, dứa, xoài, chanh không hạt, mãng cầu... Thời gian qua, ngành
nông nghiệp tỉnh đã hợp tác với Công ty CP Nông trại sinh thái Ecofarm thực
hiện các dự án hỗ trợ nông dân trồng dưa hấu VietGAP, chanh không hạt
VietGAP. Đây là cơ sở để Hậu Giang tiếp tục triển khai các dự án thực hành
nông nghiệp thông minh.

16


Trong sản xuất, Tỉnh đã triển khai áp dụng các công nghệ viễn thám trong
quản lý sản xuất và sâu bệnh, công cụ quản lý cây trồng trên điện thoại thơng
minh, áp dụng phân bón thơng minh, sản xuất lúa gạo theo phương pháp hữu cơ,
theo chuỗi giá trị, tổ chức theo hợp tác xã, ứng dụng công nghệ để tự động hóa,
cơ giới hóa đồng bộ từ khâu sản xuất đến thu hoạch, bảo quản.
Tồn Tỉnh có 01 liên hiệp HTX và 186 HTX nông nghiệp; 25 trang trại
gồm 14 trang trại chăn nuôi, 03 trang trại thủy sản và 08 trang trại tổng hợp[1].

Tỉnh đã lựa chọn và tập trung đầu tư, hỗ trợ 15 mơ hình hợp tác xã và ba liên
hiệp hợp tác xã phát triển toàn diện về hạ tầng, năng lực quản lý, điều hành hợp
tác xã và tổ chức sản xuất gắn với chế biến, thị trường, liên kết chuỗi cung ứng
và phát triển đa dịch vụ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hợp tác xã và
các thành viên.
Tuy nhiên, các mơ hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong nơng nghiệp tuy
có phát triển, nhưng cịn rất ít; phần lớn nông dân chủ yếu vẫn sản xuất theo thói
quen, kinh nghiệm truyền thống; tình trạng thiếu nguồn lao động nơng nghiệp có
chất lượng và khả năng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất vẫn
đang phổ biến ở nhiều địa phương trong tỉnh.
Năng lực ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất của nông dân cịn
thấp; mối liên kết giữa nơng dân - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - ngân hàng cơ quan quản lý nhà nước chưa chặt chẽ nên khó xây dựng thương hiệu, khó xây
dựng chuỗi ngành hàng; các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm thường khơng bảo đảm
tính ổn định, dẫn đến tình trạng giá cả nhiều loại nông sản thường xuyên không
ổn định.
Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, việc liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá
trị các mặt hàng nông sản chưa thực sự phát triển nên khó kiểm sốt chất lượng,
khó truy xuất nguồn gốc.
Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp thiếu và yếu, chưa
đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi; cơ sở chế biến tại các vùng sản xuất
chưa bảo đảm yêu cầu phục vụ sản xuất lớn; hệ thống logistics chưa phát triển,
thiếu khả năng kết nối các trung tâm cung ứng nông sản, dẫn đến chi phí cao, ảnh
hưởng đến chất lượng, giá cả nông sản do bảo quản kém, vận chuyển chậm.
Để nông nghiệp Hậu Giang trở thành “bệ đỡ” kinh tế và hướng đến nông
nghiệp xanh phát triển bền vững, cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là, tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân về nơng
nghiệp xanh, những lợi ích của việc sản xuất sạch hơn, an toàn hơn cho người
tiêu dùng, tư duy về kinh tế nông nghiệp.
17



- Để nơng dân thật sự có niềm tin về nông nghiệp xanh, cần đổi mới và
đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nông dân hiểu và thấy được lợi ích an tồn,
hiệu quả của sản xuất nơng nghiệp xanh đối với người tiêu dùng và môi trường
cũng như đối với sự phát triển kinh tế nói chung.
- Nơng nghiệp xanh mang lại lợi ích về sinh thái khơi phục và tăng độ
màu mỡ của đất, giảm sự xói mịn đất và ơ nhiễm hóa chất trong nơng nghiệp,
bảo vệ mơi trường,… Nơng nghiệp xanh có tiềm năng trở thành một nhân tố tạo
ra mạng lưới liên kết những việc làm, điều này đảm bảo sự trao đổi cao hơn về
đầu tư lao động so với nông nghiệp truyền thống. Tóm lại, nơng nghiệp xanh là
nơng nghiệp với mục tiêu là đảm bảo một nền nông nghiệp đầu tư giá rẻ, năng
suất cao, và không gây ảnh hưởng sinh thái.
- Ngoài ra, để đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất nông nghiệp thời kỳ
mới, nông dân cần chuyển nhanh từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy
kinh tế nông nghiệp, tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi
giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường,.. từ đó góp phần từng bước chuyển từ
nền nông nghiệp sản lượng cao sang nền nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái,
trách nhiệm; ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất.
- Theo Kế hoạch, ngành nông nghiệp Hậu Giang đề ra mục tiêu từ nay đến
năm 2025 đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực I bình quân đạt 3%/năm.
Tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 70%, nâng năng suất lao động khu
vực I bằng mức bình quân của khu vực đồng bằng sơng Cửu Long. Thu nhập
bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng tối thiểu 2 lần so với năm 2020. Tỷ
lệ che phủ rừng duy trì mức 3%, tăng cường trữ lượng, chất lượng rừng. Tỷ lệ giá
trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp
tác và liên kết đạt 30%; sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương
đương đạt 25%; tỷ lệ giá trị nông sản ứng dụng công nghệ cao đạt 20%; diện tích
nhóm đất nơng nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 1,5 đến 2% tổng diện tích
nhóm đất nơng nghiệp.
Để đáp ứng được yêu cầu trên, cần chú trọng đến công tác đào tạo chất

lượng lao động nông nghiệp. Nơng nghiệp thời hội nhập cần phải có những
người nơng dân mới, do đó nhất thiết phải đầu tư phát triển nhân lực trong nông
nghiệp để nông dân của các địa phương trong Tỉnh thực sự là những người lao
động nông nghiệp chuyên nghiệp, sản xuất nông nghiệp theo tư duy công nghiệp.
- Thứ hai, cần thay đổi tập quán sản xuất cho nông dân, nâng cao ứng
dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

18


Với tập quán sản xuất truyền thống (kinh nghiệm, quy mô sản xuất manh
mún, nhỏ lẻ, chất lượng nông sản chưa đồng đều, sản phẩm khơng có thương
hiệu) gây rất nhiều khó khăn cho việc phát triển nơng nghiệp bền vững, nhất là
trong ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Chính vì thế, nơng dân cần mạnh dạn
thay đổi sang phương thức sản xuất (tập trung, theo quy hoạch vùng sản xuất,
liên kết trong sản xuất) thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất,
nâng cao chất lượng nơng sản.
Chương trình số 50-CTr/TU, ngày 09/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025, định hướng phát triển kinh tế, xã hội thời gian tới cần
phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo để tạo ra sự bứt phá
về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế Tỉnh. Thúc đẩy
đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển giao công nghệ vào thực tiễn
sản xuất và đời sống, đồng bộ các khâu sản xuất trong chuỗi giá trị các sản phẩm
chủ lực của Tỉnh.
Để thực hiện được các nội dung trên địi hỏi nơng dân phải nhận thức
được và thay đổi tập quán sản xuất cũ.
- Thứ ba, chú trọng đầu tư xây dựng thương hiệu nông sản, nhận diện
thương hiệu của địa phương
Xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản là nhiệm vụ quan trọng
thường xuyên và lâu dài nhằm xác định sản phẩm nông sản đặc thù thế mạnh của

Tỉnh để tập trung đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, hình thành
những vùng ngun liệu nơng sản hàng hố có năng lực cạnh tranh trên thị
trường trong và ngồi nước.
Việc xây dựng thương hiệu nơng sản cịn nâng cao nhận thức của nơng
dân trong việc bảo vệ uy tín, chất lượng sản phẩm. Từ đó góp phần thay đổi tư
duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp của nông dân.
- Thứ tư, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Tăng cường đầu tư cơng vào các cơng trình phịng, chống thiên tai, giảm tác
động bất lợi về môi trường, dự báo, giám sát và phòng ngừa dịch bệnh; tăng
cường quản lý chất thải nông nghiệp. Cải thiện hệ thống dự báo, cảnh báo sớm và
gắn kết hệ thống này với dịch vụ tư vấn nông nghiệp. Thay đổi phương pháp
canh tác và lựa chọn giống phù hợp với các vùng đất chịu tác động của biến đổi
về khí hậu. Xây dựng năng lực nghiên cứu và phát triển để có thể giải quyết được
những thách thức mới nảy sinh của q trình biến đổi khí hậu, nước biển dâng,
xâm nhập mặn và sự bùng phát của các loại dịch bệnh cũ và mới. Cần đặc biệt
quan tâm tới quản lý mơi trường thơng qua kiểm sốt chặt chẽ các chỉ số môi
trường.
19


- Tóm lại, cùng với cơng nghiệp, đơ thị và du lịch, nông nghiệp Hậu
Giang được xác định là một trong những trụ cột phát triển kinh tế của Tỉnh. Để
nông nghiệp phát huy được tiềm năng và thế mạnh của mình, phát triển nơng
nghiệp xanh, bền vững là định hướng có tính chiến lược và thực tiễn, phù hợp với
xu thế phát triển hiện nay.

20



×