Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Triết lý trong ca dao, tục ngữ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.35 KB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN DIỆP MINH THY

TRIẾT LÝ TRONG CA DAO,
TỤC NGỮ VIỆT NAM
Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ ĐÌNH LỤC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Lê Đình Lục. Các dẫn chứng trong luận văn là trung
thực, đảm bảo tính khoa học, khách quan và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN DIỆP MINH THY


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT LÝ, CA DAO VÀ TỤC NGỮ


..................................................................................................................... 9
1.1. QUAN NIỆM VỀ TRIẾT LÝ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT LÝ
VÀ TRIẾT HỌC .......................................................................................... 9
1.1.1. Quan niệm về triết lý .......................................................................... 9
1.1.2. Mối quan hệ giữa triết lý và triết học .................................................. 11
1.2. KHÁI LUẬN VỀ CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM........................... 15
1.2.1. Khái niệm, nguồn gốc và sự phát triển của ca dao, tục ngữ................. 15
1.2.2. Phân loại ca dao, tục ngữ Việt Nam .................................................... 21
1.2.3. Sự tương đồng và khác biệt giữa ca dao và tục ngữ Việt Nam ............ 29
1.2.4. Vai trò của ca dao, tục ngữ trong đời sống xã hội Việt Nam ............... 31
Kết luận chương 1 ...................................................................................... 33
Chương 2: YẾU TỐ TRIẾT LÝ TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VÀ SỰ
ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
........................................................................................................................................ 35

2.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH YẾU TỐ TRIẾT LÝ TRONG CA DAO, TỤC
NGỮ VIỆT NAM ........................................................................................ 35
2.1.1. Cơ sở lịch sử - xã hội của yếu tố triết lý trong ca dao, tục ngữ Việt Nam
..................................................................................................................... 35
2.1.2. Cơ sở tư tưởng - văn hóa của yếu tố triết lý trong ca dao, tục ngữ Việt
Nam ............................................................................................................. 44
2.2. YẾU TỐ TRIẾT LÝ TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM......... 49
2.2.1. Thế giới quan trong ca dao, tục ngữ Việt Nam ................................... 49
2.2.2. Bản thể luận trong ca dao, tục ngữ Việt Nam...................................... 53
2.2.3. Nhận thức luận trong ca dao, tục ngữ Việt Nam ................................. 56
2.2.4. Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam.............................. 64


2.3. ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ TRIẾT LÝ TRONG CA DAO, TỤC
NGỮ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM .............................. 78

2.3.1. Ảnh hưởng của yếu tố triết lý trong ca dao, tục ngữ đến đời sống tinh
thần và phương cách ứng xử của người Việt Nam ........................................ 79
2.3.2. Ý nghĩa của yếu tố triết lý trong ca dao, tục ngữ đối với việc nâng cao
nhận thức cuộc sống và giáo dục đạo đức cho con người ............................. 88
Kết luận chương 2 ...................................................................................... 95
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 100


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người sáng tạo ra ngơn ngữ và nó trở thành phương tiện giao tiếp
quan trọng nhất của xã hội loài người. Trong q trình vận dụng, người ta
ln chú ý đến việc tổ chức lời nói sao cho đạt hiệu quả cao. Ngay từ thuở xa
xưa, lúc chưa có ngành khoa học về ngôn ngữ, con người đã đúc kết những
kinh nghiệm trong lao động sản xuất, chiến đấu, vận dụng lời ăn tiếng nói của
mình trong ca dao, tục ngữ và cho đến nay, những kinh nghiệm này vẫn còn
nguyên giá trị.
Giá trị của ca dao, tục ngữ được thể hiện ở chỗ: nó có sức sống lâu bền
với thời gian, nó gắn liền với lao động sản xuất, nó phản ánh chân thực cuộc
sống của người dân, nội dung của ca dao, tục ngữ mang triết lý giáo dục con
người. Triết lý trong ca dao, tục ngữ là triết lý dân gian. Triết lý ấy là kết quả
của sự rút tỉa bởi trải nghiệm, như một quan niệm nền tảng, được phát biểu
ngắn gọn, súc tích, làm kim chỉ nam hướng dẫn chỉ đạo con người trong các
quan hệ, trong cách xử thế cũng như trong lao động sản xuất.
Cho dù chỉ mới là kinh nghiệm, nhưng triết lý dân gian trong ca dao,
tục ngữ vẫn giàu sức thuyết phục và sẽ sống mãi với thời gian. Đó là vì ca
dao, tục ngữ thể hiện triết lý của mình một cách hình tượng, hàm súc, đậm hơi

thở của cuộc sống cùng sự trải nghiệm từ chính thực tế cuộc sống. Đằng sau
mỗi câu ca dao, tục ngữ, đằng sau những hình ảnh, những kinh nghiệm khái
qt từ chính cuộc sống ấy là bản sắc văn hoá, là phong cách sống, là lối nói,
cách nghĩ của người dân.
Trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, nghiên cứu ca dao, tục ngữ
để phát hiện ra những cái hay, cái đẹp ẩn chứa trong lớp ngơn từ giản dị mà
súc tích ấy là rất cần thiết nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.


2

Nghị quyết số 03 - NQ/TW ngày 16/7/1998 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng ( khóa VIII) đã chỉ rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vơ giá, gắn kết
cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá
trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa, phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng,
bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”[22, tr.10-11].
Tháng 7/2004, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương khóa
IX đã ra kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong
những năm sắp tới. Đại hội lần thứ X của Đảng (tháng 4/2006) tiếp tục khẳng
định: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển
kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội”[23, tr. 106].
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, phương hướng xây dựng và phát
triển văn hoá đã được Đảng ta xác định là: phát huy chủ nghĩa yêu nước và
truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho

văn hóa thấm sâu vào tồn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người,
từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh
vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần
cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, cơng bằng,
dân chủ, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, để thực hiện thành công công cuộc đổi mới toàn diện đất
nước trong giai đoạn hiện nay, chúng ta phải tiến hành đổi mới đồng thời trên
tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,... Trong đó, trên lĩnh


3

vực văn hóa cần xuất phát từ truyền thống văn hóa của dân tộc. Một trong
những nhân tố tạo nên truyền thống đó là kho tàng văn học dân gian nói
chung, ca dao, tục ngữ nói riêng đã được ơng cha ta dày công xây dựng và lưu
giữ. Mặt khác, cần kết hợp hài hịa tinh hoa văn hóa của dân tộc với tinh hoa
văn hóa nhân loại nhằm tạo nên những giá trị bền vững về văn hóa cho nền
văn minh của đất nước.
Là người Việt, hẳn ai cũng biết rằng chúng ta có rất nhiều phẩm chất
tốt đẹp được tích tụ, lưu truyền qua nhiều thế hệ như: tinh thần u nước, lịng
dũng cảm, đức tính trung thực, lịng tự trọng, tình u thương con người.... và
chúng ta rất tự hào về những phẩm chất tốt đẹp ấy của dân tộc mình. Ngay từ
xa xưa, những phẩm chất tốt đẹp đó đã được ca dao, tục ngữ phản ánh. Bởi
vậy, “ muốn hiểu biết về tình cảm của nhân dân Việt Nam xem dồi dào, thắm
thiết, sâu sắc đến mức độ nào, rung động nhiều hơn cả về những khía cạnh
nào của cuộc đời thì khơng thể nào không nghiên cứu ca dao Việt Nam mà
hiểu biết được”[84, tr.54].
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Quần chúng là những người
sáng tạo, công nông là những người sáng tạo. Nhưng, quần chúng không phải

chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là những
người sáng tác nữa…Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là
những sáng tác của quần chúng. Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn, chứ
không “tràng giang đại hải”, dây cà ra dây muống. Các cán bộ văn hóa cần
phải giúp những sáng tác của quần chúng. Những sáng tác ấy là những hòn
ngọc quý…”[63, tr.250]. Vũ Ngọc Phan cũng có nhận định tương tự khi ông
cho rằng: “Trong kho tàng văn học Việt Nam, tục ngữ, ca dao dân ca là những
viên ngọc q. Nó q ở chỗ….nó giữ vai trị quan trọng trong việc hình
thành và phát triển tiếng nói của dân tộc, phản ánh sinh hoạt của nhân dân,
biểu hiện những nhận xét, những ý nghĩ của nhân dân trong công cuộc đấu
tranh thiên nhiên, đấu tranh xã hội, xây dựng đất nước”[84, tr 811].


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

4

Trong bối cảnh của tồn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế đang tạo ra
những tác động mạnh mẽ, sâu sắc và đa chiều đến mọi lĩnh vực của xã hội
Việt Nam như hiện nay thì việc tìm tịi, thu thập, nghiên cứu, bảo vệ và lưu
truyền những giá trị của cuộc sống được đúc kết, khái quát qua ca dao, tục
ngữ để những triết lý dân gian ấy tiếp tục soi sáng con đường đi tới tương lai
cho chúng ta thực sự một nhiệm vụ cấp thiết. Đây cũng chính là lý do tác giả
chọn đề tài: “Triết lý trong ca dao, tục ngữ Việt Nam” làm đề tài luận văn
thạc sĩ triết học cho mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Đây là đề tài nghiên cứu tư tưởng triết học mà đối tượng nghiên cứu là
yếu tố triết lý trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. Vì vậy, xoay quanh ca dao, tục
ngữ đã có nhiều cơng trình nghiên cứu tuy ở những góc độ khác nhau:
Dưới góc độ nghiên cứu văn học, trước hết phải kể đến: Tìm hiểu tiến

trình văn học dân gian Việt Nam của Cao Huy Đỉnh (Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1974); Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan (Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997); Tục ngữ ca dao Việt Nam của Mã Giang Lân
(Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007); Văn học dân gian Việt Nam của Đinh Gia
Khánh – Chu Xuân Diên (Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1962); Tục ngữ Việt Nam
của Chu Xuân Diên (Nxb. Sự thật, 1993); Tục ngữ Việt Nam của Chu Xuân
Diên – Lương Văn Đang – Phương Tri (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
1993); Văn học truyền khẩu Việt Nam của Phạm Văn Diêu (Nxb. Sài Gòn,
1960); Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình của Phạm Việt Long (Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2010); v.v.
Những cơng trình này chủ yếu sưu tầm, tập hợp những câu ca dao, tục
ngữ của các vùng miền trong cả nước, đồng thời thể hiện tính cấp thiết cần
phải giữ gìn những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc thơng qua lời nói đầu
của các tác phẩm.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

5

Dưới góc độ nghiên cứu tư tưởng, theo hướng này có các cơng trình
tiêu biểu như: Triết học và tư tưởng của Trần Văn Giàu (Nxb. Thành phố Hồ
Chí Minh, 1988); “Một lối tìm về triết lí cuộc đời trong ca dao Việt Nam” của
Lê Tuyên (Tạp chí Đại học, số 22, 1961); “Tâm hồn Việt Nam qua một hệ
thống dân ca quen thuộc và phổ biến” của Lê Văn Hảo (Tạp chí Dân tộc học,
số 1, 1980); Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm
(Nxb.Tổng hợp, 2004); “Tìm hiểu văn hố ứng xử của người Việt qua tục
ngữ” của Nguyễn Văn Thông (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2, 2000); “Quan

niệm về đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức thể hiện trong tục ngữ, thơ
ca dân ca Việt Nam” của Lê Huy Thực (Tạp chí Lý luận chính trị, số 11,
2003); Bàn về khoan dung trong văn hóa của Huỳnh Khái Vinh – Nguyễn
Thanh Tuấn (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004); v.v.
Tất cả những cơng trình này nghiên cứu ca dao, tục ngữ ở phương diện
tư tưởng, ngụ ý. Ở đó, người đọc sẽ thấy được những giá trị chuẩn mực,
những nét đẹp truyền thống của người Việt Nam, mối quan hệ giữa người với
người, đạo làm người.
Dưới góc độ nghiên cứu ảnh hưởng của ca dao, tục ngữ đối với đời
sống tinh thần và cách ứng xử của người Việt, có các tác phẩm: Đạo làm
người trong tục ngữ ca dao Việt Nam của Nguyễn Nghĩa Dân (Nxb. Thanh
niên, 2000); “Tình yêu thiên nhiên trong ca dao Việt Nam” của Nguyễn Văn
Xung (Tạp chí bách khoa, số 36, 1958); “Một số đặc điểm về nhân cách con
người Việt nam qua ca dao, tục ngữ” của Nguyễn Như An (Tạp chí Nghiên
cứu giáo dục, số 259, 1993); “Những nét đẹp trong giáo dục thế hệ trẻ của
người Thái qua ca dao, tục ngữ” của Nguyễn Doãn Hương (Tạp chí văn hóa
các dân tộc, số 9, 1997); “Nghệ thuật của bộ phần ca dao phản ánh đạo lý,
giáo dục nhân cách” của Trần Kim Liên (Tạp chí văn hóa dân gian, số 63,
1998); “Tục ngữ ca dao và lời ru với việc giáo dục giá trị đạo đức – nhân văn”
của Tạ Đăng Tun (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 61, 1998); Mấy nhận thức

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6

bước đầu: Bản sắc dân tộc qua tục ngữ - ca dao Hải Ngọc (Nxb. Thành phố
Hồ Chí Minh, 2002); v.v.

Những cơng trình này phản ánh vai trị của ca dao, tục ngữ đối với đời
sống xã hội của người Việt. Qua đó, người đọc thấy được vai trò của ca dao,
tục ngữ trong việc phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người; giữa
con người với tự nhiên; thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu lao động trong ca
dao, tục ngữ.
Dưới góc độ nghiên cứu ý nghĩa của ca dao, tục ngữ đối với việc nâng
cao nhận thức cuộc sống và giáo dục đạo đức cho con người, có các cơng
trình nghiên cứu: “Trao đổi về ý nghĩa một số câu tục ngữ, ca dao” của
Nguyễn Thục Hiền (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 41, 1993); Giá trị tinh thần
truyền thống của dân tộc Việt Nam của Trần Văn Giàu (Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1983); Dân tộc tính trong ca dao của Hoa Bàng (Nxb. Vỡ Đất,
hà Nội, 1952); “Đạo lí trong tục ngữ” của Nguyễn Đức Dân (Tạp chí văn học,
số 5, 1987); Lòng yêu nước trong văn học dân gian Việt Nam của Nguyễn
Nghĩa Dân (Nxb. Hội nhà văn, 2001); “Tục ngữ, ca dao, dân ca với tâm lý
đạo đức, phong tục tập quán và lịch sử xã hội” của Nguyễn Nghĩa Dân – Lý
Hữu Tấn (Tạp chí văn học, số 128, 1971) v.v.
Đây là cơng trình phân tích ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ đối
với đời sống xã hội của người Việt, nhưng cũng đủ để người đọc thấy rằng ca
dao, tục ngữ là dành cho tất cả mọi người, người biết chữ cũng như người
khơng biết chữ cũng có thể hiểu được nó và vận dụng nó một cách dễ dàng
trong cuộc sống.
Như vậy, có khá nhiều cơng trình nghiên cứu ca dao, tục ngữ ở những
khía cạnh khác nhau. Đó là những tài liệu khoa học hữu ích để tác giả kế thừa
và vận dụng nghiên cứu yếu tố triết lý trong ca dao, tục ngữ Việt Nam.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


7

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích
Mục đích của đề tài là nghiên cứu yếu tố triết lý trong ca dao, tục ngữ
Việt Nam, từ đó chỉ rõ vai trị to lớn của ca dao, tục ngữ đối với đời sống xã
hội của người Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải hồn thành các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, khái luận về ca dao, tục ngữ Việt Nam.
Thứ hai, chỉ ra được một số yếu tố triết lý trong ca dao, tục ngữ Việt
Nam.
Thứ ba, làm rõ ảnh hưởng của ca dao, tục ngữ đối với đời sống xã hội
con người Việt nam.
3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu yếu tố triết lý, đặc biệt là triết lý về đạo làm
người trong ca dao, tục ngữ Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. Cơ sở lý luận
Thực hiện đề tài này, tác giả luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ
nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; đồng thời tác giả
dựa vào kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam để nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp
nghiên cứu cụ thể luận văn bao gồm: phân tích, tổng hợp, so sánh, phương
pháp lịch sử - logíc, phương pháp văn học, phương pháp xã hội học.


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm sáng rõ thêm triết lý bình dân trong ca dao, tục
ngữ Việt Nam.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn triết học và môn Giáo dục
công dân ở các trường học. Luận văn cịn có thể làm tài liệu tham khảo cho
việc nghiên cứu nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc. Ngồi ra, nó giúp mọi người biết trân trọng, biết bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thể hiện trong ca dao, tục ngữ;
giúp mọi người tích cực sưu tầm, lưu giữ và phổ biến rộng rãi ca dao, tục ngữ
nói riêng, vặn học dân gian Việt Nam nói chung.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, danh mục tài liệu
tham khảo; kết cấu của đề tài luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT LÝ, CA DAO VÀ TỤC NGỮ
1.1. QUAN NIỆM VỀ TRIẾT LÝ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT LÝ VÀ
TRIẾT HỌC
1.2. KHÁI LUẬN VỀ CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM

Chương 2: YẾU TỐ TRIẾT LÝ TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VÀ SỰ
ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

2.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH YẾU TỐ TRIẾT LÝ TRONG CA DAO, TỤC
NGỮ VIỆT NAM
2.2. YẾU TỐ TRIẾT LÝ TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM
2.3. ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ TRIẾT LÝ TRONG CA DAO, TỤC NGỮ
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT LÝ, CA DAO VÀ TỤC NGỮ
1.1. QUAN NIỆM VỀ TRIẾT LÝ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT LÝ VÀ
TRIẾT HỌC

1.1.1. Quan niệm về triết lý
Trong Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê đã nêu nghĩa của triết lý trên cả 2
nghĩa danh từ và động từ. Nếu là danh từ thì triết lý là “1/lý luận triết học;
2/quan niệm chung của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội”[87,
tr. 1327]; nếu là động từ thì triết lý là “dùng lý luận thuần túy để giảng giải về
những vấn đề nhân sinh và xã hội”[87, tr.1327].
Aritstotes đã viết trong tác phẩm Metaphysique: “Triết lý là kiến thức
suy lý về những nguyên lý và những nguyên do đầu tiên”[35, tr.206]; “vì nhờ
sự ngạc nhiên mà loài người đã bắt đầu làm triết lý cả vào thời đại của chúng
ta và vào lúc khởi đầu”[35, tr.216]. Theo quan niệm của Aristotes, triết lý là
tri thức của con người được nhận thức.
Trong tham luận tại hội thảo với đề tài Triết lý về sự phát triển ở Việt

Nam hiện nay, giáo sư Vũ Khiêu đã nêu: “Triết lý là triết học khiêm tốn nói
về mình”[ 66, tr.21]. Triết lý hiểu theo nghĩa mà giáo sư Vũ Khiêu đã nêu có
nghĩa là triết học cịn ở trình độ sơ khai.
Trong Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa trong văn hóa, giáo sư Hồng
Trinh đã nêu nghĩa của triết lý là “ những ý tưởng cơ bản được dùng làm nền
tảng cho sự tìm tịi và suy lý của con người về cội nguồn, bản chất và các hình
thái tự nhiên, xã hội và bản thân và làm phương châm cho sự xử thế và xử sự
của con người trong các hành động sống hàng ngày. Khi triết lý còn ở trạng
thái tự nhiên, do cuộc sống mà nảy nở thì người ta cho đó là triết lý về cuộc
sống mà dân tộc nào cũng có thể có.” [102, tr.8]. Ở một chỗ khác, ơng viết:
“Triết lý là những hiểu biết trong thực tế chưa đạt trình độ trí tuệ và lơgích

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

như triết học. Nhưng khi những tư tưởng triết lý cụ thể, đa tạp, tản mạn đó
được hệ thống hóa, phạm trù hóa văn bản hóa và truyền đạt qua học hành,
giảng dạy thì người ta gọi đó là triết học vì nó đã được nâng lên thành khoa
học”[102, tr.8].
Theo giáo sư Hồng Trinh thì triết lý và triết học vừa có điểm giống
nhau, vừa có điểm khác nhau: “hai khái niệm này cũng có chỗ giống nhau,
chỗ đồng dạng, đó là cái tinh thần chỉ đạo, cái cốt lõi bên trong”[102, tr.8],
“chỗ khác nhau là khi nói triết học là nói về mặt khoa học, là nói quy trình
phát triển lơgích với hệ thống những khái niệm của nó, khi nói triết lý là nói
những tư tưởng chính yếu, các giá trị…của sự hiểu biết chứa đựng”[102, tr.89]. “Triết học là môn khoa học nghiên cứu những phạm trù, những quy luật
chung nhất của tự nhiên xã hội và tư duy. Nó cung cấp thế giới quan và

phương pháp luận tổng quát cho các khoa học khác. Kết quả nghiên cứu của
nó thường được thể hiện thành các hệ thống , các khái niệm, các phạm trù các
nguyên lý. Còn triết lý là kết quả của sự suy ngẫm, chiêm nghiệm và đúc kết
thành những phương châm ứng xử, có tác dụng chỉ đạo cho cách ứng xử của
con người”[66, tr.8].
Tuy có sự khác nhau trong quan niệm về triết lý của các nhà nghiên
cứu, nhưng nhìn chung các quan niệm này đều cho rằng triết lý là lý luận của
con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội, là kết quả nhận thức của con
người trên cơ sở thực tiễn, nó có tác dụng hướng dẫn chỉ đạo hoạt động của
con người.
Trong số các quan niệm được trích dẫn, tác giả luận văn căn cứ vào
quan niệm của Aristotes để tìm hiểu yếu tố triết lý trong ca dao, tục ngữ Việt
Nam. Bỡi vì, quan niệm này vừa thể hiện được bản chất của triết lý với tư
cách là tri thức của con người được nhận thức vừa thể hiện được tính chất
phát mộc mạc thơ sơ của những nhận thức đó.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

Dưới đây là một số yếu tố triết lý được phát triển từ thời phong kiến
đến thời đại Hồ Chí Minh: Triết lý lấy dân làm gốc của Trần Hưng Đạo, Ông
coi khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ, coi đó là thượng sách để giữ
nước, đến thời đại Hồ Chí Minh được Hồ Chí Minh phát triển thành dễ trăm
lần khơng dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong; triết lý về đạo làm
người trong quan hệ vua – tôi, cha – con thời phong kiến đó là: quân sử thần
tử thần bất tử bất trung; phụ xử tử vong tử bất vong bất hiếu đến Hồ Chí

Minh trung hiếu được phát triển thành trên vì nước, dưới vì nhà;một là đắc
hiếu, hai là đắc trung,v.v.
1.1.2. Mối quan hệ giữa triết lý và triết học
Thuật ngữ triết học vốn có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp cổ “philosophie”
(phiên âm theo chữ cái La tinh), có nghĩa là yêu mến sự thống thái. Triết học
được dùng với nghĩa phổ biến là một môn khoa học nghiên cứu những vấn đề
chung nhất của tự nhiên xã hội và tư duy. Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết
học, đặc biệt là của triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại.
Khác với triết học, triết lý không phải là môn khoa học đề cập đến
những vấn đề chung nhất của tự nhiên xã hội và tư duy. “Nhưng triết lý có
quan hệ khá mật thiết với triết học. Bỡi từ hệ thống những nguyên lý, những
luận điểm của một triết thuyết nhất định người ta có thể rút ra những triết lý
về cách ứng xử, phương châm sống”[66, tr.23-24].
Ví dụ: “Từ hệ thống các nguyên lý triết học duy vật lịch sử về mối quan
hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng
kinh tế và kiến trúc thượng tầng pháp lý, chính trị và những hình thái ý thức
xã hội, mà biểu hiện là cuộc đấu tranh của các tập đồn người có lợi ích mâu
thuẫn nhau trong các xã hội đã phân chia thành giai cấp nói chung và trong xã
hội tư bản nói riêng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đi tới một triết lý phát triển có
ý nghĩa nhân văn cao cả là: “Thay cho xã hội tư bản cũ, với những giai cấp và
đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hiệp, trong đó sự phát triển

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi

người”[66, tr. 24].
Từ quy luật những thay đổi dần dần về lượng đẫn đến sự thay đổi về
chất và ngược lại (gọi tắt là quy luật lượng chất), con người có thể rút ra triết
lý sống cho mình là khơng nên nóng vội, cũng khơng nên ngại khó nếu muốn
có thành cơng, vì “giục tất bất đạt”.
Như vậy, từ các phạm trù, nguyên lý của triết học có thể rút ra được
nhiều triết lý giáo dục con người .
Tuy nhiên, không phải mọi triết lý đều được rút ra từ những triết thuyết
khác nhau. Bởi vì, thực tế cho thấy “khơng phải bất cứ quốc gia dân tộc nào,
ở bất cứ thời điểm nào cũng đều có thể sản sinh ra các nhà triết học mà những
nguyên lý, những luận điểm của họ trở thành điểm tựa cho những quan niệm
có ý nghĩa triết lý về nhân sinh và xã hội của cộng đồng. Song hầu như tất cả
các quốc gia, dân tộc, trong tiến trình lịch sử lâu dài của mình thường có ít
hoặc nhiều những bộ óc thơng thái trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là
những nhà văn, nhà thơ, nhà sử học,…,và cả những trí thức bình dân nữa.
Mặc dù những người nàycó thể khơng bàn trực tiếp đến những vấn đề của
triết học, nhưng họ có khả năng suy ngẫm, đúc kết, tổng kết được những điều
cơ bản nhất về các mối quan hệ trong đời sống thực tế mọi mặt của cộng
đồng, rút ra được những tư tưởng có ý nghĩa triết lý được mọi người thừa
nhận, xem đó là nguyên tắc xử thế, phương châm sống và hành động của
mình”[66, tr.25].
Ví dụ tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi, với chủ trương “lấy đại
nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, tư tưởng này đã trở
thành một nội dung không thể thiếu trong triết lý nhân sinh. Hay tư tưởng về
“độc lập dân tộc” của Hồ Chí Minh, Bác có câu nói nổi tiếng “chúng ta thà hi
sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô
lệ”[61, tr. 480], tư tưởng này là một nội dung không thể thiếu trong triết lý

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

nhân sinh về đạo làm người. Và “giặc đến nhà đàn bà phải đánh”, tư tưởng
này là nội dung không thể thiếu trong triết lý nhân sinh về đạo làm người đối
với quê hương đất nước,… Những tư tưởng và những danh ngơn như thế có
thể thấy khơng ít trong kho tàng tri thức bác học và cả kho tàng văn hóa dân
gian của dân tộc ta.
Từ lâu đời, nhân dân ta đã rút ra được nhiều triết lý ứng xử. Đó là
những triết lý về lối sống, về quan hệ giữa con người với con người, chẳng
hạn như triết lý “ đói cho sạch, rách cho thơm”, khuyên con người sống phải
ngay thẳng chân thật, dù có đói có rách cũng phải giữ được phẩm giá của
mình; hay triết lý “thương người như thể thương thân”. Đó là những triết lý
được thể hiện dưới dạng những câu tục ngữ, ca dao được truyền tụng trong
nhân dân từ đời này qua đời khác.
Thông qua mối quan hệ giữa triết lý và triết học có thể thấy triết lý và
triết học vừa có điểm tương đồng vừa có điểm khác biệt.
Điểm tương đồng giữa triết lý và triết học là cả hai đều mang tính khái
quát cao, cả hai đều thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của con người.
Điểm khác biệt giữa triết lý và triết học được nhiều nhà nghiên cứu
nhận định:
Giáo sư Trần Văn Giàu nhận định rằng : “Trong tiếng Pháp chỉ có một
từ philosophie, khơng có từ thứ hai. Cịn dân Việt Nam mình thì vừa nói triết
lý vừa nói triết học.Tơi nghĩ triết lý và triết học khơng hồn tồn gống nhau.
Triết học chủ yếu là lý luận về nhận thức,… Còn triết lý chủ yếu hướng về
đạo lý; hướng về đạo lý chứ khơng chỉ là đạo lý. Nó chủ yếu đặt vấn đề tốt
hay xấu nên hay chăng, chứ không đặt vấn đề đúng hay sai, phải hay không
phải. Hai loại vấn đề ấy, tuy có quan hệ với nhau, nhưng có khác nhau”[66, tr.

20 -21].
Giáo sư vũ khiêu thì quan niệm: “Triết lý khơng thể hiện tầm khái quát
vũ trụ quan và nhân sinh quan mà thể hiện ý nghĩ và hành vi có ý nghĩa chỉ

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

đạo cuộc sống con người”[66, tr. 21]. Như vậy, theo giáo sư Vũ Khiêu điểm
khác nhau giữa triết lý và triết học đó là triết học thể hiện tầm khái quát về vũ
trụ quan và nhân sinh quan cịn triết lý khơng thể hiện tầm khái qt mà thể
hiện ý nghĩ và hướng hành vi của con người sao cho hành vi đó có ý nghĩa
tích cực trong cuộc sống.
Giáo sư Hồng Trinh nhận định: “ Có những dân tộc đã có những triết
lý từ lâu mặc dầu chưa có triết học với những hệ thống các khái niệm của
nó”[66, tr 21 -22]. Ở đây, Giáo sư Hồng Trinh muốn chỉ ra rằng triết lý ra
đời từ rất sớm và nó ra đời sớm hơn triết học.
Trên cơ sở các nhận định trên, có thể thấy sự khác biệt giữa triết lý và
triết học được thể hiện ở các điểm sau:
Thứ nhất, nếu triết lý là những gì rút tỉa từ cuộc sống bỡi sự trải
nghiệm, nó có vai trò hướng dẫn chỉ đạo con người trong hoạt động thực tiễn
và trong cách đối nhân xử thế nên triết lý thường là kinh nghiệm sống hay bài
học đạo đức được truyền tụng trong nhân dân thì triết học là khoa học nghiên
cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên xã hội và tư duy, nó là một khoa
học cụ thể, nó cung cấp thế giới quan và phương pháp luận tổng quát cho các
khoa học khác, kết quả nghiên cứu của nó thường được thể hiện thành hệ
thống các khái niệm phạm trù, các nguyên lý có tính trừu tượng hóa cao.

Thứ hai, nói về nguồn gốc ra đời thì triết lý ra đời rất sớm gắn liền với
đời sống và hoạt động lao động sản xuất vật chất của con người, nó vận động
và phát triển cùng với cuộc sống. nó ra đời khi con người chưa biết đến triết
học là gì, nhận thức cịn sơ khai. Triết học ra đời khi nhận thức của con người
đã phát triển, con người có khả năng khái quát những sự vật, hiện tượng trong
tự nhiên, xã hội và tư duy thành những nguyên lý, quy luật mang tính khái
quát cao.
Thứ ba, vì ra đời trong cuộc sống nên Triết lý có thể rời rạc, tản mạn,
khơng liên kết chặt chẽ, lơgíc được với nhau, mặc dù chúng có thể là những

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15

triết lý sâu sắc; chúng thể hiện sự suy tư, đúc kết kinh nghiệm, tri thức của
con người về những mặt, những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ trong đời sống;
chúng có thể được thể hiện bằng ca dao, tục ngữ, văn học, nghệ thuật, kiến
trúc,..Còn Triết học vì là một khoa học nên các nguyên lý, quy luật của triết
học được trình bày thành một hệ thống chặt chẽ.
Thứ tư, triết lý không thể xác định được chính xác thời gian ra đời của
một cái chung, một triết lý cụ thể nào đó, cịn triết học người ta có thể xác
định được tác giả và thời gian xuất hiện của một hệ thống triết học cụ thể.
1.2. KHÁI LUẬN VỀ CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM

1.2.1. Khái niệm, nguồn gốc và sự phát triển của ca dao, tục ngữ
“Tục ngữ, ca dao là phần phong phú nhất trong văn học dân gian của
dân tộc ta. Đây cũng là phần có giá trị nhất về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ

thuật biểu hiện. Do đặc điểm nội dung và hình thức ngắn gọn, có vần và dễ
nhớ nên tục ngữ, ca dao luôn được nhân dân vận dụng truyền miệng qua
nhiều thế hệ. Chính vì vậy, nó luôn được trau chuốt mà vẫn giữ được cái hồn,
cái hình mặc dù có thay đổi một vài từ khi đến “cư trú” ở các địa phương
khác nhau”[48, tr.5].
Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những khái niệm khác nhau về ca dao:
Theo Mã Giang Lân: “Ca dao là một thể loại trữ tình của văn học dân
gian. Những tác phẩm trong thể loại này dù nói lên mối quan hệ giữa con
người trong lao động, trong sinh hoạt gia đình xã hội hoặc nói lên những kinh
nghiệm sống và hành động thì bao giờ cũng là bộc lộ thái độ chủ quan của
con người đối với những hiện tượng khách quan, chứ không phải miêu tả một
cách khách quan những hiện tượng, những vấn đề cho nên ở ca dao cái tơi trữ
tình nổi lên rất rõ nét”[48, tr.9-10].
Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm
được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các diệu dân ca”[84,
tr.42]. Ở một chỗ khác ông viết: “ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt. Về

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

điểm này, trong Văn học dân gian, tập II (Lịch sử văn học Việt Nam), Đinh
Gia Khánh có chú thích như sau : “Trong Kinh thi, phần Ngụy phong bài Viên
hữu đào có câu: “Tâm chi ưu hĩ, ngã ca thả dao”( lòng ta buồn ta ca và
dao)”[84, tr.41- 42].
Theo Trần Kim Liên: “Ca dao là tiếng nói của nhân dân, tiếng nói đó
mộc mạc, dân dã nhưng là tiếng nói có nghệ thuật”[51, tr.39].

Nói về ý nghĩa của ca dao đối với cuộc sống, tác giả Lê Tun trong
bài viết đăng tạp chí có tiêu đề “Một lối tìm về triết lý cuộc đời trong ca dao
Việt Nam” đã đưa ra nhận định: “Ý nghĩa của ca dao là ở đấy, ở chỗ mộc mạc
bình dân nhưng lại là một sự thức tỉnh, một sự khám phá của con người và đã
có tất cả hào hứng cũng như can đảm để nói ra mà chúng ta phải đón nhận
như chính chúng ta đón nhận cuộc đời vậy”[105, tr.119].
Tuy có sự khác nhau về mặt diễn đạt ngơn từ, nhưng nhìn chung nhận
định về ca dao của các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở chỗ: ca dao là sáng
tác của nhân dân và được truyền miệng trong dân gian; ca dao thường là thơ
lục bát và mang đậm tính trữ tình; nội dung của ca dao phản ánh tính đa dạng,
phong phú của cuộc sống; ca dao phản ánh tình cảm của người lao động, đó
là tình yêu đôi lứa, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, yêu lao động
v.v. Từ những tình yêu này, ca dao đã bộc lộ tư tưởng đấu tranh của người lao
động trước cái ác, cái xấu, trước những bất công của xã hội.
Trên cơ sở các khái niệm và nhận định trên, có thể hiểu ca dao là
những bài thơ trữ tình, thường là thể lục bát để miêu tả, tự xự, ngụ ý và diễn
đạt tình cảm. Ca dao là những câu ca dân gian được lưu truyền từ đời này
qua đời khác trong nhân dân.
Những câu ca ấy được xuất khẩu thành thơ trong quá trình lao động sản
xuất, hoặc là những kinh nghiệm trong cuộc sống được đúc kết lại, phản ánh
cách nghĩ, cách làm của người dân, đôi khi là những dãi bày tâm sự về thiên
nhiên, tình cảm con người khi buồn lúc vui, chẳng hạn:

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17


“Dưa gang một chạp thì trồng
Chiêm cấy trước tết thì lịng đỡ lo”[48, tr.53].
Hay:
“Cá buồn cá lội thung thăng
Người buồn người biết đãi đằng cùng ai”[48, tr.103].
Về tục ngữ, cũng có nhiều khái niệm khác nhau:
Từ điển tiếng Việt của Hồng Phê có nêu định nghĩa về tục ngữ: “Tục
ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần, điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống
và đạo đức thực tiễn của nhân dân”[87, tr.1361].
Mã Giang Lân cho rằng: “Tục ngữ là lời ăn tiếng nói của nhân dân đã
đúc kết lại dưới những hình thức tinh giản mang nội dung súc tích. Tục ngữ
thiên về biểu hiện trí tuệ của nhân dân trong việc nhận thức thế giới xã hội và
con người”[48, tr.5].
Theo Vũ Ngọc Phan: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý,
một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự
phê phán… tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng đã là một câu hồn chỉnh”[85,
tr.31-32].
Cịn Đinh Gia Khánh – Chu Xuân Diên thì khẳng định: “Tục ngữ là
những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc, do nhân dân lao động sáng tạo
nên và lưu truyền qua nhiều thế kỷ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa là
nghĩa đen và nghĩa bóng”[45, tr 11].
Như vậy, có thể thấy, giống như với ca dao, quan niệm về tục ngữ của
các nhà nghiên cứu cũng có sự khác nhau nhưng nhìn chung đều cho rằng tục
ngữ là sáng tác của nhân dân, những sáng tác ấy cơ đọng, hàm súc, thiên về
trí tuệ, thể hiện kinh nghiệm và hiểu biết về vũ trụ và về nhân sinh. Đồng thời,
tục ngữ cũng biểu hiện thái độ ứng xử và tình cảm của nhân dân đối với
những vấn đề của cuộc sống.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18

Tục ngữ, ca dao là thành phần rất phong phú của văn hóa dân gian. Nó
được lưu truyền qua nhiều đời khác nhau và trở thành tài sản chung của dân
tộc. “Tục ngữ ca dao dân ca của ta là một thứ xã hội sử phản ánh tâm lý đạo
đức, phong tục tập quán của nhân dân qua hàng chục thế kỷ từ xưa đến
nay”[14, tr.47].
Trên thực tế, người ta khơng thể đưa ra câu trả lời chính xác cho các
câu hỏi về lịch sử xuất hiện của ca dao, tục ngữ, kiểu như: chúng xuất hiện từ
đâu và vào thời điểm nào? Dưới đây là một số quan điểm của các nhà nghiên
cứu về sự xuất hiện của ca dao, tục ngữ:
Vũ Ngọc Phan cho rằng, “tục ngữ ca, dao có thể xuất hiện cùng với
thần thoại và truyền thuyết” [83, tr.54]. Tuy nhiên theo ông, tục ngữ xuất hiện
trước ca dao vì “tục ngữ là những câu ngắn, có câu chỉ là một lời nói xi tai,
khơng vần vè, nhiều câu có thể xuất hiện vào thời tiếng nói của ta chưa phát
triển mấy…. cịn ca dao thiên về tình cảm biểu lộ tính tình của con người về
mn mặt, nên chỉ có thể phát triển vào thời mà đời sống xã hội đã phức tạp”
[83, tr.54].
Cao Huy Đỉnh cũng đưa ra nhận xét tương tự khi ông cho rằng, “dân
ca và văn vần truyền miệng đã ra đời rất sớm. Và ở thời đại đồ đồng, chắc
chắn nó đã phồn thịnh và phức tạp”[26, tr.84].
Tuy có sự khác nhau, nhưng nhìn chung quan niệm về lịch sử xuất hiện
ca dao, tục ngữ của các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở chỗ: họ thừa nhận ca
dao, tục ngữ xuất hiện rất sớm và gắn liền với đời sống con người. Khi con
người biết tư duy và có khả năng tổng kết, diễn đạt những kinh nghiệm,
những điều quan sát được trong tự nhiên, xã hội và đời sống thì con người đã
dùng ca dao, tục ngữ để phản ánh những kinh nghiệm ấy. Cho đến hôm nay,

chúng ta vẫn đang thừa hưởng một gia tài tục ngữ, ca dao đồ sộ mà các thế hệ
cha ông của chúng ta kế tiếp nhau sáng tạo, gìn giữ và lưu truyền lại. Qua kho
tàng ca dao, tục ngữ, người ta có thể hiểu được phần nào phong tục tập quán

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

19

xưa và nay của người Việt Nam. Kho tàng văn chương bình dân ấy tiếp tục
phát triển theo thời gian và mỗi khi có những biến động của lịch sử cũng như
của cuộc sống, người ta lại thấy những câu ca dao và tục ngữ mới xuất hiện
và được truyền khẩu trong nhân dân.
Lẽ tự nhiên là tục ngữ, ca dao Việt Nam cũng xuất hiện vào những thời
kỳ khác nhau trong lịch sử, nhưng hiện nay chúng ta chưa xác định được lý
lịch cụ thể của chúng mà chỉ phân kỳ mang tính tương đối như “tục ngữ, ca
dao ra đời trước thời Pháp thống trị (tức cổ đại), những câu đã ra đời trong
Pháp Nhật thuộc (tức cận đại), những câu xuất hiện từ cách mạng tháng tám
trở lại đây (tức hiện đại và đương đại)”[84, tr.37]. Sở dĩ tục ngữ, ca dao Việt
Nam được các nhà nghiên cứu phân kỳ lịch sử như vậy là vì “tục ngữ, ca dao
của ta ít nói đến tên người, tên đất; ít nói đến những biến chuyển lớn trong xã
hội,..Tục ngữ, ca dao của ta nói nhiều đến thiên nhiên, đến tình duyên, đến gia
đình, đến lao động và sản xuất,…Tục ngữ, ca dao của ta có nhiều câu, nhiều
bài qua nhiều thế hệ và tùy từng địa phương, đã bị sửa cả hình thức và nội
dung khơng còn nguyên vẹn nữa”[84, tr. 25-26].
Ca dao, tục ngữ ra đời gắn liền với sự vận động của cuộc sống, của lịch
sử dân tộc. Do đó, ca dao, tục ngữ cũng phát triển và vận động cùng với cuộc
sống và lịch sử dân tộc.

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan nhận định: “nhiều câu có thể xuất hiện
vào thời tiếng nói của ta chưa phát triển mấy”[83, tr. 54]. Và đó là những câu
ca dao, tục ngữ cổ. Khái niệm ca dao, tục ngữ cổ còn dùng để chỉ những câu
ca dao, tục ngữ ra đời trước thời Pháp thống trị. Như đã trích dẫn và phân tích
ở trên, những câu tục ngữ, ca dao khơng nói đến tên người, tên đất; nói nhiều
đến thiên nhiên, đến tình dun, đến gia đình, đến lao động và sản xuất,…thì
được gọi là tục ngữ, ca dao cổ. Chẳng hạn như bài ca dao:
“Tay cầm con dao,
Làm so cho sắc.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

20

Để mà đễ cắt,
Để mà đễ chặt.
Chặt lấy củi cành,
Trèo lên rừng xanh.
Chạy quanh sườn núi,
Một mình thui thủi”[83, tr.54].
Nếu ca dao, tục ngữ cổ chủ yếu phản ánh về thiên nhiên, về tình u
đơi lứa, u xóm làng, những kinh nghiệm trong sản xuất,..thì ca dao, tục ngữ
thời phong kiến còn bày tỏ thái độ căm phẫn của người dân trước bọn tham
quan xấu xa:
“Muốn nói gian, làm quan mà nói”[84, tr 445].
Hay:
“Con ơi mẹ bảo con này,

Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan”[84, tr446].
Và:
“Bể đông có lúc vơi đầy,
Mối thù đế quốc có ngày nào quên!”[84, tr.488].
Giai đoạn này người dân đã biết sử dụng hình thức so sánh tương phản, nước
biển đơng có lúc vơi, lúc đầy nhưng mối thù của người dân đối với kẻ thù
xâm lược lúc nào cũng dâng cao ngùn ngụt.
Khi thực dân Pháp mới chiếm nước ta, đã nổi lên rất nhiều cuộc khởi
nghĩa, trong đó có cuộc nổi dậy của Nguyễn Trung Trực. Trước khi bị hành
hình, Nguyễn Trung Trực đã nói vào mặt quân thù một câu đanh thép: bao
giờ đất này hết cỏ thì người Nam mới hết chống Tây. Dựa theo ý của câu này
nhân dân ta đã sáng tác câu ca dao:
“Bao giờ hết cỏ Tháp Mười
Thì dân ta mới hết người đánh Tây”[84, tr.501].

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

21

Ca dao chống Mỹ cứu nước có nhiều bài biểu hiện tấm lòng miền Nam
đối với Bác Hồ kính u, đó là tấm lịng son sắt của nhân dân ước mong đất
nước được độc lập, thống nhất:
Nước dưới sông khi dâng khi cạn,
Trăng trên trời khi sáng, khi lu.
Ai ra miền Bắc thưa với Bác Hồ,
Lòng miền Nam vẫn trịn vành vạnh
như chiếc nón bài thơ đội đầu”[84, tr.552].

Thời bao cấp làm ăn tập thể, có những câu phê phán một số cơng nhân
viên chức có tư tưởng cá nhân, tự tư tự lợi hoặc làm việc không đúng mức:
“Thủ kho to hơn thủ trưởng”[84, tr.551].
Hay phê phán một số công nhân lái máy cày máy kéo hay hạch sách nhân dân
về ăn uống:
“Trân đen ăn cỏ, trân đỏ ăn gà”[84, tr.551].
Từ cách mạng tháng Tám đến nay, văn học dân gian nói chung và ca
dao, tục ngữ nói riêng ngày một phát triển mạnh mẽ và kho tàng văn chương
bình dân ấy tiếp tục phát triển, trở thành là một tài sản vô giá của dân tộc.
1.2.2. Phân loại ca dao, tục ngữ Việt Nam
Ca dao là loại hình nghệ thuật trữ tình của văn học dân gian. Ca dao có
nhiều loại hình như dân ca, đồng dao, ca dao lao động, ca dao ru con,ca dao
trào phúng, ca dao trữ tình; v.v.
Về dân ca, theo Vũ Ngọc Phan: “Dân ca là câu hát đã thành khúc điệu,
Dân ca là những bài hát có nhạc điệu nhất định, nó ngả về nhạc nhiều ở mặt
hình thức”[84, tr. 43].
Theo Hoàng Phê trong Từ điển tiếng Việt: “Dân ca là bài hát lưu truyền
trong dân gian, mang đặc trưng của từng vùng và thường khơng có tác
giả”[87, tr.330].

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×