Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

VAI TRÒ của hội NHẬP KINH tế QUỐC tế đối với sự PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.87 KB, 25 trang )

Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế

A. MỞ ĐẦU
Du lịch là sứ giả của hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia,
các dân tộc. Trên thế giới, du lịch hiện được xem là một trong những ngành
kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham
gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó đem lại. Điều này càng
thể hiện rõ hơn trước xu thế tồn cầu hố và khu vực hố.
Trong 40 năm hình thành và phát triển, đặc biệt từ năm 1990, Du lịch
Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách
với du lịch các nước trong khu vực, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tích cực vào q trình đổi mới
và hội nhập quốc tế của đất nước.
Việt Nam là thành viên của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) từ
năm 1979. Cơ hội để nước ta hội nhập vào ngành du lịch toàn cầu rất lớn. Việt
Nam là quốc gia giàu có về tiềm năng du lịch, có thể phát triển thành trung
tâm du lịch trong khu vực và châu Á. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam hiện nay
chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, chưa xây dựng được một thương
hiệu riêng trên thị trường du lịch thế giới. Vì vậy, tơi chọn đề tài “Hội nhập
kinh tế quốc tế và sự phát triển du lịch Việt Nam” làm bài tập tiểu luận khi
học học phần “Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”.

1


Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển du
lịch Việt Nam
1.1. Các khái niệm


1.1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế
- Theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các
nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn
ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mơ tồn cầu đã diễn ra từ
cách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở mang
mạng lưới giao thơng, thúc đẩy lưu thơng hàng hóa trong tồn bộ lãnh địa
chiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi.
- Hội nhập kinh tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kết
mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau. Khái niệm này được Béla
Balassa đề xuất từ thập niên 1960 và được chấp nhận chủ yếu trong giới học
thuật và lập chính sách. Nói rõ hơn, hội nhập kinh tế là quá trình chủ động
thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước
với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và
thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần
xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và tồn cầu.
Trong các giáo trình nhập mơn về kinh tế học quốc tế, hội nhập kinh tế
thường được được cho là có 6 cấp độ: khu vực/hiệp định thương mại ưu đãi,
khu vực/hiệp định thương mại tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung,
liên minh kinh tế tiền tệ, và hội nhập toàn diện. Tuy nhiên trong thực tế, các
cấp độ hội nhập có thể nhiều hơn và đa dạng hơn.
- Hội nhập kinh tế quốc tế là trình độ cao của quan hệ hợp tác kinh tế
quốc tế. Hội nhập có nghĩa là gia nhập, tham gia vào một tổ chức chung, một
trào lưu chung của quốc tế, mỗi quốc gia trở thành một bộ phận trong một
tổng thể. Hội nhập kinh tế thường có nhiều mức độ từ nông đến sâu, từ một
vài lĩnh vực đến nhiều lĩnh vực, từ một vài nước đến nhiều nước.

2


Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế

- Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia thực hiện chính sách
kinh tế mở, mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác kinh tế, gia nhập, trở thành
thành viên của các tổ chức kinh tế, các định chế kinh tế - tài chính quốc tế và
tham gia giải quyết các vấn đền toàn cầu.
- Hội nhập kinh tế song phương - tức là giữa hai nền kinh tế, hoặc khu
vực - tức là giữa một nhóm nền kinh tế, hoặc đa phương - tức là có quy mơ
tồn thế giới giống như những gì mà Tổ chức Thương mại Thế giới đang
hướng tới
→ Từ các khái niệm trên có thể hiểu: Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn
kết nền kinh tế của một quốc gia với một tổ chức hoặc các quốc gia khác, các
thành viên gắn kết trong một quan hệ chung nhằm đem lại hiệu quả cho một
quốc gia về kinh tế, xã hội, chính trị.
1.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế về du lịch
Là sự gắn kết ngành du lịch của một quốc gia, vùng lãnh thổ với ngành
du lịch của một quốc gia hay các vùng lãnh thổ, khu vực khác trên thế giới.
Các thành viên gắn kết trong một quan hệ chung nhằm đem lại hiệu quả khi
khai thác du lịch.
Du lịch là một ngành kinh tế có thể tham gia hội nhập kinh tế quốc tế
thuận lợi nhất vì du lịch thơng qua các hoạt động tham quan, khám phá vùng
đất mới của con người từ quốc gia này sang quốc gia khác (du khách quốc tế).
1.1.3. Du lịch
- Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan
với sự di chuyển và cư trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm
mục đích nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình
độ nhận thức - văn hoá hoặc thể thao, kèm theo việc tiêu thụ các giá trị về tự
nhiên, kinh tế, văn hoá. (I.I.Pirojnik,1985)
- Theo Pháp lệnh du lịch do Chủ tịch nước ta kí ngày 20/02/1999 thì
“du lịch là một hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ dưỡng trong thời gian
nhất định”.

3


Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
- Theo tổ chức du lịch thế giới WTO “Du lịch là tổng thể những hiện
tượng và những qun hệ phát sinh do sự tác động qua lại giữa khách du lịch,
người kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương
trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch”
1.2. Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, xu hướng chủ yếu chi phối nền kinh tế thế giới hiện nay là xu
hướng tồn cầu hố. Tồn cầu hố nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ
hơn bao giờ hết, các hoạt động liên kết đa phương, song phiên diễn ra ngày
càng nhiều và phong phú trên phạm vi toàn cầu. Các quốc gia, vùng lãnh thổ
tiến hành nhiều hình thức khác nhau để khai thác cơ hội hội nhập toàn cầu để
phát huy lợi thế so sánh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- Xu thế phát triển bùng nổ của khoa học kỹ thuật hiện đại: biểu hiện
thúc đẩy tính tồn cầu hố về cơng nghệ sản xuất, địi hỏi hợp tác, hội nhập,
kéo theo giảm tính độc lập tương đối của nền kinh tế các quốc gia, thúc đẩy
q trình phân cơng và hợp tác trong vấn đề sản xuất ra sản phẩm.
- Quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới: hội nhập kinh tế quốc tế đã làm
cho nền kinh tế thế giới có sự gắn kết với nhau. Ví dụ: thương mại làm cho
phần lớn GDP của các nước mua lại cao hơn giá trị riêng do chính nước đó
làm ra.
- Xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại, tự biệt lập sang đa dạng hợp
tác với sự ưu tiên nguồn lực cho hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho các quốc
gia hợp tác cung phát triển.
Các xu thế này phản ánh động lực, hình thái, phương thức chung của
kinh tế thế giới, chúng còn đang và sẽ giữ vai trò chủ yếu trong việc định
hướng phát triển kinh tế thế giới nói chung, từng quốc gia nói riêng.
Thứ hai, tồn cầu hố và khu vực hố người ta cho rằng đây là một xu

thế tất yếu, yêu cầu quốc là cấp bạch của quốc gia.
- Đây là xu thế của quá trình tất yếu phát triển của nền kinh tế thị
trường, phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất và phân công
lao động quốc tế dẫn đến yêu cầu hội nhập. Trên thực tế chứng minh, bất kỳ
4


Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
quốc gia nào tham gia đều thu được lợi ích riêng, có sản phẩm có lợi thế só
sánh sẽ phát triển, cịn ko thì ngược lại.
Tóm lại. Hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến hệ quả tất yếu là xuất hiện
nền kinh tế không biên giới giữa các nền kinh tế tạo ra thế phụ thuộc lẫn nhau
trên cơ sở cung có lợi, tuy nhiên để thuận lợi trong q trình này địi hỏi các
nc đề ra giải pháp phịng ngừa thơng qua nhiều cách như ngoại giao, giải pháp
ngăn ngừa khủng hoảng kinh tế, tăng cường hệ thống dự trữ quốc gia (Việt
Nam hiện nay 2009 dự trữ ngoại tệ 20 tỉ USD).
1.3. Các nhân tố của hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến sự
phát triển của ngành du lịch Việt Nam
1.3.1. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tác dụng trước hết làm ra đời
hoạt động du lịch rồi sau đó thúc đẩy du lịch phát triển với tốc độ nhanh hơn.
Giữa nhu cầu và hiện thực còn tồn tại một khoảng cách nhất định, khoảng
cách ấy phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội, trình
độ phát triển càng cao thì khoảng cách càng được rút ngắn. Sự phát triển của
du lịch còn phụ thuộc vào việc giải quyết các nhu cầu đi lại, ăn ở, nghĩ ngơi và
cac loại hình dịch vụ khác của con người. Những đảm bảo thiết yếu nhất cho
khách du lịch như giao thông, thông tin liên lạc, … phải dựa vào một nền sản
xuất xã hội phát triển.
Du lịch chỉ phát triển khi mức sống (vật chất và tinh thần) của con
người đạt đến một trình độ nhất định. Nhân tố then chốt nhất chính là thu

nhập. Khơng có mức thu nhập (của cá nhân và xã hội) cao thì khơng nghỉ đến
việc nghỉ ngơi - du lịch. Các nước có nền kinh tế phát triển, có mức thu nhập
bình quân đầu người cao thì nhu cầu và hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ.
1.3.2. Thị trường khách du lịch
Bất kỳ một quốc gia nào khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có
một thị trường rộng lớn để tiêu thụ các sản phẩm do các ngành kinh tế làm ra,
trong đó có ngành du lịch.
5


Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Một thị trường rộng lớn sẽ tạo cơ hội cho ngành du lịch thu hút được
một lượng lớn du khách quốc tế, đặc biệt là du khách từ các nước có nền kinh
tế phát triển (vì đối tượng này thường có nhiều tiền, chi tiêu cho du lịch lớn).
Nhiều nhà kinh doanh du lịch cho rằng, thu hút khách du lịch nội địa thì chẵn
khác gì “lấy tiền từ tay phải đưa qua tay trái”, nhưng thu hút được du khách
quốc tế đến tham quan sẽ có lợi rất lớn cho nền kinh tế quốc gia. Việc chi tiêu
của khách du lịch quốc tế cho hoạt động mua sắm tại lãnh thổ đến tham quan
chính là hoạt động “xuất khẩu” hàng hố của lãnh thổ đó ngay trên đất của
mình.
1.3.3. Đường lối chính sách
Tham gia hội nhấp kinh tế quốc tế, tuân thủ các quy định do các tổ chức
quốc tế đưa ra với những ưu đãi về thuế quan, đi lại...tạo điệu kiện thuận lợi
cho sự di chuyển của con người từ quốc gia này đến quốc gia khác, thúc đẩy
hoạt động du lịch phát triển. Ví dụ: dân cư của các nước thành viên EU được
tự do đi lại giữa các quốc gia trong khối mà không phải làm hộ chiếu...
Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có cơ hội nhận được sự trợ giúp
của các chính phủ, tổ chức quốc tế về vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ...
1.3.4. Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống và phương tiện giao thông

+ Về phương diện cơ sở hạ tầng, mạng lưới và phương tiện giao thông
là những nhân tố quan trọng hàng đầu, đáp ứng nhu cầu đi lại và di chuyển của
du khách. Chỉ có thơng qua mạng lưới giao thơng thuận tiện, nhanh chóng thì
du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội, các tuyến, điểm du
lịch mới mau chóng hình thành, phát triển.
+ Mỗi loại hình giao thơng có những ưu nhược điểm riêng. Vì vậy, khi
đánh giá hệ thống và phương tiện giao thông cần chú ý tới các loại đường
khác nhau, chất lượng các loại đường, vị trí các nhà ga, bến cảng, bến xe, sân
bay, đặc biệt là cửa khẩu quốc tế…
- Hệ thống cung cấp điện

6


Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Đối với hoạt động du lịch, điện là nguồn năng lượng cần thiết đảm bảo
sinh hoạt tối thiểu của khách du lịch cũng như cung cấp năng lượng cho hoạt
động dịch vụ kinh doanh du lịch.
- Hệ thống cấp thoát nước
Nước là nhu cầu thường trực phục vụ khách tham quan du lịch bao gồm
nước sinh hoạt và nước dành cho các ngành dịch vụ du lịch. Vì vậy, việc xác
định tuyến, điểm du lịch trên lãnh thổ nhất định, cần quan tâm nguồn cung cấp
nước trong cơ cấu cơ sở hạ tầng.
- Hệ thống thông tin liên lạc
Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng, nó là điều
kiện cần thiết đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế.
1.3.5. Cơ sở vật chất – kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là nguồn tài nguyên cung cấp các sản
phẩm du lịch đáp ứng các nhu cầu lưu trú, ăn uống, đi lại, vui chơi giải trí,
chữa bệnh, mua sắm cho du khách. Cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra sự tiện nghi,

hấp dẫn du khách. Hoạt động du lịch của các địa phương, các quốc gia có phát
triển bền vững khơng, mức độ hấp dẫn du khách như thế nào phụ thuộc rất
nhiều vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Khi đánh giá, cần căn cứ vào 3 loại
tiêu chuẩn chủ yếu như sau: đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghĩ ngơi,
du lịch; Đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong quá trình xây dựng và khai thác;
thuận tiện cho việc đi lại của khách du lịch từ các nơi đến.
- Cơ sở phục vụ lưu trú ăn uống
Các cơ sở lưu trú là các cơ sở kinh doanh buồng, giường, hay các căn
hộ nhằm phục vụ khách vãng lai hay khách đến nghỉ ngơi. Các cơ sở lưu trú
có thể bao gồm trong đó các cơ sở ăn uống như motel, hotel, camping,
Bungalow, làng du lịch, biệt thự, nhà nghĩ, nhà hàng, cafeteria, night club,
snack bar…).
- Mạng lưới thương mại, dịch vụ
Được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch
(trong nước, quốc tế) về các loại hàng hóa lưu niệm, thực phẩm, hàng hóa
7


Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
chuyên dùng khác…mạng lưới của các hàng thương mại gồm có hai phần: hệ
thống cửa hàng thương mại thuộc các dịch vụ du lịch; mạng lưới thương mại
địa phương.
- Cơ sở thể thao, vui chơi giải trí
Các cơ sở thể thao, vui chơi giải trí là một bộ phận quan trọng trong hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đẩy mạnh thu hút du khách, tạo nên sự
phong phú, đa dạng các sản phẩm du lịch, góp phần kéo dài thời gian lưu trú,
chi tiêu của du khách.
- Cơ sở y tế, điều dưỡng
Các cơ sở y tế, điều dưỡng tại các điểm du lịch , trung tâm du lịch nhằm
mục đích phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm

du lịch. Nó bao gồm: các trung tâm chữa bệnh bằng nước khống, bùn, ánh
nắng Mặt Trời, các món ăn kiên, các phịng tập luyện phục hồi chức năng, các
phong xơng hơi, massage…
Ngồi ra cịn có các cơng trình thơng tin văn hóa, nghệ thuật và các cơ
sở phục vụ và dịch vụ bổ sung khác.
2. Khái quát về Việt Nam
Nước Việt Nam nằm ở rìa phía Đơng của bán đảo Đông Dương, ở trung
tâm của khu vực Đông Nam Á, phần đất liền có diện tích khoảng 330.991km 2.
Phía Bắc Việt Nam giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp với Lào và
Campuchia, phía Đơng và phía Nam giáp với Biển Đông. Việt Nam vừa gắn
với lục địa châu Á rộng lớn, vừa có một bộ phận trên Biển Đơng để tiếp nối
với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ngồi phần đất liền, bầu trời, Việt
Nam có khoảng triệu km2 biển với hai quần đảo lớn là Trường Sa và Hồng
Sa.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Địa hình ¾
diện tích là đồi núi và cao nguyên. Thiên nhiên có nhiều thắng cảnh đẹp, ven
biển có nhiều vịnh và bãi biển đẹp hàng đầu thế giới.
Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng
14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần
8


Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
87%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển. Năm 2008, dân
số Việt Nam khoảng 83 triệu người.
Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có sự tăng trưởng cao, đời
sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện. Thu nhập
bình quân đầu người năm 2008 khoảng 1.000USD.
Việt Nam có nhiều di tích lịch sử văn hố có giá trị, đây chính là nguồn
lực rất lớn cho sự nghiệp phát triển du lịch của đất nước. Hiện nay, Việt Nam

có 7 di sản thế giới như vịnh Hạ Long, vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng,
Khu đền tháp Mỹ Sơn, đô thị cổ Hội An, cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế,
khơng gian văn hố cồng chiên Tây Nguyên.
3. Tình hình phát triển của ngành du lịch Việt Nam
Nước ta có một hệ thống tài nguyên du lịch hết sức phong phú và đặc
sắc, gồm các cảnh quan tự nhiên, các hệ sinh thái biển - đảo, sông, hồ, rừng,
hang động, quỹ tài nguyên du lịch nhân văn với hơn 40.000 di sản văn hóa vật
thể và phi vật thể, trong đó gần 3.000 di tích được xếp hạng quốc gia.
Ngồi ra cịn một số vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, khu danh
thắng có giá trị khoa học và du lịch đã được quốc tế cơng nhận, một số di sản
thiên nhiên và văn hóa khác đang được đánh giá lập hồ sơ đề nghị UNESCO
công nhận di sản thế giới.
- Ngành du lịch nước ta chính thức ra đời khi Cơng ty du lịch Việt Nam
được thành lập 9/7/1960 theo Nghị định 26/CP của Chính phủ.
- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đến Việt Nam trước 1990, nhìn
chung, tăng chậm về số lượng. Năm 1976, nước ta chỉ đón được 1.816 lượt
khách (chủ yếu là khách bao cấp).
- Từ đầu thập kỹ 90 của thế kỷ XX trở lại đây, nhờ chính sách đổi mới
đã diễn ra sự “bùng nổ” du lịch với tốc độ tăng trưởng nhanh về số lượng
khách quốc tế. Đến năm 1990, nước ta mới đón 25 vạn lượt khách thì vào cuối
tháng 12 năm 1994 người khách quốc tế thứ 1 triệu đã xuống sân bay quốc tế
Nội Bài. Năm 2008, Việt Nam đón 4.253.740 lượt khách quốc tế.

9


Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
- Về thị trường khách, khách Trung Quốc đến nước ta chiếm tỉ trọng cao
nhất, sau đó là khách Nhật Bản, Hoa Kỳ.
Bảng 1. Số lượng, doanh thu và đóng góp vào ngân sách Nhà nước của

ngành du lịch thời kì 1990 - 2008

Khách du lịch
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
2000
2002
2007
2008
2009*

(nghìn lượt người)
Quốc tế Nội địa
250
300
440
670
1.018
1.358
1.600
2.140
2.628
4.200
4.253

4.500

1.000
1.500
2.000
2.700
3.500
5.500
6.500
11.200
13.000
19.200
20.000
22.000

Doanh thu

Đóng góp ngân sách

(tỉ đồng)
(tỉ đồng)
650
800
96
1.350
229
3.205
400
5.200
800

8.000
780
9.500
740
17.400
23.500
56.000
60.000
65.000
Nguồn: Tổng cục du lịch

* Dự kiến năm 2009
Bảng 2. Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2008

Tổng số
Theo phương tiện

Năm Năm 2008 so với
2008
năm 2007 (%)
4.253.74
0
100,6
3.283.23
7
157.198
813.305

Đường khơng
Đường biển

Đường bộ
Theo mục đích
Du lịch, nghỉ ngơi
2.631.943
Đi cơng việc
844.777
Thăm thân nhân
509.627
Các mục đích khác
267.393
Theo một số thị trường lớn

99,5
69,9
115,6
101,0
125,4
84,8
76,7

10


Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Trung Quốc
Hàn Quốc
Mỹ
Nhật Bản
Đài Loan (TQ)
Úc

Thái Lan
Pháp
Malaysia
Singapore
Các thị trường khác

650.055
113,1
449.237
94,5
417.198
102,2
392.999
93,9
303.527
95,1
234.760
104,5
183.142
109,6
182.048
99,1
174.008
113,4
158.405
114,6
1.108.36
2
95,0
Nguồn: Tổng cục Thống kê


Bảng 3. Các hậu khẩu hiệu thu hút du lịch của Việt Nam
Giao đoạn

Khẩu hiệu
Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới

2001-2004

Vietnam - A destination for the new

2004-2005
2006-2008

2009

mellennium
Hãy đến với Việt Nam
Welcome to Vietnam
Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn
Vietnam - The hidden charm
Ấn tượng Việt Nam

So với các nước Đông Nam Á, Việt Nam đứng hàng thứ 6 về số lượng
quốc tế đến khu vực này, sau Thái Lan, Malaixia, Singapo, Inddooneexxia,
Philipin.
Tuy nhiên, du lịch Việt Nam hiện nay vẫn có nhiều hạn chế, phát triển
chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. “Việt Nam rất đẹp, giàu tiềm năng du
lịch nhưng vẫn đang ngủ yên và cần được đánh thức để bên ngồi biết đến”,
ơng Yip Hoong Mun, Phó Tổng Giám đốc điều hành của CapitalLand

Vietnam Holdings nhận xét. Điểm yếu lâu nay của du lịch Việt Nam vẫn là
chưa xây dựng được một thông điệp rõ ràng để tự giới thiệu ra bên ngoài,
11


Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
ngành cần xây dựng sản phẩm nhằm xác định rõ đâu là lợi thế so với các đối
thủ cạnh tranh trước khi thực hiện các kế hoạch quảng bá.
Nhiều du khách cho rằng, du lịch Việt Nam chưa thu hút được khách
nước ngồi bởi Việt Nam chưa có hình ảnh thương hiệu rõ ràng, sản phẩm du
lịch và các dịch vụ “ăn theo” còn nghèo nàn. Theo thống kê, trung bình một
khách đến Thái Lan chi tiêu từ 1.200-1.500 USD, tại Singapore khoảng 2.000
USD, trong khi tại Việt Nam chỉ hết khoảng 900 USD. Rõ ràng, sản phẩm du
lịch cịn ít và cũng ít nơi vui chơi giải trí.
4. Tình hình phát triển của ngành du lịch thế giới
Trên tồn cầu, hiện nay, hằng năm có tới 800 triệu người đi du lịch. Con
số này sẽ hơn 1 tỉ vào năm 2010 và đạt 1,6 tỉ vào năm 2020.
Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới năm 2007, du lịch toàn cầu
đã đem lại nguồn thu tới 735 tỉ USD, tạo việc làm cho gần 300 triệu người. Du
lịch hiện đang trở thành ngành kinh tế quan trọng bậc nhất thế giới, sánh
ngang với các ngành sản xuất ơ-tơ, xe máy, kinh doanh vải vóc và thiết bị điện
tử. Chính vì vậy, khơng ít quốc gia đã thành lập Bộ Du lịch, hoặc gắn Du lịch
trong những bộ kinh tế lớn.
Bất chấp những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu ngành du lịch sẽ vẫn
tiếp tục tăng trưởng trong năm 2008. Ngành du lịch thế giới đã tăng trưởng
5%, tăng hơn 1% so với mức dự báo 4% cho sự tăng trưởng của du lịch thế
giới đến năm 2020 của tổ chức này. Mặc dù nền kinh tế tồn cầu có những
diễn biến thất thường nhưng lượng khách du lịch toàn cầu vẫn tăng 5% so với
cùng kỳ năm trước.
Nhìn về tổng thể thì ngành du lịch thế giới vẫn giữ mức tăng trưởng tốt

cho dù những khó khăn của nền kinh tế kể từ cuối năm 2007 đã làm tăng sức
ép lên chi tiêu của các hộ gia đình cũng như kinh phí dành cho du lịch",
UNWTO nhận định.
UNWTO cho biết, các khu vực trên thế giới cũng thông báo kết quả
tăng trưởng tốt trong năm. Theo đó, những khu vực có mức tăng trưởng nhanh
nhất gồm Trung Đông, Đông Bắc Á, Nam Á, vùng Trung và Nam Mỹ.
12


Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Cũng theo UBWTO, tuy mức tăng trưởng bình quân của du lịch thế giới
là 5% nhưng một số nước trên thế giới cũng đã đạt được tốc độ tăng trưởng
hai con số như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Macao, Ấn Độ, Việt
Nam.
5. Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của
ngành du lịch Việt Nam
5.1. Tác động tích cực
5.1.1. Thị trường khách du lịch
Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO (United National World Tourist
Organization) chính thức thành lập ngày 2/1/1975. Hàng năm, ngày 27/9
được coi là ngày Du lịch thế giới. UNWTO hoạt động nhằm đẩy mạnh và phát
triển du lịch nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế, tăng cường sự hiểu biết
lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia vì hịa bình, thịnh vượng, tơn trọng lẫn
nhau, tôn trọng nhân quyền và tự do cơ bản, không phân biệt chủng tộc, giới
tính, ngơn ngữ và tơn giáo.
Việt Nam tham gia tổ chức này vào năm 1979, Với sự trợ về tài chính
của UNDP, Việt Nam và chuyên gia cao cấp cuả WTO đã hoàn thành dự án
phát triển du lịch Việt nam từ nay dến 2010.
Theo dự báo của UNWTO, tốc độ tăng trưởng trung bình của du lịch
thế giới là 4,1% (đến năm 2020). Lượng khách du lịch quốc tế sẽ đạt con số

1,56 tỉ lượt người vào năm 2020. Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới
(World Travel and Tourism Council – WTTC) tại Hội nghị cấp cao về du lịch
và lữ hành toàn cầu lần thứ V họp ở New Dehli - Ấn Độ (11 – 04 – 2005) đã
công bố Báo cáo dự báo du lịch cho 174 nước, Việt Nam được xếp thứ 7 trong
tổng số 10 quốc gia tăng trưởng du lịch mạnh nhất thế giới (đến năm 2015).
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, đời sống vật chất và tinh
thần của nhân loại ngày càng được nâng cao, nhu cầu du lịch của con người
ngày càng nhiều. Đây chính là thị trường rất lớn mà các quốc gia quan tâm
đến ngành kinh tế du lịch mong muốn.

13


Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế về du lịch, Việt Nam sẽ có cơ hội
đón tiếp du khách quốc tế đến tham quan. Năm 2008, số du khách quốc tế đến
Việt Nam đã vượt con số 4 triệu lượt người. Tuy nhiên, số lượng du khách đến
với Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng du lịch mà Việt Nam hiện có.
Nếu biết đầu tư khai thác và có chiến lược kinh doanh hiệu quả, du khách
quốc tế sẽ đến với Việt Nam nhiều hơn (hiện nay, có đến 70% khách du lịch
đến Việt Nam chỉ 1 lần).
5.1.2. Cơ sở hạ tầng
Sau khi tiến hành mở cửa, nền kinh tế có sự tăng trưởng cao, cơ sở hạ
tầng đất nước từng bước được đầu tư xây dựng.
Cơ sở hạ tầng du lịch thường gắn liền với cơ sở hạ tầng chung của xã
hội, cơ sở hạ tầng xã hội tốt sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động của ngành du lịch
diễn ra thuận lợi hơn.
Hiện nay, nhằm hiện đại hố cơ sở hạ tầng đất nước, Chính phủ đang có
nhiều chính sách khác nhau thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến tham gia
xây dựng và khai thác bằng nhiều hình thức đầu tư khác nhau như BOT, BTO,

BT...
Với sự giúp đở của các tổ chức tài chính thế giới như WB, IMF, vốn
ODA của Nhật Bản, Thuỵ Sỹ... hệ thống đường giao thông từng bước được cải
thiện và xây mới, nhiều tuyến đường cao tốc nối các trung tâm du lịch lớn của
đất nước được xây dựng như tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh –
Vũng Tàu, Hà Nội – Hải Phịng...; các tuyến đường bộ Đà Nẵng – Hội An,
hầm đường bộ Hải Vân nối liền Huế và Đà Nẵng...; các tuyến đường du lịch
ven biển của các thành phố lớn như Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Quy
Nhơn...
5.1.3. Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch
Ngành du lịch nước ta trong những năm gần đây có sự tăng trưởng
mạnh mẽ với số lượng du khách quốc tế đến ngày càng nhiều, để đáp ứng nhu
cầu nghĩ ngơi, vui chơi giải trí, lưu trú của du khách, số lượng các cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ du lịch đã và đang được xây dựng. Bên cạnh các khách
14


Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
sạn, resort, khu du lịch của các nhà đầu tư trong nước, số lượng các cơ sở dịch
vụ du lịch của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta ngày càng nhiều.
Cùng với sự tăng lên về số lượng, chất lượng của các khách sạn, các
khu resort...cũng tăng lên nhanh chóng. Nhiều cơ sở đã được khách du lịch
quốc tế đánh giá cao như khu resort Vinpeal Land (Nha Trang), theo khảo sát
của Tạp chí Du lịch quốc tế, Mũi Né hiện là một trong 20 điểm du lịch biển
nổi tiếng nhất trên thế giới, khu resort Nam Hải (Hội An) được Hiệp hội Du
lịch châu Á - Thái Bình Dương bầu chọn là resort biển tốt nhất châu Á năm
2008...
5.1.4. Nguồn nhân lực và trình độ quản lý
Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam (10-13/2/2002), tổng thư
ký Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) Francesco Frangialli đã khẳng định, WTO

tập trung hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, quy hoạch và phát
triển du lịch biển đảo, tăng cường quảng bá du lịch Việt Nam với cộng đồng
quốc tế.
Ngay trong năm 2002, WTO đã giúp Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế
về phát triển bền vững du lịch "di sản thế giới Hạ Long" tại địa danh này với
sự tham gia của các chuyên gia và WTO. Song song đó tổ chức đã cung cấp hệ
thống văn bản pháp quy của các nước trong khu vực và thế giới để Việt Nam
tham khảo xây dựng Luật du lịch.
Hiện nay, phần lớn các khách sạn lớn tại Việt Nam nhà đầu tư đều mời
các nhà quản lý người nước ngoài đến quản lý, vì các nhà quản lý trong nước
chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc làm này vừa có ý nghĩa nâng cao chất lượng
phục vụ của ngành du lịch trong nước, tạo uy tín cho ngành du lịch Việt Nam,
đồng thời giúp các nhà làm du lịch trong nước học hỏi được nhiều kinh
nghiệm.
5.2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những thuận lợi đem lại cho ngành du lịch, hội nhập kinh tế
quốc tế cịn có những hạn chế nhất định như

15


Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
- Sự cạnh tranh rất lớn của các quốc gia trên thế giới nhằm nhằm thu hút
du khách quốc tế đến tham quan. Các quốc gia này có ngành du lịch phát triển
rất sớm. Ví dụ: Thái Lan phát triển du lịch trước Việt Nam đến 20 năm nên có
rất nhiều kinh nghiệm. Trong thời điểm suy thối kinh tế tồn cầu hiện nay,
Thái Lan đã có chiến lược thu hút du khách rất kịp thời và nhạy bén. Họ chỉ
mất 1 tuần để xây dựng và đưa ra những chính sách khuyến mãi hấp dẫn,
trong khi Việt Nam mất gần 2 tháng trời mới đưa ra được chương trình
khuyến mãi của mình.

- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ở nước ta còn nhiều
hạn chế, chưa thực sự phát triển, chưa đáp ứng được yếu cầu cao của du khách
quốc tế.
6. Đề xuất một số giải pháp khai thác du lịch có hiệu quả khi tham
gia hội nhập kinh tế quốc tế
6.1. Giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức khi tham gia hội
nhập kinh tế quốc tế
- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết cho cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động trong ngành Du lịch nhận thức sâu sắc quan điểm
của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, những cơ hội và thách
thức của du lịch Việt Nam khi Việt Nam là thành viên của WTO, phát huy
mọi tiềm lực để nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, đưa du lịch Việt Nam
phát triển nhanh và bền vững sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
- Tổ chức các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn để trao đổi, phổ biến nội
dung các cam kết cụ thể trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực có liên quan
cho cán bộ, cơng chức, viên chức và người lao động trong Ngành nhằm nâng
cao hiểu biết về nội dung cam kết, về qui tắc và luật lệ của WTO để đảm bảo
việc tuân thủ đúng luật, đúng qui tắc và cam kết trong quá trình quản lý và
kinh doanh.
- Tổ chức các chương trình truyền thông để phổ biến về những cơ hội
và thách thức đối với du lịch Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO thông

16


Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm định hướng thơng tin phù hợp
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Phối hợp với các địa phương tổ chức phổ biến Luật Du lịch và các văn
bản hướng dẫn thi hành.

- Hình thành diễn đàn trao đổi thông tin, kinh nghiệm về phát triển du
lịch với việc tuân thủ các cam kết khi gia nhập, qui tắc và luật lệ của WTO
trên mạng thông tin ngành Du lịch.
6.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Tiến hành rà soát hệ thống văn bản pháp luật về du lịch hiện hành, loại
bỏ những quy định chồng chéo, không phù hợp với các cam kết; soạn thảo các
văn bản quy phạm pháp luật cụ thể, phù hợp cam kết, đảm bảo mơi trường
kinh doanh thơng thống cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch.
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch quốc gia và vùng làm
cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển du lịch các khu vực có
tiềm năng và xác định các dự án đầu tư cụ thể.
- Rà sốt các thủ tục hành chính để loại bỏ các giấy tờ, thủ tục, giấy
phép không cần thiết, cơng bố cơng khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế
quản lý, quy trình tác nghiệp, người chịu trách nhiệm và thời hạn giải quyết
công việc của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch để mọi tổ
chức, cá nhân thực hiện và giám sát việc thực hiện.
- Ban hành hệ thống phân cấp mới theo đề án tổng thể của Chính phủ
đảm bảo tính hệ thống, ban hành cơ chế kiểm tra việc thực hiện phân cấp, gắn
phân cấp với kiểm tra, giám sát.
- Tiếp tục hoàn thiện dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật hướng
dẫn thi hành Luật Du lịch theo hướng đẩy mạnh phân cấp, đáp ứng yêu cầu
phát triển du lịch và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư và phát triển sản phẩm du lịch.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành và quản lý
theo hướng xây dựng công sở điện tử, phục vụ đắc lực cho cải cách hành
chính.
17


Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế

- Xác định các nội dung liên quan đến du lịch trong cam kết gia nhập
WTO có thể thực hiện trực tiếp và nội dung cần phải nội luật hoá để xây dựng
kế hoạch sửa đổi Luật Du lịch và các văn bản dưới luật liên quan.
- Hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật ngành phù hợp với các quy định
quốc tế để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
- Xây dựng cơ chế tham vấn đối với các đối tượng được quản lý, các
doanh nghiệp du lịch trong q trình xây dựng chính sách, pháp luật theo
nguyên tắc công khai, minh bạch của WTO.
- Xây dựng hệ thống thống kê du lịch phù hợp với Luật Thống kê và
thơng lệ quốc tế.
- Khuyến khích, ưu đãi về đất, tài chính, tín dụng đối với tổ chức cá
nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực nghiên cứu, xây dựng các
sản phẩm du lịch đặc thù, độc đáo, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tuyền
truyền, quảng bá du lịch, hiện đại hoá các dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở
vật chất kỹ thuật, bảo vệ tôn tạo tài nguyên du lịch.
- Chủ động, linh hoạt trong việc đối phó với tình hình biến động của
nền kinh tế thế giới (trong đó có ngành du lịch), tạo điều kiện thuận lợi và đưa
ra các giải pháp kịp thời nhằm khai thác du lịch có hiệu quả, tương xứng với
tiềm năng của Việt Nam.
Trong thời điểm suy thoái nền kinh tế tồn cầu hiện nay, cần có chiến
lược cụ thể như giảm giá vé, miễn visa cho một số thị trường trọng điểm, đơn
giản hóa các thủ tục visa, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, nâng cao chất
lượng sản phẩm, giảm giá tour, giá khách sạn, quảng bá...đầu tư phát triển các
tour du lịch theo chiều sâu, tăng chất lượng phục vụ...nhằm kích cầu du lịch,
thu hút du khách quốc tế đến tham quan.
6.3. Giải pháp về hợp tác quốc tế
- Nghiên cứu, đề xuất cụ thể hoá các hiệp định về hợp tác du lịch song
phương và đa phương giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế.

18



Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
- Tăng cường hợp tác nhằm đẩy mạnh tuyên truyền hình ảnh đất nước
và du lịch giữa Việt Nam với các nước.
- Tăng cường mối quan hệ hợp tác phát triển giữa Hiệp hội Du lịch Việt
Nam với Hiệp hội Du lịch các nước, giữa các hiệp hội nghề du lịch Việt Nam
với hiệp hội nghề du lịch các nước.
- Khuyến khích hợp tác, liên kết, liên doanh giữa địa phương với địa
phương, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp góp phần phát triển mối quan hệ
giữa du lịch Việt Nam với du lịch các nước.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du
lịch; tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để thu hút chuyên gia, hỗ trợ kỹ thuật, thu
hút tài trợ từ các nước có du lịch phát triển, triển khai hiệu quả các dự án về
phát triển nguồn nhân lực du lịch; liên kết trao đổi học sinh sinh viên giữa các
cơ sở đào tạo du lịch của Việt Nam và các nước.
- Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng, các nước tiểu vùng sông
Mê Kông và các nước ASEAN, xây dựng các chương trình phát triển chung
để thu hút đầu tư nước ngoài.
6.4. Giải pháp về vốn
- Vốn đầu tư cho du lịch cần được huy động từ nhiều nguồn (Nhà nước,
các địa phương, các tổ chức, tư nhân...).
- Đa dạng hố các hình thức tín dụng như lập ngân hàng đầu tư phát
triển, quỹ xúc tiến du lịch, quỹ tôn vinh doanh nghiệp kinh doanh giỏi...Để
vừa phát triển nguồn vốn đầu tư du lịch, vừa tạo động lực thi đua trong ngành.
- Trích ngân sách địa phương từ nguồn thu du lịch để đầu tư cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật, tơn tạo, nâng cấp các tuyến, đểm du lịch có sức
hấp dẫn cao nhằm nâng cao khả năng tái sản xuất hiệu quả.
- Tăng cường thu hút đầu tư nước ngồi, các nguồn vố FDI, ODA...
nhằm hiện đại hố các hoạt động du lịch trong nước, đáp ứng nhu cầu ngày

càng cao của du khách quốc tế.

19


Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
- Đa dạng hố các hình thức đầu tư như BOT, BTO, BT, PPP...nhằm thu
hút vốn từ các tổ chức, tư nhân trong xã hội.
6.5. Giải pháp về nguồn nhân lực
- Thực hiện hiệu quả sâu rộng quá trình xã hội hoá, hiện đại hoá và nâng
cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, các đối
tượng trong nước và ngoài nước tham gia vào đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực du lịch.
- Thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội, áp dụng mơ hình đào tạo linh
hoạt theo tín chỉ, thực hiện việc hợp tác liên kết đa dạng, đào tạo theo địa chỉ,
thu hút sự tham gia của doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng
đúng với nhu cầu doanh nghiệp, nhu cầu người học và nhu cầu của xã hội.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên, những người làm quản lý du
lịch ra nước ngoài học tập nhằm nâng cao trình độ chun mơn và trình độ
ngoại ngữ.
6.6. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du
lịch
- Chủ động phối hợp với các ngành liên quan trong xây dựng và thực
hiện các kế hoạch phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là
mạng lưới giao thông phục vụ phát triển du lịch.
- Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật Ngành
trong đó ưu tiên phát triển các cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế
nhằm khắc phục tình trạng thiếu các cơ sở lưu trú du lịch nói chung và cơ sở
lưu trú du lịch cao cấp nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị
trường.

- Xác định danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực du lịch
theo từng giai đoạn đến năm 2020 trong đó ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng
các cơng trình nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, khách sạn, hạ tầng du lịch có chất
lượng cao theo quy hoạch, ưu tiên các dự án phát triển loại hình du lịch thân
thiện với mơi trường và góp phần xố đói, giảm nghèo.

20


Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các dự án đầu tư xây
dựng các công trình du lịch (khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí...) có
ý nghĩa quốc gia.
6.7. Giải pháp về môi trường và phát triển du lịch bền vững
- Triển khai tổ chức các sự kiện quảng bá du lịch Việt Nam ở nước
ngoài, ở trong nước.
- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng đề án bảo vệ
môi trường, nâng cao năng lực quan trắc, ứng phó với các sự cố mơi trường tại
các khu du lịch quốc gia.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc khai thác tài nguyên, bảo vệ môi
trường cho phát triển du lịch bền vững.
- Nghiên cứu xây dựng đề án ứng phó khủng hoảng, rủi ro trong du lịch,
đặc biệt là thiên tai và dịch bệnh.
- Nghiên cứu xây dựng đề án phát triển du lịch gắn với xố đói giảm
nghèo.
- Xây dựng chương trình bảo vệ mơi trường của ngành du lịch, lồng
ghép vào kế hoạch đào tạo, phổ biến thông tin và thực hiện các biện pháp nâng
cao hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ môi trường của Ngành.
- Nghiên cứu xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường trong
du lịch.

6.8. Giải pháp về tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch
Hiện trạng quảng bá cho ngành du lịch của nước ta hiện nay rất yếu.
Các nước trong khu vực như Thái Lan và Malayxia chi tiêu cho khâu quảng bá
du lịch rất lớn (lên đến 25% ngân sách đầu tư cho du lịch). Vì vậy, quảng bá
du lịch có hiệu quả sẽ xây dựng được hình ảnh của du lịch Việt Nam trên bản
đồ du lịch thế giới. Từ đó, thu hút được ngày càng đông du khách đến Việt
Nam tham quan.
- Xây dựng và thực hiện chiến lược xúc tiến du lịch với các nhiệm vụ cơ
bản gồm:

21


Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
+ Nghiên cứu xác định nhu cầu thị trường và các thị trường trọng điểm
cần ưu tiên trong tình hình hiện tại.
+ Nghiên cứu, đầu tư nâng cao chất lượng của công tác xúc tiến quảng
bá du lịch ở nước ngồi nhằm đảm bảo hiệu quả quảng bá hình ảnh du lịch
Việt Nam ra thị trường và thu hút khách.
+ Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch cả trong nước và
ở nước ngoài nhằm mở rộng thị trường khách cả trong và ngoài nước, góp
phần vào sự tăng trưởng của du lịch Việt Nam.
+ Mở rộng phạm vi các công cụ sử dụng trong công tác tuyên truyền,
quảng bá du lịch Việt Nam, trong đó vai trị của internet được coi trọng đặc
biệt.
+ Xây dựng và hoàn thiện cơ chế tiếp nhận và sử dụng các nguồn tài trợ
cho công tác xúc tiến du lịch.
+ Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến ở trung ương
và các địa phương.
6.9. Giải pháp về xây dựng sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch VN còn hạn chế, chỉ mới khai thác những cái có sẵn,
chưa có tính độc đáo cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Vấn đề được nhiều doanh nghiệp băn khoăn nhất là Việt Nam khơng có
sản phẩm đặc thù, mang đậm dấu ấn, khác biệt so với các nước quanh khu
vực. Vì thế các doanh nghiệp rất khó quảng bá hình ảnh thương hiệu du lịch
Việt Nam. Bên cạnh đó, khó khăn nhất tại Việt Nam là hầu như các sinh hoạt
của thành phố đều phải chấm dứt sau 0 giờ, chưa đáp ứng được nhu cầu ăn
uống, vui chơi giải trí, mua sắm của khách. Ở Singapore, ngành du lịch quy
hoạch những khu vực hoạt động đến 4 giờ 30 sáng. Thái Lan, Campuchia
cũng có những chỗ vui chơi suốt đêm mà khơng ảnh hưởng gì đến sinh hoạt
chung của thành phố.
Vì vậy ngành du lịch cần:

22


Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
- Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với xu
hướng thị trường và có sức cạnh tranh trong khu vực. Trong đó, ưu tiên phát
triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hố lịch sử và thể thao, vui chơi
giải trí.
- Thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch mới, đặc biệt là du lịch đường
bộ liên quốc gia, du lịch đường biển. Nghiên cứu khảo sát xây dựng các sản
phẩm du lịch độc đáo của các địa phương, các vùng và sản phẩm liên quốc gia
để thu hút khách quốc tế và đẩy mạnh thu hút khách nội địa
- Lập đề án phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng tổng hợp cao cấp ở
khu vực ven biển và vùng núi có khí hậu ơn hồ nhằm hình thành hệ thống các
sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách.
- Xây dựng đề án phát triển các cơ sở vui chơi giải trí, hệ thống các cửa
hàng dịch vụ đạt chuẩn nhằm đáp ứng nhu cầu, kéo dài thời gian lưu trú và

tăng chi tiêu của khách du lịch.
- Lập kế hoạch và tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch tầm cỡ
quốc tế nhằm thu hút khách du lịch và quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam.

C. KẾT LUẬN
Nghiên cứu hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển du lịch Việt Nam,
tiểu luận đã đạt được những kết quả sau:
23


Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Thơng qua đề tài, bản thân đã hình thành được nền tảng cơ sở lý luận về
hội nhập kinh tế quốc tế, du lịch và những nhân tố của hội nhập kinh tế ảnh
hưởng đến sự phát triển du lịch quốc gia.
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế chủ đạo trong thời đại hiện nay, xu
thế này tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thế giới, trong đó
có ngành du lịch.
Du lịch là một trong những ngành kinh tế tham gia hội nhập kinh tế
quốc tế rõ nét nhất, thông sự di chuyển của du khách từ quốc gia này đến quốc
gia khác để tham quan, nghỉ dưỡng, mua sắm... Đồng thời, du lịch còn thúc
đẩy mối quan hệ giữa các quốc gia trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giao lưu
văn hoá, du lịch thực sự là “sứ giả của hồ bình”.
Ngành du lịch Việt Nam trong những năm qua có sự phát triển nhanh
chóng, thu hút được nhiều du khách quốc tế đến tham quan. Du lịch đã mang
lại hiệu quả rất lớn, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, thúc đẩy phát
triển kinh tế địa phương, khai thác tốt các tiềm năng vốn có của đất nước.
Tuy nhiên, du lịch Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.
Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam so với các nước trong khu vực chưa
cao, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn hạn chế, sản phẩm du
lịch nghèo nàn, chưa thực sự hấp dẫn du khách. Do đó, cần phải có những giải

pháp cụ thể để đưa ngành du lịch Việt Nam phát triển, trở thành trung tâm du
lịch của khu vực Đông Nam Á và châu Á.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, Chương trình Hành động của ngành Du
lịch sau khi Việt Nam gia nhập WTO giai đoạn 2007-2012.
24


Bài tập tiểu luận: Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
2. Lê Thơng (chủ biên), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB Đại học
Sư phạm, 2005.
3. Đặng Duy Lợi (Chủ biên), Địa lý tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học
Sư phạm, 2008.
4. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật Du lịch
Việt Nam, NXB Tổng Hợp Đồng Nai, 2005.
5. Bùi Thị Hải Yến (Chủ biên), Phạm Hồng Long, Tài nguyên du lịch,
NXB Giáo Dục, 2007.
6. Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010.
7. Các trang Web.
-
-
- www.gso.gov.vn
- www.gso.gov.vn

25



×