Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Giá trị văn hóa phật giáo trong bản sắc văn hóa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 155 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHAN NGỌC PHÁP

GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHẬT GIÁO
TRONG BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHAN NGỌC PHÁP

GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHẬT GIÁO
TRONG BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN HOÀNG HẢO


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Trần Hồng Hảo. Tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về kết quả nghiên cứu của cơng trình khoa học này.
Tác giả

Phan Ngọc Pháp


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………… ..….1
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM
VÀ GIÁ TRỊ VĂN HĨA PHẬT GIÁO………………………………… . 12
1.1. Lý luận về văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ...........….12
1.1.1. Khái niệm về văn hóa và vai trị của văn hóa trong đời sống xã
hội . ......................................................................................................... 12
1.1.2. Khái niệm về bản sắc văn hóa dân tộc .................................. 19
1.1.3. Đặc trưng của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ................. 22
1.2. Khái quát về giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam ............................... 26
1.2.1. Khái niệm về giá trị văn hóa Phật giáo ................................. 26
1.2.2. Sự truyền bá và phát triển văn hóa Phật giáo ở Việt Nam ..... 35
1.2.3. Đặc điểm của văn hóa Phật giáo Việt Nam ........................... 56
Kết luận chương 1 .................................................................................... 60
Chương 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG
MỐI LIÊN HỆ VỚI BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ Ý NGHĨA

CỦA NÓ ….. ........................................................................................... 62
2.1. Giá trị văn hóa Phật giáo đối với hệ tư tưởng và nền chính trị Việt Nam
thời phong kiến ........................................................................................ 65
2.1.1. Giá trị văn hóa Phật giáo đối với hệ tư tưởng Việt Nam thời
phong kiến...................................................................................... 65
2.1.2. Giá trị văn hóa Phật giáo đối với nền chính trị Việt Nam thời
phong kiến...................................................................................... 83
2.2. Giá trị văn hóa Phật giáo đối với đạo đức, tập quán dân gian và lễ hội
người Việt Nam........................................................................................ 97
2.2.1. Giá trị văn hóa Phật giáo đối với đạo đức người Việt Nam ... 97


2.2.2. Giá trị văn hóa Phật giáo đối với tập quán dân gian và lễ hội
người Việt Nam............................................................................ 117
2.3. Mối quan hệ giữa giá trị văn hóa Phật giáo với bản sắc văn hóa dân
tộc….. .................................................................................................... 124
2.3.1. Bản sắc văn hóa dân tộc là nền tảng phát triển văn hóa Phật giáo
Việt Nam ...................................................................................... 125
2.3.2. Văn hóa Phật giáo đã góp phần làm đa dạng, phong phú thêm
bản sắc văn hóa dân tộc ................................................................ 128
2.3.3. Ý nghĩa lịch sử của giá trị văn hóa Phật giáo trong thời đại ngày
nay…. .......................................................................................... 131
Kết luận chương 2 .................................................................................. 136
KẾT LUẬN ............................................................................................ 138
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 144


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện đại, con người ngày nay dường như đã xích lại gần
nhau hơn, có sự giao lưu phổ biến hầu hết trên tất cả các lĩnh vực: từ kinh tếxã hội cho đến văn hóa, tư tưởng. Nó mở ra nhiều cơ hội thuận lợi phát triển
kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống vật chất cũng như tinh thần; đồng thời
cũng mở ra khơng ít thách thức, khó khăn. Trong những khó khăn đó, điều
nguy hiểm nhất là chúng ta rất dễ bị đánh mất chính mình, bị cuốn trơi khi
hịa nhập. Hay nói cách khác, đó là chúng ta không nhận diện được phẩm chất,
đặc trưng truyền thống của dân tộc, đánh mất đi bản sắc văn hóa. Mất đi điều
kiện vật chất chúng ta có thể tìm kiếm và khơi phục lại được; nhưng nếu mất
đi bản sắc văn hóa của mình thì đó là một sai lầm khơng thể cứu vãn. Bởi vì,
văn hóa là sự kế thừa và tiếp nối tinh thần dân tộc từ ngàn đời. Phát triển mà
không biết kế thừa các giá trị tinh hoa của thời đại trước, thì phát triển đó
cũng chỉ là một sai lầm trong vịng lẫn quẫn. Trong khi, thế giới ngày càng
phụ thuộc lẫn nhau, con người được kết nối với nhau hơn bất kỳ thời điểm
nào trong lịch sử, con đường của nền văn minh hiện đại có xu hướng tập trung
thái quá vào việc thỏa mãn các nhu cầu vật chất, thu nhập của cải và tiền bạc,
tham vọng quá mức đối với sự tiến bộ mang tính cá nhân trong đời sống hàng
ngày, mong muốn điều khiển và có quyền lực đối với tha nhân, môi trường và
sự ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày hơn bao giờ hết. Nhìn chung, những hành
động này đã tác động và dẫn đến khơng ít xung đột, bạo lực, khủng hoảng và
thảm họa mà ngày nay chúng ta đều đã và đang chứng kiến. Nó khơng những
khiến cho con người dễ bị tha hóa trong suy nghĩ và lối sống, mà cịn dần dần
có thể tha hóa ln tính dân tộc, dễ lãng qn các giá trị văn hóa truyền thống
của tổ tiên, nguồn cội. Cho nên, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị
trường, cần phải biết chú trọng và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống,


2

tạo sự hài hòa trong đời sống vật chất cũng như tinh thần. Đây là con đường

phát triển đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của lịch sử và thời đại.
Trước yêu cầu phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc, Đảng ta đã lựa chọn con đường đúng đắn là
hướng đến mục tiêu xây dựng một đất nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa,
dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh, có một nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc. Bản sắc văn hóa Việt Nam là thành quả lao
động, sáng tạo của toàn dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh, xây
dựng và phát triển đất nước; là tài sản q giá có vai trị nền tảng của tinh
thần của xã hội; vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh
tế-xã hội. Trong suốt quá trình đó, văn hóa truyền thống Việt Nam đã khơng
ngừng giao lưu, tiếp thu tinh hoa của những nền văn hóa khác để tơ đậm thêm
bản sắc của mình. Trong đó, văn hóa Phật giáo hiện lên như là một thành tố
quan trọng trong chỉnh thể văn hóa dân tộc Việt Nam. Lịch sử Phật giáo từ
đầu Công Nguyên cho đến ngày nay, đã có những ảnh hưởng lâu dài và sâu
rộng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, cũng như sinh hoạt văn hóa con
người Việt, hướng con người đến lối sống chân, thiện, mỹ. Phật giáo đã để lại
cho dân tộc ta nhiều di sản vật chất và tinh thần có giá trị đặc sắc. Những di
sản này đã qua quá trình thẩm định, chọn lọc của lịch sử và được lưu truyền
cho đến ngày nay có đầy đủ giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học. Chúng kết
tinh trong khơng gian văn hóa truyền thống là hình ảnh ngơi chùa, nơi bảo lưu
các hình thức nghệ thuật dân tộc ở các lĩnh vực: kiến trúc, điêu khắc, hội họa
và âm nhạc…đã góp phần hình thành những khơng gian văn hóa truyền thống
điển hình, đóng vai trò là nơi giao lưu, liên kết các cộng đồng dân tộc. Bên
cạnh đó, hệ thống triết học Phật giáo biểu trưng cho các giá trị văn hóa tinh
thần đã ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa, con người Việt Nam trên các lĩnh
vực: tư tưởng, chính trị, đạo đức … Những giá trị văn hóa này, ngay từ những


3


ngày đầu du nhập, đã thích ứng một cách nhuần nhuyễn với tư tưởng, tín
ngưỡng, phong tục và tập quán, thấm sâu vào tâm thức người dân bản địa và
chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Nó dấn thân vào con đường
nhập thế, gắn đạo với đời, đồng hành cùng dân tộc, trở thành nguồn động lực
tạo nên những thời đại phồn thịnh, huy hoàng của dân tộc trong suốt chiều dài
lịch sử dựng nước và giữ nước. Vì thế, nhận diện để phát huy giá trị văn hóa
Phật giáo trong bản sắc văn hóa Việt Nam khơng những bảo tồn được các giá
trị văn hóa truyền thống, mà cịn góp phần tơn vinh văn hóa dân tộc, góp phần
thiết thực vào việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước trong thời buổi hội nhập.
Ý thức được tầm quan trọng của ý nghĩa đó, người viết chọn đề
tài:“Giá Trị Văn Hóa Phật Giáo Trong Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam” làm đề
tài cho luận văn thạc sĩ của mình. Thiết nghĩ, đây là nhiệm vụ khơng hề đơn
giản, nhưng với tâm nguyện muốn tìm về những giá trị truyền thống của tổ
tiên ông bà, tìm về bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là các giá trị văn hóa Phật
giáo trong truyền thống văn hóa Việt Nam; để rồi từ đó, có thể khẳng định
mình trong xu thế hội nhập phát triển của thời đại sao cho không trái với tinh
hoa tinh thần của các thế hệ đi trước, có thể góp phần phát huy các giá trị văn
hóa đó trong hiện tại và tương lai; luôn tự hào được sống trong đất nước có
một “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc”, có bề dày, chiều sâu và đầy đủ
nội lực có thể giao lưu, hợp tác với các nền văn hóa khác trên thế giới.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt
Nam đã được các nhà nghiên cứu dưới nhiều góc độ và phạm vi khác nhau
trong các ngành khoa học. Trong đó, ở lĩnh vực văn hóa, nổi bậc có các cơng
trình giá trị như:


4


-

Nguyễn Khắc Thuần (2010), “Tiến trình văn hóa Việt Nam từ khởi thủy

đến thế kỷ XIX”, Nxb. Giáo Dục Việt Nam. Tác phẩm đã khái quát quá trình
hình thành nên nền văn hóa Việt Nam khởi nguồn từ nền văn minh cho đến
văn hóa thời Nguyễn. Trong đó, bàn về văn hóa Phật giáo đã trình bày khá chi
tiết về lịch sử truyền thừa của các dòng thiền ở Việt Nam bên cạnh các tôn
giáo Nho, Lão là một tác phẩm có giá trị khơng những trên lĩnh vực văn hóa
mà cịn ở lĩnh vực tư tưởng của các tơn giáo đối với nền văn hóa bản địa.
-

Phan Ngọc (2013), “Bản sắc văn hóa Việt Nam”, Nxb. Văn hóa –

Thơng tin, là một cách tiếp cận độc đáo của tác giả về bản sắc văn hóa dân tộc
Việt, chỉ ra những đặc điểm văn hóa Việt Nam khác với Trung Hoa. Bàn về
các tơn giáo giao thoa với văn hóa Việt, tác phẩm chỉ trình bày Khổng giáo và
Đạo giáo chứ chưa trình bày về Phật giáo, như lời của tác giả “chưa có điều
kiện viết về Phật giáo. Chúng tôi dự định khi về hưu sẽ đến một ngôi chùa
học đạo để viết” [45,13]. Trong khi văn hóa Phật giáo Việt Nam là một thành
tố rất quan trọng của bản sắc văn hóa Việt Nam.
-

Thích Mãn Giác (1967), “Phật giáo và nền văn hóa Việt Nam”, Ban Tu

Thư Đại học Vạn Hạnh, đã thể hiện tâm huyết muốn trình bày mối liên hệ
khắn khít của Phật giáo và văn hóa Việt Nam, nhưng phạm vi nghiên cứu của
tác phẩm chỉ chú trọng về mặt văn học, các vấn đề khác như tư tưởng đạo đức,
mỹ thuật,… chưa đi vào chiều sâu.
-


Đào Duy Anh (2010), “Việt Nam văn hóa sử cương”, Nxb. Thời Đại.

Tác phẩm đứng trên quan điểm “văn hóa tức là sinh hoạt” [1, 11], chia làm ba
bộ phận: kinh tế sinh hoạt, xã hội sinh hoạt và tri thức sinh hoạt. Phật học,
Nho học, cùng với Lão học được chia ở bộ phận Tri thức văn hóa. Tác phẩm
nghiên cứu dàn trãi trên nhiều lĩnh vực, cho nên chưa chỉ ra hết vai trò, những
cống hiến của ba tơn giáo này đối với nền văn hóa Việt Nam.


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

5

-

Nguyễn Duy Hinh, Lê Đức Hạnh (2011), “Phật giáo trong văn hóa

Việt Nam”, Nxb. Văn Hóa - Thơng Tin, Hà Nội là một tác phẩm giá trị đã
khái quát các hệ kinh tạng Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền, cùng hình
tượng các vị Phật, Bồ tát, La hán. Bàn về nội dung Phật giáo trong văn hóa
Việt, tác giả trình bày khái quát lịch sử du nhập và phát triển, đề xuất phương
pháp phát triển Phật giáo vào trong hoàn cảnh hiện đại.
Nghiên cứu về giá trị văn hóa ở các lĩnh vực chính trị, đạo đức thường
được nghiên cứu thông qua các tư liệu lịch sử. Ở lĩnh vực sử học Phật giáo, có
thể liệt kê các cơng trình nổi bật như:
-

Nguyễn Tài Thư chủ biên (1991), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb.


Khoa học xã hội, Hà nội đã khái quát quá trình từ khi Phật giáo du nhập cho
đến thời Pháp thuộc. Tác phẩm đã phân tích nhiều dữ liệu quý giá của Phật
giáo, bao gồm các vấn đề của hầu hết các lĩnh vực kinh tế, chính trị-xã hội,
văn hóa, đạo đức Phật giáo.
-

Nguyễn Lang (2010) với “Việt Nam Phật giáo sử luận”, Nxb. Văn học,

đã tập trung nghiên cứu các dòng thiền hiện diện ở Việt Nam từ buổi sơ khai
cho đến giai đoạn cận đại. Trong đó, điều đặc biệt nhất là tác giả đã có những
luận điểm sắc bén chứng minh được Trung tâm Phật giáo đầu tiên của Việt
Nam được thành lập trước cả trung tâm Phật giáo Trung quốc. Đây là niềm tự
hào của văn hóa Phật giáo Việt Nam.
-

Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam – Viện Sử học (1980), “Tìm hiểu xã

hội Việt Nam thời Lý – Trần”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác phẩm là
cơng trình nghiên cứu của nhiều học giả có uy tín, trình bày các vấn đề kinh tế,
chính trị-xã hội và văn hóa; nổi bậc là tư tưởng của Phật giáo Việt Nam tập
trung trong giai đoạn Lý-Trần.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6

-


Lê Mạnh Thát (2006), “Lịch sử Phật giáo Việt Nam – 3 tập”, Nxb.

Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh đã có những phát hiện mới giá trị trong nền học
thuật của lịch sử Phật giáo cũng như lịch sử dân tộc.
-

Thích Mật Thể với “Việt Nam Phật giáo sử lược”, Nxb. Tôn giáo, là

một tác phẩm tuy ngắn gọn nhưng đã khái quát một cách súc tích các đặc
điểm của Phật giáo qua các thời kỳ lịch sử, giúp dễ dàng hệ thống lại các sự
kiện lịch sử của Phật giáo Việt Nam.
-

Đức Nhuận (2009), “Đạo Phật và dịng sử Việt”, Nxb. Phương Đơng,

đã chỉ ra mối liên kết chặt chẽ giữa Phật giáo và dân tộc Việt.
Ở lĩnh vực tư tưởng triết học Phật giáo, ngoài các cơng trình nghiên
cứu chun mơn của các học giả là tín đồ Phật tử, tư tưởng triết học Phật giáo
cịn được trình bày cùng chung với các hệ thống tư tưởng triết học khác trong
các cơng trình nghiên cứu như:
-

Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện triết học (1993), “Lịch sử tư

tưởng Việt Nam” 2 tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội ấn hành đã trình bày
khá chi tiết chiều dài lịch sử tư tưởng của dân tộc; trong đó, chỉ ra tư tưởng
triết học Phật giáo Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng trong
việc hình thành nên nhân sinh quan con người Việt.
-


Dỗn Chính chủ biên (2012), Lịch Sử Triết Học Phương Đơng, Nxb.

Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội là một tác phẩm giá trị liên quan đến Phật
giáo, không những khái quát hết quá trình lịch sử tư tưởng Phật giáo khởi
thủy từ Ấn Độ đến khi du nhập Việt Nam, mà còn chỉ ra vai trò Phật giáo là
“tấm lá chắn” đối trọng với văn hóa Trung Hoa trong những ngày đầu dựng
nước.
-

Thích Chơn Thiện (1999), “Phật học khái luận”, Nxb. Tp. Hồ Chí

Minh, đã hệ thống tồn bộ triết học Phật giáo theo kết cấu Phật, Pháp, Tăng;
làm nổi bật nhân sinh quan và bản thể luận triết học Phật giáo.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7

-

Thích Tâm Thiện (1995), “Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo”, Thành

hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh, trình bày cách nhìn Phật giáo về thế giới và
nhân sinh trên giáo lý Duyên khởi.
Các tác phẩm trên đều là những tác phẩm giá trị khi nghiên cứu triết
học Phật giáo. Có những tác phẩm chỉ trình bày thuần chất triết lý nhà Phật,

nhưng cũng có tác phẩm gắn triết học Phật giáo liên quan với lịch sử phát
triển tư tưởng của nhân loại, cũng như Việt Nam. Đó đều là những dữ liệu
quý giá để tìm hiểu văn hóa Phật giáo ở lĩnh vực tư tưởng. Bên cạnh đó, cịn
có những tác phẩm khác, tuy chỉ trình bày các loại hình thức nghệ thuật Phật
giáo, nhưng thơng qua đó vẫn khái quát lên giá trị văn hóa đạo Phật, như:
-

Chu Quang Trứ (2001), “Mỹ thuật Lý – Trần, mỹ thuật Phật giáo”, Nxb.

Mỹ Thuật; (2012), “Sáng giá chùa xưa, mỹ thuật Phật giáo”, Nxb. Mỹ Thuật;
hay (2001), “Tượng cổ Việt Nam với truyền thống điêu khắc dân tộc”, Nxb.
Mỹ Thuật; (2000), “Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tơn giáo ở
Việt Nam”, Nxb. Mỹ Thuật; lấy trung tâm hình ảnh ngơi chùa là khơng gian
văn hóa, nơi bảo lưu các giá trị nghệ thuật dân tộc của Phật giáo.
-

Trần Lâm Biền (1996), “Chùa Việt”, Nxb. Văn hóa – Thơng tin; nghiên

cứu về lịch sử hình thành ngôi chùa Việt qua các thời kỳ lịch sử. Tác phẩm
tập trung vào nghệ thuật kiến trúc văn hóa của ngơi chùa, qua đó khái qt
nên những giá trị di sản văn hóa vật thể của Phật giáo đối với truyền thống
văn hóa Việt Nam.
-

Nguyễn Hữu Thơng chủ biên (2008), “Nhạc lễ Phật giáo xứ Huế”,

Nxb. Văn Nghệ là một tác phẩm trình bày nghệ thuật âm nhạc Phật giáo, được
xem là một trong những phương pháp thuần tịnh, thanh khiết, có thể thâm
nhập thể tính Phật đà. Trong đó, chỉ ra rằng âm nhạc truyền thống dân tộc có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nghi lễ Phật giáo.


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

-

Ngồi ra, cịn có các đề tài luận văn, luận án, các bài viết đăng trên các

tạp chí có nội dung liên quan đến văn hóa Phật giáo như:“Ảnh hưởng của
Phật giáo Đàng Trong đối với đời sống văn hóa xã hội người Việt thời chúa
Nguyễn (khoảng thế kỷ XVI-XVIII)” của tác giả Trần Thanh Bình, “Ảnh
hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh” của tác giả Thân Ngọc Anh, “Tính dung hợp của Phật giáo
người Việt ở Nam Bộ” của Nguyễn Thị Thêm, “Phật giáo Lý-Trần trong mối
quan hệ với văn hóa dân gian bản địa” của Đặng Trần Minh Hiếu,“Phật giáo
và Nho giáo thời Trần nhìn từ triết học so sánh” của Phan Đình Thùy và “Sự
tác động giữa giá trị đạo đức Phật giáo với phong tục tập quán Nam bộ” của
Đoàn Thị May…đều là những cơng trình nghiên cứu chun sâu về các lĩnh
vực văn hóa khác nhau của Phật giáo đối với dân tộc.
Tất cả các tác phẩm nghiên cứu về văn hóa Phật giáo nói trên đều là
những tác phẩm uy tín, giá trị trong nền học thuật Việt Nam. Nội dung ít
nhiều đã đề cập đến các khía cạnh văn hóa Phật giáo và bản sắc văn hóa dân
tộc. Tác giả luận văn đã kế thừa và tiếp tục phát triển những thành tựu trên
của các bậc tiền bối và rất mong có sự đóng góp vào hoạt động nghiên cứu
nhằm khẳng định thêm giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam trong dịng chảy
văn hóa dân tộc.

Luận văn này với đề tài “Giá Trị Văn Hóa Phật Giáo Trong Bản Sắc
Văn Hóa Việt Nam”, ngồi việc nổ lực nghiên cứu nhằm hệ thống lại những
giá trị văn hóa của Phật giáo Việt Nam, diễn ra trên các lĩnh vực: tư tưởng,
chính trị, đạo đức, phong tục, tập quán con người Việt; mà cịn chứng minh
rằng mối liên hệ văn hóa giữa Phật giáo và dân tộc Việt Nam là không thể
tách rời.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là khẳng định những giá trị đặc thù của văn
hóa Phật giáo trong bản sắc văn hóa Việt Nam. Đó là một truyền thống văn
hóa hiền hịa, có nền triết lý nhân sinh sâu sắc gắn liền với chiều dài lịch sử
của dân tộc Việt Nam, góp phần làm cho tư tưởng và lối sống của dân tộc
Việt thêm phong phú và đặc sắc.
Nhiệm vụ của luận văn
Nhiệm vụ của luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ trọng yếu
như sau:
Một là, xác định nội dung, đặc điểm của bản sắc văn hóa dân tộc và
văn hóa Phật giáo.
Hai là, nghiên cứu mối liên hệ, giao thoa giữa văn hóa Phật giáo và
dân tộc. Đặc trưng của văn hóa Phật giáo Việt Nam là kết tinh của sự giao
thoa văn hóa Phật giáo và văn hóa truyền thống của dân tộc Việt.
Ba là, khái quát những giá trị ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với

bản sắc văn hóa dân tộc trên các lĩnh vực tư tưởng, chính trị, đạo đức, cũng
như trong phong tục, tập quán con người Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như đã trình bày ở trên, luận
văn xác định đối tượng nghiên cứu là những giá trị văn hóa Phật giáo trong
đời sống tinh thần đối với bản sắc văn hóa Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Văn hóa là một đề tài nghiên cứu phong phú và đa dạng. Phạm vi
nghiên cứu của nó rất rộng, nhất là diễn ra trong lĩnh vực tơn giáo. Văn hóa
Phật giáo xuất hiện hầu hết trong tất cả lĩnh vực của văn hóa Việt Nam: từ

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

trong các di sản văn hóa vật chất cho đến tinh thần; từ các hình thức nghệ
thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc; cho đến các lĩnh vực tín ngưỡng,
tư tưởng, chính trị, đạo đức, xã hội.v.v… Vì thế, luận văn chỉ giới hạn tập
trung nghiên cứu những giá trị đặc thù của văn hóa Phật giáo trong đời sống
tinh thần, những yếu tố đã góp phần hình thành nên bản sắc văn hóa Việt
trong tiến trình cùng nhân dân xây dựng và bảo vệ tổ quốc; trong đó, chủ
nghĩa yêu nước dân tộc đóng vai trò là trung tâm.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận
Luận văn này được thực hiện chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin, cùng với quan điểm đường lối của Đảng về văn hóa và

chính sách phát triển văn hóa; đồng thời có tham khảo một số cơng trình
nghiên cứu, đề tài khoa học, sách, báo… tài liệu có liên quan đến nội dung
được đề cập trong luận văn.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu nghiên cứu dựa trên phương pháp của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhằm chỉ rõ mối liên hệ
xuyên suốt giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc trong chiều dài lịch sử
Việt Nam. Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng các phương pháp lịch sử và lơgic,
phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch… nhằm phục vụ cho việc nghiên
cứu đề tài một cách toàn diện.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Nhận diện để phát huy giá trị văn hóa Phật giáo trong bản sắc văn hóa
Việt Nam khơng những bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống, mà cịn
góp phần tơn vinh văn hóa dân tộc. Trong ý nghĩa đó, luận văn góp phần vào
việc làm rõ thêm những nét đặc trưng cơ bản của các giá trị văn hóa Phật
giáo, những yếu tố hợp thành bản sắc văn hóa, con người Việt Nam dưới góc

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

độ của chủ nghĩa xã hội khoa học. Tất cả đều hướng về mục tiêu cùng nhau
xây dựng và phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc của đất nước.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần khiêm tốn vào việc
khẳng định nội dung văn hóa con người Việt Nam; cũng như các giá trị văn
hóa Phật giáo trong truyền thống văn hóa dân tộc. Qua đó, giúp chúng ta có
đủ nền tảng lý luận để nhận diện và phát huy các phẩm chất, diện mạo văn

hóa dân tộc để có những hướng đi đúng đắn, phù hợp với tình hình phát triển
năng động của đất nước; với quá trình giao lưu, hợp tác cùng với các nền văn
hóa khác trong khu vực, cũng như trên tồn thế giới.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu
các lĩnh vực triết học tơn giáo, văn hóa học…. đồng thời cũng là tài liệu cho
những người Việt xa quê khi nghĩ về cội nguồn đất nước có thể tiếp cận, đồng
cảm với những tư tưởng, phong cách sống của các thế hệ tiền bối, tổ tiên.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận
văn gồm có hai chương, năm tiết.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

Chương 1
LÝ LUẬN VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM
VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHẬT GIÁO
1.1. LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT
NAM

1.1.1. Khái niệm về văn hóa và vai trị của văn hóa trong đời sống
xã hội
Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng lớn với rất nhiều cách
hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt của đời sống vật chất lẫn tinh thần con
người. Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, song chính con người cũng
là sản phẩm của văn hóa. Nhưng khơng phải tất cả mọi kết quả hoạt động của

con người đều trở thành văn hóa. Văn hóa là sản phẩm hay kinh nghiệm mang
tính tập thể, được tồn thể cộng đồng tiếp nhận và được kế thừa từ thế hệ này
sang thế hệ khác, tạo thành nét đặc thù của toàn thể cộng đồng trên lĩnh vực
vật chất cũng như tinh thần. Trên ý nghĩa đó, văn hóa của một dân tộc là kết
tinh của những giá trị lao động sáng tạo từ vật chất cho đến tinh thần trong
việc hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ của dân tộc đó.
Trong tiến trình hình thành khái niệm văn hóa, ở phương Đông, khái
niệm này xuất hiện từ rất sớm. Trong các thư tịch cổ của Trung Quốc, Quẻ Bí
trong Chu Dịch nói: “quan hồ nhân văn, dĩ hóa thành thiên hạ - 观乎人文,
以化城天下” [6, 347], nghĩa là (thánh nhân) quan sát thi thư lễ nhạc mà giáo
hóa thành thiên hạ. Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã coi văn là một trong bốn
môn giáo dục con người. Khái niệm này dần dần mở rộng về nghĩa “văn vũ
chi trị - 文武之治” [30, 15], tức là dùng đạo đức, lễ nhạc hay uy sức để giáo
hóa con người. Sách Thuyết Uyển, bài Chi Vũ, Lưu Hướng (khoảng 77 – 6
TCN) đời Tây Hán nói: “bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước dùng văn đức rồi
sau mới dùng vũ lực. Phàm dùng vũ lực đều để đối phó kẻ bất phục tùng,

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

dùng văn hóa khơng thay đổi được thì sau đó sẽ chinh phạt” [8, 15]. Đến
Thúc Triết trong sách Bổ vong thi có viết: “văn hóa nội tập, vũ công ngoại tu 文化内集,武功外修” [8, 15], nghĩa là văn hóa để làm cho bên trong hịa
mục, vũ cơng để sửa sang bên ngồi. Văn hóa ở đây có nghĩa là giáo dục nhân
cách bên trong của con người, trái với lối giáo dục Vũ cơng mang hình thức
bên ngồi.
Ở phương Tây, khởi nguyên gốc từ văn hóa (cultus) mang nghĩa gieo

trồng, trồng trọt. Nhà triết học người La Mã Cicéron (106 – 45 TCN) đã có
cơng trong việc đưa khái niệm này gắn với hoạt động trí tuệ của con người.
Từ đây, khái niệm văn hóa từ nghĩa gieo trồng trên đất đai sang nghĩa vun
trồng trí óc. Đến thế kỷ thứ XVII, người đầu tiên đưa từ văn hóa (culture) vào
trong khoa học là nhà nghiên cứu pháp luật người Đức S. Pufendorf (1632 1694). Ông sử dụng thuật ngữ văn hóa để chỉ tồn bộ những gì do con người
tạo ra khác với những cái có sẵn trong tự nhiên. Bên cạnh đó, nhà triết học G.
Vico (1668 - 1744) người Ý, coi văn hóa như một phức thể, bao gồm cả kinh
tế, chính trị, khoa học và nghệ thuật. Triết gia người Đức I.G. Herder (1744 –
1803 ) quan niệm văn hóa là q trình hình thành con người, là sự nắm bắt và
sử dụng kinh nghiệm hay truyền thống. Ơng đưa khái niệm văn hóa lên một
tầm cao mới khi cho rằng văn hóa cần phải gắn với việc giáo dục tính nhân
văn và lối sống của dân tộc. Theo Herder, sự hình thành văn hóa khơng chỉ
phụ thuộc vào các điều kiện khách quan của tự nhiên và xã hội, mà còn phụ
thuộc vào quá trình nổ lực lao động theo cách chủ quan của con người. Chỉ
trong quá trình sáng tạo ra những giá trị thuộc về văn hóa, thì sinh thể con
người mới hình thành nên những giá trị của mình theo đúng nghĩa của nó.
Đến E.B. Taylor, giáo sư nhân học người Anh, người đầu tiên đưa ra định
nghĩa về văn hóa: “văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học,
nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

quán và một số năng lực và thói quen khác.v.v…được con người chiếm lĩnh
với tư cách một thành viên xã hội” [30, 20]. Đây là một định nghĩa nổi tiếng
và có tầm quan trọng đặc biệt trong truyền thống các khoa học nghiên cứu về

văn hóa. Với định nghĩa này, lần đầu tiên văn hóa khơng cịn được hiểu bó
hẹp trong nghĩa vun trồng cho trí óc, hay giáo hóa bằng văn nữa, mà văn hóa
hiện lên như là kết quả trong các lĩnh vực hoạt động của con người, bất luận
là các hoạt động đó ở trình độ nào trong các bậc thang tiến hóa.
Như vậy, văn hóa được hình dung như một phương thức hoạt động đặc
trưng của con người, là kết quả của quá trình sinh hoạt, sáng tạo của con
người. Trong tính nhân văn của nó, văn hóa cịn được hiểu như là sự nổ lực
chủ quan của con người trong quá trình lao động để hình thành nên sinh thể
con người đúng nghĩa khác với thế giới tự nhiên cũng như thế giới động vật.
Trong thế giới tự nhiên, để có thể tồn tại và phát triển, con người khơng chỉ
buộc phải thích ứng, mà còn phải biết cách chinh phục tự nhiên lẫn chính bản
thân mình, qua đó tạo ra văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Trong tác
phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph. Ăngghen đã nhận xét: khác với các lồi
động vật chỉ dựa vào tự nhiên có sẵn để sinh sống, con người ln tìm cách
làm chủ thế giới xung quanh mình. Kết quả của mối quan hệ đó, con người đã
tác động vào tự nhiên, làm thay đổi diện mạo của nó, biến những cái có sẵn
trong tự nhiên thành những sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của mình.
Q trình đó, khơng chỉ là phương thức hoạt động sống của con người, mà
còn là con đường hình thành nhân cách, tái tạo hiện thực khách quan thành
thế giới thứ hai cho chính mình và vì mình theo “các quy luật của cái đẹp” [52,
137]. Cũng trong quá trình chinh phục tự nhiên, mối quan hệ giữa người với
người đã khiến hành vi con người trở nên hoàn thiện, ngày càng tách khỏi thế
giới động vật, xóa bỏ những đặc tính của động vật, để khẳng định đặc tính
con người. Tồn bộ hoạt động của con người dần dần sáng tạo nên một “tự

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


15

nhiên thứ hai” phong phú và đa dạng, đối lập với “tự nhiên nhi nhiên” của vạn
vật, núi sơng và cây cỏ. Con người chính là chủ nhân của tự nhiên thứ hai đó,
hay là chủ nhân của văn hóa do mình tạo ra.
Văn hóa chỉ xuất hiện khi con người ý thức được một cách rõ ràng về
đời sống xã hội của mình, về hoạt động lao động sáng tạo, hoạt động sản xuất
vật chất để cải tạo và biến đổi giới tự nhiên vì sự tồn tại, phát triển cho cuộc
sống ngày một tốt đẹp hơn. Ở phương diện này, văn hóa thể hiện sức mạnh
của bản chất con người thông qua lao động sản xuất. Chính trong q trình
lao động sản xuất, con người hình thành mối quan hệ của mình với thế giới tự
nhiên và mối quan hệ giữa người với người. Đó chính là nguồn gốc và động
lực của việc sáng tạo nên những giá trị vật chất và giá trị tinh thần, là nội
dung cơ bản của văn hóa. Những giá trị này được các thế hệ sau kế thừa, tiếp
thu, phát huy, sáng tạo và cứ như vậy hình thành nên những bản sắc văn hóa
riêng biệt.
Nếu như văn hóa vật chất thường bắt nguồn từ thế giới tự nhiên; thì văn
hóa tinh thần dường như khơng được khơi nguồn từ thế giới ấy, bởi trong giới
tự nhiên khơng có một cơ sở nào tạo điều kiện trực tiếp để con người hình
thành nên văn hóa tinh thần. Đó là sự xuất hiện của ngôn ngữ với tư cách là
công cụ của tư duy, là hệ thống giá trị, chuẩn mực tồn tại trong tiềm thức và
chỉ huy các hoạt động của mỗi con người, cũng như của cộng đồng người. Cụ
thể là những lý tưởng về đạo đức và thẩm mỹ, chính trị và tư tưởng, tơn giáo
và pháp luật, khoa học và nghệ thuật, và các thiết chế xã hội như gia đình,
giáo dục, chính trị, kinh tế…Thơng qua đó, con người sáng tạo nên văn hóa
trong nghĩa vật chất cũng như tinh thần, những thứ hoàn toàn chưa có trong tự
nhiên.
Ngày nay đã có hơn 400 định nghĩa về văn hóa. Năm 1970, tại hội nghị
Venise về các chính sách văn hóa do UNESCO đề xướng, đã đưa ra khái niệm


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

văn hóa hướng vào cái cơ bản nhất: “văn hóa khơng tự giới hạn trong các hoạt
động nghệ thuật mà bao gồm toàn bộ các hoạt động của con người, cho phép
con người tự định vị mình trong khơng gian và thời gian, tạo ra chìa khóa để
giải thích thế giới, khả năng giao lưu và sáng tạo” [53, 7]. Cơ sở hình thành
khái niệm văn hóa này dựa trên bốn bộ phận hợp thành: hệ thống ý niệm, hệ
thống giá trị và chuẩn mực, hệ thống biểu hiện văn hóa, cùng hệ thống hành
động và ứng xử văn hóa. Hệ thống ý niệm: là tập hợp những khái niệm và
biểu tượng. Trên cơ sở đó, con người tìm cách tự lý giải mình và giải thích thế
giới như: triết học, tôn giáo, khoa học…Hệ thống giá trị và chuẩn mực: là
những yếu tố liên quan đến giá trị, cho phép đánh giá các tình huống, các
hành động, phân loại các hành vi cụ thể, bao gồm các quy tắc dựa vào đó con
người tổ chức các hệ thống hành vi của mình. Các hệ thống biểu hiện: là các
thể thức hay hình thức, qua đó các ý niệm và các chuẩn mực được biểu hiện
cụ thể ở mức cảm nhận. Hệ thống biểu hiện cao nhất, quan trọng nhất là hệ
thống văn học, nghệ thuật. Và hệ thống hành động: là các trung gian kinh tế
cho phép làm chủ ở mức độ nào đó trong mơi trường tự nhiên và các trung
gian xã hội, dựa vào đó cộng đồng tự tổ chức và quản lý số phận của mình.
Khi văn hóa được hình thành thì nó là điều kiện bảo tồn và tơn vinh
các giá trị làm người. Tất cả các hoạt động văn hóa đều nhằm phát huy các
năng lực bẩm sinh và các năng lực bản chất của con người. Trên cơ sở đó, con
người tổng hịa được thuộc tính sinh vật – xã hội và tính chất xã hội – văn hóa
để phát triển tồn diện như một nhân cách văn hóa. Nói cách khác, con người
đã tạo ra văn hóa, cả văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần và sử dụng chúng

như những phương tiện để tồn tại, phát triển, làm con người ngày càng hoàn
thiện, đồng thời khẳng định bản sắc riêng của mình. Trong đó, sự sáng tạo ra
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần là một bước chuyển mang tính quyết
định về mặt nhân tính, mà khơng có bất kỳ lồi vật nào có thể làm được.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17

Nếu như văn hóa là do con người sáng tạo ra để nhằm phát huy tất cả
các năng lực bẩm sinh và các năng lực bản chất của con người, thì bản thân
văn hóa có một vai trị hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Nó có thể tác
động, chi phối đối với tồn bộ hoạt động của con người. Văn hóa đóng vai trị
là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần, vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Ngồi ra, nó cịn là nhân tố quan trọng
trong việc ngày càng hoàn thiện, phát huy nhân tố con người.
Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Bởi lẽ, phát triển chỉ có
thể bền vững và trường tồn khi con người biết cân bằng giữa nhu cầu vật
chất và nhu cầu tinh thần. Trong đời sống sinh hoạt xã hội, con người không
chỉ cần thỏa mãn những nhu cầu vật chất mà cịn có nhu cầu hưởng thụ sản
phẩm văn hóa tinh thần. Con người và xã hội loài người càng phát triển thì
nhu cầu văn hóa tinh thần địi hỏi ngày càng cao. Nếu phát triển chỉ nghiên
về phía vật chất, xa rời những giá trị văn hóa truyền thống, tách khỏi cội
nguồn thì sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa, mất đi bản sắc, đánh mất bản thân
mình. Cho nên, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần đó chính là đảm bảo sự
phát triển ngày càng nhiều của cải vật chất cho con người và xã hội.
Trên ý nghĩa đó, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời là

động lực của sự phát triển. Vì xét cho cùng, mọi sự phát triển đều do con
người quyết định mà văn hóa thể hiện trình độ vun trồng ngày càng cao,
càng toàn diện con người và xã hội, làm cho con người và xã hội ngày càng
phát triển, tiến bộ. Điều đó có nghĩa là con người ngày một xa rời trạng thái
nguyên sơ, mông muội để tiến tới một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và
văn minh. Trong đó, bản chất nhân văn, nhân đạo của mỗi cá nhân cũng như
của cả cộng đồng được bồi dưỡng; phát huy trở thành giá trị cao q và
chuẩn mực tốt đẹp của tồn xã hội. Có thể nói văn hóa là hệ điều tiết của sự
phát triển. Bởi lẽ, văn hóa phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18

các nhân tố khách quan và chủ quan, của các điều kiện bên trong và bên
ngoài, bảo đảm cho sự phát triển được hài hòa, cân đối, lâu bền.
Bên cạnh đó, văn hóa cịn là động lực của sự phát triển xã hội. Một xã
hội phát triển sẽ luôn hướng đến những giá trị mới nhưng không thể tách rời
cội nguồn. Trong đó, nhân tố con người đóng vai trò là chủ thể của sự phát
triển. Mọi sự phát triển đều do con người quyết định chi phối. Trong khi,
văn hóa khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người, huy
động sức mạnh nội sinh to lớn trong con người đóng góp vào sự phát triển
xã hội.
Nói tóm lại, nói đến văn hóa là nói đến hệ thống các giá trị vật chất và
tinh thần do con người lao động sáng tạo ra, bao gồm các giá trị liên quan đến
truyền thống, biểu tượng, ngơn ngữ, tơn giáo, nếp sống, phong tục, tập qn,
tín ngưỡng, nghệ thuật và khoa học... được các thế hệ con người kế thừa, bảo

tồn và phát huy thành những bản sắc riêng biệt. Về mặt xã hội, vai trò của văn
hóa khơng chỉ là nền tảng tinh thần, động lực phát triển; mà còn là mục tiêu
của phát triển xã hội. Dựa trên văn hóa, nhân tố con người ngày càng phát
huy trở thành hồn thiện.
Như vậy, vai trị của văn hóa một khi đã đáp ứng được nhu cầu văn
hóa tinh thần thì tức là sự đảm bảo cho việc phát triển ngày càng nhiều yếu
tố văn hóa vật chất cho con người và xã hội. Luận văn nói về giá trị văn hóa
Phật giáo trong bản sắc văn hóa Việt Nam là nói về những giá trị văn hóa tinh
thần của Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp bảo tồn, kế thừa và phát huy
chung của văn hóa dân tộc. Chính trong mơi trường này, văn hóa Việt Nam đã
đón nhận và tiếp biến văn hóa Phật giáo thành một trong những nhân tố quan
trọng bản sắc văn hóa của mình; và cũng chính mơi trường này, văn hóa Phật
giáo có điều kiện trở thành, khẳng định mình là văn hóa Phật giáo Việt Nam;

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

19

từ đó, góp phần hình thành nên những thành tựu đặc sắc trong sinh hoạt vật
chất cũng như sinh hoạt tinh thần của con người Việt.
1.1.2. Khái niệm về bản sắc văn hóa dân tộc
Khái niệm về bản sắc văn hóa, trước tiên, được hiểu như là một tổng
thể các đặc trưng của văn hóa, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá
trình lịch sử lâu dài của dân tộc. Cho nên, các đặc trưng văn hóa ấy mang tính
bền vững, trường tồn. Muốn nhận biết bản sắc phải thông qua vô vàn các sắc
thái văn hóa, với tư cách là biểu hiện của bản sắc văn hóa ấy. Bản sắc văn hóa
góp phần tạo nên bản lĩnh văn hóa, hay nói cụ thể hơn đó là bản lĩnh dân tộc.

Chính nhờ bản lĩnh này mà văn hóa của một dân tộc có thể bảo tồn và phát
huy giá trị của mình trong những hồn cảnh khác nhau. Như vậy, trong bản
sắc văn hóa, bản lĩnh dân tộc đều chứa đựng những giá trị như Ngô Đức
Thịnh (2014), Giá trị văn hóa Việt Nam – truyền thống và biến đổi, Nxb.
Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội đã nói: “Trong mỗi bản sắc đều chứa
đựng các giá trị. Chính vì vậy mà nhiều khi bản sắc được coi là giá trị và
ngược lại, giá trị được coi là bản sắc” [62, 31]. Lý giải về việc này, chúng ta
thấy rằng giữa bản sắc và giá trị tuy là những khái niệm riêng, nhưng nội hàm
của chúng lại có điểm chung. Hiểu là bản sắc khi chúng ta coi đó là cái căn
cước, cái đặc thù của mỗi cộng đồng để phân biệt nó với cộng đồng khác; cịn
coi đó là giá trị khi người ta muốn nhấn mạnh đến tính ích dụng, tính đáp ứng
của bản sắc văn hóa trước nhu cầu của con người và xã hội. Như vậy, trong
bản sắc văn hóa đều chứa đựng những giá trị nhất định hay nói cách khác, giá
trị làm nên cái cốt lõi của bản sắc.
Khái niệm về bản sắc văn hóa dân tộc cho đến nay vẫn có nhiều cách
hiểu và lý giải khác nhau. Trong cuốn Về bản lĩnh văn hóa Việt Nam, tác giả
Hồ Sỹ Vịnh cho rằng: “bản sắc văn hóa dân tộc là một phạm trù rộng, bao
quát một cách uyển chuyển, linh hoạt nhiều đặc điểm của một dân tộc để tạo

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

20

nên bộ mặt, hình dáng, cốt cách của dân tộc ấy không đồng nhất với các dân
tộc khác trong khu vực và trên thế giới” [95, 289]. Tương tự như thế, trong
tác phẩm Những thách thức của văn hóa Việt Nam trong q trình hội nhập
kinh tế quốc tế, tác giả Phạm Duy Đức cũng đưa ra quan niệm: “bản sắc văn

hóa dân tộc là các giá trị đặc trưng tiêu biểu phản ánh diện mạo, cốt cách,
phẩm chất và bản lĩnh riêng của mỗi quốc gia, dân tộc; là dấu hiệu cơ bản để
phân biệt nền văn hóa của dân tộc này với dân tộc khác” [21, 167]. Như vậy,
bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị đặc thù tạo nên những đặc điểm riêng,
làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác. Nó biểu hiện những giá trị tiêu
biểu, đặc trưng của một dân tộc, mà nếu khơng có những giá trị này thì khơng
thể nhận diện được hình dáng và cốt cách của dân tộc ấy. Lẽ hiển nhiên,
những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc khơng phải được hình thành một
cách nhất thời, mà đó là những giá trị đạt được trong suốt quá trình sinh hoạt,
lao động, phấn đấu của dân tộc đó. Chính vì thế, Ngơ Đức Thịnh trong Những
giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam đã khái quát: “bản sắc văn hóa dân tộc
là một tổng thể các đặc trưng của văn hóa, được hình thành, tồn tại, phát triển
suốt quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, các đặc trưng văn hóa ấy mang tính
bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn” [68, 29]. Ngoài ra, bàn về vấn
đề bản sắc văn hóa dân tộc, Hồng Trinh trong cuốn Bản sắc văn hóa dân tộc
và hiện đại hóa trong văn hóa, đã quan niệm về bản sắc văn hóa dân tộc là:
“tổng thể những tính chất, tính cách, đường nét, màu sắc, biểu hiện ở một dân
tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp cho dân tộc đó giữ vững được tính
duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán của bản thân mình trong quá trình
phát triển” [81,18-19].
Bản sắc văn hóa dân tộc ln gắn chặt với mơi trường sống của một
cộng đồng hay một dân tộc. Nếu xét về cơ sở nguồn gốc, bản sắc văn hóa dân
tộc chính là sự phản ánh mối quan hệ giữa con người với điều kiện tự nhiên,

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×