Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

1446 nghiên cứu đặc điểm lâm sàng xquang và đánh giá kết quả điều trị dị vật đường ăn tại bv tai mũi họng cần thơ năm 2014 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

TRẦN GIA HƯNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG VÀ
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN
TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ
NĂM 2014 – 2015

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA

Hướng dẫn khoa học:
BSCKII. DƯƠNG HỮU NGHỊ

CẦN THƠ - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
trong cơng trình nào khác

Tác giả luận văn

Trần Gia Hưng



Lời cảm ơn
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này, tơi ln
ghi nhớ và chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu;
Phòng Đào tạo đại học Trường Đại học Y Dược Cần Thơ;
Phịng Cơng tác sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ;
Tồn thể q Thầy Cơ của Bộ mơn Tại Mũi Họng Trường Đại học Y Dược
Cần Thơ đã tạo điều kiện, góp ý tận tình, động viên và giúp đỡ cho tơi hồn thành
luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt BSCKII.Dương Hữu Nghị đã chỉ bảo tận tình, chu đáo, tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương, lấy mẫu
và hướng dẫn tơi hồn thành luận văn.
Cùng với các anh chị Bác sĩ Nội trú chuyên ngành Tai Mũi Họng cũng đã
nhiệt tình giúp đỡ tơi trong việc lấy mẫu.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn đến:
Ban giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ đã tạo điều kiện và cho
phép tôi thực hiện luận văn, lấy mẫu nghiên cứu.
Các Bác sĩ, Điều dưỡng Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ cũng đã nhiệt
tình giúp đỡ trong việc lấy mẫu và bổ sung kiến thức thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ, khích lệ và giúp
đỡ tơi trong suốt q trình học tập, công tác và nghiên cứu.
Tác giả

Trần Gia Hưng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DVĐA


Dị vật đường ăn

DVH

Dị vật họng

DVTQ

Dị vật thực quản

TMH

Tai Mũi Họng

CCRT

Cách cung răng trên


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3
1.1. Sơ lược cơng trình nghiên cứu dị vật đường ăn trong và ngoài nước ......... 3

1.2. Sơ lược giải phẫu và sinh lý họng – thực quản ............................................ 5
1.3. Bệnh học dị vật đường ăn ............................................................................ 13
1.3.1. Tuổi và giới ..................................................................................... 13
1.3.2. Nguyên nhân dị vật đường ăn ......................................................... 13
1.3.3. Dị vật họng ...................................................................................... 13
1.3.4. Dị vật thực quản .............................................................................. 14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 18
2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................... 18
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh ..................................................................... 18
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................... 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 19
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu......................................................................... 19
2.2.2. Cỡ mẫu ............................................................................................ 19


2.2.3. Phương pháp chọn mẫu................................................................... 20
2.2.4. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 20
2.2.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ....................................... 25
2.2.6. Quy trình soi lấy dị vật thực quản................................................... 27
2.2.7. Xử lý và phân tích dữ liệu............................................................... 28
2.2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................... 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ................................................................................... 30
3.1. Đặc điểm chung............................................................................................ 30
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ................................................................ 33
3.3. Điều trị.......................................................................................................... 39
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 44
4.1. Đặc điểm chung............................................................................................ 44
4.2. Đặc điểm lâm sàng, X quang ....................................................................... 47
4.3. Điều trị.......................................................................................................... 53

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 56
KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Số TT

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1.

Phân bố theo độ tuổi đối tượng nghiên cứu

31

Bảng 3.2.

Sự phân bố theo địa dư

32

Bảng 3.3.

Thời gian mắc dị vật trong ngày


33

Bảng 3.4.

Thời gian từ khi bệnh nhân mắc dị vật đến khi vào viện

33

Bảng 3.5.

Hoàn cảnh mắc dị vật

34

Bảng 3.6.

Bản chất của dị vật

35

Bảng 3.7.

Các phương pháp xử trí trước lúc vào viện

35

Bảng 3.8.

Triệu chứng lâm sàng của dị vật họng


36

Bảng 3.9.

Triệu chứng lâm sàng của dị vật thực quản

37

Bảng 3.10.

Triệu chứng X quang của dị vật thực quản

38

Bảng 3.11.

Số lượng bạch cầu

38

Bảng 3.12.

Các phương pháp điều trị dị vật họng

39

Bảng 3.13.

Các phương pháp điều trị dị vật thực quản


40

Bảng 3.14.

Vị trí dị vật họng

40

Bảng 3.15.

Vị trí dị vật thực quản

41

Bảng 3.16.

Thời gian điều trị

41

Bảng 3.17.

Biến chứng dị vật họng

42

Bảng 3.18.

Biến chứng dị vật thực quản


43

Bảng 3.19.

Đánh giá điều trị

43


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
HÌNH ẢNH
Tên hình ảnh

Số TT
Hình 1.1.

Giải phẫu họng

Hình 1.2.

Các đoạn hẹp thực quản

Trang
9
11

BIỂU ĐỒ
Số TT

Tên biểu đồ


Trang

Biểu đồ 3.1.

Phân loại bệnh nhân theo giới

30

Biểu đồ 3.2.

Tỷ lệ bệnh nhân theo nhóm tuổi

31

Biểu đồ 3.3.

Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp

32



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị vật đường ăn là một tai nạn rất thường gặp và là một cấp cứu trong lĩnh
vực Tai Mũi Họng. Dị vật đường ăn bao gồm dị vật họng và dị vật thực quản. Dị
vật họng thường xảy ra trong sinh hoạt vì đường vào là đường miệng. Bệnh thường
gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới và bản chất dị vật rất đa dạng, đa số là do dị vật nhỏ

và nhọn: mảnh xương, đầu cá, đầu tăm,…. Xảy ra do vô ý nuốt phải và cắm lại ở
họng. Dị vật thực quản ở sâu trong cổ, trong ngực và thường phức tạp hơn về mặt
định bệnh, xử trí và đặc biệt có nhiều nguy hiểm trong diễn biến của tai nạn dị vật
đường ăn. Đa số các dị vật được soi và gắp ra dễ dàng với gây tê hoặc mê nội khí
quản. Tuy nhiên ở một số trường hợp bệnh nhân đến muộn hoặc tự chữa mẹo gây
ra biến chứng nặng nề [11], [14].
Ước tính mỗi năm có khoảng 1500-1600 người tử vong tại Mỹ do các biến
chứng hay sự chèn ép của dị vật đường ăn. Một nghiên cứu ở Malaysia về dị vật
đường ăn năm 2011 đã cho thấy trong 1084 trường hợp dị vật Tai Mũi Họng, có
308 trường hợp dị vật đường ăn [23], [26].
Tại Việt Nam, dị vật đường ăn là 1 tai nạn rất thường gặp, hằng ngày vào
khám tại Khoa Tai Mũi Họng với số lượng đáng kể. Hầu như 100% người trưởng
thành đều có hóc xương từ 1 lần trở lên. Tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế
từ năm 2002-2003, Nguyễn Tư Thế đã nghiên cứu và đánh giá dịch tễ và đặc điểm
lâm sàng dị vật đường ăn vào khám và điều trị. Trong tổng số 218 bệnh nhân, tỉ lệ
hóc tương đương nhau giữa nam và nữ, xảy ra ở mọi lức tuổi nhưng người lớn
nhiều hơn trẻ em (82,1% và 17,9%). Trong đó, nguồn gốc bản chất dị vật đa dạng
nhưng đa phần là hữu cơ (xương) 71,1% [20].
Trong dị vật đường ăn, dị vật tại thực quản thường gây nguy hiểm vì nhiều
biến chứng nặng thậm chí tử vong. Một nghiên cứu của Lương Thị Minh Hương


2

và Trần Thanh Hải tại khoa Nội soi, bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ năm
2007 đến năm 2010 trên 48 bệnh nhân với tỷ lệ nữ gấp 1,4 lần nam với bản chất
dị vật hữu cơ chủ yếu (89,58%), đa phần bệnh nhân đến bệnh viện sớm (89,59%)
và chưa có biến chứng, một phần nhỏ 2,08% bệnh nhân đến bệnh viện muộn với
biến chứng áp xe thanh quản cổ [5].
Dị vật đường ăn ngày càng đa dạng và phổ biến cùng với sự phát triển kinh

tế, mức sống được nâng cao. Phụ thuộc nhiều vùng miền thường sử dụng thực
phẩm có xương đặc biệt là cá trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, hiểu biết và ý
thức điều trị dị vật đường ăn còn nhiều hạn chế, nhiều người sau mắc dị vật thường
nuốt cơm, lấy tay móc dị vật, cúng bái…. Đó là ngun nhân chính khiến bệnh
nhân đến bệnh viện trễ, gây nên nhiều biến chứng như áp xe thành họng, thực
quản, cạnh cổ, viêm tấy thực quản, dị khí thực quản,… thậm chí tử vong. Lúc này
phải điều trị lâu dài, tốn kém nhiều tiền của.
Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ, bệnh nhân bị dị vật đường ăn đến
khám và điều trị với số lượng lớn nhưng chưa có thống kê đầy đủ về tình hình
cũng như lâm sàng. Để góp phần trong cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, chẩn
đốn và điều trị kịp thời chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng, X quang và đáng giá kết quả điều trị dị vật đường ăn tại Bệnh viện
Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2014-2015” với 2 mục tiêu:
1. Xác định các đặc điểm lâm sàng, X quang dị vật đường ăn tại Bệnh viện
Tai Mũi Họng Cần Thơ.
2. Đánh giá kết quả điều trị dị vật đường ăn tại Bệnh viện Tai Mũi Họng
Cần Thơ.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Dị vật đường ăn (DVĐA) đã có từ lâu và được nhiều tác giả trong và ngoài
nước nghiên cứu.
1.1.1. Ngoài nước
Năm 1917 Chevalier-Jackson có nghiên cứu đầy đủ về dịch tễ học trên 612
trường hợp dị vật đường ăn và đường thở, sau đó năm 1934 là trên 3038 trường

hợp hóc dị vật.
Năm 1975 Baraka A nghiên cứu 54 trường hợp dị vật đường ăn. Trẻ em có
45 trường hợp (83,3%) mắc nhiều hơn người lớn và dị vật hay gặp là đồng xu.
Năm 1994, V.Gautam cùng cộng sự đã khảo sát dị vật đường ăn trên 104
trường hợp với 88,4% bệnh nhân được khảo sát dị vật trên X quang [27].
Năm 1998 Al-Qudah A, Daradkeh S, Abu-Khalaf M đã dùng xông Foley để
lấy dị vật thực quản cho 25 trường hợp và thành công 21/25 trường hợp chiếm 84%.
Năm 2004 Anwer AE lấy dị vật đường ăn cho 25 trường hợp dị vật qua nội
soi tỉ lệ thành công 100%.
Từ năm 1990-2004, Sam Edican, Joseph P.Garap, Siba P.Dubey đã nghiên
cứu 1037 trường hợp dị vật Tai Mũi Họng ở trẻ em tại Melanesia trong đó chị vật
họng chí có 26 trường hợp và dị vật thực quản là 21% [24].
Năm 2005 Waltzman ML, Baskin M, Wypij D, Mooney D, Johnes D,
Fleisher G dùng ống soi cứng lấy dị vật là đồng xu ở thực quản cho 168 trẻ em.
Năm 2005 Sankinsi U, Kocer B, Dural K, Kayhan B, Han S đã đưa ra kỹ


4

thuật mở thực quản để lấy dị vật thực quản khi dị vật quá lớn không thể lấy qua
nội soi [14].
Năm 2009, Chiun Kian Chai cùng cộng sự đã khảo sát dị vật Tai Mũi Họng
tại bệnh viện Umum Sarawak Malaysia, trong đó có 251 ca dị vật hầu và 57 ca dị
vật thực quản gồm cả người lớn và trẻ em [23].
Từ tháng 7/2008 đến tháng 12/2012, một nghiên cứu về dị vật thực quản
với nội soi điều trị trên 171 trường hợp tại Bệnh viện Peking University Third,
Trung Quốc [33].
Năm 2012, sau 13 năm nghiên cứu dị vật thực quản, Beata Rybojad cùng
cộng sự đã cho thấy đa số trường hợp gặp ở bé trai từ 6 tháng đến 18 tuổi [31].
Năm 2014, Emara SM cùng cộng sự đã công bố kết quả sau 5 năm nghiên

cứu lấy dị vật đường tiêu hóa trên qua nội soi trên 45 trường hợp [25].
1.1.2. Trong nước
Năm 1984 Nguyễn Tư Thế “Nhận xét 174 trường hợp dị vật đường ăn tại
khoa Tai Mũi Họng Học viện Y Huế”.
Năm 1987 Võ Thanh Quang “Nhận xét về các biến chứng của dị vật thực
quản gặp tại viện Tai Mũi Họng Trung ương 1/1980-12/1984”.
Năm 1996 Nguyễn Văn Đức và cộng sự, “Dị vật đường ăn ở trẻ em” gặp tại
khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi Đồng I trong 10 năm 1985-1995.
Năm 1997 Vũ Trung Kiên tình hình biến chứng dị vật thực quản tại Bệnh
viện Tai Mũi Họng Trung ương từ 1/1990-9/1997.
Năm 1998 Phan Thị Hoài Thanh, Chu Lan Anh, Nguyễn Thị Ngọc Dung
nghiên cứu Tình hình dị vật đường ăn tại Trung tâm TMH Thành phố Hồ Chí
Minh từ tháng 01/1991 đến tháng 12/1997.
Năm 1999 Huỳnh Anh, Phạm Sỹ Hoãn nghiên cứu “Tình hình dị vật thực


5

quản tại Bệnh viện Đà Nẵng” từ 1995-1998 [14].
Năm 2004 Nguyễn Tư Thế đánh giá dịch tễ và đặc điểm lâm sàng dị vật
đường ăn đến khám và điều trị tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Trung ương Huế
[20].
Năm 2008, Ngô Vương Mỹ Nhân cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu
“Đánh giá kết quả lấy dị vật đường ăn bằng ống nội soi cứng và ống nội soi mềm
trên 130 trường hợp đến lấy dị vật đường ăn” [12].
Năm 2009, Nguyễn Đức Phú đã thực hiện “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng và kết quả điều trị dị vật đường ăn tại Bệnh viện Trung ương và Bệnh
viện Trường Đại học Y Dược Huế” trên 147 bệnh nhân với kết quả dị vật đường
ăn thường hay gặp ở người lớn (92,5%) với 85% là dị vật xương cá [14].
Năm 2011, Lương Thị Minh Hương và Trần Thanh Hải đã nghiên cứu đặc

điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị qua nội soi bằng ống soi mềm dị vật thực quản
và cho thấy nhiều ưu điểm với ống soi mềm khi lấy dị vật thực quản [5].
1.2. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU SINH LÝ HỌNG – THỰC QUẢN
1.2.1. Sơ lược giải phẫu họng
Họng là cơ quan có tầm quan trọng đặc biệt trong bệnh học Tai Mũi Họng
(TMH) vì nó là ngã tư của đường ăn và đường hô hấp.
Họng tạo bởi 1 ống xơ cơ, dài khoảng 12cm, dẹt từ trước ra sau, rộng nhất
ở nền sọ (khoảng 5cm đường kính) và hẹp nhất ở chỗ nối thực quản (khoảng
2,5cm), đi từ nền sọ tới bờ dưới sụn nhẫn (ngang mức đốt sống C6). Ở đây hầu
nối liền mũi và miệng với thanh quản và thực quản [15].
1.2.1.1. Cấu tạo của họng
Từ ngoài vào trong, thành hầu đườc cấu tạo bởi 3 lớp: lớp cơ họng, lớp dưới
niêm, lớp niêm mạc [15].


6

- Lớp cơ họng:
+ Các cơ khít họng: Gồm cơ khít họng trên, cơ khít họng giữa và cơ khít
họng dưới, các cơ này nằm chồng lên nhau, khi các cơ khít họng co làm họng thắt
lại. Các cơ này hình nang quạt, phía trước bám vào các cơ hàm dưới, xương móng,
các sụn thanh quản. Phía sau tỏa rộng rồi nối với bên đối diện ở vách giữa họng.
+ Các cơ mở họng: Gồm các đôi cơ vân, thớ cơ đi dọc tới họng, đi chếch từ
trên xuống dưới nên, cơ co làm họng ngắn lại và mở ra. Các cơ mở và khít họng
hoạt động điều hịa động tác nuốt.
- Lớp dưới niêm mạc: Là một lớp sợi nằm giữa lớp niêm mạc và lớp cơ.
- Lớp niêm mạc: Niêm mạc phủ họng liên tiếp với niêm mạc vòi Eustache,
mũi miệng và thanh quản. Niêm mạc ở phần họng mũi là biểu mơ trụ có lơng
chuyển. Ở phần miệng và phần họng miệng là biểu mô lát tầng. Niêm mạc phần
họng mũi xung quanh lỗ vịi Eustache có nhiều tuyến nhầy [1], [4], [15].

1.2.1.2. Hình thể trong của họng
Như ta biết họng được chia thành ba phần: họng trên (họng mũi), họng giữa
(họng miệng), họng dưới (họng thanh quản) [15], [18].
- Họng trên (họng mũi): phía trên khẩu cái mềm, vì vậy họng mũi là một bộ
phận chức năng của hệ hơ hấp. Thành trên là mái vịm họng, giáp với mảnh nền
xương chẩm và mảnh nền chẩm đội. Ở góc hợp bởi thành sau và trên của họng
mũi có 1 đám lùi sùi tổ chức tân bào gọi là V.A (Vegétations adenoids) còn gọi là
amiđan số III. Amidan này bắt đầu phát triển mạnh ở trẻ 2-3 tuổi và teo đi ở tuổi
vị thành niên. Thành bên là loa vòi Eustache và hố Rosenmule.
- Họng giữa (họng miệng): nằm dưới khẩu cái mềm sau miệng và 1/3 sau
lưỡi, được giới hạn bởi thành sau và hai thành bên, tiếp tục của thành bên họng
mũi.


7

Thành trước: được giới hạn bởi cung miệng. Amiđan khẩu cái (còn gọi là
amiđan số I và II, mặt tự do của các amiđan này hướng về họng và có nhiều khe)
nằm giữa cột trụ trước và cột trụ sau. Thung lũng nắp thanh môn là một lõm giữa
nắp thanh môn và rễ lưỡi, nằm hai bên nếp lưỡi nắp giữa và giới hạn bên ngoài
bởi nếp lưỡi nắp bên, ở phía trước là amiđan lưỡi hoặc amiđan số IV.
Thành sau: Là phần niêm mạc trải từ đốt sống cổ thứ hai đến đốt sống cổ
thứ ba.
Ở họng tổ chức tân bào khá phát triển. Toàn bộ các Amidan số I, II, III, IV
cùng với các nang lympho nằm rải rác dưới niêm mạc họng tạo thành vòng bạch
huyết họng (vòng Waldayer).
- Họng dưới (họng thanh quản): Là phần họng nằm phía sau thanh quản,
kéo dài từ bờ trên sụn nắp thanh quản đến bờ dưới sụn nhẫn, từ đó liên tiếp với
thực quản.
+ Thành trước: Từ trên xuống dưới có lỗ vào thanh quản, mặt sau sụn phễu

và sụn nhẫn. Ở hai bên của lỗ vào thanh quản có hai hố nhỏ nằm giữa nẹp phễu
thanh thiệt ở trong và sụn giáp, màng giáp móng ở ngồi. Hố này gọi là ngách hình
lê hay xoang lê.
+ Thành sau liên tiếp thành sau phần họng miệng, nằm trước C4 và C5.
+ Thành bên là phần niêm mạc được nâng đỡ bởi xương móng và mặt trong
sụn giáp.
+ Ở trên liên tiếp với phần họng miệng.
+ Ở dưới nối tiếp với thực quản và là chỗ hẹp của họng.
1.2.1.3. Liên quan của họng
- Phía sau: Họng liên quan với phía trước sống mạc cổ, cơ dài đầu và sáu
đốt sống cổ đầu tiên.


8

- Phía bên: Ở phần mũi và phần miệng là cơ chân bướm trong, mõm trâm
và các cơ trâm hầu, trâm lưỡi. Động mạch hầu lên, các nhánh khẩu cái lên và động
mạch mặt tiếp xúc với thành bên. Thần kinh thiệt hầu nằm tựa lên cơ trâm hầu.
Thân giao cảm và thần kinh lang thang đi cùng với động mạch cảnh trong. Ở xa
hơn là thần kinh hạ thiệt và thần kinh phụ. Ở phần thanh quản, phía trên thành bên
liên hệ với bao cảnh và các thành phần của nó. Đoạn này liên hệ mật thiết với động
mạch lưỡi, động mạch giáp trên và nhánh ngoài của thần kinh thanh quản trên.
- Phía trước: Họng liên quan với ổ mũi, ổ miệng và thanh quản. Ngồi ra
họng cịn liên quan với các khoang mạc quan trọng.
+ Khoang sau họng: Khoang này đóng kín bên trên bởi nền sọ, hai bên bởi
bao cảnh, phía dưới mở vào trung thất trên. Do đó, nhiễm trùng khoang này có thể
lan xuống trung thất trên.
+ Khoang bên hầu: chứa mỡ và các nhánh thần kinh và mạch máu hàm trên.
Khoang này được giới hạn bên trên là nền sọ, bên dưới ngang với xương móng,
bên trong là thành bên hầu, phía sau ngồi là tuyến mang tai, phía trước ngồi là

cơ chân bướm trong và ngành hàm, phía sau là mỏm trâm và các cơ bám vào mỏm
này. Khoang này có thể nhiễm trùng khi viêm hạnh nhân khẩu cái hoặc gây tê thần
kinh răng dưới [4], [15].


9

Hình 1.1. Giải phẫu họng
(Nguồn: Frank HN (2009) – Atlas giải phẫu người) [3].
1.2.2. Sơ lược giải phẫu thực quản
1.2.2.1. Chiều dài và giới hạn
Thực quản là một ống cơ nối hầu với dạ dày, dài khoảng 25cm, bắt đầu ở
cổ, ngang mức với bờ dưới của sụn nhẫn và đốt sống cổ 6, từ đó đi xuống ở trước
cột sống qua trung thất trên và trung thất sau, đi qua cơ hoành vào bụng ở ngang
mức đốt sống ngực 10 và tận cùng tại lỗ tâm vị ở ngang mức đốt sống ngực 11 [4],
[15].
1.3.2.2. Các đoạn hẹp thực quản
Điểm hẹp miệng thực quản: đây là nơi hẹp nhất của thực quản nên dị vật


10

thường hay mắc lại, cách cung răng trên 15cm.
Điểm hẹp quai động mạch chủ: do quai động mạch chủ đè vào bờ trái thực
quản, cách cung răng trên 23cm.
Điểm hẹp phế quản gốc trái: do phế quản gốc trái bắt chéo mặt trước thực
quản, cách cung răng trên 24-25cm.
Điểm hẹp cơ hoành: chỗ thực quản chui qua cơ hoành.
Điểm hẹp tâm vị [4], [11], [15].
1.2.2.3. Các đoạn thực quản liên quan giải phẫu

- Đoạn thực quản cổ: Dài 5-6cm.
Giới hạn: trên từ miệng thực quản (ngang C6), ở dưới đến bờ dưới của D2.
Liên quan: Phần này nằm sau khí quản; thần kinh quặt ngược thanh quản
nằm trong rãnh giữa thực quản và khí quản. Ờ sau thực quản là cột sống, cơ dài cổ
và lá trước sống của mạc cổ. Ở mỗi bên, thực quản liên quan với động mạch cảnh
chung và phần sau của thùy trên tuyến giáp.
- Đoạn thực quản ngực: Dài 16-18cm.
Giới hạn: từ D2 đến D10 lúc đầu thực quản đi qua trung thất trên rồi sau đó
qua trung thất sau, ở ngang mức D5 thì rời xa cột sống đi ra trước và sang trái để
tới lỗ thực quản của cơ hoành, đi qua trung thất trên và trung thất sau.
Liên quan: phía trước với khí quản, chỗ phân đơi của khí quản và phế
quản gốc trái. Phía sau có các đốt sống ngực, ống ngực, tĩnh mạch đơn cùng
nhánh.
Bên trái: quai động mạch chủ bắt chéo thực quản ngang mức D4, dây thần
kinh thanh quản quặc ngược trái, động mạch dưới đòn trái, ống ngực và màng phổi
trái.
Bên phải: có màng phổi và quai tĩnh mạch đơn bắt chéo ngang mức D4.


11

Ở các cuống phổi các dây thần kinh lang thang tạo nên một đám rối trên bề
mặt thực quản, thần kinh lang thang trái nằm trước, thần kinh lang thang phải nằm
sau.
- Đoạn thực quản bụng: Dài 2-3cm
Nối với dạ dày qua lỗ tâm vị, tương ứng với D11. Thực quản nằm trong
rãnh thực quản ở mặt sau thùy trái của gan và được phúc mạc che phủ ở mặt trước,
phía sau thực quản là trụ trái của cơ hồnh. Góc His được coi là điểm tận cùng của
thực quản [4], [14], [16].


Hình 1.2. Các đoạn hẹp thực quản
(Nguồn: Frank HN (2004) – Atlas giải phẫu người) [3].


12

1.2.3. Sơ lược sinh lý nuốt
Giai đoạn họng, động tác nuốt gồm có hai thì: thì thứ nhất là thì miệng (tức
là lưỡi đẩy thức ăn vào eo họng) thì thứ hai là thức ăn đi qua họng để vào thực
quản. Thì thứ hai là đặc hiệu của họng.
Khi thức ăn vào đến eo họng, cơ hàm móng co lại và kéo lưỡi lên phía trên,
đẩy dồn thức ăn qua eo họng vào họng miệng. Lập tức họng miệng và họng thanh
quản được kéo lên để hứng thức ăn. Đồng thời các cơ khít họng giữa và dưới cũng
bóp lại và đẩy thức ăn xuống miệng thực quản, miệng thực quản mở ra đón thức
ăn.
Trong khi thức ăn đi qua ngã tư đường ăn và đường thở này thì các ngã
đường không cần thiết đều được bịt lại như sau:
- Đường miệng bị đóng do lưỡi nhơ lên đến tận hàm ếch.
- Đường mũi bị đóng vì màn hầu được kéo lên và hai trụ sau khép lại.
- Đường thanh quản cũng bị đóng vì thanh thiệt đậy thanh quản lại.
Ở họng có đầu thần kinh vị giác phân bố ở khẩu cái mềm và gốc lưỡi nên
có chức năng vị giác và chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách co một phản xạ các cơ
khít họng khi có kích thích nóng q, hóa chất độc hại, dị vật [2], [9], [18].
Giai đoạn thực quản: miệng thực quản trước đó được đóng do cơ siết họng
nay được mở ra để cho thức ăn đi vào thực quản. Thức ăn được đẩy xuống dạ dày
nhờ sóng nhu động của các cơ thực quản (có hai loại nhu động nguyên phát và thứ
phát), ở sau bản sụn nhẫn và trọng lượng của viên thức ăn. Thì này cũng khơng
phụ thuộc vào tư thế hoặc ý muốn của người nuốt.
Sở dĩ động tác nuốt hồn tồn khơng theo ý muốn (khơng thể nuốt liên tiếp
được), là do ở 1/3 trên cơ hoạt động theo ý muốn và do các sợi vận động theo ý

muốn của dây X chi phối, còn 2/3 dưới là bị chi phối bởi các sợi đối giao cảm của


13

dây X và các sợi giao cảm [2], [4].
1.3. BỆNH HỌC DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN
1.3.1. Tuổi và giới
Dị vật đường ăn (DVĐA) gặp ở tất các các lứa tuổi, đối với các nước đang
phát triển, người lớn gặp nhiều hơn trẻ em. Ngược lại theo tài liệu ở các nước phát
triển, DVĐA là 1 vấn đề gặp chủ yếu ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi.
Bệnh gặp ở cả hai giới, theo Nguyễn Tư Thế (2003) nam 47,7%, nữ 52,3%,
tuy nhiên sự chênh lệch này không đáng kể. Theo Nguyễn Đức Phú (2009) nam
46,3%, nữ 53,7% [14], [20], [23].
1.3.2. Nguyên nhân dị vật đường ăn
Dị vật đường ăn thường xảy ra trong sinh hoạt vì đường vào là đường miệng.
Do sử dụng và chế biến xương không hợp lý như chặt quá nhỏ, vằm quá lớn, nấu
món dễ hóc (xương nấu với miếng). Ăn vội vàng, cười đùa trong khi ăn, ăn ẩu
nuốt vội khi say rượu, ngậm các dị vật vơ tình nuốt, răng kém hoặc khơng có răng
ở người già, trẻ em. Ở trẻ em dị vật thường là do đồ chơi, đồng xu [5], [14], [17],
[19], [20], [23].
1.3.3. Dị vật họng
1.3.3.1. Vị trí
- Đa số dị vật họng (DVH) nhỏ, dài, sắc… cắm vào trụ, amiđan, vịng họng,
đáy lưỡi, rãnh lưỡi amiđan.
- Một số ít có thể đi lên vịm (cá rơ sống).
- Một số khá nhiều dị vật mắc ở hạ họng, đáy xoang lê như: đồ chơi, đồng
xu, hàm răng giả, bánh ít,…
1.3.3.2. Triệu chứng và điều trị
- Dị vật họng mũi: được coi như một dị vật ở mũi nhưng sâu. Bệnh nhân bị



14

chảy mũi một bên. Soi mũi sau thấy được dị vật dính vào cửa mũi sau hoặc loa vịi
nhĩ. Xử trí như một dị vật mũi.
- Dị vật họng miệng: Bệnh nhân thường nuốt đau, đôi khi vẫn ăn uống được,
cảm giác luôn vướng. Khám soi họng trực tiếp hoặc gián tiếp qua gương thanh
quản có thể thấy được dị vật, ở nơng có thể dung kẹp gắp ra. Tuy vậy đôi khi dị
vật quá bé nhỏ, ngắn, nơi tổn thương sưng nề, giả mạc ở những bệnh nhân hóc dị
vật vào viện muộn có biểu hiện viêm nhiễm, biến chứng như viêm tấy áp xe
amiđan, áp xe thành sau họng,…Thầy thuốc dị tìm nơi nghi ngờ có dị vật bằng
que bơng hoặc đầu ngón tay hoặc bằng móc đầu tù thăm dị, gây tê bằng lidocaine
6-10% để tránh kích thích bệnh nhân nơn ọe.
- Dị vật họng thanh quản: Thường là những dị vật lớn, góc cạnh như xương
gà, hàm răng giả…chưa vào tới thực quản. BN nuốt rất đau, không thể ăn, uống
được, miệng chảy nhiều nước bọt, nếu dị vật to có thể gây khó thở.
Soi hạ họng thanh quản có thể thấy dị vật cắm vào đáy xoang lê, nẹp phễu
thanh thiệt, rãnh lưỡi thanh thiệt, sụn phễu… Nếu khơng gắp dị vật sớm có thể gây
viêm thanh quản, viêm tấy áp xe quanh họng, phù nề vùng cổ, nuốt đau, khó thở,
nhiễm trùng máu rất nguy hiểm. Chụp phim thực quản cổ nghiêng có thể thấy vị
trí, kích thước dị vật.
Xử trí cần soi trực tiếp hay gián tiếp gắp dị vật [6], [11], [19].
1.3.4. Dị vật thực quản
1.3.4.1. Vị trí
Dị vật thực quản (DVTQ) thường mắc ở 5 điểm hẹp tự nhiên. Càng xuống
sâu thì khả năng mắc dị vật càng ít [5], [10], [14].
1.3.4.2. Triệu chứng
Tùy theo bản chất dị vật, thời gian đến viện sớm hay muộn mà bệnh cảnh



15

lâm sàng của bệnh nhân sẽ khác nhau. Thường gặp nhất là những xương như
xương gà, xương vịt, xương cá có cạnh nhọn, sắc. Bệnh cảnh bắt đầu với sướt
niêm mạc, áp xe dưới niêm mạc, áp xe quanh thực quản và một số biến chứng
nguy hiểm khác.
- Giai đoạn đầu: Triệu chứng tắc nghẽn là chính. Ngay sau nuốt phải mảnh
xương, bệnh nhân có cảm giác nuốt khó ở trong họng, nuốt đau. Bệnh nhân thường
khạc nhổ, tìm cách tống dị vật ra, phải ngừng bữa ăn. Có người cố gắng nuốt cục
cơm to hoặc nước canh để mong dị vật trơi xuống. X quang cổ nghiêng có thể xác
định kích cỡ, vị trí nếu dị vật cản quang, nếu dị vật ở trước đoạn C6-C7 cần phân
biệt với mức độ cản quang của sụn phễu hoặc sụn giáp vơi hóa ở người lớn tuổi.
- Giai đoạn 2 (Giai đoạn viêm nhiễm niêm mạc sau 24 giờ): Niêm mạc thực
quản bị viêm sau một vết xước, hoặc một vết thủng do dị vật gây ra. Q trình
viêm nhiễm có thể gây áp xe dưới niêm mạc thực quản. Các triệu chứng:
+ Dấu hiệu toàn thân: sốt cao 38,5-39oC, vẻ mặt nhiễm trùng
+ Dấu hiệu cơ năng: nuốt rất đau, khơng ăn uống được gì, hoặc chỉ uống
được nước. Bệnh nhân chảy nhiều nước miếng, hơi thở có mùi hơi.
+ Dấu hiệu thực thể: cổ sưng, bệnh nhân rất đau. Tiếng lọc cọc thanh quản
cột sống mất (do thành thực quản dày lên). Công thức máu, bạch cầu đa nhân trung
tính tăng cao.
+ X quang cổ nghiêng: khoảng cách giữa thanh khí quản và cột sống dày.
Cột sống cổ thẳng, mất độ cong sinh lý, có thể thấy dị vật nếu cản quang.
- Giai đoạn 3 (Giai đoạn nhiễm trùng): Có túi viêm ngồi thực quản. Nếu dị
vật khơng được điều trị thì quá trình viêm sẽ gây thành viêm tấy quanh thực quản,
tiếp theo là áp xe cạnh cổ.
+ Dấu hiệu tồn thân: tình trạng nhiễm trùng nặng, mất nước, sốt cao, người



16

gầy sút nhanh.
+ Dấu hiệu cơ năng: bệnh than nuốt đau, không ăn và uống được, cảm giác
đàm nhiều vướng ở họng. Khối áp xe to có thể chèn ép vào thanh quản, khí quản
làm bệnh nhân khó thở. Bệnh nhân nói khó, cử động cổ khó khăn.
+ Dấu hiệu thực thể: quan sát thấy cố một bên sưng to, sượng cứng khi đến
muộn hoặc toàn bộ cổ sưng to.
+ X quang cổ nghiêng: mất chiều cong sinh lý cột sống cổ, khoảng cách
giữa thanh khí quản và cột sống dày, thấy ổ áp xe trước cột sống, có mức hơi nước,
có thể thấy dị vật nếu cản quang.
- Giai đoạn biến chứng: dị vật đường ăn không được soi gắp sớm, điều trị
tích cực rất dễ có biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tính mạng.
+ Dị vật làm thủng thực quản gây viêm tấy tổ chức liên kết, dẫn đến áp xe
quanh thực quản. Thủng các mạch máu vùng cổ (mạch cảnh) gây chảy máu ồ ạt
làm bệnh nhân tử vong.
+ Dị vật làm thủng thực quản, nguy hiểm nhất là thực quản ngực, làm mủ
tràn vào trung thất, gây viêm trung thất, tràn mủ màng phổi, tràn mủ màng tim,
tiên lượng rất xấu. X quang phổi thẳng thắng trung thất giãn rộng, tư thế nghiêng
thấy khí quản cong về phía trước, hình ảnh tràn dịch màng phổi. Xét nghiêm bạch
cầu trong máu tăng cao.
+ Một số tình trạng nhiễm trùng được khống chế nhưng sẽ gây dò phổi –
thực quản, dị khí-phế quản-phổi [10], [11], [13].
1.3.4.3. Điều trị dị vật thực quản
Tất cả trường hợp mắc DVTQ khi đã được xác định hoặc nghi ngờ cần phải
soi thực quản lấy dị vật và kiểm tra. Có hai loại ống soi là ống soi cứng và ống soi
mềm [7], [11].



×