Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

1437 nghiên cứu đặc điểm lâm sàng x quang và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy thân 2 xương cẳng tay bằng nẹp vít tại địa bàn tp cần thơ năm 2014 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ
***

TÀO GIA PHÚ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
X-QUANG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
PHẪU THUẬT GÃY THÂN HAI XƢƠNG CẲNG TAY
BẰNG NẸP VÍT TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
CẦN THƠ NĂM 2014 - 2015

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA

CẦN THƠ – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

***

TÀO GIA PHÚ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,


X-QUANG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
PHẪU THUẬT GÃY THÂN HAI XƢƠNG CẲNG TAY
BẰNG NẸP VÍT TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
CẦN THƠ NĂM 2014 - 2015

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA

Cán bộ hƣớng dẫn
Ths.BS.Nguyễn Tẫm Từ

Sinh viên thực hiện
Tào Gia Phú


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các đoạn trích dẫn và số
liệu trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong
phạm vi hiểu biết của tôi.
Cần Thơ, tháng 6 - năm 2015
Tác giả


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình
các Bệnh viện: Đại Học Y Dược Cần Thơ, Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ và
Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học

tập và thực hiện luận văn này.
Tơi xin cảm ơn các Phịng, Ban tại Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ và
các Bệnh viện đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành cơng trình này. Cũng đồng
thời gửi lời cảm ơn tới Thư viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ và Khoa
Chấn Thương Chỉnh Hình Bệnh viện Đại Học Y Dược Cần Thơ đã hỗ trợ tôi
những tài liệu tham khảo quý báu trong q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các Thầy Bộ Mơn Chấn Thương
Chỉnh Hình đã dành nhiều thời gian và cơng sức giúp đỡ tơi trong q trình
học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn
tới Ths.BS Nguyễn Tâm Từ, người Thầy đã ln hết lịng tận tâm, dành rất
nhiều thời gian và cơng sức để hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu
và hồn thiện luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn q thầy cơ, các anh chị đã góp ý, bổ sung cho
tơi nhiều ý kiến để hồn thành luận văn này.
Cuối lời, tôi chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, cha mẹ, anh chị em,
những người thân và bạn bè đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong quá
thực hiện luận văn.
Cần Thơ, tháng 6 - năm 2015
Tác giả


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Nhắc lại một số đặc điểm về giải phẫu và sinh lý cẳng tay ................. 3
1.2. Gãy hai xương cẳng tay ........................................................................ 8
1.3. Sơ lược các nghiên cứu trong và ngoài nước ..................................... 14
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 18
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................. 29
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 30
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................... 30
3.2 Đặc điểm lâm sàng ................................................................................. 33
3.3 Đặc điểm X-Quang ................................................................................ 36
3.4 Kết quả điều trị ....................................................................................... 38
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 42
4.1 Đặc điểm về số liệu thống kê, lâm sàng và cận lâm sàng ...................... 42
4.2 Kết quả điều trị ....................................................................................... 49


KẾT LUẬN .................................................................................................... 55
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

AO : Arbeitgemeinschaft fur Osteosynthesenfragen

BN : Bệnh nhân
BV : Bệnh viện
TNGT : Tai nạn giao thông
TNLĐ : Tai nạn lao động
TNSH : Tai nạn sinh hoạt
TNTT : Tai nạn thể thao


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thang điểm Anderson ................................................................ 28
Bảng 3.1: Phân bố theo nhóm tuổi .............................................................. 29
Bảng 3.2: Đặc điểm lâm sàng chi bị tổn thương ......................................... 32
Bảng 3.3: Thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ......................................... 35
Bảng 3.4: Kết quả phục hồi chức năng sấp ngửa tay .................................. 39
Bảng 3.5: Kết quả liền xương và phục hồi chức năng ................................ 40
Bảng 4.1: So sánh về nhóm tuổi giữa các các nghiên cứu .......................... 41
Bảng 4.2: So sánh về tỷ lệ giới tính bị chấn thương giữa các nghiên cứu...42
Bảng 4.3: So sánh về nguyên nhân chấn thương giữa nghiên cứu của chúng
tôi và tác giả Lê Ngọc Thường.................................................................... 43
Bảng 4.4: So sánh vị trí gãy giữa nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu của
tác giả Lê Ngọc Thường.............................................................................. 45
Bảng 4.5: So sánh thời điểm phẫu thuật kết hợp xương giữa nghiên cứu của
chúng tôi và nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Thường ............................... 48
Bảng 4.6: So sánh kết quả liền xương giữa nghiên cứu của chúng tôi và
nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Thường .................................................... 49
Bảng 4.7: So sánh kết phục hồi chức năng khớp khuỷu và sấp ngửa tay giữa
nghiên cứu của chúng tôi và của tác giả Lê Ngọc Thường ......................... 51
Bảng 4.8: So sánh kết quả liền xương và phục hồi chức năng theo Anderson
giữa nghiên cứu của chúng tôi và của tác giả Lê Ngọc Thường ................ 51



DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Hình ảnh xương quay và xương trụ ............................................ 3
Hình 1.2: Các cơ vùng cẳng tay sau ............................................................ 5
Hình 1.3: Mạch máu và thần kinh ở cẳng tay ............................................. 7
Hình 1.4: Phân loại gãy xương theo AO ..................................................... 12
Hình 2.1: Nẹp 6 lỗ ....................................................................................... 21
Hình 2.2: Vít cứng đường kính 3,5 mm ..................................................... 21
Hình 2.3: Đường mổ Henry ........................................................................ 22


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố theo nhóm tuổi ............................................................ 29
Biểu đồ 3.2: Phân bố theo giới tính............................................................... 30
Biểu đồ 3.3: Nguyên nhân chấn thương........................................................ 31
Biểu đồ 3.4: Liên quan tuổi - nguyên nhân ................................................... 31
Biểu đồ 3.5: Tần suất chi bị tổn thương ........................................................ 33
Biểu đồ 3.6: Các điều trị trước phẫu thuật ................................................... 34
Biểu đồ 3.7: Thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ....................................... 35
Biểu đồ 3.8: Vị trí gãy ................................................................................... 36
Biểu đồ 3.9: Hình thái đường gãy ................................................................. 36
Biểu đồ 3.10: Kết quả liền xương ................................................................. 37
Biểu đồ 3.11: Kết quả phục hồi chức năng gấp duỗi khớp khuỷu ................ 38
Biểu đồ 3.12: Kết quả phục hồi chức năng sấp ngửa tay .............................. 39


1


ĐẶT VẤN ĐỀ

Gãy xương cẳng tay là một trong những bệnh lý thường gặp của chấn
thương, chiếm khoảng 30% gãy xương nói chung theo Nguyễn Quang Long
[11]. Trong đó gãy hai xương cẳng tay chiếm khoảng 23,5% gãy xương mới
tại bệnh viện Việt Đức năm 1993 [24].
Gãy xương cẳng tay do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tai nạn giao
thông, tai nạn lao động, tai nạn thể thao, tai nạn sinh hoạt,… Trong số đó, tai
nạn giao thơng là ngun nhân quan trọng hàng đầu [21], [23], [32], trong
chấn thương gãy xương nói chung và gãy xương cẳng tay nói riêng.
Hiện nay ở nước ta, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền cơng
nghiệp và hiện đại hố đất nước, các phương tiện giao thơng gia tăng nhanh
chóng trong khi cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ và ý thức chấp hành
giao thơng cịn kém đã kiến cho tai nạn giao thông và chấn thương do tai nạn
giao thông trở thành một vấn đề đáng quan tâm, bên cạnh đó tai nạn lao động,
tai nạn sinh hoạt và tai nạn thể thao cũng góp phần vào nguyên nhân của chấn
thương nói chung.
Cẳng tay có chức năng sinh lý rất quan trọng là sấp, ngửa cẳng tay;
động tác này mang lại sự khéo léo trong phức hợp các động tác của cẳng tay,
cổ tay và bàn tay. Để thực hiện tốt chức năng sấp ngửa cẳng tay cần có sự
tham gia của nhiều yếu tố phối hợp của cả hai xương: xương trụ và xương
quay, vì thế việc xử trí di lệch của cả hai xương là hết sức quan trọng. Nếu
khơng xử trí tốt sẽ để lại những biến chứng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân và làm tăng gánh nặng kinh tế cho tồn xã hội vì đa
số bệnh nhân bị gãy hai xương cẳng tay đều nằm trong độ tuổi lao động [21],
[22], [23], [28].


2


Ở Việt Nam, hiện tại đang có nhiều cách điều trị cho bệnh nhân gãy
hai xương cẳng tay, bao gồm điều trị bảo tồn như: nắn chỉnh và bó bột
cánh – bàn tay,... Hoặc phẫu thuật như: mổ kết hợp xương nẹp vít, mổ đóng
đinh nội tủy,… Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Trước đây,
với các gãy xương kín hai xương cẳng tay nếu khơng có biến chứng thì
thường được điều trị bảo tồn bằng phương pháp nắn chỉnh bó bột, trong
những nghiên cứu gần đây cho thấy điều trị bằng nắn chỉnh bó bột tuy là
phương pháp dễ làm nhưng có nhiều nhược điểm về phục hồi chức năng và có
nhiều biến chứng hơn các phương pháp khác [18], [34], [35]. Trong những
năm gần đây, phương pháp điều trị sớm bằng nẹp vít mà khơng cần phải bó
bột đã được thực hiện rộng rãi tại các cơ sở chuyên khoa. Với khả năng cố
định ổ gãy tốt, ít di lệch và biến chứng, điều trị bằng nẹp vít cho kết quả cải
thiện phục hồi chức năng tốt hơn và khả năng tập vận động sớm hơn phương
pháp nắn chỉnh bó bột đơn thuần [31], [33].
Với khuynh hướng ngày càng có nhiều phương pháp điều trị mới thì
việc tái đánh giá hiệu quả của điều trị bằng nẹp vít là cần thiết, để từ đó có thể
rút ra những ưu điểm cũng như khuyết điểm mà phương pháp này mang lại.
Vì vậy, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, mang lại
kết quả tốt nhất cho bệnh nhân, chúng tôi thực hiện đề tài: ”Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy thân
hai xương cẳng tay bằng nẹp vít tại địa bàn Thành Phố Cần Thơ năm
2014- 2015” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, X-quang của bệnh nhân gãy thân hai
xương cẳng tay được điều trị bằng nẹp vít tại địa bàn Thành Phố Cần
Thơ năm 2014- 2015.
2. Đánh giá kết quả liền xương.
3. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng tay bị tổn thương.



3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Nhắc lại một số đặc điểm về giải phẫu và sinh lý cẳng tay

1.1.1 Giải phẫu hai xƣơng cẳng tay

Hình 1.1: Hình ảnh xƣơng quay và xƣơng trụ
Nguồn: Netter’s Atlas Of Human Anatomy [13]
Cẳng tay có hai xương: xương trụ và xương quay. Đầu trên xương trụ
cao hơn xương quay, nhưng đầu dưới xương quay lại thấp hơn đầu dưới


4

xương trụ nên khi ngã chống bàn tay xuống đất, trọng lượng cơ thể sẽ dồn vào
đầu dưới xương quay và làm gãy đầu này.
-

Xương quay:

+ Xương quay là xương dài, gồm 1 thân và 2 đầu, đầu lớn ở dưới.
+ Giữa cổ xương và thân xương hợp thành một góc mở ra ngồi gọi là góc cổ
thân. Nhờ góc này nên xương quay có thể quay quanh xương trụ làm cho bàn
tay sấp ngửa được. Khi gãy, xương quay có thể bị gập góc hoặc hai khúc gãy
chồng lên nhau làm cho cử động sấp ngửa bị giảm hoặc mất [19], [25].

+ Khi gãy 1/3 dưới xương quay nếu có di lệch chồng thì kèm theo có sai khớp
quay trụ dưới, loại gãy này được gọi là gãy Galeazzi [40].
- Xương trụ:
+ Xương trụ là xương dài, hình lăng trụ tam giác có ba mặt ba bờ. Xương có 2
đầu, đầu lớn ở trên [25].
+ Xương trụ nằm ở phía trong cẳng tay, dài hơn xương quay, nhưng mỏm
trâm xương quay xuống thấp hơn mỏm tram xương trụ. Mặt khác, xương
quay cong như cánh cung cịn xương trụ ví như dây cung, vì vậy xương quay
có thể quay quanh xương trụ làm cho bàn tay có thể sấp ngửa được.
+ Thân xương trụ thẳng hơn xương quay nên trong khi kết xương nẹp vít thì
thuận lợi hơn xương quay.
- So sánh hai xương ta thấy ở khớp khuỷu xương trụ là chính, ở khớp cổ
tay xương quay là chính. Ở trên xương trụ cao hơn xương quay, còn ở dưới
xương quay thấp hơn xương trụ khoảng 1,5 cm. Nếu thấy hai mỏm ở ngang
nhau trên cùng một mặt phẳng, có thể nói xương quay đã gãy và ngắn lại [3].
- Xương trụ và xương quay đều có vai trị quan trọng trong việc thực hiện
chức năng của cẳng tay là sấp ngửa tay. Vì thế, trong điều trị gãy hai xương
cẳng tay phải chú ý điều trị cả hai xương. Khác với điều trị gãy xương cẳng
chân, chỉ cần chú ý điều trị xương chày.


5

1.1.2 Các cơ vùng cẳng tay

Hình 1.2: Các cơ vùng cẳng tay sau
Nguồn: Netter’s Atlas Of Human Anatomy [13]
Cẳng tay có 20 cơ bao bọc quanh hai xương: xương quay và xương trụ [20].
- Khu cơ cẳng tay trước: Có nhiều cơ và được xếp làm 4 lớp
+ Lớp nông có 04 cơ: cơ sấp trịn, cơ gấp cổ tay quay, cơ gan tay bé, cơ

gấp cổ tay trụ hay cơ trụ trước.
+ Lớp giữa có cơ gấp nơng cẳng tay.
+ Lớp sâu có cơ gấp sâu ngón tay và cơ gấp dài ngón cái.
+ Lớp thứ 4 có cơ sấp vuông.


6

- Khu cẳng tay ngồi gồm có 4 cơ: cơ cánh tay quay, cơ ngửa, cơ duỗi cổ
tay quay dài và cơ duỗi cổ tay quay ngắn.
- Khu cẳng tay sau gồm 8 cơ xếp thành 2 lớp:
+ Lớp nông có 4 cơ: cơ khuỷu, cơ duỗi chung các ngón tay, cơ duỗi
riêng ngón út và cơ duỗi cổ tay trụ.
+ Lớp sâu có 4 cơ: cơ dạng dài ngón cái, cơ duỗi ngắn ngón cái, cơ
duỗi dài ngón cái và cơ duỗi riêng ngón trỏ [25].
- Các cơ khu cẳng tay ngoài và các cơ khu cẳng tay sau đều do thần kinh
quay chi phối vận động.
1.1.3 Màng liên cốt, các mạch máu và thần kinh cẳng tay
1.1.3.1 Màng liên cốt:
- Là một màng xơ sợi nối liền giữa xương quay và xương trụ.
- Màng liên cốt có đặc điểm là khi gãy xương có thể bị vơi hố, mất tính đàn
hồi và hậu quả là hạn chế, thậm chí khơng thể sấp, ngửa cẳng tay được [16].
1.1.3.2 Mạch máu và thần kinh cẳng tay:
- Chi phối cho cẳng tay gồm 5 bó mạch thần kinh [12]:
+ Bó mạch thần kinh quay: Gồm có động mạch quay, tĩnh mạch quay và thần
kinh quay. Dây thần kinh quay có thể bị tổn thương khi phẫu thuật.
+ Bó mạch thần kinh giữa: Gồm có thần kinh giữa và động mạch ni dây
thần kinh.
+ Bó mạch thần kinh trụ: Gồm có động mạch trụ, tĩnh mạch trụ và thần kinh
trụ.

+ Bó mạch thần kinh liên cốt trước: Gồm động mạch liên cốt trước (nhánh
của động mạch trụ) và dây thần kinh liên cốt trước (nhánh của thần kinh
giữa) chạy áp sát mặt trước màng liên cốt.


7

+ Bó mạch thần kinh liên cốt sau: Gồm động mạch liên cốt sau là một nhánh
của động mạch liên cốt bắt nguồn từ động mạch trụ, chạy qua bờ trên màng
liên cốt ra sau và đi giữa 2 cơ duỗi chung ngón tay và duỗi riêng ngón út.
Ngành sau thần kinh quay là ngành vận động, ngành này lách giữa 2 lớp
cơ ngửa vòng quanh cổ xương quay chếch xuống dưới [4].

Hình 1.3: Mạch máu và thần kinh ở cẳng tay
Nguồn: Netter’s Atlas Of Human Anatomy [13]


8

1.1.4 Chức năng của cẳng tay
Hai xương cẳng tay có chức năng quan trọng nhất là sấp ngửa cẳng tay.
Chức năng này rất cần cho nhiều động tác sinh hoạt chính xác và động
tác nghề nghiệp. Động tác sấp, ngửa của cẳng tay muốn thực hiện được địi
hỏi phải có các yếu tố:
- Chiều dài và độ cong sinh lý của xương quay phải được đảm bảo.
- Khớp quay trụ trên và dưới tạo ra như một bản lề trong động tác xoay phải
bình thường.
- Màng liên cốt nối giữa hai xương phải mềm mại, khoang liên cốt phải đủ
rộng.
- Các cơ sấp ngửa phải bình thường: Hai cơ chính để sấp cẳng tay là cơ sấp

tròn và cơ sấp vng, ngồi ra thêm 2 cơ phụ nữa là cơ gan tay lớn và cơ gấp
nông. Chi phối động tác ngửa gồm có 2 cơ chính là cơ ngửa và cơ nhị đầu, 2
cơ phụ là cơ ngửa cánh tay quay và cơ duỗi cổ tay quay dài.
- Mạch máu thần kinh chi phối phải bình thường.
=> Việc nắn chỉnh trong gãy hai xương cẳng tay phải chú ý đến cả 2
xương sao cho thật hoàn chỉnh, như vậy mới có thể phục hồi động tác sấp
ngửa tốt cho bệnh nhân.
1.2.

Gãy hai xƣơng cẳng tay

1.2.1 Định nghĩa gãy hai xƣơng cẳng tay
Gãy thân hai xương cẳng tay là loại gãy ở vị trí: Phía trên cách 2 cm
dưới mấu nhị đầu, phía dưới cách 5 cm trên mỏm trâm quay.
1.2.2 Nguyên nhân và cơ chế chấn thƣơng
- Cơ chế chấn thương trực tiếp:
Do lực chấn thương tác động trực tiếp vào cẳng tay và gây ra gãy xương
ở ngay vị trí lực tác động. Thường khi gãy hai xương cẳng tay do lực chấn
thương trực tiếp thì 2 xương gãy cùng mức.


9

- Nguyên nhân gián tiếp:
Là nguyên nhân hay gặp, do ngã chống tay trong tư thế khuỷu gấp ít, làm
cho 2 xương cẳng tay cong quá mức dẫn tới gãy.
Trong trường hợp này 2 xương gãy không cùng mức và xương quay
thường gãy cao hơn xương trụ.
- Cơ chế gãy gián tiếp :
Xương quay là xương chịu tác động chính của lực chấn thương (xương

quay đầu dưới thấp hơn) nên bị gãy trước, xương trụ không chống lại được
với trọng lượng cơ thể nên bị gãy tiếp theo.
1.2.3 Đặc điểm giải phẫu bệnh
- Vị trí gãy: 1/3 trên, 1/3 giữa hoặc 1/3 dưới. Nếu chấn thương trực tiếp
thì có thể gãy ở bất kỳ vị trí nào của thân xương, cịn nếu ngun nhân gián
tiếp thì thường gặp gãy ở 1/3 dưới, tiếp đến là 1/3 giữa và rất ít gãy ở 1/3 trên
khơng cùng mức.
- Hình thái đường gãy:
+ Gãy xương ở người lớn.
+ Gãy xương ở trẻ em.
 Gãy tạo hình thì xương quay bị cong khơng thấy đường gãy.
 Gãy cành tươi thì xương chỉ gãy một bên vỏ xương, vỏ còn lại chỉ bị
uốn cong.
- Đường gãy: gãy ngang hình răng cưa, gãy chéo, gãy có mảnh rời, gãy
làm nhiều đoạn.
- Di lệch của các đoạn gãy:
Đặc điểm di lệch của gãy thân xương cẳng tay:
+ Gãy ở 1/3 trên thân xương quay.
 Trên chỗ bám của cơ sấp tròn.


10

 Đoạn trung tâm có cơ ngửa ngắn, cơ nhị đầu bám làm cho đoạn trung
tâm xoay ngửa tối đa (90 độ).
 Đầu ngoại vi có cơ sấp trịn và sấp vuông bám làm cho đoạn ngoại vi
sấp tối đa (90 độ).
Vậy gãy 1/3 trên thân xương quay, di lệch xoay giữa 2 đầu xương là
nhiều nhất.
+ Gãy 1/3 giữa và 1/3 dưới

 Dưới chỗ bám cơ sấp tròn.
 Đầu trung tâm có thêm cơ sấp trịn đối lực => đoạn này ngửa khơng
hồn tồn (30 độ).
 Đầu đoạn ngoại vi cịn cơ sấp vng nên đoạn này sấp khơng hoàn
toàn (30 độ). Gãy đoạn này di lệch 2 đầu ít hơn.
+ Sự di lệch của xương trụ
Xương quay thì sấp ngửa, xương trụ thì gấp duỗi, đoạn trên xương trụ
khơng có cơ sấp ngửa kéo mạnh nên gãy đoạn trên ít di lệch, nếu gãy đoạn
dưới có cơ sấp vng co kéo, nếu nó kéo đoạn ngoại vi xương trụ sát vào
xương quay thì đoạn ngoại vi xương quay sấp tối đa làm hẹp màng liên cốt.
+ Ngoài ra cịn có sự di lệch chồng, di lệch gập góc của các xương.
1.2.4 Lâm sàng, cận lâm sàng
1.2.4.1 Lâm sàng
- Gãy không di lệch:
Các triệu chứng thường nghèo nàn. Sau chấn thương BN thấy đau chói ở
cẳng tay, ngay sau đó thấy sưng khu trú rồi lan rộng ra cẳng tay sau khoảng
24 giờ, xuất hiện bầm tím. Có điểm đau chói cố định tại vị trí ổ gãy [2].
Cơ năng giảm khơng hồn tồn nên bệnh nhân thường cho là do đau chứ
khơng phải do gãy vì vậy cần cho chụp X-quang để xác định.


11

- Gãy hồn tồn có di lệch:
+ Nhìn: Bệnh nhân đến khám thường dùng tay lành đỡ cẳng tay đau.
Sưng nề cẳng tay làm biến dạng rõ rệt, vết bầm tím rộng, khơng rõ các nếp
gấp nữa. Gập góc chỗ gãy làm cho cẳng tay cong, di lệch sang bên làm cho
cẳng tay gồ lên. Cẳng tay ở tư thế sấp.
+ Giảm cơ năng.
+ Sờ nắn: Ấn có điểm đau chói cố định.

Nắn nhẹ nhàng có thể thấy cử động bất thường, tiếng lạo xạo xương.
Cần kiểm tra mạch máu và thần kinh để phòng và tránh biến chứng về
sau nhất là hội chứng Volkmann.
1.2.4.2 Cận lâm sàng
- Chụp X-quang: Chụp 2 bình diện mặt và bên. Cả 2 đều để cẳng tay ở tư
thế ngửa và lấy đủ các khớp hai đầu [9].
- Phim X-quang cho biết chính xác vị trí gãy, đường gãy và di lệch. Trên
cơ sở đó ta có hướng điều trị.
1.2.5 Phân loại gãy xƣơng
Phân loại gãy thân hai xương cẳng tay gồm 3 cách [7]:
a. Theo vị trí gãy:
- Gãy 1/3 trên hai xương cẳng tay.
- Gãy 1/3 giữa hai xương cẳng tay.
- Gãy 1/3 dưới hai xương cẳng tay.
b. Theo AO:
Phân loại theo AO nói lên độ vững của ổ gãy và dự hậu của mảnh gãy.
Có 3 loại A, B, C và 3 phân nhóm cho mỗi loại (A1, A2, A3, B1, B2,
B3, C1, C2, C3).


12

Loại A: Chỉ một đường gãy đơn giản.
Loại B: Ổ gãy có mảnh phụ (mảnh thứ 3).
Loại C: Ổ gãy nhiều mảnh gãy hai xương.

Hình 1.4: Phân loại gãy xƣơng theo AO [32]
c. Theo mức di lệch:
- Xê dịch độ 0: Gãy cành tươi, gãy tạo hình, gãy khơng xê dịch.
- Xê dịch độ 1: Di lệch sang bên < 50% thân xương, gập góc (màng liền

xương cịn ngun, khơng tổn thương màng liên cốt).
- Xê dịch độ 2: Di lệch sang bên từ 50% đến 100% thân xương, gập góc
(một mặt của màng xương bị rách, màng liên xương bị giãn nhẹ, hai mặt gãy
còn tiếp xúc nhau).
- Xê dịch độ 3: Di lệch sang bên hơn thân xương: chồng ngắn, xê dịch xa
(màng xương rách hoàn toàn, màng liên xương đứt ngang điểm gãy, phần
mềm xung quanh ổ gãy bị dập hại) [7].
1.2.6 Các biến chứng thƣờng gặp
- Biến chứng sớm.
Sốc chấn thương và tắc mạch máu do mỡ ít khi gặp trừ khi kết hợp nhiều
tổn thương khác. Biến chứng thường gặp là:
+ Chèn ép khoang: Cẳng tay có 3 khoang, thường gặp chèn ép ở khoang
trước.
+ Chèn ép mạch máu, thần kinh.


13

+ Chọc thủng da dẫn đến gãy hở.
- Biến chứng muộn.
+ Can lệch:
Thường gặp do nắn không hết di lệch hoặc có di lệch thứ phát trong bột
mà khơng phát hiện, can lệch có thể là: chồng ngắn, gập góc, xoay, hoặc 2
xương chụm đầu vào nhau (can liên cốt, can chữ X, K,...) can lệch này làm
mất chức năng sấp ngửa.
+Khớp giả: Ít gặp hơn, thường do:
Chèn ép mơ mềm vào hai đầu xương gãy.
Gãy nhiều mảnh, các mảnh di lệch xa hoặc mất đoạn xương (gãy hở).
Kết hợp xương không vững chắc nhưng cho tập vận động sớm.
Nguồn dinh dưỡng kém, thí dụ gãy 1/3 dưới xương trụ.

+ Hội chứng rối loạn dinh dưỡng: Do bất động lâu ngày và khơng luyện tập
dẫn đến teo cơ, lỗng xương hạn chế vận động khớp.
1.2.7 Sơ lƣợc các phƣơng pháp điều trị
- Điều trị bảo tồn:
+ Chỉ định:
 Gãy có xê dịch độ 0, 1, và 2 (theo bảng phân loại theo mức độ xê dịch ổ
gãy) nếu có xê dịch thứ phát ở ngày 3 - ngày 5 trong bột cánh bàn tay
thì chỉ được nắn chỉnh một lần nữa thơi. Sau đó kiểm tra X-quang cẳng
tay lại ngay.
 Gãy loại A (theo phân loại AO).
+ Điều trị bảo tồn bằng nắn chỉnh bó bột là phương pháp kinh điển, đơn giản
dễ thực hiện, nếu làm đúng kỹ thuật thì kết quả cũng khả quan.
- Điều trị phẫu thuật:
+ Chỉ định:
 Gãy có di lệch độ 2, 3 ở 1/3 dưới xương trụ.


14

 Gãy 1/3 giữa hai xương cẳng tay độ 2, 3.
 Gãy ở chổ nối 1/3 giữa và 1/3 dưới hai xương cẳng tay đường gãy
không vững.
 Gãy 2 tầng xương quay hoặc xương trụ.
 Gãy 1/3 trên xương quay và xương trụ.
 Gãy phức tạp đầu trên hai xương cẳng tay.
+ Ưu điểm:
 Nắn xương được chính xác, phục hồi hình dáng giải phẫu ban đầu.
 Có thể cố định xương gãy vững chắc (dùng nẹp AO) tránh được bất
động các khớp, giúp BN tập vận động sớm, mau phục hồi chức năng.
+ Khuyết điểm:

 Có thể bị nhiễm trùng, viêm xương.
 Có thể bị tổn thương thêm về giải phẫu và để lại sẹo ở tay.
 Có thể có tai biến gây mê, gây tê,…
+ Phẫu thuật kết hợp xương thường dùng là:
 Nẹp vít cho xương quay và xương trụ.
 Nẹp vít cho xương quay, đinh Rush cho xương trụ.
 Đinh Rush hoặc đinh nội tủy cả hai xương.
 Các loại đinh thường cố định không vững chắc do đó cần bó bột tăng
cường 1 tháng.
1.3.

Sơ lƣợc các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

1.3.1 Nghiên cứu trong nƣớc
Gãy xương cẳng tay là loại gãy xương thường gặp, chủ trương điều trị
là bảo tồn, nắn chỉnh và bất động đúng phương pháp. Chỉ định phẫu thuật
kết xương đối với những trường hợp gãy di lệch nhiều, nắn chỉnh khơng có
kết quả hoặc có di lệch thứ phát [16], [18].


15

Hiện nay, xu hướng của các BV chuyên khoa là phẫu thuật sớm, chỉ
dùng phương pháp nắn chỉnh bó bột với các trường hợp gãy xương ở trẻ em.
Ở người lớn, nắn chỉnh có nhiều hạn chế và nhiều biến chứng xấu, vì vậy
điều trị bảo tồn ít được sử dụng.
Theo Nguyễn Đức Phúc (2005), sau khi kết hợp xương nẹp vít cho kết
quả liền xương tốt 95% [18].
Theo nghiên cứu của Lê Ngọc Thường (2010) [22], với 66 bệnh nhân bị
gãy kín thân hai xương cẳng tay được điều trị kết hợp xương nẹp vít tại Bệnh

viện Bưu Điện từ tháng 4 năm 2006 đến tháng 5 năm 2010 cho kết quả:
- 100% bệnh nhân kết hợp xương đạt yêu cầu về kĩ thuật.
- 91,84% liền xương hết di lệch (cả 2 xương).
- 4,08% liền xương di lệch ít ở xương quay, xương trụ hết di lệch.
- 2,04% liền xương di lệch ít ở xương trụ, xương quay hết di lệch.
- 2,04% liền xương di lệch ít cả xương quay và xương trụ.
- Khơng có BN nào liền xương di lệch nhiều, cũng như khơng có BN
nào bị khớp giả.
- 100% BN có chức năng gấp duỗi khuỷu tốt và rất tốt.
- Kết quả liền xương và phục hồi chức năng 97,96% BN có kết quả ở
mức độ tốt và rất tốt. 2,04% BN kết quả chung ở mức độ trung bình,
do cịn hạn chế sấp ngửa cẳng tay nhiều.
Tại Bệnh viện Xanh Pôn - Hà Nội, tác giả Nguyễn Đắc Nghĩa và cộng sự
khoa chấn thương chỉnh hình đã nghiên cứu, đánh giá kết quả điều trị gãy kín
thân hai xương cẳng tay bằng ghim chùm đinh kín, chống xoay theo nguyên
lý Métaizeau và Harkethal [14]. Áp dụng điều trị cho cả trẻ em và người lớn,
với kết quả nghiên cứu 38 trường hợp được mổ từ tháng 9/2006 - 5/2007.
Cho kết quả:


×