Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích mã cổ phiếu PVX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.02 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỔNG CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM
PHẦN I: HỒ SƠ DOANH NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn : TS. Phan Trần Trung Dũng
I.1 Lịch sử hình thành
Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam trước đây là Xí nghiệp Liên hợp Xây
lắp Dầu khí, được thành lập theo quyết định của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dầu khí số
069/DK-TC ngày 14/09/1983 trên cơ sở lực lượng cán bộ chiến sĩ binh đoàn 318 quân đội
làm nhiệm vụ xây dựng chuyên ngành dầu khí tại Vũng Tàu. Ngày 19/09/1995, Tổng Công
ty Dầu khí Việt Nam có Quyết định số 1254/DK-TCNS đổi tên Xí nghiệp Liên hợp Xây
lắp Dầu khí thành Công ty Thiết kế và Xây dựng dầu khí (PVECC). Năm 2004, Công ty
Thiết kế và Xây dựng Dầu khí thực hiện cổ phần hóa theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP của
Chính phủ về việc chuyển Công ty Nhà nước thành công ty cổ phần. Tháng 3 năm 2005,
Bộ Công nghiệp đã phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty . Thiết kế và Xây
dựng Dầu khí thành Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí với vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Căn cứ
chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê
duyệt, để thống nhất trong việc quản lý và điều hành các đơn vị thành viên, ngày
26/10/2007, Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có Nghị quyết số
3604/NQDKVN về việc Thông qua Đề án chuyển đổi Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu Khí
thành Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu Khí hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công
ty con, trong đó: Công ty mẹ là Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu Khí (PVC) được hình
thành trên cơ sở chuyển đổi và sắp xếp lại các công ty cổ phần có vốn góp của Tập đoàn
Dầu Khí Việt Nam. Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu
khí ngày 21/11/2007, Đại hội đã thông qua Đề án chuyển đổi Công ty Cổ phần Xây lắp
Dầu khí thành Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Ngày 20 tháng 12 năm
2007, Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0103021423 cho Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Đại hội đồng cổ đông
thường niên ngày 27/06/2008 của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam đã


thông qua phương án phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ theo hình thức phát hành riêng lẻ
từ 150 tỷ lên 1.500 tỷ, trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam góp vốn bằng tiền mặt và
chuyển quyền sở hữu vốn góp của Tập đoàn tại các công ty thành viên. Tổng Công ty
chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty mẹ và tiếp nhận, thành lập mới nhiều Công ty
thành viên, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty không ngừng mở
rộng.
I.2 Lĩnh vực kinh doanh
- Gia công chế tạo, lắp đặt các chân đế giàn khoan và các kết cấu kim loại khác;
- Thiết kế, chế tạo các bồn chứa xăng dầu, khí hóa lỏng, chứa nước, bồn chịu áp lực và hệ
thống ống công nghệ;
- Sản xuất các sản phẩm cơ khí, chống ăn mòn kim loại, bảo dưỡng và sửa chữa các chân
đế giàn khoan, tàu thuyền và các phương tiện nổi;
- Gia công ren ống, sản xuất khớp nối, đầu nối và các phụ kiện phục vụ trong lĩnh vực
khoan, khai thác dầu khí, công nghiệp;
- Kinh doanh vật tư thiết bị xây dựng dầu khí;
- Khảo sát, thiết kế, tư vấn đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp vừa và
nhỏ;
- Đầu tư, xây dựng các dự án hạ tầng đầu, cầu đường, công trình dân dụng và công nghiệp;
- Kinh doanh nhà ở và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật;
- San lấp mặt bằng;
- Xây dựng các công trình thủy lợi, đê kè, bến cảng;
- Lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị công nghệ, thiết bị điều khiển, tự động hóa trong các
nhà máy công nghiệp;
- Lắp đặt các hệ thống đường dây tải điện đến 35KV, các hệ thống điện dân dụng và công
nghiệp khác;
- Khoan phá đá nổ mìn, khai thác mỏ, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Khảo sát, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình dầu khí (ngoài biển và trên đất
liền), các công trình dân dụng và công nghiệp;
- Sản xuất và kinh doanh bê tông thương phẩm;
- Đầu tư xây dựng, khai thác và quản lý chợ;

- Kinh doanh bất động sản: đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng giao
thông, xây dựng đô thị, văn phòng , nhà ở, xây dựng các dự án hạ tầng, các công trình thủy
lợi, đê kè, cảng sông, cảng biển, cầu đường, công trình dân dụng và công nghiệp, kinh
doanh
đô thị và văn phòng, siêu thị và nhà ở;
- Đầu tư xây dựng: Các nhà máy chế tạo cơ khí thiết bị phục vụ ngành Dầu khí; các nhà
máy đóng tàu vận tải dầu, khí, hóa chất, nhà máy đóng giàn khoan; các nhà máy xi măng
và sản xuất vật liệu xây dựng;
- Đầu tư công nghệ cao trong lĩnh vực xây dựng nhà cao tầng;
- Lắp đặt, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình dầu khí (ngoài khơi và trên biển),
các chân đế giàn khoan, các kết cấu kim loại, các bồn bể chứa (xăng, dầu, khí hóa lỏng,
nước); bình chịu áp lực và hệ thống công nghệ, các công trình dân dụng và công nghiệp;
- Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình dầu khí, công trình dân dụng và công nghiệp;
- Đóng tàu vận tải dầu, khí, hóa chất;
- Đóng giàn khoan đất liền, ngoài biển;
- Chế tạo cơ khí chế tạo ngành Dầu khí, đóng tàu và kinh doanh cảng sông, cảng biển;
- Chế tạo và cung cấp các loại ống chống cần khoan, ống nối, khớp nối, đầu nối và các phụ
kiện phục vụ trong lĩnh vực dầu khí, công nghiệp;
- Thi công xây dựng các công trình dầu khí (trên bờ, ngoài biển) các công trình công
nghiệp và dân dụng, cảng sông, cảng biển;
- Thi công các công trình giao thông, thủy lợi;
- Sản xuất các sản phẩm công nghiệp (các nhà máy bê tông, thủy điện, điện khí);
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí, các vật liệu xây dựng, khoan, phá đá, nổ mìn,
khai thác mỏ, sản xuất công nghiệp (các nhà máy bêtông, thủy điện, điện khí);
- Vận chuyển dầu, khí hóa lỏng và hóa chất;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị xây dựng dầu khí; thương mại và dịch vụ tổng
hợp;
- Kiểm tra và phân tích kỹ thuật thí nghiệm mẫu cơ, lý, hóa, vật liệu xây dựng;
- Kinh doanh lắp đặt các thiết bị phòng cháy chữa cháy;
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh các công trình hầm đường bộ.

I.3 Vị thế công ty
* Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) là doanh nghiệp duy nhất thực
hiện quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động thăm dò, khai thác và các công việc liên quan
đến khai thác dầu mỏ và khí đốt trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp
Dầu khí Việt Nam là một đơn vị thành viên của PetroVietnam, trong đó PetroVietnam nắm
87,87%/vốn điều lệ. Do đó thị trường chính của PVC vẫn là các dự án của PetroVietnam.
* Thị trường này chiếm tỷ trọng từ 70-80% tổng giá trị sản lượng của Tổng Công ty trong
những năm qua, bao gồm: nhận thầu từ Vietsovpetro, nhận thầu từ các đơn vị khác trong
ngành và các công trình nội bộ PVC. Tổng Công ty đã tham gia xây dựng nhiều công trình
dầu khí lớn trong ngành như: chế tạo lắp ráp các chân đế giàn khoan biển, hệ thống ống
vận chuyển khí Bạch Hổ, công trình kho cảng LPG, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Công
trình 2-3 triệu m3 khí/ngày đêm, Công trình Khí- Điện-Đạm Cà Mau và một số công trình
khác mà Tổng Công ty đã ký hợp đồng.
I.4 Chiến lược phát triển và đầu tư
- Phát triển nhanh, mạnh bền vững, lấy hiệu quả và năng lực cạnh tranh làm cơ sở đánh giá
mọi hoạt động.
- Tập trung trọng tâm vào xây lắp các công trình chuyên ngành dầu khí, đặc biệt hướng tới
các công trình dầu khí trên biển. Tăng nhanh tỷ trọng các công việc có hàm lượng chất
xám và công nghệ cao; phát huy năng lực sẵn có, mở rộng và phát triển lĩnh vực xây nhà
cao tầng để khai thác tối đa nguồn lực nhằm mang lại hiệu quả cao cho Tổng Công ty.
- Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu xây lắp
các công trình dầu khí theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và khu vực trên cơ sở đáp ứng một
cách năng động nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Xây dựng thương hiệu PVC thành
một thương hiệu mạnh trong nước, trong khu vực và trên thế giới.
PHẦN II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY
Bảng 1. Bảng cân đối kế toán của công ty
Đơn vị: 1,000,000 VND
Năm 2009 2010 2011 2012

TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn
3590395.2
9
7784691.0
7
9770329.4
4
12590793.
66
I. Tiền và tương đương tiền 474324.36
1521462.2
4 784019.16 736104.19
II. Giá trị thuần đầu tư ngắn hạn 136553.16 512121.62 128651.94 229958.61
III. Các khoản phải thu
1891314.6
5
3843648.1
8
4511560.9
3
5851095.2
5
IV. Hàng tồn kho, ròng 971498.96 1653077.2
3868220.7
6
3696766.5
5
V. Tài sản lưu động khác 116704.16 254381.83 477876.65
2076869.0

6
B. Tài sản dài hạn
2058107.8
9
4719003.6
9
7002739.6
4
6363221.8
5
I. Phải thu dài hạn 0 4924.14 5366.68 5355.98
II. Tài sản cố định 639238.91
1881129.0
8
4288888.3
5
4421762.6
3
III. Giá trị ròng tài sản đầu tư 0 181591.37 124352.2 232386.32
IV. Đầu tư dài hạn
1160713.7
6
2019022.0
1
1885643.2
8
1066032.3
7
V. Tài sản dài hạn khác 218623.92 565036.16 642407.44 593968.96
TỔNG CỘNG TÀI SẢN

5648503.1
8
12503694.
77
16773069.
08
18954015.
51
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả
3609465.1
7
7617308.0
7
11293286.
62
13856505.
24
I. Nợ ngắn hạn
3343242.7
4
6799694.2
2
9712951.4
4
12082873.
88
II. Nợ dài hạn 266222.43 817613.86
1580335.1
8

1773631.3
6
B. Vốn chủ sở hữu 1756.16 2920.9 2755.95 2848.11
I. Vốn và các quỹ
1753184.2
6
2920900.4
5
2755945.5
4
2848113.3
4
II. Vốn ngân sách nhà nước và
quỹ khác 2979.61 0 0 0
C. Lợi ích cổ đông thiểu số 282874.14
1965486.2
4
2723836.9
2
2249396.9
3
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
5648503.1
8
12503694.
77
16773069.
08
18954015.
51

(Nguồn: />Bảng 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty
Đơn vị: 1,000,000 VND
Năm 2009 2010 2011 2012
1. Doanh số 0 7000000 18000000 12500000
2. Doanh thu thuần
4072114.2
7
7295605.1
5
9271919.5
9
4469504.1
4
3. Giá vốn hàng bán
3653617.1
6 6283536.6
8262007.2
1
4680007.4
3
4. Lợi nhuận gộp 418497.11
1012068.5
5 1009912.4 -210503.29
5. Doanh thu hoạt động tài chính 128031.19 388839.36 314791.87 129096.32
6. Chi phí tài chính 37601.44 161041.57 477376.69 587199.01
- Trong đó: Chi phí lãi vay 29079.22 114058.65 281096.7 475987.23
7.Chi phí bán hàng 4608.38 9374.9 19041.37 15955.2
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 266071.31 554237.34 714395.34
1036029.7
3

9. Lợi nhuận/(lỗ) từ hoạt động kinh
doanh 238247.17 676254.1 113890.84 -1720590.9
10. Thu nhập/(Chi phí khác) 26591.9 138250.71 43953.68 8588.65
10b. Lợi nhuận/(lỗ) từ công ty liên kết 12803.72 129399.59 27065.08 -111859.76
11. Lợi nhuận/(lỗ) trước thuế 277642.79 943904.4 184909.61 -1823862
12. Thuế thu nhập doanh nghiệp – hiện
thời -50438.54 -206842.13 -153360.49 -28927.91
13. Thuế thu nhập doanh nghiệp – hoãn
lại 1757.69 5239.73 65696.27 5452.75
14. Lợi nhuận thuần sau thuế 228961.94 742302 97245.38
-
1847337.1
8
15. Phân bổ cho cổ đông thiểu số 21442.45 155747.6 116369.11 -508946.19
16. Phân bổ cho chủ sở hữu công ty 207519.49 586554.4 -19123.73 -1338391
(Nguồn: />Doanh thu thuần của công ty liên tục tăng qua các năm: năm 2009: 4,072.1 tỷ đồng,
năm 2010: 7,295.6 tỷ đồng, năm 2011: 9,271.9 tỷ đồng, giảm mạnh năm 2012: 4,469.5 tỷ
đồng tương ứng với các mức tăng trưởng: 79% năm 2010, 27% năm 2011 và giảm 50%
năm 2012.
Xét về tỷ số khả năng sinh lợi
Nhìn vào biểu đồ tỷ suất sinh lời trên tài sản và vốn chủ sở hữu giảm dần qua các
năm, lợi nhuận ròng, lợi nhuận gộp có xu hướng giảm, tỷ suất nợ trên tài sản có xu hướng
tăng.
Xét về tỷ số khả năng thanh toán, đây là chỉ số giúp ta đo lường khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn của công ty.
Bảng 3. Tỷ số khả năng thanh toán
Đơn vị: lần
Tỷ số khả năng thanh toán
(lần) 2009 2010 2011 2012
Tỷ số thanh toán hiện thời

1.07392
6
1.14485
9
1.00590
7
1.04203
6
Tỷ số thanh toán nhanh 0.78334
0.90174
8
0.60765
3
0.73608
5
Tỷ số thanh toán tức thời 0.18272 0.29907
0.09396
4
0.07995
3
Hệ số thanh toán hiện thời của PVX hiện đang là 1.04 cho thấy khả năng thanh toán ngắn
hạn của công ty được đảm bảo. Tuy nhiên, hệ số thanh toán nhanh của PVX không đạt tiêu
chuẩn, do hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn.
Xét về cơ cấu tài chính, năm 2011 nợ chiếm 67% trên vốn chủ sở hữu so với năm 2012 tỷ
lệ này tăng lên là 73%. Tỷ lệ này tăng do năm 2012, một số dự án PVX đang thi công chưa
đến mốc thanh toán, một số dự án bị chậm tiến độ so với tiến độ đề ra ban đầu, cũng như
một số dự án đang tạm giãn tiến độ theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ, dẫn đến sản
lượng, doanh thu, lợi nhuận của đơn vị giảm. Tỷ lệ giá vốn/doanh thu năm 2011 của PVX
là 89.1% trong khi năm 2012 tỷ lệ này là 99.2% dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của các đơn vị thành viên không đạt kế hoạch đề ra.

Bảng 4. Tỷ số cơ cấu nợ
Tỷ số cơ cấu nợ (%) 2009 2010 2011 2012
Tỷ số nợ = Tổng nợ/Tổng
tài sản
0.63901
3
0.60920
5
0.67329
9
0.73105
9
Vốn CSH/Tổng tài sản 0.05039
0.15742
6
0.16255
8
0.11882
7
Nợ/Vốn CSH
12.6812
4
3.86978
3
4.14190
4
6.15230
8
Nợ ngắn hạn/Vốn CSH
11.7459

1
3.45441
5
3.56230
4
5.36481
3
Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản
0.59188
1
0.54381
5 0.57908
0.63748
4
Nợ dài hạn/Vốn CSH
0.93532
7
0.41536
8
0.57960
1
0.78749
5
Xét về tỷ số hoạt động, số vòng quay hàng tồn kho giảm từ 2.13 vòng năm 2011 tới 1.27
vòng năm 2012 cho thấy công tác bán hàng của công ty tích cực hơn, điều dó cũng được
thể hiện qua hoạt động thu hồi công nợ, kỳ thu tiền bình quân tăng từ 171 ngày năm 2011
lên 478 ngày năm 2012, tất cả các chỉ số về số ngày tồn kho, kỳ bình quân phải trả tăng là
do một số đơn vị thành viên của PVX hoạt động kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó
khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm, huy động và thu hồi vốn để thực hiện dự án trong
khi vẫn phải chi phí để duy trì hoạt động, dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

của đơn vị không đạt kế hoạch đề ra.
Bảng 5. Tỷ số hiệu quả hoạt động
Tỷ số hiệu quả hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho
(vòng)
3.76080
4
3.80111
5
2.13586
8
1.26597
3
Số ngày tồn kho (ngày)
97.0537
2
96.0244
6
170.890
7
288.315
7
Vòng quay khoản phải thu
(vòng) 2.15306
1.89809
4
2.05514
7
0.76387
5

Kỳ thu tiền bình quân 169.526 192.298 177.602 477.827
(ngày) 1 2 9
Vòng quay khoản phải trả
1.21801
3
1.07293
1
0.95459
3
0.36990
4
Kỳ phải trả bình quân
(ngày)
299.668
3
340.189
5
382.361
7
986.742
3
Tuy nhiên, chỉ số EPS liên tục đi xuống thể hiện lợi nhuận sinh ra trên mỗi cổ phiếu
đang có xu hướng giảm. Chỉ số này cũng như mức sụt giảm lợi nhuận của công ty sẽ là
một điểm kém hấp dẫn trong đầu tư ngắn hạn.
PHẦN III: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY
Hoạt động kinh doanh của Công ty
Hoạt động đầu tư tài chính
Với việc cổ phần hóa hàng loạt công ty TNHH thành viên của PVX trong thời gian
gần đây và việc sắp xếp lại các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp – kinh doanh bất

động sản – sản xuất vật liệu xây dựng – cơ khí chế tạo đã giúp số lượng công ty con,
công ty liên kết và các kho ản đầu tư tài chính dài hạn của PVX gia tăng mạnh mẽ. Với
việc thoái vốn ở 1 số đơn vị trong năm 2009 -2010 đã giúp PVX thu được lợi nhuận lớn
từ hoạt động tài chính.
Ngoài ra với lợi thế lớn từ việc thi công các công trình trong t ập đoàn, vì vậy hoạt
động thu tiền từ các công trình tương đối thuận lợi giúp lượng tiền mặt dùng cho đầu
tư của PVX khá dồi dào. Đây là một trong những lợi thế lớn của PVX so với các đơn
vị trong ngành trong vi ệc quản lý và sử dụng tiền nhàn rỗi.
Hoạt động kinh doanh văn phòng cho thuê
Thị trường văn phòng cho thuê hiện nay đang chứng kiến cảnh dư cung do việc
hàng loạt các dự án văn phòng cho thuê đã và sắp đi vào hoạt động dẫn tới nguồn cung
tăng mạnh, trong khi tình hình nền kinh tế phục hồi chưa m ạnh mẽ dẫn tới nhu cầu thuê
tăng nhẹ. Theo thống kê thì nguồn cung văn phòng cho thuê tại Hà nội hiện nay có 14 tòa
văn phòng hạng A với diện tích 137.000 m2, văn phòng hạn B có 37 tòa với diện tích
330.000 m2 và văn phòng hạng C có 57 tòa với diện tích 200.000 m2. Dự kiến từ 2010-
2011, hàng loạt dự án tại khu vực phía Tây Hà Nội sẽ đi vào hoạt động và cung cấp thêm
cho thị trường văn phòng cho thuê như dự án Sentinel Place và Grand Plaza (60.000 m2),
Keangnam Landmark Tower (90.000 m2), Song Da Twin (50.000 m2), EVN Tower
(16.000 m2), MIPEC Tower (23.000 m2), Peal Phương Nam (65.000 m2), dẫn tới dư
thừa nguồn cùng khoảng 150.000 m2. Tỉ lệ trống của văn phòng hạng A có thể tăng lên
18%, trong khi hạng B lên 11%. Khu vực TP.Hồ Chi Minh tình trạng cũng tương tự Hà
Nội v ới sự dư thừa nguồn cung do hàng loạt dự án mới đi vào hoạt động. Tỉ lệ trống đã
tăng lên 15,6% với văn phòng hạng A, 11,4% với văn phòng hạng B và 14% với văn
phòng hạng C trong quý 1/2010 và giá thuê đã giảm 31% so với cùng kỳ năm 2009. Nguồn
cung tăng thêm dự kiến ở hạng A là 110.000 m2 và hạng B là 75.000 m2.
Hoạt động kinh doanh trung tâm thương mại
Lĩnh vực kinh doanh trung tâm thương mại, đặc biệt mặt bằng trung tâm thương mại lớn,
loại sang trọng tại trung tâm đang trở lên rất khan hiếm và giá cho thuê tăng mạnh trong
thời gian vừa qua. Tại Hà Nội, diện tích trung tâm thương mại tại khu trung tâm là 49.197
m2 và tại khu vực ngoại vi là 54.379 m2. Dự kiến thời gian tới khi các tòa nhà phức hợp

tại khu vực phía Tây Hà Nội đi vào hoạt động nguồn cung sẽ tăng mạnh và giá cả sẽ giảm
đôi chút so với hiện nay, đặc biệt từ dự án Grand Plaza và Keangnam Landmark Tower.
Tại TP.Hồ Chí Minh, giá cho thuê đã tăng mạnh lên 108,8 USD/m2 tại các khu vực trung
tâm thương mại chính của thành phố và giá lên tới hơn 200 USD/m2 như tại tòa nhà
Vincom Center. Nguồn cung trong tương lai sẽ tiếp tục tăng mạnh, tuy nhiên trong giai
đoạn trước mắt cầu về mặt bằng thương mại vẫn rất nóng tại Hồ Chí Minh.
Hoạt động kinh doanh khách sạn – nhà nghỉ dưỡng
Thị trường kinh doanh khách sạn thời gian gần đây đã có sự khởi sắc nhờ lượng khách
du lịch phục hồi do nền kinh tế đã bớt khó khăn. Tuy nhiên ấn tượng nhất thời gian g ần
đây là ở phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng với hàng loạt dự án được triển khai và chào bán
rất hút nhà đầu tư. Trong năm 2008 có 8 dự án mới chào bán là: Tuần Châu Residences,
The Mongomerie Links, Mui Ne Domaine, Sanctuary Hồ Tràm, Long Thành Gofl, Lagura
Long Hải, Evason Hideaway Côn Đảo, Sea Links Phan Thiết v ới tổng số 1.882 căn biệt
thự. Trong năm 2009 có 3 dự án chào bán là Hyatt Regency Residences, Ocean View
Villa, Casalle’s Hill Phan Thiết chào bán 174 căn hộ, 196 biệt thự và 124 đất nền biệt thực.
Trong năm 2010, có một số dự án mới chào bán như: Cát Bà amatina, The First Villas &
Resort, Ecopark, Grand Arena Hill, Six Senses Saigon River,…
Thị trường khách sạn trong quý 1/2010 cũng có những khởi sắc so với cùng kỳ. Tỉ lệ đặt
phòng tại các khách sạn hiện nay nằm vào khoảng từ 40- 60% công suất phòng. Số phòng
khách sạn 5 sao là 2.830 phòng, tỉ lệ đặt phòng bình quân đạt 62,3%, số phòng khách sạn 4
sao là 1.404 phòng với tỉ lệ đặt phòng bình quân là 49,25%, số phòng khách sạn 3 sao là
1.828 phòng với tỉ lệ đặt phòng bình quân là 58,92%. Trong năm 2010, lượng khách du
lịch đến Việt Nam có thể đạt 5,5 triệu lượt người. Tại Hà Nội, số lượng phòng khách sạn 4-
5 sao cũng tăng mạnh trong năm 2010-2010, nguồn cùng đến từ Chamvit (600 phòng),
Crowne Plaza (386 phòng), Intercontinential Keangnam (383 phòng). Tại Hồ Chí Minh, dự
kiến giai đoạn 2010-2013 có thêm 3.506 phòng đến từ các khách sạn như Liberty 6 (năm
2010 – 144 phòng), Goden Tower (năm 2010 – 120 phòng), Saigon Givral (năm 2010 –
209 phòng), New Pacific (năm 2011 – 120 phòng), Grand Extention (năm 2011 – 170
phòng),…
Hoạt động kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp

Đến cuối năm 2009, cả nước có 249 khu công nghiệp đã được cấp thép hoạt động với diện
tích 63.173 ha trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 38.858 ha chiếm
61,5% tổng diện tích. Trong đó có 174 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với diện tích
38.804 ha và 74 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng m ặt bằng với
diện tích 14.792 ha. Tỉ lệ lấp đầy bình quân các khu công nghiệp tại Việt Nam hiện nay đạt
48%. Các khu công nghiệp đã thu hút được 3.600 dự án vốn đầu tư nước ngoài với tổng
vốn đăng ký đạt 46,9 tỉ USD và 3.200 dự án trong nước với vốn đăng ký 254.000 tỉ đồng.
Các khu công nghiệp tập trung chủ yếu tại các khu vực TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương,
Đồng Nai, Vũng Tàu, Long An, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh,…
Giá thuê đất tại khu công nghiệp cũng biến động theo vùng. Giá thuê khu công nghiệp tại
TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội là cao nhất cả nước với m ức giá trung bình đạt 2,5
USD/m2/năm. Trong khi tại các tỉnh thành khác giá thuê trung bình vào khoảng 1,0 – 2
USD/m2/năm. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay, lĩnh vực khu công nghiệp sẽ tiếp
tục phát triển đặc biệt tại các trung tâm sản xuất lớn của cả nước như: Bình Dương, Đồng
Nai, Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc,… khi
mà tại các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội các khu công nghiệp dần bị thay
thế bởi các khu đô thị, dân cư, cũng như sự di chuyển các nhà máy sản xuất ra các thành
phố ven trung tâm, thuận tiện giao thông đường thủy phục vụ xuất khẩu.
Hoạt động kinh doanh Khu công nghiệp - Bất động sản của PVX
Hiện nay hoạt động kinh doanh hạ tầng – bất động sản mới chiếm gần 5% trong tổng cơ
cấu doanh thu của PVX. Tuy nhiên với việc mở rộng hoạt động kinh doanh hạ tầng khu
công nghiệp – bất động sản sẽ giúp PVX gia tăng mạnh doanh thu, lợi nhuận của mình từ
hoạt động kinh doanh đầy tiềm năng này.
PHẦN IV: KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ
Qua phân tích có thể thấy trong ngắn hạn, đầu tư vào công ty không đem lại lợi
nhuận và đối mặt với lỗ cao. Tình hình hoạt động của công ty chủ yếu dựa vào kinh doanh
bất động sản, thị trường bất động sản năm 2012-2013 đang đóng băng vì vậy việc đầu tư
vào công ty sẽ gặp rủi ro cao
.

×