Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

2692 Khảo Sát Kiến Thức Thái Độ Thực Hành Của Phụ Nữ Từ 35-45 Tuổi Về Phòng Chống Ung Thư Cổ Tử Cung Ở Phường Vĩnh Lợi Tp Rạch Giá Tính Kiên Giang.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.52 MB, 75 trang )

(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

BỘ Y TẾ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CÀN THƠ

LÂM THỊ THU VÂN

KHẢO SÁT KIÊN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA

PHU NU TU 35 - 45 TUOI VE PHONG, CHONG UNG
THU CO TU CUNG O PHUONG VINH LOI, THANH

PHO RACH GIA,TINH KIEN GIANG

LUAN VAN CHUYEN KHOA

I

CHUYEN NGANH: Y TE CONG CONG
MA SO: CK.60.72.76
Người hướng dẫn khoa học
TS. ĐÀM VĂN CƯƠNG
TRU

THƯ VIỆN
6 Đại it Y DƯỢC CAN THO



HÃY ¿ TÔNre TRỌNG BẢN QUYỀN
—_——_
Can Tho - 2011


Gen PL Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

Lời cam

đoan

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các sô
liệu, kết quả nêu trong luận văn nây là trung thực và chưa từng công bô
trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

yer

Lam thi Thu Van


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

Loi cam on
N


Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, khoa đào tạo sau
đại học, khoa YTCC Trường đại học Y Dược Cần Thơ, các thầy, cô giáo đã

tham gia giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
viết luận văn.

Em chân thành cám ơn Tiến sĩ Đàm văn Cương đã hướng dẫn nhiệt
tình trong suốt q trình làm luận văn.
Tơi chân thành cám ơn!

-

TTYT thành phố Rạch Giá

-

Phòng khám ĐKKYV. Rạch Sỏi và cán bộ chuyên trách DS-KHHGD.

~

Xin cdm on Ban can sự lớp chuyên khoa I ngành YTCC đã tao điều

kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành khóa học.
Bản thân tơi đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn cịn nhiều hạn chế. Rất

mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp.

Học viên luận văn

Lâm thị Thu Vân



Gen PL Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

MỤC

LỤC

DAT VAN ®ĐÈ......................................
QC. LH HH.
n nnssrsessessssese 1
Chương 1: TỎNG QUAN TÀI LIỆU:...........
S2 2 1121111115222 225252222556 4
1.1. Tình hình ung thư cổ tử cung trên thế giới và trong nước...::4£ 4

1.2. Giải phau và sinh lý đường sinh dục dưới của phụ nữ.............. 9
1.3. Sinh lý bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới.......................... 10

1.4. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm nhiễm đường sinh dục
1.5. Yếu tố thuận lợi cho sự nhiễm trùng và tác nhân gây viêm nhiễm

đường sinh dục dưới........................-..
------- c2 2222222212112 11 1211x111 xxey 13
1.6. Vệ sinh cá nhân và bệnh lý viêm nhiễm đường sinh dục dưới...
14

1.7. Kết quả nghiên cứu căn nguyên các bệnh viêm nhiễm đường sinh
dục dưới của các tác giả......................-..---.ccQcS nhe,
15


1.8. Một số đặc điểm về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội ở phường
Vĩnh Lợi, thành phố Rạch Giá...................
c2 222222211112 551
....--5511222 18
1.9. Mục tiêu chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam....................... 19

Chương 2: ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............... 21
2.1. Déi tượng, địa điểm và thời gian 141340112)01/9)045 TT
TÊT TP

21

2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................-.-..-..- 21

2.3. Phương pháp chọn mẫu.....................
.--- -- + <7 S22 ....xs 22
Chương 3: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU.....2 ........
SE SE 1122255555555 5 52s
. 28
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu................... 2222552 29
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hanh...........c0cccceeeceeeeceeceuececeeeeen 32
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng,

CHONG

CWI

LÊ THẾ: srángntg 0696606 146000: CHợSã ghấngg 435 55,51.80545.44 816g 3.09A60.si05i94i08 x03 38

ATOR UẬN................. ceccieiioieooeeeessssssasasl 47


Chương 5: KẾT LUẬN..................
- 5 S3...........
K9 SE
. 54
vccscsc


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

KY HIEU VIET TAT
AH
AD
CTC
K.CTC
QHTD
UTCTC
CB-CVC
CSSK
CSSKSS
_ CSSKBD
VNĐSDD

Âm hộ
Âm đạo

Cổ tử cung


Ung thư cô tử cung

Quan hệ tình dục
Ung thư cổ tử cung
Cán bộ cơng viên chức

Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe sinh sản

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

Viêm nhiễm đường sinh dục dưới

củ


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1.Đặc điểm đôi tượng nghiên cứu................................-ccc.. 23
Bảng 3.1. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu:.................-.....--- 29

Bảng 3.2. Đặc điểm về dân tộc:. . . . . . . .

..------ 5 cn S2 Sn S22


se 31

Bảng 3.3. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu:..................
.. ...-« «+ ---- 31

Bang 3.4. T ình trạng kinh tế hộ gia đình:......................
------ 55255 s2 << s555S2 31
Bảng 3.5. Tỷ lệ kết hơn theo nhóm tuổi:....................
«<< + << 255522 <++*<52 32
Bảng 3.6. Kiến thức về nhiễm HPV:.........................- 2222222222222 S22 32

Bảng 3.7. Những triệu chứng nào có thê nghỉ ngờ K.CTC:........................... 33
Bảng 3.8. Kiến thức về nguyên nhân K.CTC:.......................
-. --- + << +5 ssxs+ 33
Bảng 3.9. Kiến thức về bảo vệ sức khỏe:......................¿+ ccssxSS S223 3+ c+zssx 34

Bảng 3.10. Kiến thức chung:...................----c c2 221212221
se. 34

Bảng 3.11. Thái độ chung về K.CTC:..................22s S vs cv zEEEzce 34
Bảng 3.12. Có đi làm xét nghiệm HPYV:............................. cài

35

Bảng 3.13. Thực hành chung về phòng, chống K.CTC:.......................-- - 35
Bảng 3.14. Nguồn cung cấp thông tin về K.CTC:.................... + 36
Bang 3.15. Mức độ tiếp cận các nguồn thông tỉn:..............................
-- ----- 37
Bảng 3.16. Nơi cung cấp dịch vụ kiểm tra sức khỏe:...................
... - ---- 37

Bảng 3.17. Lý do chọn nơi kiểm tra sức khỏe:.....................
..---- - -- - c- ©<555 52 38


Gen PL Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

Bảng 3.18. Nguyên nhân không đi kiểm tra sức khỏe:...........................
+ .- 38

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa truyền thông chung với kiến thức chung:.......39
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa kiến thức chung với trình độ học vắn:.......... 39
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa kiến thức chung với nhóm tuỗi:....................... 40

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa kiến thức chung với nghề nghiệp:................ 40
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa truyền thông chung với thái độ chung:......... 4I
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa thái độ chung với trình độ học vấn:............... 4I

Bảng 3.25. Mối liên quan giữa thái độ chung với nhóm tuổi:.......................... 42
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa thái độ chung với nghề nghiệp:.................... 42
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa kiến thức chung với thái độ chung: ............. 43

Bảng 3.28. Mối liên quan giữa truyền thông chung với thực hành chung

43

Bảng 3.29. Mối liên quan giữa thực hành chung với trình độ học vấn:.......... 44
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa thực hành chung với nhóm ti:.................... 44
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa thực hành chung với nghề nghiệp:.................. 45

Bảng 3.32. Mối liên quan giữa thái độ chung với thực hành chung:............ 45


Bảng 3.33. Mối liên quan giữa kiến thức chung với thực hành chung:.......... 46
DANH MỤC CÁC BIÊU

Biểu 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi:.................
-¿- 2+ 55222 22s.....--22+
see 30


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học
I

DAT VAN DE
Tổ chức Y tế thế giới ước tính hàng năm có trên 520.000 trường hợp mắc
mới ung thư cổ tử cung (K.CTC), trên 90% xảy ra ở các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam. Tại nhiều nước đang phát triển, khả năng tiếp cận dịch vụ

y tế hạn chế, khơng có chương trình sàng lọc UTCTC hoặc chương trình chỉ tiếp
cận một lượng nhỏ các khách hàng cần thiết. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong
lĩnh vực tầm soát phát hiện sớm ung thư cỗ tử cung bằng xét nghiệm tế bào học
hàng loạt nhưng tỷ lệ phụ nữ ở các nước đang phát triển được làm tế bào học

cũng thấp.
K. CTC là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong của phụ nữ trên toàn thế
_giới cũng như ở Việt nam. Mãi cho đến 1993, Việt nam cũng như những nước

đang phát triển khác không có chương trình sàng lọc K.CTC trong cộng đồng.
Năm


1993,

STEPHEN RAAB)

một

số các bác sĩ Việt nam

và Hoa

kỳ (Bs ERIC

SUBA,

đã phát động một chương trình sàng lọc K.CTC trong cộng

đồng tại hai thành phó lớn là Hà Nội và Tp Hồ chí Minh.
_

Trên toàn thế giới ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp thứ hai ở phụ

nữ, Tại Việt Nam năm 2002 ước tính có 6224 ca mới mắc và 3334 ca tử vong do

K.CTC.
Báo cáo của WHO

về cái nhìn tổng quát đặc điểm ung thư của thế giới.

Gánh nặng ung thư tăng gấp đơi trong vịng 30 năm cuối của thế kỷ 20, và ước

tính sẽ tăng gấp đôi từ năm 2000 tới năm 2020, và gấp ba tới năm 2030. Cho tới
những năm gần đây, ung thư được xem như là bệnh của các nước công nghiệp và

phương tây. Ngày nay tình hình đã thay đổi sâu sắc, đa số gánh nặng ung thư thế
giới gặp ở các nước có nguồn lực thấp hay trung bình (các nước đang phát triển).
Tác động nặng nhất của sự gia tăng này sẽ rơi vào các nước đang phát triển có
ngn tài chính dành cho y tê giới hạn, cơ sở điều trị ung thư ở các nước này


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học
2

không có sẵn ở khắp nơi và phương pháp điều trị cứu vãn đời sống thường khơng

có sẵn.
Theo số liệu báo cáo của trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Kiên
giang đánh giá thực trạng bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong

độ tuổi sinh đẻ hàng năm, tỷ lệ phụ nữ từ 15 - 49 tuổi mắc bệnh viêm nhiễm
đường sinh dục dưới trong cộng đồng cuỗi năm 2009 trên địa bàn tỉnh là 58,13%

[2].
Ở tỉnh Kiên giang chưa có một nghiên cứu nào về kiến thức, thái độ, thực

- hành về phòng, chống K.CTC.
Từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “ kiến thức, thái độ,

thực hành của nhóm phụ nữ 3Š — 45 ti về phịng, chống ung thư cỗ tủ: cung

trên địa bàn phường Vĩnh lợi, thành phố Rạch Giá ”. Với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về phòng,
chống ung thư cơ tử cung của nhóm phụ nữ có con hoặc có quan hệ tình dục.

ˆ

2. Xác định các yếu tế có liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành

về phòng, chống ung thư cỗ tử cung của nhóm phụ nữ có con hoặc có quan hệ
tình dục.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

3
Chương 1

TONG QUAN TAI LIEU

1.1. Tình hình ung tư cỗ tử cung trên thế giới và trong nước
Theo nghiên cứu của cơ quan Quốc tế nghiên cứu về ung thư cổ tử cung
(K.CTC) thì 99,7% các trường hợp ung thư cổ tử cung có sự hiện diện của virus
HPV tuýp nguy cơ cao. Theo ước tính, hàng năm trên thể giới có khoảng 500.000
trường hợp mắc mới và có khoảng 270.000 người tử vong vì K.CTC. ‘Nhu vay,

cứ mỗi hai phút, ở đâu đó trên trái đất này lại có một phụ nữ chết.
K.CTC là tổn thương ác tính phát triển tại cỗ tử cung. Ung thư xuất hiện


khi các tế bào cổ tử cung biến đổi và phát triển bất thường một cách khơng kiểm
sốt. Nó tiến triển bằng cách có thể xâm lấn tại chỗ hay lan rộng đến những cơ
quan khác của cơ thể và gây tử vong.

Nhiễm lâu dài Human papilloma virus (HPV) là điều kiện cần để dẫn đến
ung thư cổ tử cung. Theo nghiên cứu của cơ quan Quốc tế nghiên cứu về ung thư
thì 99,7 % các trường hợp ung thư này có sự hiện diện của HPV tuýp nguy cơ
cao.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại HPV đều có thể gây ung thư. Trong
số hơn một trăm tuýp HPV đã được định danh, chỉ có 15 tuýp có khả năng gây
ung thư hay còn gọi là tuýp nguy cơ cao. Các tuýp khác được xem là nguy cơ

thấp có thể gây các tổn thương vùng sinh dục lành tính. Trong số 15 tp có thể
gây ung thư, 2 tp HPV-1I6 và HPV-I§

là nguyên nhân cua it nhất 70% các

trường hợp ung thư cô tử cung. Trong những tuýp HPV gây ung thư cịn lại, 2

tp HPV-31 và 45 gây ra thêm ít nhất 10% nữa.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

4
K.CTC là ung thư phần dưới của tử cung hay còn gọi là đạ con. Khi các tế


bào ở cổ tử cung biến đổi bất thường và phát triển quá mức thì sẽ nhanh chóng
biến đổi thành ung thư. Các chun gia y tế khuyến cáo: phụ nữ bất đầu có quan
hệ tình dục sẽ có nguy cơ lây nhiễm vi rút HPV, loại vi rút nguy hiểm là nguyên

nhân chính gây K.CTC.
HPV - Human papilloma virus - là loại virus gây mụn cơm, mụn cóc và các
sùi mảo gà (các u nhú) ở da, dương vật, âm hộ, hậu môn... dẫn đến viêm da lành
tính, hoặc viêm cơ quan sinh dục dẫn đến vô sinh. Trong hơn 100 chủng HPV, có

13 chủng dẫn đến ung thư.

Q trình diễn tiến từ nhiễm virus đến ung thư thường lâu dài, từ loạn sản
nhẹ, vừa, nặng đến ưng thư tại chỗ (giai đoạn tơn thương có thể phục hồi và chữa
khỏi hồn tồn) đến ung thư xâm lẫn (khơng có khả năng phục hồi). Không phải
ai nhiễm các chủng HPV

"độc" cũng bị K.CTC. Bệnh này thường xuất hiện khi

có thêm các yếu tố nguy cơ như quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, vệ sinh
kém, suy giảm miễn dịch, đẻ, nạo hút hay sẵy thai nhiều lần... Những tổn thương

này tạo điều kiện cho virus HPV dễ tiếp cận hơn với lớp tế bào đáy cổ tử cung,
vốn nằm sâu bên đưới. Sau khi xâm nhập, HPV gây biến đổi các tế bào này. Trải qua nhiều năm, tế bào trở thành ác tính.
Chính vì vậy mà theo lời khun của các bác sĩ, phụ nữ từ 30 - 49 tuổi hãy

thường

xuyên

đến


các



sở y tế để

khám

và phát

hiện

sớm

K.CTC .

Loại ung thư nếu phát hiện ở giai đoạn muộn sẽ khó chữa trị " có nguy cơ

tử vong rất cao. Ở Việt Nam , đây là loại bệnh phổ biến thứ hai ở phụ nữ. Thống
kê trong riêng năm 2005 của viện Ung thư quốc gia cho thấy có thêm 7000 phụ
nữ được phát hiện K.CTC và nửa trong số này đã tử vong.

Ở Việt Nam, theo số liệu năm 2005 của Bệnh viện ung bướu TP HCM, cả
nước có hơn 4.470 ca mắc mới, chiếm tỷ lệ trên 13% trong tổng số các trường
hợp bị ung thư.


(re


Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học
5

Đặc biệt ở miền

nam, theo công. bế gan day nhất của Bệnh viện ung bướu,

K.CTC đứng hàng thứ nhì trong các loại ung thư sinh dục nữ, chỉ sau ung thư vú.
Như vậy, K.CTC thật sự là một gánh nặng chính đối với sức khỏe, tâm lý và xã
hội của phụ nữ Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.
Theo bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Ngọc Phượng, HPV là loại virus lây

truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục và ngay cả khi chỉ tiếp xúc ngồi da cũng đã
có thể lây nhiễm. Vì vậy, hầu như bất cứ phụ nữ nào có quan hệ tình dục đều có

thể nhiễm HPV.
Ủng thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa rất phổ biến
và gây tử vong

cao hàng đầu ở phụ nữ hiện nay. Trên toàn cầu mỗi năm

khoảng 270 ngàn bệnh nhân ung thư cơ tử cung tử vong. Tại Việt Nam



, hàng

năm có đến hơn 6 ngàn phụ nữ phát hiện bị K.CTC và cứ mỗi ngày có 9 phụ nữ

chết vì căn bệnh này.

Một số lý do dẫn đến tỉ lệ mắc bệnh K.CTC cao bao gồm số phụ nữ tham
gia khám phụ khoa định kỳ để được tầm soát ung thư cịn thấp, các chương trình

tầm sốt cũng chưa được bao phủ rộng, ý thức phòng bệnh ung thư cỗ tử cung ở
phụ nữ còn hạn chế do thiếu những chương trình tun truyền giáo dục.
Bệnh K.CTC

có thể phịng chống được băng 2 cách: khám tầm soát định

kỳ và tiêm văcxin để phịng nhiễm các tp HPV gây K.CTC.
Khám

tầm sốt băng xét.nghiệm thực hiện nhanh, đơn giản, không gây

đau, để kịp thời phát hiện dấu hiệu sớm của bệnh. Tuy nhiên, xét nghiệm này
không ngăn ngừa được ung thư cỗ tử cung gây ra do nhiễm HPV.
Phương pháp văcxin phòng bệnh bằng cách giúp hệ miễn dịch của cơ thể

nhận diện và tiêu hủy virus HPV trước khi virus xâm nhập vào cô tử cung dé gây
- bệnh. Văcxin hiện nay có thể ngừa nhiễm HPV tuýp 16 và 18 cho phụ nữ từ 10

đến 25 tuổi. Mọi phụ nữ trong lứa tuổi này đều có thể chủng ngừa, bao gồm cả


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học
6

những người đã có gia đình. Văcxin đã được chứng minh có hiệu quả bảo vệ cao


đối với những phụ nữ này. Giá một liều văcxìn này khoảng 700 ngàn đồng, cần
tiêm 3 liều để bảo đảm hiệu quả phòng bệnh.
Việc phòng ngừa K.CTC sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi phụ nữ được chủng

ngừa kết hợp với khám tầm soát định kỳ.
Theo nghiên cứu tại Việt Nam : trong các ung thư ở phụ nữ, K.CTC đứng
hàng thứ hai sau ung thư vú tại Hà Nội và đứng đầu tại TP.HCM
Với những tiến bộ của y khoa hiện đại, bệnh này được

chữa khỏi gần

100% các trường hợp nếu bệnh được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu không được
phát hiện sớm, K.CTC

lại rất khó chữa. Bởi vậy, trên thế giới, cứ 2 phút lại có

một phụ nữ chết do K.CTC.
Ở Việt Nam tỷ lệ ung thư cỗ tử cung cao tương đương với các nước đang

phát triển như ở châu Phi. Nguyên nhân có thể do việc khám sức khoẻ hàng năm
của chị em chưa được thực hiện đầy đủ. Ngoài ra ở Việt Nam cũng như các nước
đang phát triển có tới 50% phụ nữ ung thư cơ tử cung bị tử vong

là do phát hiện

muộn. Lứa tuổi hay bị K.CTC nhất là phụ nữ ngoài 40 tuổi
Làm thế nào. để phát hiện sớm ung thư cố tử cung? K.CTC liên quan đến

đời sống tình đục như thế nào? Phịng, tránh và điều trị K.CTC là mối quan tâm

của rât nhiêu của phụ nữ.
Để có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, điều quan trọng là người dân

phải có kiến thức hiểu biết về bệnh ung thư để tự phát hiện các dấu hiệu sớm của
bệnh và chủ động đến các cơ sở chuyên khoa ung thư. Việc tìm hiểu kiến thức

hiểu biết và các hình thức tiếp cận thông tin của người dân về bệnh ung thư là
nền tảng cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch truyền thơng về phịng chống ung thư

thuộc Dự án phịng chống ung thư Quốc gia.


Gen PL Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học
7

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, ung thư vú và K.CTC là hai
bệnh ưu tiên hàng đầu trong chiến lược sàng lọc phát hiện sớm ung thư. Nhưng
kiến thức về phát hiện sớm hai căn bệnh này cịn thấp. Đây là một trong những
cơng việc thiết thực hàng đầu mà Dự án phòng chống ung thư Quốc gia cần phải
ưu tiên giải quyết trong thời gian tới.

Chương trình phịng chống ung thư giai đoạn mới cần bàn thảo và đánh giá
tồn diện về tình hình ung thư ở Việt Nam . Phòng chống và điều trị như thế nào

là tốt nhất để người bệnh nghèo có cơ hội được phát hiện và điều trị bệnh sớm
nhất.
Hoạt động của Chương trình phịng chống ung thư giai đoạn 2011 - 2016
của Việt Nam cần đưa vào chương trình các bệnh khơng lây nhiễm để kiểm sốt
được các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, sử dụng bia rượu. Các bạn cần nâng


cao năng lực của cán bộ y tế trong điều trị và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân

ung thư. Nâng cấp các cơ sở đã có và xây dựng những cơ sở điều trị mới ở tuyến
tỉnh, huyện. Đồng thời củng cố hệ thống ghi nhận số bệnh nhân ung thư để cung
cấp các số liệu tin cậy cho những nhà hoạch định chính sách.
Hiện

nay ở tỉnh

Kiên

Giang,

chưa

có để tài nào

nghiên

cứu

tầm

sốt

K.CTC hoặc khảo sát về kiến thức, thái độ, thực hành về phịng, chống K.CTC.
Tơi thực hiện luận nầy nhằm mục đích khảo sát những yếu tố liên quan,

kiến thức, thái độ và thực hành về K.CTC ở phụ nữ trong độ tuổi 35 - 45. Từ đó
có những đề xuất, kiến nghị đối với lãnh đạo Trung tâm y


tế thành phố Rạch Giá

tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, tư vấn, chương trình khám

sức khỏe định kỳ cho phụ nữ nhóm nguy cơ và nhóm khơng nguy cơ.


Gen PL Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học
8

1.2. Giải phẫu và sinh lý của đường sinh dục dưới của phụ nữ

1.2.1. Đặc điểm giải phẩu

Tử cung (Dạ con)

Bng trứng

Vịi trứng (Vịi Fallop)

=" Lap oo


tử cung

tử cung

Lỗ trong cố tử cung


Cổ tử cung

Kênh cổ tử cung

Lỗ ngoài cố tử cung

Âm đạo
Mơi bé
Chủ

thích:

GiaaDucSucKhce

com

Cổ tử cung là phần dưới tiếp nối với thân tử cung, gồm có 2 phần: phần
trên âm đạo và phần trong âm đạo, dài khoảng 2,5 — 3em.

Trong lịng tử cung có một ống nối lòng cỗ tử cung với âm đạo gọi là cổ tử

cung. Phần thơng âm đạo gọi là lỗ ngồi, phần thơng với lịng TC gọi là lỗ trong.

Phần cỗ tử cung nằm trong âm đạo có một lỗ thơng kênh với âm đạo gọi là
cổ ngồi.

Trước tuổi dậy thì, cơ tử cung được phủ bởi biểu mô lát tầng và kênh cổ tử
cung có biểu mơ tuyến hình trụ. Sau dậy thì, do ảnh hưởng của estrogen, biêu mơ
trulan ra ngồi, cơ tử cung bị lộ tuyến. Dưới ảnh hưởng của môi trường acid ( pH


= 3,80 — 4,30 ) của âm đạo, biểu mô trụ phải chuyển sản thành biểu mô lát dé
tăng sức bảo vệ cho cỗ tử cung vì biểu mơ lát có nhiều lớp hơn. Do đó vùng


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học
9

chuyển tiếp ở cổ tử cung, nơi tế bào có thể chuyển sản được thành lập, là nơi tiếp
giáp của biểu mô trụ. Đây là một vùng luôn biến động trong suốt cuộc đời sinh
san vi dé bị tổn thương và luôn được tái tạo. Đây cũng là nơi xuất phát của 95%

tân sinh trong biểu mô và ung thư xâm lấn cổ tử cung. Sau mãn kinh, ranh giới lát
trụ đời vào trong kênh cổ tử cung và không thê thấy được bằng mắt thường nữa.

Từ ngoài vào trong:
- Phần ngồi âm hộ: âm hộ (AH) có mơt phần da, mơi lớn, mơi bé, bên
dưới có âm vật và lỗ niệu đạo. Ở phần này ngoài bệnh lý ở da cịn có bệnh lý liên

quan đến các tuyến và niêm mạc âm hộ và nhất là liên quan đến sinh lý giao hợp.
Âm

hộ có cấu tạo hình ống gồm cơ, niêm mạc và tuyến, có đặc điểm rất

đàn hồi đi từ tiến đình đến tử cung. Mặt trong âm đạo (AĐÐ) có các cột dọc âm
đạo, các gờ, niêm mạc âm đạo khơng có tuyến, biểu mơ âm đạo là biểu mơ lát
tâng, dưới niêm mạc có nhiêu mạch máu, thân kinh và cơ.
- Âm


đạo là ống dẫn kinh nguyệt từ buồng tử cung ra ngoài là phần cuối

của ống sinh sản, là phần tiếp xúc trực tiếp khi giao hợp. Do đó bệnh tý âm đạo
có liên đến mơi trường âm đạo, liên quan đến các chắn thương khi sinh dé va các
bệnh lý qua đường giao hợp.

- Cổ tử cung (CTC) là phần hẹp dưới cùng của tử cung có cấu trúc bởi lớp
biểu mơ tuyến có liên quan đến bệnh lý niêm mạc tử cung. phần trong CTC là nơi

ẩn náo của nhiều loại vi khuẩn và là nơi xuất phát của phần lớn bệnh ly viêm
nhiễm đường sinh dục trên.
Nguyên nhân gây bệnh lý thường là do: ký sinh trùng, trùng roi âm đạo, vi
khuẩn... Mỗi loại mầm bệnh đều có biểu hiện lâm sàng khác nhau.


Gen PL Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học

1.2.2. Sinh lý âm đạo bình thường

Âm

đạo bình thường có các chất tiết của âm hộ từ các chất bả, tuyến mô

hôi, tuyến Bartholin và tuyến Skene, chất tiết từ thành âm đạo và cô tử cung, chất

nhây cổ tử cung, các chất dịch nội mạc tử cung và vòi trứng, các vi sinh vật và
các sản phẩm chuyên hố của chúng.
Âm

đạo được cấu tạo bởi lớp biểu mơ có các tế bào gai đáp ứng với sự


thay đổi nong d6 estrogen va progesteron. Cac té bao lép nông là loại tế bào chủ

yếu ở đường sinh dục sẽ vượt trội khi có kích thích của estrogen. Cac tế bào lớp
trung

gian

progesteron.

sẽ

vượt

Cac

trội

trong

giai

đoạn

hồng

thể

tế bào đáy sẽ vượt trội khi khơng


do



kích

thích

của

có sự hiện diện của các

hormon
1.3. Sinh lý bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới

1.3.1. Các cơ chế bảo vệ
Trong điều kiện bình thường, âm hộ, âm đạo và cỗ tử cung là nơi thường
trú của nhiều loại vi khuân khác nhau, khi có các rối loạn chỉ cần điều trị khi các
cơ chế bảo vệ bình thường bị suy giảm. Các cơ chế bảo vệ gồm:
- Sự khép kín của âm đạo: ở trẻ em và phụ nữ độc thân, âm đạo chỉ là một

khoảng ảo, được giữ khép kín bằng các cơ chung quanh của âm đạo. Đây cũng là
hàng rào bảo vệ sinh lý. Tuy nhiên, ở các phụ nữ có quan hệ tình dục và có thai,
khơng có cơ chế

bảo vệ này.

- Lớp biểu mô lát tầng của âm đạo: đây là một hàng rào sinh lý hữu hiệu

ngăn chặn nhiễm trùng. Sự bong ra liên tục của lớp tế bào Kerato-hyalin va su

san xuat glycogen dưới hoạt động của hormon sinh dục có thể ngăn chặc sự định

cư của vi trùng.

- Môi trường acid âm đạo: glycogen được sản xuất bởi biểu mô âm đạo
chịu tác động của hoạt động chế tiết hormon sinh dục của budng trimg glycogen


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học
H

được trực trùng Doderlein chuyển thành acid lactic. Quá trình này duy trì khi pH
âm đạo trong khoảng 3 - 4, ở điều kiện này hâu hệt các vi sinh vật khác đều bị ức
chế hoạt động.
- Các chất tiết từ các tuyến: về mặt sinh lý, chất nhay cổ tử cung có vai trị
kháng khuẩn, có hoạt tính diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn tùy theo chủng và các chu
kỳ kinh nguyệt. Hiệu lực của việc kháng khuẩn là sự chỉ phối của nội tiết tố. Nó

bị các estrogen làm giam di va tang lén do cac progestatif.
1.3.2. Những yéu té lién quan đến viêm nhiễm đường sinh dục đưới
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới không chỉ là vẫn để vi khuẩn, mà đó là
vấn đề tương quan, kết quả của 3 yếu tố: vật chủ; cơ quan sinh dục nữ với các
phương tiện và điều kiện bảo vệ; vi khuẩn; yêu tô di truyền.
- Vật chủ: âm đạo tự vệ chống lại vi khuẩn bằng nhiều cơ chế: biểu mô
miên mạc âm đạo ( trực khuẩn Doderlein ) duy trì pH âm đạo dưới 4,5 không
thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Mặt khác ở niêm mạc âm đạo có dịch thấm từ
màng tĩnh mạch, bạch mạch có đặc điểm khang vi khuẩn.


- Vi khuẩn:
Tác nhân gây nhiễm khuẩn đặc hiệu: lây truyền bằng tiếp xúc qua đường
sinh dục và gây ra những thương tôn đặc hiệu.
Tác nhân gây nhiễm khuẩn không đặc hiệu: mầm

bệnh gây ra những

thương tổn đặc hiệu, có thể tìm thấy ở cỗ tử cung, âm đạo trong trạng thái bình
thường.
Khả năng gây bệnh của các mầm bệnh này rất khó xác định, chỉ có sự hợp

tác giữa thầy thuốc lâm sàng và nhà vi hkuẩn học mới cho phép lấy đúng bệnh
phẩm đánh giá khả năng gây bệnh tùy theo vị trí lấy bệnh phẩm và các dấu hiệu
lâm sàng.


Gen PL Tài liệu phục vụ học tập, nghiền cứu khoa học
12

- _ Yếu tố lây truyền:
Lây theo đường niêm mạc: đó là trường hợp của lậu cầu. Từ âm đạo, cổ

ngoài cỗ tử cung nhiễm khuẩn lây rộng dần theo niêm mạc tới ống cổ tử cung, tử
cung và phân phụ.
Xâm

nhập trực tiếp vào buồng cổ tử cung, rồi lan theo niêm

mạc


đến

phần phụ, nhưng hay gặp là lan theo bạch mạch, tĩnh mạch dễ gây ra viêm tắc
tĩnh mạch và thâm nhiễm nền dây chẳng rộng.

Do nhiễm khuẩn nội tổn thương sẵn có:
+ Trực tiếp: nhiễm khuẩn nội tổn thương sùi, loét.

+ Gián tiếp: do bị ứ đọng dịch ở trên cao: ít nhiều có tổ chức hoại tử và gây
nhiễm khuẩn.
1.4. Dac diém lâm sàng, cận lâm sàng của viêm nhiễm đường sinh dục dưới

Viêm

sinh dục

là một bệnh

lý rất phổ biến ở phụ nữ.

Khoảng

1⁄3 các

trường hợp phụ nữ đến khám tại các phòng khám phụ khoa với một triệu chứng
có liên quan đến bệnh lý viêm sinh dục. ( chỉ nêu một số bệnh thường gặp tại địa
phương

). Bệnh


viêm

nhiễm

đường

sinh dục dưới

( VNĐSDD

) về lâm sang

thường biểu hiện bằng 3 triệu chứng chính là: ra khí hư, ra máu bất thường và
đau bụng, trong đó ra khí hư là phơ biến nhất. Tính chất và màu sắc khí hư thay
đổi tuỳ thuộc vào từng loại man bệnh khác nhau, như khí hư trong; khí hư đặc,
trắng: khí hư xanh, vàng, có bột.

Ngồi 3 khí hư trên, có thể gặp một số loại khí hư ít phổ biến hơn. Khí hư giống

như mủ, xét nghiệm thường thấy các vi hkuẩn gây bệnh hiến khí, ky khí. Khí hư
trắng xám, đặc tính giống như hồ lỗng: là khí đặc thù cho viêm âm đạo do
Bacteria vaginosis. Khí hư lẫn máu: thương có ở các tổng thương như loét trợt
thành âm đạo, cỗ tử cung, polype cô tử cung, K.CTC âm đạo hoặc lao âm đạo.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học
13


1.4.1. Viêm âm hộ
Viêm âm hộ đơn thuần ít gặp hơn bệnh nhân bị viêm âm đạo, thường ra

nhiều khí hư, ngứa gãi gây bội nhiễm ở âm hộ. Âm hộ đỏ, xung huyết, có thê
loét, sùi. Các nguyên nhân thường gặp như tạp khuẩn không đặc hiệu, nấm, trùng

roi, lậu cầu [6].
1.4.2. Nhiễm khuẩn âm đạo
Nhiễm khuẩn âm đạo là một hội chứng lâm sàng, đặc trưng bởi sự thay

đổi chủng vi khuẩn lactobaccilus bình thường trong âm đạo có những vi khuẩn ky
khí như preevotella sp; Mycoplasma hominis và đặc biệt là gardnerella vaginalis.
Nhiễm khuẩn âm đạo hay gặp ở những phụ nữ có nhiều bạn tình, có thói quen

thụt rữa âm đạo.
1.4.3. Viêm cổ tử cung

Hai tác nhân gây bệnh thường

gặp nhat 1a neisseria gonorrhoeae

va

chlymydia trachomatis. Tir 10% - 20% các bệnh nhân bị viêm cô tử cung sẽ diễn
tiến đến viêm sinh dục trên hay còn gọi là viêm vùng chậu [24]
Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm vi trùng học mẫu huyết trắng lấy từ kênh

cổ tử cung sau khi đã chùi sạch cỗ ngoài. Nếu thấy có song cầu gram (-) hình hạt
cà phê trong tế bào thì có thể chân đốn tác nhân là do lậu cầu. Ngồi ra có thể
dùng các test miễn dịch huỳnh quang dé chan đoán viêm do Chlamydia [21]


1.5. Yếu tố thuận lợi cho sự nhiễm trùng và tác nhân gây viêm nhiễm đường
sinh đục đưới
1.5.1. Yếu tố thuận lợi cho sự nhiễm trùng

Âm hộ có nguồn gốc ngoại bì, quá trình viêm phổ biến ở mọi nơi trên bề
mặt của âm hộ. Có lẽ đó là sự viêm niêm mạc thường xuyên, kết quả của sự quá

mẫn, sự kết hợp của nhiều hơi ẩm được giữ lại do quần áo q chặt, khơng
thống và do ngun nhân dùng thuốc để điều trị, sử dụng sữa, mỹ phẩm dạng


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học
14

bột, quần áo lót và kỹ thuật vệ sinh. Hơn nữa, khi mơi trường kích thích tố khơng

bình thường như sự thiếu hụt estrogen ở những người cắt buồng trứng, hậu sản,
sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Thuốc ngừa thai, có thai cũng tạo thuận

lợi acid hố âm đạo và phát triển nấm. Các nghiên cứu trước đây ở phụ nữ sử
dụng thuốc ngừa thai có estrogen liều cao thấy tăng nhiễm candia. Tuy nhiên, với
estrogen liều thấp trong viên thuốc ngừa thai uống mới thì khơng tăng tỷ lệ viêm
âm đạo do candia.

Có kinh: thời gian hành kinh, sự chảy máu tạo mơi trường thích hợp song
song với sự giảm estrogen.


Thói quen: do thụt rữa âm đạo một cách bừa bãi nhất, dùng chất sát trùng
chứa nhiều chất chlorin, chất làm khô da như phèn.
Các bệnh tổng quát: tiểu đường, sử dụng corticoid làm suy giảm miễn dich,

tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng cơ hội.
Thường do giao hợp, thiếu ý thức vệ sinh, bảo vệ hoặc sử dụng phương
pháp ngừa thai hiện đại làm mat khả năng bảo vệ của âm đạo [29].

Sử dụng kháng sinh để điều trị làm thay đổi vi khuẩn bình thường ở AÐ và
chọn lọc môt số vi khuẩn đề kháng hoặc tạo điều kiện cho sự phát triển nấm.
1.5.2. Tác nhân gây viêm nhiễm đường sinh đục dưới
Trong thời gian hành kinh, vi khuẩn gây bệnh thường gặp là trichomonas,
haemophilus, nắm và virus herpes.

Trước dậy thì và tiền mãn kinh, biểu mô âm đạo mỏng dễ bị nhiễm trùng
bởi những yếu tố bao gồm lậu cầu và nhiều loại vi sinh vật không đặc trưng.
Viêm âm đạo ở bé gái thường do vật lạ, do giun làm ngứa ngáy gây bội
nhiễm. Ngồi ra, viêm âm đạo cịn do tác nhân hố học bởi việc thụt rữa hoặc sử

dụng vịng nâng âm đạo trong điều trị, tránh thai.


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học
15

Dị vật, bơng gịn và những vật thể khác cũng là một trong những nguyên

nhân gây viêm âm đạo [25].

1.6. Vệ sinh cá nhân và bệnh lý viêm nhiễm đường sinh dục dưới
1.6.1. Vệ sinh kinh nguyệt

Trong thời gian hành kinh, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Do các
tĩnh mạch ở vùng chậu nở to, máu ứ đọng ở vùng chậu trong cơ quan sinh dục
nhiều, niêm mac tử cung, niêm mạc âm đạo thường bị xung huyết dễ chảy máu.

Máu kinh là mơi trường cấy thích hợp cho các loại vi khuẩn trong âm đạo nên dễ
có tình trạng viêm nhiễm nếu khơng giữ gìn vệ sinh đúng.
Thời gian hành kinh, nên tắm rữa hàng ngày, cứ 6 giờ phải rữa và thay

-băng vệ sinh một lần. Khơng nên ngâm mình dưới ao hồ dễ gây điều kiện thuận
lợi cho vi khuân xâm nhập.
Quân áo cần được ngâm giặt kỹ và phơi dưới nắng, trong thời gian hành

kinh khơng nên giao hợp vì dễ gây xuất huyết do niêm mạc âm đạo xuất huyết,

phù nề [30].
1.6.2. Vệ sinh giao hợp
Nêm tắm rữa trước và sau giao hợp, tránh giao hợp vào những ngày có
kinh vì trong thời gian này người phụ nữ thường mệt mỏi dễ gây xuất huyết hay

nhiễm trùng.
Khi mắc bệnh lây qua đường tình dục nên điều trị sớm, nếu có quan hệ tình

dục nên sử dụng bao cao su và khi điều trị thì cần kết hợp điều trị cả 2 người với
nhau dé đạt kết quả tốt..
1.7. Kết quả nghiên cứu căn nguyên các bệnh viêm nhiễm

dưới của các tác giả


đường sinh dục


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học
16

Theo Lê lam Hương, Cao ngọc Thành ( 2003 ) nghiên cứu 84 trường hợp

thai phụ về “ tìm hiểu tình hình viêm đường sinh dục dưới ở phụ nữ mang thai tại
Tp Huế”. Tỷ lệ mắc bệnh chung của VNĐSDD là 78,57% [7].
1.7.1. Nhiễm trichomonas

Theo tổ chức y tế thế giới ước tính bảng năm có trên 35 triệu trường hợp
mắc mới các nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục ở khu vực Châu á — Thái bình

Dương, trong đó trùng roi âm đạo cao nhất chiếm tới 47%, nhiễm Chlamydia
trachomonas 33%, lậu 18% và giang mai là 2%. Các hậu quả về y tế và xã hội do

các bệnh này gây nên đã trở thành gánh nặng cho ngành Y

tế và cộng đồng [28].

Ở Việt Nam, số bệnh nhân mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình
dục theo báo cáo hành năm có khoảng

130000 trường hợp. Tuy nhiên, theo ước


tính của các chun gia thì hàng năm có khoảng gần 1 triệu trường hợp mắc mới

[22]
Theo phạm văn Đức, Dương phương Mai, Trần thị Lợi (2007 ) nghiên cứu

203 thai phụ đến nạo hút thai trong 3 tháng giữa thai kỳ tại bệnh viện Tù Dũ. Tỷ
lệ nhiễm Chlamydia trachomonas là 7,9% [8].
1.7.2. Nhiễm candia

Theo Nguyễn thị Ngọc Khanh (2001) “ viêm âm đạo do nấm candida ở
phụ nữ có thai tại Hà Nội. Tý lệ nhiễm nắm candia albicans 44.9% [9].
Theo Trần thị Trung Chiến, Lê thanh Sơn, Đào duy Hậu, Hoàng ngọc Hiến

(2002), nghiên cứu 2.875 đối tượng phụ nữ “đặc điểm tác nhân vi sinh vật gây
nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ đã có chồng tại một số xã,
phường, tỉnh Hà Tây ”. Tỷ lệ nhiễm nắm candia 14,23% [10].
Theo Lê thanh Sơn, Trần thị Trung Chiến,

Đào

Duy Hậu, Hoàng

ngọc

Hiển (2002), nghiên cứu trên 2875 đối tượng phụ nữ “ đặc điểm tác nhân vi sinh
vật gây nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ đã có chồng tại

;



(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học
17

một số xã, phường - tỉnh Hà Tây”. Tỷ lệ nhiễm

1 loại vi khuẩn là 67,59%, vị

khuẩn khác 2,61% [11].

:

1.7.3. Các vì khuẩn đường sinh dục dưới

Theo Nguyễn Thị Thời Loạn (2003), “ Một số yếu tố liên quan và phương
pháp

chẩn đốn nhanh viêm âm đạo đo vi khuẩn tại phịng khám Viện Da liễu

Quốc Gia”. Tỷ lệ viêm âm đạo do vi khuẩn theo hai phương pháp là 25,85% và
:
32,95% [12].
Theo Nguyễn Khắc Minh, Đinh Thanh Huể, Cao ngọc Thành ( 2007),
nghiên cứu 744 phụ nữ “ tình hình viêm nhiễm đường sinh dục đưới ở phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ, có chồng tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam”. Tỷ lệ

mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục đưới chiếm 9,52%, trong đó vi khuẩn đơn

thuần chiếm 62,59% [27].

Theo Dinh Thanh Hué, Pham Đình Hùng (2002), “ tình hình viêm nhiễm
đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ xã Hương Long
thành phố Huế ”. Tỷ lệ viêm cổ tử cung ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ

là 3,06% [13].
Theo Lê Lam Hương, Cao Thị Thành, Truong Quang Vinh (2003),“ tim

hiểu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ mang thai tại thành phố
Huế”, tỷ lệ mắc chung của viêm nhiễm đường sinh dục dưới 78,57% [26]

1.7.4. Kiến thức và thực hành khám chữa bệnh lây qua đường tình dục

1.7.4.1.Kiến thức
Theo Ngơ Văn Tồn, nghiên cứu 1.459 cặp vợ chồng và 1.464 vị thành

niên “ hiểu biết của người dân về các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và lây
truyền qua đường tình dục ”. Tại 7 tỉnh gồm tỉnh Hà Giang, Hồ Bình, Phú Thọ,

Komtum, Ninh Thuận, Tiền Giang và Bến Tre. Tỷ lệ hiểu biết về hậu quả và điều
trị bệnh viêm đường sinh dục dưới 50% [14].


(re

Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học
18

Theo Trần Thị Trung Chiến, Lê Thanh Sơn, Đoàn Duy Hậu, Đoàn Văn
Dũng, nghiên cứu 354 phụ nữ “ hiệu quả mơ hình can thiệp nhiễm khuẩn đường


sinh sản ở phụ nữ tuổi sinh đẻ bang dot truyền thông kết hợp điều trị tại 4 xã tỉnh
Hà Tây ”. Kiến thức của các đối tượng sau can thiệp truyền thông, số người có

kiến thức tốt tăng 8.9% lên 29.3%, kiến thức kém giảm từ 51,4% xuống 11%

[15].

Theo

Tran

Thi Loi,

Cao

Thi Phương

Trang

(2003)

“ nghiên

cứu tỷ lệ

nhiễm khuẩn âm đạo và một số yếu tố liên quan ” Tỷ lệ nhiễm khuẩn âm đạo là

25,7% [16].

Theo Trần Thị Tuyết Mai, Cao Thị Lợi (2004) nghiên cứu 96 phụ nữ “

thực trạng, nhận thức về viêm nhiễm đường sinh sản và các yếu tố liên quan ờ

phụ nữ 15 — 49 tuổi có chồng tại xã Minh Khai, Hồi Đức, Hà Tây ”. Có 26%
khơng biết bất kỳ một triệu chứng nào về VNĐSS [23].
1.7.4.2. Thực hành

Theo Trương Thị Thuỷ Tiên (2003), nghiên cứu 160 phụ nữ, khảo sát kiến

thức, hành vi về vệ sinh phụ nữ từ 16 - 45 tuổi với “ tình trạng viêm âm hộ, âm
đạo tại phòng khám phụ khoa bệnh viện đa khoa khu vực Vị Thanh ”. Tỷ lệ phụ

nữ có hành vi vệ sinh phụ nữ chưa tốt chiếm 73,1% [17].
Theo Bùi Thị Thu Hà (2005), nghiên cứu 380 phụ nữ về “ nhiễm khuẩn

đường sinh sản ở phụ nữ từ 18 - 49 tuổi ở phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội”.
Tỷ lệ thực hành đúng về nhiễm khuẩn đường sinh sản 84,5% [18].
Theo Nguyễn Công Tân (2006), nghiên cứu 350 phụ nữ “ tình hình viêm
nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ ở lứa tuổi 18 - 49 tại huyện Điện Bàn,

tỉnh Quảng Nam”. Tỷ lệ viêm nhiễm đường dục dưới ở phụ nữ có hành vi vệ sinh
giao hợp không đúng 67,62% [6].


×