Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội nghĩa ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.5 KB, 7 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Kính thưa thầy cô cùng các bạn lớp KTCT K19, nhóm 3 chúng tôi gồm có 4
thành viên:
1. Nguyễn Thị Ngọc Giàu (nhóm trưởng)
2. Trịnh Thị Hà
3. Trương Nhật Quang
4. Lê Trung Kiên
Để có đều kiện nghiên cứu sâu hơn vấn đề “Cơ chế quản lý kinh tế của
nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội nghĩa ở Việt
Nam”. nhóm chúng tôi quyết định chọn chuyên đề. Chuyên đề gồm:
A.Lời nói đầu
B.Nội dung
• 1) Cơ cở lý luận về cơ chế quản lý kinh tế của của Nhà nước trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Viêt Nam.
• 2) Thực trạng cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
• 3)Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
C.Kết luận.
Với sự hạn chế về trình độ và thời gian nghiên cứu, chuyên đề không
tránh khỏi những những sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báo
của thầy cô cùng các bạn để chúng tôi nhận thức đúng, đầy đủ để nhóm
tiếp tục hoàn thiện chuyên đề tốt hơn. Chân thành cảm ơn!
B.NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM
1.Lý thuyết kinh tế hỗn hợp của Paul A.Samuelson
Mầm móng của quan điểm “kinh tế hỗn hợp” có từ cuối thế kỷ XIX. Nếu
các nhà kinh tê học phái cổ điển và cổ điển mới say sưa với “bàn tay
vô hình” và sự cân bằng tổng quát của trường phái Keynes và Keynes mới
say sưa với “bàn tay nhà nước”, thì Samuelson chủ trương phát triển


kinh tế phải dựa vào “hai bàn tay”, đó là cơ chế thị trường và nhà
nước.
1.1.Cơ chế thị trường
Theo Paul A.Samuelson, cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh
tế, xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế là: Cái gì? như
thế nào? và cho ai?
Cơ chế thị trường đảm bảo cho nền kinh tế vận động một cách bình
thường, thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng kinh tế, tạo ra thành
tựu to lớn mà nền kinh tế trước đó không thể nào đạt được. Nhưng bàn
tay vô hình đôi khi cũng đưa nền kinh tế đến những sai lầm.
1.2.Vai trò của Chính phủ trong kinh tế thị trường
Chính phủ có các chức năng: Thiết lập khuôn khổ pháp lý, sửa chữa
những khuyết tật, đảm bảo sự công bằng xã hội và ổn định kinh tế vĩ
mô.
Cũng như “bàn tay vô hình”, “bàn tay hữu hình” có những khuyết tật, có
những vấn đề nhà nước lựa chọn không đúng.
2. Sự cần thiết khách quan phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN
2.1. Khái niệm:
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều
được thực hiện trên thị trường, thông qua quá trính trao đổi, mua bán.
Mọi yếu tố đầu vào và đầu ra đều được thực hiện qua thị trường. Quan
hệ tiền tệ - hàng hóa phát triển.
2.2. Vì sao nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường:
-Cơ chế tập trung bao cấp có những đặc trưng mà ngày nay đã lỗi thời,
lạc hậu, kìm hãm sự phát triển (mặc dù nó có tích cực trong thời điểm
nhất định, nhất là trong chiến tranh):
-Cơ chế thị trường có nhiều mặt tích cực, mang tính phổ biến phù hợp
nước ta, thúc đẩy kinh tế phát triển, nhiều ưu thế tích cực. Nếu nghèo
đói thì không thể xây dựng thành công XHCN, vì lợi ích của đa số người

dân.
2.3. Tính tất yếu chuyển sang cơ chế thị trường trong thời kỳ quá độ ở
Việt Nam:
-Nếu không chuyển sang mà vẫn giữ nguyên cơ chế cũ thì không đủ sản
phẩm để tiêu dùng, không thể tích lũy vốn để tái sản xuất mở rộng,
động lực của nền kinh tế, của chủ thể kinh tế, người lao động bị kìm
chế.
-Do đặc trưng của nền kinh tế tập trung là cứng nhắc.
-Xét về tồn tại kinh tế ở nước ta những nhân tố thị trường đã hình
thành và phát triển, với nhiều mức độ khác nhau.
-Xét về mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nền kinh tế nước ta đang hòa
nhập với nền kinh tế thế giới.
2.4. Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta:
a) Khái niệm:
Kinh tế thị trường định hướng XHCN là tên gọi một hệ thống kinh tế
được Đảng công sản Việt nam sáng tạo và chủ trương triển khai tại Việt
Nam từ thập niên 1990 với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”.
b) Đặc trưng, bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
nước ta.
-Về cơ chế vận hành: Là một nền kinh tế hỗn hợp.
-Về sở hữu: còn tồn tại loại hình sở hữu, nhiều thành phần kinh tế,
trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
-Về phân phối: chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế và
thông qua phúc lợi xã hội.
-Về hiệu quả: lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm thước đo.
-Về Hội nhập: nền kinh tế thị trường nước ta là nền kinh tế mở cửa,
hội nhập với quốc tế và khu vực.
2.5. Những giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

-Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần
- Mở rộng phân công lao động
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng
- Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp, đổi mới
các chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả.
-Xây dựng và hoàn thiện hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô
-Thực hiện chính sách đối ngoại.
3. Khái quát cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN
3.1. Khái niệm
-Cơ chế: là cách thức tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau, như cơ
chế dân chủ, cơ chế bầu cử, cơ chế quản lý.
-Cơ chế quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh tế (gọi tắt là cơ chế quản
lý kinh tế) là toàn bộ hệ thống pháp quy của Nhà nước quy định về quản
lý và điều hành nền kinh tế.
Cơ chế quản lý kinh tế có quá trình hình thành, hoàn thiện và luôn có
sự đổi mới phù hợp với sự biến đổi của đối tượng quản lý và năng lực
của chủ thể quản lý. Vì vậy vấn đề xây dựng là thường xuyên đổi mới,
hoàn thiện
II. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
*Đổi mới kinh tế được thực hiện trước tiên trong những năm đầu thế kỷ
21, nước ta bắt đầu đổi mới trên các mặt xã hội, chính trị, tư duy, cơ
chế, văn hóa. Trong phạm vi của chuyên đề, chúng ta chỉ nghiên cứu cơ
chế quản lý kinh tế qua các bước đổi mới tư duy.
1. Kinh tế thị trường qua các bước đổi mới tư duy:
1.1. Khái quát lý luận cơ bản về tư duy của Đảng trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN
*Trước đổi mới, Đảng ta coi kinh tế kinh tế XHCN và kinh tế TBCN (hay
kinh tế thị trường) là hai phương thức kinh tế khác nhau về bản chất

và đối lập cả về chế độ sở hữu, chế độ quản lý, chế độ phân phối và
mục đích phát triển.
*Sau đổi mới, tư duy của Đảng ta về kinh tế có nhiều sự phát triển, đã
có những thay đổi lớn:
-Từ quan niệm cũ chỉ có một sở hữu duy nhất là chế độ công hữu về tất
cả tư liệu sản xuất đã đi đến quan niệm hiện nay là có 3 hình thức sở
hữu và nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo.
-Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, cải tạo quan hệ sản xuất cũ.
-Khuyến khích phát triển thành phần kinh tế tư nhân.
-Từ quan niệm nhà nước chỉ huy toàn bộ nền kinh tế đã đi đến phân biệt
rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý kinh
doanh.
-Từ chỗ chỉ thừa nhận một hình thức phân phối duy nhất là phân phối
thao lao động đã đi đến thực hiện nhiều hình thức phân phối theo kết
quả lao động và hiệu quả kinh tế.,đồng thời tạo công bằng xã hội.
1.2 Từ lý luận đến thực tiễn, dưới góc độ kinh tế thị trường, tư duy
của Đảng cũng được đổi mới cụ thể qua 4 bước sau:
-Bước 1 là: Thừa nhận cơ chế thị trường nhưng không coi nền kinh tế
nước ta là nền kinh tế thị trường.
-Bước 2 là: Cuối nhiệm kỳ Đại hội VII, nhận định: “Coi kinh tế thị
trường không phải là cái riêng của chủ nghĩa tư bản, không đối lập với
chủ nghĩa xã hội, là thành tựu văn minh của nhân loại”.
-Bước 3 là:Coi kinh tế thị trường là định hướng XHCN là mô hình kinh
tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ.
-Bước 4 là: Gắn kinh tế thị trường của nước ta với nền kinh tế thị
trường toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đầu đủ hơn.
2. Đặc điểm của đổi mới kinh tế:
-Nhà nước chấp nhận sự tồn tại bình đẳng và hợp pháp của nhiều thành
phần kinh tế.

-Cơ chế kinh tế là cơ chế thi trường xã hội, kết hợp hai bàn tay: bàn
tay vô hình và bàn tay hữu hình: Thị trường và nhà nước.
-Định hướng XHCN được hiểu là vẫn giữ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà
nước trong nền kinh tế.
3. Thưc trạng cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở nước ta:
- Nền kinh tế nước ta đang ở giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ nền kinh
tế tập trung, hành chính- bao cấp sang nền kinh tế thị trường.
-Đảng ta không coi kinh tế thị trường là lều thuốc dạng năng . Vì vậy
không khuyến khích phát triển nó về mọi phương diện.
-Các vấn đề nêu trên cũng là các vấn đề của bản thân cơ chế quản lý.
Nền kinh tế nước hiện ta, cơ chế quản lý còn ở giai đoạn hình thành
nên chưa đồng bộ.
-Cơ chế vận hành của nền kinh tế nước ta đang trong qua trình tiến tới
cơ chế thị trường đích thực nhưng vẫn còn mang dấu ấn của cơ chế kinh
tế cũ.
-Khác với cơ chế hành chính- bao cấp, cơ chế thị trường với các quy
luật khách quan của nó.
-Nước ta đang từng bước khắc phục cơ chế tập trung, quan liêu, bao
cấp, chuyển sang áp dụng cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Thực tiễn những năm qua đã chứng tỏ bước chuyển đổi cơ chế là rất cần
thiết và đúng hướng.
-Tuy nhiên, cơ chế cũ vẫn chưa được thanh toán triệt để, cơ chế mới
đang hình thành, nhà nước đang trong quá trình làm quen với cơ chế thị
trường.
4.Những thành tựu và hạn chế trong công cuộc đổi mới
4.1. Những thành tựu:
-Đã chuyển đổi thành công thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
-Đường lối đổi mới của Đảng đã được thể chế hóa thành Hiến pháp, pháp
luật.

-Chế độ sở hữu và cơ cấu các thành phần kinh tế được đổi mới cơ bản
-Các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển.
-Cơ chế thị có sự quàn lý của nhà nước đã đi vào cuộc sống.
- Gắng phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội.
Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng đắn, sáng tạo,
phù hợp thực tiễn Việt Nam.
4.2. Những khuyết điểm và yếu kém:
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chũ nghĩa ở nước ta còn
chậm.
- Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa đầy đủ, đồng bộ.
- Chưa lường hết tác động tiêu cực của cơ chế thị trường.
Nguyên nhân của hạn chế
- Việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là hoàn toàn
mới, phải vừa làm, vừa tổng kết rút kinh nghiệm.
- Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN còn hạn chế.
- Nền kinh tế vẫn còn trong tình trạng kém phát triển;
- Năng lực thể chế hóa quản lý, tổ chức thực hiện còn hạn chế.
III.CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG
THỜI KỲ QUÁ ĐỘ Ở NƯỚC TA
1. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung phát triển nguồn nhân lực
và hoàn thiện kết cấu hạ tầng là ba vấn đề phải tập trung nhằm cải
thiện môi trường, thu hút hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài.
2.Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN:
2.1. Nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế nước ta,
thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”.
2.2. Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của nhà nước:
-Nhà nước cần tập trung các chức năng:
+Định hướng phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
+Tạo môi trường hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi

+Hỗ trợ phát triển, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội
+Tác động đến thị trường chủ yếu thông qua cơ chế, chính sách và các
công cụ kinh tế.
2.3.Phát triển và quản lý có hiệu quả sự vận hành cơ bản theo cơ chế
cạnh tranh lành mạnh:
-Phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ.
-Đẩy mạnh tự do hóa thương mại
-Từng bước phát triển vững chắc thị trường tài chính.
-Phát riển thị trường bất động sản.
-Công khai minh bạch và tăng cường tính pháp lý, kỷ luật, trong quản
lý đất đai
2.4 Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình kinh doanh:
-Xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu;
-Thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp;
-Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước;
-Tiếp tục đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể.
-Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh
nghiệp;
-Thu hút mạnh các nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài.
C.KẾT LUẬN
Những vấn đề được được nêu trên chúng ta nhận ra rằng, trong thời ký
quá độ lên xã hội chủ nghĩa, đất nước còn nghèo, cần tập trung mọi
nguồn lực, kết hợp mềm dẻo giữa hai bàn tay thị trường và nhà nước,
phát triển ổn định nền kinh tế thị trường đi đúng định hướng XHCN,
thực hiện khẩu hiệu “tất cả vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”
Kết thúc chuyên đề, nhóm thực hiện xin chân thành cảm ơn sự chú ý lắng
nghe của thầy cùng các anh chị.
Chúc sức khỏe mọi người !

×