Tải bản đầy đủ (.pdf) (355 trang)

Chuyến biến kinh tế xã hội tỉnh phú thọ trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa (1996 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.08 MB, 355 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HÀ NGỌC NINH

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ TRONG
THỜI KỲ CƠNG NGHIỆP HĨA - HIỆN ĐẠI HĨA (1996 - 2015)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

HÀ NGỌC NINH

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ TRONG
THỜI KỲ CƠNG NGHIỆP HĨA – HIỆN ĐẠI HĨA (1996 – 2015)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62.22.03.13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. VÕ VĂN SEN
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
1. PGS.TS. TRẦN NGỌC LONG


2. PGS.TS. HUỲNH THỊ GẤM
PHẢN BIỆN:
1. PGS.TS. HỒ SƠN ĐÀI
2. PGS.TS. HUỲNH THỊ GẤM
3. PGS.TS. DƯƠNG KIỀU LINH

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Luận án được hồn thành năm 2020, tơi xin cam đoan đây là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi, chưa được cơng bố dưới hình thức nào, những số liệu đưa
ra để chứng minh và đánh giá trong luận án là trung thực, có cơ sở.
Nghiên cứu sinh

Hà Ngọc Ninh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS Võ Văn Sen đã tận tình chỉ
bảo, định hướng, giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt q trình nghiên cứu và hồn
thành Luận án. Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Lịch sử - Trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. HCM đã tạo cho tôi một môi trường học tập và
nghiên cứu tốt nhất cho tơi hồn thành luận án. Tôi xin cảm ơn Bộ môn Lý luận Chính
trị và Trường Cao đẳng Kinh tế Đối Ngoại là đơn vị công tác đã tạo cho tôi những điều
kiện thuận lợi nhất trong suốt q trình nghiên cứu. Tơi xin trân trọng cảm ơn các thư
viện: Thư viện Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, thư viện Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội,... đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi khai thác tài liệu phục vụ nghiên cứu luận án. Tôi xin
trân trọng cảm ơn các cơ quan ban ngành chức năng của tỉnh Phú Thọ như: Ủy ban

nhân dân tỉnh Phú Thọ, Tỉnh ủy tỉnh Phú Thọ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Thọ,
Sở Công thương tỉnh Phú Thọ, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ, Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ, Sở Lao động và Thương binh Xã hội tỉnh Phú
Thọ, Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ, Cục Thống kê tỉnh
Phú Thọ, Thư viện tỉnh Phú Thọ, Trung tâm Lưu trữ tỉnh Phú Thọ, Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc… là những đơn vị đã hỡ trợ nhiệt tình cho
tơi trong q trình thu thập tài liệu làm luận án. Xin được cảm ơn các thầy cô giáo, các
đồng nghiệp và những người bạn…đã động viên tôi hồn thành Luận án. Cuối cùng,
tơi xin được tỏ lòng biết ơn đối với những tình cảm, sự động viên tốt nhất về vật chất
và tinh thần mà gia đình, người thân đã ủng hộ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu của
mình.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ .1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN
CỨU ĐỀ TÀI……….………………..………………………………………………8
1.1. Một số vấn đề lý luận về “chuyển biến kinh tế - xã hội” và “cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa” ………………………………………………………………………...8
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về “chuyển biến kinh tế - xã hội”……………………...8
1.1.1.1. Nhận thức về chuyển biến kinh tế - xã hội…………………………………..8
1.1.1.2. Các chỉ số chuyển biến kinh tế - xã hội……………………………………..9
1.1.2. Một số vấn đề lý luận về “cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa”………………….10
1.1.2.1. Khái niệm về “cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa”……………………………10
1.1.2.2. Thời kỳ “cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa” ở nước ta và tỉnh Phú Thọ …....11
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài............................................................12
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã hội ở Việt Nam………13
1.2.1.1. Các cơng trình tác giả nước ngồi nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã hội

ở Việt Nam…………………………………………………………………………13
1.2.1.2. Các cơng trình học giả trong nước nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã hội
ở Việt Nam…………………………………………………………………………16
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về tỉnh Phú Thọ…………………………………..25
1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ……29
1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu đề tài và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên
cứu………………………………………………………………………………….41
1.3.1. Một vài nhận xét về tình hình nghiên cứu đề tài………………………………41
1.3.2. Những nội dung luận án kế thừa……………………………………….……..42
1.3.3. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu………………………………...….43


Chương 2. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ TRONG

THỜI KỲ CƠNG NGHIỆP HĨA - HIỆN ĐẠI HÓA (1996 - 2005)………...44
2.1. Khái quát về tỉnh Phú Thọ và những yếu tố tác động đến quá trình chuyển

biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ (1996 - 2005)……………………………...44
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và lịch sử, truyền thống …………………44

2.1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên………………………………………….44
2.1.1.2. Sự tác động của những yếu tố về lịch sử, truyền thống…………………….46
2.1.2. Vài nét về thực trạng kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trước năm 1996………..49
2.1.2.1. Tình hình kinh tế…………………………………………………………...49
2.1.2.2. Tình hình xã hội……………………………………………………………51
2.1.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội……………………………………51
2.1.3. Bối cảnh, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và Đảng
bộ tỉnh Phú Thọ (1996 - 2005)……………………………………………………...52
2.1.3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước………………………………………….…52
2.1.3.2. Chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước………………...54

2.1.3.3. Chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ…………...58
2.2. Những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ cơng nghiệp
hóa – hiện đại hóa (1996 - 2005)…………………………………………………....60
2.2.1. Những chuyển biến về kinh tế………………………………………………..60
2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…………………………..60
2.2.1.2. Chuyển biến các ngành kinh tế……………………………………………..63
2.2.2. Những chuyển biến về xã hội………………………………...………………76
2.2.2.1. Dân số, lao động…………………………………………………………....76
2.2.2.2. Việc làm……………………………………………………………………78
2.2.2.3. Đói nghèo……………………………………………………………..…...80
2.2.2.4. Mức sống, chất lượng cuộc sống…………………………………………..81
2.2.2.5. Giáo dục - Đào tạo………………………………………………………....82
2.2.2.6. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân………………………………………….84


2.3. Đánh giá quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 - 2005)……………………………………………87
2.3.1. Những thành tựu đạt được trong chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ
(1996 - 2005)…………………………….…………………………………………87
2.3.2. Những hạn chế trong chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ (1996 2005)………………………………...…………………………………………......90
Chương 3. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ TRONG THỜI
KỲ CƠNG NGHIỆP HĨA - HIỆN ĐẠI HÓA (2006 - 2015)..................................95
3.1. Những yếu tố tác động đến quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa (2006 - 2015)……………………….95
3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước…………………………………………..…95
3.1.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội…………..96
3.1.3. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về phát triển kinh tế - xã hội………...100
3.2. Những chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ công nghiệp hóa
– hiện đại hóa (2006 - 2015)……………………………………………………….103
3.2.1. Những chuyển biến về kinh tế………………………………………………103

3.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế………………………….103
3.2.1.2. Chuyển biến các ngành kinh tế…………………………………………...105
3.2.2. Những chuyển biến về xã hội………………………………………………122
3.2.2.1. Dân số, lao động…………………………………………………………..122
3.2.2.2. Việc làm…………………………………………………………………..124
3.2.2.3. Đói nghèo………………………………………………………………...126
3.2.2.4. Mức sống, chất lượng cuộc sống…………………………………………128
3.2.2.5. Giáo dục - đào tạo………………………………………………………...129
3.2.2.6. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân………………………………………..131
3.3. Đánh giá quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ công
nghiệp hóa – hiện đại hóa (2006 - 2015)…………………………………………..133
3.3.1. Những thành tựu trong chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ (2006 2015)……………………………………………………………………...............133


3.3.2. Những hạn chế trong chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ (2006 2015)……………………………………………………………………………...138
Chương 4. ĐẶC ĐIỂM, NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA……………………………………………………...142
4.1. Đặc điểm quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ công
nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 - 2015)………………………………………..…142
4.2. Nguyên nhân của những thành cơng, hạn chế trong q trình chuyển biến kinh tế
- xã hội tỉnh Phú Thọ thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa (1996 - 2015)………154
4.2.1. Nguyên nhân của những thành công……………………………………..154
4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế……………………………………………165
4.3. Những vấn đề đặt ra…………………………………………………………..168
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 178
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................................. 186
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 188
PHỤ LỤC............................................................................................................ 232



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ (1996 - 2005)……………….73
Bảng 2.2. So sánh tỷ lệ dân số, tỷ xuất sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 Phú Thọ với bình quân
chung cả nước (1996 - 2005)………………………………………………………...76
Bảng 2.3. Kết quả lao động - việc làm Phú Thọ (1996 - 2005)……………………….79
Bảng 2.4. Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Phú Thọ so với bình quân chung cả nước
năm 2005…………………………………………………………………………….86
Bảng 3.1. Doanh thu thương nghiệp tỉnh Phú Thọ (2006 - 2015)…………………..115
Bảng 3.2. Tăng trưởng tổng lượng khách Phú Thọ và bình quân cả nước (2006 2015)………………………………………………………………………………..118
Bảng 3.3. Số lượng khách du lịch quốc tế đến một số tỉnh trong vùng Trung du miền
núi Bắc Bộ (2006 - 2015 )………………………………………………………….118
Bảng 3.4. Mạng lưới bưu điện tỉnh Phú Thọ (2006 - 2015)………………………...121
Bảng 3.5. Phân phối nguồn lao động tỉnh Phú Thọ năm (2006 - 2015)……………..124


DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 2.1. So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế Phú Thọ với vùng trung du, miền núi Bắc
Bộ và bình quân chung cả nước (1996 - 2005)…………………………………….....61
Biểu 2.2. Cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Thọ và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, cả nước
năm 2005…………………………………………………………………………….62
Biểu 2.3. Năng suất lúa tỉnh Phú Thọ so với bình quân chung cả nước (1996 2005)…………………………………………………………………………………64
Biểu 2.4. Tốc độ tăng trưởng ngành nơng, lâm, ngư nghiệp Phú Thọ và bình quân
chung cả nước (1996 - 2005)…………………………………………………………67
Biểu 2.5. Tốc độ tăng trưởng cơng nghiệp Phú Thọ và bình qn chung cả nước (1996
- 2005)……………………………………………………………………………….70
Biểu 2.6. Tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ Phú Thọ và cả nước giai đoạn 1996 2000 và 2001 - 2005……………………………………………………………….....75
Biểu 2.7. Cơ cấu lao động tỉnh Phú Thọ và bình quân chung cả nước năm 2005……..78
Biểu 2.8. Tốc độ giảm nghèo tỉnh Phú Thọ so với cả nước (1996 - 2005)…..………...81
Biểu 2.9. Bình quân lương thực Phú Thọ so với cả nước (1996 - 2005)……………..82
Biểu 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Phú Thọ và cả nước (2006 - 2015)……………104

Biểu 3.2. Cơ cấu kinh tế Phú Thọ và cả nước năm 2015…………………………….105
Biểu 3.3. Năng suất lúa tỉnh Phú Thọ và cả nước (2006 - 2015)…………………….107
Biểu 3.4. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tỉnh Phú Thọ và bình
quân cả nước (2006 - 2015)…………………………………………………….…...111
Biểu 3.5. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp tỉnh Phú Thọ và bình quân chung cả nước
(2006 - 2015)……………………………………………………………………….113
Biểu 3.6. Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ tỉnh Phú Thọ và bình quân chung cả nước
(2006 - 2015)…………………………………………………………………..…...122
Biểu 3.7. Kết quả giảm nghèo Phú Thọ và cả nước (2006 - 2015)……………..........127
Biểu 3.8. Bình quân lương thực đầu người Phú Thọ và cả nước (2006 - 2015)……...128


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phú Thọ là một tỉnh trung du, miền núi thuộc Đông Bắc Việt Nam. Nằm ở cửa ngõ
phía Tây thủ đơ Hà Nội, Phú Thọ thành cầu nối giữa đồng bằng Sông Hồng với các tỉnh
miền núi Tây Bắc, Đông Bắc. Ở khu vực trung tâm, có hệ thống giao thơng đường bộ,
đường sắt, đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các
nơi khác. Từ đó, Phú Thọ trở thành trung tâm kinh tế vùng trung du, miền núi Bắc Bộ,
nơi giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa đồng bằng Bắc Bộ với Tây Bắc…
Hội tụ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Phú Thọ có tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội,
có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển chung của cả nước. Là vùng đất cổ giàu truyền
thống lịch sử, văn hiến, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Phú Thọ luôn kiên
cường, dũng cảm, bền bỉ, xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước.
Ngày 26 tháng 1 năm 1968, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số: 504NQ/TVQH Phê chuẩn việc hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành một tỉnh lấy
tên là tỉnh Vĩnh Phú. Qua 29 năm hợp nhất (1968 - 1996), tỉnh Vĩnh Phú đã thu được
những thắng lợi nhất định, đời sống vật chất, tinh thần nhân dân ngày một nâng cao.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Nghị

quyết “Về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”, trong đó có việc tái
lập tỉnh Phú Thọ. Sau ngày tái lập, tỉnh Phú Thọ đã có những bước đi phù hợp, sáng tạo,
giúp kinh tế - xã hội chuyển biến tích cực: Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch đúng hướng, các ngành kinh tế phát triển tồn diện theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa; dân số, nguồn lao động, việc làm có nhiều chuyển biến tích cực; giáo dục - đào
tạo, y tế - chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tiến bộ; đời sống nhân dân được nâng
lên. Bên cạnh thành tựu đạt được, tỉnh Phú Thọ vẫn tồn tại những hạn chế: Kinh tế phát
triển thiếu ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, các ngành kinh tế phát triển chưa
vững chắc; chất lượng một số lĩnh vực xã hội còn hạn chế; đời sống nhân dân được nâng
lên song cịn nhiều khó khăn. Nhìn chung, sau 20 năm tái lập tỉnh (1996 - 2015), Phú Thọ
vẫn là một tỉnh nghèo, đang có nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với bình quân chung cả nước.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đưa ra mục
tiêu phấn đấu xây dựng Phú Thọ trở thành tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du,


2

miền núi Bắc Bộ. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa (1996 - 2015) góp phần giúp tỉnh Phú Thọ
sớm hồn thành mục tiêu này. Từ đó, khẳng định sự đúng đắn trong chủ trương, đường
lối đổi mới của Đảng, Nhà nước thông qua việc nghiên cứu thực tiễn đường lối đổi mới ở
một tỉnh trung du, miền núi.
Nghiên cứu đề tài chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996 - 2015) tác giả không chỉ dừng lại ở mức độ tái hiện bức
tranh sinh động về sự chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ mà còn rút ra những đặc
điểm, chỉ ra nguyên nhân của thành cơng và hạn chế trong thời kỳ này; từ đó, đưa ra những
giải pháp, kiến nghị nhằm ngăn chặn nguy cơ tụt hậu về kinh tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội
tỉnh Phú Thọ phát triển.
Mặt khác đây sẽ là nguồn tư liệu bổ sung, cung cấp cho việc nghiên cứu, biên soạn,
giảng dạy lịch sử địa phương.

Vì vậy, nghiên cứu đề tài chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ
cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa (1996 - 2015) là rất cần thiết, có ý nghĩa về mặt khoa học
và thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh
Phú Thọ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa (1996 - 2015)” làm luận án Tiến
sĩ lịch sử của mình.
2. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Phục dựng một cách chân thực bức tranh chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú
Thọ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 – 2015) qua hai giai đoạn 1996
– 2005 và 2006 – 2015. Từ đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá ưu điểm, hạn chế quá
trình chuyển biến kinh tế - xã hội; rút ra đặc điểm, nguyên nhân của những thành công và
hạn chế; chỉ ra những vấn đề đặt ra cho tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới; đề xuất những
giải pháp, kiến nghị thực tiễn để Phú Thọ hoàn thành mục tiêu phấn đấu trở thành tỉnh
phát triển hàng đầu của vùng trung du, miền núi Bắc Bộ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


3

- Phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội
tỉnh Phú Thọ thời kỳ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 – 2015), bao gồm: vị trí địa
lý, điều kiện tự nhiên của địa phương; lịch sử, truyền thống của tỉnh; cơ sở hạ tầng và thực
trạng kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trước tái lập tỉnh (1996); bối cảnh quốc tế và trong
nước; cũng như đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và tỉnh Phú Thọ.
- Phục dựng lại bức tranh tổng thể về chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ
sau 20 năm tái lập (1996 – 2015). Trên lĩnh vực kinh tế, luận án tập trung nghiên cứu làm
sáng rõ chuyển biến về tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển biến các
ngành kinh tế cơ bản từ năm 1996 đến năm 2015. Trên lĩnh vực xã hội, luận án tập trung
nghiên cứu làm sáng rõ chuyển biến về dân số, lao động, việc làm, đói nghèo, mức sống,

thu nhập, chất lượng cuộc sống, giáo dục – đào tạo, y tế - chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Trên kết quả nghiên cứu, luận án đánh giá, nhận xét những thành tựu đạt được,
những hạn chế cịn tồn tại trong q trình chuyển biến kinh tế - xã hội; làm rõ nguyên
nhân của những thành công, cũng như nguyên nhân của những hạn chế kìm hãm sự phát
triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua. Bên cạnh đó, tác giả luận án tập
trung phân tích đặc điểm quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ so với các
tỉnh vùng Đông Bắc và Trung Du miền núi phía Bắc; đồng thời chỉ ra những vấn đề đặt
ra, đưa ra những giải pháp, kiến nghị thiết thực để tỉnh Phú Thọ ngày càng phát triển trong
thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Địa bàn nghiên cứu của luận án là tỉnh Phú Thọ. Để có những
đánh giá tồn diện, trong q trình nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú
Thọ thời kỳ này, luận án có mở rộng không gian ra vùng Tây Bắc, Đông Bắc, trung du,
miền núi Bắc Bộ, cả nước.
Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996 - 2015), qua 2 giai đoạn 1996 - 2005
và 2006 – 2015. Luận án lấy mốc thời gian mở đầu từ 1996, năm Phú Thọ tái lập tỉnh,
cũng là năm tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV. Luận án lấy
mốc thời gian năm 2005 để phân kỳ, vì năm 2005 là năm kết thúc quá trình 10 năm chuyển


4

biến kinh tế - xã hội (qua 2 nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV, XV),
mở ra giai đoạn chuyển biến kinh tế - xã hội 10 năm tiếp theo (qua 2 nhiệm kỳ Đại hội
Đảng bộ tỉnh Phú Thọ XVI, XVII). Năm 2015, thời điểm kết thúc, vì đây là cột mốc kết
thúc 20 năm tái lập tỉnh Phú Thọ, năm diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.
Để làm nổi bật quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ
cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa (1996 - 2015), tác giả có đề cập đến thời gian trước năm

1996 ở mức độ cần thiết, nhằm hiểu được tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trước
khi tái lập tỉnh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội thuộc phạm vi rất rộng, trong khuôn khổ
luận án tác giả không đề cập tất cả các lĩnh vực mà tập trung tìm hiểu những vấn đề sau:
Chuyển biến kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
chuyển biến các ngành kinh tế (công nghiệp - thủ công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp,
dịch vụ).
Chuyển biến xã hội: Lĩnh vực xã hội có tác động trực tiếp đến kinh tế, đặt trong
mối quan hệ biện chứng với quá trình chuyển biến kinh tế ở Phú Thọ, đó là: Dân số, lao
động, việc làm, đói nghèo; mức sống, chất lượng cuộc sống; giáo dục - đào tạo; y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân.
4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
4.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Đó là sự tác động qua lại giữa kinh tế - xã hội với nhau trong cùng
một thời kỳ; đặc biệt là dựa trên quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển
kinh tế - xã hội thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử: Phương pháp này giúp tác giả trình bày quá trình chuyển
biến kinh tế - xã hội ở tỉnh Phú Thọ theo một trình tự liên tục từ năm 1996 đến 2015; từ
đó, đảm bảo tính liên tục về thời gian của sự kiện, làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng
của chúng với các yếu tố liên quan.


5

Phương pháp lôgic: Phương pháp này giúp tác giả khái quát, đánh giá, nhận xét,
rút ra đặc điểm, bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của quá trình chuyển
biến kinh tế - xã hội ở tỉnh Phú Thọ từ năm 1996 đến 2015.
Phương pháp so sánh: Phương pháp này giúp tác giả làm sáng tỏ những chuyển

biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ so với các thời kỳ trước và sau đó; giữa Phú Thọ với
vùng Tây Bắc, Đông Bắc, vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cả nước để thấy được những
mặt mạnh, mặt yếu của tỉnh.
Nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã hội liên quan rất nhiều đến những khía
cạnh kinh tế cũng như các vấn đề xã hội, đòi hỏi phải có các thao tác liệt kê, đánh giá,
khái quát, tổng hợp các số liệu, vấn đề. Vì thế, đề tài cịn sử dụng các phương pháp khác:
Phân tích, định lượng, thống kê, tổng hợp hệ thống số liệu, dữ kiện nhằm rút ra những kết
quả tổng hợp, đáp ứng yêu cầu của một đề tài lịch sử kinh tế - xã hội.
Các phương pháp trên được sử dụng linh hoạt, đan xen, kết hợp để phát huy hiệu
quả tổng hợp hướng đến hoàn thành mục tiêu nghiên cứu.
4.3. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài bao gồm những nguồn chính:
Một là, Nghị quyết, Văn kiện Đại hội Đảng; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
về kinh tế - xã hội; Chỉ thị, Nghị quyết, Văn kiện Đảng bộ tỉnh Phú Thọ. Từ sự nghiên
cứu này giúp cho tác giả hiểu rõ hơn chủ chương của Đảng, sự vận dụng sáng tạo của
Đảng bộ tỉnh Phú Thọ vào thực tế địa phương góp phần tạo nên sự chuyển biến sâu sắc
về kinh tế - xã hội. Nguồn tư liệu này được khai thác từ Thư viện Đại học Quốc gia Hà
Nội, Thư viện Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, Thư viện tỉnh
Phú Thọ, Phịng lưu trữ Tỉnh ủy Phú Thọ.
Hai là, Nghị quyết, Báo cáo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc tỉnh Phú Thọ. Báo cáo tổng kết của các sở, ban, ngành liên quan như: Sở Công
thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn; Sở Văn hóa - thể thao và Du lịch; Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế; Sở Kế hoạch và
Đầu tư; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Giao thông Vận tải; Sở Khoa học và Cơng
nghệ; Sở Tài chính; Sở Thơng tin và Truyền thông; Sở Xây dựng. Báo cáo tổng kết của
các hội, đồn thể: Hội Nơng dân; Hội Phụ nữ; Hội Cựu chiến binh; Hội Chữ thập đỏ; Hội


6


Nhà báo; Tỉnh đoàn; Liên đoàn lao động tỉnh. Báo cáo tổng kết cơ quan ngành dọc Trung
ương: Cục Thống kê; Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Phú Thọ; Bảo hiểm xã hội
tỉnh. Đây là nguồn tư liệu gốc, có vai trị chính yếu để thể hiện nội dung của luận án.
Nguồn tư liệu này cung cấp cho tác giả các số liệu chính xác về những chuyển biến kinh
tế - xã hội của Phú Thọ qua các năm, thời kỳ. Từ đó, tác giả có thể nhận định được tình
hình, nhận xét, đánh giá được quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong
thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa (1996 - 2015). Nguồn tư liệu này được thu thập từ:
Phòng lưu trữ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; phòng lưu trữ
các sở, ban, ngành; Phịng lưu trữ hội, đồn thể; Phịng lưu trữ thành phố, huyện, thị.
Ba là, sách viết về kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đã xuất bản; cơng trình nghiên cứu
khoa học về kinh tế - xã hội được công bố; bài báo viết về kinh tế - xã hội đăng trên các
Tạp chí chun ngành. Các cơng trình này giúp tác giả nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên
- hành chính của ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ. Nguồn tư liệu này được
thu thập từ: Thư viện tỉnh Phú Thọ, Thư viện Đại học quốc gia Hà Nội, Thư viện Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh.
Bốn là, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ viết về kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ. Qua
nguồn tư liệu này, tác giả tiếp thu thêm nhiều ý kiến nhận xét về các ngành, lĩnh vực kinh
tế - xã hội tỉnh Phú Thọ. Nguồn tư liệu này được khai thác từ Thư viện Đại học quốc gia
Hà Nội, Thư viện Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh.
5. Những đóng góp của luận án
5.1. Đóng góp về khoa học
- Luận án chỉ ra, đánh giá những yếu tố tác động đến quá trình chuyển biến kinh tế
- xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa (1996 - 2015).
- Luận án phục dựng lại bức tranh toàn cảnh, tổng thể, có hệ thống về chuyển biến
kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (1996 - 2015).
- Luận án đánh giá, nhận xét những thành tựu đạt được, những hạn chế cịn tồn tại
trong q trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa (1996 - 2015).
- Luận án rút ra đặc điểm quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong
thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (1996 - 2015).



7

- Luận án chỉ ra nguyên nhân thành công, nguyên nhân hạn chế trong quá trình
chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa
(1996 - 2015).
- Luận án chỉ ra những vấn đề đặt ra cho tỉnh Phú Thọ trong thời gia tới, đồng thời
đưa ra những giải pháp, kiến nghị để kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ ngày càng phát triển.
5.2. Đóng góp về thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng cho việc hoạch định chủ trương,
chiến lược, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. Những
kết quả nghiên cứu được đưa vào thực tiễn sẽ góp phần giúp tỉnh Phú Thọ tránh nguy cơ
tụt hậu về kinh tế và sớm trở thành một tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du, miền
núi Bắc Bộ trong thời gian tới.
- Qua nghiên cứu thực tế ở tỉnh Phú Thọ, luận án góp phần khẳng định sự đúng
đắn trong chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước; từ đó, đóng góp nhất định
những minh chứng thực tiễn cụ thể, luận cứ khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện đường
lối đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước của Đảng, Nhà nước.
5.3. Đóng góp về đào tạo
- Luận án góp phần bổ sung, cung cấp thêm tư liệu cho nghiên cứu, biên soạn,
giảng dạy lịch sử địa phương.
- Luận án góp phần giáo dục thế hệ trẻ hôm nay thêm tự hào về quê hương Đất Tổ,
có ý thức trách nhiệm xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
chính của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa (1996 - 2005).
Chương 3: Chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ cơng nghiệp

hóa - hiện đại hóa (2006 - 2015).
Chương 4: Đặc điểm, nguyên nhân thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra.


8

Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Một số vấn đề lý luận về “chuyển biến kinh tế - xã hội” và “cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa”
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về “chuyển biến kinh tế - xã hội”
1.1.1.1. Nhận thức về chuyển biến kinh tế - xã hội
Chuyển biến kinh tế - xã hội là quá trình biến đổi lâu dài cả về lượng và chất của
nền kinh tế - xã hội do nhiều yếu tố tác động, có sự kết hợp chặt chẽ, hoàn thiện của hai
lĩnh vực kinh tế - xã hội. Qua khái niệm này cho thấy:
Chuyển biến kinh tế - xã hội là quá trình thay đổi trong một thời kỳ nhất định, nó
diễn ra lâu dài chứ khơng phải là một chương trình và khơng giới hạn.
Q trình chuyển biến kinh tế - xã hội có sự tác động của nhiều yếu tố khách quan
như: bối cảnh quốc tế, trong nước; vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên; lịch sử, truyền
thống, văn hóa… Chuyển biến kinh tế - xã hội có sự điều khiển của con người như: chủ
trương, chính sách, kế hoạch… Đó là những yếu tố quyết định đến sự chuyển biến kinh
tế - xã hội.
Chuyển biến kinh tế - xã hội có mối quan hệ mật thiết, biện chứng với nhau. Kinh
tế phát triển tạo điều kiện xã hội phát triển tích cực hơn; xã hội phát triển sẽ thúc đẩy kinh
tế phát triển nhanh hơn.
Nội dung chuyển biến kinh tế - xã hội là:
Sự tăng trưởng kinh tế (gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế), tốc độ tăng
trưởng kinh tế hàng năm hay bình quân năm của một giai đoạn nhất định; gia tăng tổng
thu nhập của nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người.

Sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế - xã hội, thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền,
ngành, thành phần kinh tế... thay đổi. Trong đó, tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ tăng;
tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm. Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành công nghịêp,
dịch vụ tăng…
Sự chuyển biến ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Đó là nâng cao đời sống
người dân; giảm thất nghiệp, giảm nghèo; an sinh xã hội được đảm bảo; trình độ giáo dục


9

– đào tạo, trình độ nguồn nhân lực được nâng cao; y tế ngày càng tiến bộ, sức khỏe người
dân được nâng cao;…
1.1.1.2. Các chỉ số chuyển biến kinh tế - xã hội
Để đánh giá sự chuyển biến kinh tế - xã hội, người ta hay dùng hai chỉ số về tăng
trưởng kinh tế và chỉ số phát triển xã hội.
Các chỉ số tăng trưởng kinh tế: Hiện nay, tăng trưởng kinh tế được đánh giá thông
qua sự gia tăng thực tế của tổng sản phẩm quốc dân, tổng sản phẩm quốc nội hay sản
phẩm quốc dân dòng NNP trong một thời kỳ nhất định; bên cạnh đó, là sự gia tăng thực
tế theo đầu người của GNP, GDP hay NNP trong một thời kỳ nhất định. Tăng trưởng kinh
tế được biểu hiện ở sự tăng lên về sản lượng hằng năm do nền kinh tế tạo ra. Do vậy,
thước đo của sự tăng trưởng là các chỉ số tuyệt đối (tổng sản phẩm trong nước, tổng giá
trị sản xuất, sản phẩm quốc dân thuần tuý, tổng sản phẩm quốc dân) và các chỉ số bình
quân (GDP bình quân đầu người, thu nhập quốc dân sử dụng, thu nhập quốc dân).
Các chỉ số phát triển xã hội: Để nói lên sự tiến bộ của xã hội người ta thường dùng
các chỉ số sau để phản ánh chất lượng phát triển xã hội đó là:
Chỉ số mức tăng dân số hàng năm (tỷ lệ tăng dân số hàng năm) phản ánh sự nghèo
đói, lạc hậu của một quốc gia; Chỉ số về dinh dưỡng (nhu cầu hấp thụ calori tối thiểu bình
quân trong một ngày của con người) phản ánh nền kinh tế giải quyết được nhu cầu cơ bản
như thế nào, thể hiện chất lượng cuộc sống của một quốc gia; Chỉ số về giáo dục (tỉ lệ trẻ
em đến trường trong độ tuổi đi học, tỷ lệ nhập học, số năm đi học trung bình, trình độ phổ

cập văn hoá của người lao động trong dân số, tỷ lệ người lớn biết chữ,…) phản ánh trình
độ phát triển và sự biến đổi về chất của xã hội; Chỉ số về y tế (số bác sĩ trên 1 vạn dân, số
gường bệnh trên 1 vạn dân, tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng dịch bệnh, tỷ lệ bà mẹ tử vong
do sinh sản, tỷ lệ trẻ em chết, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng,…) phản ánh trình độ y tế của một
quốc gia, mức độ hưởng thụ các dịch vụ y tế của dân cư; Chỉ số về tuổi thọ bình quân (sự
tăng lên của tuổi thọ bình quân trong dân số ở một thời kỳ nhất định) phản ánh tình hình
sức khoẻ và sự văn minh trong đời sống vật chất, tinh thần của dân cư trong một nước;
Chỉ số phản ánh về cơng bằng xã hội, nghèo đói (tỷ lệ nghèo đói, khoảng cách nghèo đói,
chỉ số phản ánh công bằng xã hội, chỉ số phản ánh mức độ bình đẳng giới); Chỉ số về việc
làm (tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, tỷ lệ thất nghiệp thành thị) thể


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

hiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội và tình hình giàu nghèo của một quốc gia; Chỉ số
phát triển con người HDI (chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá, xếp loại trình độ phát triển giữa
các quốc gia) phản ánh mức sống vật chất, mức sống tinh thần của dân cư.
1.1.2. Một số vấn đề lý luận về “cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa”
1.1.2.1. Khái niệm về “cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa”
Trong lịch sử phát triển của các nước, cơng nghiệp hố – hiện đại hóa là biện pháp
cốt lõi để biến nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế hiện đại. Tuy nhiên, bản
thân khái niệm "công nghiệp hố, hiện đại hóa" lại chưa có quan niệm một cách thống
nhất. Do vậy, cho đến nay, có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa.
Một số học giả đồng nghĩa cơng nghiệp hóa với q trình phát triển cơng nghiệp,
họ tách rời sự phát triển công nghiệp với nông nghiệp và các ngành khác. Họ coi cơng
nghiệp hóa là q trình biến một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp hay cơng
nghiệp hóa là làm cho cơng nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế. Quan

niệm này dễ làm người ta nhầm lẫn, đồng nhất cơng nghiệp hóa với q trình phát triển
cơng nghiệp.
Một số học giả khác lại cho rằng cơng nghiệp hóa là q trình bao trùm tồn bộ
q trình phát triển kinh tế - xã hội. Họ nhấn mạnh cơng nghiệp hóa là q trình phát triển
kinh tế diễn ra lâu dài. Cùng quan điểm này, năm 1963, tổ chức phát triển công nghiệp
của Liên hợp quốc (UNID) đã đưa ra định nghĩa: Công nghiệp hóa là q trình phát triển
kinh tế, trong q trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được
động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại.
Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra
những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, có khả năng đảm bảo cho tồn bộ nền kinh tế
phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm đạt tới sự tiến bộ về kinh tế và xã hội (Lưu Thế Vinh,
2008, tr.11-12). Tuy nhiên, quan niệm này chưa nêu lên được tính lịch sử cụ thể của q
trình cơng nghiệp hóa.
Ngày nay, nhân loại bước vào thời kỳ mới với những bước phát triển nhảy vọt của
khoa học công nghệ và sự liên kết kinh tế thế giới… Do vậy, cả hai quan niệm về cơng
nghiệp hóa ở trên đều khơng cịn phù hợp với thực tế hiện nay. Cơng nghiệp hóa trong

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

điều kiện hiện nay phải bao hàm cả ý nghĩa hiện đại hóa, mục tiêu của cơng nghiệp hóa
là tiến tới hiện đại hóa.
Đứng trước thực tế trên, Hội nghị Trung ương 7 khóa VII (1 – 1994) đã có bước
đột phá mới trong nhận thức về khái niệm cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa. Hội nghị đưa
ra khái niệm về cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, khái niệm này của Đảng ta đã phản ánh
đầy đủ nội dung và mục tiêu của cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, phù hợp với thực tế hiện

nay: “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ cơng
là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và
phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học –
công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2007, t.53,
tr.554).
1.1.2.2. Thời kỳ “cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa” ở nước ta và tỉnh Phú Thọ
Ở nước ta
Sau khi miền Bắc được giải phóng (1954), Đảng ta nhận thấy tất yếu phải chuyển
sang tiến hành cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc. Đại hội III của Đảng
(9-1960) đã chỉ ra rằng: “Muốn tiến hành cách mạng nông nghiệp lạc hậu hiện nay của
nước ta, đưa đất nước từ chế độ sản xuất nhỏ là chủ yếu lên chế độ sản xuất lớn xã hội
chủ nghĩa, chúng ta không cịn con đường nào khác ngồi con đường cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Vì vậy, cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ
quá độ ở nước ta” (Đảng Cộng Sản Việt Nam, Sđd, t.21, tr.543).
Đường lối cơng nghiệp hóa đất nước đã được hình thành từ Đại hội III (1960)
tính đến trước thời kỳ đổi mới, nước ta đã có khoảng 25 năm thực hiện cơng nghiệp hóa
qua hai giai đoạn: từ năm 1960 đến năm 1975 triển khai trên phạm vi miền Bắc, từ năm
1975 đến năm 1985 tiến hành trên cả nước.
Vào giữa thập niên 80, nhân loại bước vào một thời kỳ mới với những bước phát
triển nhảy vọt của khoa học và công nghệ, nhất là những phát minh về năng lượng mới,
vật liệu mới, công nghệ sinh học… Trước tình hình đó, Đảng ta đã có những đổi mới
đường lối cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và đến năm 1996 đã đạt được những thành
tựu to lớn, đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đặt ra cho Đại hội VIII

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


12

(6-1996) quyết định đưa đất nước chuyển sang thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sau 20 năm đẩy mạnh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 – 2015), nước ta đã
đạt được những thành tựu quan trọng. Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam đã
xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là tiền đề quan trọng để nước ta sớm hoàn
thành mục tiêu “cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030”.
Ở tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là một địa phương có cơng nghiệp phát triển tương đối sớm so với các
tỉnh miền núi – trung du phía Bắc: từ những năm 60 của thế kỷ XX đã hình thành khu
cơng nghiệp Việt Trì, cụm cơng nghiệp hố chất- Supe Phốt phát Lâm Thao, cùng các
nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy, xay xát, bê tông, điện đường, chè Thanh Ba,…
Đến năm 1977, Phú Thọ có 6 khu cơng nghiệp tập trung, 57 xí nghiệp, nhà máy Trung
ương và địa phương.
Sau đổi mới (1986) Phú Thọ có 29 xí nghiệp Trung ương, 53 xí nghiệp cơng nghiệp
quốc doanh địa phương, 65 hợp tác xã thủ công chuyên nghiệp với cơ sở vật chất kỹ thuật,
cơ sở hạ tầng… được xây dựng tương đối hồn chỉnh.
Tính đến ngày 1 tháng 7 năm 1993, tồn tỉnh có 13.135 cơ sở sản xuất cơng nghiệp,
thu hút 36.497 lao động. Sau nhiều lần sắp xếp, đến năm 1996, trên địa bàn tỉnh còn 204
doanh nghiệp nhà nước, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.876 tỷ đồng (Đảng bộ Phú Thọ,
2000c, tr.119).
Như vậy, sau hơn 3 thập kỉ tiến hành cơng nghiệp hóa (1960 – 1996) nền kinh tế
công nghiệp tỉnh Phú Thọ cơ bản đã được định hình và đã có chỗ đứng trên thị trường.
Đây chính là cơ sở để tỉnh Phú Thọ chuyển sang thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới (1996 – 2015).
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
Chuyển biến kinh tế - xã hội từ lâu đã trở thành đề tài hấp dẫn lôi cuốn nhiều học giả
trong, ngồi nước. Thực tế có nhiều cơng trình viết về các lĩnh vực khác nhau có liên quan

đến chuyển biến kinh tế - xã hội ở Việt Nam nói chung, tỉnh Phú Thọ nói riêng và được
cơng bố dưới những hình thức khác nhau; có thể chia thành các nhóm cơng trình sau đây:

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã hội ở Việt Nam
1.2.1.1. Các cơng trình tác giả nước ngồi nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã
hội ở Việt Nam
Cho đến nay, rất nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã
hội ở Việt Nam, trong đó phải kể đến các cơng trình tiêu biểu sau:
Cơng trình Sự đổi thay của nông thôn Miền Bắc Việt Nam sau đổi mới (Qua nghiên
cứu cụ thể hợp tác xã làng Trang Liệt) của Iwai Misaki, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt
Nam học lần thứ nhất (1998). Tác giả đã làm rõ thực trạng phân chia ruộng đất ở hợp tác
xã làng Trang Liệt (khởi điểm cho quá trình đổi mới), những thay đổi trong đời sống kinh
tế - xã hội dưới ảnh hưởng của sự phát triển nghề phụ phi nông nghiệp.
Cuốn Những chuyển đổi kinh tế - xã hội ở vùng cao Việt Nam của tập thể tác giả
Thomas Sikor, Jenny Sowerwine, Jeff Romm, Nghiêm Phương Tuyến, Khoa học và kỹ
thuật (2008). Cuốn sách tập hợp những nghiên cứu về kinh tế, xã hội ở vùng cao nước ta.
Cuốn Những xu hướng phát triển ở vùng núi phía Bắc Việt Nam của tập thể tác giả
Deanna Donovan, Terry Rambo A, Jefferson Fox, Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên, NXB.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1997). Cơng trình viết về những xu thế phát triển của vùng
núi phía Bắc Việt Nam; các kết quả nghiên cứu cụ thể ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang,
Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phú.
Luận án tiến sĩ Lịch sử Sự biến đổi kinh tế - xã hội của người Thái ở Điện Biên từ
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay của Pichet Saiphan, Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011). Luận án đã khái quát được đặc
điểm kinh tế - xã hội của người Thái ở vùng Điện Biên; phục dựng lại khá toàn diện bức
tranh chuyển biến kinh tế - xã hội của người Thái ở Điện Biên (từ cách mạng Tháng Tám
năm 1945 đến nay).
Cuốn Những khó khăn trong cơng cuộc phát triển miền núi ở Việt Nam của tập thể
tác giả Neil L. Jamieson, Lê Trọng Cúc, A.Terry Rambo (1999). Cơng trình đã phân tích
rõ hiện trạng phát triển vùng núi Việt Nam hiện nay, đồng thời đưa ra những quan điểm
về xu hướng phát triển của vùng núi nước ta trong thời gian tới.
Luận án tiến sĩ Sự biến đổi của làng xã ở vùng châu thổ sông Hồng Việt Nam trước
và sau Đổi mới của Iwai Misaki. Luận án đã phục dựng lại toàn diện bức tranh sự chuyển

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

biến trong đời sống kinh tế - xã hội của hợp tác xã nông nghiệp làng Trang Liệt (tỉnh Bắc
Ninh) trước và sau đổi mới.
Cơng trình Sự thay đổi kinh tế nông thôn miền Nam theo xu hướng cơng nghiệp
hóa từ năm 1945 - 2009: trường hợp của xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương,
của Shibuya, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (2015). Cơng trình đã làm rõ sự
thay đổi cơ cấu lao động nơng thơn miền Nam (1945 - 2009) và tình trạng thốt ly khỏi
nơng nghiệp tại nơng thơn Đơng Nam Bộ trong những năm gần đây.
Cơng trình Chính sách nơng nghiệp và những thay đổi sử dụng đất ở các bản người
Thái đen tại miền Bắc Việt Nam (1952 - 1997) của Thomas Sikor, Tạp chí Dân tộc học
(số 114, 2001). Bài viết làm rõ đặc điểm kinh tế - xã hội, những thay đổi trong chính sách
nơng nghiệp và sử dụng đất ở các bản người Thái đen tại miền Bắc nước ta (1952 - 1997).
Cuốn Việt Nam - chặng đường tiếp theo của cải cách của Ari Kokko, Mario Zejan

(Bùi Thế Giang, Phạm Văn Chương dịch), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1996). Cuốn
sách đã làm rõ thành tựu, nguyên nhân hạn chế trong phát triển kinh tế của nước ta (1990
- 1995) và những giải pháp cải cách kinh tế nhằm đưa nước ta phát triển trong thời gian
tới.
Cuốn Di dân ở Việt Nam trong thời kỳ hiện đại hố, cơng nghiệp hố của Iwai
Misaki, Bùi Thế Cường (chủ biên) NXB. Khoa học Xã hội (2010). Cuốn sách viết về lịch
sử di dân của Việt Nam qua các thời kỳ và thành tựu, hạn chế trong thực hiện chính sách
di dân ở nước ta.
Ngồi các cơng trình trên cịn rất nhiều nghiên cứu của người nước ngoài về chuyển
biến kinh tế - xã hội ở Việt Nam như: Vùng núi phía Bắc Việt Nam - một số vấn đề về môi
trường và kinh tế - xã hội của A.Terry Rambo, Lê Trọng Cúc, NXB. Chính trị Quốc gia
(2001); Đơ thị hóa ở ngoại ơ Thành phố Hồ Chí Minh của Drummond Lisa, Đại học Quốc
gia Hà Nội (1998); Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học nông nghiệp tại hai xã Tênh
Phông và Quài Tở, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền
vững của De Haan Stefan, Trần Ánh Tuấn, Trương Ngọc Kiểm, Trường Đại học Khoa
học tự nhiên (2018); Đơ thị hóa và tác động của nó đến những biến đổi làng xã ngoại
thành Hà Nội Qua trường hợp làng Phú Đô, Luận văn thạc sĩ Khu vực học của Kim
Kyung, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2009); Phát triển kinh tế - xã hội ở Việt

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15

Nam: Chiến lược cho những năm 1990 của Per Ronnas Orjan Sjoberg, NXB. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội (1996); Một vài đặc điểm kinh tế xã hội của người Chăm hồi giáo ở
đồng bằng sông Cửu Long của Mahmod, NXB. Khoa học Xã hội (1982); Một số vấn đề
kinh tế xã hội vùng Mường của Rôđơ Marixen, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn

quốc gia (1974); Một vài suy nghĩ về tiền đề kinh tế xã hội làm cơ sở cho sự phát triển
ngành hàng hải Việt Nam của Primachev N. F., Trần Văn, Tạp chí Giao thông Vận tải (số
9, 1996); Người nông dân châu thổ Bắc kỳ của Pierre Gurou (xuất bản năm 1936, tái bản
nhiều lần, đến năm 2003 NXB. Trẻ dịch tiếng Việt); La Commune Annamite au Tonkin
(Làng An Nam ở Bắc Kỳ) của P.Ory (1894); Sự biến đổi xã hội Đại Việt thế kỷ XIV qua
văn khắc (Khảo sát trường hợp vùng Hà Tây) của Momoki Shiro, NXB. Đại học Quốc
gia Hà Nội (2004); Xứ Đàng Trong. Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17 - 18 của
Li Tana (Nguyễn Nghị dịch), NXB. Trẻ (2013); Quản lý q trình chuyển sang chế độ
thương mại tự do: Chính sách thương mại của Việt Nam cho thế kỷ XXI của Ari Kokko
(Lưu Ngọc Trịnh dịch), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1997); Vẽ Hà Nội ở thời quá
khứ hồn thành: bức tranh đơ thị Việt Nam xưa và nay của Drummond Lisa, NXB. Đại
học Quốc gia Hà Nội (2004); Những người bán rong tại Hà Nội: Nét đặc trưng và tính
năng động của một nhóm kinh tế - xã hội riêng biệt của Lisa Barthelmes (Nguyễn Thùy
Trang dịch), Tạp chí Dân tộc học (tháng 3/2014); Những ảnh hưởng kinh tế và môi trường
của các cải cách nông nghiệp ở ba bản người Thái đen ở vùng Tây Bắc Việt Nam của
Sikor Thomas, Đào Minh Trường, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội (1998); Văn hóa các
hộ kinh doanh nhỏ: Một tiềm năng cho sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững: Nghiên cứu
thí điểm ở Việt Nam của TiiaRiitta Granfelt-Anders Hjort af Ornas, Đặng Minh Ngọc, Tạp
chí Dân tộc học (tháng 2/2003); Gia đình Việt Nam trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện
đại hố và hội nhập quốc tế của Teramoto Minoru, Bùi Thế Cường, Phạm Văn Bích, Iwai
Misaki, NXB. Viện Nghiên cứu Châu Á (IDE-JETRO) (2016); Vai trị của “Doanh nhân
nơng thơn” trong sự phát triển của nông thôn đồng bằng sông Hồng: kinh nghiệm của
cụm Khoai Tây ở huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh của Sumiko Shitara, NXB. Đại học Quốc
gia Hà Nội (2008); Sự biến đổi cơ cấu tổ chức kinh tế và tiêu thụ sản phẩm của nông dân
trong thời kỳ đổi mới của Sumiko Shitara, Đại học Quốc gia Hà Nội (2004);…

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



×